Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ BỘ VĂN HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.31 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH VĂN HOÁ BỘ VĂN HOÁ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VĂN
HOÁ - BỘ VĂN HOÁ
1.1 . Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá được thành lập theo Quyết
định số 30/ VHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ngày 17/03/1979 với tên
gọi đầu tiên là “Xưởng nghiên cứu thiết kế công trình văn hoá”. Nhiệm vụ của
Xưởng lúc đó là giúp Bộ nghiên cứu, quy hoạch và thiết kế một số công trình văn
hoá thông tin, năm 1986 Xưởng đổi thành Viện thiết kế công trình văn hoá.
Sau 14 năm thành lập, Viện thiết kế công trình văn hoá đã trải qua những
thăng trầm khác nhau và đã khẳng định được vị trí của mình. Khi nền kinh tế của
nước nhà bước sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành
văn hoá đã gắn bó sự nghiệp xây dựng các công trình văn hoá trên khắp mọi miền
đất nước.
Để tạo điều kiện cho Viện thực hiện nhiệm vụ của mình và mở rộng quan hệ
với các đơn vị và các cơ quan khác cùng với định hướng quy hoạch các cơ quan
trực thuộc Bộ. Ngày 22/6/1993 Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin ra Quyết định số
792/ QĐ/VHTT cho phép thành lập Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá
mà tiền thân là Viện thiết kế công trình văn hoá.
Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Văn
hoá thông tin, có con dấu và tài khoản riêng.
Địa chỉ của Công ty đặt tại: Ngõ 9 - Vân Hồ III - Quận Hai Bà Trưng - Hà
Nội.
Tài khoản mở tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - Hà
Nội.
• Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây:
Đơn vị : 1000 đồng
ST
T


Chỉ tiêu 2002 2003
Chênh lệch 03/02
Số tiền %
1 Doanh thu tiêu thụ 10.598.106 13.820.575 3.222.469 130,4
2 Doanh thu thuần 10.587.935 13.818.780 3.230.845 130,5
3 Giá vốn hàng bán
9.824.913 12.935.744 3.110.831 131,6
4 Chi phí quản lý doanh nghiệp
559.026 601.442 42.416 107,5
5 Lợi nhuận trước thuế 203.996 281.594 77.598 138
6 Lợi nhuận sau thuế 138.717 191.483 52.766 138
7 Tổng quỹ lương
1.203.117 1.564.304 361.187 130,0
8 Thu nhập BQ 1người/1 tháng 0.759 0.827 0.068 108,9
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, trong 2 năm gần đây Công ty
tình hình sản xuất kinh doanh đều có lãi. Năm 2002 doanh thu tiêu thụ đạt
10.598.106.000đ, trong đó doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm 82% còn lại là từ
hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế… Sang đến năm 2003, doanh thu đã tăng lên
đáng kể đạt 13.820.575.000đ bằng 133,5% so với năm 2002. Do năm 2003 Công
ty đã thực hiện tốt các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất nên tuy chi phí quản lý
doanh nghiệp có tăng lên nhưng lợi nhuận trước thuế của năm 2003 tăng lên đáng
kể so với năm 2002, từ 203.996.000đ lên 281.594.000đ với mức tỷ lệ tăng là
138%.
Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng được cải thiện, tăng từ
759.000đ lên 827.000đ. Bên cạnh đó cũng phải kể đến chỉ tiêu Tổng quỹ lương,
1.203.117.000đ vào năm 2002 thì đến năm 2003 đã tăng lên 1.564.304.000đ.
Đạt được kết quả tốt như vậy là nhờ những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành đã được Công ty đưa ra và thực hiện có hiệu quả.
Công ty cũng đã đóng góp được cho Ngân sách Nhà nước một khoản tiền lớn.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những

năm gần đây tiến triển tốt, lợi nhuận tăng đều mỗi năm. Là một doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thì mục tiêu chính chính là lợi nhuận. Vì vậy đây chính là một dấu
hiệu tốt khi mà Công ty đang có kế hoạch cổ phần hoá. Một vấn đề mà hiện nay
đang được Nhà nước chủ trương, khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước tiến
tới cổ phần hoá.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Theo Quyết định số 792/QĐ/VHTT và giấy phép đăng ký kinh doanh số
108759 do Trọng tài kinh tế nhà nước cấp ngày 13/8/1993, Quyết định
25/QĐVHTT/2000 của Bộ Văn hoá thông tin bổ sung ngành nghề, Công ty Tư
vấn và thiết kế công trình văn hoá có chức năng nhiệm vụ sau:
- Tư vấn đầu tư kinh tế và kỹ thuật xây dựng.
- Thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất và trang thiết bị kỹ thuật
cho các công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải
trí, công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thiết kế quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế mỹ thuật và tổng dự toán các dự
án và công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí,
công trình dân dụng và công nghiệp.
- Nghiên cứu khảo sát: Khảo sát địa chất, khảo sát kỹ thuật công trình và điều
kiện môi trường bên ngoài, bên trong của công trình.
- Trang trí nội ngoại thất và mỹ thuật hoành tráng cho các công trình xây dựng về
văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công
nghiệp.
- Kinh doanh các loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng và các loại hình dịch vụ theo chuyên ngành.
- Tổ chức liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng
năng lực sản xuất kinh doanh.
• Đặc điểm về sản phẩm của Công ty:
+ Đối với sản phẩm thiết kế: Sản phẩm của ngành thiết kế chính là các bản
vẽ thiết kế các công trình để xây dựng, các công trình có thể là công trình văn hoá,
có thể là công trình dân dụng, cũng có thể là công trình công nghiệp. Chính vì thế

mà các bản vẽ thiết kế ra đời đòi hỏi người làm công tác thiết kế phải có đầu óc
sáng tạo, thẩm mỹ cao và luôn tiếp xúc với những cái mới tân tiến và hiện đại,
đồng thời phải biết bảo tồn bản sắc văn hoá vốn có của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Nói chung đặc điểm sản xuất của ngành thiết kế chính là chất xám trong mỗi con
người kiến trúc sư. Nhưng để biến những ý tưởng đó thành những sản phẩm hiện
thực của mình đòi hỏi người sản xuất phải có những công cụ hỗ trợ.
+ Đ ối với sản phẩm xây dựng: Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây
dựngthiếu tỉnh ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Cụ thể
là trong xây dựng, con người và
công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác,
còn sản phẩm xây dựng( tức là công trình xây dựng ) thì hình thành đứng yên tại
chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án mặt xây dựng về
mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo từng địa điểm và giai
doạn xây dựng. đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải
thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển
lực lượng sản xuất. đặc điểm này cũng đòi hỏi các Công ty phải chú ý tăng cường
tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định cho sản xuất, lựa
chọn các hình thức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu
giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi
dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ, liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú
ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu.
• Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty:
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), các phòng
chức năng, đội thi công và ban chỉ huy công trình được chỉ định phải lập kế hoạch
cụ thể về tiến độ, các phương án đảm bảo cung cấp vật tư, máy móc thiết bị thi
công, lên thiết kế tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp
đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư.
- Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng kinh tế kỹ thuật và các đội tự mua ngoài
theo yêu cầu thi công.
- Về máy thi công : máy thi công của Công ty chủng loại khá phong phú, đáp ứng

tốt yêu cầu tiến độ thi công mặc dù hệ số hao mòn còn lớn. Hầu như toàn bộ số
máy thi công của Công ty được giao cho Phòng Vật tư xe, máy bảo quản, sử dụng,
phục vụ và ậch toán cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Một số trường hợp
Công ty phải thuê máy thi công từ bên ngoài.
- Về nhân công: chủ yếu là Công ty thuê ngoài theo hợp đồng (đội xây dựng) còn
một phần nhỏ là công nhân thuộc biên chế Nhà nước. Hiện nay tổng số CBCNV
của Công ty gồm 117 người. Trong đó nhân viên quản lý là 16 người.
• Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty như sau:
Căn cứ v o dà ự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ,
quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật từng công trình.
Sử dụng các yếu tố chi phí:
- Vật tư
- Nhân công
- Chi phí sản xuất chung
để tiến h nh tà ổ chức thi công xây
Sản phẩm xây lắp:
- Công trình
- Hạng mục công trình ho n th nh b n giao v à à à à đưa v o sà ử dụng
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Phụ lục 06.
+ Giám đốc Công ty.
Giám đốc Công ty là người được Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin bổ nhiệm,
thay mặt nhà nước quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người chỉ huy cao
nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Bộ trưởng về mọi mặt hoạt động và kết
quả công tác của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện và
trực tiếp các khâu thông qua các phòng ban, các Xí nghiệp, các đội sản xuất trên cơ
sở chức năng nhiệm vụ được giao.
+ Các Phó giám đốc.
Công ty có 3 phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc : Phó giám đốc kinh
doanh, Phó giám đốc kỹ thuật thiết kế thi công các công trình, Phó Giám đốc kỹ

thuật vật tư xe máy. Các Phó giám đốc là người giúp việc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc, trước Bộ về phần việc mà mình được giao. Trong khi thực hiện
nhiệm vụ các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức trách,
chế độ, thể lệ của nhà nước giao, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. Mặt khác các Phó giám
đốc giúp Giám đốc lựa chọn, đề bạt cán bộ, tham gia xét duyệt, nâng cấp, nâng bậc
cho CBCNV trong Công ty.
Công ty có 4 phòng ban nghiệp vụ
+ Phòng Hành chính - tổ chức :
- Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý, thực hiện công tác về hành chính, văn thư,
lưu trữ của Công ty.
- Tham mưu, quản lý về công tác tổ chức của Công ty.
- Là đầu mối giao dịch, đối ngoại và hợp tác quốc tế của Công ty
- Quản lý cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho bộ phận HC Công ty.
+ Phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án.
Là trung tâm điều hành, quản lý và đảm bảo phục vụ cho mội hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện thị trường hiện nay nhiệm vụ chủ
yếu của phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án là việc thực hiện nắm bắt & khai thác
thị trường, lập dự án dự toán, đấu thầu các công trình. Kiểm tra, giám sát về mặt kỹ
thuật và đưa ra những giải pháp kỹ thuật cụ thể cho từng công trình khảo sát, thiết
kế, thi công. Ngoài ra phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án còn theo dõi và lập kế
hoạch sản xuất, thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên.
+ Phòng Kế toán - Tài chính.
Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý về mặt kế toán tài chính để Công ty, các
Xí nghiệp, Văn phòng, các đội sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ chính sách tài
chính kễ toán của nhà nước. Đồng thời đảm bảo thực hiện việc quản lý và sử dụng
vốn tiết kiệm có hiệu quả và kinh doanh có lãi.
+ Phòng Vật tư, xe, máy.
Có nhiệm vụ quản lý điều động vật tư, lập kế hoạch mua sắm, giám sát tình
hình sử dụng, dự trữ trang thiết bị. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua sắm
nguyên vật liệu xây dựng rất dễ dàng, thuận tiện xong phòng Vật tư xe, máy phải

đưa ra các định mức hao phí vật tư phù hợp cũng như việc chấp hành những định
mức đó để đảm bảo sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một nhiệm vụ quan trọng
khác của phòng là theo dõi, sửa chữa, bảo quản máy móc trang thiết bị để đảm bảo
năng lực khảo sát, thiết kế, thi công.
Ngoài ra, Công ty còn có bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn giúp Giám đốc hoạch định, thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng; bảo vệ quyền lợi cán bộ công nhân viên.
1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty
1.4.1. Bộ máy kế toán
Phụ lục 07.
Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính, kế toán thống kê của Công ty, đồng thời là
người quản lý hoạt động tài chính các đơn vị trực thuộc theo hệ thống dọc. Và là người chịu trách nhiệm cao nhất
về công tác kế toán trước Ban Giám đốc Công ty, chỉ đạo chung toàn bộ công việc kế toán của phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định
kết quả và lập các báo biểu kế toán.
Kế toán thanh toán – Tiền lương: Thanh toán các khoản thu chi và thanh toán
nội bộ, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục. Và có nhiệm vụ
theo dõi và phản ánh tình dư Nợ, Có tài khoản tiền lương phải trả công nhân trong
Công ty, thanh toán các khoản tạm ứng của công nhân viên.
Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công
suất của TSCĐ, theo dõi biến động TSCĐ theo phương pháp kê khai thường
xuyên, đặt ra trong công tác hạch toán TSCĐ, kiểm tra và sử dụng quỹ khấu hao cơ
bản, tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật đổi mới
TSCĐ và tính đúng nguyên giá TSCĐ.
Kế toán thuế: Đảm nhiệm các nghiệp vụ về thuế.
Thủ quỹ – Kế toán ngân hàng: Tiến hành các hoạt động nhập xuất căn cứ vào
phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giao dich với Ngân hàng để huy
động vốn, mở tài khoản tiền gửi và tiền vay. Tiến hành các nghiệp vụ thanh toán
qua Ngân hàng.
1.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán sử dụng
1.4.2.1. Hình thức ghi sổ kế toán:

- Nhật ký chung.
Phụ lục 08.
1.4.2.2. Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
- Sổ Nhật ký chung.
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.4.3. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
1.4.4. Phương pháp tính thuế GTGT
- Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
VĂN HOÁ.
2.1. Đối tượng và tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài
nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là công trình, hạng mục công
trình. Vì vậy đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán. Chẳng hạn
như công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (BT VHDT TN), Nhà hát
cải lương Việt Nam (NHCL VN), Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu (TT
HNVH LC),….

×