Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------oOo---------------

DƯƠNG THỊ KIM OANH

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ MINH HẰNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
EšD
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa
cơng bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn

Dương Thị Kim Oanh


LỜI CÁM ƠN


EšD
Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cơ Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí
Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Vũ Thị
Minh Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức đã hết lòng hỗ
trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn.


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á

Agribank

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ATM

: Máy rút tiền tự động

BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CIC

: Trung tâm thông tin tín dụng

CN

: Chi nhánh

DongA bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

Eximbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu

FDI


: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FIA

: Cục đầu tư nước ngồi

GHTD

: Giới hạn tín dụng

HSBC

: Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

IMF

: Quỹ tiền tệ Quốc tế

MHB

: Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

MPDF

: Tổ chức quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước


PGD

: Phòng giao dịch

Sacombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Techcombank

: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TMCP

: Thương mại cổ phần

Vietinbank

: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

WB


: Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ
TRANG
PHẦN BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Số dự án đầu tư và số vốn đăng ký phân theo địa phương

........... 6

Bảng 1.2: Tổng số lao động và số lao động bình quân trong doanh nghiệp FDI .... 6
Bảng 1.3: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp FDI .......................................... 7
Bảng 1.4: Tổng vốn đầu tư, vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ................ 8
Bảng 1.5: Số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ........................................ 9
Bảng 1.6: Tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của hệ thống ngân hàng
Việt Nam .................................................................................................................. 11
Bảng 1.7: Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp FDI/tổng dư nợ của các ngân hàng ............ 12
Bảng 1.8: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 ............ 13
Bảng 1.9: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng hàng đầu
thế giới...................................................................................................................... 15
Bảng 1.10: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng lớn nhất Việt
Nam năm 2008 ......................................................................................................... 15
Bảng 1.11: Tình hình phát triển chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân
hàng tại Việt Nam ................................................................................................... 17
Bảng 2.1: Thị phần huy động vốn của Vietcombank năm 2006-2008 .................... 30
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank năm 2006-2008 ......................... 31
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietcombank năm 2006 -2008 ................................ 31
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và của toàn hệ thống năm 2006
đến năm 2008 ........................................................................................................... 33

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank ......................... 34
Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank ........................................ 34
Bảng 2.7: Số lượng thẻ đã phát hành của Vietcombank (tích luỹ) .......................... 35
Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh của Vietcombank ................................................. 35
Bảng 2.9: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI


tại Vietcombank ....................................................................................................... 40
Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................ 43
Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của Vietcombank .............. 45
Bảng 2.12: Thị phần huy động vốn ngoại tệ của Vietcombank ............................... 45
Bảng 2.13 : Các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng tổ chức tại Vietcombank. 47
PHẦN HÌNH - ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2004 - 2007 .......... 4
Biểu đồ 1.2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp FDI ............ 7
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của một số ngân hàng
năm 2006 đến năm 2008 ......................................................................................... 11
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế năm 2006 -2008 .............. 13
Biểu đồ 1.5 : Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2004 -2008 . 16
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn .................................................................... 32
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền.................................................................. 32
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp ......................................... 32
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo phân ngành kinh tế ................................................ 33
Biểu đồ 2.5: Dư nợ của doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................................. 40
Biểu đồ 2.6:Lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam 42
Biểu đồ 2.7: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM lớn nhất Việt Nam năm 200744


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ..... 3
1.1. Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ............... 3
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI ....................................................................... 3
1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ..... 3
1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI ..................................... 3
1.1.2.2. Một số yếu tố đánh giá q trình và quy mơ phát triển của doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam ................................................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................ 8
1.1.3.1. Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng ........................................... 8
1.1.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam bằng việc chuyển giao
công nghệ qua các dự án FDI. ............................................................................... 8
1.1.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu.................................................................................. 8
1.1.3.4. Tạo việc làm .............................................................................................. 9
1.1.3.5. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước ........................... 9
1.2. Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các doanh
nghiệp FDI ......................................................................................................... 10
1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp FDI ...................................... 10
1.2.2. Ảnh hưởng từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI đối với ngân
hàng ................................................................................................................... 11
1.2.2.1. Tạo ra thu nhập từ hoạt động cho vay .................................................... 11
1.2.2.2. Bán chéo sản phẩm ................................................................................. 12
1.2.2.3. Thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ ................................ 12
1.2.2.4. Phân tán rủi ro ........................................................................................ 13
1.2.3. Góp phần thúc đẩy q trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng

14



1.3. Mơi trường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................................................... 17
1.3.1. Xuất phát từ bản thân doanh nghiệp .......................................................... 18
1.3.2. Xuất phát từ phía ngân hàng ...................................................................... 20
1.3.3. Xuất phát từ phía cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách của Nhà nước ............ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIETCOMBANK
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 ....................................................................... 26
2.1. Khái lược về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 26
2.1.1. Thông tin chung ........................................................................................ 26
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 26
2.1.3. Mơ hình tổ chức và mạng lưới hoạt động ................................................. 29
2.1.31. Mơ hình tổ chức ...................................................................................... 29
2.1.3.2. Mạng lưới hoạt động .............................................................................. 29
2.1.4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank ................................ 29
2.1.4.1. Huy động vốn .......................................................................................... 29
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng.................................................................................. 31
2.1.4.3. Hoạt động thanh tốn quốc tế ................................................................ 33
2.1.4.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ ................................................................... 34
2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh thẻ ...................................................................... 34
2.1.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 35
2.2. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI
tại Vietcombank ................................................................................................. 36
2.2.1. Chính sách tín dụng .................................................................................... 36
2.2.2. Quy trình tín dụng ...................................................................................... 37
2.2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI ................................ 39
2.2.4. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại
Vietcombank ........................................................................................................ 39



2.2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI
tại Vietcombank ................................................................................................... 40
2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI .......................... 42
2.2.5. Những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong hoạt động cho vay
các doanh nghiệp FDI .......................................................................................... 43
2.2.5.1. Thuận lợi ................................................................................................. 43
2.2.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 51
2.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI
TẠI VIETCOMBANK....................................................................................... 59
3.1. Nhóm giải pháp đối với Vietcombank ..................................................... 59

3.1.1. Phát triển sản phẩm cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho, khắc phục
hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp FDI.........................................59
3.1.2. Hình thành bộ phận chuyên thẩm định giá tài sản trực thuộc Vietcombank59
3.1.3. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh
nghiệp FDI ............................................................................................................60
3.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá chính xác năng lực tài chính
thực sự của doanh nghiệp ......................................................................................60
3.1.5. Khắc phục những hạn chế của quy trình, chính sách tín dụng ....................60
3.1.6. Tăng cường nguồn vốn ...............................................................................62
3.1.7. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ....................................................................63
3.1.8. Chính sách khách hàng ...............................................................................63
3.1.9. Cơng nghệ ...................................................................................................64
3.1.10.Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................65
3.1.11. Nguồn nhân lực ........................................................................................66

3.1.12. Tăng cường năng lực tài chính .................................................................67
3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp FDI ............................................. 68


3.3. Nhóm giải pháp đối với Cơ quan Nhà nước ........................................... 69

3.3.1. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI ................................. 69
3.3.2. Liên quan đến hoạt động của ngân hàng .................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 74
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
EšD
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngồi thì
các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đây là
khu vực phát triển khá năng động, giúp tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết
việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp lớn vào thu ngân sách. Đồng thời,
đây là khu vực có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn các khu vực kinh tế khác.
Một trong những vướng mắc của các doanh nghiệp FDI là khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế.
Với xuất phát điểm là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank từ lâu đã có nhiều cơ hội tiếp cận và thu
hút các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với các
doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thời gian gần đây dư nợ tín dụng của khối doanh
nghiệp này tại Vietcombank có xu hướng sụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong

tổng dư nợ.
Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để có thể mở rộng cho vay đối với các
doanh nghiệp FDI? Đó chính là vấn đề cần mà Vietcombank rất quan tâm.
Với cương vị là nhân viên khách hàng tại một chi nhánh nằm trong khu chế
xuất vốn có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
- Khái lược hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Rút
ra những rào cản tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI.
- Phân tích hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại
Vietcombank. Từ đó, rút ra những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong cho
vay các doanh nghiệp FDI.


-2-

- Rút ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI
tại Vietcombank.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên
cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải
quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ

thể:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư tại Vietcombank từ năm 2006 đến năm 2008.
Chương 3: Các giải pháp nhằm mở rộng đối với cho vay các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Vietcombank.


-3-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
1.1.

Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI – Foreign Direct Investment) có thể hiểu
dưới các góc nhìn khác nhau.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF- International Money Fund) thì FDI : “Đầu tư
trực tiếp nhằm đạt được quyền lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trong
một nền kinh tế khác với nền kinh tế nhà đầu tư”. Định nghĩa này chỉ “ nghiêng” về
quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, khơng quan tâm đến lợi ích của nước chủ nhà
tiếp nhận đầu tư.
Còn theo cách hiểu theo Luật đầu tư của Việt Nam thì đầu tư nước ngồi
(ĐTNN) - là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận.
Theo Điều 3 của Luật Đầu tư: “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” còn “Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngồi bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (Doanh nghiệp FDI) là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi, khơng phân biệt tỷ lệ vốn của
bên nước ngồi góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngồi bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu thực hiện từ những năm 1980
theo các hiệp định song phương giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính Phủ Liên Xơ


-4-

và các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó. Hình thức đầu tư chủ yếu được thực hiện bằng
các liên doanh thăm dị và khai thác dầu khí, trồng cao su.
Ngày 29/12/1987, Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài được Quốc hội thông
qua. Từ thời điểm này, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi chính thức được triển
khai hoạt động rộng rãi và phát triển nhanh chóng.
Đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã được nhìn nhận như là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế và là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia
phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Có thể phân chia các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI như sau:
- Từ năm 1986 trở về trước: Nền kinh tế nước ta chưa có khu vực có vốn đầu
tư nước ngồi.

- Giai đoạn 1986 -1990: Khu vực FDI được hình thành và bắt đầu tham gia
hoạt động trong một số ít ngành cơng nghiệp như: thăm dị và khai thác dầu khí, sản
xuất bánh kẹo, may mặc.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay: Khu vực FDI trở thành bộ phận quan trọng của
nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.2. Một số yếu tố đánh giá quá trình và quy mô phát triển của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam:
- Số doanh nghiệp FDI
Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007
4.961

5.000
4.000

4.220
3.697
3.156

3.000

Số doanh nghiệp FDI

2.000
1.000
0

2004

2005


2006

2007

(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)


-5-

Số doanh nghiệp FDI ngày càng tăng qua các năm. Năm 2007, số doanh
nghiệp FDI là 4.961 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi, gồm 4.018 doanh nghiệp. Phần còn lại 943 doanh nghiệp là doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài.
- Số vốn đầu tư
Vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tăng mạnh qua
các năm. Năm 2004, vốn đầu tư là 41,3 nghìn tỷ VND. Vốn đầu tư tăng nhẹ vào 2
năm kế tiếp: năm 2005 (51,1 nghìn tỷ VND) và năm 2006 (65,5 nghìn tỷ VND). Số
vốn đầu tư FDI từ năm 2007 tăng mạnh, đạt 129,4 nghìn tỷ VND năm 2007 và
192,4 nghìn tỷ VND vào năm 2008. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm
của khu vực FDI 414,8 nghìn tỷ VND trong năm 2004. Sau 3 năm, con số này gấp
1,8 lần, đạt 758,7 nghìn tỷ đồng vào năm 2007.
- Ngành nghề hoạt động
Xét về số dự án đầu tư FDI và số vốn đầu tư đăng ký, lĩnh vực công nghiệp
chế biến là nơi thu hút vốn nhiều nhất. Trong giai đoạn từ 1988 đến 2007, tổng số
dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này là 6.323 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 52 tỷ
USD. Kế tiếp có thể kể đến là lĩnh vực hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn với 1.341 dự án và vốn đầu tư đăng ký khoảng 14 tỷ USD. Tính
chung hai lĩnh vực này chiếm 78% tổng số dự án đầu tư và 66% vốn đầu tư đăng
ký. Năm 2008, vốn FDI đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng, chiếm 56,7%, tiếp đến là dịch vụ 41,8%, còn lại là lĩnh vực nơng, lâm ngư

nghiệp cịn đạt tỷ lệ thấp.
- Địa bàn hoạt động
Trong giai đoạn từ năm 1988 đến 2007, khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng
sông Hồng là nơi thu hút nhiều nguồn vốn FDI nhất cả về số lượng dự án lẫn số vốn
đầu tư. Trong giai đoạn này, số dự đầu tư vào hai khu vực này là 8.912 dự án với
tổng số vốn đăng ký khoảng 77 tỷ USD, chiếm gần 84% tổng số dự án và 78% tổng
số vốn đầu tư đăng ký của cả nước.


-6-

Năm 2008, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung là nơi thu hút nhiều vốn đầu
tư nhất với tổng số vốn đăng ký 32,9 tỷ USD, gấp 3 lần tổng vốn đầu tư trước đó.
Khu vực Đơng Nam Bộ vẫn thu hút FDI mạnh, dẫn đầu cả nước về tổng số dự án và
xếp thứ hai về tổng vốn đầu tư với 611 dự án và 21,5 tỷ USD.
Bảng 1.1 : Số dự án đầu tư và số vốn đăng ký phân theo địa phương
Địa bàn

1988- 2007
2008
Số dự Số vốn đăng ký Số dự Số vốn đăng ký
án
án
(Triệu USD)
(Triệu USD)
2.261
26.728
382
5.336
447

3.169
25
217

Đồng bằng sơng Hồng
Trung du và miền núi phía bắc
Bắc trung bộ và duyên hải
miền trung
559
10.434
51
32.957
Tây Nguyên
128
1.184
19
151
Đông Nam Bộ
5.931
50.838
611
21.516
Đồng bằng sơng Cửu Long
425
4.058
80
3.819
Dầu khí
59
3.186

3
16
Tổng cộng
9.810
99.596 1.171
64.011
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007, niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)
- Số lao động
Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Năm 2008,
số lao động này khoảng 1,6 triệu lao động, gấp 1,7 lần 5 năm trước đó.
Số lao động bình qn trên doanh nghiệp FDI khá ổn định qua các năm, giao
động ở mức 300 lao động/doanh nghiệp.
Bảng 1.2: Tổng số lao động và số lao động bình quân trong các doanh nghiệp FDI
Năm

2004
2005
Chỉ tiêu
953
1.133
Tổng số lao động (Nghìn người)
Số lao động bình quân/doanh
nghiệp (người)
302
306
(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)

2006

2007


1.333

1.561

316

315

2008
1.674

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn tại khu vực FDI tăng dần qua các năm
về con số tuyệt đối. Năm 2004, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn tại khu vực


-7-

này là 237 nghìn tỷ đồng, con số này lần lượt là 270 nghìn tỷ đồng, 337 nghìn tỷ
đồng và 390 nghìn tỷ đồng trong năm 2005, năm 2006 và năm 2007.
Tuy nhiên, xét về tốc độ cho thấy tốc độ tăng giá trị tài sản cố định và đầu tư
dài hạn tại khu vực FDI năm 2006 cao hơn năm 2005 (25% của năm 2006 so với
14% của năm 2005) nhưng sang năm 2007 giảm lại chỉ còn 16%.
Biểu đồ 1.2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp FDI
390

400

300


337
270
237

200

100

0

2004

2005

2006

2007

Giá trị TSCĐ và ĐT dài hạn (Nghìn tỷ VND)

(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)
- Doanh thu thuần
Bảng 1.3: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp FDI
Năm

2004
Chỉ tiêu
374
Tổng doanh thu thuần (Nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng doanh thu
Doanh thu bình quân (Tỷ đồng)
119
(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)

2005
468
25%
127

2006
597
28%
141

2007
736
23%
148

Doanh thu thuần của khu vực FDI phát triển qua các năm với tốc độ khá ổn
định khoảng 25%. Doanh thu thuần bình qn tính trên doanh nghiệp cũng tăng lên.
Sang năm 2008, doanh thu khu vực này đạt 50,5 tỷ USD (tương đương khoảng
858 nghìn tỷ VND). Tốc độ tăng doanh thu đạt 17%.
Như vậy, doanh nghiệp FDI ngày càng phát triển tại Việt Nam trong những
năm gần đây. Thể hiện ở số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư, số lao động làm việc,
giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, doanh thu thuần ngày càng tăng. Trong đó,
khu vực Đơng Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực



-8-

thu hút nhiều vốn đầu tư nhất đó là cơng nghiệp chế biến và các hoạt động liên quan
đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
1.1.3.1. Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng.
Nguồn vốn FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng vốn đầu tư của
nền kinh tế. Tỷ trọng vốn FDI tính trên tổng vốn đầu tư ngày càng tăng. Trong giai
đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, vốn FDI chỉ chiếm khoảng 14% đến 16% tổng
vốn đầu tư. Sang năm 2007, tỷ trọng này tăng lên mức 27,4% và đạt 34,7% trong
năm 2008.
Bảng 1.4: Tổng vốn đầu tư, vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Năm
2004
2005
Chỉ tiêu
Tổng số vốn đầu tư
290,9
343,1
Vốn của khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi
41,3
51,1
Tỷ trọng
14,20% 14,90%
(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)

2006

2007


2008

404,7

532,1

610,9

65,6
16,20%

129,4
24,30%

192,4
31,50%

Điểm nổi bật của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn khác ở chỗ, nguồn vốn
này đi kèm theo với nó là chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, tiếp nhận
kiến thức quản lý hiện đại.
1.1.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam bằng việc chuyển giao công
nghệ qua các dự án FDI.
Thông qua các dự án FDI, công nghệ cũng được chuyển giao. Điều này đã góp
phần nâng cao năng lực cơng nghệ cịn hạn chế của Việt Nam. Cùng với chuyển
giao công nghệ, các dự án FDI cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho vận hành
và quản lý. Nhờ đó đã nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động. Đối với một
số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi
tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài. Đến nay,
hầu hết các cơng nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật

cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI.
1.1.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu


-9-

Doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục giữ vị trí “đầu tàu” trong việc tạo giá trị xuất
khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu FDI chiếm khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
và tiếp tục tăng lên qua các năm. Nếu năm 2004, khối này chiếm 34% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2007 tăng lên 39,7% và năm 2008 chiếm khoảng
44%, đạt 24,2 tỷ USD, tăng 24%. Nếu tính cả dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của
doanh nghiệp FDI đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực, đặc biệt
là các mặt hàng công nghiệp như hàng dệt may chiếm tỷ trọng 59%. Theo thống kê,
xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI chiếm 27,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2008.
1.1.3.4. Tạo việc làm
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động.
Con số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Năm
2004, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 952 nghìn
người. Sau 5 năm, đến năm 2008, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI
là 1.674 nghìn người, gấp hơn 1,7 lần so với năm 2004.
Bên cạnh việc tạo ra việc làm, các doanh nghiệp FDI cịn góp phần nâng cao
chất lượng lao động. Biểu hiện cụ thể là trình độ chun mơn, tay nghề của những
lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI được nâng cao rõ rệt.
Bảng 1.5: Số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI
Năm
2004
2005
Chỉ tiêu

Tổng số lao động (Nghìn người)
41.586 42.527
Số lao động làm việc trong DN
953
1.133
FDI (Nghìn người)
Tỷ trọng
2,3%
2,7%
(Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008)

2006

2007

2008

43.339

44.174

44.916

1.333

1.561

1.674

3,1%


3,5%

3,7%

1.1.3.5. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách Nhà nước. Con số đóng góp ngày càng tăng qua các năm. Thời kỳ 1996-2000,
nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI khoảng 1,49 tỷ USD. Thời kỳ 2001 -


- 10 -

2005, con số này là 3,6 tỷ USD, gấp 2,4 lần thời kỳ 1996-2000. Trong 3 năm 20062008, nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI khoảng 5 tỷ USD, trong đó: năm
2006 là 1,47 tỷ USD, năm 2007 là 1,57 tỷ USD và năm 2008 là 1,982 tỷ USD.
Bên cạnh những đóng góp tích cực như đã khái quát trên, doanh nghiệp FDI
cũng đã và đang tạo ra khơng ít vấn đề, tác động tiêu cực, làm bức xúc dư luận xã
hội. Chất lượng thu hút FDI cịn thấp, thiếu tính bền vững là một thực tế khó bác bỏ.
Biểu hiện rõ nhất của hạn chế này là phần giá trị gia tăng còn thấp. Phần lớn các
doanh nghiệp FDI tập trung khai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có,
thị trường tiêu thụ “dễ tính” để lắp ráp, gia cơng sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu. Quy mô đầu tư của khu vực này ở mức vừa và nhỏ là chủ yếu. Liên kết giữa
khu vực FDI với các doanh nghiệp nội địa cịn rất ít, chưa hình thành được các
ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hố. Bảo vệ
mơi trường chưa được chú ý đến, thiếu tính phát triển bền vững, nhiều doanh
nghiệp khơng có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng chưa bảo đảm các tiêu
chuẩn về xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Hậu quả gây ô nhiễm môi trường từ các
dự án FDI đang được bộc lộ rõ và làm huỷ diệt môi trường sống nghiêm trọng.
1.2. Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các doanh
nghiệp FDI

1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp FDI
Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp FDI cũng có nhu cầu vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù các doanh nghiệp này được hậu
thuẫn từ nguồn vốn của chủ đầu tư là cá nhân nước ngồi hoặc cơng ty mẹ, các
doanh nghiệp này vẫn có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng của nước sở tại. Điều
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, nguồn lực tài chính của các chủ đầu tư không phải là vô hạn, chưa
kể, ngay bản thân các chủ đầu tư này cũng có khi phải vay vốn ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn của bản thân mình.
Thứ hai, cơng ty mẹ có thể có nhiều cơng ty con. Việc tăng vốn đầu tư cho
công ty con đặt ở thị trường nào một phần dựa vào đánh giá tiềm năng phát triển tại


- 11 -

thị trường đó. Và chưa chắc các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nằm ở vị trí ưu tiên
được đầu tư thêm vốn.
Để có thể chủ động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
FDI rất cần đến nguồn vốn vay ngân hàng tại nước sở tại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu kết hợp sử dụng nhiều sản
phẩm dịch vụ ngân hàng như: thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ,
chiết khấu, chi lương...
1.2.2. Ảnh hưởng từ hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI đối với ngân hàng
1.2.2.1. Tạo ra thu nhập từ hoạt động cho vay
Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam với mức bình quân chiếm trên 50% tổng tài sản. Thu nhập từ
lãi vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân hàng.
Bảng 1.6: Tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu
2006

1 Tổng tài sản (Nghìn tỷ đồng)
1.162
2 Tỷ lệ cho vay /tổng tài sản
56,8 %
(Nguồn: IMF, năm 2008: số liệu cuối tháng 10)

2007
1.808
56,3%

2008
2.041
59,0%

Khảo sát tỷ lệ thu lãi vay thuần/tổng thu nhập thuần của nhóm 8 ngân hàng
thương mại lớn tại Việt Nam trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 cho thấy, thu
lãi vay thuần chiếm gần 70% tổng thu nhập thuần của các ngân hàng.
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của một số ngân hàng
70%

67%

Eximbank

60%
60%
60%

DongA bank


63%

47%

Sacombank

47%

ACB

64%
67%
69%
79%

44%

MHB

Năm 2008
92%

98%

74%

75%

Agribank


82%

75%
62%
71%
70%

BIDV
Vietcombank

65%

0%

20%

40%

60%

74%

80%

100%

(Nguồn: Tự tổng hợp từ trang web của các ngân hàng)

Năm 2007
Năm 2006



- 12 -

Theo số liệu của Cục tổng thống kê, tính tới cuối năm 2007, số doanh nghiệp
FDI chiếm 3,2% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng chiếm đến 18,2% tổng
vốn sản xuất kinh doanh và 21,2% doanh thu thuần. Hiện tại, có nhiều các doanh
nghiệp FDI có nhu cầu vay vốn ngân hàng song tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp
này tại các ngân hàng còn khá thấp.
Bảng 1.7: Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp FDI/tổng dư nợ của các ngân hàng
STT
Tên ngân hàng
2006
1.
Vietcombank
13,8%
2.
BIDV
3,9%
3.
Agribank
1,7%
4.
MHB
0,5%
5.
ACB
3,2%
6.
Sacombank

0,4%
(Nguồn: Tự tổng hợp từ trang web của các ngân hàng)

2007
12,0%
2,4%
3,1%
0,2%
3,4%
1,1%

2008
8,6%
3,7%
0,3%
1,6%
1,0%

1.2.2.2. Bán chéo sản phẩm.
Doanh nghiệp FDI trong quan hệ với ngân hàng không đơn thuần chỉ có nhu
cầu sử dụng một loại sản phẩm ngân hàng mà thường là một nhóm sản phẩm, bao
gồm cả sản phẩm tiền gửi, thanh tốn, tín dụng như: thanh tốn trong nước, thanh
tốn nước ngồi, chi lương, mua bán ngoại tệ, vay vốn lưu động, vay đầu tư dự án,
bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán…
Riêng đối với sản phẩm cho vay, khi doanh nghiệp dùng sản phẩm này thường
đi kèm sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Chẳng hạn: các doanh
nghiệp khi vay vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho bên
cung cấp, chi lương, …Các ngân hàng ưu tiên hình thức giải ngân bằng chuyển
khoản. Vốn vay được chuyển trực tiếp cho bên cung cấp thông qua các uỷ nhiệm
chi và lệnh chuyển tiền của bên vay. Nếu là thanh toán lương qua tài khoản, ngân

hàng có thêm khoản phí chi lương và huy động được một lượng đáng kể chủ tài
khoản thẻ là công nhân viên của cơng ty. Nếu là thanh tốn bằng ngoại tệ, vốn vay
bằng VND, ngân hàng thực hiện thêm nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng.
1.2.2.3. Thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ


- 13 -

Một khi doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng, các khoản tiền thu
được từ bán hàng thường được các ngân hàng yêu cầu hoặc doanh nghiệp tự động
chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng vay. Điều này vừa giúp
ngân hàng quản lý được dòng tiền vào của doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa tiết
kiệm chi phí và thời gian trong việc phải chuyển tiếp từ một ngân hàng khác về
ngân hàng bên vay để trả nợ vay. Nguồn tiền này khi chưa được sử dụng, tạm thời ở
trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp vay vốn sẽ là nguồn vốn huy động khá
rẻ của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp FDI, một phần tiền chuyển về là ngoại
tệ, do đó tăng huy động ngoại tệ cho ngân hàng.
Vì để tiết kiệm chi phí và thời gian, các doanh nghiệp cũng thường thoả thuận
với đối tác mở tài khoản tại cùng một hệ thống ngân hàng. Do đó, ngân hàng vay
vốn cũng thu hút được khách hàng đối tác của bên vay.
1.2.2.4. Phân tán rủi ro
Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của các ngân hàng, đặc
biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh, một số lượng ít các DNNN nhưng lại
chiếm dư nợ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhóm khách hàng
này gặp khó khăn sẽ đẩy các ngân hàng cho vay vào tình trạng rủi ro cao. Do đó,
hiện nay các ngân hàng hướng dần phát triển dư nợ đối với các thành phần kinh tế
ngoài Nhà Nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có doanh nghiệp FDI.
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế năm 2006 -2008
(ĐVT: Nghìn tỷ đồng)


(Nguồn: IMF, năm 2008: số liệu tháng 10)


- 14 -

Bảng 1.8: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ toàn ngành

2006
2,6%

2007
1,5%

2008
3,0%

(Nguồn: IMF, năm 2008: số liệu tháng 10)
Nếu so sánh với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI có cơng
nghệ hiện đại, được hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường, tài chính từ cơng ty mẹ và các đối
tác nước ngồi, có tài sản và tình hình tài chính tương đối lành mạnh, tuân thủ luật
pháp Việt Nam, được ưu đãi về thuế, giá thuê đất và sự hỗ trợ của các cấp, các
ngành về thủ tục cấp phép, đầu tư. Theo thống kê năm 2006, tỷ suất lợi nhuận/vốn
của khu vực FDI là 13,1%, cao gấp 3,7 lần khu vực DNNN và gấp 6,5 lần khu vực
ngồi quốc doanh. Việc cấp tín dụng cho khu vực kinh tế này sẽ giúp các ngân hàng
giảm thiểu rủi ro, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ (MPDF), mức độ rủi ro của các doanh nghiệp hoạt động
trong khu công nghiệp, khu chế xuất thấp, vì họ có mục đích đầu tư lâu dài, có cơ

sở vật chất tốt, có đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm và có kinh nghiệm trong sản
xuất kinh doanh. Thực tế cũng cho thấy hiện dư nợ quá hạn ở khu vực này chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ là 0,03%. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất là các doanh nghiệp FDI.
1.2.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động
ngân hàng
Để thu hút được nhóm khách hàng khá khó tính vốn quen sử dụng các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như các doanh nghiệp FDI, đòi hỏi các ngân hàng
thương mại Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt
trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng.
Ngày 01/7/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội
đồng thời cũng mang đến những thách thức đối với các ngân hàng của Việt Nam.
Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, từ ngày 01/01/2011, các ngân hàng nước


- 15 -

ngoài tại Việt Nam sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ như đối với các ngân hàng
thương mại trong nước.
Các ngân hàng nước ngoài đang hiện hoạt động tại Việt Nam đều đứng trong
bảng xếp hạng 100 ngân hàng lớn nhất thế giới. Bên cạnh các hoạt động cho vay,
đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngồi có thế mạnh mở rộng thị phần trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch
vụ ngân hàng tiện ích khác cho các nhà đầu tư, cá nhân người nước ngoài ở Việt
Nam. Với thế mạnh của những ngân hàng hiện đại, cơng nghệ cao, cung cấp nhiều
sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngồi đang có ưu điểm vượt trội hơn
các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng nước ngoài sẽ dần chiếm thị phần trong
cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng, khơng những là các
khách hàng nước ngồi vốn là những khách hàng chủ yếu của các ngân hàng này

mà có khả năng thu hút cả những khách hàng Việt Nam.
Bảng 1.9: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng hàng đầu thế giới
ĐVT: Triệu USD
Stt

Tên ngân hàng

1.

Natixis

2.

BNP Paribas SA

3.

Vốn chủ sở
hữu
18.979

Tổng tài
sản
604.738

11.443

1.483.934

The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Ltd


8.450

1.362.598

4.

JPMorgan Chase Bank National Association

1.785

1.179.390

5.

Deutsche Bank AG

1.771

1.485.008

(Nguồn: />Bảng 1.10: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng lớn nhất Việt Nam
năm 2008
STT
Tên Ngân hàng
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tỷ đồng
1. Vietcombank


13.316

Quy đổi
triệu USD
783

2. BIDV

13.466

3. Agribank

17.613

Tỷ đồng
219.910

Quy đổi
triệu USD
12.936

792

246.494

14.500

1.036

400.485


23.558


×