TRƯỜNG THCS HỒI ĐỨC
BÀI HÙNG BIỆN
CUỘC THI PHỊNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN
Họ và tên: TRẦN PHẠM THẢO PHƯƠNG
LỚP 9A1 TRƯỜNG THCS HỒI ĐỨC
-------------------Kính thưa q thầy cơ cùng các bạn, hơn 45 năm chiến tranh đã qua đi, nhưng
những vết thương, cái chết do bom, mìn, vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh đã trở thành
nỗi ám ảnh của mỗi người dân. Theo số liệu thống kê, từ năm 1975 đến nay, cả nước có
hơn 104 nghìn người chết, bị thương do tai nạn bom, mìn, vật nổ. Trong đó, tai nạn do
đùa nghịch và khơng hiểu biết của trẻ em, gây nổ chiếm 38%. Số vụ do người dân phát
hiện bom mìn, vật nổ rồi đem cưa, đục để lấy phế liệu, thuốc nổ chiếm 30%. Số vụ do
cuốc, đập, dẫm phải vật nổ gây ra chiếm 18%. Số còn lại do nguyên nhân ngẫu nhiên
chiếm 10%. Những nơi phải hứng chịu nhiều bom đạn, vật nổ trong chiến tranh như
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định…, có tới 22.800
người dân vơ tội tiếp tục chịu hậu quả từ bom, mìn, trong đó hơn 10 nghìn người chết và
12 nghìn người bị thương tật suốt đời. Bình Định là một trong những tỉnh bị ơ nhiễm
bom, mìn, vật nổ cao nhất ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nghi ơ nhiễm
bom, mìn, vật nổ cần được rà phá lên tới 246.843 ha, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên
(602.580 ha) toàn tỉnh. Riêng ở Hoài Nhơn, số khu vực có bom mìn là 43, số vị trí bom
mìn là 124, diện tích ơ nhiễm bom mìn là 27. 162 ha, nạn nhân bị chết là 12 người, bị
thương là 24 người.
Tai nạn bom mìn để lại hậu quả vơ cùng ghê gớm
- Đối với bản nhân người bị nạn: chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể
chất và tinh thần cho nạn nhân.
- Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
- Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động, gánh nặng cho xã hội.
Kính thưa q thầy cơ cùng các bạn!
Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, để mang lại sự an tồn cho nhân dân, cả nước
đã có hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ rà phá bom,
mìn. Khó có thể bù đắp hết những mất mát của các gia đình bị bom, mìn cướp đi người
thân hay vì bom mìn mà tàn phế.
Hiện nay, ở Việt Nam, số bom đạn cịn sót lại sau chiến tranh là khoảng 800
nghìn tấn, nằm rải rác ở 63 tỉnh, thành phố; hơn 6 triệu héc ta đất bị ô nhiễm và nghi ngờ
ô nhiễm. Riêng số bom đạn mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là
hơn 15 triệu tấn, khoảng 5% trong số đó chưa phát nổ. Mục tiêu đã đề ra: Phấn đấu đến
năm 2025 sẽ làm sạch khoảng 800 nghìn héc ta đất bị ơ nhiễm do bom, mìn; thực hiện
tái định cư cho người dân ở vùng bị ơ nhiễm bom mìn nặng, đưa các dự án khắc phục
hậu quả bom, mìn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương…
Vậy, làm thế nào để giảm bớt tai nạn do bom mìn gây ra?
Đối với chính quyền, phải coi trọng phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương các
cấp, các lực lượng trong tuyên truyền, giáo dục về phòng, tránh tai nạn bom, mìn, vật nổ,
nhất là trẻ em ở các địa bàn thường xuyên xảy ra tai nạn bom, mìn, vật nổ. Tích cực triển
khai cơng tác rà phá bom, mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với nhà trường: Truyền thơng phịng tránh bom mìn dưới nhiều hình thức
khác nhau để tác động thường xuyên, hiệu quả đến học sinh và gia đình như: tuyên
truyền dưới cờ, phát thanh măng non, vẽ tranh, kịch, tiểu phẩm, hùng biện …
Đối với học sinh, cần phải nâng cao hiểu biết về cách phòng tránh tai nạn bom
mìn:
- Khơng tác động trực tiếp vào bom mìn và vật liệu cháy nổ như cưa đục bom mìn, mở
tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn và vận chuyển bom mìn.
- Khơng đốt lửa trên vùng đất cịn nhiều bom mìn.
- Khơng đi vào khu vực có biển báo bom mìn.
- Khơng chơi đùa ở những nơi có thể cịn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ
quân sự cũ.
- Khi thấy vật lạ nghi là bom mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết.
- Không đứng xem người khác cưa đục, tháo gỡ bom mìn, phải tránh xa.
- Khơng tham gia rà tìm và bn bán phế liệu chiến tranh.
Đối với người khơng may bị tai nạn bom mìn chúng ta phải làm gì đây?
Cần cảm thơng, giúp đỡ, và tơn trọng người khuyết tật, giúp họ sớm lấy lại cân
bằng về tinh thần, hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Vì một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tự tin theo đuổi ước mơ, mỗi chúng ta cần
nâng cao ý thức phịng tránh bom mìn, tun truyền về tác hại của bom mìn để nhân
rộng hơn nữa thơng điệp này đến với tất cả mọi người, nhất là trẻ em và lứa tuổi chúng
ta; “Hãy chung tay vì cộng đồng an tồn, khơng có tai nạn bom mìn, chúng ta hãy hành
động”
Xin cảm ơn quý vị đại biểu, thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Cuối cùng, xin gửi
lời chức sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến với thầy cô cùng các bạn. Chúc hội thi
thành công tốt đẹp.
------------------