Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạch định chiến lược tài chính cho các công ty cổ phần ngành cao su trên sàn hose nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao su đồng phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.97 KB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên : LÊ THỊ NGUYỆT HẰNG

Đề tài : “ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC TÀI CHÍNH CHO CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CAO SU TRÊN SÀN HOSE – NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HP CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khủng hoảng tài chính ln ví như là sự phá hủy sáng tạo. Sau khủng
hoảng những yếu tố kinh tế cũ không phù hợp sẽ mất đi, những yếu tố phù hợp
sẽ tiếp tục phát triển. Khủng hoảng gây ra cho các doanh nghiệp khơng ít khó
khăn tuy nhiên ẩn trong đó sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng vươn lên
sau khủng hoảng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải thay đổi,
hoạch định lại các chiến lược để vượt qua khủng hoảng, tận dụng cơ hội để
phát triển lên một tầm mới.
Hậu khủng hoảng, trên thế giới xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta là nền kinh tế hướng về xuất khẩu, đặc biệt là
các doanh nghiệp ngành cao su dưới tác động của khủng hoảng những khó
khăn càng được bộc lộ rõ hơn, cùng với xu hướng phải thay đổi để tồn tại cũng


đang đặt ra cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn tái cấu trúc nền kinh tế
phải đi từ tái cấu trúc các doanh nghiệp, phải thay đổi các chiến lược của
doanh nghiệp.
Vì vậy, để nền kinh tế Việt Nam tái cấu trúc thành công, các doanh nghiệp
cần có một hướng đi và giải pháp thay đổi các chiến lược của chính mình. Việc
tìm hiểu thực trạng tình hình tài chính các doanh nghiệp ngành cao su dưới tác
động của khủng hoảng đang trở nên bức thiết để từ đó có thể định ra các giải
pháp cho các doanh nghiệp.
Đề tài : “ Hoạch định chiến lược tài chính cho các cơng ty cổ phần
ngành cao su trên sàn HOSE - nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần cao
su Đồng Phú ” xuất phát từ những lý do vừa nêu.
2. Mục tiêu của đề tài:
Ở giai đoạn hiện tại, việc xây dựng chiến lược tài chính của các doanh
nghiệp ngành cao su sẽ chịu ảnh hưởng chính của hai vấn đề là ảnh hưởng của


3

khủng hoảng tài chính và hoạch định chiến lược tài chính. Vì vậy luận văn sẽ
tập trung nghiên cức các vấn đề sau :
Thứ nhất : Lý thuyết về chiến lược tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
và sự cần thiết phải hoạch định lại chiến lược tài chính.
Thứ hai : Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và việc hoạch định lại chiến
lược tài chính của doanh nghiệp. Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp
ngành cao su sau khủng hoảng.
Thứ ba: Đưa ra một số giải pháp tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính của doanh nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Nội dung đề tài liên quan đến các lĩnh vực như :
-


Phần lý luận tổng quan về chiến lược tài chính và khủng hoảng tài chính, đề
tài sẽ đi vào giới thiệu, tìm hiểu các khái niệm về chiến lược tài chính, mục
tiêu của chiến lược tài chính, các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của
doanh nghiệpvà chiến lược tài chính trong từng giai đoạn, khủng hoảng tài
chính.

-

Phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam và tình hình tài chính các cơng
ty cổ phần ngành cao su dưới tác động của khủng hoảng

-

Từ những cơ sở lý luận về chiến lược tài chính và thực trạng tình hình tài
chính các cơng ty cổ phần ngành cao su, đề tài sẽ đưa ra giải pháp từ các cơ
quan quản lý và bản thân các doanh nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so
sánh - đối chiếu. Đề tài được xây dựng dựa trên các cơ sở lý thuyết chuyên
ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin được tác giả
sưu tầm tổng hợp từ sách báo, tạp chí và các website có liên quan,…
5. Điểm nổi bật của luận văn :
Chiến lược tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong từng giai
đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp là quá quen thuộc đối với


4


các doanh nghiệp nhưng việc manh nha ý tưởng đầu tư, đưa sản phẩm mới ra
thị trường từ giai đoạn sung mãn mà khơng đợi đến giai đoạn suy thối là vấn
đề rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Nội dung luận văn : gồm 3 chương
Chương 1 : Lý luận tổng quan về chiến lược tài chính và khủng hoảng tài chính
Chương 2 : Thực trạng các công ty cổ phần ngành cao su dưới tác động của
khủng hoảng và sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tài chính sau khủng
hoảng
Chương 3 : Các giải pháp hoạch định chiến lược tài chính cho cơng ty cổ phần
cao su Đồng Phú và các công ty trong ngành


5

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.1 Chiến lược tài chính – Vai trị của chiến lược tài chính đối với hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Chiến lược tài chính là gì ?
Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin
và hội nhập kinh tế quốc tế luôn đặt doanh nghiệp trước những sức ép cạnh tranh
gay gắt. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả
năng thích ứng với những đột biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Trong doanh
nghiệp có nhiều chiến lược nhưng có hai chiến lược quan trọng là : chiến lược
kinh doanh và chiến lược tài chính mà đặc biệt quan trọng là chiến lược tài chính.
Chiến lược tài chính là một vận dụng hồn hảo các quyết định tài chính tương
thích với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ khởi sự, tăng
trưởng, sung mãn và suy thoái. Như vậy, chiến lược tài chính là tập hợp ba quyết
định đầu tư, tài trợ, phân phối để tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp, từ đó tối đa

hóa thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Khi hoạch định chiến lược tài chính
phải gắn với từng giai đoạn phát triển, và phải dựa vào mối tương quan nghịch
giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
1.1.2 Mục tiêu vai trị của chiến lược tài chính đối với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Chiến lược tài chính có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của một
doanh nghiệp vì sự phát triển hay suy thoái của hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp các nguồn lực tài chính. Từ đó cho thấy
việc hoạch định chiến lược tài chính rất quan trọng đặc biệt là vào các giai đoạn
phát triển của DN. Bên cạnh đó, việc hoạch định chiến lược tài chính phải xác
định rõ mục tiêu là các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào, có đem lại lợi


6

nhuận và hiệu quả kinh doanh hay khơng. Vì thế, hoạch định chiến lược tài chính
có các mục tiêu sau :
Mục tiêu thứ nhất : Chiến lược tài chính – tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt đông kinh doanh đều phải đặt yếu tố lợi
nhuận lên hàng đầu. Ở các công ty cổ phần cũng vậy, cổ phần của đa số công ty
lớn đều được nắm giữ rộng rãi trong các cổ đông. Vì thế, hoạch định chiến lược tài
chính trong một thị trường cạnh tranh buộc các nhà hoạch định tài chính phải có
những hành động phù hợp với việc tối đa hóa tài sản của cổ đơng. Các cổ đơng là
chủ sở hữu của công ty, họ mua các cổ phần và tìm kiếm lợi nhuận. Vì thế các nhà
hoạch định chiến lược tài chính phải theo đuổi các chính sách để làm gia tăng giá
trị của cổ đông
Mục tiêu thứ hai : Chiến lược tài chính – Tái cấu trúc
Tái cấu trúc DN là cơ hội để DN có cái nhìn bao qt hơn DN của chính
mình và kịp thời có những giải pháp cho DN để nâng cao lợi nhuận và khắc phục
những yếu kém, cụ thể như rà sốt lại qui trình sản xuất để giảm chi phí; có những

điều chỉnh, bước đi hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận. Và muốn đạt được mục tiêu
của việc đổi mới DN thì cần phải bắt đúng bệnh và phân tích rõ ràng để đưa ra các
quyết định tài chính đúng.
Mỗi sự thay đổi về mục tiêu phát triển, về chiến lược, về quản lý là mỗi
bước trong tiến trình tái cấu trúc. Thay đổi được xem như là phương thức để tồn
tại và phát triển DN. Mọi người cùng nhau thay đổi, bắt đầu từ suy nghĩ đến hành
động, trong đó người đứng đầu DN ln ở vị trí tiên phong. DN tiến hành khảo
sát, đánh giá lại mình để tìm ra bức tranh thực về mình, để từ đó đề ra giải pháp
phù hợp nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn với mục tiêu là tối đa hóa sự đóng góp của
nhân viên, tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng…Theo thời gian DN tiến
hành sự thay đổi lớn hơn, mang tính đột phá, xây dựng và hoạch định chiến lược
mới với mục tiêu mới là nắm bắt cơ hội mới, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Đi theo với thời gian, đi theo với sự thay đổi, DN từng bước lớn lên cả về lượng
lẫn về chất


7

Mục tiêu thứ ba : Chiến lược tài chính – Tối đa hóa giá cổ phiếu
Mọi doanh nghiệp đều cố gắng tối đa hóa giá cổ phần vì việc tối đa hóa giá
cổ phần địi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả, chi phí thấp. Mặt khác tối đa hóa giá
cổ phần cũng yêu cầu phải phát triển sản phẩm dịch vụ đúng theo mong muốn của
người tiêu thụ và động lực đó sẽ đưa đến cơng nghệ mới, sản phẩm mới, tạo các
việc làm mới và tăng lợi nhuận cho DN.
1.1.3 Hoạch định chiến lược tài chính gắn với từng giai đoạn phát triển trong
chu kỳ sống
1.1.3.1 Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong chu kỳ sống
Giai đoạn khởi sự
Giai đoạn khởi sự là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của doanh
nghiệp. Ở giai đoạn này doanh nghiệp mới bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường nên

mục tiêu của giai đoạn này là làm cách nào để thị trường chấp nhận sản phẩm, làm
cách nào để DN có thể thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó ở giai đoạn này do DN
phải chi rất nhiều tiền vào việc nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm để tạo ra
một sản phẩm mới vì thế dịng tiền ở giai đoạn khởi sự ln âm. Từ đó cho thấy,
giai đoạn này rủi ro kinh doanh là cao nhất trong bốn giai đoạn.
Giai đoạn tăng trưởng :
Có sự khác biệt giữa giai đoạn khởi sự sang giai đoạn tăng trưởng là ý đồ
chiến lược của DN đã có sự thay đổi, trong suốt thời kỳ khởi sự hầu hết các DN
đều tập trung vào nghiên cứu phát triển thì ở giai đoạn tăng trưởng là đầu tư thêm
nhiều cho các hoạt động phát triển thị trường và mở rộng thị phần. Rủi ro kinh
doanh ở giai đoạn này đã giảm xuống so với giai đoạn khởi sự nhưng vẫn còn cao.
Khi đã mở rộng thị phần, doanh số đã bắt đầu tăng lên thì dịng tiền ở giai
đoạn này cũng mạnh hơn nhiều so với giai đoạn khởi sự nhưng do DN cần phải
đầu tư nhiều cho các hoạt động mở rộng thị trường nên dòng tiền thu được lại tiếp
tục tái đầu tư vào hoat động kinh doanh. Mục tiêu của giai đoạn này là phát triển
thị trường và mở rộng thị phần.


8

Giai đoạn sung mãn (bảo hòa ):
Từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn sung mãn đã có sự thay đổi trong
rủi ro kinh doanh. Nếu trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng rủi ro kinh doanh
cao thì trong giai đoạn sung mãn rủi ro kinh doanh lại giảm xuống mức trung
bình. Lúc này DN đã kinh doanh ổn định, doanh số cao, lợi nhuận hợp lý do đó
dịng tiền lúc này dương đáng kể. Rủi ro kinh doanh lúc này chính là duy trì được
thị phần này trong bao lâu. Mục tiêu của giai đoạn sung mãn là duy trì thị phần và
cải tiến hiệu quả hoạt động trong suốt thời kỳ này của doanh nghiệp.
Giai đoạn suy thoái :
Khi nhu cầu sản phẩm bắt đầu giảm, các dòng tiền mặt thu vào giảm, tức là

doanh số giảm và chiều dài của giai đoạn sung mãn cũng đã được xác định do đó
rủi ro kinh doanh trong giai đoạn này là thấp nhất. Dòng tiền trong giai đoạn suy
thoái dương mặc dù doanh số giảm nhưng do DN khơng cịn tiếp tục chi tiêu cho
các hoạt động duy trì thị phần nên có thể duy trì được dịng tiền dương. Mục tiêu
của giai đoạn này là xác định doanh nghiệp tiếp tục tồn tại bao lâu nữa.
1.1.3.2 Hoạch định chiến lược tài chính gắn với từng giai đoạn phát triển trong
chu kỳ sống
Chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự
Chiến lược tài chính thể hiện ở ba quyết định : quyết định đầu tư, quyết
định tài trợ và quyết định phân phối. Ở giai đoạn khởi sự vì mới đưa sản phẩm ra
thị trường nên khơng thể có quyết định đầu tư nào khác và do đặc thù giai đoạn
này là dịng tiền ln âm nên cũng khơng thể có quyết định phân phối mà giai
đoạn này tập trung vào quyết định tài trợ. Làm cách nào để thu hút nguồn vốn mạo
hiểm để có thể thực hiện các quyết định tài trợ ? và tại sao phải tài trợ bằng vốn
mạo hiểm. Bởi vì ở giai đoạn khởi sự không thể tài trợ bằng nguồn vốn nào khác.
Nợ không được, thứ nhất ở giai đoạn này rủi ro kinh doanh quá cao mà từ mối
tương quan giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính thì ở giai đoạn mà rủi ro kinh
doanh cao thì không sử dụng nợ được, thứ hai muốn sử dụng nợ phải đảm bảo
điều kiện quan trọng là có lãi và có thừa khả năng thanh tốn lãi vay nhưng ở giai


9

đoạn này dịng tiền của DN ln âm tức là ln bị lỗ khơng sử dụng nợ được, cịn
tài trợ bằng vốn cổ phần thì sao? ở giai đoạn này DN cũng không đủ điều kiện để
phát hành cổ phiếu trên thi trường, và thực chất có đủ điều kiện phát hành nhưng
do rủi ro quá cao nên cũng không có ai mua. Tóm lại, giai đoạn này chiến lược tài
chính tập trung vào vấn đề là làm cách nào để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Một
số thông số tài chính quan trọng ở giai đoạn này như sau :
Bảng 1.1 Các thơng số chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự

Khởi sự doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh

Rất cao

Rủi ro tài chính

Rất thấp

Nguồn tài trợ

100% : Vốn mạo hiểm

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ trả cổ tức : 0

Triển vọng tăng trưởng tương lai

Rất cao

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Rất cao ( do EPS rất thấp hoặc âm )

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Danh nghĩa hoặc âm

Giá cổ phần


Tăng nhanh hoặc biến động cao (do nhà
đầu tư vốn mạo hiểm cần đạt được
thặng dư vốn khi phát hành ra cơng
chúng )

Chiến lược tài chính trong giai đoạn tăng trưởng :
Như đã phân tích từ giai đoạn khởi sự chuyển sang giai đoạn tăng trưởng đã
có sự khác biệt. Nếu trong giai đoạn khởi sự trọng tâm là đưa sản phẩm ra thị
trường còn trong giai đoạn này là giành lấy thị trường và mở rộng thị phần. Có sự
thay đổi trong quyết định tài trợ, giai đoạn này các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đã rút
đi và do rủi ro kinh doanh còn cao nên chỉ thực hiện tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ
phần là thích hợp nhất. Để có thể thực hiện điều này DN phải làm tốt công tác phát
hành cổ phiếu ra bên ngồi hay nói cách khác là thực hiện IPO thành công.


10

Quyết định đầu tư ở giai đoạn này là DN tiếp tục đầu tư thêm nhiều cho các
hoạt động phát triển thị trường cũng như các đầu tư cần thiết khác để theo kịp mức
độ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, giành lấy thị phần. Ở giai đoạn này chỉ
có thể thu hút vốn đầu tư qua các hình thức : phát hành đặc quyền hay chia nhỏ cổ
phần và do đó DN cũng khơng thể thực hiện chính sách cổ tức cao. Ta có Bảng
các thơng số chiến lược tài chính trong giai đoạn tăng trưởng như sau :
Bảng 1.2 Các thơng số chiến lược tài chính trong giai đoạn tăng trưởng
Doanh nghiệp tăng trưởng
Rủi ro kinh doanh

Cao


Rủi ro tài chính

Thấp

Nguồn tài trợ

Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả danh nghĩa

Triển vọng tăng trưởng tương lai

Cao

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Thấp

Giá cổ phần

Tăng nhưng dễ biến động

Chiến lược tài chính trong giai đoạn sung mãn ( bảo hòa )
Mục tiêu ở giai đoạn này là duy trì thị phần. Bên cạnh đó, kết thúc giai

đoạn sung mãn, DN đã đi vào suy thoái. Nếu DN khơng có hành động hay tái cấu
trúc sẽ đi vào con đường chết. Vì vậy, ở giai đoạn này có thể manh nha một ý
tưởng đầu tư mới tức là xem xét đưa ra thị trường một sản phẩm mới, dọn đường
để thay thế sản phẩm cũ.
Còn quyết định tài trợ thì sao? Nếu như ở giai đoạn tăng trưởng trăm phần
trăm là vốn cổ phần thì vấn đề chính ở đây vẫn là vốn cổ phần nhưng bắt đầu đưa
nợ vào và lý do đưa nợ vào là do rủi ro kinh doanh ở giai đoạn này ở mức độ trung
bình, vay nợ là để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư để đưa sản phẩm mới ra từ từ. Cấu
trúc vốn trong giai đoạn này sẽ gồm nợ và vốn cổ phần. Như vậy, ở giai đoạn sung


11

mãn có sự khác biệt trong quyết định tài trợ đối với giai đoạn trước là bắt đầu đưa
nợ vào, chính thức đưa nợ vào.
Về quyết định phân phối: trong bối cảnh này dòng tiền của DN lúc này đã
mạnh, phải chia cổ tức và không nên để cổ đông nuôi hy vọng hão huyền là sẽ tiếp
tục tăng trưởng nữa. Từ đó ta có bảng các thơng số chiến lược tài chính trong giai
đoạn sung mãn như sau :
Bảng 1.3 Các thơng số chiến lược tài chính trong giai đoạn sung mãn
Doanh nghiệp sung mãn
Rủi ro kinh doanh

Trung bình

Rủi ro tài chính

Trung bình

Nguồn tài trợ


Lợi nhuận giữ lại + nợ vay

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả cao

Triển vọng tăng trưởng tương lai

Từ trung bình đến thấp

Tỷ số giá thu nhập (P/E)

Trung bình

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Cao

Giá cổ phần

Ổn định trên thực tế với biến động thấp

Chiến lược tài chính trong giai đoạn suy thối :
Ở giai đoạn này, quyết định đầu tư là thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm
mới đã nghiên cứu ở giai đoạn sung mãn. Bên cạnh dòng tiền mặt thu vào giảm vì
nhu cầu về sản phẩm đã giảm. Quyết định tài trợ của DN trong giai đoạn suy thoái
là sự kết hợp của tài trợ nợ và vốn cổ phần. Bởi vì lúc này DN cần phải huy động
vốn để cấu trúc nếu chỉ sử dụng bằng nguồn vốn vay sẽ khơng đủ . DN có thể huy
động vốn thêm bằng cách phát hành thêm cổ phần đặc quyền cho cổ đông hiện

hữu với chiết khấu cao hay tăng thêm giá trị bằng cách giảm các tỉ lệ nợ. Chính
sách cổ tức trong giai đoạn này là chi trả toàn bộ


12

Bảng 1.4 Các thơng số chiến lược tài chính trong giai đoạn suy thoái
Rủi ro kinh doanh

Doanh nghiệp suy thoái
Thấp

Rủi ro tài chính

Cao

Nguồn tài trợ

Nợ

Chính sách cổ tức

Tỷ lệ chi trả toàn bộ

Triển vọng tăng trưởng tương lai

Âm

Tỷ số giá thu nhập (P/E)


Thấp

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Thấp và gỉam dần

Giá cổ phần

Giảm và tăng trong biến động

1.2 Khủng hoảng tài chính – Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tài chính
cho các doanh nghiệp sau khủng hoảng
1.2.1 Khủng hoảng tài chính là gi ?
Khủng hoảng tài chính, một cách tổng quát được hiểu là sự xấu đi một cách
rõ ràng và nhanh chóng của tất cả hay hầu hết các nhóm chỉ tiêu tài chính của một
nền kinh tế quốc gia như lãi suất ngắn hạn, giá trị tài sản, tình trạng khơng trả
được nợ và những thất bại của các định chế tài chính. Khủng hoảng tài chính tiền
tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường tài chính tiền tệ kéo
theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt giảm nhanh
chóng về giá tài sản mà kết quả cuối cùng là sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt
động kinh tế. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với
nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã
gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống
ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới
hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với sự khủng hoảng
kinh tế kéo dài. Khủng hoảng tài chính có thể được biểu hiện dưới một số dạng
khủng hoảng đặc thù sau: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng
hoảng nợ nần.



13

Khủng hoảng tiền tệ : Theo nghĩa hẹp khủng hoảng tiền tệ gắn liền với chế độ tỷ giá
hối đoái cố định. Một quốc gia đang áp dụng chế độ tỷ giá cố định sẽ phải tiến hành
điều chỉnh chế độ này ở trong nước và phải chuyển sang áp dụng tỷ giá hối đoái thả
nổi và mức độ tỷ giá mà thị trường quyết định thường cao hơn rất nhiều so với mức
độ tỷ giá mà chính phủ cố gắng duy trì. Mức biến đổi của tỷ giá hối đối thường rất
khó kiểm sốt. Hiện tượng này chính là khủng hoảng tiền tệ. Theo nghĩa rộng, khủng
hoảng tiền tệ chỉ sự biến động của tỷ giá hối đoái vượt quá phạm vi mà một quốc gia
có thể gánh chịu.
Khủng hoảng ngân hàng: là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho vay
vốn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao
như bất động sản, chứng khốn. Tín dụng được đầu tư quá nhiều cho bất động sản và
lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu
quá lớn khiến hoạt động kinh doanh trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Khủng hoảng nợ : là cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước đang phát triển vào thập
kỷ 80 thế kỷ XX. Có nhiều khả năng đánh giá khả năng thanh tốn nguồn vay nước
ngồi của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thanh tốn nợ nước
ngồi tức là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong
một năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc trong
năm trước đó.
Tóm lại, khủng hoảng tài chính thường gây ra những tác động lớn đối với
xã hội. Bởi vì kinh tế đóng vai trị then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên
khi kinh tế bị tác động mạnh nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng ( cả tích cực lẫn tiêu
cực ) trong mọi lãnh vực, mọi khía cạnh của đời sống.
Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần khơng nhỏ làm đảo
lộn trật tự xã hội. Trong tất cả các doanh nghiệp tài chính ln là vấn đề cốt lõi
nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động.
Khi gặp khủng hoảng tài chính các doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng đầu tư
và phát triển, gây sự đình trệ trong trong cơng việc; thậm chí có thể phá sản. Sự



14

phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác động tới doanh nghiệp khác và cao hơn nữa là
tác động đến toàn bộ nền kinh tế, theo một hiệu ứng dây chuyền ( tùy theo quy mô
của doanh nghiệp ). Không những thế khủng hoảng tài chính cịn góp phần gây ra
những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghiệp tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích
cực lên nền kinh tế. Nó báo hiệu sự chấm dứt thế độc tơn trên thị trường tài chính,
góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Đồng thời khủng hoảng tài chính
cũng buộc người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã qui định lên hệ thống
tài chính từ trước tới nay, loại bỏ những ngun tắc đã khơng cịn thích hợp đã tạo
ra để theo kịp những biến đổi trong xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ
động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
1.2.2 Khủng hoảng tài chính Mỹ - Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược tài
chính cho các doanh nghiệp sau khủng hoảng
Khủng hoảng được xem như sự phá hủy sáng tạo, sau khủng hoảng những
cái không phù hợp sẽ mất đi, thay vào đó là những yếu tố tốt sẽ được phát huy.
Sau khủng hoảng, một sự sống mới của nền kinh tế sẽ bắt đầu ươm mầm.
Với lý luận như trên, sau khủng hoảng tài chính Mỹ, sẽ có những thay đổi
lớn của nền kinh tế thế giới. Mà sự thật là trên thế giới đang diễn ra quá trình tái
cơ cấu lại từng khu vực kinh tế, từng ngành kinh tế. Song song với đó là sự tái cấu
trúc nền kinh tế của các quốc gia để hòa hợp với xu hướng mới. Dưới những ảnh
hưởng như vậy, việc hoạch định chiến lược tài chính cho các DN trên thế giới
cũng đang diễn ra một cách rầm rộ, hỗ trợ cho việc tái cấu trúc nền kinh tế .
1.2.2.1 Hoạch định chiến lược tài chính do áp lực bên ngoài
Tác động của chu kỳ suy thoái kinh tế
Nền kinh tế cũng giống như một DN thu nhỏ, cũng trải qua giai đoạn tăng
trưởng mạnh mẽ sau đó rơi vào tình trạng suy thối sau suy thoái lại tăng trưởng .

Mỗi sự thay đổi chu kỳ phát triển của nền kinh tế cũng sẽ kéo theo sự thay đổi
trong chiến lược tài chính của các DN. Bởi lẽ khi kinh tế suy thối, DN sẽ khó
khăn nên cần phải hoạch định lại tài chính để vượt qua khó khăn, tận dụng những


15

cơ hội từ suy thoái. Khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng, thì DN cũng cần phải
hoạch định lại chiến lược tài chính để tận dụng những cơ hội tăng trưởng tạo ra.
Tác động của việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra, sự hội nhập của nền kinh tế vào kinh tế thế
giới là tất yếu. Trên thế giới đang diễn ra xu hướng liên kết các nền kinh tế với
nhau bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội, hoặc việc ký những hiệp định
thương mại thì địi hỏi Chính phủ phải có những thay đổi về chính sách thuế,
chính sách xuất nhập khẩu, tiền tệ. Chính điều này sẽ gây tác động đến các DN, vì
vậy các DN trong nền kinh tế phải tiến hành hoạch định lại chiến lược tài chính
dưới áp lực này.
Tác động của việc tái cấu trúc lại nền kinh tế
Mô hình nào thích hợp cho nền kinh tế? Đây ln là câu hỏi khiền nhiều Chính
phủ phải suy ngẫm. Đối với một quốc gia, với điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau
sẽ có những mơ hình kinh tế phù hợp riêng. Tuy nhiên những mơ hình này khơng
phải tồn tại mãi mãi, khi mà mơ hình cũ trở nên lỗi thời, khơng cịn hợp nữa, thì
quốc gia ấy phải tái cấu trúc lại nền kinh tế xây dựng nên một mơ hình phát triển
kinh tế mới cho quốc gia. Khi tái thiết lại nền kinh tế, thì bắt buộc các DN phải tái
thiết theo.
Tác động từ các nhân tố khác
Với chính sách sử dụng tài nguyên, thiên nhiên như hiện nay thì trong một
tương lai khơng xa, việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên là điều không tránh khỏi,
nhất là tài nguyên không tái sinh được như dầu mỏ và được coi như là huyết sống
của kinh tế thế giới. Việc thay đổi, cạn kiệt tài nguyên sẽ là một áp lực lớn bắt

buộc DN phải thay đổi, nhất là các DN phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên
nhiên.
Thiên tai, dịch bệnh ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và có sức ảnh hưởng
mạnh. Khi xảy ra sẽ gây tác động nhất thời lên nền kinh tế, cũng sẽ gây áp lực lên
quá trình hoạch định chiến lược tài chính.


16

Ngồi ra, trong điều kiện nền kinh tế bình thường , DN cũng luôn chịu một áp
lực lớn từ sự cạnh tranh của các đối thủ. Vì vậy, DN cũng phải ln tự hồn thiện
mình để đối phó với những áp lực cạnh tranh từ các đối thủ.
1.2.2.2 Hoạch định chiến lược tài chính từ áp lực bên trong
Sự yếu kém trong năng lực tài chính của DN
Năng lực tài chính của DN là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho
DN. Chính sự yếu kém trong năng lực tài chính làm cho DN khó có khả năng đảm
bảo vốn cho DN tiến hành các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh
hướng tới việc đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối đa hóa giá trị
DN.
Để thành lập một DN và tiến hành cá hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là
điều kiện khơng thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư vào
sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các DN, người ta chú ý đến
việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn.
Sức mạnh tài chính của DN khơng chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu
DN quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của DN đối với các tổ chức tài
chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, DN có thể tìm kiếm được các nguồn tài
chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho DN. Ngược lại, nếu
khơng có uy tín, để được vay vốn, DN phải đáp ứng các điều kiện vay khắc khe
của các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu lãi suất huy động cao.
Tiềm năng tài chính của DN không chỉ dừng lại ở việc huy động được

nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà cịn bao gồm cả việc sử dụng một
cách có hiệu quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều đó DN phải xây dựng được
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài,
ổn định, đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị DN.
Như vậy, năng lực tài chính của DN bao gồm khả năng mở rộng nguồn vốn
chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòng
ngừa và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính….Năng lực tài chính của DN
có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các


17

nhà quản lý DN quan tâm đến tình hình và kết quả hoạt động tài chính nhằm có
giải pháp hoạch định và quản lý kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét đến
khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài. Các nhà cung cấp nguyên
nhiên liệu và các yếu tố đầu vào quan tâm đến khả năng thanh khoản của DN. Còn
các nhà đầu tư thì đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời của cơng ty để có thể
trả cổ tức cho cổ đông, nâng cao thị giá cổ phiếu và tránh được những rủi ro dẫn
đến phá sản.
Chính vì tầm quan trọng của năng lực tài chính quyết định rất lớn trong sự
tồn tại của DN. Vấn đề đặt ra cho các DN cần phải hoạch định tài chính một cách
nhanh chóng, có hiệu quả
Cấu trúc tài chính bất hợp lý
Các vấn đề chung xảy ra đối với cấu trúc tài chính bao gồm : DN có một mức
độ cao về các khoản nợ. Nếu DN có một mức nợ nào đó để phục vụ hoạt động
kinh doanh thì đơi khi thường được xem là tốt nhất trong điều kiện DN tạo ra được
một tỷ suất lợi nhuận từ vốn vay cao hơn tiền lãi phải trả. Trong nhiều trường hợp,
cá biệt có nhiều DN, lỗ liên tục gây ra suy giảm dự trữ tiền mặt và kết quả dẫn đến
tình trạng mức nợ cao hơn kéo dài mãi chu kỳ lỗ, nợ nhiều hơn, lỗ nhiều hơn. Mức
vay cao hơn là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của việc suy giảm tài chính.

Vì một lý do nào đó mà DN kéo dài tình trạng khơng trả được nợ ngân hàng, duy
trì nợ vay quá hạn. Tuy nhiên, vay nhiều thì tiền lãi phải trả cũng cao hơn ( áp
dụng cho nợ quá hạn ) và tiền lãi bắt buộc phải trả. Việc phải duy trì các khoản
vay dạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng luồng tiền của DN, mất uy tín
với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và như vậy cơ hội có được các khoản vay
mới để tái đầu tư mở rộng nhà xưởng và máy móc thiết bị sẽ giảm. Khơng có đầu
tư mới vào vốn “sản xuất” như thiết bị mới thì DN khó có thể nào phát triển được.
Bên cạnh đó thì có rất nhiều DN đang sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ mua
sắm tài sản cố định cho các dự án mới. Điều này sẽ không làm nảy sinh vấn đề
trong điều kiện các dự án kinh doanh tạo ra được lượng tiền cần thiết để trả nợ
ngắn hạn, bao gồm cả tiền lãi. Tuy nhiên các vấn đề sẽ phát sinh khi do các dự án


18

sẽ chưa thể “ đẻ trứng vàng ” và lại là “ máy xé tiền ” trong những giai đoạn đầu .
Trong các giai đoạn này, yêu cầu về vốn lưu động gia tăng lại không được xem xét
đầy đủ. Chính việc cấu trúc tài chính chưa phù hợp và thiếu hệ thống, cơng cụ
kiểm sốt cần thiết. Đây là một lý do mà nhiều DN, đặc biệt là DN hiện nay cần
hoạch định tài chính để đảm bảo cho DN hoạt động một cách tốt nhất.
Đội ngũ lãnh đạo DN làm việc không hiệu quả
Đội ngũ lãnh đạo DN thường bao gồm Ban giám đốc, các trưởng phó phịng
ban chun mơn. Tính cách, sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh
đạo DN đóng một vai trò khá quan trọng trong việc làm cho các hoạt động kinh
doanh của DN suy giảm. Thường là do thiếu kinh nghiệm, đôi khi do thiếu hiểu
biết hoặc thiếu năng lực cần thiết phải có để thực hiện vai trị quản lý và điều hành
DN. Đôi khi nhiều khuyết điểm của cá nhân trong đội ngũ lãnh đạo có thể được
khắc phục bởi một cách thức làm việc theo nhóm tốt hay việc áp dụng các kỹ thuật
quản lý tốt.
Các tình huống tồn tại đội ngũ lãnh đạo khơng hiệu quả dẫn đến sự suy giảm

kinh doanh hay sụp đổ của một DN biểu hiện như sau :
-

Luật chuyên quyền
Nhiều DN đang gặp vấn đề thường có đặc điểm là một tổng giám đốc

chuyên quyền chi phối các hoạt động và hầu hết quyết định các vấn đề của DN
và thường là người không chấp nhận sự bất đồng. Tuy nhiên điều này khơng
phải ln ln như vậy. Có rất nhiều trường hợp tổng giám đốc chuyên quyền
nhưng DN vẫn đi đến thành cơng mong đợi. Trong trường hợp đó họ có thể
nhận được sự tán phục, nhưng ngược lại thì họ sẽ bị quy trách nhiệm cho sự
thất bại của DN mình. Nhưng xét đến khía cạnh tổ chức thì thất bại đồng nghĩa
với việc phải từ bỏ tổ chức.
-

Nhóm nhân viên quản lý khơng hiệu quả
Với một nhóm nhân viên quản lý không hiệu quả, các quyết định chính ảnh

hưởng đến kế hoạch kinh doanh của một DN có thể bị sai. Khi khơng có những
tầm nhìn hoặc mục tiêu chiến lược, các quyết định được lập thường có tính


19

phục vụ nhất thời dựa vào những xét đoán ngắn hạn và thường dẫn đến mất
hiệu lực kiểm soát lúc này lãnh đạo không xác lập các mục tiêu đo lường thành
quả, khơng có sự kết nối giữa kết quả thực tế với việc đạt được tầm nhìn chiến
lược.
-


Thiếu hụt năng lực và kỹ năng quản lý
Sự thiếu hụt năng lực và kỹ năng quản lý thường được tìm thấy trong các

DN phải chịu sự suy giảm trong thời gian dài và chậm. Trong các trường hợp
như vậy, các nhân viên quản lý chủ chốt đủ năng lực thường sẽ rời công ty
trước khi khủng hoảng xảy ra và không được thay thế kịp thời hoặc được thay
thế bởi người ít năng lực hơn hoặc có năng lực khơng phù hợp. Việc thiếu hụt
kiến thức và kỹ năng quản lý như vậy có thể là một yếu tố chính dẫn đến việc
DN đang đi xuống phải chấp nhận thất bại dưới hình thức giải thể hoặc phá
sản.
-

Sự thiếu hụt các động thái chiến lược và thực hiện hoạt động

Có thể thấy rằng tồn tại rất nhiều thách thức về bản chất của chiến lược và thực
hiện hoạt động cái mà nếu không được hoạch định và quản lý đầy đủ sẽ làm suy
yếu khả năng tồn tại các hoạt động kinh doanh tương lai của một DN. Ví dụ, một
số trường hợp sau :
+ Về tầm nhìn
• DN khơng có được tầm nhìn cho chính DN mình
• Chưa xác định những mục tiêu chiến lược và thơng tin tới tồn DN và
nhiều DN khơng có kế hoạch kinh doanh
+ Về kế hoạch tiếp thị
• DN thiếu hiểu biết về thị trường và khơng có chiến lược tiếp thị
• DN khơng cải tiến và phát triển sản phẩm, sản xuất không phù hợp với u
cầu của thị trường, ngồi ra chính sách về giá cho các sản phẩm không
được linh hoạt, sai hoặc yếu kém.
+ Về thực hiện hoạt động sản xuất và phân phối
• Năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo



20

• Chi phí nhân cơng khơng hợp lý ( trường hợp q cao hoặc trường hợp là
q thấp


Việc kiểm sốt các dự án kinh doanh mới không hiệu quả
Quản trị nguồn nhân lực yếu kém

Rất ít DN thực hiện việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý nhân lực theo
hướng chuyên nghiệp. Và rất nhiều DN chậm phát triển bởi hệ thống quản lý con
người đang gặp vấn đề, trong khi DN nào cũng biết rằng “ nhân lực là nguồn tài
sản của DN ”. Có thể nói con người là một yếu tố có tính chất quyết định tới sự
thành công của tổ chức và DN và nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề này thì cần
phải được điều chỉnh kịp thới và phải có định hướng mang tính lâu dài.

Kết luận
Khơng có một chiến lược chung thích hợp cho các doanh nghiệp. Tùy từng
giai đoạn của doanh nghiệp mà ta phải biết xây dựng chiến lược tài chính thích
hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn khởi sự do rủi ro kinh doanh là rất cao, nguồn vốn thích
hợp nhất trong giai đoạn này là các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Chính sách cổ tức
thích hợp trong giai đoạn này là giữ lợi nhuận tái đầu tư
Trong giai đoạn tăng trưởng, rủi ro kinh doanh vẫn còn cao, nguồn vốn
thích hợp trong giai đoạn này khơng cịn là các đầu tư vốn mạo hiểm mà là các nhà
đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng.Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã tính đến
chiến lược phát hành cổ phần ra cơng chúng bằng các phát hành đặc quyền. Chính
sách cổ tức thích hợp vẫn là chi trả danh nghĩa do triển vọng tăng trưởng tương lai
cao và do đó kéo theo tỷ số giá thu nhập P/E cũng tăng lên. Giá cổ phần trong giai

đoạn này tăng nhanh nhưng rất dễ biến động.
Trong giai đoạn sung mãn rủi ro kinh doanh đã giảm xuống ở mức trung
bình. Điều này cho phép các giao dịch chấp nhận ở một mức độ nào đó rủi ro tài


21

chính bằng nguồn tài trợ bao gồm lợi nhuận giữ lại cộng với lãi vay. Chiến lược
tài chính ở giai đoạn này là sự kết hợp giửa vốn cổ phần và tài trợ nợ. Nghĩa là
doanh nghiệp có sử dụng địn bẩy tài chính. Chính sách cổ tức thích hợp nhất
trong giai đoạn này để duy trì giá cổ phần là chia cổ tức cao do triển vọng tăng
trưởng trong tương lai chỉ ở mức trung bình đến thấp.
Trong giai đoạn suy thối, chiến lược tài chính là sự kết hợp giữa trài trợ nợ
và vốn cổ phần, chính sách chi trả cổ tức cao kết hợp với việc sử dụng tài trợ bằng
nợ vay được đảm bảo bằng giá trị cuối cùng của tài sản. Ngồi ra doanh nghiệp
cịn có thể sử dụng các phát hành đặc quyền với chiết khấu cao nhằm thu hút vốn
đầu tư hoặc doanh nghiệp cũng có thể làm tăng giá trị của mình bằng cách giảm
các tỉ lệ nợ.
Như vậy, hoạch định chiến lược tài chính là sự kết hợp ba quyết định,
nhưng tùy thuộc vào giai đoạn nào mà một quyết định nào đó nổi lên giữ vai trị
quyết định cho giai đoạn đó.


22

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CAO SU
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH SAU KHỦNG
HOẢNG
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất

nhiều khó khăn : cầu tiêu thụ giảm, thiếu vốn, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp,
hoạt động của hệ thống tài chính có nhiều rủi ro; các thị trường tài chính, chứng
khốn, bất động sản tiếp tục trầm lắng, người lao động bị mất việc làm…....Song
hành với những ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, bối cảnh chung của thế giới
cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế liên tiếp phải chịu tác động từ
những cú sốc, trong đó đáng chú ý là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế tồn cầu năm 2008
2.1 Các cơng ty cổ phần ngành cao su trong bối cảnh khủng hoảng:
2.1.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng đến một số khía cạnh quan trọng của nền
kinh tế Việt Nam:
Khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới xuất phát từ Mỹ đã lan rộng ra hầu
hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng trực tiếp của cuộc
khủng hoảng này đến nền kinh tế Việt Nam được thấy rõ thông qua : kim ngạch
xuất nhập khẩu giảm; thị trường tiền tệ bất ổn; thị trường chứng khốn giảm
sút…....Cụ thể đó là:
2.1.1.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp
Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng tồn cầu là sự suy giảm nhanh
chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang
hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt
chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm,
qua đó, làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.


23

Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá
trị xuất khẩu. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sự suy giảm nhanh chóng
về nhu cầu xăng dầu, giá dầu thơ đã giảm nhanh chóng. Ngồi dầu thơ, các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động,

đặc biệt là nông sản và thủy sản. Một đặc điểm chính của thị trường nơng sản (và
thủy sản) và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động
cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể
cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến
300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là sự giảm giá của các mặt hàng thủy sản
chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm sú. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho
các hoạt động đầu tư vốn từ nước ngoài giảm nhanh, các ngân hàng cũng gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc mở thư bảo lãnh, cấp tín dụng,... để hỗ trợ cho các
hoạt động xuất khẩu vì thế qui mơ sản xuất cho xuất khẩu thu hẹp do vốn đầu tư bị
suy giảm.
Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD đã tạo
nhiều lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do
đồng USD mất giá nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi
đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam
tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2007-2008-2009
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Kim ngạch xuất khẩu

48,56 tỷ USD

62,9 tỷ USD

56,6 tỷ USD


Kim ngạch nhập khẩu

62,68 tỷ USD

80,4 tỷ USD

68,8 tỷ USD

Nhập siêu

14,12 tỷ USD

17,5 tỷ USD

12,2 tỷ USD

CPI

12,63%

22,98%

6,88%

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2009, NHNN, ECC


24


Góp phần vào sự sụt giảm nhiều nhất trong tình hình xuất khẩu hàng hóa
sau khủng hoảng phải kể đến các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sau :
Bảng 2.2 - 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008-2009
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Mặt hàng

Giá trị XK 2008
(triệu USD)
Dầu thô
10.450
Dệt, may
9.108
Giày dép
4.697
Thủy sản
4.562
Gạo

2.902
Sản phẩm gỗ
2.779
Điện tử, máy
2.703
tính
Cà phê
2.022
Cao su
1.597
Than đá
1.444
Hàng hóa khác
20.642
Tổng
62.906

Giá trị XK 2009
(triệu USD)
6.194
9.065
4.066
4.251
2.664
2.598
2.763

Tỷ lệ giảm

1.731

1.227
1.316
20.725
56.600

3,06%
- 23,2%
- 8,8 %
+0,4%
-11%

- 40,7%
- 0,47%
-13,4%
-6,8 %
-8,2%
- 6,5%
- 2,2%

(Nguồn : Tổng cục thống kê )
Bảng 2.3 -10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong năm 2008-2009
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Mặt hàng

Giá trị NK 2008
(triệu USD)
Máy móc, thiết bị
13.712
Xăng dầu
10.888
Sắt thép
6.566
Vải
4.434
Điện tử, máy tính
3.722
Chất dẻo
2.924
Ơ tơ
2.442
Ngun phụ liệu dệt,
2.376
may, da
Hóa chất
1.768
Thức ăn gia súc và
1.738
nguyên phụ liệu

Hàng hóa khác
29.846
Tổng
80.416

Giá trị NK 2009
(triệu USD)
12.673
6.255
8.755
4.226
3.954
3.096
3.071
1.932

Tỷ trọng
2009(%)
- 7,6 %
- 42,6 %
+ 33,3 %
- 4,7%
+ 6,2 %
+ 5,9%
+ 25,76%
-18,7 %

1.625
1.765


- 3,2 %
+1,6 %

21.448
68.800

-28,1 %
-14,4%

(Nguồn : Tổng cục thống kê,Tổng cục HQ)


25

Cũng giống như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2009 giảm
14,4% so với kim ngạch nhập khẩu năm 2008 và bên cạnh những mặt hàng giảm
cũng có những mặt hàng tăng nhưng phần gia tăng này cũng không đáng kể
Như vậy, khủng hoảng tài chính dẫn đến tình hình sản xuất trong nước gặp
nhiều khó khăn mà ngun nhân chính là giá cả hàng hóa xuất khẩu trên thị trường
thế giới giảm mạnh từ quý IV/2008 đến quý III/2009; nhu cầu tiêu thụ hàng hoá ở
nhiều thị trường giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của một số
ngành có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, dây và cáp điện…và tương tự
với xuất khẩu, nhập khẩu năm 2009 cũng giảm nhiều so với năm 2008 do các
doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu vật
tư nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp giảm, nhập khẩu hàng tiêu
dùng giảm do sức mua trong nước giảm. Đặc biệt là đối với các DN ngành cao su,
là ngành mà trên 80% sản lượng dành cho xuất khẩu, vì thế khi khủng hoảng tài
chính xảy ra giá cao su thiên nhiên xuất khẩu giảm liên tục từ tháng 08/2008 đã
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của các DN ngành cao
su.

2.1.1.2 Tác động của khủng hoảng tài chính đến Vốn ODA, FDI và FII :
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
vốn ODA bởi vì lúc này các nhà tài trợ đã thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính
và tài trợ. Mặc dù cam kết không ngừng tăng lên nhưng khi khủng hoảng xảy ra tỷ
lệ giải ngân lại giảm (40,59%). Bước sang năm 2009, tốc độ giải ngân đạt mức kỷ
lục là 4,1 tỷ USD là do một phần một số dự án nhằm khắc phục khủng hoảng tài
chính và suy thối kinh tế của WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được
thực hiện


×