Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều của tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------oOo----------------

TẠ THỊ KIM CHÚC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU
CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------oOo--------------------

TẠ THỊ KIM CHÚC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU
CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Thương Mại
Mã số: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của
bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian
qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn tồn trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Người cam đoan

TẠ THỊ KIM CHÚC


ii

MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển xuất khẩu bền vững đối với ngành
điều
1.1 Lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững ............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững ........................................................................ 5
1.1.2 Tìm hiểu phát triển xuất khẩu bền vững ......................................................... 7
1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu bền vững .................................................................. 7
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững ............................... 8
1.2 Tổng quan thị trường ngành điều trên thế giới và Việt Nam ........................... 13

1.2.1 Tổng quan ngành điều thế giới....................................................................... 13
1.2.1.1 Tình hình xuất khẩu nhân điều trên thế giới ............................................. 14
1.2.1.2 Tình hình nhập khẩu nhân điều trên thế giới ............................................ 15
1.2.2 Tình hình sản xuất điều của Việt Nam .......................................................... 17
1.2.2.1 Tình hình xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam giai đoạn 20072011 ........................................................................................................................... 17
1.2.2.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm hạt điều Việt Nam ................................. 19
1.3 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững điều của một số quốc gia và địa
phương
1.3.1 Kinh nghiệm từ ngành điều Ấn Độ ............................................................... 21
1.3.2 Kinh nghiệm từ ngành điều Long An ........................................................... 22
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 24
Chương 2: Thực trạng hoat động kinh doanh chế biến và xuất khẩu sản phẩm
hạt điều của tỉnh Bình Phước
2.1 Giới thiệu về ngành điều tỉnh Bình Phước ......................................................... 25
2.1.1 Giới thiệu tỉnh Bình Phước ........................................................................ 25
2.1.2 Giới thiệu diện tích, năng suất và sản lượng cây điều Bình Phước .............. 26
2.1.3 Tiềm năng phát triển xuất khẩu điều Bình Phước......................................... 29
2.1.3.1 Tiềm năng về thị trường .......................................................................... 29


iii

2.1.3.2 Đặc điểm địa hình phù hợp cho việc phát triển cây điều ........................ 29
2.1.3.3 Đặc điểm các nhóm đất phù hợp với cây điều ....................................... 30
2.1.3.4 Tài nguyên nước...................................................................................... 31
2.1.2.5 Nguồn lao động

............................................................................... 31

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2007-2011 ...... 33

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu điều Bình Phước giai đoạn 2007-2011 ...................... 33
2.2.1.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu điều Bình Phước so với tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa Bình Phước giai đoạn 2007-2011 ............................................. 33
2.2.1.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều Bình Phước so với tổng kim
ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam giai đoạn 2007-2011 ........................................ 35
2.2.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước ..................... 36
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bền vững điều Bình Phước ... 37
2.3.1 Các yếu tố về môi trường ............................................................................. 37
2.3.1.1 Thiết bị và công nghệ chế biến hạt điều.................................................. 37
2.3.1.2 Nguồn nguyên liệu .................................................................................. 43
2.3.2 Các yếu tố về xã hội ...................................................................................... 47
2.3.2.1 Yếu tố con người ..................................................................................... 47
2.3.2.2 Các chính sách xã hội đối với lao động .................................................. 51
2.3.3 Các yếu tố về kinh tế ..................................................................................... 55
2.3.3.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu, hoạt động marketing của các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu điều Bình Phước ........................................................ 53
2.3.3.2 Chủng loại sản phẩm ............................................................................... 56
2.3.3.3 Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm ................................................ 58
2.3.3.4 Thị trường đầu ra..................................................................................... 59
2.3.3.5 Vốn đầu tư ................................................................................................ 62
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 66


iv

Chương 3: Các giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt
điều của tỉnh Bình Phước
3.1 Quan điểm phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều của tỉnh
Bình Phước. ............................................................................................................... 67
3.2 Mục tiêu xuất khẩu hạt điều của tỉnh Bình Phước đến năm 2020 ...................... 67

3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều
của tỉnh Bình Phước .................................................................................................. 68
3.3.1 Nhóm giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững............... 68
3.3.1.1 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm hạt điều..................... 68
3.3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing ................................ 70
3.3.1.3 Giải pháp mở rộng thị trường.................................................................. 72
3.3.1.4 Giải pháp về hình thức và phương thức kinh doanh ............................... 74
3.3.1.5 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp ...................... 75
3.3.2 Nhóm giải pháp giải quyết hài hịa giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ
mơi trường ................................................................................................................. 77
3.3.2.1 Giải pháp đầu tư cải tiến và áp dụng công nghệ hiện đại và xử lý ô
nhiễm môi trường trong khâu chế biến hạt điều ....................................................... 77
3.3.2.2 Giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.......................... 81
3.3.2.3 Giải pháp nâng cao hoạt động thu mua nguyên liệu tại các doanh nghiệp84
3.3.3 Nhóm giải pháp đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết
các vấn đề xã hội ....................................................................................................... 87
3.3.3.1 Giải pháp nguồn nhân lực đối với các nông hộ trồng điều ...................... 87
3.3.3.2 Giải pháp nguồn nhân lực đối với lực lượng lao động trong các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều .......................................................................... 87
3.4 Một số kiến nghị.................................................................................................. 89
3.4.1 Đối với nhà nước ............................................................................................. 89
3.4.2 Đối với hiệp hội chế biến và Xuất khẩu điều Bình Phước .............................. 90
3.4.3 Đối với hiệp hội cây điều Việt Nam (Vinacas) ............................................... 91
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 93


v

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

TẮT
GMP

ISO

Good Manufacturing

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất

Practice

tốt

International Organization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn

for Standardization


hóa

XKBV
EU

Xuất khẩu bên vững
European Union
Food

FAO

and

Liên minh Châu Âu
Agriculture Tổ chức Nông Lương Liên

Organization of the United Hiệp Quốc
Nations

PTBV
WTO

Phát triển bền vững
World Trade Organization

GDP

Tổ chức thương mại thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội


EXW

Ex Works

Giao tại xưởng

FOB

Free On Board

Giao lên tàu

Hazard

Analysis

and Phân tích mối nguy và điểm

HACCP

Critical Control Points

kiểm sốt tới hạn

CIF

Cost, Insurance and Freight

Trả cước, bảo hiểm tới bến


CFR

Cost and Freight

Trả cước, bảo hiểm tới bến

VN

Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững .......................................................................... 6
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều .................................. 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng (%) các quốc gia sản xuất điều trên thế giới năm 2010......... 13
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch XK của 10 nước XK điều lớn nhất thế giới năm 2010 ..... 14
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch NK của 10 nước NK điều lớn nhất thế giới năm 2010 ...... 15
Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu sản phẩm hạt điều tỉnh Bình Phước .................. 36

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Quy trình chế biến nhân điều thơ ở xưởng ............................................... 37
Hình 2.2: Quy trình Hồn thiện nhân điều xuất khẩu ............................................... 37
Hình 3.1: Hệ thống xử lý nước thải chế biến hạt điều bằngphương pháp

sinh học thông qua bể Aerotank ................................................................................ 79


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm điều Việt
Nam giai đoạn 2007-2011 ......................................................................................... 17
Bảng 1.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu điều Việt Nam giai đoạn 2007-2011 ....... 19
Bảng 2.1: Bảng thống kê diện tích trồng điều tỉnh Bình Phước so với cả nước
giai đoạn 2007-2011 ................................................................................................. 26
Bảng 2.2 Bảng số liệu tổng hợp sản lượng điều trong toàn tỉnh giai đoạn
2007-2011.................................................................................................................. 27
Bảng 2.3 Bảng số liệu tổng hợp sản lượng điều trong toàn tỉnh so với cả nước
giai đoạn 2007-2011 ................................................................................................. 28
Bảng 2.4: Bảng số liệu tổng hợp năng suất cây điều Bình Phước so với cả nước... 28
Bảng 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều Bình Phước so với tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa Bình Phước ..................................................................... 33
Bảng 2.6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều Bình Phước so với tổng kim
ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam giai đoạn 2007-2011 ........................................ 35
Bảng 2.7: Công nghệ chế biến nhân điều của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình
Phước......................................................................................................................... 40
Bảng 2.8: Thực trạng xử lý nước thải của các doanh nghiệp tỉnh Bình Phước ........ 41
Bảng 2.9: Máy móc thiết bị tại doanh nghiệp .......................................................... 42
Bảng 2.10: Tỷ lệ thu hồi nhân nguyên hạt ................................................................ 43
Bảng 2.11 : Nguồn nguyên liệu được mua từ đâu .................................................... 44
Bảng 2.12: Hoạt động thu mua điều nguyên liệu của các doanh nghiệp ................ 46
Bảng 2.13: Thu nhập phụ thuộc vào cây điều của các nông hộ tỉnh Bình Phước ... 48
Bảng 2.14: Sự gắn bó của nơng hộ đối với cây điều ................................................ 49

Bảng 2.15: Trình độ cơng nhân ................................................................................. 50
Bảng 2.16: Trình độ nhân viên .................................................................................. 50


ix

Bảng 2.17: Tổng số công nhân viên ......................................................................... 51
Bảng 2.18: Chế độ phúc lợi tại doanh nghiệp ........................................................... 52
Bảng 2.19: Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp ........................................................... 53
Bảng 2.20 : Tình hình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm ................................... 54
Bảng 2.21 : Tình hình xây dựng phịng marketing cơng ty ...................................... 55
Bảng 2.22: Hình thức tham gia quảng bá cho sản phẩm........................................... 56
Bảng 2.23: Sản phẩm chế biến của công ty .............................................................. 57
Bảng 2.24:Việc cấp chứng chỉ ISO, HACCP tại các doanh nghiệp ......................... 59
Bảng 2.25: Loại hình kinh doanh ............................................................................. 60
Bảng 2.26: Điều kiện thương mại xuất khẩu ............................................................ 60
Bảng 2.22: Nhu cầu vay vốn của các nông hộ trồng điều ......................................... 62
Bảng 2.28: Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ............................ 63


x


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Với diện tích 157.000 ha, chiếm 45% diện tích điều của cả nước và cũng
chiếm trên 40% sản lượng điều thơ của tồn quốc, Bình Phước được coi là “thủ
phủ” của cây điều ở VN. Có thể nhận thấy rằng, ngành điều Bình Phước đã góp

phần quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu
thế giới về hạt điều. Hàng năm, Bình Phước có sản lượng điều trung bình trên
100.000 tấn với chất lượng được đánh giá hàng đầu VN. Hạt điều Bình Phước được
xuất khẩu đi năm chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và được đánh giá có
chất lượng tốt. Những thị trường tiêu thụ số lượng hạt điều lớn của Việt Nam là:
Hoa Kỳ , Trung Quốc, EU… Bình Phước xác định điều là cây trồng chủ lực của
tỉnh, có lợi thế cạnh tranh, hạt điều đang là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế
lớn, đóng góp lớn trong việc tăng trưởng GDP của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành điều Bình Phước cũng đang gặp
phải những thách thức lớn, trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường
quốc tế từ những nước có thế mạnh về mặt hàng này như Ấn Độ, Braxin, các nước
Châu Phi,…. Thêm vào đó, tình trạng người nơng dân trong tỉnh Bình Phước hàng
năm vẫn phá bỏ hàng trăm ha vườn trồng cây Điều để chuyển sang trồng cây Cao su
dẫn đến hiện tượng “chặt” - “trồng” rồi lại “trồng” - “chặt” từ cây này đến cây kia
để chạy theo thị trường cho thấy sự lúng túng trong sản xuất hạt điều và thiếu định
hướng trong thời hội nhập. Một thách thức khác là các doanh nghiệp xuất khẩu hạt
điều ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi phải đối mặt với những rào cản thương mại,
chất lượng hạt điều xuất khẩu không phù hợp quy định về điều kiện an toàn vệ sinh
thực phẩm của các thị trường nhập khẩu. Điều kiện sản xuất của ngành chế biến
điều Bình Phước cịn ở quy mơ vừa và nhỏ, tình hình thu mua của các doanh nghiệp
cũng khá nóng bỏng bởi sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên trong
cùng ngành về cách thức thu gom, giá cả…


2

Từ những dấu hiệu trên dễ dàng nhận thấy rằng ngành điều Bình Phước chưa
được định hướng để phát triển bền vững.
Trong khi đó,q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên
khắp mọi lĩnh vực, thị trường xuất khẩu được xem là mục tiêu phát triển của mọi

ngành nghề kinh tế trong đó có ngành điều. Song song đó, nhu cầu của con người
ngày càng tăng và xu hướng trong sản xuất của các ngành nghề trên thế giới là phát
triển bền vững, đáp ứng trên cả ba phương diện đó là : kinh tế, xã hội, mơi trường.
Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh điều ở Bình Phước nói riêng và ở Việt Nam
nói chung cũng khơng thể đi ra ngồi xu hướng đó.
Với những ý nghĩa nêu trên, tác giả mong muốn tìm hiểu, đóng góp và giới
thiệu về ngành điều, một thế mạnh của tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp để
ngành này có thể phát triển bền vững. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp phát
triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước” để làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khi thực hiện nghiên cứu để đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
- Làm rõ những điều kiện đảm bảo phát triển bền vững cho ngành sản xuất,
chế biến điều xuất khẩu.
- Đánh giá thực trạng phát triển chưa bền vững của ngành sản xuất, chế biến
điều xuất khẩu của tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất một số giải pháp đồng bộ và khả thi để thúc đẩy ngành sản xuất,
chế biến điều xuất khẩu của tỉnh Bình Phước phát triển bền vững trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình
Phước
- Phạm vi nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp trong chuỗi thời gian từ năm 2007 đến 2011


3

Thu thập thông tin sơ cấp thông qua bảng điều tra khảo sát 86 nông hộ trồng điều
trên địa bàn tỉnh Bình Phước và 98 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chế biến

và kinh doanh sản phẩm hạt điều xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh số liệu thứ cấp các cơ sở ban ngành

-

và phát phiếu khảo sát điều tra thực tế 98 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
điều và 86 nông hộ trồng điều để đưa ra bức tranh về thực trạng hoạt động và sản
xuất xuất khẩu sản phẩm hạt điều Bình Phước, đồng thời phân tích các thơng tin có
được để làm nền tảng cho các giải pháp và kiến nghị. Và sử dụng phần mềm excel
để xử lý số liệu sơ cấp mà tác giả điều tra thực tế tại Bình Phước.
Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh điều tra bẳng bảng câu hỏi, tác giả cũng

-

tham khảo thêm ý kiến của một số lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Bình
Phước đã gắn bó với ngành lâu năm, qua đó, việc đánh giá thực trạng xuất khẩu hạt
điều Bình Phước sẽ mang tính thực tế và khách quan
5. Tính mới của đề tài
Suốt thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về ngành điều , điển hình
như:
- Luận văn Thạc sĩ của Thạc sĩ Lê Thành An (2008): “ Giải pháp chiến lược
phát triển ngành điều Việt Nam từ nay đến năm 2020”. Luận văn đưa ra tổng quan
về cây điều và ngành sản xuất – chế biến điều. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu
ngành điều Việt Nam và đưa ra một số giải pháp chiến lược cho ngành điều Việt
Nam đến năm 2020.
- Luận văn Thạc sĩ của Thạc sĩ Mai Thị Thùy Trang (2010):” Một số giải pháp
góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều và nơng sản thực phẩm
Bình Phước đến năm 2020.” Luận văn nghiên cứu tổng quan về sản xuất kinh

doanh điều và thực trạng ngành điều tại tỉnh Bình Phước. Từ đó rút ra một số giải
pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu điều tỉnh Bình Phước
tới năm 2020.


4

- Luận văn Thạc sĩ của Thạc sĩ Mai Thành Trung (2011) :” Đẩy mạnh xuất khẩu
hạt điều tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2011-2015)” trình bày thực trạng ngành điều
Bình Phước và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu điều.
Ngồi ra, cịn nhiều đề tài nghiên cứu và bài báo khác viết về xuất khẩu điều Việt
Nam nói chung và Bình Phước nói riêng nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều Bình Phước.
Điểm mới của đề tài này là đã đi sâu vào phân tích về lý thuyết xuất khẩu bền vững
và đưa ra các giải pháp xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều tỉnh Bình Phước
đến năm 2020
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển xuất khẩu bền vững đối với ngành
điều
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh chế biến và xuất khẩu sản phẩm
hạt điều của tỉnh Bình Phước
Chương 3: Các giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt
điều của tỉnh Bình Phước


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG ĐỐI VỚI

NGÀNH ĐIỀU
1.1 Lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững
1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “ phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến và được quan
tâm khi thế giới ngày càng phát triển. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản:
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn
phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh
thái học".(31)
Đến năm 1987, thơng qua báo cáo Brundtland (cịn gọi là Báo cáo Our
Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là ủy
ban Brundtland), khái niệm này được phổ biến rộng rãi hơn . Báo cáo ghi rõ: Phát
triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh
tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải
bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội,
mơi trường. (31)
- Khía cạnh mơi trường trong “phát triển bền vững” địi hỏi chúng ta duy trì
sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người.
- Khía cạnh xã hội của “phát triển bền vững” chú trọng vào sự phát triển sự
công bằng và xã hội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cơ hội phát huy
hết tiềm năng của bản thân cũng như mang lại điều kiện sống tốt hơn.


6


- Yếu tố kinh tế đóng một vai trị khơng thể thiếu trong “phát triển bền vững”.
Nó địi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những
nguồn tài nguyên, được tạo điều kiện thuận lợi, được quyền sử dụng những nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế và được chia sẻ một cách bình
đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản
xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú
trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, nhưng trong một giới hạn cho phép của hệ
sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. (18, trang
54)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững

Nguồn:
=> Như vậy khái niệm “phát triển bền vững” hiện đang là mục tiêu hướng tới
của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội,
chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc
gia đó. Đối với ngành điều, phát triển bền vữnglà một tiêu chí quan trọng bởi đây
là một ngành hàng mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất và chế biến
hạt điều cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do đó, buộc chúng ta phải xem


7

xét lại thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của những cộng đồng
khơng được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế
hệ mai sau.
1.1.2 Tìm hiểu phát triển xuất khẩu bền vững
1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu bền vững
Xuất khẩu bền vững là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong đó nhịp độ tăng
trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng nâng

cao, góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. (7,
trang 32)
Theo đó, phát triển XKBV là sự phát triển kết hợp hài hịa hai nội dung:
+ Thứ nhất duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất
lượng tăng trưởng được nâng cao.
+ Thứ hai là đảm bảo yêu cầu sự hài hòa giữa các mặt của PTBV: kinh tế, xã
hội, môi trường.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung , do đó phát triển
XKBV cũng giống như phát triển kinh tế bền vững , phải duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao và liên tục, đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng giá trị gia
tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức cạnh tranh
của hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Việc tăng trưởng xuất khẩu
không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến động lớn do cơ cấu
không hợp lý, sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu yếu kém, sụt giảm tốc độ xuất
khẩu gây nên bất ổn kinh tế vĩ mơ…thì khơng thể coi là XKBV.(7, trang 22)
XKBV phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của PTBV: kinh tế, xã hội, môi
trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục, chất lượng được nâng cao nhưng
xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tức là đánh đổi môi trường để có được thành tích
xuất khẩu cao thì khơng thể coi là XKBV. Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ cho lợi
ích một nhóm người, nhất là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ lợi
ích xuất khẩu khơng cơng bằng thì cũng khơng thể coi đây là xuất khẩu bền vững.


8

Một vấn đề khác cũng cần chú ý khi nghiên cứu XKBV là tính bền vững của
hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu cao
trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang
lại hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất khẩu bền vững

nếu chỉ xuất khẩu hàng thơ, có giá trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô
nhiễm môi trường, đem lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận tham gia xuất khẩu.(7,
trang 25)
Xuất khẩu, xét về bản chất, là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
quốc gia. Do đó, hoạt động xuất khẩu bền vững của một nước cũng cần tính đến sự
bền vững chung của thế giới. Một môi trường phát triển bền vững trên bình diện
thế giới là một trong những điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững của một
nước.
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững
*Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng xuất
khẩu
- Tiêu chí này thể hiện bằng việc duy trì quy mơ và tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ tăng trưởng bình qn
hàng năm. Quy mơ kim ngạch xuất khẩu được thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu một nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực hoặc thế giới. Tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu bình quân cần được so sánh với tốc độ tăng trưởng của GDP.
- Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP cũng là một chỉ số để đo lường tính bền
vững của hoạt động xuất khẩu về kinh tế. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP
tăng nhanh. Chỉ số này còn thể hiện độ mở của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo
nhóm hàng cũng như cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần
kinh tế tham gia xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn, tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước


9

thể hiện trình độ cơng nghiệp hóa của nước đó cũng như mức độ tăng giá trị của
hàng hóa xuất khẩu

- Một chỉ số khác thể hiện chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là mức độ gia
tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính
hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu.
- Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cịn được thể hiện qua một số yếu tố
khác như chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ
xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối (7, trang 42)
* Tiêu chí 2: Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về kinh tế
- Tiêu chí đầu tiên đánh giá tính bền vững của sự phát triển xuất khẩu về kinh
tế là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần
trăm của xuất khẩu trong tăng trưởng GDP hoặc điểm phần trăm của xuất khẩu
trong mức tăng GDP.
- Một chỉ số khác thể hiện mức độ bền vững của xuất khẩu đối với nền kinh tế
là chỉ số nợ trên xuất khẩu. Về thực chất, chỉ số này thể hiện mức độ an tồn về tài
chính của một nước, tức là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ và
cân bằng cán cân thanh toán. Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì điều
này cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh tốn sẽ khơng có khả năng chịu đựng.
Trái lại, nếu chỉ số nợ có xu hướng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng
được và nước vay nợ có khả năng trả nợ của mình .
- Tỷ lệ giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu cũng thể hiện mức
độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu chỉ số tăng xuất khẩu / chỉ số tăng nhập khẩu
lớn hơn 1, cho thấy sự lành mạnh của cán cân thương mại nhờ tăng trưởng xuất
khẩu. Đây cũng là một chỉ số thể hiện tính lành mạnh của cán cân tài khoản vãng
lai.(7, trang 43)
* Tiêu chí 3: Tiêu chí đánh giá mức độ phát tiển bền vững về môi trƣờng
- Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành phần mơi trường
khơng khí , nước, đất, xử lý chất thải rắn…Chẳng hạn như mối quan hệ giữa tăng


10


trưởng xuất khẩu và mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi
trường.
- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học hay cải thiện
nó dưới tác động của việc mở rộng xuất khẩu như: xuất khẩu thủy sản và thu hẹp
diện tích rừng ngập mặn, tăng trưởng xuất khẩu lâm sản và thu hẹp diện tích rừng
nguyên sinh, động thực vật quý hiếm…
- Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường. Chẳng hạn như tỷ
lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP,…
- Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ mơi trường cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững về mơi trường của hoạt động xuất khẩu.
Trên thực tế khó có thể tách bạch phần đóng góp của xuất khẩu dành cho các hoạt
động bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, có thể thấy được phần đóng góp này thơng qua
đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế.
- Khả năng kiểm sốt của chính quyền đối với các hoạt động xuất khẩu để hạn
chế các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ mơi trường của người
dân… Tiêu chí này được phản ánh thơng qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và
bảo vệ mơi trường.(7, trang 44)
Tiêu chí 4: Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về xã hội
- Tiêu chí đầu tiên đánh giá tính bền vững của sự phát triển xuất khẩu về mặt
xã hội là mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể nhận
biết được qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng sản xuất và thu hút lao
động, tao ra những việc làm mới.
- Một tiêu chí khác đánh giá sự phát triển xuất khẩu bền vững về mặt xã hội là
mức độ cải thiện thu nhập của người dân từ hoạt động xuất khẩu. Các chỉ số đo
lường mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể được áp dụng để đánh giá tính bền vững
về xã hội của sự phát triển xuất khẩu.



11

- Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng các biện pháp để
cải thiện môi trường và điều kiện lao động, chẳng hạn như áp dụng tiêu chuẩn
SA8000 cũng là một tiêu chí khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.
- Phát triển xuất khẩu bền vững về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thơng qua
việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình
cơng của cơng nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập,...
- Tính bền vững của sự phát triển xuất khẩu cịn được đánh giá thơng qua các
chính sách khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, bảo
hiểm xuất khẩu (7, trang 45)
=> Như vậy, việc PTXKBV là nhiệm vụ kinh tế quan trọng đối với mọi quốc gia và
mọi ngành nghề trên thế giới hiện nay nhằm đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn
định, lâu dài cho hôm nay và cho cả thế hệ mai sau. Ngành điều cũng khơng nằm
ngồi sự phát triển này. Để XK sản phẩm hạt điều bền vững thì chúng ta phải quay
về tìm lời giải cho 2 vấn đề khó khăn, một là duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
cao và liên tục, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được nâng cao thể hiện qua việc
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành điều được tăng cao và tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu hạt điều bình quân hàng năm được duy trì ổn định. Bên cạnh đó,
việc phát triển xuất khẩu bền vững cho ngành điều phải tập trung khai thác giá trị
gia tăng của hạt điều xuất khẩu. Hai là XKBV hạt điều phải đáp ứng yêu cầu về sự
hài hịa của PTBV: kinh tế, xã hội, mơi trường. Phát triển xuất khẩu hạt điều bền
vững về mặt kinh tế thể hiện qua mức độ đóng góp kim ngạch xuất khẩu hàng năm
của ngành điều vào tăng trưởng GDP của một quốc gia hoặc khu vực được duy trì
cao và ổn định qua các năm, hoặc tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu ngành điều trên tổng
kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia hoặc khu vực duy trì cao và ổn định qua các
năm. Phát triển xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều phải đáp góp phần đảm
bảo mục tiêu bền vững về xã hội, từng bước thực hiện tiến bộ xã hội và phát triển
con người cụ thể là sự phát triển của ngành điều phải góp phần tăng thu nhập, tạo
việc làm cho người dân, lợi ích từ sự phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm hạt

điều được chia sẻ hợp lý, tạo nên bình đẳng xã hội và hạn chế xung đột. Và cuối


12

cùng, phát triển bền vững xuất khẩu cho sản phẩm hạt điều phải đặc biệt chú trọng
đến mục tiêu bền vững về môi trường.
Sơ đồ 1.2:

Sơ đồ xuất khẩu bền vững cho sản phẩm hạt điều
XUẤT KHẨU BỀN VỮNG SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU

Duy trì tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu cao và liên tục,
chất lượng tăng trưởng
xuất khẩu được nâng cao

+Tổng kim
ngạch XK ngành
điều
+Tốc độ tăng
trưởng bình
quân của ngành
điều
+Giá trị gia tăng
của hàng XK

Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa
giữa ba mặt của sự phát triển:
kinh tế, xã hội, môi trường


KINH TẾ

XÃ HỘI

MƠI TRƯỜNG

Đóng góp
vào tăng
trưởng kinh
tế cao và liên
tục, góp phần
ổn định kinh
tế vĩ mơ.

Tăng thu
nhập, việc
làm, chia sẻ
lợi ích hợp lý,
bình đẳng xã
hội và hạn
chế xung đột

Khai thác hợp
lý tài nguyên,
hạn chế ô
nhiễm, quản lý
môi trường bền
vững


+Tỷ lệ đóng góp
của XK ngành
điều trong GDP

+Số việc làm tạo
ra do mở rộng
XK hạt điều

+Mức độ ô nhiễm
MT do ngành SX
và CB điều gây ra

+Tỷ lệ đóng góp
của KNXK
ngành điều trong
tổng KN XK

+Mức độ cải
thiện thu nhập
của NLĐ trong
ngành

+Tỷ trọng các DN
SX, CB hật điều
có chứng chỉ MT

+Tốc độ tăng XK
và NK ngành
điều


+Trình độ LĐ
+Xung đột xã
hội

+Đóng góp của
xuất khẩu hạt điều
vào BVMT


13

1.2 Tổng quan thị trƣờng ngành điều trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tổng quan ngành điều Thế giới
Theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngành điều thế giới được bắt
đầu từ năm 1990, lịch sử 110 năm (1900-2010) ghi nhận việc trồng, chế biến và
buôn bán xuất nhập khẩu hạt và nhân điều ở các quốc gia phát triển nhanh và mạnh.
Hiện có 35 quốc gia trồng điều với tổng diện tích 3,2 triệu ha, sản lượng 1,6 triệu
tấn
Biểu đồ 1.1 Tỷ trọng (%) các quốc gia sản xuất điều trên thế giới năm 2010

Nguồn: FAOSTAT data, 2012
Theo biểu đồ 1.1, 3 quốc gia sản xuất nhân hạt điều đứng đầu thế giới là Việt
Nam, Ấn Độ, Nigeria. Trong đó, Việt Nam sản xuất 32.33% điều của thế giới
nhưng lại có diện tích trồng chỉ chiếm 10% diện tích trồng điều trên thế giới. Cịn
tại Ấn Độ, diện tích trồng điều lớn nhất (24%) nhưng chỉ đạt 17.09% tổng sản
lượng thế giới. Hằng năm cả Ấn Độ và Việt Nam đều phải nhập hạt điều nguyên
liệu từ Châu Phi và các nước khác để đảm bảo cho việc chế biến hạt điều xuất khẩu.
Mùa vụ thu hoạt điều ở Ấn Độ và Việt Nam kéo dài từ tháng 2- tháng 6 hàng năm.
Còn ở Braxin, Indonesia và một số nước khác mùa vụ kéo dài trung bình từ tháng
11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau.



×