Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.18 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ TRANG THANH

HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN H ĨA
Ở VIỆT NAM
Chun ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ...................................................4
1.1.Doanh nghiệp Nhà nước .......................................................................................4


1.2.Cổ phần hóa DNNN ..............................................................................................7
1.3.Giá trị doanh nghiệp..............................................................................................9
1.4.Phương pháp định giá doanh nghiệp...................................................................13
1.5.Vai trò định giá trong quá trình cổ phần hóa.......................................................17
1.6.Phương pháp xác định giá trị tài sản vơ hình......................................................18
1.7.Bài học kinh nghiệm định giá DNNN ở các nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRONG Q TRÌNH CỔ PHẦN HĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................27
2.1.Thực trạng cải cách khu vực kinh tế Nhà nước ..................................................27
2.2.Thực trạng định giá DNNN trong quá trình CPH ở Việt Nam ...........................38
2.3.Đánh giá việc vận dụng các phương pháp định giá DNNN trong quá trình CPH
ở Việt Nam ................................................................................................................57
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG Q TRÌNH CỔ PHẦN HĨA Ở
VIỆT NAM...............................................................................................................61
3.1.Định hướng cải cách DNNN đến năm 2020 .......................................................61
3.2.Các giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá DNNN ....................................62
3.3.Các giải pháp hỗ trợ ............................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:Tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP ở các nước.
Bảng 1.2:Bảng so sánh tỷ số P/E của một số công ty trong ngành SXKD phần mềm.
Bảng 1.3:Bảng so sánh tỷ số P/E của một số cơng ty trong ngành SXKD phần mềm.
Bảng 2.1:Tình hình cổ phần hóa của các DNNN.
Bảng 2.2:Tình hình xác định giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách kế tốn.

Bảng 2.3:Tình hình xác định lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.4:Tình hình xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.5:Tình hình nợ phải thu khó địi.
Bảng 3.1:Số liệu xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp theo Thơng tư
và theo cách tính của tác giả.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

CPH

: Cổ phần hóa

NLĐ

: Người lao động

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

EBIT


: Thu nhập trước thuế và lãi vay

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

XNK

: Xuất nhập khẩu

SCIC

: Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
I.ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
1) Hồn thiện cơng thức tính tốn giá trị lợi thế kinh doanh theo phương pháp xác
định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ và theo phương pháp xác
định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu;
2) Xây dựng phương pháp tính tốn giá trị thương hiệu của doanh nghiệp;
3) Xây dựng công thức tính tốn giá trị uy tín của doanh nghiệp;
II.ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DỊNG TIÈN CHIẾT KHẤU
1) Hồn thiện cơng thức tính tốn dịng tiền thuần của doanh nghiệp;
2) Hồn thiện cơng thức tính tốn tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp;

3) Hồn thiện cơng thức tính tốn giá trị thực tế của doanh nghiệp;


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cổ phần hóa DNNN được coi là giải pháp quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến
cơ bản trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
của DNNN. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 có nêu rõ:
“Triển khai tích cực, vững chắc cổ phần hóa DNNN nhằm huy động thêm vốn, tạo
động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước
ngày càng tăng lên…”. Và mỗi năm cả nước có hàng trăm DNNN tiến hành CPH.
Tuy nhiên, cổ phần hóa DNNN trên thực tế thực hiện vẫn còn lúng túng. Việc xác
định giá trị tài sản của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và sai sót, mặc dù trong
thời gian qua Nhà nước và các ban ngành có liên quan liên tục nghiên cứu, xây
dựng và đưa ra các phương pháp định giá cho doanh nghiệp sao cho phù hợp trong
thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm được cũng chỉ là phương pháp định giá doanh nghiệp
ra sau hồn thiện hơn phương pháp trước đó và cũng vẫn còn mang nhiều bất cập.
Và giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, nhất là trong giai đoạn
chưa đấu giá, niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn, thơng
qua việc chưa tính đủ giá trị thương hiệu, giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử
dụng đất, chưa tính đến giá trị của uy tín, chất lượng nguồn nhân lực, lòng trung
thành của khách hàng hay giá trị của bằng phát minh, sáng chế... Vì vậy, q trình
cổ phần hóa trong thời gian vừa qua đã làm thất thốt khơng nhỏ tài sản của Nhà
nước, phát sinh nhiều tiêu cực và làm lợi cho một số cá nhân, tổ chức có liên quan.
Có thể dẫn chứng vụ định giá khách sạn Tràng Tiền (Hà Nội) khi tiến hành cổ phần
hóa. Tọa lạc ở số 35 phố Tràng Tiền, với vị trí “trung tâm của trung tâm thủ đơ”, sát
hồ Hồn Kiếm, ít ai biết rằng khi tiến hành cổ phần hóa khách sạn này được định
giá chỉ... 4 tỷ đồng, đó là chưa kể đến giá trị thương hiệu. Hay vụ khách sạn Phú

Gia, cũng nằm ở vị trí đẹp, có truyền thống kinh doanh nhưng cũng chỉ được định
giá 3,5 tỷ đồng, mức giá chỉ bằng một căn biệt thự thường thường bậc trung ở ven


2
đơ 1v.v… Qua đó, cho thấy một trong những ngun nhân nổi bật của sự thất thoát
tài sản của Nhà nước khi cổ phần hóa là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp mà cụ
thể là việc ứng dụng phương pháp định giá tài sản. Trong đó khơng thể khơng kể
đến việc một số tổ chức định giá vì lý do khách quan hay chủ quan vẫn chưa nhận
thức được vai trị của tài sản vơ hình nên bỏ qua định giá tài sản vơ hình hay định
giá tài sản vơ hình khơng đúng với giá trị thực của nó đã góp phần làm cho chính
các doanh nghiệp nói chung và Nhà nước nói riêng bị thiệt hại. Vì thế, trong khn
khổ nghiên cứu của mình tơi đã chọn đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giá
DNNN trong quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam” nhằm tìm ra các sai sót hiện có
và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các phương pháp định giá cho doanh
nghip.
2.i tng v phm vi nghiờn cu
ă

i tng nghiờn cu của luận văn là các phương pháp xác định giá tr doanh

nghip c phn húa.
ă

Vỡ ti nh giỏ doanh nghiệp là một đề tài rộng nên luận văn chỉ nghiên cứu

những phương pháp định giá DNNN trong cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay.
3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng là kim chỉ nam trong suốt quá
trình nghiên cứu và trình bày của ti.

4.í ngha thc tin ca ti
ă

H thng li các phương pháp định giá DNNN ở Việt Nam hiện nay.

ă

ỏnh giỏ thc trng v phõn tớch cỏc u, nhc điểm của các phương pháp định

giá doanh nghiệp trong quá trình CPH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải
pháp nhằm xây dựng và hồn thiện cơng tác định giá DNNN trong quá trình CPH ở
Việt Nam.
5.Kết cu lun vn
ă

1

Chng 1: Lý lun tng quan v DNNN và định giá DNNN.

Theo Báo điện tử “Tin tức tìm nhanh” ngày 19/6/2007 [30]


3
ă

Chng 2: Thc trng nh giỏ DNNN trong quỏ trỡnh c phn húa Vit Nam

hin nay.
ă


Chng 3: Cỏc gii pháp hồn thiện phương pháp định giá DNNN trong q

trình cổ phần hóa ở Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.Doanh nghiệp Nhà nước
1.1.1.Khái niệm DNNN
a) Khái niệm DNNN theo một số nước trên thế giới
Ở Anh, để trở thành DNNN cần hội đủ 3 điều kiện đó là: Hội đồng quản trị
doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm, Ủy ban quốc hữu hóa cơng nghiệp chịu trách
nhiệm kiểm tra tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của doanh
nghiệp phần lớn không dựa vào cung cấp của Quốc hội hoặc của các cơ quan tài
chính Nhà nước.
Ở Pháp, DNNN được xác định là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50%
số vốn, có địa vị pháp lý độc lập và hoạt động kinh doanh độc lập.
Ở Thụy Điển, Phần Lan, Braxin, Mêhicơ… nói chung đều cho rằng doanh
nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn là DNNN.
Theo Liên Hiệp Quốc: DNNN là các Xí nghiệp quốc doanh và các xí nghiệp
này do Nhà nước nắm tồn bộ hoặc một phần vốn sở hữu. Nhà nước kiểm soát tới
một mức độ nhất định trong quá trình hoạt động và điều hành của xí nghiệp.
Tóm lại, theo một số quốc gia trên thế giới, cơ sở để nhận định một doanh
nghiệp có phải là DNNN hay khơng thì căn cứ vào tỷ trọng vốn đóng góp của Nhà
nước trong tổng vốn chủ sở hữu và có những đặc điểm pháp lý chung nh sau:
ă


Nh nc s hu ton b hay mt phn vn ca doanh nghip

ă

Nh nc cú kh nng chi phi n cỏc hot ng ca doanh nghip

ă

Thng tn tại và chi phối đến những lĩnh vực, ngành nghề trực tiếp phục vụ

quốc phòng, an ninh và cung cấp cỏc dch v quan trng ca nn kinh t.
ă

Hoc hot động trong những lĩnh vực ít lợi nhuận, sự tham gia của DNNN có

tính chất mở đường và thúc đẩy các doanh nghiệp khác phát triển (mang tính chất
định hướng cho nền kinh tế).


5
Hầu hết ở các quốc gia trên thế giới đều có sự hiện diện của DNNN trong nền
kinh tế, và chính phủ các nước này đều sử dụng DNNN như một công cụ để điều
tiết nền kinh tế nhằm thực hiện một số chiến lược kinh tế vĩ mô. Các nước càng có
nền kinh tế thị trường phát triển thì tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP của nền
kinh tế càng thấp.
Bảng 1.1:Tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP ở các nước
Stt

Tên quốc gia


Tỷ trọng (%) trong GDP

1

Mỹ

1,3%

2

Hà Lan, Luchxămbua

4 - 5%

3

Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch

9 - 10%

4

Anh

11,1,%

5

Pháp


17,6%

6

Ý, Bồ Đào Nha

18 - 24%

7

Các nước ASEAN

23 - 32%

8

Trung Quốc

50 - 55%

9

Dămbia, Angiêri

61 - 69%

Các nước XHCN trước đây
10

Tiệp Khắc


97%

11

CHDC Đức

96,5%

Nguồn: Thư viện Bài Giảng Điện tử, Bộ Giáo dục và Đào tạo
b) Khái niệm DNNN theo Việt Nam
Tại Việt Nam, DNNN ra đời khá sớm và có vai trị rất quan trọng trong cơng
cuộc kháng chiến cứu nước cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước ngày nay. Có thể khái qt q trình hình thành và phát triển của DNNN tại
Việt Nam qua cỏc giai on sau õy:
ă

Ngay sau khi nc Vit Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, ngày 01/01/1948, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 104/SL về Doanh nghiệp quốc gia.
Trong đó, Điều 2 của Sắc lệnh ghi rõ: “Doanh nghiệp quốc gia là doanh nghiệp
thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển”.


6
ă

Sau ú, khỏi nim trờn tip tc c k tha và phát triển tại Luật DNNN năm

1995. Cụ thể tại Điều 1 của Luật này quy định:

ƒ

DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản

lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế, xã hội do Nhà nước giao.
ƒ

DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách

nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phm vi s vn do doanh nghip
qun lý.
ă

Theo iu 1 của Luật DNNN số 14/2003/QH11 ngày 26/11/2003 thì DNNN

được định nghĩa như sau: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu tồn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty
Nhà nước, cơng ty cổ phần, cơng ty trỏch nhim hu hn.
ă

Ti khon 22 iu 4 Lut Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy

định: “DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
c) Khái niệm DNNN theo tác giả
Qua các định nghĩa trên, tác giả xin đưa ra định nghĩa DNNN như sau: DNNN
là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, thành lập và tổ chức quản
lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế, xã hội do Nhà nước giao. Như vậy, tác giả có thể đưa ra cỏc c im ca
DNNN nh sau:

ă

Do Nh nc u t 100% vn iu l.

ă

L t chc kinh t do Nh nc trc tip thnh lp.

ă

Do Nh nc trc tip qun lý.

ă

L t chc kinh t cú t cỏch phỏp nhõn.

ă

Thc hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội m Nh nc giao phú.

1.1.2.Phõn loi DNNN
ă

Cn c vo t lệ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp gồm có: Tập đồn, Tổng

Cơng ty/Cơng ty Nhà nước, Cơng ty TNHH một thành viên, Cơng ty TNHH có hai
thành viên trở lên, Doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối.


7

ă

Cn c vo mc ớch hot ng: DNNN hot ng sn xut kinh doanh v

DNNN hot ng cụng ớch.
ă

Cn c vào cơ cấu tổ chức quản lý: DNNN có Hội đồng quản trị và DNNN

khơng có Hội đồng quản trị.
1.1.3.Vai trò của DNNN trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động của
DNNN sẽ thu hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vai trò chủ đạo bởi DNNN ra đời và phát
triển nhằm mục đích sửa chữa những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường và bù
đắp những thiếu hụt của thành phần kinh tế tư nhân.Vì thế nó vẫn sẽ được tồn tại và
phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế để đủ sức thực
hiện chức năng điều tiết vĩ mô, can thiệp vào thị trường khắc phục những khuyết tật
của nền kinh tế thị trng, th hin:
ă

DNNN gii quyt cỏc mc tiờu kinh t xã hội quan trọng, đi đầu trong việc ứng

dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm tạo động lực phát triển nhanh từ
đó thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế phát triển, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà
nước, tích lũy cho xã hội và mở rộng sn xut.
ă

DNNN c duy trỡ v phỏt trin nhng ngành, những lĩnh vực kinh doanh

đem lại ít lợi nhuận hoặc khơng có lợi nhuận để đảm bảo nhu cầu chung của nền

kinh tế, đảm bảo lợi ích cơng cộng. Nhà nước còn phải đầu tư vào các lĩnh vực kinh
doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác khơng đủ sức đầu tư. Do đó
cho thấy DNNN có vai trị rất quan trọng, vì thế việc đánh giá vai trị của DNNN
khơng thể chỉ dựa vào lời lỗ trước mắt mà phải tính đến hiệu quả kinh tế lâu dài.
1.2.Cổ phần hóa DNNN
Cổ phần hóa DNNN là việc bán một phần hoặc toàn bộ giá trị phần vốn Nhà
nước tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn cho các
đối tượng cổ đông là các thành phần kinh tế khác nhau.
1.2.1.Mục tiêu cổ phần hóa DNNN
Cổ phần hóa là một biện pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả của DNNN, nhưng khơng phải là tư nhân hóa, mục tiêu của cổ phần hóa là:


8
ă

C phn húa DNNN trc ht nhm huy ng vn cho doanh nghiệp. Huy động

vốn của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, đặc biệt là vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới cơng nghệ, đổi mới phương thức
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nn kinh t.
ă

C cu li DNNN, gim cỏc doanh nghip hoạt động kém hiệu quả, các doanh

nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khơng nhất thiết phải có Nhà nước tham gia, từ đó
tập trung vốn Nhà nước vào các lĩnh vực then chốt, bảo đảm kinh tế Nhà nước gi
vai trũ ch o trong nn kinh t.
ă


Nõng cao hiu quả hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh

tế khu vực và quốc tế, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghip.
ă

Bo ton v phỏt trin vn Nh nc, tng thu cho ngân sách Nhà nước.

1.2.2.Tác động của cổ phần hóa DNNN n nn kinh t
ă

Th nht, thỳc y th trng chứng khốn phát triển thơng qua việc khơng

ngừng gia tăng hàng hóa có chất lượng cho thị trường bằng việc thực hiện cổ phần
hóa các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Từ đó,
từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài
chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát trin v ci cỏch
nn kinh t.
ă

Th hai, tp trung huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, nhằm thực hiện

các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp cổ phần húa núi riờng v ca nn kinh t núi
chung.
ă

Th ba, tập trung vốn và quản lý vốn Nhà nước có hiệu quả hơn thông qua đầu tư

vào các lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn phù hợp với các chính sỏch qun lý v mụ
ca Nh nc.
ă


Th t, gia tng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quc gia núi

riờng v thng mi ton cu núi chung.
ă

Th năm, nâng cao tính chủ động sáng tạo và phát huy vai trò làm chủ của người

lao động trong doanh nghiệp, vì khi đó người lao động khơng đơn thuần là người
làm cơng ăn lương mà lúc đó họ đã trở thành một trong số những người chủ của


9
doanh nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả kinh tế cho
doanh nghiệp.
1.3.Giá trị doanh nghiệp
1.3.1.Khái niệm giá trị doanh nghiệp và các yếu tố cấu thành giá trị doanh
nghiệp
a) Khái niệm giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền tại một thời điểm nhất định về
các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư trong quá
trình kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị hữu hình và giá trị vơ
hình.
b) Các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cũng là hàng hóa. Cũng như mọi
hàng hóa khác, giá trị của doanh nghiệp bao gồm: giá trị hữu hình và giá trị vơ hình,
được thể hiện qua giá trị của những ti sn hu hỡnh v ti sn vụ hỡnh:
ă

Ti sn hữu hình là những tài sản mang thuộc tính vật chất, là một vật hữu hình


có thể nhìn thấy hay sờ thấy được như đất đai, nhà cửa, máy móc, dng c, thit
b
ă

Ti sn vụ hỡnh l nhng ti sn tự biểu lộ thông qua những đặc điểm kinh tế của

chúng. Những tài sản này khơng có hình thái vật chất, tạo ra những quyền và ưu thế
cho người sở hữu và mang lại lợi ích kinh tế cho người sở hữu tài sản đó. Vì khơng
có hình thái vật chất nào cả, nên nó khơng thể dễ dàng chuyển hóa thành tiền mặt
(ví dụ: sự tín nhiệm của khách hàng, các mối quan hệ của doanh nghiệp, các hợp
đồng lợi thế, các sản phẩm trí tuệ - bao gồm chứng chỉ về phát minh sáng chế, các
bản quyền tác giả, các nhãn hiệu thương mại…). Ngày nay, vai trò của các tài sản
vơ hình càng trở nên quan trọng và nó đang trở thành yếu tố quyết định giá trị
doanh nghiệp.
1.3.2.Các yếu tố tác động lên giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, vì thế giá trị doanh
nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Cụ thể:


10
ă

Th nht, kh nng sinh li ca doanh nghip. Khi định giá giá trị tài sản để đầu

tư, thực chất nhà đầu tư khơng mua tài sản đó mà muốn sở hữu dịng thu nhập do tài
sản đó mang lại cho họ trong tương lai. Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
là mối quan tâm hàng đầu của nh u t khi mua doanh nghip.
ă


Th hai, xu th của lợi nhuận. Kết quả trong quá khứ của doanh nghiệp chỉ là cơ

sở để xem xét, không phải là yếu tố có tính quyết định. Khi nhà đầu tư quyết định
mua doanh nghiệp có nghĩa là họ chấp nhận đánh đổi một lượng của cải chắc chắn
của họ đang có để có cơ hội sở hữu một dịng của cải mà khả năng doanh nghiệp có
thể tạo ra trong tương lai. Điều đó có nghĩa là hoạt động đầu tư có rủi ro. Như vậy
điều gì đã hấp dẫn họ? đó chính là xu thế tăng trưởng lợi nhuận mà doanh nghiệp
tạo ra trong tương lai có thể cao hơn mức mà họ đang kiếm được tương ứng với
mức ri ro ó c nhn dng.
ă

Th ba, s lnh mạnh của tình hình tài chính. Một doanh nghiệp có tình hình tài

chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà
đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an tồn. Những doanh nghiệp có
tiềm lực tài chính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá thấp. Nhà
đầu tư trả giá thấp để có thể đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi
ro mà họ có thể phải gỏnh chu.
ă

Th t, hin trng ca ti sn hu hỡnh. Tài sản hữu hình là những trang thiết bị

cũ hay mới, trình độ cơng nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản
xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng.
Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng
doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai. Nếu hàng tồn kho
khơng phù hợp với hướng hoạt động mới thì chi phí giải quyết hàng tồn kho sẽ làm
tăng chi phí hot ng hay lm gim giỏ tr doanh nghip.
ă


Th nm, tài sản vơ hình. Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền

kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu
hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Các


11
công ty danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị trường.
Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn những sản
phẩm cùng loại khác của các cụng ty vụ danh.
ă

Th sỏu, yu t nhõn s cng được kể đến khi định giá doanh nghiệp. Trong thời

đại ngày nay, mọi thứ đều cơ bản được quyết định bởi năng lực hoạt động của con
người. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được trình độ cơng nghệ như đối thủ,
tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn
trong lao động, địi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải
xây dựng được văn hóa tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó khơng thể thực hiện
trong một thời gian ngắn. Do đó vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt
động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp.
Yếu tố này được quan tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết định năng suất
lao động, một yếu tố chi phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến q
trình đổi mới cơng nghệ và hồn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của
doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.3.3.Các loại giá trị doanh nghip
1.3.3.1.Giỏ tr kim kờ
ă


Giỏ tr kim kờ l giỏ tr của tất cả các tài sản của doanh nghiệp sau khi đã loại

trừ các giá trị các khoản nợ. Giá trị kiểm kê được xác định thông qua việc kiểm kê,
đánh giá lại tất cả các thành phần của tài sản, kể cả tài sản cố định và tài sản lu
ng.
ă

Khi thanh lý doanh nghip, giỏ tr kim kờ phi dựa trên cơ sở những giá trị bị

phân tán. Đó là cách duy nhất có thể thực hiện để phục vụ cho việc phát mãi tài sản
và thanh toán nợ. Trong trường hợp đặc biệt, giá trị có thể bị giảm bớt vì doanh
nghiệp với tư cách là một cấu trúc đã bị phá vỡ, giá trị các tài sản phõn tỏn s l
thuc vo vic bỏn u giỏ.
ă

i vi doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động, giá trị kiểm kê hiện hữu như là một

bộ phận của giá trị tổng thể. Đó là giá trị tài sản thuần đã được đánh giá lại.


12
1.3.3.2.Giá trị tài chính
Giá trị kiểm kê chỉ phản ánh giá trị thuần đã được đánh giá lại của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định. Giá trị này không phản ánh khả năng sinh lời hoặc rủi ro
thua lỗ của doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng người mua tiến hành mua doanh
nghiệp với hy vọng kiếm được lợi nhuận ngắn hạn dưới dạng cổ tức và lợi nhuận
trung, dài hạn dưới dạng giá trị siêu ngạch khi bán lại doanh nghiệp. Do vậy trên
quan điểm của người mua doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp là giá trị tài chính.
Giá trị này được xác định dựa vào các tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu của các
nhà quản lý chứng khoán trên sự định giá của thị trường chứng khoán. Việc mua

hay bán một chứng khoán dựa trên sự phân tích tài chính doanh nghiệp ngầm chứa
việc đầu cơ trên cổ tức và giá bán lại, theo đó nhà đầu tư tiến hành cuộc mua bán
trên cơ sở đối chiếu với các chứng khốn khác hiện có hay các doanh nghiệp hay
của việc bỏ vốn thuần túy tài chính. Giá trị tài chính thường bắt nguồn từ cái nhìn
bên ngồi doanh nghiệp và các chuyển dịch chứng khốn được thực hiện, họ khơng
có ý đồ làm thay đổi hay kiểm sốt doanh nghiệp. Đây chính là quan điểm của các
nhà đầu tư qua thị trường chứng khoán.
1.3.3.3.Giá trị kinh tế
Giá trị tài chính có hạn chế là nó xem đầu tư vào doanh nghiệp chỉ thuần túy là việc
“cho vay lấy lãi” và giá trị được xác định trên cơ sở phân tích thơng tin trên các báo
cáo tài chính khơng phải lúc nào cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về các nhân
tố phát triển doanh nghiệp cũng như triển vọng của nó. Để đánh giá tốt hơn các khả
năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết bên trong
doanh nghiệp hay cấu trúc của doanh nghiệp. Từ đó xuất hiện một quan niệm khác
về giá trị đó là giá trị kinh tế của doanh nghiệp. Giá trị kinh tế của doanh nghiệp
được xác định trên cơ sở giả thiết của một cuộc chuẩn đoán tổng thể doanh nghiệp
về các yếu tố thặng dư hay thiếu hụt tài sản, lượng hóa các yếu tố rủi ro hay thành
cơng… là những yếu tố cần phải tính tới trong các dự tốn cũng như vốn hóa các
kết quả. Nó nhìn doanh nghiệp như một dự án kinh tế ở đó giá trị phê chuẩn một sự


13
phán quyết về việc điều hành kinh doanh và sự thích hợp trong việc lựa chọn chiến
lược phát triển qua các kết quả tài chính.
1.4.Phương pháp định giá doanh nghiệp
Hiện nay, các phương pháp định giá doanh nghiệp có thể được chia làm ba
phương pháp chính: phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền, phương pháp
định giá theo giá trị tài sản thuần và phương pháp định giá theo bội số.
1.4.1.Phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền
Phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền dựa trên lý thuyết tài chính

được mọi người chấp nhận rằng giá trị của một khoản đầu tư chính là những giá trị
tương lai do sự đầu tư đó mang lại được chiết khấu về hiện tại để thể hiện giá trị
theo thời gian của đồng tiền. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp là giá
trị hiện tại của dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp sẽ tạo ra. Tỷ suất chiết khấu
dùng để chiết khấu dòng tiền tương lai thể hiện tỷ suất sinh lời mong muốn của
doanh nghiệp được định giá và rủi ro vốn có của nó.
Phương pháp định giá này gồm hai biến chính là dịng tiền tương lai và tỷ suất
sinh lời mong muốn. Do đó phương pháp này có thể được áp dụng dễ dàng khi hai
biến này có thể dự đốn được với độ tin cậy nhất định. Trên thực tế, phương pháp
định giá phân tích theo dịng tiền là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất.
Theo một tài liệu nội bộ của PricewaterhouseCoopers, có khoảng 90% nhà đầu tư
sử dụng phương pháp phân tích chiết khấu dịng tiền và 65% nhà đầu tư sử dụng mơ
hình định giá tài sản vốn (CAPM) để xác định tỷ suất sinh lời trên vốn2.
1.4.2.Phương pháp định giá theo giá trị tài sản thuần
Phương pháp định giá theo tài sản thường được sử dụng hiện nay là phương
pháp giá trị tài sản thuần. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp bằng với
giá trị thị trường của toàn bộ tài sản trừ đi cho giá trị thị trường của tất cả các khoản
nợ của doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần thường mất
nhiều thời gian và chi phí. Để xác định giá trị thị trường của các loại tài sản hữu
2

Theo Http://www.sme.com.vn ngày 06/09/2003 [31]


14
hình khác nhau của doanh nghiệp, cần phải có sự tham gia nhiều chuyên gia chuyên
định giá cho nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể mất nhiều
thời gian để tìm kiếm các chuyên gia và chi phí cho việc định giá các tài sản của
doanh nghiệp cũng khá cao và tốn kém.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc
định giá các tài sản vơ hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường, nhãn hiệu hàng
hóa, sở hữu trí tuệ… do đó việc xác định giá trị của tài sản vơ hình sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào chủ quan của người định giá dẫn đến việc giá trị của chúng có thể được
định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị hợp lý. Việc định giá sở hữu trí tuệ nếu
khơng tính đến đặc thù của các ngành công nghiệp dựa trên khoa học kỹ thuật cũng
như các công ty tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển có thể sẽ định giá q
thấp sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Vì giá trị doanh nghiệp chỉ là giá trị thị trường của tổng tài sản thuần của
doanh nghiệp tại thời điểm định giá nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của
doanh nghiệp khơng được tính đến trong phương pháp định giá này. Giá trị doanh
nghiệp theo phương pháp định giá giá trị tài sản thuần không phải là giá trị tương lai
mà doanh nghiệp sẽ tạo ra. Nếu áp dụng phương pháp này để định giá một doanh
nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai, giá trị của doanh nghiệp có thể
được định giá q thấp vì khả năng tăng trưởng cao trong tương lai của các doanh
nghiệp này không được tính đến.
Phương pháp định giá giá trị tài sản thuần có thể áp dụng cho doanh nghiệp
“có vấn đề” đang trong giai đoạn thua lỗ và có dịng tiền tương lai âm, vì đối với
các doanh nghiệp này việc dự đốn dịng tiền tương lai sẽ rất khó khăn vì doanh
nghiệp có khả năng bị phá sản. Đối với doanh nghiệp dự kiến sẽ bị phá sản, phương
pháp phân tích chiết khấu dịng tiền thường khơng áp dụng vì phương pháp này xem
doanh nghiệp là một sự đầu tư ln tiếp diễn và tạo ra dịng tiền dương cho nhà đầu
tư. Ngay cả đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng cịn có thể tồn tại được, sẽ
rất khó khăn khi áp dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền vì dịng tiền sẽ phải


15
được dự báo cho đến khi đạt được dòng tiền dương bởi việc chiết khấu về hiện tại
một dòng tiền âm sẽ cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp âm.
Phương pháp này cũng có thể được sử dụng khi phương pháp chiết khấu dòng

tiền cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị của tài sản hữu hình của
doanh nghiệp vì trong trường hợp này giá trị của doanh nghiệp (chẳng hạn như công
ty đầu tư kinh doanh bất động sản) có thể phần lớn phụ thuộc vào giá trị tài sản mà
nó nắm giữ.
1.4.3.Phương pháp định giá theo bội số
Phương pháp định giá theo bội số là phương pháp xác định giá trị của một
doanh nghiệp trên cơ sở giá cổ phiếu của những công ty tương tự được niêm yết
thông qua một bội số thích hợp. Các bội số thường sử dụng có thể là bội số giá trên
thu nhập (P/E), bội số doanh thu và bội số thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT).
Đặc tính của phương pháp định giá theo bội số là rất đơn giản và có thể dùng
để ước đốn giá trị của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Ví dụ như nếu ta chọn
thu nhập làm tiêu chí để định giá thì bội số giá trên thu nhập có thể được sử dụng
bằng cách tính tỷ số giá trên thu nhập của các công ty được chọn làm cơng ty so
sánh để sau đó tính một tỷ số giá trên thu nhập bình quân đại diện cho cả ngành. Để
xác định giá trị của một doanh nghiệp, ta nhân lợi nhuận dự kiến của doanh nhiệp
với bội số giá trên thu nhập bình qn này.
Có thể có rất nhiều những công ty tương tự được niêm yết nên việc chọn lựa
một trong số các công ty này để làm công ty so sánh chủ yếu dựa trên chủ quan của
người định giá. Việc thêm vào hay bớt ra số lượng cơng ty so sánh có thể làm thay
đổi đáng kể giá trị của bội số và do đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Ví
dụ ta đang muốn định giá một doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo bội số giá trên
thu nhập. Tỷ số giá trên thu nhập của ngành sẽ được tính tốn như sau3:

3

Theo tạp chí kế tốn ngày 12/06/2006 [33]


16
Bảng 1.2:Bảng so sánh tỷ số P/E của một số công ty trong ngành SXKD phần mềm

Stt

Công ty so sánh

Tỷ số P/E

1

Adobe System

23,2

2

Autodesk

20,4

3

Broderbund

32,8

4

Computer Associates

18,0


5

Lotus Development

24,1

6

Microsoft

27,4

7

Novell

30,0

8

Oracle

37,8

9

Software Publishing

10,6


10

System Software

15,7

P/E trung bình của ngành

24,0

Nguồn: Tạp chí kế tốn
Nhưng nếu 2 cơng ty có chỉ số cao nhất trong nhóm cơng ty so sánh ở trên
(Oracle: 37,8 và Broderbund: 32,8) khơng được chọn thì tỷ số giá trên thu nhập
bình quân của ngành sẽ thay đổi đáng kể như sau:
Bảng 1.3:Bảng so sánh tỷ số P/E của một số công ty trong ngành SXKD phần mềm
Stt

Công ty so sánh

Tỷ số P/E

1

Adobe System

23,2

2

Autodesk


20,4

3

Computer Associates

18,0

4

Lotus Development

24,1

5

Microsoft

27,4

6

Novell

30,0

7

Software Publishing


10,6

8

System Software

15,7

P/E trung bình của ngành

21,17

Nguồn: Tạp chí kế tốn


17
Mặt khác, nếu thị trường đang đánh giá quá cao tất cả các doanh nghiệp sản
xuất phần mềm trong ví dụ này sẽ dẫn đến tỷ số giá trên thu nhập trung bình của
ngành được đánh giá quá cao và do đó việc định giá theo bội số giá trên thu nhập sẽ
định giá quá cao giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà định giá trong nước
thường chỉ sử dụng phương pháp định giá theo bội số để tham chiếu hay để hỗ trợ
cho phương pháp định giá khác.
Nhìn chung, nếu sử dụng phương pháp định giá khơng phù hợp, giá trị doanh
nghiệp có thể được đánh giá quá cao hay quá thấp. Để có thể tránh được những bất
cập của các phương pháp định giá nhằm xác định được giá trị hợp lý của doanh
nghiệp, cần phải thận trọng trong việc áp dụng các phương pháp định giá và nếu cần
thiết phải có những điều chỉnh cho phù hợp từng ngành, từng loại hình doanh
nghiệp và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Do đó cần thiết có những nghiên cứu sâu hơn về phương pháp định giá cũng

như nghiên cứu về các điều chỉnh thích hợp cho từng ngành hay từng loại hình
doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể đặc biệt là nghiên cứu về phương pháp
định giá và những điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì
những bất cập đã nêu trên của phương pháp định giá phân tích chiết khấu dịng tiền
sử dụng Mơ hình định giá tài sản vốn cho việc xác định giá trị của các doanh nghiệp
này.
1.5.Vai trị định giá trong q trình cổ phần hóa
Như chúng ta cũng đã biết, tiêu chí để xác định kết quả cổ phần hóa doanh
nghiệp có thành cơng hay không chủ yếu dựa vào kết quả định giá doanh nghiệp mà
Ban cổ phần hóa đưa ra. Trong đó, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp định giá
có tính chất quyết định đến việc xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở phần trên, giá trị của doanh nghiệp bao gồm hai thành phần
chính: tài sản cố định và tài sản lưu động, do đó khi vận dụng phương pháp xác
định giá trị doanh nghiệp thì chủ yếu vận dụng sao cho xác định giá trị của hai
thành phần này được chính xác nhất, điều đó có nghĩa là xác định được giá trị thực


18
tế của các tài sản của doanh nghiệp. Có như vậy thì việc định giá doanh nghiệp mới
có ý nghĩa thực sự và nó cũng phản ánh đúng mong muốn của Nhà nước và xã hội.
Cổ phần hóa doanh nghiệp được ví như con dao hai lưỡi trong nền kinh tế.
Trong đó việc vận dụng phương pháp định giá doanh nghiệp mang tính chất quyết
định và là vấn đề then chốt trong cơng tác định giá. Nếu vận dụng chính xác và hợp
lý phương pháp định giá doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa
thành cơng vì trong q trình CPH doanh nghiệp ngồi cơng tác định giá doanh
nghiệp thì bên cạnh đó cịn có các vấn đề có liên quan như: xử lý lao động dơi dư
sau CPH, xử lý các vấn đề tài chính sau CPH, giải quyết các quyền lợi cho NLĐ sau
CPH… nhưng nhìn chung các vấn đề có liên quan này đều ít nhiều bị tác động bởi
kết quả định giá của doanh nghiệp cũng như kết quả CPH. Nếu doanh nghiệp CPH
thành công, trước tiên các chế độ và quyền lợi của NLĐ sẽ tăng lên, doanh nghiệp

xử lý các vấn đề tài chính cũng khá thuận lợi. Như vậy, vơ hình trung đã làm cho
giá trị sản xuất của xã hội tăng lên cùng với niềm tin của xã hội vào cơng cuộc CPH
các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Và ngược lại, nếu q trình CPH
doanh nghiệp khơng thành công trước tiên sẽ ảnh hưởng đến các phúc lợi cho NLĐ
trong chính doanh nghiệp đó, tiếp đến là các hiệu ứng khơng tích cực cho dư luận
và xã hội. Điều này đã làm cho giá trị của xã hội không được phản ánh một cách
trung thực và rõ ràng vì giá trị của cải trong xã hội thơng qua quá trình CPH đã chảy
vào túi riêng của một số thành phần trong xã hội và điều này giống như tảng băng
chìm của nền kinh tế. Nó khơng những phương hại đến quyền lợi của NLĐ mà còn
ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị đạo đức và niềm tin trong nhân dân và xã hội.
1.6.Phương pháp xác định giá trị tài sản vơ hình
1.6.1.Tài sản vơ hình
a) Khái niệm tài sản vơ hình
Như trình bày ở trên, giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vơ hình là các yếu
tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. Tài sản vơ hình cũng như tài sản hữu hình là
những tài sản có giá trị, thời gian hữu ích lâu dài, có hình thái biểu hiện đa dạng.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chủng loại tài sản vơ hình càng phong


19
phú. Thực tế đã chứng minh, giá trị vơ hình của doanh nghiệp là đại lượng có thật,
có thể tính tốn được và trong nhiều trường hợp nó có giá trị rất lớn thậm chí lớn
hơn giá trị hữu hình của doanh nghiệp.
Tài sản vơ hình là những tài sản thể hiện bằng những lợi ích kinh tế. Chúng
khơng có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế với người sở hữu,
và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng4. Tuy tài sản cố định vơ hình là
những tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng vẫn xác định được giá trị và khi
doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng chúng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn được ghi nhận
là tài sản cố định vơ hình5.

b) Đặc im ca ti sn vụ hỡnh
ă

Cú hỡnh thỏi khụng rừ ràng. Các loại tài sản hồn tồn vơ hình như: uy tín trên thị

trường, lịng trung thành mến mộ của khỏch hng, mi quan h kinh doanh
ă

Cú tớnh mi, l một kỹ thuật mới, một sáng chế mới, một sáng tác mới hoặc một

tác phẩm mới không sao chép lại của các tác giả trước. Tính mới là nét đặc trưng
của mặt hàng trí tuệ mới phải động não nhiều để làm ra và phải làm được trước
những người khác vì có những tình huống có nhiều tác giả làm việc tại các địa điểm
khác nhau, nhưng trong cùng một thời gian đã cùng phát hiện ra một kỹ thuật mi.
ă

Vic xỏc nh giỏ tr rt phc tp. Cú loi có thể định giá và mua bán được như:

bản quyền, phát minh sáng chế, chi phí thành lập, vị trí kinh doanh… Bên cạnh đó,
có những tài sản vơ hình vơ giá về giá trị chẳng hạn như chữ tín trong kinh doanh.
Loại tài sản này không thể mua bán được, nó được tạo ra bởi sự cố gắng của tập thể
lãnh đạo cơng nhân tồn doanh nghiệp. Giá trị của những tài sản này không thể đo
đếm được cụ thể nhưng nó được thể hiện ở khả năng sinh li ca doanh nghip.
ă

Tn ti s hao mũn vụ hỡnh của tài sản cố định vơ hình. Đối với tài sản cố định

hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là: hao mòn vật lý (phụ thuộc vào mức độ sử
dụng hoặc bị môi trường thiên nhiên phá hủy) và hao mịn vơ hình (do tiến bộ của
4


Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế hướng dẫn số 4 năm 2000 [28]
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 Tài sản cố định vơ hình, ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 [5]
5


20
khoa học kỹ thuật nên những tài sản hiện tại bị mất giá). Còn đối với những tài sản
cố định vơ hình, chỉ có một hình thức biểu hiện hao mịn đó là hao mịn vơ hình của
những tài sản vơ hình. Sự bùng nổ kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt trên thương
trường và những yếu tố khác đã dẫn đến sự mất giá nhanh chóng của một tài sn c
nh vụ hỡnh no ú.
ă

Thi gian s dng hu ích của một tài sản cố định vơ hình bình thường là một

đại lượng biến đổi, khơng cố định, có thể dài ngắn khác nhau nhưng không phải là
vô hạn định. Sản phẩm trí tuệ, ngồi các tác phẩm văn chương hay nghệ thuật, các
sản phẩm khác có tính thời gian, vì khoa học kỹ thuật ngày nay biến chuyển rt
nhanh.
c) Phõn loi ti sn vụ hỡnh
ă

Cỏc quyn. Mi doanh nghiệp đều có quyền của mình. Những quyền này có thể

tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay khơng
bằng văn bản, là các giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, là các hợp
đồng thuê mướn, hợp đồng cung ứng, hợp đồng phân phối, hợp đồng cung cấp hoặc
các thỏa thuận đặc quyền khác. Giá trị của “quyền” phụ thuộc vào những lợi ích tài

chính mà quyền đó mang li cho doanh nghip.
ă

Mi quan h gia cỏc bờn. Mi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với

các đơn vị, các chủ thể và các cá nhân bên ngồi khác. Mối quan hệ này có thể
khơng thể hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghip.
ă

Cỏc ti sn vụ hỡnh lp thnh nhúm. L giá trị vơ hình thặng dư cịn lại sau khi

tất cả các tài sản vơ hình có thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ ra khỏi tổng
số giá trị tài sản vơ hình, thường được gọi là uy tín. Đặc biệt đối với các cơng ty
đang làm ăn phát đạt và có lợi thế kinh doanh. Uy tín là tài sản vơ hình xuất hiện do
sự hợp nhất hoặc đánh giá tổng hợp bởi các yếu tố như tên tuổi, tiếng tăm, sự bảo
trợ khách hàng, địa điểm, sản phẩm và các yếu tố tương tự khác cú sinh ra cỏc li
th kinh t.
ă

Ti sn s hu trí tuệ. Là những tài sản vơ hình khơng nằm ở dạng vật chất

nhưng chúng có giá trị (do đó có giá cả) vì chúng có khả năng sinh ra trong tương


×