Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

HỒN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN
NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

HỒN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TOÁN
NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ NGÀNH: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TỒN
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực. Luận văn này chưa từng được ai cơng bố dưới bất
cứ hình thức nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Giang


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Phần mở đầu ............................................................................................................. 01
Chƣơng 1: Tổng quan về gian lận và thủ tục kiểm toán nhằm phát
hiện gian lận trên BCTC .................................................................... 07
1.1. Gian lận và những cơng trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 07
1.1.1. Gian lận ............................................................................................................ 07
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về gian lận trên thế giới ................................... 08
1.1.2.1. Cơng trình nghiên cứu của Donald R. Cressey ............................................. 08
1.1.2.2. Cơng trình nghiên cứu của D. W. Steve Albrecht ........................................ 09
1.1.2.3. Báo cáo về gian lận trên BCTC của COSO .................................................. 10
1.1.2.4. Cơng trình nghiên cứu gian lận của ACFE ................................................... 11
1.1.2.5. Tóm lại .......................................................................................................... 14
1.2. Gian lận trên BCTC ............................................................................................ 16

1.2.1. Kỹ thuật gian lận về doanh thu ........................................................................ 16
1.2.2. Kỹ thuật gian lận về nợ phải trả và chi phí ...................................................... 16
1.2.3. Kỹ thuật gian lận về đánh giá sai tài sản .......................................................... 17
1.2.4. Kỹ thuật gian lận về thời gian phát sinh .......................................................... 17
1.2.5. Kỹ thuật gian lận về công bố thông tin cho người sử dụng BCTC ................. 18
1.3. Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và các thủ tục kiểm toán nhằm
phát hiện gian lận theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ...................................... 18
1.3.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
liên quan đến gian lận ..................................................................................... 18
1.3.2. Hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn đối với gian lận ...................................... 19


1.3.3. Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và các thủ tục kiểm toán
nhằm phát hiện gian lận ..................................................................................
1.4. Thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC theo chuẩn
mực kiểm toán quốc tế hiện hành ......................................................................
1.4.1. Đặc điểm của gian lận ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán để phát
hiện gian lận trên BCTC .................................................................................
1.4.2. Thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC trong các
giai đoạn của cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế..................

20
21
21
22

1.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ....................................................................... 23
1.4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ...................................................................... 25
1.4.2.3. Giai đoạn hồn thành kiểm tốn ................................................................... 26
1.4.3. Thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC trong các

giai đoạn của cuộc kiểm tốn theo chương trình kiểm toán ............................ 27
1.4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ........................................................................ 27
1.4.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ....................................................................... 31
1.4.3.3. Giai đoạn hồn thành kiểm tốn .................................................................... 33
1.5. Một số trường hợp gian lận trên BCTC trên thế giới, trách nhiệm của
KTV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................... 34
1.5.1. Trường hợp gian lận của Enron và trách nhiệm liên quan của cơng
ty kiểm tốn Arthur Anderson ........................................................................ 34
1.5.2. Trường hợp gian lận của Lerman Brothers và cáo buộc trách nhiệm
liên quan của cơng ty kiểm tốn EY ............................................................... 34
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................. 38
Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 39
Chƣơng 2: Thực trạng về gian lận trên BCTC và các thủ tục kiểm
toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC tại Việt Nam ................. 41
2.1. Tổng quan về gian lận trên BCTC của các công ty tại Việt Nam ...................... 41
2.1.1. Một số trường hợp gian lận trên BCTC và kỹ thuật gian lận trên
BCTC của các công ty tại Việt Nam .............................................................. 41
2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng gian lận trên BCTC của các công ty
tại Việt Nam .................................................................................................... 44
2.2. Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và các thủ tục kiểm tốn có
liên quan ............................................................................................................ 46


2.2.1. Trách nhiện của KTV khi hành nghề kiểm toán .............................................. 46
2.2.2. Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận theo chuẩn mực kiểm
toán ............................................................................................................................. 47
2.3. Thực trạng các thủ tục kiểm toán được áp dụng nhằm phát hiện gian
lận trên BCTC .................................................................................................... 48
2.3.1. Đặc điểm của các công ty kiểm toán tại Việt Nam ảnh hưởng đến
thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC .................................. 48

2.3.2. Khảo sát các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
được áp dụng tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam ..................................... 50
2.3.3. Thủ tục kiểm toán được áp dụng trong các giai đoạn của cuộc kiểm
toán ............................................................................................................................. 52
2.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ....................................................................... 52
2.3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ...................................................................... 55
2.3.3.3. Giai đoạn hồn thành kiểm tốn ................................................................... 58
2.4. Đánh giá chung về thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên
BCTC của các công ty tại Việt Nam ................................................................. 59
2.4.1. Đánh giá về các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong thực tế ....................... 59
2.4.1.1. Nhận xét chung ............................................................................................. 59
2.4.1.2. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ....................................................................... 60
2.4.1.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ...................................................................... 61
2.4.1.4. Giai đoạn hồn thành kiểm tốn ................................................................... 63
2.4.2. Đánh giá khác .................................................................................................. 64
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................................... 67
Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 67
Chƣơng 3: Hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận
trên BCTC của các cơng ty tại Việt Nam ........................................... 69
3.1. Quan điểm hồn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận
trên BCTC của các công ty tại Việt Nam .......................................................... 69
3.1.1. Phù hợp giữa chuẩn mực kiểm toán quốc tế và môi trường Việt
Nam ............................................................................................................................ 69


3.1.2. Minh bạch thông tin trên BCTC ...................................................................... 69
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm phát hiện gian lận của KTV ......................................... 70
3.2. Giải pháp hồn thiện các thủ tục kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận
trên BCTC của các công ty tại Việt Nam .......................................................... 70
3.2.1. Giải pháp đối với một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục

kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC .............................................. 72
3.2.1.1. Cập nhật chương trình kiểm tốn đang được áp dụng theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam được áp dụng từ năm 2014 ................................. 71
3.2.1.2. Nâng cao trách nhiệm của KTV ................................................................... 72
3.2.2. Giải pháp đối với các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong từng
giai đoạn kiểm toán ......................................................................................... 73
3.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ....................................................................... 73
3.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm tốn ...................................................................... 78
3.2.2.3. Giai đoạn hồn thành kiểm toán ................................................................... 82
3.2.3. Giải pháp đối với một số vấn đề liên quan ...................................................... 83
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................... 83
3.2.3.2. Tăng cường hợp tác với các cơng ty kiểm tốn Quốc tế .............................. 84
3.2.3.3. Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng bên trong doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 85
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................. 85
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở dữ
liệu chính thức về gian lận trên BCTC ........................................................... 85
3.3.2. Kiến nghị đối với hiệp hội nghề nghiệp và cơng ty kiểm tốn về
việc xây dựng chương trình kiểm tốn phù hợp với từng nhóm
doanh nghiệp và từng lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh ................................. 86
3.3.3. Kiến nghị về việc tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện
dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán ........................... 88
Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 89
Kết luận chung ......................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACFE : Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (The Association of Certified

Fraud Examiners)
BCTC : Báo cáo tài chính
COSO : Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC
(The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission)
HoSE

: Sở Giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh

ISA

: Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế

KTV

: Kiểm toán viên

SEC

: Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (U.S. Securities and Exchange
Commission)

VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VSA

: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Tên một số chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam
ISA 200: Mục tiêu tổng thể của KTV khi thực hiện kiểm toán
ISA 240: Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán

BCTC
ISA 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC
ISA 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về
đơn vị được kiểm tốn và môi trường của đơn vị
ISA 330: Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá
ISA 500: Bằng chứng kiểm toán
ISA 550: Các bên liên quan
ISA 520: Thủ tục phân tích
ISA 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC


VSA 200: Mục tiêu tổng thể của KTV khi thực hiện kiểm toán
VSA 240: Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn
BCTC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khảo sát thực hiện thủ tục tìm hiểu hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Khảo sát thực hiện thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm sốt
Bảng 2.3: Khảo sát thực hiện thủ tục tìm hiểu các rủi ro
Bảng 2.4: Khảo sát thực hiện thủ tục phân tích
Bảng 2.5: Khảo sát đánh giá hiệu quả của thủ tục phân tích
Bảng 2.6: Khảo sát quy định thảo luận nhóm kiểm tốn
Bảng 2.7: Khảo sát đánh giá thủ tục phát hiện gian lận của Ban Giám đốc
Bảng 2.8: Khảo sát về thu thập bằng chứng
Bảng 2.9: Khảo sát đánh giá hiệu quả của thủ tục kiểm toán
Bảng 2.10: Khảo sát về thủ tục kiểm toán khoản mục doanh thu
Bảng 2.11: Khảo sát bằng chứng thảo luận nhóm kiểm tốn
Bảng 2.12: Khảo sát hiệu quả trao đổi trong nhóm kiểm tốn
Bảng 2.13: Khảo sát vai trị của thủ tục phân tích ở giai đoạn hồn thành kiểm

tốn


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về thơng tin, đặc biệt là thơng tin
tài chính ngày càng cao. Những thơng tin này giữ vai trị quan trọng trong việc ra
quyết định của người quản lý, nhà đầu tư hay các bên có liên quan khác. Vì vậy,
u cầu về tính trung thực và minh bạch của các thơng tin tài chính được cơng bố là
rất cần thiết.
Trên thế giới, gian lận trên báo cáo tài chính (BCTC) không phải mới xuất hiện,
nhưng khi quy mô của doanh nghiệp ngày một lớn và có tầm ảnh hưởng trong nền
kinh tế thêm sâu rộng thì những gian lận trên BCTC có thể sẽ dẫn đến những tổn
thất kinh tế nghiêm trọng hơn. Người thực hiện gian lận có thể là nhân viên, lãnh
đạo công ty, và trong một số trường hợp có sự tiếp tay từ những KTV độc lập mà
điển hình là vụ gian lận của cơng ty Enron.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xảy ra nhiều vụ việc gian lận trên
BCTC. Có nhiều nguyên nhân khi gian lận không được phát hiện, trong đó có trách
nhiệm của KTV và cơng ty kiểm tốn, cũng như những thiếu sót của các thủ tục
kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận trên BCTC. Thời gian hoạt động của nghề kiểm
toán tại Việt Nam trong khoảng 20 năm, thời gian này chưa đủ để đào tạo được lực
lượng KTV chuyên nghiệp với trình độ ngang tầm thế giới, cũng như môi trường
hoạt động của nghề nghiệp kiểm tốn chưa được hồn thiện.
Vì vậy, việc hồn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
với mục đích nâng cao chất lượng thơng tin của cơng ty khi cơng bố ra bên ngồi là
một chủ đề mang tính thời sự. Đó là là lý do người viết chọn đề tại “Hồn thiện thủ
tục kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận trên BCTC tại Việt Nam”. Thơng qua phân
tích một số kỹ thuật gian lận phổ biến trên thế giới và Việt Nam, hệ thống các thủ
tục kiểm toán đang được áp dụng để phát hiện gian lận, từ đó đưa ra những đánh
giá, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các thủ tục kiểm toán nhằm phát

hiện gian lận trên BCTC.
2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trƣớc đây
2.1. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện thủ tục kiểm sốt trong kiểm tốn báo cáo
tài chính nhằm phát hiện gian lận và sai sót tại các cơng ty đại chúng Việt
Nam”, tác giả: Lê Duy Ngọc, năm 2009


Luận văn của tác giả Lê Duy Ngọc đã:
- Dựa trên các cơng trình nghiên cứu về gian lận và sai sót trên thế giới để đưa ra
tổng quan về gian lận;
- Nêu một số vụ việc gian lận và sai sót trên BCTC có giá trị thiệt hại lớn và ảnh
hưởng đến các quy định về kế toán, kiểm toán trong khoảng thời gian phát sinh;
- Các kỹ thuật gian lận trên BCTC được mô tả ngắn gọn, dựa trên tần suất số gian
lận được thống kê;
- Mô tả khái quát về các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trên
BCTC, mơ tả cụ thể thủ tục kiểm toán đối với một số phần hành quan trọng;
- Đề ra giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót
trên BCTC.
Một số hạn chế của luận văn:
- Luận văn được thực hiện dựa trên chuẩn mực kiểm toán Quốc tế đang có hiệu lực
tại thời điểm trước năm 2009, dẫn đến những yêu cầu về thủ tục kiểm toán, cách
tiếp cận rủi ro có gian lận đó có những thay đổi đáng kể ở thời điểm hiện tại.
- Tại thời điểm luận văn được thực hiện, chương trình kiểm tốn được áp dụng tại
những cơng ty kiểm tốn Việt Nam cịn nhiều thiếu sót nên cịn nhiều hạn chế trong
việc phát hiện gian lận trên BCTC, do vậy một số nhận xét, giải pháp khơng cịn
phù hợp với tình hình hiện nay.
- Chương trình kiểm tốn, thủ tục kiểm tốn được nêu trong luận văn cịn chung
chung, tác giả sử dụng quan điểm cá nhân nhiều trong nhận xét những thủ tục kiểm
toán được áp dụng, dẫn đến những nhận xét này thiếu tính khách quan.
Những điểm cần thực hiện:

- Sử dụng chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Việt Nam có hiệu lực gần nhất làm cơ
sở lý thuyết.
- Tìm hiểu về những chương trình kiểm tốn đang được áp dụng trong thực tế hiện
nay.
- Thực hiện khảo sát thực tế nhằm đưa ra những nhận xét khách quan về thực trạng
các thủ tục kiểm toán đang được áp dụng, từ đó nêu lên những giải pháp, kiến nghị
phù hợp.


2.2 Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện thủ tục kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận
trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam”, tác giả: Lý Trần
Kim Ngân, năm 2011
Luận văn của tác giả Lý Trần Kim Ngân đã:
- Dựa trên các cơng trình nghiên cứu về gian lận trên thế giới để đưa ra tổng quan
về gian lận;
- Nêu một số vụ việc gian lận trên BCTC có giá trị thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến
các quy định về kế toán, kiểm toán trong khoảng thời gian phát sinh;
- Tập trung vào gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết, chủ yếu là các kỹ
thuật gian lận về doanh thu và chi phí;
- Thơng qua khảo sát thực tế, mơ tả thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên
BCTC trong thực tế, tách biệt giữa nhóm cơng ty kiểm tốn Big Four và nhóm cơng
ty kiểm tốn có quy mô vừa;
- Đánh giá về các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong thực tế;
- Đưa ra những giải pháp để hồn thiện thủ tục kiểm tốn phát hiện gian lận trên
BCTC.
Một số hạn chế của luận văn:
- Thực trạng các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC được trình
bày theo từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, nhưng nhận xét về thực trạng này chưa
cụ thể cho từng giai đoạn, dẫn đến chưa có giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn của
cuộc kiểm toán.

- Giữa khảo sát thực trạng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
được sử dụng, nhận xét về thực trạng này và giải pháp đưa ra nhằm hồn thiện các
thủ tục kiểm tốn nêu trên chưa có mối liên hệ rõ ràng.
Những điểm cần thực hiện:
- Ở mỗi giai đoạn kiểm tốn cần có những nhận xét cụ thể về các thủ tục kiểm toán
nhằm phát hiện gian lận trên BCTC đang được áp dụng, từ đó làm cơ sở cho những
giải pháp hồn thiện những thủ tục kiểm toán cho từng giai đoạn của cuộc kiểm
toán.
- Giữa nội dung khảo sát thực tế, nhận xét về các thủ tục được kiểm toán và các giải
pháp, kiến nghị được đưa ra cần phù hợp với nhau.


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về gian lận và các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
đang được áp dụng, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các
thủ tục kiểm toán này.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu có liên quan quan đến gian lận, đưa
ra những kết luận dựa trên những cơng trình nghiên cứu đã tìm hiểu.
Thứ hai, nghiên cứu về các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến gian lận. Tìm hiểu
về trách nhiệm của các bên liên quan đến gian lận và các thủ tục kiểm toán được
quy định nhằm phát hiện gian lận trên BCTC.
Thứ ba, tìm hiểu về các trường hợp gian lận trên BCTC diễn ra trong thực tế. Tìm
hiểu và khảo sát về những thủ tục kiểm toán thực tế được áp dụng nhằm phát hiện
gian lận trên BCTC, đưa ra những nhận xét về thủ tục kiểm toán đang được áp
dụng.
Thứ tư, từ các quy định và thực tế áp dụng để đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC.
4. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến gian lận? Phương pháp
nghiên cứu được áp dụng là gì? Những kết luận đưa ra là gì?
Thứ hai, theo chuẩn mực kiểm tốn thì thế nào là gian lận trên BCTC? Trách nhiệm
của các bên liên quan đến gian lận trên BCTC như thế nào? Các thủ tục kiểm toán
nhằm phát hiện gian lận trên BCTC được quy định như thế nào?
Thứ ba, gian lận trên BCTC trong thực tế như thế nào? Những kỹ thuật gian lận nào
được sử dụng? Các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC được áp
dụng trong thực tế như thế nào?
Thứ tư, người viết đánh giá như thế nào về những thủ tục kiểm toán để phát hiện
gian lận trên BCTC được áp dụng trong thực tế? Cần làm như thế nào để hoàn thiện
hơn những thủ tục kiểm toán này?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
được quy định và áp dụng trong thực tế. Đối tượng để chọn mẫu thực hiện khảo sát
thực tế các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC là các thủ tục
kiểm tốn của các nhóm cơng ty:
+ Cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four và cơng ty kiểm tốn nước ngồi tại Việt
Nam.
+ Cơng ty kiểm tốn Việt Nam và là thành viên của một hãng kiểm toán nước
ngồi.
+ Cơng ty kiểm tốn Việt Nam và khơng là thành viên của bất kỳ một hãng kiểm
tốn nước ngồi nào.
- Tài liệu nghiên cứu dựa trên những cơng trình nghiên cứu được thực hiện trước
đây và đã được công bố; Tham khảo một số chương trình kiểm tốn đang được áp
dụng hiện nay của một số công ty kiểm toán. Dữ liệu sử dụng được tổng hợp từ
khảo sát thực tế tìm hiểu về các thủ tục kiểm tốn để phát hiện gian lận trên BCTC
được áp dụng.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung vào kiểm toán độc lập trong kiểm tốn BCTC, khơng đề cập đến kiểm
tốn nhà nước và kiểm toán nội bộ.
- Chú trọng nghiên cứu gian lận trên BCTC, và các thủ tục kiểm toán để phát hiện
những gian lận này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp so sánh các lý thuyết nền về gian lận, quan điểm của các tổ
chức nghề nghiệp có tính quốc tế, cũng như kết quả nghiên cứu của các tổ chức này
đã thực hiện để chọn ra được một quan điểm về gian lận phù hợp.
Liệt kê, hệ thống các quy định về trách nhiệm của các bên liên quan đến gian lận;
Hệ thống các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC được quy định
theo chuẩn mực kiểm toán.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả khi thu thập và tổng hợp ý kiến của những
người hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
Dựa vào kết quả thu thập được và những thơng tin tìm hiểu được, người viết đưa ra
những đánh giá, nhận xét về các thủ tục kiểm toán đang được áp dụng trong thực tế.


Từ những lý thuyết đã nghiên cứu, những chương trình kiểm toán đang được sử
dụng cũng như kết quả thu thập được từ khảo sát thực tế, người viết sử dụng
phương pháp suy diễn – định tính để đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC.
7. Những đóng góp của đề tài
- Mơ tả khái qt về các kỹ thuật gian lận trên BCTC theo điều tra của ACFE;
- Liên hệ các kỹ thuật gian lận trên BCTC trên thế giới với tình hình thực tế tại Việt
Nam, từ đó đưa ra đánh giá chung về tình hình gian lận trên BCTC tại Việt Nam;
- Sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành và chuẩn mực kiểm tốn Việt
Nam có hiệu lực năm 2014 là các quy định chính ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ
tục kiểm tốn được áp dụng;
- Mơ tả thủ tục kiểm toán phát hiện gian lận trên BCTC được áp dụng trong thực tế,

tách biệt giữa nhóm cơng ty Big Four và nhóm cơng ty sử dụng chương trình kiểm
tốn mẫu và tự thiết lập. Trình bày các thủ tục kiểm toán này theo từng giai đoạn
của cuộc kiểm toán;
- Đánh giá việc áp dụng các thủ tục kiểm toán này trong từng giai đoạn của cuộc
kiểm toán trong thực tế, từ đó đề ra giải pháp cụ thể để hồn thiện những thủ tục
kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận trên BCTC đang được áp dụng;
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm
phát hiện gian lận trên BCTC dựa trên những đánh giá đã được đưa ra.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu theo ba phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về gian lận và thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên
BCTC
Chương 2: Thực trạng về gian lận trên BCTC và các thủ tục kiểm toán nhằm phát
hiện gian lận trên BCTC tại Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện các thủ tục kiểm tốn nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
của các cơng ty tại Việt Nam


Chƣơng 1: Tổng quan về gian lận và thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian
lận trên BCTC
1.1. Gian lận và những cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Gian lận
Theo từ điển tiếng Việt, “gian lận: có hành vi dối trá, mánh khóe lừa lọc”
(Viện Ngơn ngữ học, 2003, trang 390).
Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA) 240, gian lận là hành vi cố ý do
một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ
ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (The Association of
Certified Fraud Examiners - ACFE), theo nghĩa rộng, gian lận là những hành vi sử
dụng cách thức lừa đảo như là thủ đoạn chính để phạm tội nhằm đạt được một lợi

ích nào đó.
Gian lận trong một cơng ty có thể được thực hiện bởi các yếu tố bên trong
công ty như nhân viên, quản lý, chủ sở hữu công ty, hay được thực hiện bởi các yếu
tố bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp hay các bên khác. Gian lận thường
được thực hiện bởi các cá nhân hơn là các tổ chức.
Gian lận từ bên ngồi cơng ty bao gồm nhiều loại gian lận khác nhau. Các nhà
cung cấp khơng trung thực có thể tham gia vào các kế hoạch thông đồng giá đấu
thầu, gửi hóa đơn u cầu thanh tốn đến cơng ty cho những sản phẩm, dịch vụ
không thực sự cung cấp, hoặc yêu cầu nhận một khoản hối lộ từ các nhân viên của
công ty. Tương tự như vậy, khách hàng không trung thực có thể làm sai lệch thơng
tin thanh tốn, hoặc có thể cố gắng để biển thủ hay giảm bớt số sản phẩm phải hoàn
trả lại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mối đe dọa về an ninh như bị
vi phạm hay bị đánh cắp về sở hữu trí tuệ, thơng tin độc quyền …
Gian lận từ bên trong công ty hay gian lận nghề nghiệp (occupational fraud) có
thể được định nghĩa là "Việc sử dụng nghề nghiệp của một người để làm giàu cho
cá nhân thông qua cố ý lạm dụng hoặc sử dụng sai nguồn lực hay tài sản của tổ
chức.” (ACFE, 2008, trang 6).
Gian lận nghề nghiệp gồm có 3 loại:
Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ hay lạm dụng tài sản của tổ
chức (ví dụ: biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, …);


Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ
tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết
với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba;
Gian lận trên BCTC: Là trường hợp các thông tin trên BCTC bị sai lệch, phản
ảnh khơng trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt người sử
dụng BCTC (ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả – hay chi phí, …).
Gian lận trên BCTC là một trong ba loại gian lận nghề nghiệp, nên mục đích
cuối cùng của gian lận trên BCTC là nhằm thu lợi bất chính thơng qua cách thức

lừa gạt đối tượng khác. Theo ISA 240, gian lận trên BCTC là hành vi dẫn đến sai
sót trong BCTC một cách cố ý để làm người sử dụng BCTC hiểu sai về tình hình
hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Gian lận trên BCTC có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật và được tổ
chức chặt chẽ để nhằm che giấu hành vi gian lận.
Hành vi gian lận bao gồm: làm giả tài liệu hoặc thay đổi ghi chép, chứng từ;
trình bày sai, cố ý bỏ sót sự kiện, nghiệp vụ hay thông tin quan trọng khác; cố ý áp
dụng sai các ngun tắc kế tốn liên quan đến tính tốn, phân loại, trình bày và
cơng bố thơng tin.
Một số hành vi che dấu gian lận trên BCTC như: giả mạo hồ sơ, cố ý không
ghi chép các giao dịch, hoặc cố ý cung cấp các giải trình sai cho KTV, có sự thơng
đồng để làm cho KTV tin rằng bằng chứng kiểm toán là đáng tin cậy trong khi thực
tế đó là những bằng chứng giả.
Tóm lại, gian lận là hành vi cố ý được thực hiện để lừa gạt những đối tượng
khác, có thể được thực hiện bởi cá nhân hay tổ chức. Kết quả của hành vi gian lận
là bên xảy ra gian lận bị thiệt hại và bên thực hiện gian lận đạt được mục đích như
tiền, tài sản, đảm bảo lợi ích cho cá nhân hay tổ chức.
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về gian lận trên thế giới
1.1.2.1.
Cơng trình nghiên cứu của Donald R. Cressey
Donald R. Cressey (1919-1987) là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại
học Indiana (Mỹ). Nghiên cứu của Cressey phân tích hai loại gian lận là tham ơ và
biển thủ tài sản, ông thực hiện khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế, từ
đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Từ nghiên cứu này, ơng
đưa ra mơ hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày các nhân tố ảnh


hưởng đến hành vi gian lận. Mơ hình này đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi, trong
đó có lĩnh vực kiểm tốn.
Tam giác gian lận gồm có ba yếu tố:

Áp lực: Gian lận có thể phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức
chịu áp lực. Áp lực có thể là những vấn đề khó khăn trong cuộc sống cá nhân, cũng
có thể là do áp lực được đặt lên một tổ chức khi phải đạt được một mục tiêu do cấp
trên đề ra. Một số ví dụ về nhân tố áp lực như: Khó khăn về kinh doanh; Nợ nần,
thâm hụt về tài chính; Muốn ngang bằng với người khác; Cần phải đạt được mục
tiêu đã đề ra…
Cơ hội: Khi có áp lực thì khả năng xảy ra gian lận là cao nếu người thực hiện
gian lận có cơ hội. Gian lận có thể phát sinh khi một người nhận thấy rằng ở vị trí
cơng việc của mình có thể thực hiện hành vi gian lận mà khơng có sự giám sát hay
phát hiện nào từ phía người chủ doanh nghiệp.
Thái độ, cá tính: Gian lận có được thực hiện hay khơng phụ thuộc nhiều vào
thái độ, cá tính của người có khả năng thực hiện gian lận. Khơng phải bất kỳ ai khi
có áp lực và có cơ hội đều thực hiện gian lận.
Tam giác gian lận đã ra đời từ lâu và không phải mọi trường hợp gian lận đều
có thể áp dụng được mơ hình này. Tuy nhiên hiện nay tam giác gian lận vẫn được
sử dụng một cách hiệu quả để lý giải nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ gian lận trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
1.1.2.2.

Cơng trình nghiên cứu của D. W. Steve Albrecht

D. W. Steve Albrecht là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học
Brigham Young (Mỹ). Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey
đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980. Nghiên cứu
được tiến hành dựa trên khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi, và
người tham gia vào cơng trình nghiên cứu này là KTV nội bộ ở các công ty tại Mỹ.
Mục đích cơng trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của
sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng.
Theo kết quả của cơng trình nghiên cứu, một số dấu hiệu cho thấy khả năng
xuất hiện gian lận cao như: Dấu hiệu đối với nhân viên như: Sống dưới mức trung

bình; Nợ nần cao; Q mong muốn có thu nhập cao; Có mối liên hệ thân thiết với
khách hàng …; Dấu hiệu đối với tổ chức như: Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên


chủ chốt; Thiếu thủ tục xét duyệt, phê chuẩn thích hợp; Thiếu kiểm tra soát xét độc
lập với việc thực hiện …
Từ kết quả nêu trên, mơ hình về bàn cân gian lận đã được xây dựng. Mơ hình
này gồm có ba yếu tố: Hồn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính trung thực
của cá nhân. Theo đó, khi hồn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng
với tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao và ngược
lại, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm
chính cao thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp.
Với những kết quả có được từ cơng trình nghiên cứu này, cùng với mơ hình về
bàn cân gian lận đã đóng góp nhiều cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hữu
hiệu.
1.1.2.3.

Báo cáo về gian lận trên BCTC của COSO

COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi
lập BCTC, được thành lập năm 1985. Ủy ban này đã thực hiện nghiên cứu về gian
lận trên BCTC và đã phát hành hai báo cáo là Báo cáo COSO năm 1999 và Báo cáo
COSO năm 2010.
Báo cáo COSO năm 2010 về gian lận trên BCTC từ năm 1998 đến năm 2007
(Fraudulent Financial Reporting: 1998-2007) được thực hiện dựa trên 347 trường
hợp có gian lận bị cáo buộc bởi SEC (U.S. Securities and Exchange Commisstion Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ) trong khoảng thời gian từ tháng 01/1998 đến tháng
12/2007. Những thông tin điều tra của SEC là một trong những nguồn thơng tin có
tính tồn diện về những trường hợp bị cáo buộc có gian lận trên BCTC tại Mỹ.
Nghiên cứu này cập nhật những kiến thức về gian lận tiếp theo báo cáo COSO 1999

nghiên cứu về gian lận trên BCTC từ năm 1987 đến 1997.
Một số kết luận từ báo cáo COSO 2010 như sau:
Thứ nhất, gian lận trên BCTC vẫn tồn tại và tiếp tục được chú ý. SEC đã cáo
buộc 347 cơng ty đại chúng có thực hiện gian lận trong khoảng thời gian 10 năm từ
1998 – 2007, trong đó, thiệt hại của mỗi vụ gian lận đều tăng lên đáng kể so với báo
cáo COSO 1999. Trong những vụ gian lận có thiệt hại lớn từ đầu những năm 2000,
gian lận trung bình là 12,05 triệu USD, lớn hơn gấp 3 lần so với gian lận trung bình
theo báo cáo COSO 1999 là 4,1 triệu USD.


Thứ hai, có gần 90% Giám đốc điều hành (CEO) và/hoặc Giám đốc tài chính
(CFO) có mức độ tham gia vào các vụ gian lận khác nhau, tăng so với tỷ lệ 83%
theo báo cáo COSO năm 1999. Ban quản trị, KTV, nhà điều hành cần tìm kiếm
thêm những cơng cụ bổ sung để đánh giá tính tồn diện và nhạy cảm trong quản lý
với áp lực từ gian lận.
Thứ ba, gian lận về doanh thu tiếp tục là loại gian lận được thực hiện nhiều
nhất, chiếm 60% trường hợp gian lận do SEC điều tra. Nghiên cứu thêm về các
phương pháp gian lận trong doanh thu có thể phát hiện được cách thức mới để giải
quyết rủi ro gian lận trong doanh thu.
Thứ tư, thay đổi KTV được nhiều công ty lựa chọn để loại bỏ gian lận trên
BCTC.
Thứ năm, gian lận để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân và tổ chức
có liên quan. Cá nhân có thể phải đối mặt với các khoản tiền phạt dân sự, những
điều khoản ngăn cấm của SEC, hoàn trả lại khoản gian lận, và có thể bị truy tố hình
sự. Cơng ty có gian lận phải trải qua những đợt cổ phiếu giảm giá đáng kể bất
thường theo hướng tiêu cực, phải đối mặt với nguy cơ phá sản, hủy bỏ niêm yết, và
bán những tài sản chính với tỷ lệ cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khơng có
gian lận.
1.1.2.4.


Cơng trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian
lận Hoa Kỳ (ACFE)

Năm 1993, ACFE ra đời tại Hoa Kỳ và cho đến nay thì đây là tổ chức nghiên
cứu và điều tra về gian lận có quy mơ lớn nhất thế giới. Từ năm 1993 đến năm
1995, cuộc điều tra đầu tiên của tổ chức này đã được thực hiện. Sau đó, trong các
năm 2002, 2004, 2006, 2008, ACFE tiếp tục nghiên cứu về gian lận trên quy mơ
tồn nước Mỹ. Trong các cuộc điều tra vào năm 2010 và 2012, cuộc điều tra đã
được mở rộng ra trên quy mơ tồn thế giới. Kết quả điều tra năm 2010 được dựa
trên 1.843 trường hợp của gian lận trong nghề nghiệp qua thực hiện khảo sát ở 106
quốc gia. Tương tự trong năm 2012, kết quả điều tra năm được dựa trên 1.388
trường hợp gian lận nghề nghiệp được khảo sát ở 96 quốc gia trên thế giới. Kết quả
điều tra của năm 2010 và 2012 được thực hiện thông qua cuộc khảo sát trực tuyến
(online survey) được gửi đến các thành viên của ACFE ở các quốc gia khác nhau.
Các thông tin thu thập của ACFE chủ yếu tập trung vào cách thức gian lận nghề
nghiệp được thực hiện như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện
gian lận nghề nghiệp.


Một số kết quả được công bố từ cuộc điều tra năm 2012 của ACFE như sau:
Gian lận gây ra thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 3.500 tỷ USD (được
ước tính dựa trên tổng sản phẩm thế giới (Gross World Product)).
Thiệt hại trung bình bởi gian lận nghề nghiệp là 140.000 USD, hơn 1/5 trường
hợp bị thiệt hại ít nhất 1 triệu USD. Thời gian gian lận diễn ra trung bình 18 tháng
trước khi được phát hiện.
Biển thủ tài sản là loại gian lận phổ biến nhất, chiếm 86,7% trường hợp, và là
loại gian lận có thiệt hại thấp nhất với thiệt hại trung bình là 120.000 USD. Tham ơ
ở vị trí thứ hai, chiếm 33,4% trường hợp với thiệt hại trung bình là 250.000 USD.
Gian lận trên BCTC chiếm 7,6% trường hợp, nhưng số thiệt hại trung bình lớn nhất
với 1 triệu USD.

Gian lận nghề nghiệp có nhiều khả năng được phát hiện bởi nguồn thơng tin
nội bộ hơn bất cứ cách thức nào khác. Phần lớn những thông tin này được cung cấp
bởi nhân viên của những tổ chức có gian lận.
Tham ơ và gian lận trong thanh toán là rủi ro lớn nhất cho các tổ chức trên thế
giới. Trong tất cả các vùng lãnh thổ địa lý, hai loại gian lận này chiếm hơn 50% số
gian lận được điều tra.
Gian lận nghề nghiệp là mối đe dọa lớn cho các tổ chức nhỏ. Những tổ chức
nhỏ nhất trong điều tra này phải chịu những thiệt hại lớn nhất. Những tổ chức này ít
sử dụng kiểm soát chống gian lận hơn những doanh nghiệp lớn hơn và do đó làm
gia tăng thiệt hại bởi gian lận.
Tương tự như những điều tra trước đây, lĩnh vực bị thiệt hại phổ biến nhất là
ngân hàng và dịch vụ tài chính, chính phủ và hành chính cơng, lĩnh vực sản xuất.
Sự hiện hữu của kiểm soát chống gian lận có mối tương quan đáng để với
giảm tổn thất và thời gian của kế hoạch gian lận nghề nghiệp.
Người thực hiện gian lận có quyền hành ở mức độ càng cao thì mức thiệt hại
càng lớn. Thiệt hại trung bình của gian lận được thực hiện bởi chủ sở hữu hay
người điều hành là 573.000 USD, người quản lý là 180.000 USD và nhân viên là
60.000 USD.
Người thực hiện gian lận làm việc trong thời gian dài tại tổ chức thì thiệt hại
do gian lận gây ra có khuynh hướng cao hơn. Người thực hiện gian lận với hơn 10
năm kinh nghiệm trong doanh nghiệp gây ra thiệt hại trong bình khoảng 229.000


USD. Ngược lại, người có 1 năm kinh nghiệm thì thiệt hại trung bình chỉ khoảng
25.000 USD.
Đa số gian lận (77%) được thực hiện bởi những cá nhân làm việc trong 6 bộ
phận: kế toán, điều hành, bán hàng, quản lý cấp cao, dịch vụ khách hàng và mua
hàng, tương tự như điều tra năm 2010.
Hầu hết người thực hiện gian lận là người lần đầu tiên phạm tội trong thời gian
đi làm. Khoảng 87% thủ phạm của gian lận chưa từng phải chịu trách nhiệm hay bị

kết án do gian lận, và 84% chưa từng bị phạt hay sa thải bởi nhà tuyển dụng vì
những gian lận có liên quan.
Trong 81% trường hợp, người thực hiện gian lận thể hiện một hay nhiều hơn
những dấu hiệu cảnh báo liên quan đến gian lận được thực hiện. Chi tiêu vượt quá
khả năng kinh tế (36% trường hợp), khó khăn về tài chính (27%), có liên hệ thân
thiết bất thường với khách hàng và nhà cung cấp (19%) và có nhiều vấn đề về kiểm
soát (18%) là những dấu hiệu cảnh báo phổ biến.
49% các tổ chức không thu hồi lại được bất cứ khoản thiệt hại nào mà họ đã
phải chịu do gian lận.
Từ những kết quả điều tra này, ACFE đưa ra những kết luận và khuyến
cáo như sau:
Cung cấp thơng tin về những cá nhân có biểu hiện đáng ngờ là một phần quan
trọng trong chương trình chống gian lận. Cơ chế báo cáo gian lận, ví dụ như đường
dây nóng, nên được thiết lập để nhận được những thông tin từ cả nguồn lực bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Cơ chế báo cáo cho phép giấu tên và bảo mật
thơng tin, nhân viên được khuyến khích để báo cáo những hoạt động đáng ngờ mà
không lo sợ bị trả thù.
Các tổ chức không thể dựa vào kiểm tốn từ bên ngồi như một cách thức
chính để phát hiện gian lận. KTV thực hiện những điều tra thông thường như trong
nghiên cứu này, tuy nhiên, họ chỉ phát hiện được 3% gian lận được báo cáo, và họ
thực hiện không tốt trong việc hạn chế thiệt hại do gian lận gây ra. Thực hiện kiểm
tốn có vai trị quan trọng trong những kiểm sốt chống gian lận, nhưng các tổ chức
khơng nên dựa hồn tồn vào kiểm toán.
Mục tiêu huấn luyện nhân viên và người quản lý nhận biết về gian lận là phần
chính của chương trình ngăn ngừa và phát hiện gian lận. Không chỉ những thông tin
từ nhân viên là cách phổ biến nhất để phát hiện gian lận nghề nghiệp, mà cịn có


chương trình huấn luyện về chống gian lận của tổ chức sẽ giúp cho thiệt hại do gian
lận ít hơn, thời gian phát hiện gian lận ngắn hơn so với các tổ chức khơng có những

chương trình này.
Những tổ chức có quy mơ nhỏ dễ bị thiệt hại bởi gian lận. Những tổ chức này
có hệ thống kiểm sốt chống gian lận có hiệu quả thấp hoặc khơng có hiệu quả.
Thêm vào đó, vì nguồn lực hạn chế, những thiệt hại của tổ chức nhỏ thường có
khuynh hướng tác động lớn hơn những tổ chức lớn. Người quản lý và chủ sở hữu
của tổ chức nhỏ nên chú trọng đến chi phí – hiệu quả của kiểm sốt chống gian lận,
như đường dây nóng, đào tạo nhân viên và thiết lập đạo đức chung trong tổ chức.
Thêm vào đó, xác định của những gian lận đặc biệt gây ra mối đe dọa lớn tới tổ
chức có thể giúp nhận diện những khu vực cần được đầu tư thêm trong mục tiêu
kiểm soát chống gian lận.
Hầu hết người thực hiện gian lận biểu hiện những đặc điểm hành vi như một
tín hiệu cảnh báo cho hành động của họ. Những tín hiệu cảnh báo - như chi tiêu
vượt quá khả năng kinh tế hoặc có nhiều vấn đề kiểm sốt – khơng thể nhận diện
được bằng kiểm sốt nội bộ truyền thống. Người quản lý, nhân viên và KTV nên
được đào tạo về những hành vi khuôn mẫu phổ biến và khuyến khích nhận biết
chúng để nhận biết được những hành vi gian lận.
Gian lận nghề nghiệp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cả về tài chính và danh
tiếng của tổ chức. Với gần một nửa tổ chức bị thiệt hại không thể thu hồi được thiệt
hại, chủ động đo lường để ngăn ngừa gian lận là vấn đề then chốt. Nhà quản lý nên
thường xuyên ước tính rủi ro chính của tổ chức và đánh giá chương trình ngăn ngừa
gian lận liên quan đến những rủi ro này để giảm thiểu thiệt hại do gian lận có thể
gây ra.
1.1.2.5.

Tóm lại

Nguyên nhân của gian lận
Hành vi gian lận xảy ra có thể được giải thích thơng qua mơ hình tam giác
gian lận hoặc bàn cân gian lận. Theo mơ hình tam giác gian lận, gian lận được thực
hiện khi các yếu tố áp lực, cơ hội và thái độ hội tụ đầy đủ. Tương tự, theo mơ hình

bàn cân gian lận, các yếu tố cần thiết là hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện
gian lận và tính liêm chính của người thực hiện gian lận.
Trong các yếu tố, áp lực được đặt ra có thể xem là lý do để thực hiện gian lận,
người có cơ hội thực hiện gian lận có thể vượt qua được những kiểm soát của tổ
chức để thực hiện hành vi gian lận. Tuy nhiên, hành vi này có được tiến hành hay


khơng phụ thuộc nhiều vào thái độ, hay tính liêm chính của người này. Một số
người có thái độ, chuẩn mực đạo đức không cho phép họ thực hiện những hành vi
sai trái, và như vậy, những người này dù có chịu nhiều áp lực và có cơ hội thực hiện
gian lận nhưng vẫn khơng có những hành động vi phạm.
Tác động và hậu quả của gian lận
Theo các công trình nghiên cứu đã được cơng bố, mức độ thiệt hại do gian lận
gây ra cho nền kinh tế thế giới có khuynh hướng ngày một tăng. Trong các loại gian
lận: biển thủ tài sản, tham ô, gian lận trên BCTC thì gian lận trên BCTC có số
lượng các vụ việc thực hiện ít hơn nhưng lại gây ra mức thiệt hại cao hơn hẳn hai
loại gian lận còn lại.
Gian lận được thực hiện trong những tổ chức có quy mơ nhỏ có mức tác động
mạnh hơn so với những tổ chức có quy mơ lớn. Những tổ chức nhỏ thường thiếu
nguồn lực để tổ chức hệ thống kiểm soát đầy đủ và hữu hiệu, nên khi có gian lận thì
khơng chỉ ảnh hưởng đến một hoạt động của tổ chức mà có thể ảnh hưởng lan rộng
đến những hoạt động khác.
Gian lận để lại hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân thực hiện gian lận cũng
như tổ chức xảy ra gian lận, kể cả về danh tiếng cũng như thiệt hại về kinh tế.
Người thực hiện gian lận ngoài việc bồi thường những thiệt hại đã gây ra cịn có thể
bị truy tố trách nhiệm trước pháp luật, chịu những điều khoản ngăn cấm trong nghề
nghiệp. Đối với doanh nghiệp xảy ra gian lận, danh tiếng của doanh nghiệp bị ảnh
hưởng có thể kéo theo việc sụt giảm giá trị thị trường của cổ phiếu, đối mặt với
nguy cơ hủy bỏ niêm yết và phá sản nếu gian lận có ảnh hưởng sâu rộng đến tồn
bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Trách nhiệm của các bên liên quan đến gian lận
Ban quản trị, Ban Giám đốc là những bên chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát
hiện gian lận trong doanh nghiệp. Ban Giám đốc dưới sự giám sát của Ban quản trị
cần thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận hiệu quả.
Bên cạnh đó, quan điểm về gian lận của những người điều hành doanh nghiệp, văn
hóa tổ chức liên quan đến gian lận, các lớp đào tạo, huấn luyện về gian lận cũng ảnh
hưởng đáng kể đến việc hành vi gian lận có được thực hiện hay khơng.
Hệ thống kiểm sốt của tổ chức đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa
gian lận. Trường hợp gian lận được thực hiện và gây ra hậu quả đối với tổ chức là
khi hệ thống kiểm sốt của tổ chức khơng có, hoạt động không hiệu quả hoặc người
thực hiện gian lận đã vượt qua được hệ thống kiểm sốt. Vì vậy nhà quản lý cần


×