Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.71 KB, 2 trang )

Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý năm
2008
Tác giả: Thohry
21/01/2008
Dưới đây là 10 hiện tượng thiên văn nổi bật do trương mục “ Night Sky” hay
“Bầu trời đêm” ra hàng tuần của trang Web Space.com bình chọn.

Ngày 1 tháng Hai – Sao Kim và sao Mộc tái ngộ. Phần 1. Đây là lần gặp
nhau thứ nhất của sao Kim và sao Mộc trong 2 lần gặp gỡ năm 2008. Sự
kiện này chỉ có thể quan sát được trên bầu trời buổi sáng, thấp về phía
đông-đông nam và thời điểm nhìn rõ nhất là khoảng 45 phút trước lúc mặt trời mọc. Vào ngày 4/2, Mặt trăng
lưỡi liềm sẽ cùng vói hai hành tinh này tạo thành một cảnh tượng bắt mắt với những người yêu thích bầu
trời.
Ngày 20-21 tháng Hai – Nguyệt thực toàn phần. Chưa đầy 6 tháng kể từ lần nguyệt thực toàn phần tháng
8 năm ngoái, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một lần nữa hiện tượng thiên nhiên này vào đêm 20 – 21
tháng Hai. Lần nguyệt thực này xem được rõ nhất ở vùng Bắc Mỹ, vào khoảng buổi tối (giờ vàng), tuy nhiên
người dân Châu Âu cũng có thể xem được hình Mặt trăng tối đi trước khi lặn. Nguyệt thực toàn phần sẽ
diễn ra hơi ngắn hơn bình thường, khoảng 50 phút bởi vì Mặt trăng chỉ trượt qua phần dưới bóng tối toàn
phần của Trái đất. Điều này sẽ làm cho phần rìa bán cầu nam của Mặt trăng sáng hơn các phân còn lại.
Cộng thêm vào cảnh tượng này là sự hiện diện của sao Thổ và sao Regulus sẽ làm với mặt trăng thành
một tam giác.
Ngày 10 tháng Ba – Sự che khuất cụm sao Beehive. Mặt trăng lưỡi liềm sẽ đi ngang qua mặt cụm sao
Beehive (M44) thuộc chòm sao Cự Giải vào tối hôm đó (nhìn từ Bắc Mỹ). Hiện tượng này có thể thấy khá rõ
nếu xem qua một ống nhòm hay một kính thiên văn có độ phân giải thấp. Các thành viên của cụm sao này
sẽ lần lượt biến mất và lại xuất hiện phia sau Mặt trăng lưỡi liềm sau 1 tiếng bị che khuất.
Ngày 21 –22 tháng Ba. Sao Mộc không có một vệ tinh nào!. Bất kỳ ai khi hướng ống kính thiên văn về
phía sao Mộc sẽ hầu như luôn nhìn thấy một vài hoặc toàn bộ 4 vệ tinh Galilleo của anh chàng khổng lồ
này. Thông thường thì ta sẽ nhìn thấy 2 hoặc 3 vệ tinh đó ngay, đôi khi là cả 4. Rất hiếm khi ta gặp trường
hợp chỉ nhìn thấy một vệ tinh Galileo. Và càng hiếm hơn nếu ta muốn bắt gặp trường hợp không có một vệ
tinh nào. Vào tối hôm đó, với những khu vực ở đông bắc Mỹ và đông Canada, sao Mộc sẽ thể hiện không
có một mặt trăng nào trong khoảng 20 phút.


Ngày 30 tháng Sáu – Cụm sao Tua rua bị che khuất. . Mặt trăng lưỡi liềm sẽ che khuất cụm sao nổi tiếng
này, thời điểm xẩy ra là trước lúc bình minh. Ánh sáng phản chiếu từ Trái đất cũng thể hiện rõ tạo thành
hiệu ứng 3D nếu nhìn qua ống nhòm. Cảnh tượng sẽ thể hiện rõ nhất nếu ta ngắm các thành viên trong ‘7
chị em’ xuất hiện chở lại từ phần tối của Mặt trăng lưỡi liềm.
Ngày 1 tháng Tám – Nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần lần này có thể xem được ở Siberi (hy
vọng là có người ở đó để coi được hiện tượng này). Từ thành phố Novosibirsk, bạn có thể ngắm được sự
che khuât Mặt trời diễn ra trong vòng 2,3 phút. Nhật thực toàn phần cũng có thể quan sát được ở vùng
Northwest Passage thuộc Canada, phía Tây Mông cổ và đầu phía tây của Vạn lý trường thành thuộc Trung
quốc.
Ngày 11 – 12 tháng Tám. Mưa sao băng Perseid. Cảm giác đầu tiên là trận mưa sao băng này sẽ không
xem được rõ lắm do Mặt trăng vẫn tỏa sáng ngay vào đêm diễn ra cực điểm. May mắn là Mặt trăng sẽ lặn
vào khoảng 1h45 AM theo giờ địa phương và do vậy toàn bộ thời gian còn lại của buổi đêm sẽ để dành cho
các vị ngắm mưa sao băng.
Ngày 16 tháng Tám – Nguyệt thực một phần. Châu Âu, châu Phi và châu Á sẽ là những khu vực xem
được nguyệt thực rõ ràng nhất. Ở lần nguyệt thực này, khoảng 4/5 toàn bộ Mặt trăng sẽ đi qua bóng của
Trái đất.
Ngày 19 tháng Chín – Cụm sao Tua Rua lại bị che khuất. Cụm sao Tua Rua hay còn gọi là Thất Nữ
(Pleiades) lại bị Mặt trăng khuyết qua mặt một lần nữa trong năm. Thời điểm xẩy ra là vào khoảng giữa buổi
tối.
Ngày 1 tháng 12 – Sao Kim và sao Thổ hội ngộ lần 2. Lần thứ 2 trong năm 2008, 2 hành tinh sáng nhất
bầu trời gặp gỡ nhau vào buổi tối ngay sau khi Mặt trời lặn. Sao Kim lúc này đã có tên là sao Hôm. Và như
được khuyến mại thêm, Mặt trăng lưỡi liềm cũng tham gia vào cuộc trình diễn và tạo thành một tam giác ấn
tượng, làm cho những người không quan tâm lắm tới bầu trời cũng phải để ý.
Theo Space.com
Ánh sáng phản chiếu 2 lần: từ Mặt trời lên Trái đất và sao đó lên phần khuyết của Mặt trăng lưỡi liềm.

×