Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------------------

TRẦN THỊ KHÁNH THY

KIỂM SOÁT VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
NHÌN NHẬN DƯỚI GĨC ĐỘ KẾ TỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------------------

TRẦN THỊ KHÁNH THY

KIỂM SOÁT VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
NHÌN NHẬN DƯỚI GĨC ĐỘ KẾ TỐN
Chun ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Tp .Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong Luận văn được thu thập, tham khảo, trích dẫn từ nguồn thông tin
trung thực, đáng tin cậy và không lấy từ bất kỳ bài nghiên cứu của ai khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Học viên,

Trần Thị Khánh Thy


C

C
Trang

Trang phụ bìa
ời cam đoan
ục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các Bảng
ời mở đầu


Chương 1:
ỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về công ty đa quốc gia và vấn đề định giá chuyển giao ........ 1
1.1.1. Công ty đa quốc gia _________________________________________ 1
1.1.2. Định giá chuyển giao ________________________________________ 3
1.2. Hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia ......................................... 6
1.2.1. Khái niệm chuyển giá _______________________________________ 6
1.2.2. Các phương pháp chuyển giá _________________________________ 7
1.2.2.1. Nguyên tắc giá thị trường ------------------------------------------------------ 7
1.2.2.2.Các phương pháp chuyển giá ------------------------------------------------ 10
1.2.3. Các h nh th c iểu hiện c a ho t đ ng chuyển giá _______________ 16
1.2.4. hi nh n thơng tin

tốn trong chuyển giá ____________________ 18

1.2.4.1. Đối tượng kế toán là tài sản -------------------------------------------------- 18
1.2.4.2. Đối tượng kế tốn là hàng hóa, dịch vụ------------------------------------- 23
1.3. Vấn đề iểm sốt và chống chuyển giá của các cơng ty đa quốc gia ........... 26
1.3.1. nh hư ng ti u c c c a ho t đ ng chuyển giá __________________ 26
1.3.2. Cơ ch
1.4.

iểm soát và chống chuyển giá _________________________ 27

inh nghi m về iểm soát và chống chuyển giá ở một số quốc gia ............. 29
1.4.1. Kinh nghiệm v

iểm soát và chống chuyển giá


_____________ 29

1.4.2. Kinh nghiệm v

iểm soát và chống chuyển giá

rung uốc _____ 31

1.4.3. ài h c inh nghiệm cho iệt am ___________________________ 32
ẾT UẬN CHƯƠNG 1 ____________________________________________ 34


Chương 2:
TH C TRẠNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA C
ĐẦU TƯ NƯỚC NGO I TẠI VI T NA
2.1. Tổng quan về hoạt động đầu t

n ớc ngồi của các Cơng ty đa quốc

gia tại Vi t Nam .................................................................................. 35
2.1.1. Các qui định pháp

đối v i ho t đ ng đ u tư nư c ngoài t i

iệt

Nam ____________________________________________________ 35
2.1.2.

nh h nh ho t đ ng đ u tư nư c ngồi


iệt am ______________ 38

2.2. Tìm hiểu hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia c đầu t n ớc
ngoài tại Vi t Nam .......................................................................................... 40
2.2.1. Đánh giá c a các Cơ quan ch c n ng v v n đ chuyển giá _______ 40
2.2.2. Kh o sát th c tiễn ho t đ ng chuyển giá c a các oanh nghiệp c vốn
đ u tư nư c ngoài ______________________________________________ 41
2.3. Nh n di n các hình th c chuyển giá ở Vi t Nam .......................................... 44
2.3.1.

nh th c chuyển giá

i ____________________________________ 45

2.3.2.

nh th c chuyển giá

____________________________________ 46

2.3.3. Kh o sát các trường hợp chuyển giá trong th c tiễn ______________ 48
2.3.3.1. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi qua nghiệp
vụ thanh tra và xử lý của Cơ quan thuế ------------------------------------ 49
2.3.3.2. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi qua ghi
nhận kế tốn ------------------------------------------------------------------- 49
ẾT UẬN CHƯƠNG 2 ____________________________________________ 60
Chương 3:
CÁC GIẢI PHÁP


IỂ

SOÁT V

CÁC DOANH NGHI P C

CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI

VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGO I TẠI VI T
NAM

3.1. Quan điểm đề uất giải pháp .......................................................................... 61


3.1.1. Kiểm soát ch t ch và

triệt để đối v i ho t đ ngchuyển giá

c a các oanh nghiệp c vốn đ u tư nư c ngoài t i

iệt

am __ 61

3.1.2. C n ph i c s phối hợp ch t ch gi a các cơ quan h u quan trong
việc ng n ngừa, iểm soát và chống chuyển giá c a các oanh nghiệp
c vốn đ u tư nư c ngoài t i iệt am ________________________ 62
3.1.3.

ch c thơng tin


tốn ph hợp để đáp ng m c ti u v

iểm soát

và chống chuyển giá _______________________________________ 62
3.2. Các giải pháp iểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghi p c
vốn đầu t n ớc ngoài tại Vi t Nam ............................................................. 63
3.2.1. i i pháp v môi trường pháp
3.2.2. i i pháp v cơ ch
3.2.3. i i pháp v

______________________________ 64

iểm soát và chống chuyển giá ______________ 71

toán ________________________________________ 74

3.2.3.1. Vấn đề định giá để ghi nhận thông tin ban đầu của các đối tượng kế
tốn có liên quan đến chuyển giá ------------------------------------------- 74
3.2.3.2. Vấn đề xử lý thơng tin của các đối tượng kế tốn có liên quan đến chuyển
giá ---------------------------------------------------------------------------------- 78
3.2.3.3. Trình bày thơng tin của các đối tượng kế tốn có liên quan đến chuyển
giá trên Báo cáo tài chính --------------------------------------------------- 83
3.2.4. i i pháp v
3.3.

iểm toán______________________________________ 85

ột số iến nghị ............................................................................................... 87

3.3.1. Ki n nghị đối v i uốc h i __________________________________ 87
3.3.1.1. Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và đánh giá khả năng áp dụng Cơ
chế thỏa thuận trước về phương pháp tính giá trong hoạt động quản lý
thuế------------------------------------------------------------------------------ 87
3.3.1.2. Nghiên cứu và ban hành Luật Chống chuyển giá ------------------------ 89
3.3.1.3. Xem xét và điều chỉnh giảm thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành và các ưu đãi về thuế đối với dự án đầu tư nước ngoài ----------- 90


3.3.2. Ki n nghị đối v i Chính ph và các

ngành tr c thu c _________ 91

3.3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các qui định trong Thông tư 66/2010/TT-BTC_Hướng
dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa
các bên có quan hệ liên kết -------------------------------------------------- 91
3.3.2.2. Qui định về lãi suất tiền vay và khối lượng khoản vay trong giao dịch
liên kết để kiểm soát và chống chuyển giá --------------------------------- 92
3.3.2.3. Qui định về trách nhiệm của Cơng ty Kiểm tốn độc lập trong kiểm
tốn Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có
dấu hiệu chuyển giá), bị truy thu thuế ------------------------------------- 93
3.3.2.4. Qui định cụ thể về chế tài đối với hành vi chuyển giá ------------------- 95
3.3.3. Ki n nghị đối v i Cơ quan qu n

địa phương ________________ 96

3.3.3.1. Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố, đặc biệt là các
địa phương có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt
động ----------------------------------------------------------------------------- 96
3.3.3.2. Kiến nghị đối với Cục thuế địa phương ------------------------------------ 97

3.3.4. Ki n nghị đối v i các oanh nghiệp c vốn đ u tư nư c ngoài đang
ho t đ ng t i iệt am _____________________________________ 98
ẾT UẬN CHƯƠNG 3 ___________________________________________ 100
ẾT UẬN ______________________________________________________ 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
GTGT

Giá Trị Gia Tăng

NĐ-CP

Nghị Định-Chính Phủ

QH

Quốc Hội

TCT

Tổng Cục Thuế

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

TSCĐ


Tài Sản Cố Định

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

Tiếng Anh
ALP

Nguyên tắc giá thị trường

APA

Thỏa thuận trước về phương pháp tính giá

EIT Law

Luật thuế TNDN mới (Trung Quốc)

DTT

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IAS

Chuẩn mục Kế toán Quốc tế

IASB

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

IRC

Luật thuế thu nhập nội địa

IRS

Sở thuế vụ (Hoa Kỳ)

JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản


MNC

Công ty đa quốc gia


MNE

Công ty đa quốc gia

NRV

Giá trị thuần có thể thực hiện được

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

STA

Điều chỉnh thuế đặc biệt

WB

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1:

SỐ LIỆU KẾ TOÁN CỦA CTY MPA BAG VIỆT NAM

49


Bảng 2.2:

SỐ LIỆU VỀ CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT NĂM 2011

50

Bảng 2.3:

GIÁ BÁN NGUYÊN LIỆU RESIN-LLDPE CỦA NHÀ
CUNG CẤP ĐỘC LẬP

51

Bảng 2.4:

BIÊN ĐỘ GIÁ THỊ TRƯỜNG CHUẨN RESIN-LLDPE

51

Bảng 2.5:

SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ NGUYÊN LIỆU RESINLLDPE

52

Bảng 2.6:

SỐ LIỆU HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
NĂM 2011


52

Bảng 2.7:

PHÂN BỔ GIÁ TRỊ ĐIỀU CHỈNH GIÁ NGUYÊN VẬT
LIỆU THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG

53

Bảng 2.8:

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỘC
LẬP

54

Bảng 2.9:

BIÊN ĐỘ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP TRÊN GIÁ VỐN

54

Bảng 2.10:

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH SAU ĐIỀU CHỈNH GIÁ NGUYÊN
LIỆU THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG

55


Bảng 2.11:

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

56

Bảng 2.12:

CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

56

Bảng 2.13:

SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2010- 2011

57

Bảng 2.14:

PHÍ DỊCH VỤ TƯ VẤN & QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY APE
PHÁP

59


LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên bước đường tồn cầu hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước
ngồi đóng vai trị hết sức quan trọng và là nguồn lực to lớn thúc đẩy nhanh tiến

trình hội nhập kinh tế Thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.
Cùng với trào lưu kinh tế mới các nguồn vốn đầu tư nước ngồi đổ vào Việt Nam
dưới nhiều hình thức và trở thành tiềm lực không thể thiếu cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi ra đời từ đó và cũng là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi phổ biến nhất,
khơng riêng ở Việt Nam.
Cạnh tranh nhằm thu hút và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã xảy ra giữa
các quốc gia. Để khắc phục tình trạng cạnh tranh và thu hút nguồn vốn đặc biệt này,
Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và hổ trợ nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực
có liên quan như tài chính, ngân hàng ... , đặc biệt là các chính sách ưu đãi và miễn
giảm thuế, làm nảy sinh chênh lệch về thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp giữa
các quốc gia, bên cạnh những bất cập nảy sinh giữa các chính sách ưu đãi và pháp
luật hiện hành. Nhà đầu tư nước ngồi là các Tập đồn, Cơng ty đa quốc gia đã lợi
dụng những khe hở trong các qui định của luật pháp để thực hiện hành vi chuyển
giá xuyên biên giới nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế trên cơ sở giảm thiểu tổng
nghĩa vụ thuế tồn cầu.
Khi mơi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn thì hoạt động chuyển
giá diễn ra ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn, đa dạng hơn, và khi đó chống chuyển
giá trở thành vấn đề đáng quan ngại của nhiều quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc
gia đang phát triển như Việt Nam. Đây cũng chính là lý do tơi chọn đề tài “KIỂM
SỐT VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM - NHÌN NHẬN DƯỚI GĨC ĐỘ KẾ
TỐN” để nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp.


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ngày nay, chuyển giá đã và đang trở thành “nỗi lo” của nhiều quốc gia đang thực
hiện chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thông qua con đường tiếp nhận
nguồn vốn đầu tư nước ngồi bởi tính hai mặt của nó: những lợi ích có được từ hoạt
động đầu tư (nguồn cung vốn mạnh, máy móc, cơng nghệ hiện đại cùng với các tài

sản trí tuệ khác …), bên cạnh những mặt trái có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực
khác của nền kinh tế và đời sống xã hội mà trước tiên là làm giảm nguồn thu thuế
cho ngân sách nhà nước.
Do vậy, việc nghiên cứu chính sách chống chuyển giá và đề ra các giải pháp để
kiểm soát và ngăn chặn hành vi chuyển giá đang ngày càng phổ biến trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu không chỉ
của riêng các Cơ quan thuộc Chính phủ mà cịn là nghĩa vụ của những người đang
làm cơng tác kế tốn, với mục đích hiểu rõ, ngăn ngừa và khắc phục mặt trái của
hoạt động chuyển giá, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với loại hình đầu tư
đầy tiềm năng này. Và đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện khơng nằm ngồi
mục đích nêu trên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng khảo sát là hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp
này là các công ty con hay chi nhánh của các công ty đa quốc gia đặt tại Việt Nam,
được thành lập và hoạt động dưới hình thức một dự án đầu tư nước ngồi của các
cơng ty đa quốc gia vào Việt Nam.
Đặc trưng của chuyển giá là chỉ xảy ra khi có giao dịch liên kết được thực hiện, do
vậy phạm vi khảo sát được giới hạn trong giao dịch kinh doanh liên kết phát sinh
giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đặt tại Việt Nam với các công ty
đa quốc gia, hay các cơng ty thành viên trong cùng tập đồn ở nước ngoài.


Chuyển giá đang là vấn đề “nhạy cảm” đối với cả Cơ quan thuế và hầu hết các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi
việc cung cấp thông tin về chuyển giá và thanh tra chuyển giá từ phía Cơ quan chức
năng và doanh nghiệp là rất hạn chế. Do vậy, các dữ liệu trong nghiên cứu được thu
thập từ nguồn thông tin trên các phương tiện truyền thông và các số liệu khảo sát
thực tiễn được cung cấp một cách có giới hạn bởi Cơ quan thuế và một số doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật
biện chứng, trên cơ sở các hiện tượng khách quan và các qui luật kinh tế xã hội.
Đề tài được nghiên cứu theo Phương pháp định tính: khảo sát và thu thập thơng tin;
cùng với phương pháp thống kê, tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu và hình thành
nguồn dữ liệu cho nghiên cứu. Thực hiện phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
nguồn dữ liệu kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia đang công tác trong ngành
thuế dựa trên lý thuyết của Giáo trình International Accounting, Chapter 11Transfer Pricing và tài liệu OECD Transfer Pricing Guidelines 2010.

KẾT CẤU
Luận văn được trình bày theo bố cục sau
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Chương 2 T
C TRẠNG C UYỂN GIÁ CỦA CÁC CƠNG TY ĐA QUỐC
GIA CĨ ĐẦU TƯ NƯỚC NG I TẠI VIỆT NA
Chương 3 CÁC GIẢI P ÁP IỂ S ÁT V C ỐNG C UYỂN GIÁ ĐỐI
VỚI CÁC D AN NG IỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NG
I
TẠI VIỆT NA .


1

Chƣơng 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về công ty đa quốc gia và vấn đề định giá chuyển giao

1.1.1. Công ty đa quốc gia
 Khái niệm công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ
ở ít nhất hai quốc gia, là cơng ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau.
Công ty đa quốc gia thường được viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc
MNE (Multinational Enterprises). Công ty đa quốc gia có qui mơ lớn và có ngân
sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Các cơng ty đa quốc gia đóng vai trị
quan trọng trong q trình tồn cầu hóa và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ
kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.
 Đặc điểm hoạt động của công ty đa quốc gia
- Quyền sở hữu tập trung: các công ty con hoặc chi nhánh trên khắp thế giới đều
thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù những hoạt động cụ thể
hằng ngày của chúng khơng hồn toàn giống nhau.
- Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh
mang tính tồn cầu. Tuy nhiên, các cơng ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến
lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng phù hợp với các chi nhánh ở từng quốc gia.
- Các cơng ty đa quốc gia có thể được xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc về các
phương tiện sản xuất:
+ Công ty đa quốc gia theo “chiều ngang”: là cơng ty đa quốc gia có các cơng ty
con sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau;
+ Công ty đa quốc gia theo“chiều dọc”: là cơng ty đa quốc gia có các công ty con
sản xuất ở một số quốc gia nào đó, sản phẩm sản xuất ra ở quốc gia này là đầu vào
cho sản xuất ở một số quốc gia khác;


2

+ Công ty đa quốc gia “nhiều chiều”: là công ty đa quốc gia có các cơng ty con sản
xuất ở các quốc gia khác nhau mà các công ty này hợp tác với nhau theo cả chiều
ngang và chiều dọc.

 Mục đích phát triển thành cơng ty đa quốc gia
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các cơng ty quốc gia tiến hành
sáp nhập lại với nhau hình thành nên cơng ty đa quốc gia, nhằm mục tiêu lớn nhất là
tối đa hóa giá trị tài sản của cơng ty thơng qua việc tìm kiếm và khai thác các tiềm
lực tại chỗ: các nguồn nguyên liệu thô dồi dào, giá nhân công rẻ, bên cạnh những
ưu đãi về thuế ở các quốc gia để mở rộng hoạt động đầu tư nước ngồi.
Sự hình thành và phát triển công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu:
- Quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh được những hạn chế
thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng .., chống lại chính sách
bảo hộ mậu dịch ở các quốc gia;
- Sử dụng khả năng cạnh tranh và những lợi thế so sánh của các công ty quốc gia,
thực hiện việc chuyển giao đối với các ngành công nghệ bậc cao;
- Tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường; bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung
gian, đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng;
- Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro; tránh được những bất ổn do ảnh
hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất, đồng thời
giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa;
- Bảo vệ tính độc quyền đối với cơng nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành mà
cơng ty khơng muốn chuyển giao;
- Hạn chế và nâng cao khả năng bảo vệ trước rủi ro; bởi vì, cơng ty đa quốc gia
hoạt động trong môi trường quốc tế nên thường phải đối mặt với các rủi ro trong
giao dịch mua bán hàng hóa và rủi ro trong dịch chuyển tài chính.
Nhìn chung, các cơng ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự
phát triển kinh tế thế giới và giữ vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy tiến trình quốc
tế hóa kinh tế tồn cầu, biến mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế
giới.


3


1.1.2. Định giá chuyển giao
 Khái niệm
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation of Economic Co-operation and
Development-OECD) đã đưa ra khái niệm về giá chuyển giao như sau:“Giá chuyển
giao là giá áp dụng cho mục đích ghi sổ, dùng để xác định giá giao dịch giữa các
công ty thành viên, được thống nhất quản lý với mức giá ảo cao hay thấp nhằm tác
động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành
viên này” (OECD, 2010).
Như vậy, giá chuyển giao là thuật ngữ để chỉ giá cả của các loại tài sản, hàng hóa,
dịch vụ nói chung được sử dụng trong các giao dịch nội bộ của một công ty đa quốc
gia hay một tập đoàn. Việc xác định mức giá giao dịch nội bộ này được gọi là định
giá chuyển giao. Định giá chuyển giao nội bộ không chỉ tác động lên kết quả hoạt
động kinh doanh mà còn tác động đến các khoản thuế phải trả của công ty đa quốc
gia.
Các tài sản hữu hình hoặc vơ hình, các hàng hóa, dịch vụ do cơng ty mẹ cung cấp
hay từ một cơng ty con sản xuất ra có thể được bán cho công ty mẹ hoặc các công ty
con khác ở nước ngoài theo mức giá chuyển giao do công ty mẹ qui định mà không
chịu sự tác động của cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, phần lớn các qui trình sản
xuất đi qua nhiều nước, nên một sản phẩm có thể được lắp ráp ở một quốc gia từ
các linh kiện được sản xuất ở nhiều quốc gia khác. Khi một công ty đa quốc gia sở
hữu một dây chuyền sản xuất quốc tế như vậy thì vấn đề định giá chuyển giao nội
bộ tất yếu sẽ phát sinh.
 Các phương pháp định giá chuyển giao nội bộ: cơ bản gồm 3 phương pháp
 Phương pháp định giá dựa vào chi phí (Cost-based transfer price)
Là mức giá chuyển giao nội bộ được xác định dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm
hoặc dịch vụ. Chi phí sản xuất được đề cặp ở đây có thể là: chi phí biến đổi, chi phí
biến đổi cộng chi phí cố định, hoặc chi phí tồn bộ. Các chi phí này được xác định
dựa trên số tiền thực tế phát sinh hoặc dựa trên chi phí định mức. Giá chuyển giao



4

thường bao gồm khoản lợi nhuận biên cho bên bán. Hệ thống giá chuyển giao dựa
trên chi phí áp dụng đơn giản, nhưng có hai vấn đề có liên quan được đặt ra, đó là:
+ Phương pháp đo lường chi phí nào được sử dụng, và
+ Tính khơng hiệu quả trong một đơn vị có thể truyền sang các đơn vị khác, bởi
việc áp dụng mức giá chuyển giao này khơng khích lệ được các cơng ty quốc gia
kiểm sốt chi phí. Tuy nhiên, việc sử dụng chi phí định mức có thể hạn chế được
vấn đề này hơn là sử dụng chi phí thực tế.
 Phương pháp định giá dựa vào giá bán trên thị trường (Market-based transfer price)
Giá chuyển giao tính cho các cơng ty quốc gia dựa trên mức giá sẽ bán cho một
khách hàng không liên kết, hoặc được xác định thông qua sự tham khảo giá bán của
các sản phẩm hàng hóa tương tự ở các công ty khác bán cho các bên mua độc lập.
Hệ thống định giá dựa trên giá thị trường cần tránh việc kết hợp với hệ thống định
giá dựa trên chi phí, do tính khơng hiệu quả của cơng ty quốc gia này có thể truyền
sang các cơng ty quốc gia khác khi áp dụng mức giá chuyển giao dựa trên chi phí.
Phương thức định giá này giúp đảm bảo tính tự quản l và cung cấp một cơ sở tin
cậy cho việc đánh giá thành quả hoạt động của các cơng ty quốc gia. Nhưng nó
c ng có những điểm hạn chế sau:
+ Hiệu quả hoạt động của hệ thống định giá dựa vào giá thị trường phụ thuộc vào sự
hiện hữu của các thị trường cạnh tranh và các dự báo về giá thị trường đáng tin cậy.
+ Đối với một số khoản mục như là sản phẩm d dang khơng thể có các bên mua
bên ngồi cơng ty đa quốc gia và do đó khơng thể có giá cả thị trường bên ngoài.
 Phương pháp định giá theo thỏa thuận (Negotiated price)
Giá chuyển giao là kết quả từ sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán, do vậy mức
giá này sẽ không liên quan đến chi phí hoặc giá trị thị trường.
Hệ thống định giá th a thuận được xem là rất hữu ích, bởi vì nó cho ph p Giám đốc
các cơng ty quốc gia tự do mặc cả với một đối tác khác, từ đó duy trì được tính tự
quản l của họ. Tuy nhiên, để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thì
điều quan trọng là các khoản mục được chuyển giao phải hiện hữu trên thị trường

bên ngoài để cho các bên thương lượng có những thơng tin khách quan làm cơ sở


5

cho việc đàm phán. Bất lợi của phương thức định giá này là thoả thuận đạt được có
thể k o dài, đặc biệt là nếu tiến trình đàm phán khơng mang lại kết quả và k o theo
việc các bên trở nên quan tâm đến sự thắng bại trong đàm phán hơn là xem x t các
vấn đề xuất phát từ quan điểm của tập đoàn. Cho nên việc chấp nhận mức giá qua
đàm phán không thể đo lường được thành quả hoạt động của một Giám đốc, nó thể
hiện một khả năng đàm phán hơn là trách nhiệm của người Giám đốc trong kiểm
sốt chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Các phương pháp định giá khác nhau thì thích hợp trong các tình huống khác nhau,
cụ thể:
+ Giá chuyển giao dựa trên chi phí tồn bộ có thể xấp xỉ với giá chuyển giao theo
giá thị trường khi việc xác định giá thị trường là không thể thực hiện được.
+ Giá chuyển giao theo giá thị trường mang lại những quyết định tối ưu khi: (i) thị
trường dành cho sản phẩm này là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, (ii) sự phụ thuộc
l n nhau giữa các công ty con là tối thiểu, và (iii) khơng có thuận lợi và bất lợi đối
với việc mua bán sản phẩm trong nội bộ hơn là mua bán sản phẩm với bên ngoài.
+ Giá chuyển giao được bên mua và bên bán thương lượng thì tốt hơn mức giá được
chỉ định bởi nhà quản l cấp cao của tập đồn, bởi vì nó cho ph p các cơng ty con
duy trì sự phân quyền của mình.
Nhìn chung, giá chuyển giao nội bộ có thể được xác định dựa trên cơ sở chi phí, thị
trường hay qua thương lượng, nhưng yếu tố quyết định v n là giảm thiểu số thuế
phải nộp toàn cầu để tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty đa quốc gia.
Trên thực tế, các nước đang phát triển có thể gia tăng nguồn thu thuế của mình bằng
việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp. Với lập luận
này, thuế suất thấp sẽ thu hút ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia thành lập
cơng ty con ở đó và lợi nhuận toàn cầu của tập đoàn sẽ được chuyển về công ty này

thông qua hoạt động chuyển giá nội bộ. Việc áp dụng chính sách giá chuyển giao sẽ
ảnh hưởng đến sự phân bổ tổng số lợi nhuận giữa các cơng ty quốc gia. Các quan
chức trong ngành tài chính ở các nước đang phát triển lo ngại rằng việc định giá đối
với các giao dịch chuyển giao xuyên biên giới của các công ty đa quốc gia sẽ làm


6

giảm lợi ích về thuế cho đất nước họ. Chính vì vậy, hàng loạt các qui định và điều
khoản đã được ban hành nhằm ngăn chặn và kiểm soát chuyển giá trong nội bộ các
công ty đa quốc gia. Và một thực tiễn khơng thể phủ nhận rằng Chính phủ ở các
quốc gia này không thể dễ dàng xác định và kiểm soát được vấn đề định giá chuyển
giao trong các giao dịch nội bộ (Timothy Doupink and Hector Perera, 2007).
1.2. Hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia
1.2.1. Khái niệm chuyển giá
Theo tác giả của The International Taxation System,“Chuyển giá” được hiểu là
việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch
giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới, không theo giá thị trường, nhằm
tối thiểu hóa số thuế phải nộp tồn cầu của các cơng ty đa quốc gia (Andrew Lymer
& John Hasseldine, 2002).
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay
đổi giá trị trao đổi của tài sản, hàng hóa và dịch vụ trong giao dịch với các bên liên
kết; hay hiểu đơn giản hơn là các giao dịch này được thực hiện không theo giá thị
trường. Giá cả được xem là đối tượng chính của hành vi này, bởi vì giá cả có thể
được xác định lại trong các giao dịch liên kết xuất phát từ ba l do sau:
Thứ nhất, các chủ thể có quyền tự do định đoạt trong kinh doanh nên họ hồn tồn
có quyền quyết định giá cả của một giao dịch; do vậy, họ hồn tồn có quyền mua
hay bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ với mức giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các bên trong nhóm
liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh

doanh có cùng lợi ích sẽ khơng làm thay đổi lợi ích tồn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm
liên kết khơng làm thay đổi tổng lợi ích chung, nhưng có thể làm thay đổi tổng
nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi có
mức thuế suất thuế thu nhập cao sang nơi có mức thuế suất thuế thu nhập thấp hơn
hoặc ngược lại. Mặt khác, sự khác biệt về chính sách thuế xuất phát từ chính sách
kinh tế - xã hội khơng đồng nhất của các quốc gia, c ng như sự hiện hữu của cơ chế


7

ưu đãi thuế để thu hút đầu tư nước ngoài là điều tất yếu không tránh kh i. Do vậy,
khoản chênh lệch về tổng nghĩa vụ thuế toàn cầu phát sinh dưới tác động của
phương thức điều tiết giá cả là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Chuyển giá chỉ có

nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có

mối quan hệ liên kết. Để làm được điều này họ phải thiết lập một chính sách giá mà
ở đó giá chuyển giao có thể được xác định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt
được từ những giao dịch như thế. Các công ty đa quốc gia nắm bắt và vận dụng
được những khác biệt giữa các quốc gia trong các qui định và các ưu đãi về thuế để
hưởng lợi và cách hưởng lợi này có vẻ như hồn tồn hợp pháp. Như vậy, chuyển
giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế xuất phát từ việc
định giá quá cao hoặc quá thấp trong giao dịch thương mại giữa nội bộ công ty đa
quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế suất thuế thu nhập cao
sang nước có thuế suất thuế thu nhập thấp; điều này d n đến sự bất bình đẳng về lợi
ích và tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên thế giới đều phải lập và lưu trữ một tài liệu được
gọi là Hồ sơ chuyển giá (Transfer Pricing Documentation) với mục đích trình bày

chính sách giá của cơng ty đối với các loại giao dịch liên kết, chứng t rằng mức giá
đó được áp dụng phù hợp với “Nguyên tắc giá thị trường” và nằm trong “Biên độ
giá thị trường chuẩn”. Trong trường hợp này “chuyển giá” được hiểu là “xác định
giá thị trường trong các giao dịch liên kết”.
1.2.2. Các phương pháp chuyển giá
Trước khi đi vào nghiên cứu các phương pháp chuyển giá trong nội bộ công ty đa
quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ về “Nguyên tắc giá thị trường”, làm cơ sở cho việc
lựa chọn và áp dụng các phương pháp chuyển giá phù hợp đối với từng trường hợp
cụ thể.
1.2.2.1. Nguyên tắc giá thị trường (Arm’s length principle- ALP)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD đã đưa ra Nguyên tắc giá thị trường
làm tiêu chuẩn xác định giá chuyển giao quốc tế và các quốc gia thành viên OECD
đồng

sử dụng cho mục đích thuế của các Tập đồn đa quốc gia và Cơ quan thuế.


8

Nguyên tắc giá thị trường khẳng định tính pháp l của nó như một chuẩn mực quốc
tế và đưa ra các hướng d n áp dụng.
Khi các công ty liên kết giao dịch với nhau, các quan hệ thương mại và tài chính
của họ sẽ khơng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động của thị trường bên
ngoài. Thực sự sẽ là một khó khăn để có thể xác định chính xác mức giá thị trường
khi khơng có các tác nhân thị trường hoặc khi chấp nhận một chiến lược thương mại
đặc thù. Vì vậy, một điều chỉnh về thuế theo Nguyên tắc giá thị trường được thực
hiện, điều chỉnh này sẽ không làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ hợp đồng cơ bản,
khơng vì mục đích thuế giữa các cơng ty liên kết, và có thể phù hợp ngay cả khi
khơng có


định giảm thiểu hoặc tránh thuế.

Khi chuyển giá không phản ánh được các tác nhân thị trường và Nguyên tắc giá thị
trường thì nghĩa vụ thuế của các công ty liên kết và các khoản thu thuế của nước sở
tại có thể bị sai lệch. Vì vậy, các quốc gia thành viên OECD đã đồng

rằng lợi

nhuận của các cơng ty liên kết có thể được điều chỉnh khi cần thiết để sửa chữa bất
kỳ những sai lệch đối với các mục đích thuế, và do đó đảm bảo đáp ứng được
Nguyên tắc giá thị trường. Các nhân tố khác như là những xem x t về thuế có thể
làm sai lệch các điều kiện của các quan hệ thương mại và tài chính được thiết lập
giữa các công ty liên kết, các áp lực xung đột với Chính phủ trong nước c ng như
nước ngồi liên quan đến vấn đề định giá hải quan, thuế chống bán phá giá, tỷ giá
hay kiểm sốt giá. Ngồi ra, nhu cầu về dịng tiền của các cơng ty trong nội bộ Tập
đồn đa quốc gia có thể là ngun nhân gây ra những sai lệch về giá chuyển giao.
Cơ quan thuế không nên giả định rằng các điều kiện được thiết lập trong các quan
hệ thương mại và tài chính giữa các công ty liên kết sẽ luôn đi chệch kh i những
yêu cầu của thị trường mở. Thực tế, các Giám đốc ở các công ty quốc gia sẽ quan
tâm đến việc lập hồ sơ lợi nhuận tốt; vì vậy, họ sẽ không muốn xây dựng mức giá
chuyển giao làm giảm lợi nhuận của công ty mà họ sở hữu.
 Nội dung nguyên tắc giá thị trường
Nội dung Nguyên tắc giá thị trường được nêu tại Khoản 1, Điều 9 của Công ước
thuế m u của OECD (OECD Model Tax Convention), nó được hình thành trên cơ


9

sở các Hiệp ước thuế song phương bao gồm các quốc gia thành viên OECD và số
lượng ngày càng tăng của các quốc gia không thành viên. Điều 9 cho rằng:“Các

điều kiện được thực hiện hoặc được đặt ra giữa hai cơng ty liên kết có quan hệ
thương mại hoặc quan hệ tài chính, khác với các điều kiện được thực hiện giữa các
công ty độc lập, mà theo những điều kiện này, bất kỳ khoản lợi nhuận đạt được sau
đó sẽ được chuyển về cho một trong số các công ty, bao gồm cả phần lợi nhuận
không được chuyển về cho các công ty khác và công ty được chuyển lợi nhuận đó sẽ
chịu thuế trên tổng số lợi nhuận được chuyển về”.
Bên cạnh việc tìm cách điều chỉnh lợi nhuận thông qua tham khảo các điều kiện
được xây dựng từ các giao dịch với các bên không liên kết có thể so sánh và các
trường hợp có thể so sánh, một phân tích về các giao dịch của các bên liên kết so
với các bên không liên kết được thực hiện gọi là “phân tích so sánh”, phân tích này
là ứng dụng trọng tâm của Nguyên tắc giá thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này
lại tạo ra gánh nặng cho người nộp thuế và Cơ quan thuế. Đoạn 1 trong Điều 9 của
Công ước thuế m u của OECD là cơ sở cho các phân tích so sánh, bởi vì nó đưa ra
u cầu:
+ So sánh giữa các điều kiện (bao gồm giá cả) được thực hiện hoặc chấp nhận giữa
các công ty liên kết và các điều kiện này c ng sẽ được thực hiện giữa các công ty
độc lập, để xác định lại bằng văn bản nghĩa vụ thuế phải trả của các công ty liên kết
được qui định tại Điều 9 của Công ước thuế m u của OECD;
+ Xác định lợi nhuận tích l y theo mức giá thị trường, để xác định lại mức thuế phải
nộp bằng văn bản đối với bất kỳ điều chỉnh nào về nghĩa vụ thuế phải trả.
Hiện nay, quan điểm của các quốc gia thành viên OECD v n là Nguyên tắc giá thị
trường chi phối việc thẩm định giá chuyển nhượng giữa các công ty liên kết.
Nguyên tắc giá thị trường là cơ sở l thuyết kể cả khi nó mang lại các xấp xỉ gần
nhất cho các hoạt động của thị trường mở, trong các trường hợp mà hàng hóa, các
loại tài sản hữu hình khác, các tài sản vơ hình được chuyển giao hoặc dịch vụ được
cung cấp giữa các công ty liên kết. Nguyên tắc này không phải luôn đơn giản để áp


10


dụng trong thực tế, nhưng nó thường tạo ra mức thu nhập thích hợp giữa các thành
viên của Tập đồn đa quốc gia mà có thể được Cơ quan thuế chấp nhận.
Tóm lại, các quốc gia thành viên OECD tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ nguyên tắc giá thị
trường. Trên thực tế, khơng có những lựa chọn mang tính hiện thực hay pháp l để
thay thế nguyên tắc giá thị trường trong hiện tại (OECD, 2010).
1.2.2.2. Các phương pháp chuyển giá
Trên nguyên tắc tránh đánh thuế trùng, OECD đã đưa ra Công ước m u về Thuế
TNDN và vốn để xác lập các qui định hướng d n về định giá chuyển giao cho các
Công ty đa quốc gia và Cơ quan thuế. Theo hướng d n của OECD, có 2 loại
phương pháp xác định giá chuyển giao:
- Phương pháp giao dịch truyền thống (Traditional transaction method); và
- Phương pháp lợi nhuận giao dịch (Transactional profit method).
OECD nghiêng về việc sử dụng các phương pháp xác định giá chuyển giao truyền
thống, dựa trên cơ sở giá cả của các giao dịch độc lập có thể so sánh, tuân theo
Nguyên tắc giá thị trường trong cùng điều kiện tương tự. Trong khi đó, các phương
pháp lợi nhuận giao dịch lại dựa trên cơ sở lợi nhuận của các đơn vị tham gia vào
quá trình chuyển nhượng theo Nguyên tắc giá thị trường, hoặc dựa trên cơ sở tổng
lợi nhuận được phân chia tương ứng cho các thành viên liên kết tham gia vào các
hoạt động chuyển giao.
 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable uncontrolled price method)
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp so sánh mức giá phải trả
cho các tài sản hoặc hàng hóa dịch vụ chuyển giao trong một giao dịch liên kết theo
mức giá phải trả cho các tài sản hoặc hàng hóa dịch vụ tương tự trong một giao dịch
độc lập được so sánh trong các trường hợp. Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai
mức giá trong giao dịch liên kết và giao dịch độc lập thì chứng t rằng các điều kiện
trong quan hệ thương mại và tài chính của các doanh nghiệp liên kết không phù hợp
với các điều kiện thị trường và mức giá trong các giao dịch độc lập sẽ được thay thế
cho mức giá trong các giao dịch liên kết.



11

Một giao dịch độc lập được so sánh với một giao dịch liên kết để điều chỉnh theo
mục đích của Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, khi có một trong hai điều
kiện được đáp ứng:
- Khơng có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh, hoặc khác biệt giữa các
doanh nghiệp thực hiện các giao dịch có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
trong thị trường mở; hoặc
- Một điều chỉnh hợp l chính xác có thể được thực hiện để loại b các ảnh hưởng
từ những khác biệt như vậy. Trong trường hợp có thể để xác định vị trí các giao
dịch liên kết được so sánh, Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương
pháp trực tiếp và đáng tin cậy nhất để áp dụng Nguyên tắc giá thị trường.
Tuy nhiên, thật khó để tìm thấy các giao dịch tương tự trong các doanh nghiệp độc
lập như là các giao dịch liên kết được điều chỉnh mà khơng có sự khác biệt và ảnh
hưởng trọng yếu đến giá cả. Trong trường hợp này sẽ phải thực hiện một số điều
chỉnh thích hợp, mức độ và sự tin cậy của các điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng đến sự
tin cậy tương đối khi phân tích theo Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
Khi xem x t sự tồn tại của các giao dịch liên kết và các giao dịch độc lập có thể so
sánh, cần phải xem x t ảnh hưởng của giá cả đến chức năng kinh doanh được mở
rộng hơn là khả năng có thể so sánh của sản phẩm.
Thực tế cho thấy Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập tiếp cận linh hoạt hơn
và nó có thể được sử dụng bổ sung bởi các phương pháp thích hợp khác khi cần
thiết. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là một phương pháp có độ tin cậy
đặc biệt khi mà một cơng ty độc lập bán cùng một sản phẩm như là sản phẩm được
bán giữa hai công ty liên kết. Nếu sự khác biệt này khơng có ảnh hưởng trọng yếu về
giá cả thì thực hiện một số điều chỉnh cho sự khác biệt này là thích hợp. Cịn nếu
khơng thể thực hiện một sự điều chỉnh hợp l và chính xác thì độ tin cậy của Phương
pháp so sánh giá giao dịch độc lập sẽ giảm đi, và cần chọn một phương pháp khơng
trực tiếp khác để thay thế. Ngồi ra, khi các điều kiện về doanh thu bán hàng của bên
độc lập và bên liên kết là giống hệt nhau, sự khác biệt về điều kiện giao hàng như



12

vận chuyển, bảo hiểm nói chung chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả; vì vậy, cần phải
thực hiện một điều chỉnh về giá bán đối với sự khác biệt trong điều khoản giao hàng.
 Phương pháp giá bán lại (Resale price method)
Phương pháp giá bán lại bắt đầu với mức giá mà sản phẩm được mua từ một công
ty liên kết và được bán lại cho một công ty độc lập.
Nghiệp vụ
Công ty liên kết (1)

Nghiệp vụ
Công ty liên kết (2)

Công ty độc lập

Giá mua

Giá bán

(Giá thị trường)

(Giá bán lại)

Phương pháp giá bán lại xác định mức giá chuyển giao giữa hai công ty liên kết,
bằng cách trừ (-) đi khoản lợi nhuận gộp thích hợp từ giá bán mà tại mức giá này
bên mua (công ty liên kết) sẽ bán lại sản phẩm. Để sử dụng phương pháp này công
ty phải biết được: (i) Giá bán cuối cùng cho các bên độc lập và có thể xác định được
lợi nhuận gộp thích hợp cho người bán lại. (ii) Mức lợi nhuận gộp thích hợp có thể

xác định thơng qua việc tham khảo lợi nhuận biên thu được từ các giao dịch của các
bên độc lập có thể so sánh được.
Khi xác định khoản lợi nhuận gộp thích hợp cần xem x t các yếu tố về:
- Mức độ có thể so sánh được giữa hoạt động bán hàng của công ty liên kết và hoạt
động bán hàng của các nhà phân phối độc lập không cần phải tuyệt đối như theo
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
- Nhân tố quyết định trong hoạt động bán hàng thì tương tự về mặt chức năng hoạt
động được thực hiện bởi công ty liên kết và các nhà phân phối độc lập.
- Các nhân tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng so sánh của các giao
dịch bao gồm: (i) Mức tồn kho hàng hóa và tỷ lệ doanh thu; (ii) Các điều kiện
hợp đồng (như điều kiện về bảo hành, khối lượng bán ra, tín dụng, vận chuyển..);
(iii) Các chương trình bán hàng, tiếp thị, quảng cáo và các dịch vụ, kể cả khuyến
mãi và giảm giá; Cấp độ thị trường (bán sỉ, bán lẻ).
Phương pháp giá bán lại sử dụng đặc trưng khi người mua (người bán lại) chỉ đơn
thuần là Nhà ph n phối thành ph m và thường được gọi là Chi nhánh bán hàng.
Khi sử dụng Phương pháp giá bán lại cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:


×