Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.78 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ
NỘI
1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
DỆT KIM HÀ NỘI.
Công ty Dệt Kim Hà Nội tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Knitting company,
tiền thân là Nhà máy Dệt kim Hà Nội, được thành lập vào năm 2000 thuộc Sở
Công nghiệp Hà Nội. Trụ sở chính của công ty tại Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà
Nội.
Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Công
nghiệp Hà Nội.
Trước năm 1986, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào
chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do Nhà nước phân bổ theo hệ thống của chỉ
tiêu pháp lệnh. Nhà nước quyết định yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, công ty
chỉ biết tổ chức sản xuất như thế nào để đảm bảo được định mức tiêu dùng vật tư
mà Nhà nước quy định.
Trong thời kỳ này có một ưu điểm như công ty yên tâm tập trung vào sản
xuất, không phải đối mặt với một số vấn đề gai góc là đó sự cạnh tranh khốc liệt
của thị trường, sự biến động lên xuống của cung cầu về hàng hóa làm ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển sản xuất. Trong thời gian dài công ty luôn đạt chỉ tiêu kế
hoạch của Nhà nước giao cho. Đời sống của người lao động tương đối ổn định.
Tuy vậy, trong thời gian này đã gặp phải một số nhược điểm cơ bản: kế hoạch
pháp lệnh đã thui chột tính chủ động sáng tạo và tạo ra sự ỷ lại của các doanh
nghiệp vào Nhà nước doanh nghiệp. Quy luật giá trị không phát huy được tác dụng
kích thích và điều tiết sản xuất, các phạm trù hàng hóa tiền tệ, tài chính, tín dụng
thương mại ... bị vi phạm nghiêm trọng. Sản xuất bằng mọi giá để đảm bảo chỉ tiêu
kế hoạch Nhà nước, đã xem nhẹ tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Do vậy,
hàng hóa được sản xuất ra luôn bị những cơ chế phân phối cứng nhắc ảnh hưởng
nhiều đến tâm lý người tiêu dùng, do vậy luôn tạo ra khan hiếm giả tạo càng làm
căng thẳng giữa quan hệ cung cầu về hàng hóa ...
Từ sau những năm 1986, cùng chung với việc đổi mới kinh tế của đất nước
KHÍU


DỆT
CHỌN GẤP
SẤYNHUỘM
K.TRA
ĐÓNG GÓI
trên cơ sở tạo lập một cơ chế tư duy kinh tế mới. Công ty có những bước phát triển
mới, nhanh chóng đổi mới thiết bị sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm từng bước thỏa mãn thị trường trong nước, từng
bước ra nhập thị trường quốc tế. Tuy vậy về vấn đề hiệu quả kinh doanh còn nhiều
điều phải nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra những giải pháp thiết
thực nhất, để có thể góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa của công
ty, củng cố vững chắc chỗ đứng ở thị trường nước ngoài truyền thống, phát triển
mở rộng ở thị trường mới.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Công ty Dệt Kim Hà Nội là một công ty sản xuất thuộc ngành sản xuất công
nghiệp nhẹ mà Sở Công nghiệp Hà Nội trực tiếp quản lý.
Mặt hàng sản xuất của công ty là dệt các bít tất dùng cho người lớn và trẻ em
như: bít tất Jacquard, xùi, rib, thêu dùng cho computer và bít tất giấy phụ nữ. Mặt
hàng của công ty đa dạng về mẫu mã phong phú về mầu sắc, kiểu dáng và đặc biệt
là chất lượng cao đáp ứng tiêu dùng trong và ngoài nước.
Năng lực sản xuất hiện nay của Công ty là 7 triệu đôi bít tất/ năm. Sản phẩm
được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại và tương đối đồng bộ được nhập
khẩu từ Tiệp Khắc, Hàn Quốc, Nhật, Italia ...
Dây chuyền sản xuất sản phẩm thể hiện tại sơ đồ sau:
Công nghệ sản xuất của công ty đạt mức tiên tiến như công nghệ dệt rib của
Nhật Bản, công nghiệp sản xuất bít tất thêu bằng computer của Hàn Quốc, và
Italia. Phần công nghệ của Tiệp Khắc đã cũ.
Nhằm đạt được chất lượng cao và phù hợp với công nghệ sản xuất, nguyên
liệu dùng cho sản xuất của công ty chủ yếu là nhập ngoại (80%) từ các nước như
Hàn Quốc, Nhật, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc ... phần còn lại công ty mua của

Hanosimex, Dệt 8/3, Dệt Nam Định ...
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là sợi cotton, sợi acryamid, spandex,
polyeste, polycarathane ...
Trước đây trong thời kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Công ty Dệt
Kim Hà Nội chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp sản xuất, mọi công việc sản xuất
được thực hiện theo kế hoạch trên giao, cấp trên chịu trách nhiệm cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị ... và là người quyết định tiêu thụ sản phẩm, việc
bán hàng như thế nào đã có hệ thống thương nghiệp 3 cấp chuyên lo. Những năm
gần đây khi mà nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoàn
toàn tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, công ty được tự quyết định sản xuất cái
gì, sản xuất bao nhiêu và cho ai. Chính vì vậy, công ty tự lo đầu vào và đầu ra của
sản xuất. Vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay sản xuất luôn gắn chặt với thị
trường do thị trường quyết định. Để đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu khắt khe
của thị trường đòi hỏi công ty phải không ngừng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao
công nghệ và năng lực sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị
hiếu của khách hàng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là sang một số thị trường khó
tính như Nhật Bản, EU ... Bắt đầu từ năm 1992, côn ty được phép xuất khẩu trực
tiếp đã tạo điều kiện cho công ty tìm kiếm bạn hàng, mở rộng kinh ngạch xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đến nay 60% sản phẩm của công ty được
xuất khẩu sang Nhật Bản thông qua chương trình hợp tác giữa Công ty Dệt Kim
Hà Nội và Công ty Inter System với thời hạn 10 năm.
Đến năm 1998 sản phẩm của công ty đã xâm nhập thị trường EU, tuy vậy
hiện nay mới đang dừng ở mức thăm dò tìm hiểu thị trường, hy vọng trong thời
gian tới công ty sẽ tăng mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu ở thị trường này.
3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY.
Hệ thống hóa bộ máy tổ chức quản lý của công ty được hình thành trên cơ sở
quyết định thành lập công ty. Công ty là một pháp nhân và có đầy đủ tư cách pháp
nhân trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó giám đốc là người
có đầy đủ năng lực pháp lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty trước cấp trên và trước Nhà nước. Cơ chế bộ máy tổ chức quản
lý của công ty hoạt động theo chế độ 1 thủ trưởng, tức là giám đốc là người hoàn
toàn điều hành mọi hoạt động của công ty. Để tạo điều kiện cho việc hoàn thành
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc kỹ thuật
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Phó giám đốc kinh tế
PhòngK.thuật
PhòngK.thuật
PhòngK.thuật
PhòngK.thuật
PhòngK.thuật
PhòngVật tư
PhòngCT
TTSP
mọi công việc quản lý của mình, giám đốc lựa chọn phó giám đốc giúp việc do
giám đốc uỷ quyền. Đồng thời giám đốc công ty cử một số chuyên viên, trợ lý phụ
trách tham mưu từng công việc và mảng công việc cụ thể. Giám đốc điều hành
hoạt động của công ty theo sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty như sau:
BIỂU 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
Như vậy giám đốc là người phụ trách chung, ngoài ra trực tiếp phụ trách
xuất nhập khẩu (XNK) và công tác TCCB. Trên cơ sở tham khảo những ý kiến
của chuyên gia giúp việc, giám đốc quyết định mọi hoạt động của công ty từ
những vấn đề về chiến lược kinh doanh, vấn đề đầu tư, vấn đề tài chính về biện
pháp sản xuất kinh doanh, phân phối các lợi ích, tiêu thụ sản phẩm ... như thế
nào.
Phó giám đốc kinh tế được giám đốc uỷ quyền phụ trách tiếp các mảng về
kinh doanh như: tài chính, hạch toán kế toán, đảm bảo vật tư đầu vào, tiêu thụ sản
phẩm, ... Trong mô hình tổ chức thì phó giám đốc kinh tế phụ trách các phòng như
Tài vụ, phòng Kế hoạch, phòng Tiêu thụ sản phẩm ...

Phó giám đốc kỹ thuật được giám đốc uỷ quyền phụ trách các mảng về kỹ
thuật sản xuất, về công nghệ là người trực tiếp phụ trách kỹ thuật, phòng KCS, các
phân xưởng sản xuất, bộ phận kỹ thuật phụ trách sản xuất ...
Trong hệ thống tổ chức trên thì có một số phòng chức năng làm tham mưu
cho giám đốc, chỉ đạo nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, cung cấp một số dịch vụ như
tài chính, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng luận chứng kinh tế
kỹ thuật của các dự án sản xuất, cung cấp vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, điện
nước, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ... Một số phân xưởng trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công
ty như sau:
- Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý kỹ thuật, xây dựng và điều độ kế hoạch sản
xuất; cung ứng quản lý vật tư nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; quản lý lao
động và tiền lương; đảm nhiệm công tác an toàn lao động.
- Phòng tài chính kế toán: quản lý tài chính, kế toán và hệ thống thống kê của
công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: giao dịch đối ngoại; tiếp thị; quản lý việc xuất nhập
khẩu vật tư nguyên vật liệu và sản phẩm cùng với phòng tài chính thực hiện nhiệm
vụ thanh toán quốc tế.
- Bộ phận văn phòng: lưu trữ và phát hành các hồ sơ văn bản, tiếp nhận thông
tin bên trong và bên ngoài công ty. Xếp lịch tổ chức các cuộc họp nội bộ và tiếp
khách theo yêu cầu của giám đốc công ty.
- Bộ phận hành chính: đội bảo vệ, y tế công ty, quản lý nhà ăn, điều độ lái xe
và đảm nhiệm các công tác phục vụ khác.
- Phân xưởng dệt 1: sản xuất bít tất Nilon, Jacquard trên hệ thống thiết bị của
Tiệp Khắc.
- Phân xưởng dệt 2: sản xuất bít tất Rib trên hệ thống thiết bị của Hàn Quốc
và của Nhật.
- Phân xưởng dệt 3: sản xuất bít tất thêu trên hệ thống thiết bị của Hàn Quốc
và Italia.
- Phân xưởng nhuộm: gia công tẩy nhuộm tất cả các loại bít tất sản xuất bằng

sợi mộc trên hệ thống máy móc thiết bị của Hàn Quốc.
4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
4.1. Phân tích năng lực sản xuất kinh doanh của công ty:
Công tác đầu tư đã được công ty hết sức quan tâm và coi như một trong
những nội dung hoạt động quan trọng, là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để
từng bước nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo điều
kiện ổn định phát triển công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và dự đoán xu hướng phát triển công nghệ
sản xuất bít tất trong và ngoài nước, công ty đã lựa chọn và quyết định thực hiện
các chương trình đầu tư phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao. Từ năm 1991-
1999 hàng năm công ty đã thực hiện đầu tư trung bình:
200.000 USD, tốc độ tăng trưởng về đầu tư từ 10-15% năm. Với kết quả
đầu tư đạt được như trên, tới trình độ và năng lực máy móc thiết bị của công ty
như sau:
- Công nghệ sản xuất bít tất Rib gồm 2 dây chuyền:
+ Dây chuyền sản xuất bít tất Rib xuất khẩu trong chương trình hợp tác sản
xuất với Công ty Inter/ System (Nhật Bản) gồm 100 máy BS1, 15 máy dệt BS3 và
hệ thống thiết bị sau dệt. Khíu, nhuộm, định hình. Sản lượng 3 triệu đôi 1 năm.
+ Dây chuyền sản xuất bít tất Rib sản xuất hàng nội địa gồm 80 máy dệt BS2
và hệ thống thiết bị sau dệt. Sản lượng 2 triệu đôi 1 năm.
Công nghệ sản xuất bít tất Rib là công nghệ tiên tiến đang phát triển trên thé
giới và đã được áp dụng vào Việt Nam lần đầu tiên tại Công ty Dệt Kim Hà Nội từ
năm 1992. Sản phẩm có giá trị sử dụng cao, thông dụng với mọi tầng lớp, được
khách hàng trong nước và ngoài nước tín nhiệm và nhu cầu ngày càng tăng. Hiện
tại 60% sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật, phần còn lại tiêu thụ nội địa, trong
thời gian tới công ty tiếp tục hoàn thiện và mở rộng năng lực sản xuất loại sản
phẩm này.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất bít tất thêu dùng computer gồm 16 máy dệt
của Hàn Quốc, Italy công suất: 600.000 đôi/ năm. Đây là công nghệ hiện đại mới

phát triển trên thế giới, áp dụng tại công ty năm 1992. Đến nay đội ngũ cán bộ
công nhân (CBCN) kỹ thuật đã tiếp thu được công nghệ, duy trì sản xuất ổn định
và đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới bền đẹp, hợp vệ sinh. Đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng, công ty tiếp tục đầu tư từng bước để mở rộng năng lực sản xuất
loại sản phẩm này và có triển vọng thâm nhập được vào thị trường EU.
- Hệ thống công nghệ thiết bị của Tiệp Khắc: sản xuất bít tất Nylon, Jacquard
gồm 80 máy D3VA, D3VC, D2VC. Công suất 1,5 triệu đôi/ năm, thiết bị cũ đã sử
dụng được gần 20 năm. Công ty có biện pháp phục hồi, bảo dưỡng duy trì sự hoạt
động các thiết bị để sản xuất sản phẩm phục vụ khách hàng trong nước: Quân đội
Việt Nam, Bộ Nội vụ và một phần trên thị trường tự do.
Với năng lực và trình độ thiết bị công nghệ như trên của công ty, cân đối với
triển vọng về thị trường tiêu thụ, trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch xây
dựng và thực hiện các chương trình đầu tư phát triển các công nghệ mới hiện đại
như công nghệ bít tất Rib, Computer, tất giấy phụ nữ. Thay thế dần các công nghệ
cũ lạc hậu không có khả năng tiêu thụ như bít tất Nylon Jacquard, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước. Thực hiện mục tiêu "công nghiệp hóa và hiện đại hóa"
đất nước của Đảng thông qua các hình thức đầu tư, tự đầu tư, liên doanh, liên kết
với các công ty trong nước và nước ngoài.
Biểu số 2: Năng lực sản xuất.
Thiết bị Nhãn hiệu
Năng lực
(đôi/ca)
Số
lượn
g
Năng lực
(đôi/năm)
I. Máy dệt:
1. Máy dệt bít tất Jacquard
2. Máy dệt bít tất Rib

3. Máy dệt bít tất xùi
4. Máy dệt bít tất thêu
5. Máy dệt bít tất link
Uniplet (Tiệp)
BooSeong (NTT)
Lkenaga (Nhật)
SooSan (Hàn Quốc) Lonaty (Italia)
BooSeong (NTT
37
25
40
45
30
95
192
10
14
17
3.300.000
6.050.000
370.000
700.000
470.000
II. Máy khíu: - Máy
- Tay
China
Japan
500
1.000
30

13
6.000.000
400.000.000
III. Sấy khô: Samduk (NTT) 80 kg/lần 0,2
IV. Máy giặt Samduk (NNT) 40 kg/lần 0,0
V. Máy sấy định hình:
- Điện
- Hơi
(Nhật)
(NTT)
1.00
3.200
01
02
900.000
2.900.000
VI. Máy nhuộm Sam duk (NTT) 1.800 04 2.200.000
VII. Nồi hơi
500 kg/h
1.500kg/
01
01
h
4.2. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.
Chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường, như tất cả các doanh nghiệp
khác. Công ty Dệt Kim Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trước tình hình
đó, Công ty Dệt Kim Hà Nội đã tìm ra con đường phát triển đúng hướng vì vậy đã
tháo gỡ được khó khăn và đạt được kết quả kinh doanh khá cao, điều đó thể hiện ở
biểu sau:

Biểu số 3: Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh.
TT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001
1 Giá trị TSL công nghiệp Triệu đồng 17.225 19.519 25.826,5
2 Sản phẩm chủ yếu Đôi 2.660.642 3.457.756 4.831.428
3 Doanh thu Triệu đồng 20.101 28.495 39.684
4 Chi phí Triệu đồng 19.110 27.141 38.169
5
Tổng quỹ thu nhập:
- Quỹ tiền lương
- BHXH trả thay lương
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
1.441,7
1.437,6
4,1
1.900,6
1.896,2
4,4
2.782,9
2.775,2
7,7
6 Cán bộ, công nhân viên Người 375 390 430
7 Tiền lương bằng Đồng 354.500 419.200 573.900
8 Thuế doanh thu Triệu đồng 639 972 1.025
9 Thuế vốn Triệu đồng 169,5 168 168,5
10 Thuế lợi tức Triệu đồng 346,67 473,8 737
11 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.151 1.443 2.115
12 BHXH phải nộp Triệu đồng 137,9 178,3 269,5
13 Lãi (lợi nhuận) Triệu đồng 990,5 1.353,7 1.515

Qua bảng chỉ tiêu tổng hợp như trên chúng ta có một số nhận xét như sau:
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp không ngừng tăng lên nhất là năm 2001
tăng lên 32% nhờ có đầu tư mạnh mẽ về máy móc và cải tiến công nghệ.
Số lượng sản phẩm chủ yếu cũng không ngừng tăng lên qua các năm, năm
2000 tăng 30% so với 1999. Tuy vậy, có nhận xét rằng so với năng lực sản xuất
hiện có thì công ty cũng chỉ sản xuất được xấp xỉ 50%. Điều đó chứng tỏ khả năng
sản xuất của công ty còn rất lớn.
Doanh thu của công ty qua các năm tăng bình quân 40%, năm 2000 tăng 41%
so với 1999, năm 2001 tăng 39% so với năm 2000.
Cùng với các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu về tổng thu nhập chỉ tiêu về lao động,
chỉ tiêu về tiền lương bình quân cũng không ngừng tăng lên về tổng thu nhập năm
2000 tăng 32% so với 1999, năm 2001 tăng 46% so với 2000.
Về lao động: năm 2000 tăng 4% so với 1999, năm 2001 tăng 10% so với
2000, điều này chứng tỏ quy mô về sản xuất về nhân lực đã không ngừng được
nâng lên về tiền lương bình quân năm 2000 tăng 18% so với 1999, năm 2001 tăng
37% so với 2000, điều này chứng tỏ đời sống của cán bộ, công nhân được cải thiện
so với trước, nhất là chỉ tiêu lạm phát của năm 2000, 2001 thấp.
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về chi phí: năm 2000 tăng 42%
so với 1999, năm 2001 tăng 40,6% với 2000.
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy rằng:
Tốc độ tăng của các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất cao hơn tốc độ tăng
của nhân công, chứng tỏ rằng công ty đã chú trọng đến công nghệ hiện đại, tăng
đầu tư kỹ thuật, máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất.
Tổng thu nhập qua các năm tăng nhiều hơn tốc độ tiền lương bình quân, như
vậy công ty giảm phần thu nhập chi cho quỹ tiền lương.
Các chỉ tiêu khác như về thuế doanh thu, thuế vốn, thuế lợi tức nộp ngân sách,
có sự biến động khác, trong đó có các khoản thuế doanh thu, lợi tức, nộp ngân sách
tăng mạnh, điều này chứng tỏ công ty luôn làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước, năm
sau cao hơn năm trước.
Để phân tích câu hỏi về chất lượng kinh doanh chúng ta xem xét một số chỉ

tiêu sau:
+ Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân:
Sản phẩm chủ yếu
N
bg
=
Số người
1999 : 7.095 SP/ người
2000 : 8.866 SP/ người
2001 : 11.235 SP/ người.
Qua đây chúng ta thấy rằng năng suất lao động của công ty không ngừng được
tăng lên nhờ đầu tư vào máy móc thiết bị. Năng suất lao động năm 2000 tăng 25% so
với 1999, năng suất lao động bình quân năm 2001 tăng 26% so với 2000.
+ Chỉ tiêu doanh thu trên lao động:
Dân số
D =
Số người
1999 : 53,6 triệu/ người
2000 : 73,0 triệu/ người
2001 : 92,9 triệu/ người.
Chỉ tiêu này cho thấy trong một năm, bình quân đầu người làm ra bao nhiêu
tổng doanh thu. Doanh thu bình quân/ người năm 2000 tăng 36% so với 1999, năm
2001 tăng 26,3% so với 2000. Tức là về doanh thu bình quân đã giảm một cách
tương đối, do nguyên nhân thay đổi cơ cấu sản phẩm, do giá cả giảm một cách
tương đối, do nguyên nhân thay đổi cơ cấu sản phẩm, do giá cả giảm.
+ Chi tiêu lợi nhuận trên lao động:
P
L
bq
=

Số lao động
1998 : 2,64 triệu đ/ người
1999 : 3,47 triệu đ/ người
2000 : 3,52 triệu đ/ người.
Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động làm ra bình quân bao nhiêu đồng
lãi cho công ty trong một năm: ta thấy rằng năm 2000 tăng 31,4% so với 1999,
năm 2001 tăng: 1,4% so với 2000, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh đã
giảm sút do nhiều nguyên nhân: chi phí tăng, giá bán giảm.
+ Chỉ tiêu nộp ngân sách trên lao động:
Nộp NS
N
NS
=
Số lao động
1999 : 3,07 triệu đ/ người
2000 : 3,7 triệu đ/ người
2001 : 4,92 triệu đ/ người.
Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động của công ty trong 1 năm nộp ngân
sách cho Nhà nước bình quân bao nhiêu tiền. Năm 2000 tăng 20% so với 1999,
năm 2001 tăng 33% so với 2000, chứng tỏ công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ
nộp ngân sách, nhưng điều này góp phần làm cho chi phí tăng, lợi nhuận của công
ty giảm.
Để làm rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta
cần phân tích một số chỉ tiêu tổng hợp như sau:
a/ Nhu cầu, định mức tiêu dùng vật tư.
Nhu cầu vật tư thể hiện ở biểu sau:
Biểu 4: Nhu cầu nguyên liệu chính (sợi) hàng năm.
TT Tên nguyên liệu Số lượng (kg/
năm)
1 Sợi Ni lon 70D/ 24F/ 2 đã nhuộm 15.000

2 Sợi Ni lon 40D/ 14F/ 1 mộc
3 Sợi Ni lon 20D/ 7F/ 1 mộc
4 Sợi Ni lon 70D/ 2 mộc 10.000
5 Sợi Ni lon 70D/ 1 mộc 10.000
6 Sợi Cotton 20S đã chải, mộc 200.000
7 Sợi Cotton 32S đã chải, mộc 60.000
8 Sợi Acrylic/ cotton (40/60) 32S/ 1 mộc 25.000
9 Sợi Acrylic/ cotton (40/60) 32S/ 1 tẩy trắng 25.000
10 Sợi T/C 20S/1 nhuộm, đóng búp 80.000
11 Sợi T/C 32S nhuộm, đóng búp 50.000
12 Sợi Spandex x 30 x 70, mộc 60.000
13 Sợi Spandex x 30 x 70, mộc 20.000
14 Sợi Spandex x 30 x 75, nhuộm 40.000
15 Sợi chun 90 mộc 8.000
16 Sợi chun màu 90 2.000
17 Sợi polester 15.000
Định mức dùng vật tư cho một số sản phẩm ở biểu sau:
Biểu 5: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu bít tất xuất khẩu cho Công ty
Intersystem (Nhật Bản).

×