Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ XUÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI ĐÀI TRÙN HÌNH THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH
TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ XUÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI ĐÀI TRÙN HÌNHTHÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH
TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:

60310102



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN VĂN SÁNG

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đề tài
“Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”
là do tôi nghiên cứu và thực hiện. Số liệu được nêu trong luận văn được lấy
từ nguồn tại Ban Tài chính – Đài truyền hình TP.HCM, các phân tích đánh giá là
của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ
sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như về kết
quả của luận văn.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Xuân


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình vẽ, đồ thị và bảng biểu
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Tổng quan về Quản lý Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu......................... 1
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu .......................................................................... 1
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu ........................................... 1
1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu ............................................. 3
1.1.1.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu ...................................... 4
1.1.1.4 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu
............................................................................................................... 5
1.1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và sự nghiệp có thu ............. 6
1.1.2.1 Khái quát về quản lý ................................................................. 6
1.1.2.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp
có thu .................................................................................................... 6
1.1.2.3 Mục tiêu của công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
có thu ..................................................................................................... 7
1.1.2.4 Công cụ quản lý tài chính ......................................................... 7
1.1.2.5 Nội dung của Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
............................................................................................................... 8
1.1.3 Hiệu quả quản lý tài chính .................................................................... 13
1.1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả quản lý tài chính nói chung .................. 13


1.1.3.2 Hiệu quả quản lý tài chính ngành truyền hình ........................ 14
1.2. Hoạt động của ngành truyền hình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ............................................................................................................. 17

1.2.1 Ngành truyền hình Việt Nam – vai trò, chức năng .............................. 17
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của các Đài truyền hình là đơn vị sự nghiệp cơng lập
có thu ............................................................................................................. 17
1.2.3 Sản phẩm truyền hình và các hoạt động dịch vụ truyền hình ............... 19
1.2.3.1 Sản phẩm truyền hình ............................................................. 19
1.2.3.2 Các hoạt động dịch vụ truyền hình ......................................... 21
1.2.4 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường lên hoạt động truyền thông ............ 22
1.2.4.1 Tính cạnh tranh ....................................................................... 22
1.2.4.2 Thương mại hóa thơng qua quảng cáo .................................... 24
1.2.4.3 Xã hội hóa chương trình truyền hình ...................................... 25
1.2.4.4 Kinh tế truyền thông ............................................................... 26
1.2.4.5 Yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với hoạt
động truyền thông ............................................................................... 27
Kết chương 1: ............................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH
TP.HCM
2.1 Giới thiệu về Đài truyền hình Tp.HCM ............................................................. 30
2.1.1 Lịch sử hình thành Đài truyền hình TP.HCM ....................................... 30
2.1.2 Giới thiệu về Đài truyền hình TP.HCM ............................................... 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 33
2.1.4 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình .......................... 35
2.1.5 Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................... 37
2.1.5.1. Truyền hình quảng bá ........................................................... 37
2.1.5.2. Truyền hình trả tiền .............................................................. 38
2.1.5.3. Dịch vụ quảng cáo, sản xuất chương trình, thuê mướn thiết bị,
phát hành băng ................................................................................... 38


2.2 Lịch sử các hình thức quản lý tài chính tại HTV ................................................ 38
2.2.1 Theo lịch sử hoạt động – 5 giai đoạn .................................................... 38

2.2.2 Theo hình thức quản lý - 3 hình thức ................................................... 39
2.2.2.1. Quản lý tài chính cơ quan hành chính nhà nước .................... 39
2.2.2.2. Quản lý tài chính theo mơ hình thí điểm cơ chế khốn thu chi.
............................................................................................................. 40
2.2.2.3. Quản lý tài chính theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu .................................. 41
2.3 Thực trạng quản lý tài chính tại HTV ................................................................. 41
2.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tài chính tại HTV .................................. 41
2.3.2 Các công cụ quản lý Tài chính .............................................................. 41
2.3.3 Các hoạt động quản lý tài chính tại HTV ............................................. 46
2.3.3.1 Quản lý tài sản phục vụ sản xuất ............................................ 46
2.3.3.2 Quản lý chi ............................................................................. 47
2.3.3.3 Quản lý nguồn thu. ................................................................. 48
2.3.3.4 Quản lý quỹ ........................................................................... 49
2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính .................................................................. 51
2.4.1 Nhiệm vụ chính trị ................................................................................ 51
2.4.2 Nhiệm vụ kinh tế ................................................................................... 53
2.4.2.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng ............................................. 53
2.4.2.2 Chỉ tiêu doanh thu ................................................................... 54
2.4.3 Thực hành tiết kiệm, chống thất thốt ng̀n chi. ................................. 56
2.4.4 Chăm lo đời sống cho người lao động. ................................................. 57
2.5 Thành tựu đạt được ............................................................................................. 57
2.5.1- Nhiệm vụ chính trị ............................................................................... 57
2.5.2 Nhiệm vụ kinh tế ................................................................................... 58
2.5.3 Đầu tư cho con người ............................................................................ 58


2.6 Hạn chế tồn tại ................................................................................................... 59
2.6.1. Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế ............................................................. 59
2.6.2. Về cơ chế hoạt động tài chính .............................................................. 59

2.6.3. Về con người ........................................................................................ 60
2.7 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế ............................................ 61
2.7.1 Vấn đề thực hiện nhiệm vụ kinh tế ....................................................... 61
2.7.2. Vấn đề về cơ chế hoạt động tài chính .................................................. 62
2.7.3. Vấn đề về trình độ quản lý tài chính của đội ngũ lãnh đạo .................. 63
2.7.4. Vấn đề thích ứng của đội ngũ lao động với yêu cầu của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa .............................................................. 64
Kết chương II ............................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1 Bối cảnh phát triển của HTV .............................................................................. 67
3.1.1 Tình hình báo chí quốc tế ..................................................................... 67
3.1.2 Tình hình trong nước ............................................................................ 69
3.1.2.1 Tình hình ngành báo chí nói chung ........................................ 69
3.1.2.2 Tình hình ngành truyền hình .................................................. 69
3.1.3 Xu hướng phát triển ngành truyền hình ................................................ 71
3.1.3.1. Xu hướng hội tụ truyền hình, viễn thông và công nghệ
thông tin .............................................................................................. 71
3.1.3.2 Xu hướng phát triển của ngành truyền dẫn phát sóng ............ 71
3.1.3.3 Xu hướng thay đổi kết cấu doanh thu của ngành truyền hình 73
3.2 Định hướng phát triển ......................................................................................... 73
3.2.1 - Về dịch vụ truyền hình trả tiền ........................................................... 73
3.2.2 - Quy hoạch truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 74
3.2.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ truyền dẫn phát sóng ............. 74
3.2.2.2 Lộ trình số hóa phát sóng truyền hình mặt đất ....................... 76
3.2.3 - Định hướng phát triển của HTV ......................................................... 76


3.3. Giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ................................................................... 77
3.3.1 Các giải pháp ngắn hạn ......................................................................... 77
3.3.1.1 Thúc đẩy nguồn thu tăng trưởng lại ........................................ 78
3.3.1.2 Tăng cường kiểm soát chi tiêu. ............................................... 79
3.3.1.3 Xã hội hóa ng̀n lực tài chính cho các chương trình tuyên
truyền chính trị. ................................................................................... 80
3.3.2 Các giải pháp lâu dài ............................................................................. 81
3.3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý tài chính ................... 81
3.3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính, thẩm định đầu tư
chương trình. ....................................................................................... 82
3.3.2.3 Các giải pháp về nghiệp vụ tài chính kế tốn. ....................... 86
3.3.2.4 Giải pháp ng̀n nhân lực ....................................................... 89
Kết chương III ........................................................................................................... 90
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 92
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTV

-

Đài truyền hình TP.HCM

Đài

-

Đài truyền hình TP.HCM


ĐVSN

-

Đơn vị sự nghiệp

XHCN

-

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỜ THỊ VÀ BẢNG BIỂU

HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1 Vị trí, chức năng đơn vị sự nghiệp công trong hệ thống
cơ quan nhà nước

02

Hình 1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp theo khả năng đảm bảo
kinh phí hoạt động

04


Hình 2.1 Bản đờ các khu vực phủ sóng HTV

32

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hành chính Đài truyền hình TP.HCM

34

Hình 2.3 Lưu đờ – Quy trình sản x́t chương trình truyền hình

36

Hình 2.4 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động

42

Hình 2.5 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính từ dưới lên

43

Hình 2.6 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch từ trên xuống.

44

ĐỜ THỊ

Trang

Đờ thị 2.1: Biểu đờ tương quan giữa doanh thu và chi phí qua các năm


54

Đồ thị 2.2: Cấu trúc doanh thu

55

BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1 Số liệu về thời lượng phát sóng chương trình

51

Bảng 2.2 Số liệu về kinh phí sản xuất chương trình

52

Bảng 2.3 Tỷ lệ kinh phí sản xuất dùng để sản xuất chương trình

52

tuyên truyền cho cơ quan quản lý nhà nước
Bảng 2.4 Số liệu doanh thu và chi phí qua các năm

54

Bảng 2.5 Cấu trúc doanh thu

55


Bảng 2.6 Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động

56

Bảng 2.7 Các số liệu về tài sản.

56


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với
hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Nếu cơ chế quản lý tài chính là
khung pháp lý cho hoạt động của đơn vị, thì hoạt động quản lý tài chính hiệu quả là
con đường dẫn dắt doanh nghiệp đạt đến mục tiêu và thành công. Ngay cả đối với
đơn vị nghiệp công lập như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ
chế quản lý tài chính cũng đóng vai trị quyết định đến năng suất, chất lượng lao
động, trở thành đòn bẩy trực tiếp cho sự phát triển của đơn vị.
Đài truyền hình TP.HCM đã được Ủy ban Nhân dân thành phố giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính qua 2 giai đoạn 2007-2009 và 2010-2012.
Bước vào thời kỳ ổn định tài chính mới và trước sự biến động của tình hình kinh tế
tài chính trong nước, Đài cần có giải pháp cụ thể để bộ máy tài chính vận hành hiệu
quả làm cơ sở cho hoạt động sản xuất của Đài, thích ứng với những điều kiện mới
trong môi trường tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề
tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là vấn
đề có tính thiết thực, nhằm góp phần xây dựng hoạt động tài chính vững mạnh, từng
bước nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác tài chính, hướng đến đạt hiệu quả

công tác quản lý tài chính và sự nghiệp chung của Đài truyền hình TP. HCM.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tài chính và nguồn nhân lực của Đài
truyền hình, tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính của Đài truyền
hình TP.HCM trong điều kiện mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào được trình bày dưới dạng hệ thống và
nghiên cứu khoa học về đề tài đã được nêu ra . Một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu
như sau tại Đài truyền hình đã có:


1/ “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình Tp.HCM.
Thực trạng và định hướng phát triển” của Th.s Dương Thanh Tùng, 2011. Đề tài
nêu lên những ưu và nhược điểm của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình mà Đài truyền hình thành phố Hố Chí Minh là đơn vị tiên phong trong
suốt những năm qua, từ những năm 2004. Trong quá trình thực hiện, cịn nhiều
bước thử nghiệm, có những kết quả không như mong muốn nhất là về mặt thắt chặt
kiểm định nội dung. Tác giả đã đưa ra những đề xuất về định hướng phát triển để xã
hội hóa sản xuất chương trình truyền trở thành công cụ đắc lực phục vụ sự phát
triển của Đài truyền hình TP.HCM và của ngành truyền hình nói chung.
2/ “Quản trị ng̀n nhân lực tại Đài truyền hình Tp.HCM” của Ths. Đinh Thu
Giang, 2009. Đề tài tổng hợp về tình hình nguồn nhân lực tại Đài và những phương
pháp quản trị áp dụng riêng cho ng̀n nhân lực, lao động có tính chất đặc thù riêng
của ngành truyền hình tại Đài truyền hình TP.HCM.
3/ “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ góc độ kinh tế học
truyền thơng” của Bùi Chí Trung. Đề tài đóng góp cho sự phát triển của truyền hình
không chỉ trên khía cạnh nội dung về kinh tế học truyền thơng mà cịn đề x́t
những phương án về chiến lược, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh doanh...để kinh tế
truyền thơng có vị trí xứng đáng hơn trong sự phát triển của ngành truyền thông nói
riêng và kinh tế xã hội nói chung.
4/ Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, giai đoạn 2007-2009 của

Đài truyền hình TP.HCM. Đây là phương án được lập cho 3 năm trong giai đoạn tài
chính ổn định, nhằm xin chuyển đổi cơ chế tài chính từ khoán thu chi kinh phí sang
hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Phương án nêu ra những điều
kiện đảm bảo cho việc áp dụng cơ chế tài chính nói trên.
5/ Báo cáo tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính trong 3 năm 2007-2009 của Đài truyền hình TP.HCM. Báo cáo
mang ý nghĩa tổng kết kết quả thực hiên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính để làm cơ sở tiếp tục duy trì cơ chế tài chính trên cho 3 năm tiếp theo.


3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích luận cứ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
của Đài truyền hình TP. HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, giai đoạn 2013 - 2020.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Những lý thuyết về quản lý tài chính và quản lý tài chính Đài truyền hình
 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Đài TP. HCM
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đài TP. HCM.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình quản lý tài chính gắn với quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đài và các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu
quả của công tác quản lý tài chính.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý Tài chính tại Đài từ mốc 2012 trở về
trước. Các giải pháp đề xuất về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính giai đoạn 20132020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật, trừu tượng hóa khoa học,

đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam về báo chí và
phát thanh truyền hình. Kết hợp nghiên cứu tài liệu về chuyên ngành tài chính, kế
toán, quản trị doanh nghiệp và kinh tế học truyền thông làm cơ sở khoa học.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu, thu thập
thông tin, quan sát thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm nguyên nhân thực
chất của vấn đề nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở đi đến giải pháp.


7. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp lý luận khoa học về tình hình thực tế, và xu hướng vận động của cơ
chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác quản lý tài chính giai đoạn
mới
Tham mưu về tổng thể cho lãnh đạo về giải pháp khắc phục những tồn tại
trong công tác quản lý tài chính và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tại Đài
truyền hình TP.HCM trong điều kiện mới.


1

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Tổng quan về Quản lý Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Theo nghị định 10/NĐ-CP năm 2006, đơn vị hành chính sự nghiệp là các
đơn vị nhận ngân sách của nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ

yếu là các hoạt động chính trị, xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập, là đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, với
chức năng là cung cấp dịch vụ và sản phẩm cơng ích cho xã hội, được phân biệt rõ
ràng với cơ quan hành chính chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong hệ thống cơ quan nhà nước thì đơn vị sự nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn so
với các cơ quan hành chính nhà nước. Vai trị của đơn vị sự nghiệp công trong nền
kinh tế và trong đời sống xã hội là vơ cùng quan trọng vì những lợi ích mà nó đem
lại cho người dân. Lợi ích đó được chi trả bởi nhà nước hoặc một phần từ người
dân, đem lại nguồn thu cho đơn vị. Nguồn thu này là cơ sở hình thành các đơn vị sự
nghiệp có thu với cơ chế quản lý tổ chức và tài chính đặc thù. Nói một cách ngắn
gọn - Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp cơng , có nguồn thu sự
nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự tốn độc lập,
có con dấu và tài khoản riêng.
Đơn vị sự nghiệp có thu cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Dịch vụ công là
những dịch vụ có đặc tính khơng loại trừ và khơng cạnh tranh trong tiêu dùng.
Khơng loại trừ có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng và tiêu dùng dịch
vụ này, dù người tiêu dùng có trả tiền hay khơng trả tiền cho dịch vụ đó. Khơng
cạnh tranh nghĩa là việc sử dụng và tiêu dùng của người này không ảnh hưởng đến
sự sử dụng và tiêu dùng của người khác, một hay nhiều người cùng tham gia sử


2

dụng, tiêu dùng thì chất lượng dịch vụ cũng ngang nhau. Ví dụ: Đèn chiếu sáng
cơng cộng, cơng viên.
Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng
sản phẩm, dịch vụ cơng ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ cơng ích khi đồng
thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,
cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có
khả năng bù đắp chi phí.
3. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng giao kế hoạch, đấu thầu theo giá
hoặc phí do nhà nước quy định
Các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu gồm có giáo dục, y
tế, khoa học cơng nghệ, văn hóa thể thao, phát thanh truyền hình, mơi trường…

Tổ chức hành chính

Cơ quan hành
chính nhà nước

Đơn vị sự
nghiệp cơng

Quản lý
nhà nước

Phục vụ
quản lý
nhà nước

Tổ chức sự nghiệp

Tổ chức đoàn
thể xã hội

Cung cấp
dịch vụ
cơng


Cơ quan an
ninh quốc
phịng
Thực hiện
nhiệm vụ
cơng

Hình 1.1 VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG HỆ
THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC


3

1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu có vai trị tự chủ trong điều hành hoạt động của đơn
vị, trong quản lý tài chính và xã hội hóa nguồn lực để phát triển các hoạt động sự
nghiệp. Trong quá trình hoạt động, đơn vị được phép thu một số khoản phí hoặc thu
từ các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp một phần hoặc tồn bộ chi
phí hoạt động, vừa tạo nguồn tích lũy cho các hoạt động phát triển chung. Mức tự
đảm bảo kinh phí của các đơn vị sự nghiệp được tính bằng cơng thức sau
Mức tự đảm bảo chi
hoạt động thường xuyên
của đơn vị sự nghiệp

Theo khả năng đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp chia thành 2
nhóm:
Nhóm 1-Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí
hoạt động; Nhóm 2 – Đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có đơn vị sự nghiệp tự đảm
bảo một phần kinh phí hoạt động (mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên

dưới 100%) và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động (mức tự đảm bảo
chi hoạt động thường xuyên trên 100%).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời
gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.


4

Các loại đơn vị sự nghiệp

ĐVSN do
ngân sách
nhà nước
đảm bảo
toàn bộ
kinh phí
hoạt động

ĐVSN có thu
ĐVSN tự
đảm bảo
một phần
KP hoạt
động

ĐVSN tự
đảm bảo
KP hoạt
động


Hình 1.2 PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
THEO KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1.1.1.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu:
Thứ nhất, sản phẩm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu là những dịch
vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội mà khơng ai ngồi nhà nước phải đứng ra
đảm nhiệm. Sự tồn tại các tổ chức sự nghiệp là để thực hiện vai trò và chức năng xã
hội của nhà nước, nó là một bộ phận của khu vực cơng, sứ mệnh của nó là phục vụ
tồn thể xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, mọi cơng dân đều có cơ hội như nhau
được tiếp cận các dịch vụ của nó.
Thứ hai, việc cung ứng các dịch vụ công này không nhằm mục tiêu lợi
nhuận. Việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân
không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó khơng giống với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu khơng trực tiếp phục vụ
cho quản lý hành chính nhà nước, khơng mang tính quyền lực pháp lý như hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý
nhà nước.
Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự
nghiệp mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính,
khơng phụ thuộc vào cơ chế xin cho như cơ quan hành chính thuần túy.


5

1.1.1.4 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu
Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay
được quy định theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ và
thơng tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006. Theo đó quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành

lập. Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc
lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật
Kế toán.
Bản chất của việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thể hiện trên hai
mặt: Thứ nhất, đó là q trình tự do hóa cho khu vực sự nghiệp, giải phóng khu vực
này khỏi phần lớn những ràng buộc mang tính chất mệnh lệnh của bộ máy quản lý
hành chính. Thứ hai, đồng thời với tự do hóa là q trình tạo lập các quyền hạn cho
loại hình tổ chức sự nghiệp để nó trở thành một thực thể kinh tế độc lập có thể tồn
tại và phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường.
Mục tiêu của việc trao quyền tự chủ phải thực sự tạo ra được lợi ích cho đơn
vị sự nghiệp, cho những cán bộ, nhân viên của nó thơng qua sự điều tiết của thị
trường. Lợi ích thu được và được hưởng này chính là động lực đối với tổ chức sự
nghiệp, đó cũng chính là ý nghĩa thực chất của việc trao quyền tự chủ
Cơ chế giám sát đối với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thể hiện qua việc
các tổ chức sự nghiệp cùng một lúc phải chịu sự điều tiết từ 2 phía: Từ nhà nước và
từ cơ chế thị trường. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm như thế nào đi nữa, các đơn
vị sự nghiệp cũng khơng thể hồn tồn tự do hành động; sự tồn tại không tách rời
khu vực cơng và sự điều tiết từ phía khu vực công đối với các tổ chức sự nghiệp là
cơ sở cho sự tồn tại của quyền giám sát của nhà nước, của xã hội đối với các tổ
chức sự nghiệp.
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức sự nghiệp công cần phải được
hiểu và quy về là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Và


6

cơ chế quản lý đối với tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thực tế chủ yếu là cơ chế
quản lý đối với người đứng đầu tổ chức.
1.1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và sự nghiệp có thu
1.1.2.1 Khái quát về quản lý

Thuật ngữ quản lý được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói
là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Các
trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Mary Parker Follett cho rằng “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua
người khác”.
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và
kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm
sốt ấy”.
Có thể nói, bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả nên đối
tượng quản lý khơng chỉ có con người mà cịn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý
khơng chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài
chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính thông qua
chức năng của quản lý là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát các nguồn
lực của tổ chức.
1.1.2.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu
Tài chính là một trong những đối tượng của hoạt động quản lý. Do đó hoạt
động quản lý tài chính cũng khơng nằm ngoài những nguyên lý cơ bản của hoạt
động quản lý nói chung. Có thể khái quát khái niệm quản lý tài chính như sau:
Quản lý tài chính là làm cho hoạt động tài chính hướng tới mục tiêu được hồn
thành với hiệu quả cao, thông qua các chức năng hoạch định, tổ chức, điều khiển
và kiểm soát nguồn lực tài chính.
Về nội dung quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và
sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp và biện pháp
khác nhau, thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài


7

chính phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.
Về phương pháp quản lý tài chính là việc sử dụng các cơng cụ quản lý tài
chính nhằm phản ánh chính xác tình hình tài chính của một đơn vị, thơng qua đó
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó. Lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn
tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị.
1.1.2.3 Mục tiêu của cơng tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu.
Mục tiêu của quản lý tài chính trong một đơn vị, tổ chức được quyết định bởi
mục tiêu thành lập doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp kinh doanh thì mục tiêu rõ ràng là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, mục tiêu của quản lý tài chính là
thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội do nhà nước giao với chi phí thấp nhất, đồng
thời với việc tạo nguồn tích lũy tối đa để duy trì hoạt động và có nguồn vốn phát
triển.
1.1.2.4 Cơng cụ quản lý tài chính
1/Luật pháp và chính sách
Đây là bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, là căn cứ để các đơn vị sự
nghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính của đơn vị mình. Nếu cơ chế quản lý tài
chính của nhà nước phù hợp với yêu cầu hoạt động và phát triển của một đơn vị, tổ
chức, nó sẽ tạo động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý ở đơn vị, tổ
chức đó.
2/ Kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính của đơn vị sự nghiệp
Kế hoạch hoạt động phải thể hiện tất cả các hạng mục hoạt động trong năm,
trên cơ sở đó hình thành các kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính là cơ sở để nhà
nước thực hiện cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị.
3/ Quy chế chi tiêu nội bộ
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ khơng nằm ngồi mục tiêu quản lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính tại đơn vị. Thông qua quy chế chi tiêu nội
bộ sẽ quản lý tập trung và thống nhất các nguồn thu, đảm bảo các khoản chi được



8

thống nhất trong toàn đơn vị cũng như thống nhất qua các năm của một giai đoạn ổn
định tài chính, hướng đến mục tiêu tiết kiệm, hợp lý. Ngoài ra quy chế chi tiêu nội
bộ cũng là công cụ kiểm sốt của nhà nước đối với tài chính của đơn vị.
4/ Kế toán, kiểm toán
Bộ máy kế toán, kiểm toán sẽ phản ánh trung thực tình hình thu – chi, biến
động của các nguồn lực tài chính, thu thập, xử lý và cung cấp các thơng tin cần thiết
về tình hình tài chính của đơn vị, giúp cho đơn vị quản lý và sử dụng các nguồn tài
chính một cách chặt chẽ và hiệu quả.
5/ Kiểm tra, thanh tra.
Kiểm tra, thanh tra tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác dụng tăng cường
hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch của đơn
vị, đảm bảo tính chính xác, hợp lý trong quản lý thu chi từ đó tăng tính hiệu quả của
nguồn vốn đầu tư và thực hành tiết kiệm. Công tác kiểm tra, thanh tra cịn có tác
dụng thúc đẩy đơn vị thực hiện nghiêm chính sách, chế độ và kỷ luật tài chính của
nhà nước.
6/ Trình độ quản lý của cán bộ chủ chốt
Trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị mà quan trọng nhất là người đứng đầu
đơn vị tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của đơn vị đó. Người đứng đầu
hay thủ trưởng đơn vị có vai trị quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ, quyết định việc xây dựng dự toán, quy định mức tiền lương và trích lập quỹ của
đơn vị.
1.1.2.5 Nội dung của Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu:
Quản lý tài sản
Quản lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp có thu là một nội dung trong công
tác quản lý tài sản công, được quy định tại luật số 09/2008/QH12. Theo đó nguồn
hình thành tài sản là do nhà nước giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất, nhà
nước giao ngân sách để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản và tài sản được đầu tư
xây dựng, mua sắm bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.



9

Đơn vị sự nghiệp có thu được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho
đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Đơn vị được sử dụng tài sản
nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết
với điều kiện đơn vị phải bảo toàn , phát triển vốn và tài sản nhà nước được giao,
đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng tài sản vào các mục đích trên phải đảm bảo khơng ảnh hưởng đến
chức năng nhiệm vụ được giao, sử dụng đúng mục đích đầu tư, mua sắm, phát huy
cơng suất và hiệu quả sử dụng tài sản, thực hiện theo cơ chế thị trường và tuân thủ
các quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích
khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số
tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được
dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại.
Quản lý chi
Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp có thu gồm có chi thường xun, chi khơng
thường xun, trong đó:
1. Chi thường xun; gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được
cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện cơng việc, dịch vụ thu phí,
lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay
theo quy định của pháp luật).
2. Chi không thường xuyên; gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
cơng nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chi

thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước
đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do
nhà nước quy định; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi


10

theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Chi
đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực
hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ
nguồn vốn viện trợ nước ngoài; Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết...
Sử dụng nguồn tài chính, thủ trưởng được quyền tự chủ trong các vấn đề
quyết định mức chi thường xun, trong phương thức khốn chi phí để đảm bảo
hiệu quả hoạt động, cụ thể:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các
khoản chi thường xuyên thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý,
chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
2. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương
thức khốn chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Riêng đối với các khoản tiền lương, tiền công, là phần đơn vị trực tiếp chi trả
cho người lao động được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi
phí tiền lương, tiền cơng cho cán bộ, viên chức và người lao động, đơn vị tính theo
lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
b) Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn
giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn
vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan
có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ

do nhà nước quy định;
c) Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch tốn chi phí riêng, thì chi phí tiền
lương, tiền cơng cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong
doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp khơng hạch tốn riêng chi phí, đơn vị tính theo
lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.


11

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh
giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm
vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuỳ theo
kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu
nhập trong năm của đơn vị sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp.
Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu;
khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn
vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy
định của Chính phủ.
Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo
ngun tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu,
tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Quản lý thu
Các loại nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu gồm có nguồn thu từ hoạt
động sự nghiệp, Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp
luật, và nguồn khác, cụ thể
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí
thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Thu từ hoạt động dịch vụ;
Thu từ hoạt động sự nghiệp khác; Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên

kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
Nguồn khác gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của
cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác thu đảm bảo nguồn thu sự nghiệp đơn vị được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức
thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.


×