Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải việt nam tên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TRUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM TRÊN
ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TRUNG

Chuyên ngành:

Thương mại

Mã số:

60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. VÕ THANH THU



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Lời mở đầu

Chương 1. Cơ sở khoa học về dịch vụ Logistics..................................................1
1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ logistics .................................................................2
1.1.1. Logistics và dịch vụ logistics .........................................................................2
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics .....................................5
1.2. Một số dịch vụ logistics chủ yếu tại Việt Nam ...........…. ...............................7
1.2.1. Các dịch vụ logistics cơ bản .........................................................................7
1.2.1.1. Quản trị dây chuyền cung ứng ...................................................................7
1.2.1.2. Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng .....................................................9
1.2.1.3. Dịch vụ hàng không ....................................................................................10
1.2.1.4. Dịch vụ kho bãi – phân phối ......................................................................10
1.2.2. Các dịch vụ logistics ñặc thù tạo ra giá trị gia tăng ......................................11
1.3. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao
nhận vận tải Việt Nam .............................................................................................12
1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của các cơng ty logistics nước
ngồi . .......................................................................................................................16
1.4.1. Kinh nghiệm của DAMCO ............................................................................17
1.4.2. Kinh nghiệm của DHL ..................................................................................18

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt
Nam .........................................................................................................................20


Kết luận chương 1.…………………………………………………………………21
Chương 2. Thực trạng hoạt ñộng cung cấp dịch vụ logistics tại các doanh
nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .....22
2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh . ...........................................................23
2.2. Thực trạng hoạt ñộng cung ứng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp
vận tải Việt Nam trên ñịa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...........................................27
2.2.1. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp GNVT ....................................27
2.2.1.1. Tình hình đăng ký kinh doanh và quy mô vốn ..........................................27
2.2.1.2. Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics .......................................................31
2.2.1.3. ðối thủ cạnh tranh ......................................................................................32
2.2.2. Thực trạng hoạt ñộng cung ứng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao
nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM ..........................................................33
2.2.2.1. Các dịch vụ logistics cung ứng ..................................................................33
2.2.2.1.1. Vận chuyển nội ñịa và quốc tế ................................................................34
2.2.2.1.2. Dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ kho bãi, gom hàng lẻ, dịch vụ phân
loại, đóng gói bao bì hàng hóa ................................................................................36
2.2.2.1.3. Các dịch vụ giá trị gia tăng .....................................................................41
2.2.2.2. Vấn đề nguồn nhân lực ..............................................................................42
2.2.2.3. Cơng nghệ thơng tin ...................................................................................45
2.2.2.4. Tính liên kết ................................................................................................46
2.2.3 Kết luận về phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp GNVT Việt nam
trên ñịa bàn TPHCM ...............................................................................................48
2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc triển dịch vụ logistics ....................................50
2.3.1. Hệ thống ñường bộ ........................................................................................51
2.3.2. Hệ thống ñường sắt .......................................................................................52
2.3.3 Hệ thống vận tải đường hàng khơng ..............................................................54

2.3.4 Hệ thống cảng biển .........................................................................................55


2.3.5 Vận tải biển Việt Nam yếu và khơng đáp ứng nhu cầu chuyên chở ..............58
Kết luận chương 2.…………………………………………………………………59

Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh
nghiệp GNVT Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM .................................................60
3.1. Mục đích của việc xây dựng giải pháp .............................................................61
3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp ...............................................................................62
3.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp
GNVT Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh .........................................................64
3.3.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và ña dạng hóa loại
hình dịch vụ logistics ...............................................................................................64
3.3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp . ........................................................................64
3.3.1.2. Nội dung giải pháp . ....................................................................................64
3.3.1.3. ðiều kiện thực hiện giải pháp . ...................................................................67
3.3.2. ðầu tư và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động cung ứng
dịch vụ logistics . ......................................................................................................68
3.3.2.1. Mục tiêu ñề xuất giải pháp ..........................................................................68
3.3.2.2. Nội dung giải pháp ......................................................................................69
3.3.2.3. Lợi ích dự kiến và ñiều kiện thực hiện giải pháp .......................................71
3.3.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt ñộng cung ứng
dịch vụ logistics........................................................................................................72
3.3.3.1. Mục tiêu ñề xuất giải pháp .........................................................................72
3.3.3.2. Nội dung giải pháp......................................................................................73
3.3.3.3. ðiều kiện thực hiện giải pháp .....................................................................75
3.3.4. Liên kết và sát nhập các doanh nghiệp GNVT Việt Nam .............................76
3.3.4.1. Mục tiêu giải pháp ......................................................................................76
3.3.4.2. Nội dung giải pháp .....................................................................................77

3.3.4.3. ðiều kiện thực hiện giải pháp .....................................................................79


3.4. Kiến nghị ..........................................................................................................80
Kết luận chương 3………………………………………………………………….81
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho các công ty Logistics, GNVT
Phụ lục 2: Danh sách các công ty Logistics, GNVT ñược khảo sát
Phụ lục 3: Kết quả khảo sát các công ty Logistics, GNVT


DANH MỤC VIẾT TẮT
3PL (Third Paty Logistics): Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba
4PL (Fourth Party Logsitics): Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư
CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
DN: Doanh Nghiệp
D/O: Lệnh giao hàng
ðLTTHQ: đại lý thủ tục Hải quan
EDI (Electronic Data Interchange): Trao đổi thơng tin ñiện tử
FOB (Free on board): Giao lên tàu.
GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội
GNVT: Giao nhận vận tải
IATA (International Air Transport Associatinal): Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế
LCL (Less than a container load): Phương thức giao hàng lẻ
NVOCC (Non Vessel Owning Common Carrier): Nhà vận chuyển không sở hữu
tàu
TEUS (Twenty Foot Equivalent Unit): ðơn vị tương ñương container 20’ feet

TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TNHH: Trách nhiệm Hữu hạn
XNK: Xuất Nhập Khẩu
VN: Viêt Nam
VIFFAS (Viet Nam Freight Forwaders Association): Hiệp hội Giao nhận Kho vận
Việt Nam
USD: ðô la Mỹ
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng xếp hạng các cơng ty đứng đầu tồn cầu vận chuyển hang hóa
theo doanh thu và lưu lượng hàng hóa vận chuyển năm 2009................................13
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK hàng hóa TPHCM giai đoạn 2006

- 2009...............25

Bảng 2.2: Khối lượng TEU luân chuyển tại cảng TPHCM ...................................26
Bảng 2.3: Tình hình đăng ký kinh doanh ngành vận tải năm 2010 tại TPHCM ....28
Bảng 2.4: Quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt
Nam .........................................................................................................................30
Bảng 2.5: Bảng giá cước hàng lẻ từ Việt Nam ñến một số cảng quốc tế của các
doanh nghiệp giao nhận vận tải trong nước ............................................................40
Bảng 2.6: So sánh cơ sở hạ tầng của Việt Nam và một số nước trong khu vực Asean
..................................................................................................................................50
Bảng 2.7: Hệ thống ñường bộ Việt Nam ...............................................................51
Bảng 2.8: So sánh năng lực chuyên chở bằng ñường sắt .....................................52
Bảng 2.9: Hệ thống cảng biển, cảng sơng tại thành phố Hồ Chí Minh ................56



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Dịch vụ logistics cung cấp bởi các doanh nghiệp GNVT Việt Nam ......34
Hình 2.2: Khả năng cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT
VN.. ..........................................................................................................................35
Hình 2.3: Khả năng tự khai thác dịch vụ vận tải quốc tế của các doanh nghiệp
GNVT Việt Nam .....................................................................................................36
Hình 2.4: Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực tại các doanhnghiệp GNVT Việt
Nam tại TPHCM ......................................................................................................44
Hình 2.5: Các phương tiện trao đổi thơng tin chủ yếu của các doanh nghiệp
GNVT Việt Nam tại TPHCM ..................................................................................46
Hình 2.6: Khả năng mở văn phịng, chi nhánh của các cơng ty GNVT Việt Nam
ở nước ngồi.............................................................................................................47
Hình 3.1: Dự báo sản lượng hàng container qua các cảng Việt Nam (1000 TEUs)
.................................................................................................................................62


LỜI MỞ ðẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của ñề tài:
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng nhưng nguồn
tài nguyên lại là hữu hạn. Muốn thỏa mãn nhu cầu dường như vô tận của mình, con
người phải tối ưu hóa mọi thao tác, mọi cơng việc để từ một tài ngun bị giới hạn
để làm ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí thấp nhất. ðể tồn tại trong bối cảnh tồn
cầu hóa thì logistics trở thành xu thế tất yếu của thời ñại và thuật ngữ Logistics ñã
trở nên khá quen thuộc với hầu hết các doanh nghiệp ñặc biệt là các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dịch vụ logisstics cũng ñược hiểu ñơn thuần là hoạt ñộng giao nhận vận tải, kho
vận. Thậm chí các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam chỉ mới
cung cấp các dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi... chỉ đóng vai trị “vệ tinh” cho các
cơng ty logistics nước ngồi mà chưa hoặc chưa đủ khả năng cung cấp các dịch vụ

logistics tích hợp. Theo thống kê, doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 80% thị phần
dịch vụ logistics tại Việt Nam với các công ty nổi tiếng trên thế giới như APL
Logistics, NYK Logistics, OOCL Logistics, Schenker Logistics... ðây là các thành
viên của những tập đồn hùng mạnh, khả năng cạnh tranh lớn, nhiều kinh nghiệm,
năng lực tài chính khổng lồ với mạng lưới ñại lý, hệ thống kho hàng chuyên dụng và
dịch vụ khép kín trên tồn thế giới.
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng
hải, logistics 100% vốn nước ngồi hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. ðiều này
cùng với những địi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng đang đặt ra những thách
thức không nhỏ cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam. Với nhiều năm
công tác trong lĩnh vực này và trăn trở với những khó khăn mà các doanh nghiệp
giao nhận vận tải Việt Nam ñang gặp phải, tác giả nghiên cứu ñề tài “Một số giải
pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt
Nam trên ñịa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phần nào giúp cho doanh


nghiệp Việt Nam định hình một hướng đi khoa học ñể bắt kịp nhịp ñộ phát triển của
ngành logistics, trở thành một mắc xích trong chuỗi cung ứng tồn cầu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống lại các vấn ñề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics nhằm khẳng
ñịnh sự cần thiết phải phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận
tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM.
Nghiên cứu kinh nghiệm cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp Việt Nam .
Phân tích thực trạng hoạt ñộng cung ứng dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM trong thời gian qua.
Xây dựng một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp
giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- ðối tượng nghiên cứu: tác giả thực hiện nghiên cứu dịch vụ logistics tại các
doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: tác giả thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà dịch
vụ logistics phát triển mạnh nhất và có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cao nhất
nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Hiện nay, hầu như rất ít số liệu thống kê chính thức về hoạt ñộng cung cấp dịch
vụ logistics tại Việt Nam nhất là các số liệu về các công ty giao nhận vận tải Việt
Nam. ðề tài ñược thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: ngồi các nguồn thơng tin thứ cấp như dựa
vào niên giám thống kê, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), các kết
quả nghiên cứu của các tổ chức chun ngành, các thơng tin từ báo chí, internet…


Phương pháp phương pháp thống kê mô tả thông qua ñiều tra xã hội học (các
doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên ñại bàn TPHCM): Phương pháp
này ñược sử dụng chủ yếu ở phần thực trạng chương 2. Tác giả ñã tiến hành khảo
sát các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM. Quá trình
khảo sát qua các giai đoạn sau:
o Giai đoạn 1: Thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi nghiên cứu sơ bộ hoạt ñộng
của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM, tác giả thiết kế bảng
câu hỏi và tham khảo ý kiến của lãnh ñạo trực tiếp cũng như đóng góp của đồng
nghiệp để hồn thiện bảng câu hỏi.
o Giai ñoạn 2: Chọn cỡ mẫu và tiến hành khảo sát.
- Về không gian mẫu, tác giả khảo sát các doanh nghiệp GNVT Việt Nam
trên ñịa bàn TPHCM nhưng hạn chế khảo sát các doanh nghiệp quá nhỏ, mang tính
chất gia đình.
- Về cỡ mẫu thì mẫu càng lớn mức độ đại điện càng cao nhưng địi hỏi chi
phí và thời gian. Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ tiến hành khảo sát 60 doanh
nghiệp GNVT Việt Nam bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Thời gian khảo sát từ tháng 8/2010 ñến tháng 9/2010.
- Phương pháp khảo sát: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn
qua ñiện thoại, gửi bảng câu hỏi qua email và nhờ một số bạn bè ñồng nghiệp trong
ngành hỗ trợ. Tác giả ñã phát ra 60 bảng câu hỏi, thu về 55 bảng. Sau khi phân loại,
còn 50 bảng trả lời sử dụng cho nghiên cứu này.
o Giai ñoạn 3: Sử dụng phần mềm excel ñể xử lý các số liệu thu thập được.
5. Tính mới của đề tài nghiên cứu:
Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số ñề tài liên quan ñến dịch vụ logistics
Việt Nam.
Dương Thị Q (2009), “ Nghiên cứu mơ hình logistics tại các hãng tàu nước
ngồi và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh


dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên ñịa bàn TPHCM”, luận văn
thạc sỹ kinh tế - Trường ðại học Kinh tế TPHCM”
Tác giả ñã vận dụng những kinh nghiệm của mơ hình logistics của hãng tàu
nước ngồi để áp dụng và doanh nghiệp GNVT, đây là một ý tưởng hay và có thể áp
dụng để phát triển dịch vụ tại các doanh nghiệp GNVT. Tuy nhiên tác giả chưa
nghiên cứu sâu vào mơ hình logistics của những hãng tàu mà chỉ nói chung chung
về các dịch vụ mà các công ty này cung cấp. Phần khảo sát còn hạn chế.
Hồ Tấn Bằng (2009), “Thực trạng và những giải pháp phát triển logistics
trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam ñến năm 2015”, luận văn thạc sỹ
kinh tế - Trường ðại học Kinh tế TPHCM”.
Tác giả ñã cho thấy thực trạng yếu kém của hoạt ñộng logistics trong GNVT.
Qua thực tế tác giả ñã nghiên cứu sâu thực tế hoạt ñộng cung cấp dịch vụ logistics
của các công ty GNVT Việt Nam hiệu quả như Interlink, ASL. Phần khảo sát tác giả
ñã kết hợp khảo sát vừa doanh nghiệp XNK hàng hóa vừa khảo sát các cơng ty
GNVT mang lại tính thực tế cao.
Võ Thị Mùi (2008), “Giải pháp chuyển ñổi từ hoạt ñộng GNVT truyền thống
sang hoạt ñộng logistics tại các doanh nghiệp GNVT nhỏ và vừa ở TPHCM”, luận

văn thạc sỹ kinh tế - Trường ðại học Kinh tế TPHCM”.
Tác giả ñi sâu vào nghiên cứu tính khả thi của việc chuyển ñổi từ hoạt ñộng
giao nhận truyền thống sang hoạt ñộng logistics. ðưa ra ñược các cam kết về dịch
vụ logistics trong WTO và lộ trình mở cho ngành dịch vụ logistics. ðã góp phần
giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics nhận thức ñược tầm quan trọng của việc chuyển
ñổi, giúp doanh nghiệp tăng thêm sức cạnh tranh và có thể ñứng vững trên thị
trường trong và ngoài nước.
Nguyễn Thị Bé Tiến(2007), “Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các
doanh nghiệp logistics Việt Nam giai ñoạn hậu WTO”, luận văn thạc sỹ kinh tế Trường ðại học Kinh tế TPHCM”.


ðiểm mới của đề tài:
Nhìn chung hiện nay có nhiều ñề tài nghiên cứu về dịch vụ logistics ở Việt Nam
tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu về các loại hình dịch vụ
logistics đang cung cấp tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.
Tác giả chú trọng vào phân tích các loại hình dịch vụ logistics đang cung cấp tại
các doanh nghiệp GNVT Việt Nam, trên cơ sở những kết quả ñạt ñược và tồn tại
của nó, tác giả ñã ñề xuất những giải pháp để các doanh nghiệp GNVT Việt Nam
hồn thiện hơn và ñẩy mạnh hơn nữa dịch vụ cung ứng của mình.
Bên cạnh đó từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm cung cấp dịch vụ của những
doanh nghiệp logistics tiêu biểu nước ngồi, tác giả đã rút ra những bài học áp dụng
cho các doanh nghiệp GNVT Việt Nam.
6. Tóm tắt các chương
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về dịch vụ Logistics. Ở chương này tác giả giới
thiệu một số khái niệm về dịch vụ logistics cũng như quá trình hình thành và phát
triển của dịch vụ logistics. Ngoài ra, tác giả cịn trình bày một số dịch vụ logistics
đang cung ứng tại Việt Nam, một số lý do cần phải phát triển dịch vụ logistics cũng
như bài học kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp GNVT Việt Nam trong quá
trình phát triển loại hình dịch vụ này

- Chương 2: Thực trạng hoạt ñộng cung cấp ứng dịch vụ logistics tại các
doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM. Trong chương
này tác giả khát quát về TPHCM – trung tâm kinh tế của cả nước và hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ cho dịch vụ logistics. Quan trọng nhất là tác giả nghiên cứu thực
trạng cung ứng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp GNVT Việt Nam trên địa bàn
TPHCM. Từ đó để nhận diện những tồn tại làm căn cứ ñề xuất giải pháp cho
chương 3.


- Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp
giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM. Ở chương này, tác giả ñưa ra
một số giải pháp nhằm phát triển, ña dạng hóa loại hình dịch vụ logistics tại các tại
các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên ñịa bàn TPHCM cũng như một số
kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ này.


-1-


-2-

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
Trên thế giới, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ ñắc lực của
cách mạng khoa học kỹ thuật nên sản phẩm vật chất ñược sản xuất ra ngày càng
nhiều. Sự tự do hóa thương mại và vận tải càng làm cho hàng hóa lưu chuyển mạnh,
đẩy nhanh mức cạnh tranh trên toàn cầu. ðể tăng sức cạnh tranh cho mình thì các
doanh nghiệp tìm mọi cách ñể giảm chi phí như ñưa hàng ñi nhanh hơn, giảm mức
hàng tồn kho, hợp lý hóa q trình lưu chuyển cả ñầu vào và ñầu ra. Những sự cạnh
tranh ñó làm tăng hiệu quả của các doanh nghiệp mới nên lúc đầu người ta coi đó là
một phương thức kinh doanh mới trên cơ sở đồng bộ hóa các hoạt động từ sản xuất

đến tiêu thụ. Dần dần hình thành một ngành dịch vụ có vai trị quan trọng trong giao
thương quốc tế đó là dịch vụ logistics.

1.1.1 Logistics và dịch vụ logistics
“Logistics” theo nghĩa ñang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ
“Logistique” trong tiếng Pháp. Hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics
trên thế giới và ñược xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về
dịch vụ logistics như:
• Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải ña phương thức và quản
lý logistics, ðại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý
q trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm
cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
• Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì cho rằng: “Logistics là quá
trình quản trị chiến lược công tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán
thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua
các kênh phân phối của cơng ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thơng
qua việc hồn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”.
• Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì: “Logistics là q trình cung cấp
đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào ñúng thời ñiểm với ñiều kiện và chi phí phù hợp
cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.


-3-

• Theo GS. TS ðồn Thị Hồng Vân thì “Logistics là q trình tối ưu hóa về
địa điểm và thời ñiểm, tối ưu hóa việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ ñầu
vào nguyên thủy cho ñến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm ñáp ứng tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thơng qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế”.
Dịch vụ logistics có thể hiểu đơn giản là “quản lý dịng ln chuyển hàng hóa,

vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ”, loại hình dịch vụ thường được biết đến chủ
u thơng qua hoạt động vận tải nên cịn gọi là “vận tải – giao nhận”. Cụ thể hơn,
đó là chuỗi công việc từ lập kế hoạch, thực hiện quản lý một mặt hàng nào đó theo
dịng ln chuyển và lưu kho hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thơng tin liên quan từ
điểm khởi đầu đến nơi hàng hóa tiêu thụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia làm hai nhóm:
• Nhóm định nghĩa có phạm vi hẹp: coi logistics gần như tương tự với hoạt
ñộng giao nhận hàng hóa. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành
cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành
đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của
dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản
phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố
vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này khơng có nhiều khác
biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải ña phương thức (MTO). Theo luật
Thương mại 2005 (ðiều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt ñộng thương mại, theo ñó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng ñể hưởng thù lao. Dịch vụ
logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lơ-gis-tíc” .


-4-

• Nhóm định nghĩa có phạm vi rộng: dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình
nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho q trình sản xuất, sản xuất ra hàng
hóa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa
các nhà cung cấp từng dịch vụ ñơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải
quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với một nhà cung cấp

dịch vụ logistics chun nghiệp đảm nhận tồn bộ các khâu trong q trình hình
thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp
dịch vụ logistics chun nghiệp địi hỏi phải có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng
để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. ðây là một công
việc mang tính chun mơn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics
cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân ñối sản lượng của nhà
máy và lượng hàng tồn kho để nhập phơi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình
sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting,
xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Theo tác giả thì dịch vụ logistics là một bộ phận của logistics nói chung và dịch
vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao. Và ñiều quan trọng là giúp cho khách hàng tiết
kiệm được chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường như Giáo sư, tiến sĩ ðoàn Thị
Hồng Vân: “Dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở giai ñoạn cao của dịch vụ
giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thơng tin để
điều phối hàng hóa từ khâu trên sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua
các cơng ñoạn vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa”.


-5-

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics
Sự phát triển của dịch vụ logistics bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất.
Người bán hàng hóa khơng nhất thiết phải là người sản xuất và người mua không
nhất thiết phải là người tiêu dùng cuối cùng. Và ñể tránh ứ ñọng vốn, các nhà sản
xuất kinh doanh ln tìm cách duy trì một lượng hàng dự trữ nhỏ nhất. ðiều này địi
hỏi các nhà giao nhận vừa phải ñảm bảo giao hàng ñúng lúc (JIT: just in time) vừa

phải tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ nhằm giúp các nhà sản xuất
kinh doanh thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa hàng tồn kho.
Ban đầu, dịch vụ logistics được th ngồi chỉ là dịch vụ vận chuyển và giao
nhận. Hàng hóa đi từ nước người bán đến nước người mua dưới hình thức hàng lẻ,
phải qua tay nhiều người vận tải ở mỗi phương tiện vận tải khác nhau. Vì vậy, xác
suất rủi ro mất mát xảy ra đối với hàng hóa là rất lớn do người gửi hàng phải ký
nhiều hợp vận tải riêng biệt với từng nhà vận tải thực sự và trách nhiệm của mỗi
người vận tải chỉ giới hạn trong dịch vụ hay chặng đường mà người đó đảm nhiệm.
Do đó khách hàng rất cần một người đứng ra tổ chức mọi cơng việc ở tất cả các
cơng đoạn để tiết kiệm tối ña thời gian, chi phí và rủi ro phát sinh nhằm gia tăng lợi
nhuận. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, cách mạng container hóa trong vận tải
đã ñảm bảo an toàn và ñộ tin cậy trong di chuyển hàng hóa là tiền đề cho sự ra đời
của phương thức vận tải ña phương thức và giải quyết được tình trạng ùn tắc tại các
đầu mối giao thơng khác. ðiều này đã giúp các nhà vận chuyển tìm ra phương pháp
vận tải mới để đưa hàng hóa từ nơi gởi đến nơi nhận một cách thơng suốt, đó là vận
tải ña phương thức. Người gửi hàng chỉ cần ký hợp ñồng vận tải với một nhà kinh
doanh vận tải ña phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) ñể thực hiện
tồn bộ việc vận chuyển hàng hóa của mình. Những người vận tải đa phương thức
ngồi làm vận chuyển, giao nhận ñã kiêm thêm các khâu liên quan ñến q trình sản
xuất hàng hóa như gia cơng, chế biến lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu
kho.


-6-

Dịch vụ logistics chính là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương
thức. Tồn bộ hoạt ñộng vận tải có thể ñược thực hiện theo một hợp ñồng vận tải ña
phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hóa do người tổ chức dịch vụ
logistics ñảm nhiệm. ðiểm tương ñồng là ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp ñồng mua bán
giữa người mua và người bán người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở

của từng người bán và gom hàng lẻ thành nhiều ñơn vị gửi hàng (consolidation) tại
các nhà kho hay nơi xếp dỡ hàng hóa trước khi chúng ñược gửi tới nơi ñến trên
những phương tiện vận tải khác nhau. Tại nơi ñến người tổ chức dịch vụ logistics
(Logistics Service Provider) thu xếp ñể tách các ñơn vị gửi hàng đó (các lơ hàng
lớn) và xếp hàng hóa thành các lơ hàng thích hợp (de-consolidation) để phân phối
ñến những ñịa chỉ cuối cùng. Người tổ chức dịch vụ logistics khơng chỉ giao nhận
mà cịn làm các cơng việc như: lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê
phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan và có thể mua hộ cả bảo hiểm cho chủ
hàng. Như vậy trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics khơng phải là một dịch vụ
đơn lẻ mà ln ln là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các
thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi,
phân phát hàng hóa đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa ln ln sẵn
sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là ñi ngay ñược.
Hoạt ñộng giao nhận vận tải thuần túy ñơn lẻ ñã chuyển dần sang hoạt ñộng tổ
chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít
của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Xu hướng đó khơng những địi hỏi phải phối hợp
liên hoàn tất cả các phương tiện vận tải mà cịn địi hỏi phải kiểm sốt được các
luồng thơng tin, luồng hàng hóa, luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu hóa tồn bộ q
trình này thì mới giải quyết được vấn ñề ñặt ra là vừa tăng lợi nhuận cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa, vừa tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải, bảo ñảm ñược lợi ích chung của các bên tham gia vào dây chuyền. Hoạt
ñộng giao nhận vận tải thuần túy chuyển sang hoạt động tổ chức tồn bộ dây
chuyền vận động của hàng hóa – đó chính là hoạt động logistics. Như vậy, do sự


-7-

thay đổi của mơi trường kinh doanh tồn cầu đã tạo tiền đề cho ngành dịch vụ
logistics hình thành và phát triển.
Từ những phân tích trên cho thấy dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở giai

đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận, kho vận, ñiều phối hàng hóa từ khâu sản
xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng qua các cơng đoạn như dịch chuyển, lưu
kho và phân phối hàng hóa. Trong q trình lưu chuyển hàng hóa, đồng thời cũng
có sự lưu chuyển các dịng thơng tin của dịch vụ logistics. Vì vậy, ngày nay nhiều
công ty giao nhận, kho vận và nhiều hiệp hội giao nhận kho vận các nước đã đổi tên
thành cơng ty cung cấp dịch vụ logistics và Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ
logistics. Cũng chính vì thế các nước khơng nói tiếng Anh như Việt Nam thì nên
giữ nguyên thuật ngữ logistics không dịch sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật
ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta. Vì hầu như tất cả các cách dịch đó chưa
thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và ñầy ñủ bản chất của logistics. (1)

1.2 MỘT SỐ DỊCH VỤ LOGISTICS CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Các dịch vụ logistics cơ bản
1.2.1.1 Quản trị dây chuyền cung ứng
ðây là dịch vụ cốt lõi của nhà cung cấp dịch vụ logistics. Nhờ tạo ñược mối
quan hệ chặt chẽ giữa người mua/khách hàng và người bán, dịch vụ này góp phần
quan trọng ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng cung ứng, giao nhận, phân phối hàng
hóa. Q trình thực hiện dịch vụ quản trị dây chuyền cung ứng gồm các hoạt ñộng:
lập kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng chảy hàng hóa và thơng tin từ nơi đặt đơn
hàng, thơng qua quá trình sản xuất, vận chuyển, kho bãi, phân phối đến tay khách
hàng cuối cùng. Do các cơng ty logistics nước ngoài Việt Nam thời gian qua mới
chỉ tập trung vào hoạt ñộng logistics ñầu ra, nên dịch vụ này thường có các bước
sau:

(1)

PGS. TS ðồn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản Thống kê.


-8-


o Nhận booking từ các doanh nghiệp, nhà máy xuất khẩu hàng hóa. Ở đây
gọi là vendors. Thơng thường mỗi nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ có một mẫu
(form) riêng cho các vendors điền thơng tin book hàng. Về cơ bản, những người
book hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản về ñơn hàng (PO Number), số lượng,
thể tích (cbm), số khối hàng và một số thơng tin ñặc biệt (nếu cần) cho các mặt
hàng yêu cầu xử lý ñặc biệt như hun trùng ñối với mặt hàng gỗ.
o Lập kế hoạch và vận chuyển hàng hóa. Tùy theo lượng hàng ñược book –
hàng lẻ (LCL) hay hàng nguyên container (FCL) mà nhân viên của các nhà cung
cấp dịch vụ logistics sẽ lên kế hoạch đóng hàng phù hợp. Kế hoạch đóng hàng sẽ
gồm các thơng tin cơ bản như loại hàng, số đơn hàng, cách thức đóng hàng, loại
container và quan trọng nhất là một số lựa chọn về lịch tàu của các hãng tàu khác
nhau. Kế hoạch đóng hàng sẽ được gửi trực tiếp cho khách hàng (người mua – nhà
nhập khẩu) để phịng mua hàng, phịng logistics của khách hàng có điều kiện kiểm
tra tình hình kho bãi, tiêu thụ, nhu cầu mà chọn lựa lịch tàu có ngày đến thích hợp.
o Tiến hành nhận và đóng hàng thực tế tại kho. ðến ngày giao hàng, các
vendors sẽ giao hàng vào kho ñể gom hàng lẻ hoặc sẽ tiến hành đóng hàng vào
container và giao ra cảng, làm thủ tục Hải quan. Nhiệm vụ của các nhà cung cấp
dịch vụ logistics phải cử nhân viên giám sát chặt chẽ quá trình này, vì bất cứ sai sót
nào cũng có thể dẫn đến trì trệ hàng hóa ở nơi đến, gây thiệt hại nghiêm trọng.
o Phát hành chứng từ vận tải cần thiết. Sau khi hàng hóa đã lên tàu an tồn,
nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ tiến hành phát hành một số chứng từ vận tải cần
thiết như FCR (Forwarding Cargo Receipt) hoặc House Bill of Lading để người bán
vendors có thể hồn tất thủ tục làm các chứng từ thương mại khác như Giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O) hay visa (nếu cần).
o Dịch vụ thu gửi chứng từ thương mại. Tùy từng cấp ñộ dịch vụ mà khách
hàng mua, nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể tiến hành thu chứng từ của các
vendors, kiểm tra và sắp xếp theo một thứ tự quy ñịnh, gửi ñến người mua ñể người
mua làm thủ tục nhận hàng. Dịch vụ này giúp cho người mua có thể kiểm sốt được



-9-

tiến độ gừi chứng từ đi kèn hàng hóa, đảm bảo hàng đến thì chứng từ đến, giảm
được chi phí lưu container tại bãi do chứng từ chậm trễ.
o Quản lý ñơn hàng chặt chẽ ñến cấp ñộ SKU (stock keeping unit). Hiện nay
một số nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn tại thị trường Việt Nam như Maersk
Logistics, APL Logistics, NYK Logistics… đã có thể giúp cung cấp giải pháp
logistics quản trị dây chuyền cung ứng theo chiều sâu của sản phẩm. Thơng thường
hàng hóa chỉ được quản lý ñến cấp ñộ PO (ñơn hàng). Bằng hệ thống thông tin
riêng nối mạng giữa nhà cung cấp dịch vụ logistics và người mua – nhà nhập khẩu,
các ñại lý logistics tại Việt Nam có thể giúp các vendors – người bán ở Việt Nam
kiểm tra độ chính xác của đơn hàng. Ví dụ như số lượng đặt mua, mã hàng ñã xác
ñịnh chưa… Dịch vụ này giúp giảm ñộ sai sót thơng tin về đơn hàng giữa người
mua và người bán. Ngồi ra, cịn giúp quản lý những đơn hàng lớn phải xuất khẩu
từng phần cho phù hợp với tiến ñộ sản xuất.

1.2.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng
Dịch vụ giao nhận. Là dịch vụ về giám sát vận tải ña phương thức hàng nguyên
container từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Có thể hiểu dịch vụ giao nhận bao
gồm cả về quản lý cước phí ñường biển, hàng không và cả cước vận tải nội ñịa.
Dịch vụ trọn gói về giao nhận giúp cho khách hàng chỉ cần liên lạc ký hợp ñồng với
một ñối tác duy nhất và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng thay vì phải cử nhân viên
giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục Hải quan, bốc dỡ hàng
hóa.
Dịch vụ gom hàng. Là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ. Nhà cung cấp dịch vụ
logistics sẽ nhận hàng từ nhiều vendors – nhà sản xuất khác nhau. Sau đó sẽ gom lại
đóng hàng trong container, chuyển tải qua cảng trung chuyển thường là Singapore,
ðài Loan hoặc Malaysia… Tại cảng trung chuyển, hàng hóa từ các nước khác nhau
sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến. Tại nước nhập, ñại lý của các nhà cung cấp

dịch vụ logistics sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục Hải quan


- 10 -

(nếu cần) và giao hàng ñến khách hàng – nhà nhập khẩu. Dịch vụ này giúp tiết kiệm
ñược chi phí vận chuyển cho khách hàng khi có một lượng hàng nhỏ xuất khẩu.

1.2.1.3 Dịch vụ hàng không
ðây là dịch vụ dành cho các loại hàng cao cấp, cần vận chuyển gấp. Các nhà
cung cấp dịch vụ logistics sẽ nhận hàng từ các nhà xuất khẩu và thực hiện các giao
dịch cần thiết nhằm chuyên chở hàng hóa nhanh và tiết kiệm chi phí nhất. Ngồi
dịch vụ hàng khơng ñơn thuần, một số nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn cịn có các
giải pháp dịch vụ mới như sea - air, air – sea. Những giải pháp này giúp cho nhà
xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn hợp ñồng dù sản xuất chậm hơn tiến ñộ vài
ngày. Cước phí lại rẻ hơn nhiều so với việc phải đề hợp đồng đi air tồn bộ lơ hàng.
ðối với khối lượng hàng trễ không cần thiết, giải pháp này càng ñem lại hiệu quả
ñáng kể. Tuy nhiên, chỉ có những nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp,
quy mô lớn mới dám cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, quy mơ lớn mới
cung cấp dịch vụ này. Nó địi hỏi khả năng chun mơn cao để lập kế hoạch chi tiết
về giao hàng, bốc dỡ hàng ở cảng chuyển tải. Vì là hàng gấp nên thường thời gian
dỡ hàng, chuyển từ phương thức sea sang air hoặc ngược lại chỉ có khơng đến một
ngày và địi hỏi khơng có bất cứ sơ suất nào.

1.2.1.4 Dịch vụ kho bãi – phân phối
Dịch vụ kho bãi và phân phối nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý tồn kho, giảm
chi phí điều hành và tăng ñược các chu kỳ ñơn hàng.
Dịch vụ kho bãi là những dịch vụ lưu kho và giám sát hàng hóa. Các hoạt
động chính bao gồm:
o Nhận hàng, kiểm hàng, xếp hàng vào kho.

o Xử lý ñối với hàng hư hỏng.
o Dán nhãn hàng hóa (labelling)
o Scanning
o Lập và lưu trữ hồ sơ hàng hóa


×