Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực quản trị giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại thành phố hồ chí minh luận án tiến sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.46 KB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUANG DŨNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã số:
62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Văn Dũng.
TS. Nguyễn Thanh Hội.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008


1

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
DN:

Doanh nghiệp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.



CTCP:

Công ty cổ phần.

CTHD:

Công ty hợp danh.

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân.

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước.

HTX:

Hợp tác xã.

HĐQT:

Hội đồng quản trị.

SX:

Sản xuất.

KD:


Kinh doanh.

SXKD:

Sản xuất kinh doanh.

GDP:

Tổng sản phẩm nội địa.

BHXH:

Bảo hiểm xã hội.

BHYT:

Bảo hiểm y tế.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

XHCN:

Xã hội chủ nghóa.

CNXH:

Chủ nghóa xã hội.


TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh.


2

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 1.1

Phân phối thời gian cho các chức năng quản trị của các
cấp quản trị

Bảng 1.2

……………………………………………………………………………………………………………………..……………………………..

Mức độ tham gia của các cấp bậc quản trị trong các chức
năng quản trị

17

……………………………………………………………………………..………………………………………….….

Bảng 1.3

Kỹ năng quản trị của các cấp quản trị


Bảng 1.4

Sự khác nhau giữa kiến thức và kỹ năng

Bảng 2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP của TPHCM và cả nước

Bảng 2.2

Cơ cấu GDP TP.HCM theo thành phần kinh tế, giai đoạn
2001-2007

Bảng 2.3

……………………………………………………….…
…………………………………………………
…………………

…………………………………………..………

Số DNTN tại TP.HCM phân theo quy mô lao động

Bảng 2.5

Số DNTN tại TP.HCM phân theo quy mô nguồn vốn

Bảng 2.6

Tỷ lệ % DNTN tại TP.HCM có đóng BHXH, bảo hiểm y


……………
………

tế và kinh phí công đoàn so với các loại hình DN khác ...

59

61
62
62

64

Tỷ lệ % DNTN tại TP.HCM có kết nối internet so với
các loại hình DN khác

……………………………………………………………………………..……………………………….

65

Tỷ lệ % DNTN tại TP.HCM có website so với các loại
hình DN khác

Bảng 2.9

33

Số lượng, vốn đầu tư và lao động của các DNTN thành


Bảng 2.4

Bảng 2.8

21

60

……………………………………………………………………………..…………………………………………………..….

lập mới, tại TP.HCM từ 2000 đến 2007

Bảng 2.7

16

……………………………………………………………………………..……………………………………………………………...

65

Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng của DNTN tại
TP.HCM so với các loại hình DN khác

…………………………………………………..…

66


3


Bảng 2.10

Lợi nhuận bình quân trên 1 đồng vốn của DNTN tại
TP.HCM so với các loại hình DN khác …………………………………………………………

Bảng 2.11

Tuổi đời, tuổi nghề và bằng cấp của các DNTN được
khảo sát ……………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

Bảng 2.12

Bảng 2.13
Bảng 2.14

Bảng 2.15

Mức độ hiểu biết của các giám đốc DNTN được khảo sát
về các vấn đề cơ bản của quản trị …………………………………………………………
Các kết quả chính của nghiên cứu về kế hoạch KD

……………………………………………………………………………..…

75

79
85

91


99

Các đặc điểm cá nhân và mức độ quan trọng của chúng
đối với giám đốc DNTN được khảo sát

Bảng 3.1

…………

Mức độ thành thạo các kỹ năng chủ yếu của các giám
đốc DNTN được khảo sát ……………………………………………………………………………..………………….
Mức độ quan trọng của các mối quan hệ cá nhân đối với
giám đốc DNTN được khảo sát

Bảng 2.16

66

………………………………………………………

106

Các chuyên đề các giám đốc DNTN mong muốn được
đào tạo

……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..

137



4

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan.
Những từ viết tắt sử dụng trong luận án.
Danh mục các bảng sử dụng trong luận án.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………

1

Chương 1: NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN …………………………………………………………………………………………………

7

1.1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ………………………………………………………………………………………

7

1.1.1. Khái niệm DN …………………………………………………………………….……………………………………………………

7

1.1.2. Phân loại DN ………………………………………………………………..……………………………………………………………

7


1.1.3. Nhận xét về Luật DN và các DN hoạt động theo Luật DN ………...

9

1.1.4. Vai trò của DNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta ……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………

11

1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA GIÁM
ĐỐC DNTN ……………………………………………………………………………………………………..…………………………………….…

13

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, kỹ năng của giám đốc DN ……………

13

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, kỹ năng của giám đốc DNTN ………

22

1.3. NĂNG LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC GIÁM
ĐỐC DNTN

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

24

1.3.1. Các khái niệm năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực ……………


24

1.3.2. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực giám đốc DNTN …….

36


5

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NĂNG LỰC CỦA MỘT SỐ
DOANH NHÂN NƯỚC NGOÀI

…………………………………………………………………….…………………

1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nhân điển hình

……………………………………

48
48

1.4.2. Những bài học kinh nghiệm về năng lực quản trị DN rút ra từ một
số doanh nhân nước ngoài
TÓM TẮT CHƯƠNG 1

……………………………………………………………………………………………………..…

54


……………………………………………………………………………………………………..………

56

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC
DNTN TẠI TP.HCM ……………………………………………………………………………………………………………………

58

2.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ – XÃ HỘI TP.HCM

…………………..…………………

58

…………………………………………………

61

2.2.1. Tình hình chung ……………….……………………………………………………………………………………………………

61

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các DNTN tại TP.HCM ……

66

2.2. THỰC TRẠNG CÁC DNTN TẠI TP.HCM

2.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC DNTN TẠI

TP.HCM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

73

2.3.1. Tổng quan về giám đốc DNTN tại TP.HCM ………………………………………………

73

2.3.2. Thực trạng năng lực quản trị giám đốc DNTN tại TP.HCM …………

78

2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC DNTN TẠI
TP.HCM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

107

2.4.1. Ưu điểm

……………………………………………………………………………………………………..………………………………

107

2.4.2. Hạn chế

……………………………………………………………………………………………………..………………………………

109


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

……………………………………………………………………………………………………..………

111

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC DNTN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

………………………

114

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM
ĐỐC DNTN

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

114


6

3.1.1. Nhà nước phải tạo được môi trường pháp lý thuận lợi để các
DNTN phát triển và hoạt động có hiệu quả

………………………………………………………………

114


3.1.2. Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng
lực quản trị giám đốc DNTN

……………………………………………………………………………………………………

117

3.1.3. Giám đốc DNTN phải không ngừng nâng cao nhận thức, hoàn
thiện năng lực của mình

………………………………………………………………………………………………………………

119

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC
DNTN TẠI TP.HCM

……………………................................................................................

120

3.2.1. Nhóm giải pháp về tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các
DNTN hoạt động

……………………………………………………………………………………….……………..………………………

3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo

…………………………………………………..…………………………………


3.2.3. Giải pháp nâng cao kinh nghiệm quản trị giám đốc DNTN

…………

120
129
145

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện và củng cố các mối quan hệ ………………………………

147

3.2.5. Giải pháp nâng cao “trách nhiệm xã hội” và “đạo đức KD”

152

……

3.2.6. Giải pháp nâng cao ý thức rèn luyện để phát triển các đặc điểm phẩm chất cá nhân của giám đốc DNTN. ……………………………………………………………………

157

3.3. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………..…………………………

160

3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM

160


………………………………………………………………………

3.3.2. Kiến nghị với các hiệp hội ngành nghề
3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN

………………………………………………………

161

…………………………………………………………………………

163

……………………………………………………………………………………………………..………

164

……………………………………………………………………………………………………..……………………………………

166

Công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án.

169

Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………………..……………………


170

Phụ lục

178

……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………


7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
DN là tế bào quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào. Sức mạnh của DN chính là
sức mạnh của nền kinh tế. Đối với nước ta, một đất nước vừa mới trải qua chiến tranh,
hiện đang trong công cuộc xây dựng đất nước, vai trò của DN lại càng quan trọng.
“Trong nhiều năm trước đây, nước ta chủ yếu tồn tại hai loại hình DN: quốc
doanh và HTX” [72, tr.11]. Tuy nhiên lịch sử nước ta cho thấy, “việc xây dựng các
quan hệ SX chỉ dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu SX dưới hai hình thức sở
hữu toàn dân và tập thể là không phù hợp với nền SX nhỏ, lực lượng SX thấp kém,
chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu mới ra khỏi cuộc chiến tranh” [69, tr.7}.
Chính vì vậy quan hệ SX đó đã không tạo được động lực thúc đẩy, giải phóng được
sức SX, huy động được các nguồn lực vào phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề
xã hội của đất nước.
Trước đòi hỏi của cả lý luận và thực tiễn, Đại hội VI đã chủ trương: “Thực hiện
nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đều
là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” [13,
tr.95]. Từ Đại hội VI đến Đại hội X, quan điểm chỉ đạo này của Đảng đã được thực
hiện nhất quán ở nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa
chính sách kinh tế nhiều thành phần thành các đạo luật cụ thể. Luật DNTN và Luật

Công ty ban hành vào cuối năm 1990 đã chính thức xác lập cơ sở pháp lý của các loại
hình DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có DNTN. Sau đó, ngày 12/6/1999,
Quốc hội đã thông qua Luật DN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Luật DN có những quy
định rất thông thoáng về thủ tục đăng ký KD nên được đánh giá rất cao, thậm chí được
coi là bước đột phá quan trọng về thủ tục hành chính đối với DN. Nhờ vậy, số DN
thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại TP.HCM nói chung và DNTN nói riêng tăng mạnh.


8

Năm 2000, số DNTN thành lập mới tăng 590% so với năm 1999 (Nguồn: Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP.HCM). Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong
tiến trình hội nhập, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 (tháng 11-2005) đã thông qua
Luật DN mới (gọi là Luật DN năm 2005). Đối tượng áp dụng của luật này bao gồm tất
cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là một bước tiến bộ trong quản lý nhà
nước đối với DN. DNTN thực sự bình đẳng về pháp luật với các DN thuộc các thành
phần kinh tế khác. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày
29-8-2006 về đăng ký kinh doanh. Ngày 26-10-2007 Thủ tướng chính phủ đã ban
hành chỉ thị 22/2007/CT-TTg về phát triển DN dân doanh. Theo đó, người đứng đầu
cơ quan các Tỉnh, Thành phố chủ động bãi bỏ ngay hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi
bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi những quy định không còn phù hợp với tư tưởng đổi mới của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Luật DN.
Việc xác lập rõ cơ sở pháp lý của DNTN cùng với thủ tục đăng ký KD ngày một
thông thoáng nên số DNTN thành lập mới ngày càng nhiều, đó là thành tựu rất lớn.
Song bên cạnh đó, xét riêng về năng lực quản trị giám đốc DNTN cũng còn một số
vấn đề được đặt ra, đó là:
- Luật DN năm 2005 cho phép mọi cá nhân (trừ một số đối tượng rất ít được quy
định trong điều 13) đều có quyền thành lập DNTN. Vì thế, các giám đốc DNTN
không bị bất kỳ đòi hỏi nào về trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản trị….. Chính vì
vậy các giám đốc DNTN có nguồn gốc từ đủ các loại trình độ, tuổi tác; xuất thân từ

mọi thành phần như tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, hưu trí….. .
- Do DNTN ở nước ta mới chính thức được thừa nhận trong những năm gần đây
nên các doanh nhân còn ít kinh nghiệm, hầu hết chưa được rèn luyện trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, còn non yếu về nhiều mặt.


9

- Công tác quản lý nhà nước đối với các DNTN cũng còn nhiều bất cập. Các luật
lệ chưa thực sự rõ ràng, đầy đủ, thủ tục hành chính còn phức tạp nên nhiều giám đốc
DNTN vẫn còn e ngại, không dám đầu tư dài hạn vì sợ rủi ro. Họ thích đầu tư dưới
dạng “phi vụ”, “đánh nhanh thắng nhanh” hơn. Bên cạnh đó, một số giám đốc DNTN
tìm kiếm lợi nhuận bằng cách chú trọng khai thác các mối quan hệ cá nhân, gian lận,
trốn thuế…. hơn là bằng con đường kinh doanh. Thực tế đó là tấm gương xấu trong
việc định hướng hành vi, thái độ của các giám đốc DNTN, thậm chí làm méo mó hình
ảnh của các DNTN.
- Người Việt Nam chúng ta có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm cũng không
phải là ít. Theo GS.TSKH Thái Duy Tuyên (Viện Khoa học Giáo dục) thì “người Việt
Nam đang mắc phải một số căn bệnh như: thói ham danh lợi (cá nhân); nhỏ nhen;
không có kỷ cương, vô tổ chức (phép vua thua lệ làng); cào bằng, níu kéo lẫn nhau..”
[21, tr.59]. Những nhược điểm này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách của các
giám đốc DNTN. Chẳng hạn: một số giám đốc DNTN chưa thực sự coi trọng chữ tín,
phong cách làm việc còn tùy tiện, chưa chú trọng yếu tố khoa học quản trị, thiếu tinh
thần hợp tác ……
Hiện nay, do các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói
riêng ở nước ta còn quá mới mẻ nên nhiều tác giả đầu tư nghiên cứu về vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế; phát triển kinh tế tư
nhân như thế nào cho khỏi chệch định hướng XHCN; tranh luận về vấn đề bóc lột của
kinh tế tư nhân; sự phân hóa giàu nghèo…. Mặt khác, do đòi hỏi của thực tiễn, Nhà
nước phải khẩn trương hoàn thiện các luật lệ, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư

thuận lợi cho các DNTN nên những công trình liên quan đến hoàn thiện công tác quản
lý Nhà nước đối với các DNTN cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Riêng vấn
đề năng lực của giám đốc DNTN thì còn ít công trình nghiên cứu sâu. Có một chuû


10

DNTN ngành xây dựng tuyên bố ai tìm được hợp đồng cho DN với giá trị trên 10 tỷ
đồng sẽ cho làm giám đốc. Vậy nếu có một thành viên nào đó trong DN này đáp ứng
được điều kiện trên thì liệu có làm được giám đốc không? Nếu được thì năng lực của
người giám đốc này được hiểu như thế nào? Khi tìm hiểu về năng lực người giám đốc
DNTN, tác giả nhận thấy có rất nhiều quan niệm, cách nhìn nhận và đánh giá khác
nhau. Chính những giám đốc DNTN khi được hỏi các tiêu chí xác định năng lực cũng
tỏ ra rất lúng túng. Một khi đã không xác định rõ năng lực là gì và các tiêu chí xác
định năng lực như thế nào sẽ rất khó khăn trong việc định hướng nâng cao năng lực.
Vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH làm luận án tiến só
khoa học kinh tế với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giúp cho đội ngũ
giám đốc DNTN có thêm tài liệu tham khảo nhằm nâng cao năng lực của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về năng lực quản trị giám đốc DNTN trên địa bàn TP.HCM. Đội ngũ này đang có
xu hướng phát triển ngày càng nhanh và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế
của Thành phố.
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong việc tham khảo các công trình
nghiên cứu đã có về năng lực quản trị của người giám đốc DN nói chung và khảo sát
dưới hình chức chọn mẫu điều tra năng lực quản trị của một số giám đốc DNTN trên
địa bàn TP.HCM, nơi nghiên cứu sinh có điều kiện thực hiện công tác nghiên cứu.


3. Mục tiêu của luận án
Xuất phát từ đối tượng, phạm vi của đề tài, mục tiêu của luận án này là:


11

- Hệ thống những vấn đề lý luận về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, kỹ năng của
giám đốc DNTN trong nền kinh tế thị trường trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
- Đưa ra khái niệm năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực của người giám
đốc DNTN trên cơ sở lý luận về năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực của người
giám đốc DN nói chung.
- Chỉ ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế về năng lực quản trị của đội ngũ giám đốc DNTN trên địa bàn TP.HCM dựa trên
những phân tích, đánh giá thực trạng năng lực quản trị của một số giám đốc DNTN
được khảo sát.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị cho người giám đốc
DNTN trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những quan điểm đổi mới của Đảng về các thành phần kinh tế từ
Đại hội VI cho đến Đại hội X và những nội dung cơ bản của khoa học quản trị để làm
rõ những vấn đề lý luận. Trong phân tích các nội dung cụ thể của luận án, tác giả đã
sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê
toán, phương pháp logic, phương pháp so sánh, đối chiếu, điều tra, khảo sát, phân tích
và tổng hợp… để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc
nâng cao năng lực quản trị của người giám đốc các DNTN tại TP.HCM.

5. Những kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án
Qua những nội dung, phương pháp nghiên cứu của đề tài, luận án sẽ đạt được
những kết quả và có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

- Hệ thống lại các quan điểm của Đảng về phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Góp phần làm rõ những luận điểm khoa học về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của


12

DNTN; đưa ra khái niệm năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực quản trị của người
giám đốc DNTN trong nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về năng lực của một số doanh nhân nổi tiếng nước
ngoài, từ khởi nghiệp với quy mô nhỏ song nhờ vào năng lực quản trị đã đưa DN mà
họ quản trị thành DN nổi tiếng thế giới, qua đó doanh nhân Việt Nam có thể vận dụng
và học tập.
- Phân tích đánh giá một cách có hệ thống thực trạng năng lực quản trị của một
số giám đốc các DNTN trên địa bàn TP.HCM hiện nay. Từ đó luận án khái quát lên
những vấn đề còn hạn chế, yếu kém về năng lực quản trị của người giám đốc DNTN.
- Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong
thời gian tới và những vấn đề còn hạn chế, yếu kém về năng lực quản trị của người
giám đốc DNTN, luận án đề xuất ba định hướng, sáu nhóm giải pháp và ba kiến nghị
nhằm nâng cao năng lực quản trị cho người giám đốc DNTN tại TP.HCM trong thời
gian tới.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Năng lực và năng lực quản trị giám đốc DNTN.
Chương 2: Thực trạng năng lực quản trị giám đốc DNTN tại TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị giám đốc DNTN tại TP.HCM.


13


CHƯƠNG 1
NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1.1. Khái niệm DN
Luật DN nước ta được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29-11-2005 quy định:
“DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký KD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động KD” [41,
tr.12].

1.1.2. Phân loại DN
Các DN trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng về hình thức tổ chức và quy mô
SX. Do vậy cần có sự phân loại hợp lý để từ đó có cơ sở khoa học giải quyết các vấn
đề về tổ chức và quản lý SXKD phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại. Tùy
theo từng yêu cầu cụ thể khi phân tích, nghiên cứu có thể phân loại các DN theo
nghành SXKD, theo quy mô SX, theo phương pháp SX, theo trình độ trang bị kỹ
thuật, theo hình thức sở hữu vốn….
Luận án này nghiên cứu về DNTN được phân loại theo hình thức sở hữu vốn.
Theo cách phân loại này, Luật DN được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29-112005 bao gồm các loại DN sau.
1.1.2.1. Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là DN trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghóa vụ tài sản khác của
DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN;


14

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.

1.1.2.2. Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ
sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghóa vụ tài sản khác của
DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN;
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
1.1.2.3. Công ty cổ phần
CTCP là DN trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu phải là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghóa vụ tài sản khác của DN trong
phạm vi số vốn đã góp vào DN;
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật này;
- CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
1.1.2.4. Công ty hợp danh
CTHD là DN, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau KD
dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có
thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghóa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty;


15

- CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
1.1.2.5. Doanh nghiệp tư nhân

- DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của DN;
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.
1.1.2.6. Nhóm công ty
- Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ KD khác.
- Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
+ Công ty mẹ – công ty con.
+ Tập đoàn kinh tế.
+ Các hình thức khác.
Phạm vi luận án này chỉ đề cập đến DNTN.
1.1.3. Nhận xét về Luật DN và các DN hoạt động theo Luật DN
- Luật DN ban hành ngày 12-6-1999 được xây dựng trên quan điểm chủ đạo
quán triệt đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện môi trường KD theo pháp
luật, dân được làm những gì mà pháp luật không cấm; khắc phục những hạn chế của
Luật công ty và Luật DNTN ban hành năm 1990 nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để
phát triển SXKD. Luật DN tiếp tục khẳng định sự nhất quán trong quan điểm đổi mới
của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN [80, tr.9]. Tuy nhiên, tại thời điểm
này các DN trong nền kinh tế vẫn hoạt động theo nhiều luật khác nhau. Chẳng hạn,
DNNN hoạt động theo Luật DNNN; DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo
Luật đầu tư nước ngoài; một số DN như công ty TNHH, CTCP, DNTN hoạt động theo


16

Luật DN… Do vậy, để tạo sự bình đẳng về môi trường KD, Luật DN ban hành ngày
29-11-2005 về cơ bản đã là một luật chung cho các DN hoạt động. Chậm nhất trong
thời hạn 4 năm, các DNNN phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc CTCP; các DN

có vốn đầu tư nước ngoài trong thời hạn 2 năm có thể đăng ký lại, nếu không muốn
đăng ký lại thì chỉ được quyền hoạt động KD trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn
ghi trong giấy phép đầu tư. Nhận thấy quan điểm nhất quán của Đảng, môi trường đầu
tư ngày một thông thoáng, hoàn thiện và bình đẳng nên số lượng DNTN đăng ký
thành lập trên cả nước nói chung và ở TP.HCM nói riêng ngày càng có xu hướng tăng.
Điều này cũng làm cho nhu cầu về giám đốc DNTN không ngừng gia tăng.
- Theo Luật DN, mọi tổ chức và mọi cá nhân đều có quyền thành lập DN, bao
gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ 7 nhóm đối tượng bị cấm theo quy
định tại điều 13 - Luật DN). Với quy định như vậy, hầu như ai cũng có thể thành lập
hay góp vốn vào các DN hoạt động theo Luật DN bất kể trình độ, kinh nghiệm hay
quan niệm về đạo đức KD của họ như thế nào. Vì thế, trong nền kinh tế ở nước ta hiện
nay có một số lượng đáng kể giám đốc DN thiếu tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm….. về
quản trị DN.
- Theo luật, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của DN. Có
nghóa họ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của DN bằng toàn bộ tài sản của
mình. Vì thế chỉ có chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của DN. Còn đối
với các loại hình DN khác, quyền quyết định được phân chia cho các chức danh khác
nhau. Chẳng hạn, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì quyền quản lý cấp
cao được phân chia giữa Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám
đốc. Cũng chính vì điều này, chủ DNTN nếu không quản trị tốt DN, họ không chỉ mất
vốn mà còn có thể mất luôn tài sản của mình.


17

1.1.4. Vai trò của DNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta
Kinh tế tư nhân nói chung và các DNTN nói riêng ra đời là kết quả của sự giải
phóng mọi năng lực SX, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
SX. Thực chất, đó là sự khai thác tối đa các nguồn lực quốc gia ở mọi cấp độ, mọi lónh

vực, mọi thành phần trong nền kinh tế quốc dân. Là một bộ phận hợp thành trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần, các DNTN tuy hầu hết mới được thành lập trong những
năm gần đây, quy mô còn rất nhỏ, nhưng cũng đã góp phần tích cực vào việc khai thác
tổng thể các nguồn lực kinh tế của Thành phố. Điều đó được thể hiện cụ thể trên các
mặt sau.
1.1.4.1. Đầu tư vốn phát triển SXKD
Với tính nhạy bén, linh hoạt trong KD, các DNTN luôn tìm mọi cơ hội đầu tư. Vì
vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, họ đã góp phần khai thác các tiềm lực của nền kinh tế.
Ngoài ra, bên cạnh nguồn vốn tích lũy, các DNTN còn tìm mọi biện pháp linh hoạt và
hiệu quả để huy động vốn từ nhiều nguồn trong xã hội, góp phần làm phong phú thị
trường tài chính và đầu tư. Do vậy, vốn đầu tư và cơ cấu vốn của các DNTN tại Thành
phố đã tăng đều qua các năm. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM năm 2001 vốn
đầu tư của các DNTN là 3.559 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,76% trong các loại hình DN thì
năm 2007 tăng lên 12.416 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,95%.
1.1.4.2. Tạo thêm việc làm cho xã hội
Trong thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM, xu thế thu hút lao động vào khu vực
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có phần chững lại vì khu vực này đang trong quá
trình tái cơ cấu và giảm biên chế. Theo số liệu điều tra DN hàng năm của Cục Thống
kê TP.HCM, năm 2001, DNNN trung ương sử dụng 181.040 lao động, chiếm tỷ lệ
trong các loại hình DN là 19,46% thì năm 2007 chỉ còn sử dụng 132.561 lao động,


18

giảm còn 8,84%. DNNN địa phương sử dụng 112.867 lao động năm 2001, chiếm tỷ lệ
12,13% thì năm 2007 chỉ còn sử dụng 86.014 lao động, giảm còn 5,74%. DN tập thể
sử dụng 33.771 lao động năm 2001, chiếm tỷ lệ 3,63% thì năm 2007 chỉ còn sử dụng
20.772 lao động, giảm còn 1,39%. Lao động làm việc cho các DN có vốn đầu tư nước
ngoài cũng chỉ tăng ở các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, các DN liên doanh cũng
giảm. Do vậy, các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các công ty TNHH và

DNTN đóng vai trò quan trọng trong thu hút lao động. Năm 2001, số lao động làm
việc trong các DNTN là 42.215 người, chiếm tỷ lệ 4,54% thì năm 2007 đã tăng lên
88.978 người với tỷ lệ 5,76%. Nếu tính toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân thì năm 2007
đã sử dụng 749.217 lao động, chiếm tỷ lệ 49,96% (năm 2001 tỷ lệ 40,89%). Tỷ lệ này
cho thấy kinh tế tư nhân sử dụng gần một nửa số lao động trong các loại hình DN của
Thành phố, và đặc biệt quan trọng là tỷ lệ này không ngừng tăng lên qua các năm.
1.1.4.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế
So với những đóng góp cho xã hội trong việc thu hút lao động, thì mức độ đóng
góp của các DNTN vào ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế khiêm tốn hơn do
hầu hết các DNTN có quy mô nhỏ. Tuy vậy, theo Cục Thống kê TP.HCM, các DNTN
năm 2001 nộp ngân sách được 207 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,2%; đến năm 2007 nộp ngân
sách đã tăng lên 827û đồng, chiếm tỷ lệ 1,9% và xu hướng còn tiếp tục tăng. Xét trên
góc độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, niên giám thống kê của Cục Thống kê
TP.HCM không chỉ rõ cho loại hình DNTN, nhưng toàn khu vực kinh tế tư nhân năm
2001 mới chỉ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước là 11,5% thì đến năm 2007 đã
lên đến 27,7%.
1.1.4.4. Tạo ra đội ngũ doanh nhân năng động, nhạy bén, dám nghó dám làm
Các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân rất đông đảo với nhiều loại quy mô, nhiều
ngành nghề, không những thu hút nhiều lao động mà còn là những lò luyện ra đội ngũ


19

các doanh nhân. Các DN này một mặt hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào đáng
kể của nhà nước, mặt khác phải bỏ vốn ra và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động của mình nên họ phải năng động, nhạy bén, chấp nhận những thách thức, rủi ro
của thị trường. Chính môi trường KD khắc nghiệt đó là nơi sàng lọc tốt nhất những
nhà KD giỏi.

1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA GIÁM

ĐỐC DNTN
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, kỹ năng của giám đốc DN
1.2.1.1. Giám đốc DN
Những người làm việc trong các DN được chia thành các nhà DN, các nhà quản
trị và những người thực hiện tác nghiệp [18, tr.24].
- Nhà DN (hay doanh nhân) là những người tạo lập một DN hoặc thừa hưởng
những DN của gia đình, làm chủ sở hữu và trong nhiều trường hợp tự quản trị hoạt
động KD của DN mình.
- Nhà quản trị là những người thuộc bộ phận chỉ huy, có một chức danh nhất
định trong hệ thống quản trị và có trách nhiệm định hướng, tổ chức, điều khiển và
kiểm tra hoạt động của người khác. Nhà quản trị là người ra quyết định và tổ chức
thực hiện quyết định. Theo Stephen P.Robbin, các nhà quản trị thường chia thành 3
cấp trong một tổ chức.
+ Nhà quản trị cao cấp là nhà quản trị hoạt động ở cấp cao nhất trong DN.
Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến lược, phát triển và duy trì DN. Họ là
những người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của DN. Các chức danh
chính của nhà quản trị cao cấp trong DN thường là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng
giám đốc (giám đốc).


20

+ Nhà quản trị cấp trung là nhà quản trị ở dưới quyền các nhà quản trị cấp cao.
Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật thực hiện các kế hoạch và chính
sách của DN, phối hợp các hoạt động và là những người tổ chức thực hiện các công
việc để hoàn thành mục tiêu chung. Các nhà quản trị cấp trung thông thường có các
chức danh: trưởng phòng, ban, quản đốc phân xưởng.
+ Nhà quản trị cấp thấp là nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp
bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết
định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển nhân viên trong hoạt động

SXKD hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của
họ là đốc công, trưởng ca, tổ trưởng….
Qua sự phân biệt các cấp quản trị như trên, có thể thấy giám đốc DN là nhà quản
trị cấp cao trong DN, có nhiệm vụ tổng quát là đưa ra các quyết định chiến lược; phát
triển và duy trì DN, chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của DN. Ở nước
ta hiện nay, trong một số DN có nhiều vị trí giám đốc. Chẳng hạn dưới giám đốc điều
hành còn có giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc marketing… Thực chất
các vị trí như giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính... chỉ tương đương với vị trí trưởng
phòng, trưởng ban. Khi các vị trí lẽ ra gọi là trưởng phòng, trưởng ban được gọi là
giám đốc, các DN này thường mong muốn có được sự thuận lợi trong các giao dịch với
bên ngoài.
1.2.1.2. Các chức năng quản trị của giám đốc DN
Chức năng quản trị được hiểu là một loại hoạt động quản trị, được tách riêng
trong quá trình phân công và chuyên môn hóa lao động quản trị, thể hiện phương
hướng hay giai đoạn tiến hành các tác động quản trị nhằm hoàn thành mục tiêu chung
của tổ chức [18, tr.18].


21

Hiện nay có nhiều cách phân loại các chức năng quản trị, nhưng nhìn chung các
chức năng quản trị chủ yếu như sau:
- Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị. Hoạt
động này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây dựng và lựa
chọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lập một hệ thống các
kế hoạch để hội nhập và phối hợp các hoạt động của tổ chức.
- Chức năng tổ chức: chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xác định
những việc phải làm, những ai sẽ làm những việc đó, những bộ phận nào cần được
thành lập, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ phận và hệ thống
quyền hành trong tổ chức nên xác lập như thế nào.

- Chức năng điều khiển: là chức năng thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ
huy, phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung đột
trong tập thể nhằm đưa tổ chức đi theo đúng quỹ đạo dự kiến của tổ chức.
- Chức năng kiểm tra: là chức năng cuối cùng của nhà quản trị. Để đảm bảo
công việc thực hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi xem tổ chức của
mình hoạt động như thế nào. Hoạt động kiểm tra bao gồm việc xác định các mục tiêu,
thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quả thực hiện thực tế với
các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch, nhằm đưa tổ chức
đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu.
Những chức năng nêu trên là phổ biến đối với mọi nhà quản trị ở mọi cấp bậc
trong mọi tổ chức. Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự phân phối thời gian cho các chức
năng quản trị giữa các cấp quản trị. Theo phân tích của Mahoney, nhà quản trị cấp
cao dành 64% thời gian cho công tác hoạch định và tổ chức, trong lúc nhà quản trị
trung cấp chỉ dành 51% thời gian cho công tác này và nhà quản trị cấp thấp chỉ dành
39% (xem bảng 1.1)


22

Bảng 1.1. Phân phối thời gian cho các chức năng quản trị
của các cấp quản trị

CẤP

CẤP

CẤP

THẤP


TRUNG

CAO

Hoạch định

15%

18%

28%

Tổ chức

24%

33%

36%

Điều khiển

51%

36%

22%

Kiểm tra


10%

13%

14%

Các cấp quản trị
Các chức năng quản trị

Nguồn: Giáo trình Quản trị học - Trường đại học kinh tế - Khoa Quản trị Kinh
doanh - NXB Trẻ - 1996 {18, tr.19}.
Xét riêng trường hợp các giám đốc DN, nói chung họ phải thực hiện tất cả các
chức năng quản trị, song vì họ là nhà quản trị cấp cao, họ có xu hướng ưu tiên thời
gian cho chức năng hoạch định và tổ chức. Có thể tham khảo mức độ tham gia của
các cấp bậc quản trị trong các chức năng quản trị như sau. (Xem bảng 1.2). [34, tr.47,
73, 95].


23

Bảng 1.2. Mức độ tham gia của các cấp bậc quản trị
trong các chức năng quản trị
CẤP BẬC

CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ

QUẢN TRỊ

- Tổ chức đang ở đâu? Mục tiêu tổng quát, chính sách dài hạn?
- Các nguồn lực cần có? Vai trò các bộ phận trong thực hiện mục

tiêu? Ai chịu trách nhiệm?
QTV
CAO CẤP

- Cần thành lập hay loại bỏ cấp nào, phòng ban nào?
- Phân quyền cho cấp dưới như thế nào?
- Cần ban hành chế độ, chính sách chung gì và như thế nào?
- Kiểm tra gián tiếp là chủ yếu thông qua sổ sách, báo cáo…
- Coi trọng kiểm tra phòng ngừa sau khi thực hiện.
- Đạt mục tiêu bằng cách nào? Tài nguyên cần thiết? Bao nhiêu?
- Khi nào cần thực hiện các chương trình đã phê duyệt?

QTV
TRUNG
CẤP

- Những hoạt động nào cần tiến hành? Ai thực hiện?
- Phân công quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
- Cần phải sử dụng nguồn lực ra sao?
- Kiểm tra gián tiếp là chủ yếu. Chú trọng kiểm tra trong khi thực
hiện.
- Giao công việc cho cá nhân. Lập thời khóa biểu hoạt động.
- Cơ sở vật chất cần thiết: khi nào? ở đâu?

QTV CẤP
THẤP

- Huấn luyện, động viên nhân viên.
- Báo cáo tiến độ công tác.
- Tổ chức, thiết kế công việc, quy trình thực hiện.

- Kiểm soát trực tiếp.
- Chú trọng kiểm tra trong khi thực hiện.

Nguồn: Quản trị học, Phạm Xuân Lan (1998), Lưu hành nội bộ. [34, tr.73]


24

1.2.1.3. Những nhiệm vụ của giám đốc DN [34, tr.14]
Từ các chức năng quản trị của giám đốc DN, các chuyên gia cụ thể hóa thành
những nhiệm vụ của giám đốc DN như sau:
- Xây dựng chiến lược, tầm nhìn, các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn;
- Lập các kế họach hành động nhằm thực hiện các mục tiêu;
- Xây dựng sơ đồ tổ chức cho từng bộ phận;
- Mô tả trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân;
- Định biên, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng lao động;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch;
- Đề ra các biện pháp điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch nếu có.
1.2.1.4. Những vai trò khác nhau của giám đốc DN [92, tr.67]
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các giám đốc
DN phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, thậm chí phải ứng xử theo những
cách khác nhau: với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, cơ quan cung ứng, các cổ đông,
chính quyền và xã hội... .
Nhằm làm sáng tỏ những cách thức ứng xử khác nhau của các nhà quản trị,
Henry Mintzberg đã nghiên cứu những hoạt động bình thường của các nhà quản trị và
cho rằng mọi nhà quản trị đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và chia chúng
thành 3 nhóm, trong đó có một số chồng chéo lên nhau.
a. Các vai trò liên kết giữa các cá nhân
- Vai trò thủ trưởng danh dự: là vai trò nghi lễ, chẳng hạn khi đang đứng ở cửa
chào khách, người chủ DN đang đóng vai trò thủ trưởng danh dự. Vai trò này cho thấy

hình ảnh của tổ chức mà họ đang quản trị.
- Vai trò của người lãnh đạo: vai trò này đòi hỏi nhà quản trị phải chỉ đạo và điều
phối những hoạt động của những người dưới quyền, bố trí nhân sự, đôn đốc người khác


×