TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN
LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC
INDO-BURMA
(VÙNG ĐÔNG DƯƠNG)
02 tháng 12 năm 2008
1
TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Giới thiệu
Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) được thiết kế nhằm bảo vệ và giám sát
các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa trên trái đất được gọi là những
điểm nóng đa dạng sinh học. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức
Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và
Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới.
Mục đích cơ bản của CEPF là thu hút các tổ chức dân sự, như các nhóm cộng đồng, các tổ
chức phi chính phủ (NGO), các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân, vào công tác
bảo tồn đa dạng sinh học ở điểm nóng này. CEPF khuyến khích sự liên minh hoạt động của
các nhóm khác nhau, kết hợp được khả năng riêng của mỗi nhóm và giảm sự trùng lặp hoạt
động trong khuôn khổ một tiếp cận bảo tồn tổng thể và có tính điều phối. CEPF chú trọng tới
các vùng sinh học hơn là các ranh giới chính trị và xem xét đe dọa đối với bảo tồn trên cơ sở
điểm nóng. CEPF tập trung vào hợp tác xuyên biên giới, trong các khu vực có tầm quan
trọng cao đối với bảo tồn đa dạng sinh học trải rộng qua các biên giới quốc gia, hoặc ở các
khu vực mà một giải pháp toàn vùng sẽ hiệu quả hơn một giải pháp quốc gia.
Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái
1
đưa ra một tổng quan về vùng Đông Dương dưới góc độ tầm
quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học, các đe dọa chính và nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất
đa dạng sinh học, bối cảnh kinh tế xã hội, và các đầu tư hiện tại cho công tác bảo tồn. Nó đưa
ra một bộ kết quả bảo tồn có thể đo đếm được, xác định các thiếu hụt về kinh phí, và các cơ
hội đầu tư, và vì vậy xác định điểm mà đầu tư của CEPF có thể tạo ra giá trị gia tăng lớn
nhất.
Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái Đông Dương được xây dựng thông qua quá trình trao đổi lấy
ý kiến và nghiên cứu tài liệu do Birdlife International điều phối, phối hợp với Hiệp hội Bảo
tồn Chim Thái Lan (BCST), Trang trại & vườn thực vật Kadoorie (KFBG), và chương trình
WWF Cam-pu-chia, với hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Khoa học Đa dạng Sinh học Ứng
dụng (CABS) của CI. Hơn 170 cá nhân liên quan từ các tổ chức dân sự, các cơ quan chính
phủ và nhà tài trợ được trao đổi ý kiến trong quá trình thực hiện ấn phẩm này.
Vùng Indo-Burma là một trong tám điểm nóng có khả năng bị mất nhiều nhất số lượng thực
vật và động vật có xương sống do hệ quả của việc mất rừng ở tốc độ như hiện tại. Do diện
tích rộng lớn, điểm nóng Indo-Burma được chia thành hai tiểu vùng, Đông Dương và Đông
Himalaya, mỗi tiểu vùng sẽ nhận được chính sách đầu tư riêng biệt từ CEPF. Sau tiến trình
lập kế hoạch của CEPF cho điểm nóng này, CI cũng cho xuất bản bản tái đánh giá các điểm
nóng, chia khu vực này thành hai điểm nóng riêng biệt và thay đổi ranh giới ban đầu của mỗi
điểm nóng. Tuy nhiên, CEPF đã ký văn bản ràng buộc trong việc tôn trọng triệt để ranh giới
ban đầu của điểm nóng này. Hiện tại, Myanmar chưa đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ từ CEPF.
1
/>2
Vùng Đông Dương có đặc điểm địa lý rất đa dạng. Trải ra trong một biên độ độ cao hơn
3.500 mét, từ các đỉnh núi của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trải xuống đến vùng bờ biển
Andaman, Vịnh Thái Lan và Biển Đông. Do sự đa dạng cao về địa mạo và vùng khí hậu,
Đông Dương là nơi có rất nhiều các sinh cảnh khác nhau và vì vậy có tính đa dạng sinh học
rất cao.
Các kết quả bảo tồn
Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái của CEPF cho khu vực Indo-Burma bao gồm sự cam kết và
những điểm nhấn mạnh trong việc sử dụng các kết quả bảo tồn–mục tiêu mà từ đó có thể
đánh giá được sự thành công của quá trình đầu tư–như là nền tảng khoa học để quyết định
chiến lược đầu tư của CEPF. Những kết quả này cho phép CEPF tập trung các nguồn lực
hạn chế của khu vực cho loài, khu và cảnh quan đang nhận được sự quan tâm bảo tồn ở mức
độ toàn cầu. Những kết quả có thể đo đếm được này cho phép CEPF giám sát sự thành công
của quá trình đầu tư.
Các loài, các khu, và các hành lang của vùng Đông Dương được xác định trong quá trình xây
dựng bản mô tả sơ lược hệ sinh thái và sau đó được sắp xếp ưu tiên để lựa chọn là các đối
tượng phù hợp cho chiến lược đầu tư của CEPF.
Kết quả cấp độ loài ở khu vực Đông Dương bao gồm tất cả các loài bị đe dọa ở mức độ toàn
cầu (nghĩa là các loài được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp và Sắp nguy cấp) theo
Danh lục đỏ các loài bị đe dọa năm 2002 của IUCN. Ở Đông Dương, tổng số 492 loài được
xác định trong danh mục kết qủa. Trong đó, 60 loài thú, 73 loài chim, 33 loài bò sát, 46 loài
lưỡng cư, 32 loài cá và 248 loài thực vật được lựa chọn là ưu tiên trong chính sách đầu tư của
CEPF. Tới nay, chưa có đánh giá mức độ đe dọa toàn cầu nào được tiến hành cho các loài
động vật có xương sống có trong khu vực, nhưng điều này không có nghĩa là nhóm loài này
nằm ở mức độ ưu tiên bảo tồn thấp.
Kết quả cấp độ khu được quyết định bằng cách xác định các khu vực có quần thể của ít nhất
một loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu. Các danh sách ban đầu của loài, khu và hành lang ưu
tiên cho đầu tư của CEPF trong khu vực Đông Dương được đề xuất trong các cuộc hội nghị
bàn tròn của các chuyên gia tháng 7 và 8 năm 2003. 362 kết quả cấp độ khu ở Đông Dương
được đề nghị ưu tiên cho đầu tư của CEPF trong các lần họp chuyên gia và kết quả là 30 khu
ưu tiên được xác định cho CEPF đầu tư. Khu ưu tiên được xác định dựa trên tính không thể
thay thế được và sắp nguy cấp. Rất nhiều kết quả cấp độ khu là nơi sinh sống của một số loài
đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu. Đặc biệt, các khu như Chhep ở Campuchia; Nakai-Nam
Theun và Xe Pian ở Lào; Hoàng Liên Sơn và Xishuangbanna ở nam Trung Quốc; Hala-Bala,
Huai Kha Khaeng và Khao Banthad ở Thái Lan; và Kẻ Bàng, Ngọc Linh, Phong Nha và Pù
Mát ở Việt Nam, mỗi khu này có ít nhất 30 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu đang sinh sống.
Kết quả cấp độ hành lang được xác định dựa trên các yêu cầu sinh thái của các loài sinh vật
sinh cảnh cũng như các diễn biến sinh thái chủ chốt như di cư, phân tán và các liên hệ sinh
thái khác như thủy văn. Các loài sinh vật sinh cảnh thường cần một diện tích không gian lớn
để tồn tại. Tổng số 53 hành lang bảo tồn được xác định cho khu vực Đông Dương, tương
3
đương với 36% tổng diện tích khu vực Đông Dương, bao gồm cả khu vực đất thấp Kẻ Gỗ và
Khe Nét và hành lang Mu Ko Similan-Phi Phi- Andaman.
Lựa chọn các khu và hành lang ưu tiên cho phép đầu tư của CEPF dành cho các hành động
bảo tồn ở cấp độ khu và cấp độ cảnh quan tập trung vào các vùngđịa lý (đặc biệt là các khu)
có mức độ ưu tiên cao nhất. Trong khi đó, việc lựa chọn các loài ưu tiên cho phép đầu tư của
CEPF vào các hành động bảo tồn tập trung vào các loài hướng tới các loài bị đe dọa tuyệt
chủng toàn cầu có nhu cầu bảo tồn mà chỉ riêng các hành động ở cấp độ khu vực hoặc cấp độ
cảnh quan không thể giải quyết được.
Các cân nhắc quan trọng khác
Quá trình xây dựng bản mô tả sơ lược cũng bao gồm phân tích các mối đe dọa, đặc điểm
kinh tế xã hội, và những đầu tư hiện tại nhằm giúp thiết kế chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.
Các đe dọa chính đối với đa dạng sinh học ở Đông Dương là các hoạt động phát triển kinh tế
kết hợp với gia tăng dân số. Hai mối đe dọa phổ biến trước mắt mà các loài động thực vật
trong vùng đang phải đối mặt là mất sinh cảnh và bị khai thác quá mức. Một hoặc cả hai
nhân tố này là mối đe dọa chính đối với hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu trong vùng.
Có lẽ chưa đến 5% diện tích của Điểm nóng Indo-Burma được che phủ bởi rừng nguyên
sinh, trong khi rừng bị tàn phá nhẹ và vẫn còn chức năng sinh thái chiếm thêm từ khoảng
10% đến 25%. Ở cấp độ toàn cầu, điểm nóng Indo-Burma là một trong những điểm nóng bị
đe dọa cao nhất: là một trong tám điểm nóng có khả năng bị mất nhiều nhất số lượng thực
vật và động vật có xương sống do hệ quả của việc mất rừng ở tốc độ như hiện tại.
Phần lớn nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Đông Dương là có từ
nguồn vốn hoặc thông qua các cơ quan tài trợ song phương và đa phương. Các nhà tài trợ
song phương đầu tư đáng kể vào công tác bảo tồn trong vùng bao gồm Cơ quan Hỗ trợ Phát
triển Quốc tế Đan Mạch (Danida), Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hà Lan và Chính phủ
Hoa Kỳ. Các nhà tài trợ đa phương gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên minh
châu Âu (EU), Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), và Ngân hàng Thế giới.
Ngoài ra, có một số dự án của tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) ở trong vùng, được
thực hiện thông qua UNDP hoặc Ngân hàng Thế giới.
Dự kiến phân bổ cho các dự án đa dạng sinh học trong giai đoạn 4 vừa được phê duyệt gần
đây của Quỹ Môi trường Toàn cầu cho năm nước trong Điểm nóng Đông Dương là: Trung
Quốc, 44,3 triệu USD; Lào, 5,2 triệu USD; Thái Lan, 9,2 triệu USD; và Việt Nam, 10,2 triệu
USD. Cam-pu-chia không được phân bổ cụ thể, nhưng là một trong 93 nước nhỏ được phân
bổ theo nhóm là 146,8 triệu USD. Mỗi thành viên của nhóm này có quyền để tiếp cận với
nguồn tài trợ tối đa là 3,5 triệu USD từ GEF-4, nhưng khoản viện trợ trung bình sẽ vào
khoảng xung quanh 1,5 triệu USD cho mỗi nước. Không có sự đảm bảo chắc chắn nào về
lượng tài trợ mà các quốc gia nhận sẽ nhận được từ GEF, nhưng con số thực tế tài trợ cho
chính phủ của từng quốc gia sẽ gần với số phân bổ dự kiến.
Các điểm phù hợp và chiến lược đầu tư của CEPF
4
Các loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu là cơ sở chính để xác định các kết quả bảo tồn cho
Đông Dương, vì vậy cũng mang tính quyết định cho các ưu tiên đầu tư của CEPF.
Điểm phù hợp cho chính sách đầu tư của CEPF được xác định dựa trên việc phân tích các kết
quả bảo tồn; những mỗi đe dọa chính; tình hình thực tế kinh tế xã hội; năng lực tổ chức của
xã hội dân sự trong khu vực và đánh giá về các nguồn đầu tư hiện tại trong vùng.
Thay đổi bầu không khí chính trị ở một vài nước cũng đồng nghĩa với việc tăng khối lượng
của tài trợ quốc tế, kể cả đầu tư bảo tồn, vào hầu hết các quốc gia trong vùng từ đầu thập kỷ
90 trở đi. Trong giai đoạn này, các chính phủ quốc gia cũng đầu tư đáng kể vào bảo tồn, đặc
biệt thông qua việc mở rộng mạng lưới khu bảo vệ quốc gia. Các tổ chức dân sự có vị thế tốt
để vào cuộc giải quyết các đe dọa trước mắt đối với các loài, khu và hệ sinh thái, và các
nguyên nhân sâu xa của chúng. Tuy nhiên, đầu tư hiện nay không thường tập trung vào các
ưu tiên bảo tồn cao nhất hoặc thúc đẩy các cách tiếp cận hiệu quả nhất, và tiềm năng thu hút
tổ chức dân sự vào bảo tồn đa dạng sinh học chưa được phát huy đầy đủ. Trong hoàn cảnh
này, các cơ hội để CEPF hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng là hầu như không có
giới hạn.
Địa điểm đầu tư của CEPF ở Đông Dương được xác định qua một quá trình có sự tham gia
các tổ chức dân sự, các nhà tài trợ, và đối tác chính phủ trong toàn vùng. Với thực tế là hiện
đang có những nguồn đầu tư rất đáng kể của các chính phủ và các nhà tài trợ cho việc bảo
tồn đa dạng sinh học. Nguồn kinh phí bổ sung tương đối hạn hẹp của CEPF sẽ được sử dụng
hiệu quả nhất để hỗ trợ các sáng kiến của các tổ chức dân sự, giúp bổ sung và định hướng tốt
hơn cho các dự án và chương trình đầu tư hiện có. Chiến lược đầu tư cho khu vực Đông
Dương bao gồm 12 ưu tiên đầu tư chia thành 4 nhóm hướng hiến lược (bảng 1) là kết quả
của quá trình tập hợp ý kiến tư vấn của các tổ chức dân sự và đối tác chính phủ.
5
Bảng 1: Các hướng chiến lược và các ưu tiên đầu tư của CEPF
Hướng chiến lược của
CEPF
Các ưu tiên đầu tư của CEPF
1. Giám sát và bảo vệ các
loài bị đe dọa toàn cầu cần
ưu tiên bằng cách giảm
thiểu các mối đe dọa chính
1.1 Xác định và đảm bảo cho các quần thể gốc của 67 loài bị đe dọa
toàn cầu khỏi các hoạt động khai thác quá mức và buôn bán bất hợp
pháp.
1.2 Thực hiện các chiến dịch truyền thông để tăng cường hiệu lực
của các chính sách hiện có về buôn bán các loài hoang dã và góp
phần làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với 67 loài bị đe dọa toàn cầu
và các sản phẩm từ chúng.
1.3 Xác minh tình trạng và phân bố của các loài thực vật bị đe dọa
toàn cầu, và sử dụng các kết quả trong lập kế hoạch, quản lý, nâng
cao nhận thức và/hoặc các hoạt động khác.
1.4 Đánh giá tình trạng đe dọa toàn cầu của một số nhóm sinh vật
nước ngọt và lồng ghép kết quả vào các quá trình lập kế hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học đất ngập nước và các quy hoạch phát triển ở
sông Mê Kông và các nhánh chính.
1.5 Tổ chức nghiên cứu về 12 loài đang cần hoàn thiện thêm thông
tin về tình trạng và sự phân bố của chúng.
1.6 Xuất bản các tài liệu tham khảo bằng tiếng địa phương về các
loài bị đe dọa
2. Phát triển các tiếp cận
mang tính sáng tạo, do địa
phương đề xuất và thực
hiện để bảo tồn 28 vùng đa
dạng sinh học trọng yếu
2.1 Đưa ra các sáng kiến mang tính sáng tạo về quản lý và giám sát
bảo tồn dựa trên các bên liên quan tại 28 vùng đa dạng sinh học trọng
yếu.
2.2 Phát triển các tiêu chuẩn và các chương trình vùng để giải quyết
việc khai thác quá mức đa dạng sinh học và đưa vào thử nghiệm ở
những khu đã được lựa chọn.
3. Lôi kéo sự tham gia của
các bên chủ chốt vào việc
giải quyết mâu thuẫn giữa
các mục tiêu bảo tồn đa
dạng sinh học và phát
triển, đặc biệt chú trọng
đến vùng Cao nguyên Đá
vôi phía Bắc và vùng Sông
Mêkông và các nhánh
chính
3.1 Hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức xã hội trong phân tích chính
sách, kế hoạch và chương trình phát triển, đánh giá tác động của
chúng lên đa dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái, và đề
xuất các giải pháp phát triển thay thế và các biện pháp phù hợp để
giảm thiểu các tác động xấu.
3.2 Hỗ trợ các sáng kiến có tác dụng đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng
sinh học trong các dự án và chương trình phát triển.
3.3 Thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các
nhà hoạch định chính sách, các nhà báo, và giới luật gia.
6