Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.78 KB, 19 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt nam:
3.1.1. Định hướng chung:
- Tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt nam và mở rộng hoạt
động ra nước ngoài.
- Thực hiện kế hoạch “Cổ phần hóa” một cách tích cực và chủ động.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
đơn vị thành viên.
- Đạt được một bảng cân đối kế toán lành mạnh; giải quyết triệt để vấn đề Nợ xấu.
- Hệ số An toàn Vốn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng trưởng ngân hàng trên cơ sở khả năng sinh lời và bền vững.
- Áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng.
- Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn; phát triển
mạng lưới kênh phân phối sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo các lợi ích của người lao động;
xây dựng, phát triển thương hiệu - văn hóa BIDV.
Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2006-2010:
- Tổng tài sản: ước đạt 300.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 17 tỷ USD)
- Tốc độ tăng trưởng bình quân:
 Tổng tài sản: 20%/năm.
 Nguồn vốn: 21%/năm.
 Tín dụng: 17%/năm.
 Đầu tư: 31%/năm.
- Năng lực tài chính: CAR tối thiểu 10%
- Cơ cấu dư nợ/Tài sản có ≤ 62%
 Nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ ≤ 40%
 Nợ dài hạn/Tổng dư nợ ≤ 27%
 Nợ NQD/Tổng dư nợ ≥ 80%


- Cơ cấu đầu tư/Tài sản có ≥ 24%
- Cơ cấu thu dịch vụ ròng/LNTT ≥ 40%/năm
- Nợ xấu < 5% tổng dư nợ
- Tăng trưởng LNTT bình quân: 40%/năm
- Khả năng sinh lời: ROA ≥1%; ROE ≥12-15%
3.1.2. Định hướng trong hoạt động xuất nhập khẩu:
- Từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay xuất khẩu, coi đây là hoạt động
mũi nhọn trong những năm tiếp theo, với nguyên tắc hoạt động phải mang tính
khoa học, bài bản và có hiệu quả. Lựa chọn điểm đột phá là ngành hàng, gắn ngành
hàng với các Tổng công ty có tiềm năng xuất khẩu.
- Duy trì phát triển tốt mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài
để thu xếp nguồn vốn tài trợ, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng và học hỏi kinh
nghiệm về các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
- Đảm bảo đủ nội lực để tạo đà cho bước nhảy vọt của hoạt động tín dụng xuất khẩu
bên cạnh việc duy trì và phát triển hoạt động tín dụng nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng
quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam:
3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng xuất nhập khẩu.
Trên cơ sở những điều kiện đã có, BIDV cần xây dựng một chiến lược dài
hạn để định hướng cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu phát triển, trong đó cần
nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển từng ngành
hàng, từng lĩnh vực để định hướng cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu mục tiêu: "Nỗ lực gia tăng tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công
ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng
công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; Về nhập khẩu chú trọng
thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm
cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở

rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào
kinh tế khu vực và thế giới".
Dựa trên những quan điểm chỉ đạo trên, mục tiêu chiến lược phát triển xuất
khẩu của Việt Nam tới 2010 được đặt ra là:
Chiến lược mặt hàng xuất nhập khẩu:
Chiến lược mặt hàng được cụ thể hoá như sau: "Ưu tiên phát triển công
nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất
hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng; đồng thời tạo điều kiện phát triển một
số mặt hàng điện tử, kể cả dịch vụ phần mềm. Chú ý phát triển các ngành công
nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động. Phát triển có lựa chọn một số ngành công
nghiệp có điều kiện về tài nguyên, nguồn vốn và bảo đảm được hiệu quả ".
(1)
Vai trò của các ngành dịch vụ được chú trọng :"Phát triển mạnh một số loại
dịch vụ như bưu chính viễn thông, du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ khoa học -
công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn,... theo hướng vừa phát triển thị
trường nội địa, vừa nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế".
(2)
Như vậy, chiến lược mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là chuyển dịch mạnh
theo hướng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, trong đó tập trung tăng tỷ trọng các
mặt hàng chế biến chế tạo và dịch vụ , giảm nhanh tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu
thô và sơ chế.
Tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu giảm do nhập khẩu xăng dầu,
phân bón và vật liệu xây dựng phần lớn được thay thế bằng hàng sản xuất trong
nước. Nhập khẩu dịch vụ chủ yếu là tài chính (bảo hiểm, kế toán,...), ngân hàng
(thanh toán, chuyển tiền,...), bưu chính viễn thông, vận tải (hàng không, đường
thuỷ), thuê chuyên gia nước ngoài, du lịch, du học,... với tổng giá trị nhập khẩu
năm 2000 khoảng 1,2 tỷ USD. Dự kiến nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2001 - 2010
tăng 10,5%/năm, đạt 2,02 tỷ USD năm 2005 và 3,4 tỷ USD năm 2010.
Như vậy trên cơ sở định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Nhà nước,
BIDV cần phải đưa ra chiến lược phù hợp, ngoài ra, BIDV cần phải nghiên cứu thị

trường, khai thác thế mạnh của mỗi vùng, mỗi ngành để có cơ chế riêng cho mỗi
vùng, mỗi ngành, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu về tín dụng xuất nhập khẩu.
3.2.2. Triển khai Marketing ngân hàng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, một trong những bí quyết thành
công của các ngân hàng là không ngừng thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.
Để làm được điều đó Ngân hàng không thể không thực hiện áp dụng Marketing.
Đối với BIDV, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu mới đi vào hoạt động, điều này
càng đòi hỏi phải chú trọng đến Marketting nhiều hơn.
Trong những năm qua, BIDV đã bước đầu chú ý đến công tác tiếp thị tìm
hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Song để tiến tới những thành công
lớn hơn BIDV cần phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hỗn hợp
gồm 4 chính sách lớn:
- Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra: Thực hiện chính sách
này ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, xem khách
hàng hiện tại, khách hàng tương lai là ai, họ mong muốn điều gì ở các sản phẩm
của BIDV. Qua đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mục tiêu cần nghiên
cứu và có biện pháp để lôi kéo khách hàng của các Ngân hàng đối thủ và xây dựng
được mạng lưới khách hàng ổn định.
- Chính sách sản phẩm giá cả: BIDV cần phải tạo ra sự khác biệt về sản
phẩm so với các ngân hàng khác thông qua chính sách lãi suất và các dịch vụ hỗ
trợ kèm theo như: tư vấn cho khách hàng về thị trường sản phẩm cung cấp các
thông tin về khách hàng cho các doanh nghiệp...
- Chính sách phân phối: Đây là chính sách nền tảng cho mối quan hệ giữa
khách hàng và Ngân hàng. Thực hiện chính sách này Ngân hàng phải xây dựng
được mạng lưới phân phối phù hợp trên cơ sở quan tâm xem xét đến các yếu tố về
địa điểm mở quầy giao dịch, trang bị cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ...
- Chính sách giao tiếp khuyếch trương: Để thực hiện tốt chính sách này
Ngân hàng ngoài quảng cáo còn cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín
dụng, dịch vụ về xuất nhập khẩu. Công việc này cần phải được thực hiện bởi tất cả
các phòng ban, mọi cán bộ nhân viên trong toàn ngân hàng chứ không nên chỉ giới

hạn ở bất cứ phòng ban nào.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho BIDV mở rộng được quy mô tín
dụng xuất nhập khẩu đồng thời sẽ cải thiện được cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu.
3.2.3. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tín dụng xuất nhập khẩu.
Trong thời gian qua, BIDV chủ yếu chỉ thực hiện một số phương thức tín
dụng xuât nhập khẩu truyền thống như cho vay thu mua hàng xuất, chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất, mở L/C và cho vay thanh toán L/C do đó khả năng đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của khách hàng còn hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
đáp ứng nhu cầu của tình hình mới thì việc đa dạng hoá sản phẩm tín dụng xuất
nhập khẩu đang là yêu cầu cấp thiết đối với BIDV.
Hiện tại nghiệp vụ bao thanh toánCăn cứ Quy chế hoạt động bao thanh toán
của các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN
ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, do đó BIDV cần sớm
nghiên cứu ban hành các Văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này.
Việc áp dụng phương thức bao thanh toán sẽ giúp BIDV có điều kiện mở
rộng, đa dạng hóa các biện pháp nghiệp vụ, mở rộng khách hàng và quy mô của tín
dụng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, BIDV cần lưu ý những
điểm sau để phòng ngừa các rủi ro của hoạt động bao thanh toán:
- Rủi ro từ người bán hàng: Vì đơn vị bao thanh toán sẽ chính là BIDV và
người bán (bên xuất khẩu) sẽ chính là khách hàng vay vốn với điều kiện đảm bảo
khoản vay là các khoản phải thu của khách hàng đối với bên mua. Rủi ro từ phía
khách hàng có thể xảy đến ở một số trường hợp cơ bản:
+ Người bán cố tình, chủ động sử dụng hóa đơn, chứng từ giả, hợp đồng
ma… để lừa ngân hàng. Để thực hiện được ý đồ trên đòi hỏi phải có một hệ thống
mắt xích cấu kết mới thực hiện được, có thể là người mua và người bán thông đồng
với nhau, tạo ra các chứng từ, các khoản phải thu mà thực tế không hề có.
+ Người bán kém năng lực quản lý, điều hành, chiến lược phát triển… kéo
theo các sản phẩm của bên bán không đủ hoặc không đạt yêu cầu không đáp ứng
được chất lượng đề ra. Giá trị các khoản phải thu theo hợp đồng khi ký lại vì thế sẽ
nhỏ hơn phần giá trị cho vay ứng trước của Ngân hàng cho bên bán hàng vì vậy

Ngân hàng có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro.
- Rủi ro từ phía người mua hàng:
+ Năng lực tài chính của người mua hàng nếu vì một lý do gì mà bị giảm
sút dẫn đến mất khả năng thanh toán thì khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả
đối với BIDV.
+ Rủi ro đạo đức của bên mua hàng: Vì bên mua hàng là bên thứ 3 đối với
BIDV do đó quá trình tiếp cận với họ sẽ có nhiều điểm không thuận lợi. Nếu bên
mua hàng có dụng ý xấu như lừa đảo, chiếm đoạt hàng mua, trốn tránh nghĩa vụ trả
nợ thì đồng nghĩa với việc rủi ro xảy ra đối với BIDV.
- Rủi ro từ chất lượng thẩm định của BIDV: Nếu quá trình phân tích khách
hàng, phân tích các khoản phải thu của hoạt động bao thanh toán thực hiện không
chính xác sẽ dẫn đến đánh giá không đúng về khoản phải thu thì có thể sẽ phát sinh
rủi ro cho Ngân hàng.
3.2.4. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng.
Trong cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu của BIDV thì cho vay Doanh nghiệp
Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao. Để nâng cao được chất lượng thì Ngân hàng cần
thiết phải đa dạng hoá khách hàng bởi vì đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến
khả năng phòng chống rủi ro tín dụng. Hơn thế, đa dạng hoá khách hàng sẽ đem lại
cho Ngân hàng một thị trường rộng hơn trong hoạt động tín dụng và qua đó tăng
trưởng được tín dụng, nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời đáp ứng
tốt hơn nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các cơ sở thu
mua xuất khẩu nhỏ.
Để mở rộng được đối tượng khách hàng là các Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, BIDV cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đối tượng khách hàng
này như ưu đãi về lãi suất, phí thanh toán, cơ chế bảo đảm tiền vay và điều kiện về
vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh…
3.2.5. Ban hành quy trình tín dụng xuất nhập khẩu, quy định cụ thể hơn về sự
phối hợp giữa các Bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng xuất nhập
khẩu:
Như đã trình bày, Quy trình tín dụng của do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam ban hành tương đối chặt chẽ đối với các sản phẩm vay thông thường, tuy
nhiên do đặc thù của tín dụng xuất nhập khẩu có liên quan đến hoạt động kinh tế
đối ngoại, tập quán thông lệ quốc tế… và trong quá trình thực hiện của Ngân hàng
thì sự phối hợp giữa Bộ phận Tin dụng và Thanh toán quốc tế cần phải chặt chẽ
hơn, do đó ngoài quy trình tín dụng chung và các văn bản hướng dẫn về tín dụng

×