Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển đường bay thẳng đến thị trường hoa kỳ của tổng công ty hàng không việt nam VNA đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------ * ------------------

ĐỖ XUÂN TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
– VNA ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------ * ------------------

ĐỖ XUÂN TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
– VNA ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành:
Mã số: 60.34.05

Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN HỮU LAM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


i

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Giáo viên hướng
dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển
quản trị (CEMD) – Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn cho tơi hồn thành bản luận văn này. Cảm ơn thầy vì những chỉ
dẫn, giảng dạy rất chi tiết, rõ ràng và quý giá về phương pháp luận, các khái
niệm, phương pháp nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các anh chị
cán bộ quản lý, chuyên viên ở Ban Dịch vụ thị trường, Ban Kế hoạch thị trường,
Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Kỹ thuật, Ban Tiếp thị hành khách, Ban Kế hoạch hàng
hóa, Viện khoa học hàng khơng, Tạp chí Heritage, Văn phịng khu vực Miền Bắc,
Văn phòng khu vực Miền Nam trong việc tiếp cận và sử dụng các dữ liệu liên
quan phục vụ cho việc nghiên cứu và hồn thiện bản luận văn này
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giảng dạy,
các bạn học cùng lớp QTKD K15 Đêm 3, các đồng nghiệp, gia đình đã giúp
tơi rất nhiều trong khóa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
do hạn chế về thời gian, tài liệu, luận văn khơng tránh khỏi có những hạn chế nhất
định. Người viết trân trọng và mong nhận được sự quan tâm góp ý, phê bình để có
thể chỉnh sửa, hồn thiện luận văn tốt hơn.


Đỗ Xuân Trường


ii

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ .................... vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................... ix
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ ..................................................................................... xi

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
III. ĐỒI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU.............................................................................. 3
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 6
VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 7

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA
VNA.
Giới thiệu
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ
CHIẾN LƯỢC .......................................................................................................... 9


1.1.1.Sự hình thành và phát triển của khoa học quản trị chiến lược .............................. 9
1.1.2.Thực tế áp dụng và nghiên cứu quản trị chiến lược tại một số công ty ................ 10
1.2.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .................................................. 12
1.2.1.Khái quát về quản trị ...................................................................................... 12
1.2.2.Khái niệm về chiến lược. ...................................................................................... 13


iii

1.2.3.Quản trị chiến lược - Lý thuyết và mơ hình áp dụng quá trình quản trị chiến lược
của doanh nghiệp trong luận văn ................................................................................... 15
1.2.3.1.Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp .. 17
1.2.3.2.Hình thành, xây dựng và hoạch định chiến lược...................................... 18
1.2.3.3.Phân tích, xây dựng và lựa chọn chiến lược ............................................ 24
1.2.3.4.Kết hợp các yếu tố hình thành chiến lược, xây dựng chiến lược khả thi. 24
1.2.3.5.Quyết định lựa chọn chiến lược thực hiện ............................................... 27
1.2.3.6.Thực thi chiến lược ................................................................................... 28
1.2.3.7.Kiểm soát, đánh giá chiến lược ................................................................ 29
1.3.CHIẾN LƯỢC VÀ THỜI CƠ KINH DOANH ......................................................... 29
1.3.1.Thời cơ - Cửa sổ chiến lược ........................................................................... 29
1.3.2.Mối liên kết thời cơ - chiến lược. ......................................................................... 30
1.4.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ..................... 31
1.4.1.Khái niệm sản phẩm mới ...................................................................................... 31
1.4.2.Chiến lược phát triển sản phẩm mới ..................................................................... 32
1.5.ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ......................................................................................... 35

1.5.1.Đặc điểm sản phẩm vận tải hàng không ............................................................... 35
1.5.2.Các yếu tố cơ bản cho chiến lược phát triển sản phẩm vận tải hàng không ........ 36


Kết luận Chương I
Chương II: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẾN
HOA KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ CHO CHIẾN LƯỢC CỦA VNA.
Giới thiệu
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VNA) –
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ............................................................ 39

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 39
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và hệ thống ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ......... 41
2.2.THỰC TRẠNG SẢN PHẨM ĐƯỜNG BAY THẲNG TỚI HOA KỲ - NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CHO VNA .......................................................................................................... 42


iv

2.2.1. Đặc điểm kỹ thuật đường bay.............................................................................. 42
2.2.2. Tình hình nhu cầu thị trường và cạnh tranh trên đường bay............................... 43
2.3.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHO VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG BAY THẲNG TỚI HOA KỲ CỦA VNA .............................................................. 46

2.3.1 Phân tích - đánh giá các yếu tố bên ngồi - Mơi trường kinh doanh, điều kiện ảnh
hưởng tới việc phát triển đường bay thẳng tới Hoa Kỳ của VNA. ................................ 46
2.3.1.1.Mơi trường vĩ mơ và phân tích PREST..................................................... 46
2.3.1.2.Mơi trường vi mơ....................................................................................... 56
2.3.2.Phân tích - đánh giá các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp - Thực trạng VNA với
với chiến lược phát triển đường bay thẳng tới Hoa Kỳ. ................................................ 65
2.3.3.Đánh giá các điều kiện phát triển đường bay thẳng tới Hoa Kỳ.......................... 76
2.3.3.1.Ma trận các yếu tố vĩ mô, vi mô - Các điều kiện bên ngoài ..................... 76
2.3.3.2.Ma trận các yếu tố nội bộ - Các điều kiện bên trong ................................ 77
2.3.3.3.Phân tích SWOT và các chiến lược tương ứng ......................................... 79

2.3.3.4.Đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược qua ma trận Space ..................... 83
2.3.3.5.Lựa chọn chiến lược khả thi qua ma trận QSPM ...................................... 84

Kết luận Chương II
Chương III: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG BAY THẲNG TỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA VNA.
Giới thiệu
3.1.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BAY NẰM TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHUNG CỦA HÃNG TỚI NĂM 2015 .......................................................................... 86

3.1.1.Chiến lược phát triển vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam
đến năm 2015 ................................................................................................................. 86
3.1.2.Căn cứ xây dựng chiến lược, sự cần thiết của định hướng phát triển đường bay
thẳng tới thị trường Hoa Kỳ của VNA .......................................................................... 89
3.2. PHƯƠNG ÁN CHO SẢN PHẨM ĐƯỜNG BAY THẲNG TỚI HOA KỲ ..................... 89
3.3.GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BAY
THẲNG TỚI HOA KỲ CỦA VNA ............................................................................... 91


v

3.3.1.Nhóm các giải pháp quản trị điều hành ................................................................ 91
3.3.1.1.Xây dựng một bộ máy quản trị điều hành hiệu quả ................................... 91
3.3.1.2.Phát triển mạng đường bay quốc nội và quốc tế hiệu quả ...................... 92
3.3.2.Nhóm các giải pháp Marketing ............................................................................ 94
3.3.2.1.Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm đường bay mới ............... 94
3.3.2.2.Thực hiện các giải pháp đối với sản phẩm, dịch vụ, tạo sự khác biệt, độc
đáo .................................................................................................................. 95
3.3.2.3.Xây dựng hệ thống mạng lưới đại lý bán tại thị trường Bắc Mỹ, Nam
Mỹ .................................................................................................................. 96

3.3.2.4.Thực hiện các hoạt động chiêu thị, quảng bá hình ảnh, sản phẩm ......... 96
3.3.3.Nhóm các giải pháp kỹ thuật ................................................................................ 97
3.3.3.1.Đầu tư, phát triển kỹ thuật, công nghệ ..................................................... 97
3.3.3.2.Phát triển đội máy bay đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thương mại đường
bay .................................................................................................................. 98
3.3.3.3.Hoàn thiện hệ thống bảo dưỡng và đảm bảo kỹ thuật ........................... 100
3.3.4.Nhóm các giải pháp tài chính ............................................................................. 102
3.3.4.1.Đảm bảo nguồn tài chính hiệu quả cho phát triển đường bay .............. 102
3.3.4.2.Xây dựng một chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh .............................. 103
3.3.5.Nhóm các giải pháp quản trị nhân lực................................................................ 103
3.3.5.1.Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 103
3.3.5.2.Xây dựng các cơ chế tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công việc ............ 104
3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 105
3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................................. 105
3.4.2.Kiến nghị đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam .................................. 107

PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 112
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 115


vi

DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ


LOẠI


TÊN

TRANG
(Phần phụ lục)

BẢNG
1.1

Phân tích cấu trúc mơi trường ngành

113

1.2

Bảng phân tích SWOT

114

1.3

Khung phân tích SWOT

115

1.4

Cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu của công ty

117


2.1

Thị trường vận tải hàng không giữa Mỹ và Việt Nam theo điểm đến

119

2.2

Dự báo thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2000-2010

119

2.3

Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các giai đoạn

119

2.4

Thương mại hai chiều giữa Mỹ và ASEAN

120

2.5

Hành khách từ SFO đến Việt Nam qua các sân bay quá cảnh

120


2.6

Tổng hợp các yếu tố môi trường vĩ mô

55

2.7

Lượng khách phân bổ theo điểm đi và đến Mỹ

121

2.8

Hành khách từ LAX đến Việt Nam qua các sân bay quá cảnh

121

2.9

Danh mục các hãng hàng không 3 sao

122

2.10

Tổng hợp các yếu tố môi trường vi mô

64


2.11

Hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm tại một số thị trường

123

2.12

Vốn và tài sản của VNA giai đoạn 2001-2006

124

2.13

Chất lượng dịch vụ của VNA theo đánh giá của khách hàng

124

2.14

Chương trình khách hàng thường xun (Chương trình Bơng sen vàng)

125

2.15

Số liệu khách hàng thị trường Việt Nam từ năm 1997-2008

126


2.16

Nhu cầu sử dụng máy bay của VNA giai đoạn 2000-2010

129

2.17

Tổng hợp các yếu tố nội bộ

74

2.18

Ma trận các yếu tố vĩ mô, vi mô

76

2.19

Ma trận các yếu tố nội bộ

77


vii

2.20

Ma trận SWOT


79

2.21

Ma trận SPACE

83

2.22

Ma trận QSPM

84

3.1

Kế hoạch đội máy bay hành khách kết hợp chở hàng tới năm 2020

130

3.2

Kế hoạch đội máy bay chở hàng giai đoạn 2000 - 2020

130

3.3

Mục tiêu vận chuyển hành khách của VNA trong giai đoạn 2005 -2020


130

3.4

Mục tiêu vận chuyển hàng hóa của VNA trong giai đoạn 2005 -2020

130

BIỂU ĐỒ
2.1

Thị trường hành khách giữa Việt Nam và Mỹ

131

2.2

Tổng lượng khách Mỹ đi du lịch nước ngoài từ 1995 - 2005

132

2.3

Tổng lượng khách du lịch đến thị trường Mỹ từ 1995 - 2005

132

2.4


Dự báo khách hàng không từ năm 2006-2010

133

2.5

Lượng khách hàng không do các Hãng hàng ASEAN năm 2003

134

2.6

Lượng khách hàng không qua các sân bay một số nước ASEAN

134

1.1

Quá trình hình thành chiến lược trong doanh nghiệp

135

1.2

Môi trường của Doanh nghiệp

136

1.3


Các hoạt động tạo giá trị doanh nghiệp

137

1.4

Năm yếu tố cạnh tranh

138

1.5

Ma trận SWOT

139

2.1

10 hãng hàng không hợp tác chia chỗ với VNA

140

2.2

Bản đồ địa lý nước Mỹ

141

2.3


Bảng phân bố người Việt Nam tại Mỹ

142

2.4

Sơ đồ tổ chức của VNA

143

HÌNH

SƠ ĐỒ
1.1

Quy trình nghiên cứu

04


viii

1.2

Mơ hình nghiên cứu

04

1.3


Chiến lược kinh doanh

144

1.4

Các chức năng của quản trị

144

1.5

Các thành tố của q trình quản trị

15

1.6

Mơ hình quản trị chiến lược

16

1.7

Thơng tin trong hoạch định

145

1.8


Q trình hình thành và thực hiện chiến lược doanh nghiệp

145

1.9

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

20

1.10

Mơ hình 5 tác lực của Michael E. Porter

146

1.11

Mối liên hệ trong ma trận SWOT

146

1.12

Mơ hình ma trận GE

147

1.13


Những lựa chọn chung và cơ cấu đầu tư cho một chiến lược tăng trưởng

147

1.14

Mơ hình ma trận chiến lược chính

148

1.15

Ma trận Hoffer

149

1.16

Mơ hình cạnh tranh tổng qt

149

1.17

Các điều cần và đủ tạo thời cơ kinh doanh

150

1.18


Các chiến lược về sản phẩm và dịch vụ

151

1.19

Mơ hình viên kim cương của Michael Porter

151

2.1

Mơ hình ma trận chiến lược cạnh tranh tổng quát

150


ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


 ICAO: International Civil Aviation Organization:Tổ chức HKDD quốc tế
 IATA:International Air Transựort Association:Tổ chức vận tải hàng không quốc tế
 AAPA: Association of Asia Pacific Airlines: Hiệp hội các Hãng HK châu Á -TBD
 FAA: Federal Aviation Administration: Cơ quan quản lý hàng không liên bang
 EASA: European Aviation Safety Agency: Tổ chức an tồn hàng khơng châu Âu
 FAR: Federal Aviation Regulation: Luật hàng không liên bang
 CAAV: Civil Aviation Authority of Vietnam: Cục hàng không dân dụng Việt Nam
 VNA:Vietnam Airlines: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

 VNA: Vietnam Airlines Corporation: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
 VASCO: Vietnam Air Services Company: Cty bay dịch vụ hàng không Việt Nam
 A75:Aircraft Maintenance Base A75: Xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng máy bay A75
 A76: Aircraft Maintenance Base A76:Xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng máy bay A76
 WTO :World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
 APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation:Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - TBD
 GDP : Gross Domestic Product: Tổng sản lượng quốc nội
 FFP : Frequent Flyer Program: Chương trình khách hàng thường xuyên
 ARC : Airlines Reporting Corporation: Cty cung cấp báo cáo hàng khơng
 BSP: Bank Settlement Program: Chương trình thanh toán quốc tế
 O&D :Origin & Destination: Điểm đi và điểm đến
 AA :Hãng hàng không American Airlines của Mỹ
 UA :Hãng hàng không United Airlines của Mỹ
 CI : Hãng hàng không China Airlines của Đài loan
 BR: Hãng hàng không Eva Air của Đài Loan
 SQ :Hãng hàng không Singapore Airlines của Singapore
 CX :Hãng hàng không Cathay Pacific của Hongkong
 JL : Hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản


x

 NH: Hãng hàng không All Nippon Airways của Nhật Bản
 KE :Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc
 OZ : Hãng hàng không Asiana Airlines của Hàn Quốc
 MH : Hãng hàng không Malaysia Airlines của Malaysia
 PR: Hãng hàng không Philippines Airlines của Philippines
 QF :Hãng hàng không Quantas Airways của Australia
 TG : Hãng hàng không Thai Airways của Thailand
 HAN :Thành phố Hà nội (sân bay quốc tế Nội Bài)

 SGN : Thành phố Hồ Chí Minh (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất)
 LAX : Thành phố Los Angeles, bang Califonia (sân bay Los Angeles)
 SFO : Thành phố San Fransisco, bang Califonia (sân bay San Fransisco)
 TPE : Thành phố Đài Bắc (sân bay Tưởng Giới Thạch)
 HKG :Thành phố Hong Kong (sân bay Chek Lap Kok)
 BKK : Thành phố Bangkok (sân bay Burravarbuni)
 KIX : Thành phố Osaka, sân bay Osaka
 NRT : Thành phố Tokyo, sân bay Narita
 ICN: Thành phố Seoul, sân bay Inchoen
 C class : Business class: Hạng thương gia
 Y class : Economy class: Hạng phổ thông
 Yd class : Economy deluxe class: Hạng phổ thông sang


xi

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

 Blocked seats/blocked share/allotment – Hợp tác chia chỗ: số ghế trao đổi
giữa hai Hãng hàng không hoặc được bán giữa hai Hãng hàng không trên chuyến
bay của một Hãng trong số đó.
 Code-sharing – Chuyến bay liên doanh: một hình thức hợp tác trong đó một
Hãng hàng không chấp nhận số hiệu chuyến bay của một Hãng khác trên chuyến
bay nhất định của mình và ngược lại.
 Domestic – Nội địa: chặng bay có điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh
thổ của một quốc gia
 International – Quốc tế: chặng bay khai thác bởi một Hãng hàng không từ
trong nước mà điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ một quốc gia khác.
 Dry-leased – Thuê khô: một phương thức thuê tàu bay mà việc thuê tàu bay
không kèm việc thuê phi công.

 Wet-leased – Thuê ướt: một phương thức thuê tàu bay mà bên thuê phải thuê cả
phi công kèm theo tàu bay.
 Gate way: cửa ngõ hàng không
 Slot time: khoảng thời gian được phân định cho phép tàu bay bay qua, bay đến
một địa điểm quy định


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại quốc tế (WTO). Ngành hàng không thế giới đang phát triển mạnh. Việt
Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới bằng việc chủ động và
tích cực tham gia các định chế, các tổ chức quốc tế và trong khu vực. Cùng với xu
hướng đó là chính sách “bầu trời mở” giữa các quốc gia thông qua các hiệp định song
phương và đa phương. Năm 2006, cũng là năm đánh dấu bước tiến quan trọng của
Tổng công ty hàng không Việt Nam – VNA (Hãng hàng không quốc gia Việt Nam) gia
nhập vào Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)
Là Hãng hàng không quốc gia, VNA đã và đang từng bước khẳng định mình trên
thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
VNA đang có kế hoạch mở đường bay trực tiếp tới Mỹ và từ đó có thể khai thông
tới các thị trường Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, trên các đường bay tới Mỹ
hiện nay từ khu vực Châu Á, khu vực Đơng Nam Á nói chung, từ Việt Nam nói riêng
có rất nhiều Hãng hàng không đang khai thác như Korean Air (KE), Asiana Airlines
(OZ) của Hàn Quốc; Japan Airlines (JL), Allnippon Airways (NH) của Nhật Bản;
China Airlines (CI), Eva Airways (BR) của Đài Loan; Cathay Pacific Airlines (CX)
của Hồng Kông - là các Hãng bay nối chuyến đi Mỹ. Không kể đến một số Hãng
hàng không khai thác bằng cách gom khách đi Mỹ từ Việt Nam chuyên chở về nước

mình và vận chuyển đến Mỹ. Thị trường Mỹ, Bắc Mỹ với sản phẩm đường bay thẳng
(không phải dừng chuyến bay nối chuyến để quá cảnh) được đánh giá là một trong
những đường bay có nhiều tiềm năng. Việc kết nối Việt Nam với một trong những
nền kinh tế phát triển nhất thế giới, dân số đông, thị trường lớn sẽ mang lại không
những lợi nhuận cho VNA mà cịn có ý nghĩa kinh tế - chính trị hết sức to lớn khi
Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến rất lớn trong quan hệ song phương.
Hiện tại, VNA đã khai thác từ Việt Nam (Hà Nội và Tp. Hồ Chí minh) tới Mỹ
cùng các Hãng như Korean Air (KE), Asiana Airlines (OZ); Japan Airlines (JL),

Luận văn thạc sĩ


-2-

Allnippon Airways (NH); China Airlines (CI), Eva Airways (BR); Cathay Pacific
Airlines (CX) theo hình thức hợp đồng hợp tác liên danh chia chỗ trên máy bay của
các Hãng này. Đây là các chuyến bay bay bằng tàu bay của các Hãng, có dừng nối
chuyến (nhận thêm khách, đổi tàu bay, nạp nhiên liệu…với thời gian chờ khoảng từ
2h – 6h) tại các sân bay như Narita, Kansai của Nhật, sân bay Hongkong, sân bay Đài
Bắc, sân bay Seoul. Để thực hiện được việc triển khai sản phẩm bay thẳng đến Mỹ
bằng máy bay riêng của Hãng, khai thác thị trường Mỹ, bên cạnh những điều kiện
thuận lợi, VNA sẽ gặp phải khơng ít khó khăn, thách thức trước sự cạnh tranh khốc
liệt của thị trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là VNA cần phải làm gì? Làm như thế nào
để thực hiện được kế hoạch phát triển đường bay trực tiếp của mình, tận dụng những
điều kiện thuận lợi, giảm thiểu, giải quyết được những khó khăn thách thức. Bài tốn
đặt ra trước mắt này chỉ có thể được giải quyết nếu VNA có một chiến lược kinh
doanh rõ ràng hướng tới thị trường Mỹ bằng cách khai thác đường bay thẳng tới Mỹ.
VNA phải có định hướng phát triển đường bay này thông qua một chiến lược kinh
doanh đúng đắn, được xây dựng phù hợp với bối cảnh thị trường và tương thích với
khả năng, vị thế của mình trong điều kiện thị trường nhiều biến động và cạnh tranh

ngày càng gay gắt, sôi động như hiện nay. Đó là lý do chọn đề tài nghiên cứu “Phát
triển đường bay thẳng đến thị trường Hoa Kỳ của VNA đến năm 2015”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu chính của nghiên cứu là:
- Vận dụng các lý thuyết khoa học về năng lực cạnh tranh, phân tích mơi trường,
quản trị chiến lược kinh doanh vào thực tiễn công tác xây dựng chiến lược phát triển
sản phẩm mới của Tổng cơng ty HKVN.
- Thực hiện phân tích, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của VNA, các cơ
hội, thách thức để xây dựng chiến lược thực hiện phát triển đường bay trên
cơ sở một nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu, đánh giá và chỉ ra được các yếu tố bên trong và bên ngoài của
VNA ảnh hưởng đến việc VNA triển khai kế hoạch phát triển đường bay
thẳng đến Mỹ từ đó xem xét các chiến lược được lựa chọn.
- Nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên đường bay đi Mỹ; năng lực cạnh tranh của
VNA, khả năng thực hiện chiến lược phát triển đường bay của VNA; các điều kiện, yếu

Luận văn thạc sĩ


-3-

tố thuận lợi, khó khăn của VNA hiện nay…
- Đề xuất, kiến nghị các phương án chiến lược và các giải pháp hợp lý, khả
thi nhằm giải đáp các yêu cầu VNA cần phải làm gì? Và làm như thế nào để
có thể thực hiện được chiến lược phát triển đường bay thẳng đến Mỹ.
III. ĐỒI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Hãng hàng không quốc gia Việt Nam) - VNA
- Các yếu tố bên trong, bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu của VNA khi xây dựng
chiến lược.
- Đặc điểm tình hình thị trường, đường bay tới Hoa Kỳ.

- Các hoạt động quản trị chiến lược phát triển đường bay thẳng đến thị trường Hoa Kỳ
của VNA.
- Tình hình hoạt động kinh doanh và đặc điểm của một số Hãng hàng không trong khu
vực.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ vận tải hàng không của VNA.
- Nghiên cứu các số liệu liên quan đến hoạt động của VNA như đội bay, thị trường,
mạng bay, máy bay, năng lực tài chính, kết quả kinh doanh, định hướng phát triển...
- Nghiên cứu các yếu tố của VNA có liên quan, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển
đường bay đi Mỹ
- Nghiên cứu một số Hãng hàng không là đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trên
đường bay.
- Nghiên cứu các biến động của các yếu tố của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng
đến chiến lược kinh doanh của VNA như: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp.
- Xem xét các lợi thế, cơ hội VNA có thể tận dụng. Khắc phục các điểm yếu, đe dọa,
thách thức. Từ đó xây dựng chiến lược đúng đắn, phù hợp.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu các số liệu từ năm 2005 – 2009
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
1. Quy trình nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ


-4-

Lý luận và thực tiễn
về quản trị chiến lược
kinh doanh

Xác định mơ hình

nghiên cứu

Xây dựng và thực
hiện các chiến lược cụ
thể của VNA

Phân tích các khía
cạnh xây dựng chiến
lược của VNA

Áp dụng các lý thuyết
quản trị chiến lược vào
quản trị chiến lược phát
triển đường bay của VNA

Xác định phương pháp
nghiên cứu

Sơ đồ 1.1 - Quy trình nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về
quản trị chiến lược
kinh doanh

Áp dụng các lý thuyết
quản trị chiến lược vào
quản trị chiến lược phát
triển đường bay của VNA

Xây dựng và thực hiện
các chiến lược cụ thể

của VNA

Sơ đồ 1.2 - Mơ hình nghiên cứu
Nguồn: Phát triển cho nghiên cứu
2. Phương pháp thu thập dữ liệu và các loại dữ liệu thu thập
Nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trình bày trong luận văn đều đảm bảo các đặc
điểm, đáp ứng yêu cầu của luận văn như phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tính hiện
hữu, nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, cập nhật.
a. Dữ liệu thứ cấp (Nghiên cứu tại bàn)
- Dữ liệu thứ cấp bên trong: tài liệu của Tổng công ty HK Việt Nam: các báo cáo, các
nghiên cứu thị trường của các Ban, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty như: Ban Kế
hoạch thị trường, Ban Dịch vụ thị trường, Ban Kế hoạch đầu tư…, các báo cáo thống kê
hàng năm, bảng kết quả kinh doanh hàng năm, các đặc san nội bộ, các bản tin, các báo
cáo nghiên cứu chiến lược phát triển của VNA…
- Dữ liệu thứ cấp bên ngồi: sách, báo, tạp chí của ngành hàng khơng, tạp chí nghiên
cứu của Viện khoa học hàng khơng, các báo cáo nghiên cứu về ngành, niên giám thống
kê, tài liệu của Cục thống kê Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam, các báo cáo của
IATA, ICAO, AAPA, CAAA, FAA, các trang Web liên quan…
- Các trang tin của các Hãng hàng không, báo cáo nghiên cứu các sản phẩm của các
Hãng hàng không khác.
b. Dữ liệu sơ cấp (Nghiên cứu tại hiện trường)
- Quan sát hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, Đà Nẵng.
- Thảo luận với các đồng nghiệp, các cá nhân có kinh nghiệm, cơng tác lâu năm trong
Luận văn thạc sĩ


-5-

ngành hàng không, tư vấn kinh nghiệm của một số nhà quản lý trong lĩnh vực hoạch
định chiến lược trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Phỏng vấn lãnh đạo Tổng công ty, một số Ban, đơn vị thuộc Tổng công ty.
- Phỏng vấn một số Đại diện Hãng hàng không tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, sân
bay Nội Bài.
- Phỏng vấn hành khách đi các chặng bay từ Việt Nam và Mỹ, các đại lý bán vé máy
bay, các công ty du lịch, lữ hành về nhu cầu sản phẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu, xử lý dữ liệu
Sử dụng các lý thuyết khoa học về quản trị chiến lược kinh doanh vào hoạt động
thực tiễn của VNA để phân tích và đề ra các quyết định mang tính giải pháp đáp ứng
các yêu cầu của lý luận và thực tế phát triển của VNA. Luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng trong đó nghiên cứu định tính
nắm vai trị chủ đạo. Quy trình nghiên cứu theo phương pháp suy diễn bắt đầu từ các lý
thuyết khoa học đã được kiểm chứng về quản trị chiến lược kinh doanh để đề ra các giả
thuyết về vấn đề nghiên cứu thực tế và dùng các quan sát để kiểm định các giả thuyết.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết thực hiện việc thu thập, tổng hợp, phân
tích các yếu tố bên trong, bên ngoài của VNA để củng cố các lý thuyết và dẫn giải các
giả thuyết của đề tài. Từ đó đi đến các kết luận để chứng minh cho những luận điểm đã
trình bày. Trong luận văn, người viết thực hiện các hoạt động nghiên cứu sau:
- Thực hiện quan sát thực tế các yêu cầu về chiến lược phát triển đường bay, xây dựng
mô hình nghiên cứu cho luận văn và từ đó rút ra các kết luận, các giải pháp.
- Thực hiện mô tả tình hình thị trường vận tải hàng khơng, đường bay, VNA và các đối
thủ cạnh tranh trên đường bay.
- Sử dụng các công cụ thống kê để thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu, các chỉ
số liên quan đến thị trường và VNA từ các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh nhằm có một hình ảnh tổng qt về mơi trường mà VNA đang hoạt động.
- So sánh, tổng hợp, phân tích các báo cáo của các hãng đối thủ và so sánh với các tỷ
số, số liệu của VNA, phân tích và đi đến các nhận định.
- Phỏng vấn các chuyên gia của Viện nghiên cứu Hàng không, các cán bộ của của các
Ban, đơn vị trong Tổng công ty qua bảng câu hỏi về mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng

Luận văn thạc sĩ



-6-

của các yếu tố bên trong và bên ngoài.(đánh giá theo thang điểm)
- Sử dụng các lý thuyết, tài liệu khoa học về quản trị chiến lược kinh doanh đã được
công bố, xuất bản của các học giả trong và ngoài nước làm cơ sở khoa học nghiên cứu.
- Thu thập các dữ liệu cần thiết nhằm xác định yêu cầu nghiên cứu, các luận chứng
cần nghiên cứu, mô tả các vấn đề liên quan đến những yếu tố tác động đến việc ra
các quyết định chiến lược của VNA trong việc phát triển sản phẩm đường bay thẳng
tới Mỹ. Sau khi mô tả, các dữ liệu này sẽ được phân tích theo các mục tiêu và nội
dung luận văn cùng với việc phân loại các vấn đề đã được tìm ra theo các nhóm có
đặc tính chung để có thể liên kết và so sánh. Cuối cùng là kết nối các dữ liệu, các
khái niệm, các vấn đề đã được tìm ra lại với nhau thành một tổng thể chặt chẽ giải
quyết các vấn đề đưa ra của đề tài.
- Cơng cụ phân tích mơi trường kinh doanh: phân tích PREST, ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), mơ hình năm
tác nghiệp của Michael Porter; ma trận hình ảnh cạnh tranh;
- Cơng cụ phân tích, đánh giá chiến lược: ma trận SWOT, ma trận đánh giá hoạt
động và vị trí chiến lược SPACE, ma trận nhóm tư vấn Boston (BCG - Boston
Consulting Group); ma trận GE, ma trận Mac Kinsey, ma trận Hofer, nghiên cứu sản
phẩm bay thẳng đến Mỹ của VNA, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ của các Hãng có
cùng đường bay đến Mỹ, ma trận chiến lược chính (Grand strategy matrix).
- Cơng cụ tổng hợp và lựa chọn chiến lược: ma trận chiến lược định lượng QSPM,
ma trận chiến lược cạnh tranh tổng quát, ma trận Ansoff, chu kỳ sản phẩm, chiến lược
Marketing tổng hợp (4P).
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Ý nghĩa khoa học
- Hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp, cơng cụ nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu
quản trị chiến lược, quản trị Marketing vào hoạt động quản trị chiến lược kinh doanh.

- Tổng hợp các lý thuyết về phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, thu hút khách
hàng, đánh giá thị trường, khách hàng tiềm năng.
- Bổ sung vào hoạt động nghiên cứu một ứng dụng của nghiên cứu xây dựng chiến
lược trong ngành hàng không trong giai đoạn hiện nay. Chứng minh hiệu quả của việc

Luận văn thạc sĩ


-7-

sử dụng các công cụ, các lý thuyết quản trị chiến lược, quản trị Marketing
- Nghiên cứu là một dạng nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm mới vào một thị
trường mới. Các doanh nghiệp có thể tham khảo cách thức phân tích, đánh giá và xây
dựng chiến lược cho mình.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu chỉ ra, phân tích được các yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu, các khó khăn,
thách thức, cơ hội, thuận lợi khi VNA thực hiện chiến lược khai thác đường bay trực
tiếp tới Mỹ.
- Đề tài chỉ ra được những việc VNA cần phải làm, làm những gì, làm như thế nào để
thực hiện kế hoạch phát triển đường bay của mình.
- Căn cứ vào nghiên cứu, các vấn đề đặt ra cho VNA khi phát triển đường bay tới Mỹ
đã được phân tích, đánh giá, nhận định một cách nghiêm túc bằng các lý thuyết, công
cụ khoa học.
- Từ đây, sẽ có các kiến nghị đúng đắn, có căn cứ cho lãnh đạo Tổng công ty trong
việc thực hiện đường bay thẳng tới Mỹ. Đề tài sẽ giúp cho lãnh đạo VNA có được một
cái nhìn tổng thể khoa học hơn khi quyết định xây dựng đường bay thẳng tới Mỹ.
- Đóng góp tài liệu nghiên cứu chiến lược cho Tổng công ty tham khảo, áp dụng khi
thực hiện các chiến lược khác.
VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Căn cứ vào nội dung, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu

tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
 Phần Mở đầu
 Chương I: Cơ sở khoa học cho chiến lược phát triển sản phẩm đường bay thẳng đến
thị trường Hoa Kỳ của VNA
 Chương II: Thực trạng sản phẩm đường bay thẳng đến Hoa Kỳ và các yếu tố cho
chiến lược của VNA
 Chương III: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đường bay thẳng tới thị
trường Hoa Kỳ của VNA

 Phần Kết luận

Luận văn thạc sĩ


-8-

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ CỦA VNA

Giới thiệu
Trong thế giới hội nhập và cạnh tranh vô cùng biến động hiện nay có một câu hỏi
lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung, hay cho chính các nhà quản trị nói riêng là
tại sao có các doanh nghiệp rất thành cơng trong thị trường thì cũng khơng ít doanh
nghiệp ln gặp phải khó khăn và thất bại. Các doanh nghiệp đang cùng đứng trước
những cơ hội rất thuận lợi nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ
thách thức khó khăn. Việc nắm bắt lấy thời cơ, phát huy thế mạnh nội lực của doanh
nghiệp kết hợp với các điều kiện của thị trường để giảm thiểu các khó khăn, nguy cơ,

mặt hạn chế là một việc mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện để có thể tìm ra cho mình
một chỗ đứng trên thị trường.
Câu trả lời ở đây là nếu mỗi doanh nghiệp tự đặt mình trong bối cảnh thị trường, tự
đặt mình trong các điều kiện kinh doanh, tự “biết” mình, thì có thể đề ra các quyết sách
đúng đắn cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của hoạt động kinh doanh. Để giải quyết
được điều này, mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh và biết được lợi
thế cạnh tranh của mình.
Đã có rất nhiều nghiên cứu, tài liệu của các nhà kinh tế, học giả trong và ngoài nước
viết về vấn đề quản trị chiến lược kinh doanh. Trong chương này, người viết sẽ trình
bày một cách tổng quát nhất về lý luận quản trị chiến lược kinh doanh. Các lý thuyết
này được hệ thống sát theo mục tiêu của đề tài cũng như nội dung luận văn. Bên cạnh
đó, trên cơ sở lý luận, mơ hình cũng như quy trình nghiên cứu đề tài sẽ được trình bày
cùng với các cơng cụ, cách thức phân tích và mơ hình nghiên cứu làm cơ sở cho các
phân tích ở các Chương tiếp theo.
Nội dung của Chương I sẽ là nền tảng lý thuyết xuyên suốt, hỗ trợ cho các phân
tích, lập luận, kết luận ở các chương còn lại của Luận văn

Luận văn thạc sĩ


-9-

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của khoa học quản trị chiến lược
Khái niệm chiến lược có nguồn gốc sâu xa trong quân sự từ thời Hy Lạp cổ đại, có
nghĩa là vai trị của vị tướng trong quân đội. Trong lịch sử, rất nhiều nhà lý luận quân sự
như Tôn Tử, Alexander, Clausewitz, Naponeon, Stonewall Jackson, Douglas
MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ
bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ

mạnh hơn, đơng hơn - nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận
lợi cho việc triển khai các khả năng của mình1.
Trong thế giới kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh không đối mặt trực tiếp và chiến
trường của họ cũng không giống như trong quân sự. Họ cạnh tranh với nhau trong một
môi trường ngành hướng đến một phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu
hút khách hàng. Đặc trưng của cạnh tranh chiến lược rút ra từ chiến lược trong quân sự
và trong kinh tế, đó là làm cho các sức mạnh và các năng lực tạo ra sự khác biệt phù
hợp với môi trường theo cách thức mà những người lãnh đạo tổ chức mong muốn, để
tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng một môi trường.
Lý thuyết quản trị chiến lược được phát triển qua nhiều giai đoạn và gắn với mỗi
giai đoạn đó là các trường phái lý thuyết và các cách tiếp cận khác nhau. Nhưng tựu
trung lại cho đến giai đoạn hiện nay thì các lý thuyết về quản trị chiến lược hướng về
nguồn lực của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược không chỉ bao gồm một mà có thể là
nhiều quyết định khác nhau hướng đến việc đạt được sự phù hợp giữa các năng lực tạo
ra sự khác biệt và mơi trường bên ngồi mà tổ chức tham gia cạnh tranh. Điều quan
trọng là phải luôn khám phá ra các cơ hội mới, ngăn chặn và đẩy lùi các đe dọa tiềm
tàng, vượt qua các điểm yếu hiện tại và dịch chuyển sức mạnh đến lĩnh vực mới. (Sơ đồ
1.3 - Phụ lục 4)
 Khái niệm quản trị chiến lược qua các thời kỳ
Khái niệm quản trị chiến lược với ý nghĩa hiện đại như ngày nay được phát triển qua
1

Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải; Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2007, Tr.,7

Luận văn thạc sĩ


- 10 -

bốn giai đoạn1:

- Những năm đầu của thế kỷ 20: Đây là những tiếp cận sớm nhất dựa trên cơ sở một
giả định là các điều kiện đã qua sẽ khơng thay đổi trong tương lai, theo đó quản trị
chiến lược có ý nghĩa là làm ngân sách và kiểm tra ngân sách.
- Những năm 50: Quản trị chiến lược được hiểu như là công tác hoạch định dài hạn,
theo đó là việc xác định các xu hướng trong quá khứ, vạch ra xu hướng trong tương lai,
hoạch định nguồn tài nguyên.
- Những năm 1960 – 1970: Đây là giai đoạn hình thành khái niệm quản trị chiến lược
theo nghĩa hoạch định chiến lược. Mục tiêu là nhằm vào xác định rõ các thay đổi về
phương hướng phát triển dựa trên các chu kỳ hoạch định.
- Từ năm 1970 đến nay: Quản trị chiến lược được phát triển, hiểu đầy đủ với ý nghĩa là
xác định mục tiêu, phát triển tốt các biện pháp để đạt được chúng, theo đuổi những cơ
hội có khả năng thành cơng bất cứ lúc nào chúng xuất hiện.
1.1.2. Thực tế áp dụng và nghiên cứu quản trị chiến lược tại một số cơng ty
Trong thực tế đã có rất nhiều cơng ty, doanh nghiệp áp dụng các lý thuyết chiến
lược vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tùy vào mức độ cạnh tranh, quy mô
của thị trường hay mục tiêu của mỗi cơng ty mà có các cách thức áp dụng quản trị chiến
lược riêng. Trong số đó phải kể đến các hoạt động chiến lược tại các công ty như chiến
lược sản phẩm của Cocacola và Pepsi tại thị trường các nước châu Á, hoạch định chiến
lược của General Motor, chiến lược marketing toàn cầu của Toyota, chiến lược tạo hình
ảnh và chiếm lĩnh thị phần của Adidas, chiến lược “Đại dương xanh” của Samsung khi
một mình một chợ với sản phẩm tivi LCD, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của P &
G, chiến lược đầu tư của tập đoàn sản xuất Chip điện tử hàng đầu thế giới Intel, các
chiến lược chiếm lĩnh thị trường và “mua đứt” đối thủ của Mercedes Benz…Gần đây,
tại Việt Nam, khi mà mơi trường kinh doanh hàng khơng ngày càng “nóng” hơn, chúng
ta cũng chứng kiến một chiến lược sản phẩm của Pacific Airlines khi bán 30% cổ phần
cho Hãng hàng không giá rẻ Jet Star, là một công ty con của Quantas Airways, Hãng

1

Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải; “Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê, 2007,

Tr.,14

Luận văn thạc sĩ


- 11 -

hàng không quốc gia Australia, để Pacific Airlines có thể sử dụng thương hiệu của Jet
Star cũng như tự biến mình thành một Hãng hàng khơng giá rẻ đầu tiên của Việt Nam –
Jet Star Pacific. Một ví dụ thật bình dị đó là chiến lược phát triển thành cơng chuỗi nhà
hàng Phở 24 của tập đồn Nam An khi thị trường loại sản phẩm này tại Việt Nam
không được chú trọng. Và ngay như Vietnam Airlines, là một Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam cũng phải thay đổi và có các bước xây dựng và hoạch định các chiến lược
mới về mạng bay, về giá bán để có thể tồn tại và phát triển cũng như vươn cánh bay xa
đến các thị trường tiềm năng mới.
Bên cạnh các áp dụng thực tế trên, cũng có rất nhiều nghiên cứu của các học giả về
quản trị chiến lược kinh doanh sử dụng các lý thuyết quản trị chiến lược làm nền tảng
cho nghiên cứu của mình.
Xác định quản trị kinh doanh tầm chiến lược là một vấn đề mang tính cấp bách
trong giai đoạn hiện nay khi VNA cũng như các Hãng hàng không khác đang trong giai
đoạn cạnh tranh mạnh mẽ, môi trường kinh tế biến động mang đến nhiều cơ hội và
thách thức. Trong thời gian qua, đã có một số luận văn đặt vấn đề nghiên cứu về nâng
cao năng lực cạnh tranh, năng lực vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ cho VNA. Ví
dụ, trong nghiên cứu của Cao Trí Tuệ (2004), cho thấy một số giải pháp mang tính thời
sự đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh vận tải hàng không cho VNA giai đoạn
2004 đến năm 2010. Một nghiên cứu tương tự của Lê Thu Hằng (2004) cũng chỉ ra
rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VNA cũng phải thơng qua các giải pháp
mang tính chiến lược. Cả hai nghiên cứu trên, đều cho thấy có những mối liên hệ giữa
các yếu tố của môi trường bên ngồi, mơi trường nội bộ đến năng lực vận tải của VNA.
Nghiên cứu trong luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Hải Quang (2008) về định hướng

phát triển hàng khơng Việt Nam theo mơ hình tập đồn kinh tế cũng sử dụng mơ hình
quản trị chiến lược của Fred David khi phân tích điều kiện bên trong, bên ngồi,
mơi trường kinh doanh của ngành hàng không Việt Nam để đưa ra các phương án
và giải pháp xây dựng tập đồn hàng khơng Việt Nam. Nghiên cứu của George A.
Benway (1998) cho Campell Soup Company của Mỹ về chiến lược phát triển thị
trường sản phẩm ra nước ngoài và tăng trưởng có sử dụng các kỹ thuật phân tích như
phân tích SWOT, phân tích các chỉ số tài chính, ma trận SPACE, ma trận QSPM

Luận văn thạc sĩ


- 12 -

cũng đã đưa ra được những kết luận và gợi ý rất thiết thực. Một nghiên cứu vào năm
2000 bởi chính các nhân viên chiến lược của Hãng giày thể thao nổi tiếng NIKE của
Mỹ nhằm tìm hiểu cũng như nhận biết vị trí, năng lực của Hãng cũng sử dụng một
cách đầy đủ và rất khoa học các công cụ, lý thuyết quản trị chiến lược khi phân tích
chi tiết các yếu tố về tầm nhìn, sứ mạng, khẩu hiệu, nhân sự, lãnh đạo, phân tích
ngành, đối thủ cạnh tranh, môi trường bên trong, môi trường bên ngoài…để đề ra các
chiến lược ngắn hạn và dài hạn hợp lý.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.2.1. Khái quát về quản trị 1
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành cơng trong các mục tiêu đề ra
bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ khái niệm này ta
thấy rằng, quản trị là những hoạt động liên tục và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của mọi tổ chức.
Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, tức là tìm ra phương thức thích
hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực
tốt nhất. Hay nói một cách khác: công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình
lập kế hoạch, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên, các

bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. Theo Henry Fayol (1841-1925),
quản trị có 4 chức năng cơ bản là: lập kế hoạch (hoạch định), tổ chức, lãnh đạo (điều
khiển), kiểm tra giám sát trong quá trình kinh doanh. (Sơ đồ 1.4- Phụ lục 4)
- Chức năng hoạch định (Planning): Xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, Lựa
chọn chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu, Thiết lập một hệ thống các kế hoạch để hội
nhập và phối hợp các hoạt động.
- Chức năng tổ chức (Organizing): Xác định những nhiệm vụ phải làm, phân công
người thực hiện những nhiệm vụ đó; xây dựng những bộ phận cần thiết và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận. Thiết lập các mối quan hệ giữa các
bộ phận và thành viên trong tổ chức.
1

Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam “Chiến lược và Chính sách Kinh Doanh”, NXB Lao động xã hội, 2006, Tr.,10

Luận văn thạc sĩ


×