Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUÁCH TÚ QUÂN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

QUÁCH TÚ QUÂN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành

: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS. Phan Thị Bích Nguyệt.
Các số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá và các
số liệu dùng cho nghiên cứu định lượng được chính tác giả thu thập từ Niên giám
thống kê, Tổng cục thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngồi ra, trong luận văn cịn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác và đều có chú
thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để kiểm chứng.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm về nội dung tơi đã trình bày trong
luận văn này.
Tác giả

QUÁCH TÚ QUÂN


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin được chân thành cảm ơn cơ Phan Thị Bích Nguyệt đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này và các thầy cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong cả quá trình học cao học tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tơi cũng xin được cảm ơn các anh chị, các thầy của Viện nghiên cứu kinh tế phát triển
trực thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu định lượng này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm và tạo điều kiện để tơi hồn

thành khóa luận tốt nghiệp này.

QCH TÚ QUÂN


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 2
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
1.

Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................4

2.

Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứu .........................................................5

3.

Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................6

4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6

5.

Kết cấu đề tài: .......................................................................................................6


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................. 7
1.1. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ................................................7
1.2. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam.................................................12
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ FDI
Ở VIỆT NAM (1988-2011) .......................................................................................... 16
2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: .................................................16
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................16
2.1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (1988-2011) .........................18
2.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: .....................................20
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................................20
2.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1988-2011) ............24
2.3. Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam: .....................................33
2.3.1. Tác động tích cực ......................................................................................33
2.3.2. Tác động tiêu cực ......................................................................................36
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU ................................................. 39
3.1. Mơ hình tăng trưởng ...........................................................................................39
3.2. Giả thuyết ...........................................................................................................41
3.3. Dữ liệu ................................................................................................................43
Chương 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC ........................ 44


4.1. Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu ...............................................................44
4.2. Mở rộng nghiên cứu tác động hai chiều của FDI và tăng trưởng bằng mơ hình
VAR ............................................................................................................................50
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.................................................................... 56
5.1. Một số vướng mắc và yếu kém trong việc thu hút FDI trong thời gian qua ......57
5.2. Kiến nghị một số giải pháp thu hút FDI đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế: .59
5.3. Hạn chế của đề tài – Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................61

5.3.1. Hạn chế ......................................................................................................61
5.3.2. Đề xuất: .....................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................i


Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
FDI

:

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

:

Gross National Products
Tổng sản phẩm quốc dân

ICOR


:

Incremental Capital Output Ratio
Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm hay hệ số sử dụng vốn

ODA

:

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

GSO

:

Tổng cục thống kê

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC

:

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương


WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

IMF

:

Quỹ tiền tệ quốc tế

R&D

:

Nghiên cứu và phát triển

OLS

:

Ordinary Least Squares
Bình phương nhỏ nhất thơng thường

2SLS

:


Two-Stage Least Squares
Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn

3SLS

:

Three-Stage Least Squares
Bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn


Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1

Hệ số ICOR của một số nước (1993-2008)

Bảng 2.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Số dự án, vốn đăng ký và quy mô vốn trên
dự án qua các giai đoạn

Bảng 2.3

Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam phân theo hình thức sở hữu

Bảng 2.4


Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo cơ cấu đầu tư theo
ngành tính đến ngày 15/12/2011

Bảng 2.5

10 địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bảng 2.6

Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo thành phần kinh
tế

Bảng 4.1

Kết quả nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data)

Bảng 4.2

Kết quả kiểm định ADF với 2 biến GDP và FDI

Bảng 4.3

Kết quả nghiên cứu bằng mô hình VAR giữa 2 biến GDP và FDI

Bảng 4.4

Hàm phân rã phương sai của 2 biến GDP và FDI

Biểu
Biểu 2.1


Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn

Biểu 2.2

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 1988-2011

Biểu 2.3

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1988-2011)

Biểu 2.4

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1988-1996)

Biểu 2.5

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1997-2005)

Biểu 2.6

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (2006-2011)

Biểu 2.7

Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo cơ cấu đầu tư theo ngành

Biểu 2.8

Quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI tại VN trên 4 tỷ USD (tính đến

ngày 15/12/2011)

Biểu 2.9

Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tư tồn xã hội giai
đoạn 2006-2011 (tính đến ngày 15/12/2011)


Trang 3

TĨM TẮT
Luật Đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam năm 1987 là một trong những đạo luật
kinh tế đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Trong hơn hai mươi năm qua vai trò của đầu tư
trực tiếp nước ngồi có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nhiều
học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào nghiên cứu tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở sáu mươi tỉnh thành của Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. Sau đó tác giả mở rộng nghiên cứu
mối quan hệ hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trên
phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2011. Cuối cùng tác giả đề xuất
một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế.


Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Kể từ khi cải cách kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những

thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên
tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7%, giai đoạn 2000-2005 là
7.51%, bình qn giai đoạn 2006-2011 đạt 6.83%/năm (trong đó bình quân giai
đoạn 2006-2007 đạt 8.35%; bình quân giai đoạn 2008-2011 đạt 6.1% do ảnh hưởng
của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới). Việt nam đã trở thành một
trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới.
Thành tựu trên là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước và là kết quả của
các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh
chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế tồn cầu hóa.
Ngay từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt
đầu bằng việc thơng qua Luật Đầu tư Nước ngồi vào năm 1987, Việt Nam đã trở
thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998 và quan trọng
hơn, sau 11 năm đàm phán Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO
vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Bên cạnh việc mở cửa thương mại, Việt Nam đã và
đang tích cực cải thiện mơi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Lũy kế các dự án cịn hiệu
lực tính đến ngày 15/12/2011 đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Việt Nam. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực từ năm 1988 đến năm 2011 đã lên
tới 13,664 dự án, đạt tổng số vốn đăng ký là hơn 197.9 tỉ USD. Tỷ trọng FDI trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991-2000 là 18%, 2001-2005 là 16%, 2006-2011 là
25%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP trong giai đoạn 2000-2005 là
14%, và tăng lên 18% trong giai đoạn 2006-2011; nguồn thu ngân sách từ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chiếm khoảng 5% trên tổng thu ngân
sách nhà nước năm 2000, đến năm 2011 thì nguồn thu này chiếm khoảng 11% tổng
thu ngân sách nhà nước (con số đã tăng lên gấp đơi). Với những tác động tích cực
nêu trên, FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng


Trang 5

kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước và giúp khai thác một cách hiệu quả các
nguồn tài nguyên quốc gia. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng
Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi
ích mà đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể mang lại.
Để huy động và tận dụng tối ưu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề cả về
lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hội
nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay thì cuộc cạnh tranh để thu hút các luồng
vốn quốc tế ngày càng trở nên gay gắt hơn. Với nhận thức đó em chọn “ Tác động
của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn có một cái nhìn tồn cảnh về thực
trạng FDI ở nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu hơn sự tương tác, mối
quan hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, qua đó thấy được tầm quan trọng
của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải
pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất
nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứu
2.1

Mục tiêu nghiên cứu:

Tác giả nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế ở 60 tỉnh thành của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả mở rộng nghiên cứu mối
quan hệ hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trên
phạm vi cả nước. Dựa vào các phân tích định tính và phân tích định lượng mà đề
xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
2.2


Câu hỏi nghiên cứu

 Đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh
thành hay không?


Trang 6
 Thông qua các mối quan hệ tương tác giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn
con người, với thương mại và với phát triển tài chính trong nước thì ảnh hưởng
như thế nào đến tăng trưởng kinh tế?
 Sự phân bổ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi khác nhau ở các vùng trong
nước thì ảnh hương ra sao tới tăng trưởng kinh tế?
 Và tăng trưởng kinh tế có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi hay khơng?
3. Dữ liệu nghiên cứu
Các dữ liệu được sử dụng và tính tốn từ Niên giám Thống kê Việt Nam, Tổng cục
Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài. Chỉ có dữ liệu về tỷ giá
chuyển đổi trung bình hàng năm VND/USD thu được từ Viện nghiên cứu kinh tế
phát triển trực thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo mơ hình hồi quy dữ liệu
bảng (panel data) để phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế ở 60 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm
2011. Dùng mơ hình Var để phân tích tác động hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước từ năm 1990 đến năm 2011.
Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phương pháp suy luận quy nạp và nghiên cứu thông
qua thống kê thu thập số liệu thực tế đế đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
5. Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến
đề tài.

Chương 2: Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế và FDI ở Việt Nam (19882011)
Chương 3: Phương pháp luận và dữ liệu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu đạt được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị giải pháp thu hút FDI đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế.


Trang 7
Chương 1.

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài
Các nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới
khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung các nghiên cứu này được chia làm 2
trường phái là: nghiên cứu đưa ra kết luận tác động của FDI đến tăng trưởng
kinh tế là tác động tích cực, tương quan dương; một số nghiên cứu khác lại đưa
ra kết quả ngược lại, họ nhận xét rằng FDI tác động không đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế hoặc có tác động tiêu cực. Chúng ta cùng đi qua một số nghiên
cứu để thấy rõ quan điểm của hai trường phái trên.
Nghiên cứu đưa ra kết luận FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế:
Các nghiên cứu dựa vào một trong hai lý thuyết để phân tích là lý thuyết
tăng trưởng ngoại sinh và tăng trưởng nội sinh. Mơ hình tăng trưởng ngoại sinh,
cịn được gọi là mơ hình tăng trưởng Solow, được phát triển bởi Robert Solow,
người đoạt giải Nobel năm 1987. Nghiên cứu thực nghiệm dựa trên lý thuyết
này cho kết luận rằng kết quả tăng trưởng sản lượng dựa vào các yếu tố đầu vào
như gia tăng chất lượng và số lượng lao động thông qua tăng trưởng dân số và

giáo dục; gia tăng vốn thông qua vốn đầu tư nước ngồi và tiến bộ trong cơng
nghệ. Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của một quốc gia là ngoại sinh được xác định
bằng cách giả định một tỷ lệ tiết kiệm hoặc tỷ lệ tiến bộ kỹ thuật (Solow, 1956).
Tuy nhiên, mơ hình ngoại sinh khơng giải thích lý do tại sao hoặc làm thế nào
để tiến bộ công nghệ xảy ra. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết
tăng trưởng nội sinh.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã đưa mơ hình Solow tiến thêm một
bước xa hơn nữa bằng cách giải thích hiệu quả của FDI vào tăng trưởng kinh tế
thông qua tác động lan tỏa kiến thức và sự tồn tại của vốn con người. Lan tỏa
kiến thức là một kênh chuyển giao kiến thức (công nghệ) từ các chi nhánh của
các công ty nước ngồi (các cơng ty đầu tư) đến các công ty nhận đầu tư.
Romer (1990), Lucas (1988), Mankiw, Romer và Weil (1992) thử nghiệm mơ
hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh và tìm thấy rằng, với nguồn nhân lực bổ


Trang 8
sung và vốn vật chất thì tốc độ hội tụ chậm hơn nhiều. Bị ảnh hưởng bởi cách
tiếp cận này, hầu hết các mơ hình thực nghiệm đều cộng giáo dục vào phương
trình phân tích như là một đại diện cho vốn con người. Blomstrom et al. (1994)
và Coe et al. (1995) tìm thấy rằng, FDI có tác động tích cực vào tăng trưởng
kinh tế, nước nhận đầu tư cần phải đạt được một mức độ phát triển nhất định sẽ
giúp gặt hái những lợi ích của năng suất cao hơn nữa. Sử dụng mẫu dữ liệu lớn
hơn, Borensztein et al. (1998) thấy rằng FDI có ảnh hưởng tích cực trên sự tăng
trưởng có tác động mạnh nhất thơng qua sự tương tác giữa FDI và vốn con
người. De Mello (1999) tìm thấy tác động tích cực của FDI vào tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển. Ông nhận thấy rằng tăng trưởng dài hạn ở
nước sở tại được xác định bởi các ngoại tác lan truyền công nghệ và kiến thức
từ các nước đầu tư sang các nước nhận đầu tư.
Zhang (2001) cũng đã có phân tích về tác động FDI vào tăng trưởng kinh
tế tại Trung Quốc. Nghiên cứu của ông nêu lên rằng FDI góp phần vào tăng

trưởng kinh tế của Trung Quốc thơng qua các tác động trực tiếp, chẳng hạn như
sự gia tăng năng suất và đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như hiệu ứng yếu tố bên
ngồi tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi và lan
truyền công nghệ. Lopez - Calva và Rodriguez - Clare (2000) lập luận rằng đầu
tư của Intel ở Costa Rica vào năm 1997 đã làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh
tế bằng cách tạo ra các lợi ích lan tỏa đáng kể cho nền kinh tế địa phương,
chẳng hạn như việc tạo ra các chương trình đào tạo mới trong các cơ sở giáo
dục đại học và thu hút các nhà cung cấp mới đến Costa Rica. Hơn nữa, Bengoa
và Sanchez - Robles (2003) cho thấy rằng FDI là tương quan tích cực với tốc độ
tăng trưởng kinh tế mà các nước sở tại yêu cầu nguồn nhân lực, ổn định kinh tế
và tự do hóa thị trường để được hưởng lợi từ FDI dài hạn. Sử dụng các phương
pháp tiếp cận, Baharumshah và Thanoon (2005) khẳng định tác động tích cực
của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Á, bao gồm Trung Quốc,
trong ngắn hạn và dài hạn. Họ cho thấy rằng ảnh hưởng tích cực của FDI vào
tăng trưởng cao hơn so với tiết kiệm trong nước ủng hộ giả thuyết cho rằng
dòng vốn FDI hiệu quả hơn so với đầu tư trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng kết luận rằng hiệu ứng lan toả kiến thức thể hiện trong FDI có thể tăng


Trang 9
năng suất trong nước, và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu
của Xiaoying Li và Xiaming Liu (2005) điều tra xem FDI ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế như thế nào dựa trên một bảng dữ liệu cho 84 quốc gia trong giai
đoạn 1970-1999, cả hai kỹ thuật phương trình đơn nhất và phương trình hệ
thống đồng thời được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ này. Một mối quan hệ
nội sinh quan trọng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được xác định từ giữa
những năm 1980 trở đi. FDI không chỉ trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
mà còn gián tiếp thơng qua sự tương tác của nó với vốn con người. Sự tương
tác giữa FDI với vốn con người tạo nên một hiệu ứng tích cực về tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển.

Trong các nghiên cứu gần đây, Alfaro et al. (2004) và Durham (2004)
tập trung vào xem xét tác động của vốn đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế phụ thuộc vào sức mạnh của các thị trường tài chính trong nước của nước sở
tại như thế nào. Alfaro et al. (2004) sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn
1975 - 1995, và họ tìm thấy rằng với các nước có ngân hàng và các tổ chức tài
chính phát triển thì sẽ có được lợi ích từ vốn đầu tư nước ngồi. Durham (2004)
tìm thấy kết quả tương tự, vốn đầu tư nước ngoài chỉ có một ảnh hưởng tích cực
đến sự tăng trưởng ở các nước với hệ thống tài chính vững mạnh. Ngồi ra, ơng
thấy rằng các nước có quản trị chất lượng cao, phát triển thể chế mạnh mẽ và
môi trường pháp lý thơng thống thì hiệu ứng tích cực của FDI vào tăng trưởng
là đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả giữa FDI và đầu tư trong
nước. Đối với các nước đang phát triển, FDI đã được chứng minh là hiệu quả
hơn đầu tư trong nước (Borenzstein et al, 1998). De Gregorio (1992) trong
nghiên cứu của ông tìm thấy rằng FDI là hiệu quả hơn gấp ba lần so với đầu tư
trong nước. Blomstrom et al. (1992) khẳng định rằng khơng có bằng chứng hiệu
ứng "tác động tràn" về đầu tư trong nước. Về tác động tràn, Gorge (2004) cho
rằng FDI có sinh ra tác động tràn về công nghệ, tuy nhiên việc xuất hiện tác
động tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thậm chí phụ
thuộc cả vào phương pháp ước lượng. Kokko (1994), Blomstrom (1985) nghiên
cứu trường hợp của Mehico đưa ra một kết luận rất đáng quan tâm là tác động
tràn dường như ít xảy ra đối với các ngành được bảo hộ. Cũng theo các tác giả


Trang 10
này, năng lực hấp thụ công nghệ và khoảng cách về công nghệ của nước đầu tư
và nước nhận đầu tư là hai yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất hiện tác động tràn.
Chakraborty và Nunnenkamp (2006) phân tích dữ liệu trong giai đoạn
1987-2000, kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Tác
giả sử dụng phương pháp kiểm định Granger, kết quả cho thấy có tồn tại mối
quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế nhưng mối quan hệ

này chỉ tồn tại trong lĩnh vực sản xuất. Cũng sử dụng phương pháp Granger của
Holtz-Eakin, Ali-Iriani và Al-Shamsi (2007) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn
1970 - 2004 để phân tích mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
ở Bahrain, Kuwait, Oman, Saudi Arabia, và Các tiểu vương quốc Ả Rập, họ kết
luận rằng có sự tương tác qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và có tồn tại
mối quan hệ nhân quả hai chiều tích cực. Byron Gangnes và Tam Bang Vu
(2007) sử dụng dữ liệu của FDI để đánh giá những tác động theo ngành của
FDI đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và Trung Quốc. Dữ liệu của Việt
Nam từ năm 1990-2003 với 5 khu vực như sau: công nghiệp, xây dựng, giao
thông vận tải và truyền thông, bất động sản và nông – lâm – ngư nghiệp. Dữ
liệu của Trung Quốc cũng tập trung vào 5 lĩnh vực này nhưng trong giai đoạn
1997 - 2004. Kết quả cho thấy rằng, hai nền kinh tế đang phát triển chuyển đổi
(Trung Quốc và Việt Nam) thì FDI có ý nghĩa thống kê tích cực, ảnh hưởng
trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng gián tiếp thông qua tương tác
của nó với lao động ở cả hai nước. Bên cạnh đó, họ tìm thấy rằng những tác
động của FDI dường như là rất khác nhau trên khắp các khu vực kinh tế; trong
đó ngành cơng nghiệp ln cho thấy bằng chứng về tác động tích cực của FDI
vào tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác. Và một điều thú vị là đối với
Trung Quốc là ngành thương bn bán và dịch vụ ăn uống thì FDI có hiệu ứng
tích cực cao hơn một chút so với ngành kinh tế khác. Và trong trường hợp của
Việt Nam thì là ngành xây dựng.
Gheorghe Ruxand và Andreea Muraru (2010) phân tích việc đầu tư trực
tiếp nước ngồi có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Romania như thế nào?
Tác giả sử dụng dữ liệu từ năm 2000 - 2009 của Romania; hai phương pháp
được sử dụng trong việc thực hiện các phân tích: một là xem xét mối quan hệ


Trang 11
giữa tỷ lệ FDI trong GDP và tăng trưởng kinh tế trong một hệ thống phương
trình ba giai đoạn (3SLS) và hai là xem xét những mức độ của FDI và GDP,

tương ứng, trong một hệ thống phương trình hai giai đoạn (2SLS). Bằng chứng
thực nghiệm cho thấy có kết nối hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, có
nghĩa là FDI kích thích tăng trưởng kinh tế và, nền kinh tế có GDP cao hơn sẽ
thu hút FDI nhiều hơn.
Mihai Daniel Roman and Andrei Padureanu (2012) đề xuất sử dụng mơ
hình Cobb - Douglas để phân tích hiệu ứng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
trong các quốc gia đang chuyển đổi, đặc biệt ở Romania (dữ liệu từ năm 1990 2010). Kết quả cơ bản đạt được là tăng trưởng kinh tế Romania đã ảnh hưởng
tích cực bởi chính sách tài chính và FDI. FDI là một nguồn vốn năng động cho
sự tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và là một nguồn quan trọng cho hỗ
trợ tài chính. Nước sở tại đã phát triển nhanh hơn và tốt hơn dựa trên dòng tiền
mặt và nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngồi, do ứng dụng cơng nghệ mới,
tái cơ cấu các thành phần quốc gia và tăng năng suất và đạt được hiệu quả. FDI
có thể ở thời điểm này góp phần để phát triển các quốc gia mới nổi và để giảm
sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và đã phát triển. Dịng vốn bị ảnh
hưởng khơng chỉ bởi rủi ro quốc gia, mà còn từ các yếu tố tồn cầu, quốc tế,
điều kiện kinh tế và chính trị trong nước. Mơ hình đã cho thấy tầm quan trọng
của lao động, vốn và dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế
Romania.
Nghiên cứu đưa ra kết luận FDI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế:
Trong khi nhiều nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế, thì các nghiên cứu khác đã tìm thấy điều ngược lại.
Carkovic và Levine (2002) đã sử dụng hai cơ sở dữ liệu mới của World Bank
và IMF của 72 quốc gia trong giai đoạn 1960 - 1995 để phân tích mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngồi và thấy rằng FDI khơng
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, họ cho thấy rằng tác
động của FDI vào tăng trưởng không phụ thuộc vào vốn con người. Trong một
nghiên cứu về Sri Lanka, Athukorala (2003) cũng được tìm thấy khơng có liên
kết mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng. Cũng có kết quả tương tự, Kento (2003)



Trang 12
sử dụng phương pháp hồi quy OLS và phân tích dữ liệu của 39 nước đang phát
triển trong giai đoạn 1970-1995, kết quả cho thấy FDI có ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng dài hạn.
Khaliq và Noy (2007) sử dụng phương trình phân tích hồi quy OLS để
phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Indonesia, dữ liệu trong
giai đoạn 1998 - 2006 và cho thấy có tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế, nhất là ở khu vực khai thác mỏ và khai thác đá, duy nhất chỉ có
khu vực xây dựng thì có dấu hiệu tương quan tích cực. Cùng thời điểm đó,
Sakar (2007) sử dụng phương pháp hồi quy OLS cố định và ngẫu nhiên phân
tích ở 51 quốc gia trong giai đoạn 1970 - 2002, kết quả cho thấy trong đa số các
trường hợp thì khơng có mối quan hệ lâu dài tích cực giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế. Mohammad SharifKarimi and Zulkornain Yusop (2009) nghiên cứu
xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế. Phương pháp nghiên cứu dựa vào mơ hình thực nghiệm TodaYamamoto cho mối quan hệ nhân quả và thử nghiệm giới hạn (ARDL). Sử
dụng dữ liệu cho giai đoạn 1970 - 2005 ở Malaysia, nghiên cứu tìm thấy, trong
trường hợp của Malaysia khơng có bằng chứng mạnh mẽ của một quan hệ nhân
quả hai chiều và mối quan hệ dài hạn giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Điều này
cho thấy rằng FDI chỉ có tác động gián tiếp tăng trưởng kinh tế tại Malaysia
thông qua chuyển giao công nghệ và nâng suất lao động.
1.2.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam
Nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành trong các khu vực khác nhau và các
nước trên thế giới để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm này ở Việt Nam thì khơng nhiều, nhất là sử
dụng phương pháp phân tích định lượng. Mặc dù các dữ liệu chuỗi thời gian chỉ
có trong giai đoạn 1988 - 2002, với 15 mẫu quan sát, Lê Việt Anh (2002) đã tìm
hiểu xem liệu FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế như thế nào và FDI với
hiệu ứng lấn át đầu tư trong nước ra sao bằng cách sử dụng cả hai kỹ thuật kế

toán tăng trưởng và phương pháp hồi quy. Ơng báo cáo rằng FDI đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và kích thích đầu tư trong nước. Nghiên cứu
của Nguyễn Mại (2003) xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cả


Trang 13
về chiều rộng và chiều sâu bằng việc sử dụng số liệu thống kê về FDI của Việt
Nam trong thời kỳ 1988 - 2003, dự báo đến 2005 và trên cơ sở đó đã đề xuất
các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tình hình thu hút FDI ở Việt Nam. Theo tác
giả, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia và cho
rằng để thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cần mở rộng thị trường và tìm các
đối tác mới. Freeman (2002) nghiên cứu tổng quát về FDI ở Việt Nam cho đến
năm 2002. Tác giả đã điểm lại những kinh nghiệm gần đây trong việc thu hút
FDI và nêu những điểm yếu trong khung khổ chính sách về FDI ở Việt Nam,
cũng như rút ra những yếu tố tác động tới FDI ở Việt Nam. Tác giả kết luận
rằng các chính sách cải cách kinh tế và tự do hố kinh doanh đã thực hiện có tác
động tích cực đến môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để
thúc đẩy luồng vốn FDI, Việt Nam cần tăng cường việc điều phối và hồn thiện
hơn các chính sách đó.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) khảo sát tác động của
FDI đến tăng trưởng về năng suất của cả nền kinh tế, trong khn khổ của phân
tích về quan hệ giữa FDI và đói nghèo kết luận rằng FDI có tác động tích cực
tới tăng trưởng kinh tế của các địa phương thơng qua hình thành và tích lũy tài
sản vốn và có sự tương tác tích cực giữa FDI và nguồn vốn nhân lực. Theo tác
giả, tác động tràn tích cực của FDI chỉ xuất hiện ở cấp độ quốc gia đối với
nhóm ngành chế biến nông-lâm sản. Các tác động này xảy ra chủ yếu thông qua
kênh di chuyển lao động. Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Liên Hoa
(2002) phân tích và xác định lộ trình đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam trong thời
kỳ 1996 - 2001. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) phân tích so
sánh tình hình thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979-2002

làm cơ sở rút ra những bài học cho Việt Nam. Các tác giả đánh giá FDI đóng
một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung như tăng
trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm….
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tất cả các tác giả đều nhất trí cần đồng bộ
hóa từ việc ban hành chính sách, luật pháp, qui hoạch phát triển các ngành….
Tiếp theo là nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng của FDI vào Việt Nam trong thời kỳ


Trang 14
khảo sát 1988 - 2003. Tác giả cho rằng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ
thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Biến động của khu vực này
vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc
biệt FDI có đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn
vốn đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, xuất
khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế. Để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế,
Nguyễn Phi Lân (2006) sử dụng ba kỹ thuật thống kê (2LS, 3LS và GMM)
phân tích một tập dữ liệu cho 61 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn năm 1996
- 2003. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng FDI có tác động tích cực và có ý
nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2003.
Ngoài ra, tác giả chỉ ra một số kết quả thú vị khác là lực lượng lao động và xuất
khẩu có tích cực tác động đến vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với thực tế rằng
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào lao động hoạt động
sản xuất thâm canh và định hướng xuất khẩu. Nghiên cứu này cũng cung cấp
bằng chứng mới về vai trò vốn con người và cơ sở hạ tầng trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vũ et al (2006) kiểm tra tác động của FDI
vào tăng trưởng kinh tế cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Thơng qua mơ hình
tăng trưởng nội sinh và mơ hình hóa ảnh hưởng của FDI vào GDP thông qua
kênh năng suất lao động bằng cách cho phép các hệ số lao động thay đổi theo

thời gian. Kết quả của họ chỉ ra rằng FDI có tác động đáng kể và tích cực đến
tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động.
Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) đánh giá mối quan hệ
tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian 1988-2009,
dữ liệu trong mơ hình nghiên cứu lấy từ Niên giám thông kê và Hệ thống chỉ
tiêu kinh tế - xã hội của 64 tỉnh thành/ thành phố của Tổng cục thống kê Việt
Nam từ năm 2003-2007. Tác giả dùng phương pháp ước lượng OLS, TSLS và
GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FDI và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh
thành tại Việt Nam có mối quan hệ tích cực hai chiều. Tiếp theo đó, Hồng Thị
Thu, Paitoon Wiboonchutikula và Bangorn Tubtimtong (2010) nghiên cứu xem
xét các tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử


Trang 15
dụng dữ liệu trên 61 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2006. Nghiên
cứu cho thấy rằng có một ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của FDI vào tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.Bên cạnh đó nghiên cứu đưa lên nhận định tất cả
dòng vốn FDI ở các vùng của Việt Nam có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Đông Nam Bộ cho thấy tác động tăng trưởng kinh tế cao
nhất, tiếp theo là Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ và những nơi
khác. Kết quả cho thấy vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai
khu vực thu hút hầu hết các dòng vốn FDI tại Việt Nam. Điều đó nói lên rằng
dịng FDI có xu hướng tập trung vào khu vực có tăng trưởng kinh tế tốt, cơ sở
hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực dồi dào.


Trang 16
Chương 2.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

FDI Ở VIỆT NAM (1988-2011)

2.1.

Tổng quan về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
a) Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản
phẩm quốc dân trong một thời kỳ (thường là một năm) nhất định so với kỳ gốc
(năm gốc). Để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế ta sử dụng hai
chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
o Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản
sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong
một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
o Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công
dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài
chính). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với
thu nhập ròng.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Hiện nay có rất nhiều nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia
nhưng nhìn chung lại gồm có các nhân tố cơ bản sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực; Nhiều nhà kinh tế cho rằng nguồn nhân lực hay vốn
con người là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Có thể nói:
“nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”, là “tài nguyên của mọi
tài nguyên”. Nguồn nhân lực có thúc đẩy được q trình tăng trưởng hay khơng
phụ thuộc vào hai khía cạnh, một là số lượng lao động có việc làm và hai là
chất lượng lao động:

 Lượng lao động có việc làm phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số và khả
năng tạo việc làm của nền kinh tế. Ở những nước nghèo dân số


Trang 17
thường tăng nhanh, trong khi các nước giàu thì dân số lại tăng chậm.
Điều đó gây nên hai trạng thái trái ngược nhau: các nước giàu thiếu
lao động, trong khi một số nước nghèo tình trạng lao động quá dư
thừa là một gánh nặng của nền kinh tế.
 Chất lượng lao động được biểu hiện qua một số tiêu chí như: trình độ
giáo dục, kỹ năng chun mơn, sức khỏe và kỷ luật lao động.
Thứ hai, vốn đầu tư; Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá
trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư
nước ngoài.
Ta biết: Tổng đầu tư = Khấu hao + Đầu tư rịng
Khấu hao dùng để duy trì quỹ vốn hiện có. Chỉ có đầu tư rịng mới giúp tích lũy
thêm vốn cho nền kinh tế. Mà vốn đầu tư ròng lấy từ tiền tiết kiệm. Cho nên
muốn tăng vốn thì phải tăng tiết kiệm. Như vậy khi sản lượng đã đạt mức tiềm
năng, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng yếu tố vốn thì phải khuyến khích
tiết kiệm và chuyển tiền tiết kiệm đó sang đầu tư. Chính điều này tạo ra sự mâu
thuẫn giữa tiêu dùng cho hiện tại và tiêu dùng cho tương lai: muốn tăng tiêu
dùng trong tương lai phải giảm bớt tiêu dùng trong hiện tại.
Khi vốn tăng cùng tỷ lệ với lao động, tức lượng vốn bình qn trên mỗi lao
động khơng đổi, ta nói nền kinh tế đang đầu tư theo chiều rộng. Khi vốn tăng
nhanh hơn lao động, làm cho lượng vốn bình qn trên một lao động tăng lên,
ta nói nền kinh tế đang được đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu
thường làm tăng năng suất lao động và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh hơn. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện khá rõ nét
trong thực tế. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng trưởng
nhanh. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn

đầu tư. Harod Domar đã nêu cơng thức tính hiệu suất sử dụng vốn, viết tắt là
ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ
tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát
triển kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường khơng q 3%, có nghĩa là muốn
tăng 1% GDP thì vốn đầu tư phải tăng 3%.


Trang 18
Thứ ba, tiến bộ công nghệ; Tiến bộ khoa học kỹ thuật trước hết thể hiện ở các
phát minh và cải tiến trong sản xuất. Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng hiệu
quả vốn đầu tư, giúp khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất
lao động. Hơn nữa, nó cịn góp phần nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí sản
xuất. Ngày nay với đà phát triển công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới vv... đã góp phần gia tăng hiệu quả sản
xuất. Tuy nhiên, để có được các kết quả đó địi hỏi phải đầu tư cho việc nghiên
cứu và phát triển (R&D).
Thứ tư, tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, khống
sản, thủy sản, điều kiện khí hậu, thời tiết. Một quốc gia có các điều kiện tự
nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ tạo điều kiện tăng
trưởng kinh tế dễ dàng hơn. Thực tiễn minh chứng quốc gia nào có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu về trữ lượng và chất lượng sẽ có
nhiều thuận lợi trong thu hút FDI và ngược lại.
2.1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (1988-2011)
Sau hơn 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên
liên tục. Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng
trưởng bình quân 5,26%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995), tăng
trưởng GDP bình quân đã đạt 8,19%, cao nhất trong các kế hoạch 5 năm từ
trước tới nay (thuộc vào loại cao trong các nước đang phát triển). Trong giai
đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,96%, tuy có
thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

tài chính – tiền tệ châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực.
10.00%

8.19%

8.00%
6.00%

6.96%

7.51%

6.83%

5.26%

4.00%
2.00%
0.00%
GDP

1988-1990

1991-1995

1996-2000

2001-2005

2006-2011


5.26%

8.19%

6.96%

7.51%

6.83%

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn


Trang 19
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, năm 2005 và năm 2011 từ
Tổng cục thống kê
Trong 5 năm kế tiếp (2001-2005), kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc
độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,51% và trong giai đoạn 2006-2011 là
6.83%. Ấn tượng nhất là trong hai năm 2006 và 2007, tốc độ tăng trưởng GDP
đạt mức bình quân mỗi năm là 8,35%. Tuy nhiên, bốn năm gần đây (20082011) do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế Việt
Nam tăng trưởng chậm lại với mức bình quân là 6.08%/năm. Tăng trưởng kinh
tế với tốc độ cao là nền tảng cho GDP bình quân đầu người tăng. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2011 của người dân Việt Nam ước tính đạt 1300 USD/
năm. So với năm 1988, thu nhập bình quân đầu người/ năm hiện nay của Việt
Nam gấp 6.5 lần.
12%
9.54% 9.34%
8.70% 8.83%


10%
8%

6%
4%

6.01%

5.81%
8.08%
5.09%

4.68%

8.15%
5.76%

6.89% 7.34%
6.79% 7.08%

8.44%

7.79%
4.77%

8.23%

8.46%
6.31%


6.78%
5.89%

5.32%

2%
0%

GDP

Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 1988-2011
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, năm 2005 và năm 2011 từ
Tổng cục thống kê
Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á: Hệ số ICOR cao chứng tỏ
nền kinh tế sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả. Với nền kinh tế đang phát triển
như nước ta, theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín, ICOR ở mức
3 là đầu tư có hiệu quả, tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ diễn ra
nhanh hơn và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên theo
con số thống kê hệ số ICOR của một số nước qua từng giai đoạn như bảng 2.1
thì hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008 là 4.64, con số này


×