Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THỤC ANH

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THỤC ANH

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số:
60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TIẾN SĨ TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được chân thành cảm ơn Q Thầy, Cơ Trường ðại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt nhưng năm học tập
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ: PGS. TS. Trầm Thị Xn Hương đã hết lịng
giúp đỡ và hướng dẫn khoa học cho tơi hồn thành bài luận văn này.
Và tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, ñồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ và động viên tơi hồn thành luận văn.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ Q Thầy, Cô và những ai quan
tâm lĩnh vực này.

Tác giả

Nguyễn Thị Thục Anh


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính
kế thừa từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các
website… Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy ñủ. Các kết quả nghiên cứu
của ñề tài chưa ñược sử dụng cho mục đích khác.

Nguyễn Thị Thục Anh



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ
LỜI MỞ ðẦU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.

Tổng quan về rủi ro trong thanh toán quốc tế.............................................. 1

1.1.1.

Rủi ro trong phương thức chuyển tiền ........................................................ 2

1.1.1.1.

Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu....................................................................... 2

1.1.1.2.

Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu ...................................................................... 2

1.1.2.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu............................................................... 2

1.1.2.1.


Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn ....................................................... 3

1.1.2.1.1. Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu....................................................................... 3
1.1.2.1.2. Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu ...................................................................... 4
1.1.2.2.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ ........................................ 4

1.1.2.2.1. Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu....................................................................... 4
1.1.2.2.2. Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu ...................................................................... 5
1.1.2.2.3. Rủi ro ñối với ngân hàng chuyển chứng từ ................................................. 5
1.1.2.2.4. Rủi ro ñối với ngân hàng xuất trình chứng từ.............................................. 5
1.1.3.

Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ ............................................... 6

1.1.3.1.

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu....................................................................... 6

1.1.3.2.

Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu ...................................................................... 7

1.1.3.2.1. Rủi ro hàng hóa được giao khơng đúng theo hợp ñồng ............................... 7
1.1.3.2.2. Rủi ro tốn kém chi phí ................................................................................ 8
1.1.3.3.

Rủi ro đối với ngân hàng ............................................................................ 9


1.1.3.3.1. Rủi ro ñối với ngân hàng phát hành ............................................................ 9


1.1.3.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng thơng báo .......................................................... 10
1.1.3.3.3. Rủi ro ñối với ngân hàng ñược chỉ ñịnh .................................................... 11
1.1.3.3.4. Rủi ro ñối với ngân hàng xác nhận ........................................................... 11
1.1.3.3.5. Rủi ro ñối với ngân hàng chiết khấu chứng từ........................................... 11
1.2.

Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................................... 12

1.2.1.

Khái niệm quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................... 12

1.2.2.

Nội dung quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế ..................................... 12

1.2.2.1.

Nhận dạng rủi ro có thể xảy ra trong thanh tốn quốc tế ........................... 12

1.2.2.2.

Kiểm soát rủi ro trong thanh toán quốc tế ................................................. 13

1.2.2.3.


Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế ................. 14

1.2.3.

Các biện pháp phịng ngừa rủi ro thanh tốn quốc tế................................. 16

1.2.3.1.

Xây dựng quy trình thanh tốn hợp lý, hạn chế rủi ro, phù hợp với
thơng lệ quốc tế và không trái pháp luật của quốc gia ............................... 16

1.2.3.2.

ðảm bảo kỹ năng nghiệp vụ của các nhân viên thanh tốn ....................... 16

1.2.3.3.

ðầu tư vào cơng nghệ thơng tin ngân hàng ............................................... 17

1.2.3.4.

Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro ............................................................ 17

1.2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng ñến quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế ......... 17

1.2.4.1.

Nhân tố chủ quan...................................................................................... 17


1.2.4.1.1. Thái ñộ của ngân hàng ñối với việc quản trị rủi ro trong thanh toán quốc
tế .............................................................................................................. 17
1.2.4.1.2. Năng lực của các nhà quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế ................... 18
1.2.4.1.3. ðiều kiện, cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng.............................. 19
1.2.4.2.

Nhân tố khách quan .................................................................................. 19

1.2.4.2.1. Nhận thức của khách hàng ........................................................................ 19
1.2.4.2.2. Các rào cản thương mại ............................................................................ 20
1.2.4.2.3. Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và ngoài nước .............. 20
1.2.5.

Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại ....................................................... 21


1.2.5.1.

Xuất phát từ hậu quả của rủi ro trong hoạt ñộng kinh doanh của ngân
hàng thương mại ....................................................................................... 21

1.2.5.1.1. Uy tín của ngân hàng suy giảm đáng kể .................................................... 21
1.2.5.1.2. Thiệt hại về kinh tế ................................................................................... 21
1.2.5.2.

Năng lực quản trị rủi ro tốt là ñiều kiện quan trọng ñể nâng cáo chất
lượng và hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng thương mại ........ 22


1.3.

Kinh nghiệm từ quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của các
ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học thực tế vận dụng vào
Việt Nam .................................................................................................. 23

1.3.1.

Kinh nghiệm từ quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của các
ngân hàng thương mại trên thế giới .......................................................... 23

1.3.1.1.

Phân loại khách hàng ................................................................................ 23

1.3.1.2.

Sử dụng các thỏa thuận cho giao dịch thanh tốn quốc tế trong hợp
đồng, cam kết và biểu mẫu ....................................................................... 23

1.3.1.3.

Chức năng thông tin về các khách hàng của phịng quan hệ quốc tế ......... 24

1.3.1.4.

Áp dụng cơng nghệ và ñào tạo con người ................................................. 24

1.3.2.


Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam.................................................... 25
Kết luận Chương 1 ................................................................................... 25

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.1.

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ............. 26

2.1.1.

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ................................................ 26

2.1.2.

Mơ hình tổ chức ....................................................................................... 27

2.2.

Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn ....................................................................................... 29


2.2.1.

Mơ hình tổ chức ....................................................................................... 29

2.2.2.


Tình hình thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn .......................................................................................................... 31

2.2.2.1.

Doanh số hoạt động .................................................................................. 31

2.2.2.2.

Các phương thức thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn ............................................................................................ 33

2.3.

Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn .................................................................... 39

2.3.1.

Mơi trường quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn .................................................................... 39

2.3.2.

Nhận dạng rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gịn ............................................................ 40

2.3.2.1.

Các rủi ro xuất phát từ phía khách hàng của Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gòn ....................................................................................... 41

2.3.2.2.

Các rủi ro xuất phát từ các nhân viên Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn ............................................................................................ 41

2.3.2.3.

Các rủi ro xuất phát từ môi trường trong nước và quốc tế ......................... 42

2.3.3.

ðo lường rủi ro, tổn thất trong thanh toán quốc tế .................................... 43

2.3.4.

Giám sát rủi ro trong thanh tốn quốc tế ................................................... 45

2.3.5.

Kết quả các rủi ro đã xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn .......................................................................................................... 47

2.3.5.1.

Rủi ro trong phương thức thanh toán chuyển tiền ..................................... 47

2.3.5.2.


Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu ........................................... 48

2.3.5.3.

Rủi ro trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ ............................ 50

2.3.5.4.

So sánh tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức thanh tốn ................................ 57

2.3.6.

Ngun nhân dẫn đến rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn .................................................................... 58

2.3.6.1.

Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng của Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn ....................................................................................... 58


2.3.6.2.

Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn .......................................................................................................... 58

2.3.6.3.

Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ mơi trường bên ngồi ............................. 60


2.3.7.

Lựa chọn kỹ thuật phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế ................. 62

2.3.8.

Báo cáo và ñánh giá về quản trị rủi ro....................................................... 64

2.4.

ðánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn................................................... 64

2.4.1.

Những kết quả đạt được trong cơng tác quản trị rủi ro trong thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn .......................... 65

2.4.1.1.

Tích cực ñổi mới phương thức ñiều hành và quản trị rủi ro trong
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn ................ 65

2.4.1.2.

Hệ thống kiểm sốt, kiểm tra nội bộ có hiệu lực và hoạt động hiệu
quả trong giám sát quy trình nghiệp vụ ..................................................... 66

2.4.1.3.


Tích cực hồn thiện quy trình quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc
tế .............................................................................................................. 66

2.4.1.4.

Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại ................. 67

2.4.2.

Những tồn tại trong quản trị rủi ro thanh toán quốc tế............................... 68

2.4.2.1.

Hoạt ñộng của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự đạt hiệu quả cao......... 68

2.4.2.2.

Quy trình thanh toán quốc tế bộc lộ một số hạn chế và chưa ñược
thực hiện nghiêm ngặt .............................................................................. 68

2.4.3.

Nguyên nhân những tồn tại trong quản trị rủi ro thanh toán quốc tế .......... 68

2.4.3.1.

Chưa có chiến lược quản trị rủi ro mang tính dài hạn................................ 69

2.4.3.2.


Một số cán bộ nghiệp vụ cịn kém về trình độ chun mơn ....................... 69
Kết luận Chương 2 ................................................................................... 69

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN


3.1.

ðịnh hướng phát triển hoạt động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gịn giai đoạn năm 2012 – 2016 ......................... 70

3.1.1.

ðịnh hướng phát triển hoạt ñộng kinh doanh chung của Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gịn giai đoạn năm 2012 – 2016 ......................... 70

3.1.1.1.

Mục tiêu hoạt ñộng kinh doanh giai ñoạn 2012 – 2016 ............................. 70

3.1.1.2.

Mục tiêu chất lượng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ............ 71

3.1.1.3.

Nhiệm vụ kinh doanh giai ñoạn 2012 – 2016 ............................................ 71


3.1.2.

ðịnh hướng phát triển hoạt ñộng thanh toán quốc tế của Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gịn giai đoạn năm 2012 – 2016 ......................... 72

3.2.

Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn .............................................. 72

3.2.1.

Giải pháp chiến lược................................................................................. 72

3.2.1.1.

Nhanh chóng hồn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn .............................................. 72

3.2.1.2.

Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể và phổ biến rộng rãi
trong toàn hệ thống ngân hàng .................................................................. 74

3.2.1.3.

Kiện tồn về tổ chức cũng như hoạt động của bộ phận quản trị rủi
ro ñể tăng cường quản trị rủi ro của ngân hàng ......................................... 74

3.2.1.4.


ðầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại phục vụ hệ
thống quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế ........................................... 75

3.2.1.5.

Chú trọng ñào tạo kiến thức về quản trị rủi ro cũng như nâng cao
chất lượng, nghiệp vụ cho nhân viên thanh toán quốc tế ........................... 77

3.2.1.6.

Củng cố và tăng cường khả năng quản trị rủi ro tác nghiệp....................... 80

3.2.1.7.

Làm tốt cơng tác hỗ trợ hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu .................. 81

3.2.1.8.

ðẩy mạnh cơng tác tư vấn và thu hút khách hàng ..................................... 82

3.2.1.9.

Các giải pháp cơ bản nhằm quản trị rủi ro trong các phương thức
thanh toán chủ yếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ............... 83

3.2.1.9.1. Các giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức chuyển tiền ..................... 83
3.2.1.9.2. Các giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức nhờ thu ........................... 84



3.2.1.9.3. Các giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ............ 85
3.2.2.

Giải pháp trước mắt .................................................................................. 91

3.2.2.1.

Giải pháp về quy trình thực hiện thanh tốn quốc tế ................................. 91

3.2.2.2.

Giải pháp về cách thức quản lý nhân sự .................................................... 91

3.2.3.

Giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước ............................ 92

3.2.3.1.

Nhà nước cần có các văn bản pháp lý với chế tài cụ thể cho giao
dịch thanh toán xuất nhập khẩu Việt Nam ................................................ 92

3.2.3.2.

Nhà nước kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp trong nước.............................................................. 93

3.2.3.3.

Nhà nước nên thành lập bộ phận chuyên trách trực thuộc Ngân

hàng Nhà nước về quản trị rủi ro .............................................................. 94

3.2.3.4.

Nhà nước cần tạo ñiều kiện hơn cho các ngân hàng .................................. 95

3.2.4.

Giải pháp hỗ trợ từ phía khách hàng ......................................................... 97
Kết luận Chương 3 ................................................................................... 98

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AWB:

Vận đơn đường hàng khơng

B/L:

Vận ñơn ñường biển

DN:

Doanh nghiệp


EU:

Các nước Châu Âu

L/C:

Thư tín dụng hay tín dụng chứng từ

NH:

Ngân hàng

NHPH:

Ngân hàng phát hành

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTM NN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
NK:

Nhập khẩu

TCTD:


Tổ chức tín dụng

TTQT:

Thanh tốn quốc tế

UCP600:

(Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) – Quy tắc

thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số xuất bản 600
XK:

Xuất khẩu

XNK:

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Doanh số TTQT của SCB theo từng phương thức từ 2007 –
2012 ........................................................................................................... 31
Bảng 2.2: Doanh số nghiệp vụ tín dụng chứng từ từ năm 2007 – 2012........................ 36
Bảng 2.3: Tình hình tài trợ xuất khẩu tại SCB từ 2007 – 2012 .................................... 37
Bảng 2.4: Doanh số nghiệp vụ nhờ thu của SCB từ 2007 – 2012 ................................ 37
Bảng 2.5: Doanh số nghiệp vụ chuyển tiền của SCB từ 2007 – 2012 .......................... 38
Bảng 2.6: Tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức TTQT giai ñoạn 2007 –

2012 ........................................................................................................... 43
Bảng 2.7: Bảng danh mục rủi ro SCB 2007 – 2012 ..................................................... 45
Bảng 2.8: Các kỹ thuật phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế tại
SCB giai ñoạn 2007 - 2012 ......................................................................... 62
Bảng 2.9: Doanh số thanh toán quốc tế tại SCB qua các năm (triệu
USD) .......................................................................................................... 65
Bảng 3.1: Bảng phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mơ hình
quản trị rủi ro mới ....................................................................................... 75


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ

Hình 2.1: Cơ cấu quản trị ngân hàng – Sơ ñồ tổ chức của SCB...................................... 28
Hình 2.2: Mơ hình thanh tốn quốc tế tại SCB............................................................... 30
Hình 2.3: Doanh số phương thức tín dụng chứng từ của SCB từ 2007 - 2012 ................ 36
Hình 2.4: Doanh số phương thức nhờ thu của SCB từ 2007 - 2012 ................................ 38
Hình 2.5: Doanh số phương thức chuyển tiền của SCB từ 2007 - 2012 .......................... 39
Hình 2.6: Tỷ lệ rủi ro trong từng phương thức TTQT tại SCB giai đoạn 2007 - 2012 .... 57
Hình 2.7: Quy trình quản trị rủi ro trong TTQT của SCB............................................... 67


LỜI MỞ ðẦU
1. LÍ DO CHỌN ðỀ TÀI
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao
lưu ñầy triển vọng. Lịch sử ñã chứng minh rằng khơng một quốc gia nào có
thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại
gần nhau thơng qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Sự giao lưu buôn bán
giữa các nước là một xu hướng tất yếu quốc tế hóa nền kinh tế. Sự phát triển
của thương mại quốc tế như là chất keo dính gắn kết các quốc gia lại với
nhau. Thương mại quốc tế ngày nay ñã vượt qua không gian và thời gian tạo

những luồng dịch chuyển hàng hóa, tiền tệ để cân bằng cung cầu.
Thanh tốn quốc tế là mắt xích khơng thể thiếu trong cỗ máy thương mại
quốc tế, nó quyết định hiệu quả của q trình trao đổi, với nhiều hình thức
thanh tốn ña dạng và phong phú ñể phục vụ cho các mối quan hệ quốc tế
phát sinh giữa các nước với nhau.
ðứng trước u cầu đó, Ngân hàng TMCP Sài Gịn ñã tham gia hoạt
ñộng thanh toán quốc tế từ năm 2006. Tuy ñược ñánh giá là ngân hàng năng
ñộng và có triển vọng trong tương lai, nhưng ngân hàng nhận thấy ñược rằng
ñể ñạt ñược kết quả tốt trong kinh doanh, ngân hàng khơng chỉ chú trọng đến
cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà cịn quan tâm đến việc giảm thiểu các rủi
ro trong các hoạt ñộng của Ngân hàng. Do đây cũng là nghiệp vụ cịn khá mới
mẻ so với các ngân hàng đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
nên hoạt động thanh tốn quốc tế tại SCB cũng gặp khơng ít khó khăn, đặc
biệt là vấn ñề rủi ro trong TTQT, một vấn ñề khơng chỉ ảnh hưởng đến thu
nhập dich vụ của ngân hàng mà còn gây hậu quả về tài sản vật chất và cả uy
tín trên thị trường quốc tế. Vì vậy, ñể ñạt ñược mục tiêu của ngân hàng là
“phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng ñặt ra là làm thế
nào ñể quản trị tốt những rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế.


Xuất phát từ thực tế đó, tơi quyết định chọn ñề tài: “QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN” làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. ðỐI TƯỢNG, MỤC ðÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ðối tượng nghiên cứu: quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại SCB.
Mục tiêu nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
thực trạng hoạt động thanh tốn quốc tế tại SCB từ 2007 – 2012, ñưa ra các
giải pháp quản trị rủi ro cho SCB khi thực hiện phương thức tín dụng chứng
từ, phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền.
Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế,

những vấn đề thực trạng cịn tồn tại trong cơng tác thanh tốn quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ 2007 – 2012.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp
phân tích thơng tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp… ñi
từ cơ sở lý thuyết ñến thực tiễn, trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn từ năm 2007 ñến nay nhằm giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề
đặt ra trong luận văn.
Bên cạnh đó, chọn lọc minh họa những tình huống rủi ro đã phát sinh
thực tế ở SCB.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế: nêu ra khái
niệm về rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng như các rủi ro trong các phương
thức thanh tốn quốc tế, tìm hiểu về quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế. ðây


là cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích rủi ro trong hoạt động thanh tốn
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn: khái quát về SCB cũng như thực trạng hoạt động thanh tốn
quốc tế giai đoạn từ 2007 – 2012, phân tích những rủi ro thực tế đã xảy ra ở
SCB, phân tích những ngun nhân dẫn đến rủi ro, đánh giá cơng tác quản trị rủi
ro để từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp kiến nghị.
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Sài Gịn: đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro ở SCB và ngân hàng nhà
nước.


1


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.

Tổng quan về rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Thanh tốn quốc tế (TTQT) là q trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ

quốc tế thông qua hệ thống NH trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ
trao ñổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau (PGS. TS. Trầm Thị Xuân
Hương, 2010, Thanh toán quốc tế, trang 115)
TTQT là nghiệp vụ NH quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng
hoạt ñộng ngoại thương và các quan hệ trao ñổi quốc tế. Nghiệp vụ này địi hỏi phải
có trình độ chun môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa
giữa NH trong nước với hệ thống NH trên thế giới.
Rủi ro trong TTQT là rủi ro phát sinh trong q trình thanh tốn giữa các bên
trong giao dịch quốc tế (nhà NK, nhà XK, NH, các tổ chức cá nhân, trung gian có
liên quan…). Rủi ro trong TTQT cũng tương tự như rủi ro thanh toán nội địa nhưng
phức tạp và khó kiểm sốt hơn do giao dịch quốc tế, các chủ thể ở cách xa nhau,
cũng như sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp giữa các quốc
gia… làm tăng thêm các khó khăn liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, trong
đó có TTQT (PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình Thanh tốn quốc tế và
tài trợ ngoại thương).
Trong q trình hoạt động của mình, TTQT khơng chỉ đơn thuần mang lại lợi
ích kinh tế mà cịn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp
cho ñất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia
TTQT (nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân

trung gian..) hoặc những nhân tố khách quan khác gây nên.


2

1.1.1. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó người chuyển
tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. NH chỉ là trung gian
hưởng hoa hồng mà khơng bị ràng buộc bất kì trách nhiệm nào. Trong ngoại thương
phương thức chuyển tiền chỉ áp dụng trong trường hợp các bên mua bán có uy tín
và tin cậy lẫn nhau hoặc để thanh tốn các chi phí liên quan ñến XNK như: bảo
hiểm, vận chuyển, bưu ñiện…
1.1.1.1.

Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu:

Rủi ro xảy ñến với nhà XK trong trường hợp nếu người mua thanh toán sau
khi xuất hàng thì việc thanh tốn phụ thuộc vào thiện chí của nhà NK, nhà NK có
thể sau khi nhận ñược hàng nhưng không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình kéo
dài thời hạn trả tiền để chiếm dụng vốn của nhà XK, quyền lợi của nhà XK khơng
được đảm bảo.
1.1.1.2.

Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu:

Trong trường hợp chuyển tiền trước, sẽ rất bất lợi cho người mua nếu sau khi
chuyển tiền xong, người bán bị phá sản hoặc giao hàng khơng đúng số lượng, chủng
loại, chất lượng kém hay khơng bảo đảm thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận
làm ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của mình. Vì thế nếu phải thanh tốn theo
phương thức này, nhà NK nên yêu cầu NH của nhà XK phát hành cho mình một thư

bảo lãnh về số tiền ứng trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi người bán khơng thực
hiện những nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp ñồng ngoại thương.
1.1.2. Rủi ro trong phương thức nhờ thu:
Nhà XK sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hóa cho nhà NK thì
ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này gồm: nhà XK,
NH phục vụ nhà XK, NH phục vụ nhà NK và nhà NK.
Phương thức nhờ thu ñược phân ra làm hai loại như sau:


3

-

Nhờ thu trơn (clean collection): nhà XK sau khi xuất chuyển hàng hóa, lập
các chứng từ hàng hóa gửi trực tiếp cho nhà NK (khơng thơng qua ngân
hàng), đồng thời ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra. Phương thức thanh tốn này ít được sử dụng trong
thanh tốn thương mại quốc tế vì khơng đảm bảo quyền lợi cho nhà XK.

-

Nhờ thu kèm chứng từ (documentary – collection): là phương thức trong đó
nhà XK ủy thác cho NH thu hộ tiền của nhà NK, căn cứ vào hối phiếu và bộ
chứng từ hàng hóa, gửi kèm theo với điều kiện là nhà NK trả tiền hoặc chấp
nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì NH mới giao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận
hàng. Theo phương thức này, NH khơng chỉ là người thu hộ tiền mà cịn là
người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi
của nhà XK ñược ñảm bảo hơn.


1.1.2.1.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn:

Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu trơn không căn cứ vào bộ chứng
từ hàng hóa, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà XK ký phát, do đó rủi ro chủ yếu
thuộc về nhà XK.
1.1.2.1.1. Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu:
ðối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu trơn khơng đảm bảo quyền lợi
cho bên bán. Người mua có thể nhận hàng mà khơng trả tiền hoặc trì hỗn việc trả
tiền, những rủi ro này bao gồm:
• Nếu nhà NK vỡ nợ, thì nhà XK khơng nhận được tiền thanh tốn.
• Nếu năng lực tài chính của nhà NK kém, thì việc thanh tốn sẽ chậm trễ và
tốn kém.
• Nếu nhà NK chủ tâm lừa ñảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay
từ chối ký chấp nhận thanh tốn hối phiếu kỳ hạn.
• ðến hạn thanh tốn hối phiếu kỳ hạn, mà nhà NK không thể thanh tốn hoặc
khơng muốn thanh tốn (do tình hình tài chính, kinh doanh nhà NK trở nên
xấu ñi, hay nhà NK phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà XK có thể kiện ra tịa
nhưng rất tốn kém và khơng phải lúc nào cũng nhận ñược tiền.


4

1.1.2.1.2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Rủi ro có thể phát sinh cho nhà NK khi hối phiếu địi tiền đến trước và phải
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn, trong khi hàng hóa khơng được gửi đi, hoặc đã ñược
gửi ñi nhưng chưa ñến, hoặc khi nhận hàng hóa có thể khơng đảm bảo đúng chất
lượng, chủng loại và số lượng như ñã thỏa thuận trong hợp ñồng ngoại thương.

1.1.2.2.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

Trong phương thức này nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa và
chưa được thanh tốn cũng như khơng có bảo lãnh thanh tốn ngay từ lúc gửi hàng
đi. Rủi ro thanh tốn hồn tồn thuộc về nhà XK khi nhà NK khơng trả tiền khi đã
nhận được hàng. NH chỉ đóng vai trị trung gian đơn thuần, thu được hay khơng NH
cũng thu thủ tục phí, NH khơng chịu trách nhiệm nếu bên NK khơng thanh tốn.
Nên nếu là nhà XK chỉ nên sử dụng phương thức này khi có tín nhiệm hồn tồn
với nhà NK, hoặc có giá trị XK nhỏ, mang tính chất thăm dị thị trường hay hàng
hóa bị ứ đọng khó tiêu thụ… Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thủ tục ñơn giản,
và chi phí rẻ, nhưng mức độ rủi ro đối với nhà NK và nhà XK cao hơn so với
phương thức tín dụng chứng từ.
1.1.2.2.1. Rủi ro ñối với nhà xuất khẩu:
ðối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ, NH thu hộ tiền
ñồng thời khống chế chứng từ hàng hóa đối với người mua. Với cách khống chế
theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán ñược đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa
việc thanh tốn và nhận hàng của người mua. Tuy nhiên trong phương thức thanh
tốn này vẫn có thể xảy ra rủi ro đối với người bán, bao gồm:
• Người bán thơng qua NH giữ hộ chứng từ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được
quyền sở hữu hàng hóa của mình, chứ chưa khống chế ñược việc trả tiền của
người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận
chứng từ hàng hóa (khơng cần nhận hàng), khơng thanh tốn khi giá cả trên
thị trường biến động dẫn đến bất lợi cho người bán trong việc giải tỏa hàng
hóa và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa. Dù nhà XK có thể kiện nhà NK
theo hợp đồng đã ký, nhưng ñiều này mất nhiều thời gian, trong khi hàng


5


hóa có thể đã bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà XK đã ra lệnh chun chở hàng về
nước.
• Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu mà nhà NK chịu (như ñã
thỏa thuận) mà nhà NK từ chối thanh tốn, NH xuất trình vẫn giao chứng từ
cho nhà NK theo lệnh nhờ thu ñể ñược thanh tốn và khấu trừ chi phí phát
sinh, số tiền cịn lại trả cho NH chuyển chứng từ để thanh tốn cho nhà XK
(theo URC522, điều 21a), điều này làm nhà XK mất một khoản chi phí
khơng muốn.
1.1.2.2.2. Rủi ro ñối với nhà nhập khẩu:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về nhà XK, tuy
nhiên nhà NK vẫn ñứng trước rủi ro. Cho dù nhà NK có cơ hội kiểm chứng từ trước
khi thanh tốn hay chấp nhận thanh tốn, nhưng hàng hóa có thể khơng được kiểm
định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay khơng tn theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp
đồng thương mại. Nhà NK có thể đứng trước rủi ro khi nhà XK lập bộ chứng từ giả,
có sai sót, hay cố tình gian lận thương mại. Các NH khơng chịu trách nhiệm khi
chứng từ giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải khơng khớp
với chứng từ.
1.1.2.2.3. Rủi ro ñối với ngân hàng chuyển chứng từ:
Nhìn chung, NH chuyển chứng từ chỉ chịu rủi ro khi đã thanh tốn hay đã
cho nhà XK vay trước khi nhận được tiền chuyển đến NH xuất trình (chiết khấu
chứng từ nhờ thu).
1.1.2.2.4. Rủi ro ñối với ngân hàng xuất trình chứng từ:
-

Nếu NH xuất trình chuyển tiền cho NH chuyển chứng từ trước khi nhà NK
thanh tốn, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà NK không nhận chứng từ và
khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn.

-


Chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nhận được xem có đủ và phù hợp với
danh mục liệt kê chứng từ gửi tới, nếu chứng từ khơng đủ hoặc khơng phù
hợp thì phải thơng báo cho NH chuyển chứng từ ñể xin chỉ thị tiếp.


6

-

NH chuyển chứng từ có thể yêu cầu rằng, nếu nhà NK khơng thanh tốn
hoặc khơng chấp nhận thanh tốn, thì NH xuất trình thu xếp để hàng hóa
được lưu kho và ñược bảo hiểm cho ñến khi bán ñược cho khách hàng mới
hay chuyển hàng quay về nước. Nếu ñiều này xảy ra, thì NH xuất trình phải
ñược trả chi phí đầy đủ.

1.1.3. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ:
Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên là người
mua hay người bán và có thể cho cả hai bên thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra
ưu việt hơn bởi quy trình thanh tốn chặt chẽ, sự tham gia có trách nhiệm của NH
được điều chỉnh theo thơng lệ quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên: người
bán được đảm bảo thanh tốn nếu sau khi giao hàng xuất trình được bộ chứng từ
phù hợp với các ñiều kiện của L/C, còn người mua cũng ñược ñảm bảo nhận hàng
ñúng quy cách và thời gian quy ñịnh trong hợp đồng.
Tuy nhiên khơng phải thanh tốn bằng L/C là khơng có rủi ro. ðối với một
số L/C được phát hành bởi các NH ở Bắc Mỹ và EU, nhà xuất khẩu chỉ được thanh
tốn khi hàng hóa vượt qua ñược sự kiểm tra của các cơ quan chức năng của nước
NK như cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ. Như vậy, NHPH ñược miễn
trừ trách nhiệm thanh tốn cho người hưởng thụ nếu hàng hóa khơng vượt qua được
sự kiểm tra của nước NK. Nếu so với phương thức thanh tốn bằng điện chuyển tiền

hoặc phương thức thanh toán nhờ thu chứng từ, phương thức thanh tốn bằng L/C
có điều kiện này cũng rủi ro khơng kém bởi việc thanh tốn chủ yếu phụ thuộc vào
thiện chí của nhà NK.
1.1.3.1.
-

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

ðối với nhà XK có thể gặp nhiều khó khăn hoặc khơng thể thực hiện được
các điều khoản trong thư tín dụng, nếu như nhà NK cố tình mở thư tín dụng
khác với nội dung đã thỏa thuận, hoặc đưa thêm vào các ñiều khoản mà chưa
ñược ñồng ý trước đây, chẳng hạn:

• Thời gian giao hàng q gấp khơng thể ñáp ứng ñược.


7

• Các chứng từ quy định phải xuất trình q khó khăn hoặc khơng thể thực
hiện được.
• Quy định một cước phí vận tải mà nhà XK khơng thể chấp nhận được.
• Thời hạn hiệu lực L/C q ngắn, nhà XK khơng đủ thời gian tập hợp chứng
từ để xuất trình.
• Loại thư tín dụng khơng đúng như đã được thỏa thuận.
-

Ngay khi nhà xuất khẩu ñã chấp nhận các ñiều kiện của thư tín dụng, vẫn gặp
rủi ro trong khâu thanh tốn: bộ chứng từ khơng phù hợp và NH từ chối
thanh toán hoặc NHPH/NH xác nhận mất khả năng thanh tốn.


-

Trong thực tiễn bn bán giữa các quốc gia trong khu vực gần nhau, hàng
ñến cảng trước khi nhà nhập khẩu nhận ñược chứng từ vận tải. ðể thuận tiện
cho việc nhận hàng mà không cần bảo lãnh của NH, người mở thư tín dụng
yêu cầu một bản vận đơn gốc gởi theo hàng hóa hoặc được nhà XK gởi trực
tiếp cho nhà NK. Chứng từ gốc này sẽ ñược nhận hàng thay thế cho chứng từ
gởi cho NH. Trong trường hợp này, nếu như NH xác ñịnh bộ chứng từ bất
hợp lệ, trong khi nhà NK ñã nhận được hàng và từ chối thanh tốn, như vậy
nhà XK phải chấp nhận rủi ro.

-

NHPH L/C không thực hiện đúng cam kết của mình trong thanh tốn cho
nhà XK.

1.1.3.2.

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

1.1.3.2.1. Rủi ro hàng hóa ñược giao không ñúng theo hợp ñồng
-

NH sẽ tiến hành trả tiền cho người thụ hưởng dựa trên các chứng từ được
xuất trình, khơng dựa vào việc kiểm tra hàng hóa. NH khơng chịu trách
nhiệm về tính xác thực của các chứng từ, không chịu trách nhiệm về số
lượng và chất lượng hàng được giao. Do vậy, nếu có sự giả mạo trong việc
xuất trình chứng từ giả để nhận được thanh tốn, thì trong trường hợp này,
nhà NK phải hồn trả lại số tiền mà NHPH thư tín dụng ñã trả cho người thụ
hưởng.



8

-

Trong trường hợp nhà XK xuất trình các chứng từ phù hợp với quy ñịnh của
L/C và nhận ñược thanh tốn từ NH, nhưng hàng hóa giao khơng đúng hợp
đồng, bởi vì NH khơng liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa như đã phân
tích ở trên, thì nhà NK phải chịu rủi ro.

-

Nhà XK khơng cung cấp được hàng hóa mặc dù nhà NK đã ký quỹ để được
mở L/C.

-

Hãng tàu khơng tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng khơng cẩn thận,
khơng đúng quy định.

1.1.3.2.2. Rủi ro tốn kém chi phí
-

Khi cần thiết có sự thay đổi về các điều khoản trong hợp đồng thì nhà NK
phải tu chỉnh, sửa ñổi các ñiều khoản trong L/C. Như vậy, thời gian giao
hàng có thể bị trễ hơn, khơng thể ñáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà NK
kịp thời, và phải chịu phí tu chỉnh, sửa đổi.

-


Trong một số trường hợp, hàng ñã ñược giao ñến nơi ñến nhưng nhà NK vẫn
chưa nhận ñược các chứng từ thanh tốn và như vậy khơng thể nhận hàng
được, nếu nhà NK cần gấp hàng hóa hoặc sợ chịu phí lưu kho thì phải nhờ
NHPH phát hành bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải chịu thêm chi phí khơng
nhỏ trả cho NH.

-

NH xác nhận hay một NH ñược chỉ thị khác có thể sai lầm khi đã thanh tốn
cho một bộ chứng từ sai sót, sau đó ghi nợ NHPH L/C. Nếu NH sai lầm lại
do nhà NK chỉ thị, thì NHPH có quyền truy địi lại số tiền đã bị ghi nợ. Hơn
nữa, trong một số trường hợp, nhà NK phải chấp nhận điều khoản hồn trả
cho NHPH ngay cả khi NH sai lầm do NHPH chỉ ñịnh. Về nguyên tắc, NH
chỉ định sai lầm phải hồn trả số tiền ñã ghi nợ cho NHPH, nhưng thực tế thì
rất phức tạp và dễ bị từ chối. ðiều này xảy ra là vì, để được bồi hồn NHPH
phải giao dịch với một NH ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nữa NH
này thường ñề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu
nội địa. Thậm chí, cho dù cuối cùng NHPH cũng được bồi hồn, nhưng phải
mất nhiều thời gian và chi phí có thể vượt giá trị L/C.


×