Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.14 KB, 6 trang )

Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.
Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”.
Người biên soạn: HÀ TIẾP NAM – DESS “Administration Fiscale”
1

GIỚI THIỆU VÀI NÉT TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ.

Khái quát:
Là một phương thức quản lý thuế hiện đại, phù hợp với hệ thống thuế của nền
kinh tế thị trường. Hiện chỉ còn một số quốc gia (chủ yếu là các nước thuộc Đông
Âu, Trung Quốc) là khác với phương thức quản lý này.
Phương thức quản lý thuế TK-TN (cơ chế tự khai – tự nộp thuế)

1- Khái niệm
:
- Tự khai – tự nộp (Self assessment): tự xác định (lượng giá) căn bản thuế nhằm
mục đích tính thuế
- Tự khai – tự nộp: nghĩa hẹp, đối tượng nộp thuế tự xác định căn bản thuế, tự
tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn qui
định.
- Tự khai – tự nộp thuế: nghĩa rộng, đang được sử dụng: là một phương thức
quản lý thuế được xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của ĐTNT được cụ thể
bằng việc ĐTNT tự thực hiện các nghĩa vụ mà Luật qui định và cơ quan thuế
được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc
đó.
2- Nền tảng của TK-TN
:
Tính tự giác tuân thủ của ĐTNT.
3- Các điều kiện để ĐTNT thực hiện TK-TN
:
- ĐTNT phải hiểu biết nghĩa vụ của mình (một luật thuế sẽ đạt được hiệu quả


cao nhất nếu ĐTNT hiểu được nó)
- Thủ tục thuế cần đơn giản. Mục đích: tạo điều kiện dễ dàng cho ĐTNT khi
thực hiện cụ thể các nghĩa vụ.
- Một hệ thống xử phạt nghiêm khắc và một hệ thống cưỡng chế có hiệu quả.
Mục đích chính: ngăn chặn và răn đe, hướng ĐTNT về sự tuân thủ.
- Một bộ máy thanh tra thuế đủ mạnh và hiệu quả. Mục tiêu: làm cho ĐTNT
nhận thức được rằng, các trường hợp không tuân thủ và gian lận thuế sẽ bị
phát hiện và sẽ bị xử phạt nặng.
4- Các đặc trưng quản lý
:
- Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, nhất là trách nhiệm về hành vi, được qui
định rõ ràng cho từng phía: chủ thể quản lý - cơ quan thuế và đối tượng quản
lý - ĐTNT.
- Dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan quyền lực Nhà nước và ĐTNT.
- Nhà nước (cơ quan thuế) không can thiệp và không làm thay trách nhiệm của
ĐTNT
- Nhà nước (cơ quan thuế) chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản
lý chuyển sang lấy hỗ trợ là chính. Đây là nền tảng cho một cuộc cải cách toàn
Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.
Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”.
Người biên soạn: HÀ TIẾP NAM – DESS “Administration Fiscale”
2
diện hệ thống quản lý thuế (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách phương
pháp quản lý, cải cách các thủ tục hành chính…) .
- Chế độ kiểm tra thuế của cơ quan thuế được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu
kiểm”.
5- Hệ quả
:
Việt Nam là một quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi. Từ góc độ này có thể nhìn
nhận được những hệ quả nhất định đem lại từ việc thực hiện phương thức quản lý

TK-TN
Đối với ĐTNT:
- Được quyền tự thực hiện các nghĩa vụ của mình.
- Ngoài các trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn được qui định một cách rõ ràng
(hoặc cố gắng từ phía cơ quan ban hành pháp luật), các quyền của ĐTNT được
xác lập và có xu hướng tăng (đối lại đối với cơ quan thuế là giảm)
- Tăng cơ hội bảo vệ các lợi ích cho chính doanh nghiệp (tự mình hoặc có sự trợ
giúp từ bên ngoài, nhất là đối với các quyết định đưa ra từ phía cơ quan thuế
mà doanh nghiệp cho rằng quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi của doanh
nghiệp).
- Được cơ quan thuế, các viên chức thừa hành trong hệ thống ngành thuế tôn
trọng.
- Được hưởng các dịch vụ thuế ngày càng có chất lượng hơn do thành quả thu
được từ công cuộc cải cách hành chính (hoặc chủ động, hoặc bị động) từ phía
cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan thuế riêng: tiết kiệm được chi phí (kể
cả chi phí thời gian), các phiền hà trong hành chính được giảm thiểu…
- Được sự hỗ trợ tối đa của cơ quan thuế trong việc cung cấp các thông tin,
phương tiện, các trợ giúp để kê khai thuế, nộp thuế. (bởi đây là một trong
những nhiệm vụ chính của cơ quan thuế)
Tuy nhiên, đối lại, ĐTNT cũng có một số điểm cần lưu ý
- Đòi hỏi ĐTNT cần phải hiểu (tự mình hoặc trông cậy vào người khác, tổ chức
khác) khá tường tận các kiến thức về Luật, về kế toán, về hành chính... và mối
quan hệ giữa các lĩnh vực trên với nhau.
- Phải có một bộ máy hành chính được tổ chức một cách khoa học và chuyên
nghiệp
- Khó khăn về sự thích ứng, nhất là các doanh nghiệp từ trước đến nay thường
trông chờ một cách bị động vào cơ quan thuế, cụ thể là các cán bộ chuyên
quản thuế (kết quả dẫn đến thường là sự tuân thủ một cách máy móc từ phía
doanh nghiệp. DN cho rằng cán bộ chuyên quản thuế là “đại diện” toàn quyền
của cơ quan thuế, có đủ “quyền lực” để phán xử mọi vấn đề trong một phạm vi

được “khép kín”. Phán xử đó, có thể hợp luật hoặc có thể không, nhưng chấp
hành phán xử là một sự lựa chọn “khôn ngoan” từ phía ĐTNT.
- Cơ quan thuế không phải là chỗ dựa, bấu víu của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp có hành vi không tuân thủ, tức độc lập với các hành vi này (cơ chế “tự
chịu trách nhiệm”)
Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.
Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”.
Người biên soạn: HÀ TIẾP NAM – DESS “Administration Fiscale”
3
- Không trông chờ vào “duyệt” quyết toán của cơ quan thuế, sử dụng kết quả
quyết toán thuế của cơ quan thuế cho các mục đích khác như hiện nay, ít nhất
là theo thông lệ hoặc thói quen (không còn chế độ quyết toán thuế).
- Các hình phạt sẽ được áp dụng nghiêm khắc hơn, “giá phải trả” cao hơn khi
không thực hiện đúng các qui định của pháp luật (khả năng phát hiện của cơ
quan thuế về sự không tuân thủ sẽ cao hơn nhiều do các cải cách trong nội bộ
cơ quan thuế)
Đối với cơ quan thuế:
- Thể hiện các yêu cầu của Luật thuế liên quan đến việc tính thuế, xác định số
thuế phải nộp, nộp thuế… một cách cụ thể, rõ ràng, dễ tiếp cận nhất (minh
bạch, đơn giản, dễ hiểu?)
- Cải tổ lại bộ máy thuế, tăng cường quyền lực đủ mạnh để kiểm soát các hành
vi không tuân thủ. Tổ chức bộ máy theo chức năng thay cho đối tượng và
chuyên quản trước đây.
- Tổ chức các qui trình quản lý, quản trị nội bộ dựa trên những thành tựu về
công nghệ thông tin để giải quyết tốt nhất các yêu cầu, các đề nghị từ phía
ĐTNT
- Phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ ĐTNT, lấy mục tiêu phục vụ ĐTNT làm nền
tảng căn bản để xây dựng một hệ thống quản lý thuế công bằng, hiệu quả (và
chỉ có cải tổ bộ máy thuế mới có cơ hội đảm bảo cung cấp dịch vụ thuế có
chất lượng)

- Chất lượng cán bộ, phương pháp làm việc… của công chức thuế cần thay đổi
để thích ứng với TK-TN… tức cần chuyên nghiệp hơn
- Tạo dựng một bộ máy thanh tra, kiểm tra đủ mạnh và một hệ thống cưỡng chế
cần thiết.
Đối với quản lý Nhà nước:
- Là một thành tố cơ bản trong chương trình cải cách cơ cấu
- Là một bộ phận mũi nhọn, trọng tâm trong toàn bộ chương trình cải cách hành
chính của Nhà nước.
- Tự khai – tự nộp làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, xóa cơ chế bao cấp,
xin-cho, hỗ trợ cho các cơ quan có chức năng tổ chức và thu hút đầu tư.
- Tách bạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành thuế với các ngành
quản lý khác. Hạn chế sự can thiệp “ngang”

TK-TN thích hợp với một xã hội có trình độ phát triển cao và có truyền thống pháp lý.
Việt Nam là một nước đang nằm trong giai đoạn chuyển đổi nên TK-TN cũng cần có
giai đoạn chuyển đổi. Điểm xuất phát là từ ĐTNT nhưng đấy cũng là chìa khóa, là cơ
hội, là yêu cầu cho một cuộc cải cách toàn diện về hệ thống thuế Việt Nam.
Có thể kết luận, dù thé nào, việc chuyển đổi hệ thống quản lý thuế ở Việt Nam theo
mô hình TK-TN là một điều tất yếu.
Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.
Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”.
Người biên soạn: HÀ TIẾP NAM – DESS “Administration Fiscale”
4
VÀI NÉT VỀ CƯỠNG CHẾ THUẾ TRONG HIỆN NAY

Khái lược
:
Cưỡng chế thuế là dùng sức mạnh của Nhà nước để điều chỉnh các hành vi không
tuân thủ của ĐTNT. Khi thực hiện phương thức TK-TN, tự bản thân nó đã yêu
cầu cần có một chế độ cưỡng chế mạnh đối xứng với chế độ tự giác tuân thủ.

Về phương diện quản lý, nói cho cùng, quản lý thuế là một nghệ thuật nhằm xây
dựng được một sự cân đối giữa phục vụ và chế tài ĐTNT nhằm để khuyến khích
tính tuân thủ tự nguyện của ĐTNT. Quyền lực là cần thiết để duy trì cái mà bất kỳ
Nhà nước nào muốn áp đặt. Khi quyền lực thuế trải rộng trong toàn bộ quá trình
quản lý, cưỡng chế thường không được chú trọng và đấy là điều logic. Khi quyền
lực thu hẹp, có nghĩa là nó sẽ được tập trung những nơi cần thiết và buộc phải tính
đến yếu tố hiệu quả. Để đáp ứng được điều này, mức độ sức mạnh quyền lực được
sử dụng trong thực hiện TK-TN phải được tương xứng (tăng). Nói cho cùng, đấy
là một nghệ thuật sử dụng quyền lực để đạt mục tiêu trong quản lý.
Tuy nhiên, không thể không nhấn mạnh rằng, trong TK-TN, chế tài không phải là
mục tiêu chính của quản lý thuế tìm đến mà chỉ là một phương tiện nhằm khuyến
khích sự tuân thủ. Trên bình diện tổng thể của phương thức quản lý thuế theo mô
hình này, trừng phạt và cưỡng chế sự không tuân thủ mang nặng tính “răn đe” Mặt
khác, nó bảo đảm sự một sự công bằng về đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và
không tuân thủ.
1- Các lĩnh vực liên quan đến các hành vi không tuân thủ
:
- Phải đăng ký thuế nhưng không đăng ký thuế
- Không nộp tờ khai hoặc nộp không đúng hạn định
- Không nộp thuế hoặc nộp không đúng hạn định…
2- Các hình thức xử phạt

- Xử phạt thuế, chủ yếu là xử phạt bằng tiền được cơ quan thuế sử dụng
- Truy tố trước tòa
3- Các hình thức cưỡng chế

Cưỡng chế thường được sử dụng trong lĩnh vực thu nợ thuế.
Cưỡng chế thu nợ thuế là các biện pháp được áp dụng khi ĐTNT không trả thuế
đúng hạn theo qui định của Pháp luật.
Tính hiệu quả của cưỡng chế thu nợ thuế là đảm bảo sự chắc chắn thu được qua

quyền định đoạt của Ngân sách đối với tài sản của con nợ và qua quyền áp đặt
trách nhiệm lên những các nhân, tổ chức khác có liên quan tới con nợ.
- Kiện ra tòa án
- Sử dụng các biện pháp đảm bảo thanh toán cho Ngân sách
3.1- Tham khảo một số nước
- Phạt hành chính (chủ yếu bằng tiền)
- Phân kỳ thanh toán.
Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai – tự nộp thuế.
Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”.
Người biên soạn: HÀ TIẾP NAM – DESS “Administration Fiscale”
5
- Phong tỏa tài khoản ở ngân hàng và những nơi ĐTNT có quyền lợi.
- Phong tỏa tài sản không được chuyển dịch
- Cầm cố tài sản
- Thu ở người thứ ba
- Bù trừ các khoản nợ – có.
- Trách nhiệm tài sản và xử lý ở người đứng đầu Công ty, tập đoàn…
- Truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2- Việt Nam:
- Phạt vi phạm hành chính, chủ yếu là bằng tiền.
- Phạt nộp chậm: không thanh toán đúng hạn. Phổ biến cho tất cả các loại
thuế và thu khác của Ngân sách.
- Không bán hóa đơn.
- Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Lệnh thu để thu nợ thuế (cho Kho bạc và Ngân hàng)
- Tạm giữ tài sản (để thu nợ thuế)
- Kê biên tài sản (để thu nợ thuế)
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh
- Truy cứu trách nhiệm hình sự (chỉ với tội danh trốn thuế)
4- Một số nhận xét về hệ thống xử phạt và cưỡng chế của Việt Nam.


- Quyền lực: phân tán
- Tính pháp lý không cao
- Hạn chế về số lượng biện pháp, đôi khi quá cứng
- Hầu như trống về các thủ tục, trình tự, nhất là trình tự pháp lý.– không có
cơ sở để thi hành.
- Tính khả thi hạn chế
- Không có một cơ quan chuyên môn chuyên về cưỡng chế…
Tóm lại, so với những yêu cầu khi thực hiện thí điểm, cưỡng chế hiện nay chưa
đáp ứng cho phương thức quản lý thuế TK-TN.

×