Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LOGIC MỜ
TRONG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp” là kết quả q trình nghiên cứu của chính tơi.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và xử lý một cách trung
thực. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là thành quả
lao động của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS TRƯƠNG QUANG
THƠNG. Tơi xin cam đoan luận văn này chưa được nộp để xin cấp bằng tại bất kỳ
một cơ sở đào tạo nào trước đây.

Học viên


Nguyễn Thị Mai Trâm


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
Mở đầu ....................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ................................ 5
1.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm ......................................................................... 5
1.2 Mục đích của xếp hạng tín nhiệm ................................................................... 6
1.3 Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ................................................. 8
1.4 Các chỉ tiêu định lượng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ................ 9
1.4.1 . Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn ........................................................ 9
1.4.2 . Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi ........................................................... 11
1.4.3 . Nhóm chỉ tiêu về cấu trúc vốn và khả năng trả nợ .................................... 12
1.4.4 . Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động ........................................................ 15
1.4.5 . Nhóm các chỉ tiêu về tăng trưởng .............................................................. 16
1.4.6 . Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp .................................... 17
1.5 Một số phương pháp xếp hạng tín nhiệm đang được áp dụng ................... 18
1.5.1 . Phương pháp xếp hạng của Moody’s......................................................... 18
1.5.2 . Phương pháp xếp hạng điểm số Z của Altman .......................................... 21
1.6 Cơ sở lý thuyết về kỹ thuật logic mờ................................................................ 24
1.6.1 Tổng quan ....................................................................................................................... 24
1.6.1.1 Một số khái niệm............................................................................... 24



1.6.1.2 Biểu diễn tập mờ ................................................................................ 24
1.6.2 Hàm thành viên tập mờ ............................................................................................ 25
1.6.3 Toán tử tập hợp ........................................................................................................... 27
1.6.4 Toán tử tập mờ ............................................................................................................. 27
1.7 Nghiên cứu trước đây ...................................................................................... 29
Chương 2: Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ..... 30
2.1 Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam ............................ 30
2.1.1 Phương pháp xếp hạng của BIDV ............................................................. 30
2.1.2 Phương pháp xếp hạng của Agribank ........................................................ 34
2.1.3 Phương pháp xếp hạng của CIC ................................................................ 36
2.1.4 Toán tử tập mờ ........................................................................................... 40
2.2 Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ................ 41
2.2.1 Các giả thiết ............................................................................................... 41
2.2.2 Lựa chọn chỉ tiêu và trọng số ..................................................................... 42
2.2.2.1 Lựa chọn bộ chỉ tiêu để đánh giá ....................................................... 42
2.2.2.2 Xác định trọng số của các chỉ tiêu ..................................................... 46
2.2.3 Chọn mẫu ................................................................................................... 46
2.2.4 Phương pháp thực hiện xếp hạng ............................................................... 46
2.2.4.1 Lọc dữ liệu ......................................................................................... 47
2.2.4.2 Mờ hóa ............................................................................................... 48
2.2.4.3 Quy tắc mờ ........................................................................................ 51
2.2.4.4 Giải mờ .............................................................................................. 52
2.2.4.5 Xếp hạng ............................................................................................ 53
Chương 3: Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ để xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................ 58
3.1 Kết quả xếp hạng ............................................................................................ 58
3.1.1 Hàm thành viên của các chỉ tiêu xếp hạng ................................................. 58
3.1.2 Kết quả xếp hạng toàn thị trường ............................................................... 60
3.1.3 Kết quả xếp hạng của doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống – thuốc lá63



3.1.4 Kết quả xếp hạng của doanh nghiệp ngành bất động sản ........................... 64
3.2 Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ để xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp tại Việt Nam ........................................................................................ 66
3.2.1 Những khó khăn khi áp dụng kỹ thuật logic mờ XHTN doanh nghiệp ..... 66
3.2.2 Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ XHTN doanh nghiệp .................... 67
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK :

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CIC

:

Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước

DTNN


:

Doanh thu năm nay

DTNT

:

Doanh thu năm trước

EBIT

:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS

:

Thu nhập trên một cổ phần

GVHB

:

Giá vốn hàng bán

HTK


:

Hàng tồn kho

LNSTNN

:

Lợi nhuận sau thuế năm nay

LNSTNT

:

Lợi nhuận sau thuế năm trước

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

ROA

:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE


:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

ROS

:

Hệ số lợi nhuận ròng trên doanh thu

S&P

:

Standard & Poor’s

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TTS


:

Tổng tài sản

TTSNN

:

Tổng tài sản năm nay

TTSNT

:

Tổng tài sản năm trước

VAFI

:

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam

VQHTK

:

Vịng quay hàng tồn kho

XHTN


:

Xếp hạng tín nhiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 : Các nhân tố XHTN doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moodys ............... 18
Bảng 1.2 : Giá trị tham chiếu của nhân tố doanh thu .............................................. 19
Bảng 1.3 : Bảng chấm điểm các nhân tố xếp hạng ................................................. 19
Bảng 1.4 : Bảng tổng hợp điểm số của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh .............. 21
Bảng 1.5 : Thang điểm trong ngành bán lẻ của Moodys ........................................ 21
Bảng 1.6 : Bảng so sánh Z’’ điều chỉnh và phân loại của S&P .............................. 23
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu tài chính của BIDV ............................................................ 31
Bảng 2.2 : Trọng số các chỉ tiêu xếp hạng của BIDV ............................................. 32
Bảng 2.3 : Trọng số các chỉ tiêu tài chính của BIDV ............................................. 32
Bảng 2.4 : Trọng số chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp của BIDV 33
Bảng 2.5: Các mức xếp hạng tín dụng của BIDV ..................................................... 33
Bảng 2.6 : Trọng số của nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của Agribank .... 35
Bảng 2.7 : Các mức xếp hạng của Agribank ........................................................... 36
Bảng 2.8 : Bảng chỉ tiêu tài chính, trọng số, thang điểm xếp loại của CIC ............ 38
Bảng 2.9 : Tổng hợp mức xếp hạng doanh nghiệp của CIC ................................... 39
Bảng 2.10 : Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ....................................... 44
Bảng 2.11 : Tương quan các mức xếp hạng của Moody’s, S&P và Fitch ................ 54
Bảng 2.12 : Thang đo xếp hạng ................................................................................ 56
Bảng 3.1 : Hàm thành viên của các chỉ tiêu xếp hạng ............................................ 58
Bảng 3.2 : Kết quả xếp hạng toàn thị trường .......................................................... 61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 : Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ........................................... 9
Hình 1.2 : Tập mờ biểu diễn bằng phương pháp đồ thị .......................................... 25
Hình 1.3 : Hàm thành viên về mức độ tốt của VQHTK ......................................... 26
Hình 1.4a :Phân bố Normal ...................................................................................... 27
Hình 1.4b :Phân bố Lognormal ................................................................................ 27
Hình 1.5 : Luật hợp hai tập mờ ............................................................................... 28
Hình 2.1 : Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng logic mờ ................. 47
Hình 2.2 : Các dạng phân bố được đề xuất của chỉ tiêu ROE ................................ 48
Hình 2.3 : Phân bố của chỉ tiêu ROE ...................................................................... 49
Hình 2.4 : Các thơng số của phân bố ROE ............................................................. 49
Hình 2.5 : Kiểm định phân bố của ROE ................................................................. 50
Hình 2.6a: Mật độ xác suất của ROE ........................................................................ 51
Hình 2.6b: Phân bố tích lũy của ROE ....................................................................... 51
Hình 3.1 : Phân bố điểm của các doanh nghiệp được xếp hạng ............................. 60
Hình 3.2 : Kết quả kiểm định Chi square của phân bố điểm .................................. 60
Hình 3.3 : Phân bố xếp hạng của các doanh nghiệp trên tồn thị trường ............... 63
Hình 3.4 : Phân bố xếp hạng của doanh nghiệp ngành thực phẩm-đồ uống-thuốc lá64
Hình 3.5 : Phân bố xếp hạng của doanh nghiệp ngành bất động sản ..................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng
thương mại nhưng nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro trong q trình cấp tín dụng. Năm
2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, nợ xấu của tồn ngành lên đến 200 nghìn tỷ
VND, chiếm trên 8% dư nợ của toàn hệ thống. Đây là hậu quả của chất lượng tín
dụng yếu kém ở các ngân hàng thương mại trong những năm trước đây. Để thốt

khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, song song với việc giải quyết nợ xấu các ngân
hàng thương mại phải nâng cao hiệu quả của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, mà
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là một cơng cụ quan trọng được áp dụng để nâng
cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là việc các
ngân hàng thương mại dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá
năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng tương lai của khách
hàng, từ đó xác định khả năng trả nợ trong tương lai và mức độ rủi ro không trả
được nợ của khách hàng. Đây là căn cứ để ngân hàng lựa chọn khách hàng và xây
dựng chính sách tín dụng hợp lý.
Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã trở thành một thị trường
tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài với dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Cho nên việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là thực sự cần thiết để các nhà đầu
tư có cơ sở đánh giá trước các quyết định đầu tư.
Hiện nay các tổ chức tín dụng đều xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ
cho riêng mình. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín nhiệm được thực hiện với các chỉ tiêu
định tính chiếm tỷ trọng khá cao (60% - 70%), dẫn đến kết quả xếp hạng phụ thuộc
nhiều vào cảm tính chủ quan của cán bộ tín dụng.
Ngồi ra, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đã có mặt tại thị
trường Việt Nam như Fitch’s, Standard and Poor’s (S&P), Moody’s. Tuy nhiên, do
những khác biệt về văn hoá, tập quán và chuẩn mực báo cáo tài chính (ví dụ như khi


2

tính EPS cơ bản, theo hệ thống kế tốn quốc tế (IAS) thì lãi dùng để tính EPS cơ
bản là lãi thuần thuộc các cổ đơng, nó khơng bao gồm các khoản lãi mà được dùng
để chia cho nhân viên hay đối tượng khác như quỹ khen thưởng, phúc lợi. Nhưng
theo hệ thống kế tốn Việt Nam (VAS) thì khơng trừ các quỹ này nên rất nhiều tình
huống EPS tính theo VAS cao hơn theo IAS khá nhiều thông thường từ 5 – 15%, cá
biệt có thể lên đến 30%), mà trong một số trường hợp các tổ chức này vẫn chưa

đánh giá được một cách tồn diện và chính xác năng lực của các doanh nghiệp trong
nước.
Với thực trạng nêu trên, đề tài “Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam” là cần thiết và có giá trị thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và thực tiễn của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp,
đề tài tiến hành tổng hợp các phương pháp XHTN đang được áp dụng trên thế giới
và phân tích thực trạng cơng tác XHTN các doanh nghiệp tại Việt Nam, tìm ra các
hạn chế cịn tồn tại. Từ đó, đề tài xây dựng mơ hình XHTN các doanh nghiệp tại
Việt Nam bằng kỹ thuật logic mờ, làm cơ sở tham khảo cho các nhà đầu tư, doanh
nghiệp, ngân hàng và các đối tượng có quan tâm.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như
kim chỉ nam xuyên suốt đề tài. Trả lời được tất cả các câu hỏi này sẽ đạt được mục
tiêu của đề tài:
-

Các chỉ tiêu nào là phù hợp dùng để đánh giá doanh nghiệp khi xếp hạng?

-

Kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ có khác biệt

so với các phương pháp đang được áp dụng hay không?
-

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp này có giá trị ứng dụng trong

thực tiễn không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là XHTN các doanh nghiệp tại Việt Nam dựa trên
phương pháp kỹ thuật logic mờ.


3

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao
dịch HOSE và HNX, ngoại trừ các tổ chức tài chính. Số liệu sử dụng để nghiên cứu
được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 (4 năm). Đề tài tập
trung vào nghiên cứu định lượng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để so sánh và phân tích trong suốt q trình
nghiên cứu, bằng việc ứng dụng mơ hình tốn của logic mờ và lý thuyết xác suất
thống kê để xếp hạng tín nhiệm với sự hỗ trợ của các phần mềm tính tốn như sau:
xác định phân bố của các chỉ tiêu ở bước mờ hố bằng phần mềm mơ phỏng Arena
và giải mờ để xác định điểm bằng các hàm trong bảng tính Excel.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kỹ thuật logic mờ được áp dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật, tuy nhiên, trong
lĩnh vực kinh tế thì nó là một phương pháp tương đối mới. Đề tài này sẽ cung cấp
một phương pháp định lượng để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp một cách khách
quan cho các đối tượng có nhu cầu như là: ngân hàng, nhà đầu tư, doanh nghiệp
được đánh giá…Với kết quả nghiên cứu này, các ngân hàng có thể tham chiếu làm
căn cứ thẩm định trong q trình cấp tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm công cụ hỗ trợ
cho các quyết định đầu tư của mình. Riêng đối với bản thân doanh nghiệp, có cơ hội
nhìn nhận, tự đánh giá lại năng lực của mình để đề ra các chiến lược hoạt động phù
hợp.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương với các nội dung chính như sau:
-


Chương 1: “Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”, hệ thống hố
các lý thuyết cơ bản về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cùng với phương
pháp thực hiện của một số tổ chức nước ngồi và trình bày cơ sở lý luận về
kỹ thuật logic mờ .

-

Chương 2: “Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”,
trình bày thực trạng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam và các


4

bước tiến hành xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng phương pháp logic
mờ.
-

Chương 3: “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật logic mờ để xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp tại Việt Nam”, thống kê, phân tích và bình luận kết quả xếp
hạng của phương pháp nghiên cứu trong đề tài, đồng thời đề xuất giải pháp
để áp dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp tại
Việt Nam có hiệu quả.

-

Kết luận


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP

1.1

Khái niệm xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm - “Credit Ratings” là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm
1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu,
phân tích và cơng bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty
theo một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ (AAA) đến
(C). Theo Moody’s, xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá về khả năng và sự sẵn sàng
của một đơn vị phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất
định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ đó.
Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P): “xếp hạng tín nhiệm là
sự đánh giá về rủi ro tín dụng trong tương lai dựa trên những yếu tố hiện tại của tổ
chức đối với một nghĩa vụ tài chính cụ thể”
Theo quan điểm của của cơng ty chứng khốn Merrill Lynch cũng tương tự như
S&P là: “Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện thời của cơng ty xếp hạng tín nhiệm
về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ
nhất định”. Hay nói cách khác, đó là cách đánh giá tại thời điểm hiện tại về chất
lượng tín dụng được xem xét trong tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng tổ
chức phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn.
Theo định nghĩa của Fitch’s thì “xếp hạng tín nhiệm là đánh giá mức độ khả năng
thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các
khoản phải trả khác của một tổ chức”. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch là
sự kết hợp của cả yếu tố tài chính và phi tài chính, chỉ số đánh giá còn cho thấy khả
năng sinh lợi tương lai của tổ chức được đánh giá.
Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI): “ xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp là đánh giá khả năng của doanh nghiệp thực hiện thanh toán đúng hạn

một nghĩa vụ tài chính”
Về phía ngân hàng thì theo sổ tay tín dụng của ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn Việt Nam: “xếp hạng tín nhiệm khách hàng là một quy trình đánh giá


6

xác suất một khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối
với ngân hàng như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các
điều kiện tín dụng khác”
Có rất nhiều định nghĩa về xếp hạng tín nhiệm, có thể đúc kết lại như sau: xếp hạng
tín nhiệm là việc đánh giá rủi ro, chất lượng tín dụng trong tương lai của một tổ
chức trong việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với các bên đối tác ở
một khoảng thời gian nhất định thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính tại thời điểm hiện tại.
1.2

Mục đích của xếp hạng tín nhiệm

Trong nền kinh tế, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có vai trị và ý nghĩa đối với
nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý nhà
nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư,…Tuy nhiên, do tính chất hoạt động, kinh doanh
khác nhau nên mỗi nhóm đối tượng có mục đích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
khác nhau:
 Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức
kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để
cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh tốn và cung ứng dịch vụ ngân
hàng (Trần Huy Hồng, 2011). Vì vậy, một vấn đề rất quan trọng của các ngân hàng
thương mại là phải luôn thu hồi được các khoản cho vay để bảo tồn vốn tự có của

ngân hàng và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản vốn huy động. Như vậy, mục
đích XHTN của ngân hàng thương mại là:
-

Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất,
biện pháp bảo đảm tiền vay,...

-

Giám sát và đánh giá khách hàng trong thời gian khoản tín dụng đang cịn dư
nợ. Thứ hạng khách hàng cho phép Ngân hàng dự báo chất lượng tín dụng và
có những biện pháp đối phó kịp thời.

-

Xét trên góc độ quản lý tồn bộ danh mục đầu tư, XHTN cịn nhằm mục đích:
 Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng ít rủi ro hơn.


7

 Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khó thu hồi được để trích lập dự phịng rủi
ro tín dụng .
 Cơ quan quản lý nhà nước
Kết quả XHTN doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá
được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở thơng tin để so sánh theo ngành kinh tế,
lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà
nước đưa ra những giải pháp thích hợp nhất để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động
của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói
chung, nhằm bảo đảm một mơi trường kinh tế hoạt động lành mạnh.

Đặc biệt đối với cơ quan chủ quản là Ngân hàng nhà nước: Từ kết quả XHTN
doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước có thể biết mức độ rủi ro theo từng ngành,
vùng kinh tế, loại hình doanh nghiệp, từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích hợp,
thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng.
 Các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán
Cùng với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khốn, các thơng tin về
XHTN của các chứng khốn cũng như các tổ chức phát hành ngày càng có vai trị
quan trọng như sau:
 Cung cấp những thơng tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình trạng của nhà phát
hành để lựa chọn chứng khốn thích hợp.
 Tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán được dễ dàng, thuận
lợi hơn (Với việc XHTN, nhà đầu tư sẽ an tâm, tin tưởng và dễ dàng lựa chọn
chứng khốn để đầu tư. Từ đó làm cho nhà phát hành dễ dàng tiếp cận được với các
nguồn tài chính hơn)
 Là công cụ hữu hiệu mà nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể sử dụng để đánh
giá các loại cơng cụ nợ sẵn có.
 Thúc đẩy nhà phát hành nâng cao trách nhiệm đối với các nhà đầu tư do việc
XHTN liên quan chặt chẽ đến uy tín của nhà phát hành.
 Là cơng cụ quản lý danh mục đầu tư, giúp các nhà đầu tư chuyển đổi các chứng
khoán trong danh mục đầu tư để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro.


8

 Là công cụ đánh giá một số rủi ro có liên quan, được các ngân hàng và các tổ
chức tài chính trung gian khác sử dụng như một tiêu chuẩn quan trọng khi quyết
định cho vay, tài trợ dự án...
 Doanh nghiệp được xếp hạng
Qua thông tin XHTN, các doanh nghiệp đánh giá được tình trạng hoạt động kinh
doanh thực tế của mình, triển vọng phát triển cũng như những rủi ro có thể gặp phải

trong tương lai. Từ đó đề ra các kế hoạch hiệu chỉnh chiến lược trong hoạt động
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, XHTN cũng là cơ sở để xây dựng giá trị của doanh nghiệp và giá trị của
mỗi cổ phiếu phát hành.
Ngồi ra, XHTN cịn là cơ sở cho phép các doanh nghiệp so sánh vị thế cạnh tranh
của mình và các doanh nghiệp khác
1.3

Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Để xếp hạng tín nhiệm cho một doanh nghiệp, phải tiến hành rất nhiều công việc
khác nhau theo một trình tự nhất định. Các bước cơng việc này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và phải được thực hiện theo thứ tự một cách hợp lý. Mỗi tổ chức xếp
hạng đều có phương pháp và quy trình thực hiện khác nhau, tuy nhiên về cơ bản
đều gồm các bước như sau:


9

Xác định đối tượng và mục đích XHTN

Thu thập thơng tin:
- Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích
- Thơng tin XHTN của tổ chức xếp hạng khác

Phân tích thơng tin:
- Phân loại theo ngành, qui mơ
- Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm theo mơ hình phù
hợp


Khơng

Đưa ra kết quả XHTN ban đầu

Xem xét về tính khách
quan và chính xác

Cơng bố kết quả XHTN

Hình 1.1: Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

1.4

Các chỉ tiêu định lượng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
1.4.1

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn

Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phản ánh mối quan
hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh tốn trong kỳ và những khoản phải
thanh toán trong kỳ (Đào Lê Minh, 2009). Để trả lời cho câu hỏi liệu doanh nghiệp
có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn hay khơng phải sử dụng các hệ số tài
chính như sau:


10

 Hệ số khả năng thanh toán hiện tại (Current Ratio)
Hệ số này còn được gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đo lường khả
năng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ

ngắn hạn, được xác định theo công thức sau:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

(1.1)

Tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn
kho.
Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn
đến hạn phải trả, thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác
Hệ số khả năng thanh toán cao thể hiện tiềm năng thanh toán của doanh nghiệp cao
so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số này quá cao
cũng có thể do doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn mà chưa chắc
mang lại hiệu quả kinh tế.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio hoặc Acid – Test Ratio)
Các thành phần trong tài sản ngắn hạn có mức độ thanh khoản khác nhau, trong đó
hang tồn kho là thành phần có tính thanh khoản kém nhất. Do đó, để đánh giá chính
xác hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hệ số khả năng thanh toán nhanh
được đưa ra theo công thức sau:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 − ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
(1.2)
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu
động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số càng lớn thể hiện khả năng thanh toán
nhanh càng cao, tuy nhiên hệ số quá lớn sẽ gây mất cân đối của vốn lưu động.

Trong một số trường hợp, tuy hệ số thanh toán hiện tại và hệ số thanh toán nhanh
cao nhưng vẫn khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn do các khoản
phải thu chưa thu hồi được hoặc chưa bán được hàng tồn kho. Do đó ta phải sử
dụng hệ số khả năng thanh tốn tức thì (Cash Ratio)
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎì =

𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶𝐾 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

(1.3)


11

 Hệ số thanh toán vốn lưu động
Hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao nhất
chiếm trong tổng tài sản lưu động
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 =

𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶𝐾 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔

(1.4)

Hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp, nhưng hệ số
này quá cao thể hiện tình trạng ứ đọng vốn, kém hiệu quả.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi (Profitability ratios)

1.4.2


Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi dùng để đánh giá khả năng tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mức lãi hàng năm ổn định chắc
chắn sẽ ít rủi ro hơn một cơng ty có doanh thu và lợi nhuận thường hay biến động
(Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự, 2008). Các hệ số về khả năng sinh lợi đo
lường trực tiếp hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc chuyển hóa doanh
thu bán hàng thành lợi nhuận. Cơng ty có khả năng thanh tốn nợ vay đúng hạn hay
không tùy thuộc rất lớn vào khả năng sinh lợi. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
 Hệ số lợi nhuận gộp trên doanh thu (Gross profit margin)
𝐻ệ 𝑠ố 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

(1.5)

Chỉ số này thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi
nhuận vì lợi nhuận gộp là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán,
khơng tính đến các chi phí quản lý.
 Hệ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Net profit margin ratio/ return on sales
-ROS)
Chỉ tiêu này thể hiện 1$ doanh thu tạo ra bao nhiêu $ lợi nhuận, chỉ tiêu này được
cổ đông rất quan tâm
𝑅𝑂𝑆 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

(1.6)



12

 Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu
𝐻ệ 𝑠ố 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 =

𝐸𝐵𝐼𝑇
(1.7)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Ở Việt Nam, chỉ tiêu này là căn cứ để trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi đối với
các doanh nghiệp nhà nước
 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio – ROA)
𝑅𝑂𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑥 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

(1.8)

Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đo lường khả năng tạo lợi nhuận của
toàn bộ tài sản mà khơng quan tâm đến nguồn tài sản đó được tài trợ từ đâu. Nói
cách khác, tỷ số này khơng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tài sản, cơ cấu vốn. Nếu cơng ty
có vay nợ thì chủ nợ cũng đóng góp một phần trong tổng tài sản của cơng ty. Do đó,
lợi nhuận để tính tốn chỉ tiêu này nên là lợi nhuận chưa trừ lãi vay (Đào Lê Minh,
2009):
𝑅𝑂𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 + 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

𝑥 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

(1.9)

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity ratio – ROE)
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi cho
1$ vốn họ bỏ ra để đầu tư vào cơng ty
𝑅𝑂𝐸 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ị𝑛𝑔
𝑥 100
𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.10)

 Hệ số thu nhập trên một cổ phần (Earning per Share – EPS)
𝐸𝑃𝑆 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

(1.11)

Hệ số này là một yếu tố rất quan trọng, quyết định giá trị cổ phần vì nó thể hiện thu
nhập mà nhà đầu tư có được khi nắm giữ cổ phần.
1.4.3

Nhóm chỉ tiêu về cấu trúc vốn và khả năng trả nợ


Nhóm chỉ tiêu về cấu trúc vốn đánh giá mức độ một công ty tài trợ cho hoạt động
kinh doanh của mình bằng vốn vay. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phân
tích khả năng trả nợ của cơng ty. Phân tích khả năng trả nợ của một cơng ty hồn


13

tồn khác với phân tích khả năng thanh khoản. Trong phân tích khả năng thanh
khoản, kỳ phân tích là đủ ngắn để dự báo dòng tiền. Dự báo dài hạn có độ tin cậy
thấp hơn và do vậy, phân tích khả năng trả nợ sử dụng các chỉ tiêu đo lường phân
tích ít chính xác hơn nhưng tồn diện hơn (Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự,
2008). Các chỉ tiêu đo lường thông thường là:
 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio)
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

(1.12)

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty tài trợ bằng vốn vay. Tỷ
số này sử dụng giá sổ sách chứ không sử dụng giá thị trường (Trần Ngọc Thơ,
2007).
 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt – to – equity ratio)
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.13)


Tuy nhiên hầu hết các khoản vốn vay này là tín dụng thương mại phi lãi suất và
những khoản trả ngắn hạn. vì vậy để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một
cách thường xuyên (qua đó phản ánh được rủi ro tài chính mà cơng ty phải chịu),
người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần:
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 =

𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.14)

 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 =

𝑇𝑜à𝑛 𝑏ộ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.15)

Đây là một tỷ số khác được sử dụng để tính tốn mức độ đi vay mà cơng ty đang
gánh chịu
 Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nợ
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑛ợ =

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
(1.16)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ



14

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nợ thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nợ ngắn hạn chủ yếu dùng để đáp ứng nguồn vốn lưu động của công ty
(Subramanyam và Wild, 2008)
 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 đầ𝑢 𝑡ư 𝑇𝑆𝐶Đ =

𝑇𝑆𝐶Đ
(1.17)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Nếu chỉ tiêu này càng lớn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm thể hiện cơ sở
vật chất tăng lên, doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường
năng lực sản xuất.
 Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ số tự tài trợ TSCĐ =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇𝑆𝐶Đ

(1.18)

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 sẽ cho thấy một phần của tài sản cố định được tài trợ
bằng nguồn vốn đi vay, nếu nguồn vốn đi vay là ngắn hạn thì doanh nghiệp đang có
một cơ cấu vốn hết sức mạo hiểm, khả năng thanh khoản trong tương lai sẽ kém.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned Ratio/ Interest
Cover Ratio)
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 =


𝐸𝐵𝐼𝑇
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

(1.19)

Hệ số này cho biết doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận trong kỳ gấp bao nhiêu lần so
với chi phí lãi phải trả cho khoản vay. Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng
chi trả tiền vay càng thấp và ngược lại
Tuy nhiên, EBIT được tính sau khi đã trừ khấu hao, mặc dù thực tế khơng có luồng
tiền đi ra. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tổng quát được sử dụng để xác định
luồng tiền từ hoạt động kinh doanh gấp bao nhiêu lần chi phí lãi vay (Đào Lê Minh,
2009)
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =

𝐸𝐵𝐼𝑇 + 𝐾ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜
(1.20)
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦


15

 Hệ số khả năng trả nợ
Chỉ số khả năng trả lãi chưa phản ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì
ngồi lãi doanh nghiệp cịn phải trả nợ gốc và các khoản khác. Để đo lường khả
năng trả nợ, ta sử dụng hệ số sau:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ả 𝑛ợ =

𝐺𝑉𝐻𝐵 + 𝐾ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 + 𝐸𝐵𝐼𝑇
𝑁ợ 𝑔ố𝑐 + 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦


(1.21)

Hệ số này đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ nguồn doanh
thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế. Nợ gốc sẽ được trang trải từ doanh thu và
khấu hao, lãi sẽ được trả từ lợi nhuận trước thuế. Chỉ số này cho biết có bao nhiêu
đồng có thể sử dụng để trả một đồng nợ gốc và lãi vay (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
1.4.4

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Các chỉ tiêu này đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số
hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc khơng dùng
khơng tạo ra thu nhập vì thế cơng ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả
hoặc loại bỏ chúng đi
 Số vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio)
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

(1.22)

Khi khách hàng tất tốn các hố đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được
một vòng. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của cơng
ty. Nếu số vịng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém nhưng nếu quá cao sẽ làm
giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu
 Tỷ số kỳ thu tiền bình quân (average collection period)
Đây là dạng thể hiện khác của vòng quay các khoản phải thu
𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =


𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑛𝑔à𝑦

(1.23)

 Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio)
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

(1.24)


16

Đây là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả
như thế nào. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm
ngành nghề kinh doanh
 Vòng quay khoản phải trả
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔
𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

(1.25)

Doanh số mua hàng = Giá vốn hàng bán + Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho đầu kỳ
Chỉ số này đo lường tốc độ thanh toán hàng mua chịu của nhà cung cấp mà doanh
nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện. Nếu chỉ số này thấp, doanh nghiệp có thể kéo dài

thời gian trả nợ, nguồn vốn lưu động sẽ linh hoạt hơn.
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Sales –to –fixed assets ratio)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ

𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ =

(1.26)

Tỷ số này nói lên 1$ tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu $ doanh thu. Qua đó đánh
giá hiệu quả sử dụng tài sản của cơng ty
 Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản (Sales –to –total assets ratio)
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡𝑜à𝑛 𝑏ộ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

(1.27)

Chỉ tiêu này đo lường 1$ tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra bao nhiêu $ doanh thu. Nếu chỉ số này quá cao chứng tỏ công ty hoạt động gần
hết cơng suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn
 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (Sales –to –equity ratio)
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 =
1.4.5

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.28)


Nhóm các chỉ tiêu về tăng trưởng

Các chỉ tiêu này cho biết triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Do
vậy, nếu đầu tư hay cho vay dài hạn thì các tỷ số này được quan tâm nhiều hơn.
 Hệ số lợi nhuận tích luỹ
𝐻ệ 𝑠ố 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙𝑢ỹ =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙𝑢ỹ
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

(1.29)


17

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích luỹ cho tái đầu tư,
qua đó cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp
 Hệ số tăng trưởng bền vững
𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑏ề𝑛 𝑣ữ𝑛𝑔 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙𝑢ỹ
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

(1.30)

Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích luỹ lợi
nhuận
Ngồi ra, triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp còn thể hiện qua tốc độ gia tăng
của các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, tài sản…

1.4.6

Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường doanh nghiệp

Các nhóm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu quản lý tài sản, chỉ tiêu quản lý nợ và chỉ
tiêu khả năng sinh lợi chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị
tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc vào kỳ vọng của thị trường, được đo lường
bằng các chỉ tiêu như sau (Nguyễn Minh Kiều, 2009):
 Tỷ số P/E (Price/ Earning ratio)
𝑃/𝐸 =

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

(1.31)

Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng để có 1 đồng lợi nhuận
của doanh nghiệp, chỉ số này càng cao thể hiện thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá
cao triển vọng của doanh nghiệp
 Tỷ số P/B (Price to book value ratio)
𝑃/𝐵 =

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

(1.32)

Chỉ tiêu này đo lường tương quan giữa giá thị trường và mệnh giá của cổ phiếu.
Nếu nhà đầu tư kỳ vọng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong tương lai (thể hiện
ở việc tung ra sản phẩm mới thành công, dây chuyền sản xuất hiện đại, chuỗi cung

ứng chuyên nghiệp hay một chính sách mới…) làm cho thị giá cổ phiếu tăng, dẫn
đến P/B tăng.


×