Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

13 vị tiến sĩ triều Lê của huyện Thanh Chương qua tư liệu Hán Nôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.31 KB, 8 trang )

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Các tân khoa nhận áo mũ Vua ban
(Ảnh: Tư liệu)

13 VỊ TIẾN SĨ TRIỀU LÊ CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG
QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM
n Ths. Lê Thị Thu Hương
Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Thanh Chương 清漳 là một huyện
miền núi ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh 50km. “Xưa
Thanh Chương là Trại Động (Đồng) 寨
峒, đời Trần niên hiệu Thiên Ứng Chính
Bình năm thứ 2 (1233) theo bản đồ là
huyện Thanh Giang. Đời Lê Trung Hưng
(1533-1789), Trịnh Giang lên ngôi chúa,
kiêng húy chữ Giang 江 đổi Giang
thành Chương 漳 . Cương vực phía
Đơng Bắc là phủ Trịnh Đô, Tây phủ Trà
Lân, Nam giáp Hương Sơn, La Sơn, ba
mặt là núi, một mặt là sông” (1). Thời Lê,
Thanh Chương là một trong sáu huyện
thuộc phủ Diễn Châu “phong tục trong
cả phủ đều thuần hòa, chỗ nào cũng
có văn học”(2) “cảnh sắc thiên nhiên tươi
đẹp, kẻ sĩ chăm chỉ đèn sách, trau dồi
lễ nghĩa” (3).

SỐ 1/2017



1. Tư liệu Hán Nôm về các vị khoa bảng
triều Lê huyện Thanh Chương
Nói đến danh nhân đất Thanh Chương Nghệ An chúng ta không thể không nhắc tới 13
vị Tiến sĩ triều Lê. Tên tuổi và sự nghiệp của họ
từng được nhắc đến trong các sách đăng khoa
lục đại khoa biên soạn vào thời Lê sơ và Lê
Trung Hưng như: Lịch đại đăng khoa lục 歷代
登科錄 (4), Lịch đại đại khoa lục 歷代 大科錄
(5)
, Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục
鼎 锲 大 越 歷 朝 登 科 錄 (6) và bia Văn miếu
Thăng Long… Đây là nguồn tài liệu chính mà
các nhà biên soạn sách khoa bảng Việt Nam sau
này thường sử dụng như cuốn Các nhà khoa
bảng Việt Nam 1075-1919 của Ngô Đức Thọ
chủ biên, Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống
Việt Nam do nhóm Bùi Hạnh Cẩn - Minh Nghĩa
- Việt Anh biên soạn, Khoa bảng Nghệ An của
Đào Tam Tỉnh biên soạn.
Qua tìm hiểu tư liệu Hán Nôm về khuyến
học của tỉnh Nghệ An, chúng tơi chú ý đến
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[47]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

mảng tài liệu địa phương chí của tỉnh này
hiện lưu trữ tại kho sách Hán Nơm thuộc
Viện Nghiên cứu Hán Nơm. Đó là nguồn tài
liệu phong phú, rất có giá trị, phản ánh nhiều
mặt về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán,
danh nhân… của địa phương. Phần mục
Nhân vật chí trong các sách này ghi chép khá
cụ thể, bổ sung được nhiều chi tiết mà trong
các sách khoa bảng đại khoa không chép
hoặc chép một cách sơ lược về tiểu sử 13 vị
Tiến sĩ này.
Đó là các sách:
1.1. Thanh Chương huyện chí (TCHC)
清 章 縣 誌 (chữ Hán), 2 bản viết tay, Bản
A.97/2 do Tri huyện Nguyễn Điển soạn. Mục
Văn thần đời trước (tr.15a-17b) có khảo về 9
vị Tiến sĩ (thiếu Nguyễn Trọng Thường, Lê
Cận, Nguyễn Đường). Bản VHv.2557 Đặng
Công Luận 鄧公論 chép vào năm 1963 theo
bản chính. Ngơ Ngọc Thiên 吳 玉 千 hiệu
đính, phần khảo về Văn miếu trong mục Kim
cổ vị sự chí (tr. 28a-30b) cho biết cả 13 vị
Tiến sĩ này đều được thờ ở Văn miếu của bản
huyện. Ngoài thông tin ngắn gọn về học vị,
khoa thi, người soạn sách còn cung cấp đầy
đủ cấp bậc, tước vị, phẩm hàm của 13 vị Tiến
sĩ mà các sách đăng khoa lục khác thường ít
chép. Như khi viết về Tiến sĩ Nguyễn Trọng
Thường, sách chép: “Tiến sĩ khoa Nhâm
Thìn, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Lại

bộ Hữu thị lang, Cần Xuyên hầu, phong tặng
Lại bộ Thị lang, Cần quận công, gia tặng
Công bộ Thượng thư, Trung Cần xã Cửu
Đường Nguyễn tướng công”, Tiến sĩ Nguyễn
Đương “Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân
khoa Kỷ Sửu, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại
phu, phụng sai Quảng, Thuận đẳng đạo,
Chính đốc, Hàn lâm viện Thị độc, Lạp Sơn
bá, phong tặng Quang Đẳng xứ, Tán trị Thừa
chính, Lạp Sơn hầu Trung Cần xã Nguyễn
tướng cơng”.
Cổ kim nhân vật chí (tr. 40a-53a) phần
Văn khoa chép về tiểu sử 13 vị Tiến sĩ này với
thông tin đầy đủ về quê quán, họ tên, tự, hiệu,
biệt hiệu (nếu có), kèm theo tư liệu về gia phả
dịng họ, truyền thuyết lưu truyền trong dân
gian. Vì là sách địa chí của bản huyện nên
SỐ 1/2017

Thanh Chương huyện chí cung cấp được thơng tin
khá đầy đủ, chi tiết về 13 vị Tiến sĩ này.
1.2. Nghệ An nhân vật chí (NANVC) 乂安人
物誌 (chữ Hán) (sách vốn khơng ghi tên ở đầu sách,
có lẽ do người làm thư mục căn cứ vào nội dung để
đặt tên), 1 bản viết tay, VHv.1369 ghi về các nhân
vật đỗ đạt của Nghệ An xưa (gồm cả Hà Tĩnh).
Riêng huyện Thanh Chương có 2 vị Tiến sĩ là Tống
Tất Thắng (tr.4b) bổ sung được thông tin về nơi thờ
tự và việc con cháu ông di cư về xã An Ấp, huyện
Hương Sơn, làm con nhà họ Trần; (tr.12a) bổ sung

được tư liệu về việc đi sứ nhà Thanh của Tiến sĩ
Nguyễn Đường.
1.3. Nghệ Tĩnh tạp ký (NTTK) 乂靜雜記 (chữ
Hán), Tiến sĩ Thiên Lộc Chỉ Am Phan Hịa Phủ 潘
和甫 biên tập (Phan Huy Ơn) Phan Huy Sảng 潘輝
爽 hiệu đính, 1 bản viết tay, A.93. Sách ghi chép tiểu
sử, hành trạng người đỗ Trạng nguyên, Tiến sĩ, Bảng
nhãn, Thám hoa của 4 phủ Đức Quang, Diễn Châu,
Anh Đô, Hà Hoa của xứ Nghệ An thời Trần, Lê, Mạc.
Số người đỗ đạt của từng huyện được biên tập, thống
kê trước khi đi vào tiểu sử từng nhân vật, khiến người
đọc dễ bao quát. Riêng huyện Thanh Chương có chép
tiểu sử 13 vị Tiến sĩ (tr.9a-10b) theo trật tự: quê quán
(đơn vị xã), các khoa thi, làm quan đến chức, tước
hiệu được phong tặng. Như khi viết về Tiến sĩ Lê
Cẩn, sách viết: “người xã Nam Hoa đông, thi Hương
trúng Giải nguyên, tái trúng Sĩ vọng. Năm 48 tuổi
đậu đồng Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh
11 (1715), làm quan đến Giám sát Ngự sử”.
1.4. Nghệ An ký (NAK) 乂安記: chữ Hán, Bùi
Tồn Trai 存齋裴 (Bùi Dương Lịch) soạn, sách in,
ký hiệu VHv.1713/1-2, gồm địa phận, núi sông, danh
nhân… tỉnh Nghệ An. Phần tiểu sử các nhân vật
trong Nghệ An ký chiếm tới nửa bộ sách gồm 150
văn nhân và 31 võ tướng thời Lê về trước của các
địa phương thuộc trấn Nghệ An (gồm cả Nghệ An
và Hà Tĩnh ngày nay). 13 vị Tiến sĩ triều Lê huyện
Thanh Chương được tác giả Bùi Dương Lịch biên
soạn tỉ mỉ với nguồn tài liệu Đăng khoa lục về
những năm trước đời Cảnh Hưng (1740), Đại Việt

sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên và từ
nguồn gia phả nên tư liệu đầy đủ hơn cả các cuốn
sách kể trên. Sách này đã có bản dịch (7), chúng tơi
căn cứ vào bản chữ Hán ký hiệu VHv.1713/2, tham
khảo bản dịch của Nguyễn Thị Thảo khi lấy tư liệu
về các vị Tiến sĩ này.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[48]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI
Để có được tiểu sử đầy đủ nhất về các
vị danh nhân này, chúng tôi ghi chép qua
từng tài liệu kể trên, loại bỏ những thông tin
trùng lặp, tổng hợp lại, tham khảo thêm
thông tin về gia phả, sắc phong trong các bài
viết của các nhà khoa học in trong các tạp
chí chuyên ngành, tra thêm trước tác của các
vị trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam - thư
mục đề yếu, tổng hợp lại thành tiểu sử 13 vị
Tiến sĩ này với nội dung đầy đủ nhất. Tư
liệu từ sách đăng khoa lục đại khoa chúng
tôi xin dẫn theo Các nhà khoa bảng Việt
Nam (1075-1919) (8) của Ngô Đức Thọ chủ
biên (03 nhân vật Tống Tất Thắng, Lê Cận
và Nguyễn Đường khơng có trong cuốn
này), ngoài ra bổ sung thêm tư liệu bia Văn

miếu. Tài liệu dẫn dụng sẽ được thống kê ở
dưới phần tiểu sử, ghi nguồn gốc rõ ràng (số
trang, kí hiệu sách...).
2. Hệ thống tiểu sử 13 vị Tiến sĩ triều Lê
Qua các nguồn tư liệu Hán Nôm, chúng tôi
hệ thống lại tiểu sử của 13 vị Tiến sĩ triều Lê
của huyện Thanh Chương Nghệ An như sau:
2.1. Nguyễn Thiện Chương 阮 善 彰
(1452-1521): người thơn Hồnh Sơn, xã
Nam Hoa Thượng, huyện Thanh Chương,
nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Theo Đăng khoa lục, ông 18 tuổi
đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa
Kỷ Sửu niên hiệu Quang Thuận 10 (1469)
đời vua Lê Thánh Tông, là người khai khoa
của dòng họ Nguyễn Thiện và là vị Tiến sĩ
trẻ tuổi nhất ở Nghệ An. Ông được ban Đặc
tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Hình bộ Tả thị
lang, Lộc Xuyên hầu. Năm 1843 vua Lê
Thánh Tông sai ông cùng với các cộng sự
sưu tập tất cả các điều luật đã ban hành,
nghiên cứu rồi hệ thống hóa để xây dựng
thành bộ Quốc triều hình luật hay cịn gọi
là Lê triêu hình luật. Làm quan đến chức
Hữu thị lang. Ơng vì ngay thẳng can gián
vua nhưng vua khơng nghe, nên năm 33
tuổi, về trí sĩ. Khi cáo quan trở về q nhà,
Nguyễn Thiện Chương sống hịa mình với
bà con làng xóm, ln quan tâm đến nâng
cao dân trí, lo việc học hành cho con cháu.

Ông mở trường dạy học, làm thầy thuốc
chữa bệnh cứu người. Trường học của ông
SỐ 1/2017

ngày càng uy tín cho nên bầu bạn xa gần gửi con đến
học ngày một đông. Gia phả họ Nguyễn Thiện ghi:
“Quan phong Ngự sử đề hình/ Trực ngơn nổi tiếng
triều đình nhà Lê/ Ba mươi ba tuổi xin về trí sỹ/ Thọ
bảy mươi đức xỉ câu tơn/ Thanh liêm đã nổi tiếng đồn/
Chép vào qn chí nay cịn thơm rơi/ Bia Tiến sĩ trải
đời ghi tạc/ Sắc tặng phong hách tạc thanh danh/ Một
đời thi lễ trăm đời bản chi”. Ông tạ thế vào ngày 14
tháng 7 (âm lịch) năm 1521 tại quê nhà, thọ 70 tuổi.
Mộ ông táng trên mảnh đất Lịi Vàng làng Hồnh
Sơn” (9).Ơng được thờ tại Văn miếu bản huyện. Người
ơng của ơng có 13 con, cha ơng là Thiện Thắng, con
cả. Ơng có 3 con trai. Con cả là Hảo, con thứ hai là
Hải đều đỗ Hương cống và làm quan phủ, huyện.
Dòng dõi đơng đúc, các đời có nhiều người xuất thân
văn học, đỗ Hương cống [TCHC (28b), NAK (25b),
NTTK (9a), CNKBVN (112)].
2.2. Tống Tất Thắng 宋必勝 (1488-?): người
trang Cần Doanh, xã Nam Hoa Thượng, huyện Thanh
Chương nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Đậu Tiến sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan
Khánh 1 (1505) đời vua Lê Uy Mục, năm 18 tuổi, là
người có văn học khoa mục ở đời. Đặc tiến kim tử
vinh lộc đại phu, Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các
Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Thái bảo Lộc quận
công. Làm quan đến Thượng thư, được phong Phúc

thần. Gia phả ghi chép: Ông là người có tài thao lược,
từng đánh giặc Sầm và đánh Chiêm Thành có chiến
cơng, sau đánh Ai Lao, bị tử trận. Nay có đền thờ ơng
ở núi Ngũ Nhạc, xã Lương Trường cịn gọi là đền
Tổng Chinh. Con cháu ơng về sau di cư ở xã An Ấp,
huyện Hương Sơn, làm con nhà họ Trần, các đời đều
có người văn học, đỗ Hương cống. Việc chết của ông
linh dị, thời nước sông Lam từ đầu nguồn chảy về
men theo huyện chảy đến các tổng, đến Nam Hoa thì
quay lại ơm lấy trang Cần Doanh (nay là xã Trung
Cần), nhà cha ông ngập trong nước suốt 2 ngày. Trải
qua các triều ông được bầu tặng Thượng thượng đẳng
thần, được thờ ở Văn miếu bản huyện, tên được ghi
đầu tiên trong sổ Hậu hiền của huyện [TCHC (28b,
41a), NAK (34a), NTTK (9a), NANVC (4b)].
2.3. Chu QuangTrứ 朱 光 著 (1540-?): người
thơn Hồnh Sơn, xã Nam Hoa Thượng, huyện Thanh
Chương, nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Đỗ Đệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân
khoa Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình 6 (1554) đời Lê
Trung Tơng, năm 25 tuổi. Làm quan đến chức Giám
sát ngự sử. Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Tả thị
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[49]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

lang, Bút Xuyên hầu, Tống tướng công,
được thờ tại Văn miếu bản huyện. Truyền
rằng ông ở Hương Lãm Nam Đường, sau lại
về Văn Điền, hậu duệ ơng là Chu Đình Q
đậu Hương tiến, có văn học ở đời [TCHC
(28b, 41b, 42a); NTTK(9b), NAK (37b),
CNKBVN (tr.437), N01357].
2.4. Nguyễn Sĩ Giáo 阮仕教(1638-?):
người giáp An Tuyền, xã My Sơn, huyện
Thanh Chương, nay là xã Thanh Mai, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thi Hương
đỗ Giải nguyên, 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp
đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn niên
hiệu Cảnh Trị 2 (1664) đời Lê Huyền Tơng.
Ơng làm quan giữ các chức Thiêm đô ngự
sử (1676), Hàn lâm thị độc. Đại Việt sử ký
toàn thư chép: năm Cảnh Trị thứ 2 (1664),
thăng chức cho các quan trong ngoài, cho
Nguyễn Sĩ Giáo làm Gám sát ngự sử. Đời
Lê Hy Tơng, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676),
đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ
Giáo về tội kết bè đảng. Ông bị cách chức,
sau lại được phục chức. Ông được ban Đặc
tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Bồi tòng Ngự
sử đài Đơ ngự lại, Sát Hiến sứ đề hình, An
Nhân tử, ban thụy Chất Trực, Nhân Thành
xã Nguyễn Tướng cơng. Gia đình có 4 anh
em đều đỗ Hương cống, đều được bổ làm
Giám sinh Quốc tử giám nhưng ông là nổi
tiếng nhất. Ơng về trí sĩ rồi mất ở nhà, dân

xã lập đền thờ tự, tền triều tặng sắc văn [
TCHC (29a, 42a), NAK (51a, 51b),
CNKBVN (tr.508), N0 1345].
2.5. Nguyễn Tiến Tài 阮 進 材 (16421697): người xã Nhân Thành, huyện Thanh
Chương. Theo Đăng khoa lục, ông đậu Tiến
sĩ khoa Giáp Thìn năm Cảnh Trị 2 đời vua
Lê Huyền Tông (1664) năm 23 tuổi, vâng
mệnh đi sứ, làm quan đến Lại bộ Thượng
thư, nhập nội hành khiển, Nghĩa quận cơng.
Đại Việt sử ký tồn thư chép: năm Cảnh Trị
thứ 3 (1665) thăng chức cho các quan trong
ngoài, cho Nguyễn Tiến Tài làm Giám sát
ngự sử, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu,
Đơ tri tham chính tự khanh, thăng Công bộ,
Hộ bộ Tả thị lang. Đời Lê Hy Tông, năm
Chính Hịa 6 (1693), ơng đi sứ sang nhà
Thanh tuế cống, xong việc về nước được dự
SỐ 1/2017

vào triều chính. Năm thứ 14 (1693), ông được thăng
Đô ngự sử. Năm thứ 16 (1696), bị biếm chức bị xử
kiện nhiều việc khơng được thỏa đáng. Năm Chính
Hịa thứ 18 (1697), ơng mất, được tặng Tả thị lang bộ
Hộ, ban thụy Chất Trực, tước Tử, được phong Phúc
thần, phong tặng Triều đại phu, Hải Dương đẳng xứ
Tán trị Thừa chính ty Tham chính, Cửu Giám nam.
Dân xã lập đền thờ phụng, ơng được phối thờ tại Văn
miếu bản huyện.
Theo Nguyễn gia phả: thủy tổ ơng Cai tri bạ tổng
Bích Triều, Thổ Hào, Võ Liệt, hiệu là Đạo Nguyên,

Huyền Tế, thọ 112 tuổi. Họ Nguyễn phát tích thiên
tài, em ơng là Tiến Tướng, đỗ Hương cống. Ơng có 3
người con đều đỗ Hương cống, con cả làm Tri phủ Từ
Sơn, con hai làm Tri phủ Lạng Sơn, con út là Nguyễn
Tiến Quyền làm chức tả ma, trưởng Tĩnh Gia phủ, con
cháu các đời xuất thân văn học, nhiều người đỗ
Hương cống và làm quan [NAK (51b, 52a), TCHC
(43a,b, 44a,b), NTTK (9a), N01345].
2.6. Nguyễn Đình Cổn 阮廷滚 (1652-?): cịn có
tên là Nguyễn Đình Nhượng 阮廷讓, hiệu là 慎軒,
người thơn Bàng Thị, xã Bích Triều, huyện Thanh
Chương, nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai Hương cống,
Giám sinh Quốc tử giám, Đề đốc Bích quận cơng
Nguyễn Phúc Vinh. Từ nhỏ thơng minh trí tuệ.
Khoảng niên hiệu Lê Cảnh Trị (1663-1671), ơng lĩnh
Hương giải, đến khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị 1
(1676), đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, năm
25 tuổi, Đặc tiến Gia Hạnh đại phu, Hình bộ tả Thị
lang, kiêm Đơng các Hiệu thư, Đơng Triều nam.
Cũng trong năm này, ông lại trúng thứ 3 khoa Đông
các, một năm vinh quy hai lần, xưa nay hiếm có, vẻ
vang đương thời. Ơng tính tình hào hiệp, thích điều
mới lạ. Ngày vinh quy, ơng khơng đi theo đường cũ
Nam Đường, báo cho hai tổng Bích Triều và Thổ Hào
mở đường mới ở Cơ Sơn để đi. Lúc đầu, ông nhận
chức Giám sát Ngự sử đạo Lạng Sơn, sau đó làm đến
chức Thiêm đơ Ngự sử, vâng mệnh đi sứ nhà Thanh,
chết trên đường đi sứ, được tặng Hình bộ Tả thị lang,
tước Đơng Triều nam. Người trong thơn lấy ngơi nhà

cũ làm miếu thờ. Ơng được thờ ở Văn miếu bản
huyện. Ơng có thơ trong Tồn Việt thi lục 全越詩錄
… [TCHC (29b, 44b, 45a,b), NTTK (9b), NAK
(53a), CNKBVN (525), N01327].
2.7. Nguyễn Trọng Thường 阮 仲 常 (16811735): húy Vị 位, tên Ức 億, tự 仲常, là con của Binh
phiên Quảng Đức nam triều Lê. Ông người xã Trung
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[50]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI
Cần, huyện Thanh Chương, nay là thôn
Trung Cần, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Ơng tư chất thơng minh,
nhanh nhẹn, đứng đắn, đơn hậu. Năm 19
tuổi, đi chơi ở Tràng An cùng với Nguyễn
Chương, Đỗ Minh và Lê Đăng, tương
truyền thời nhà Tề gọi là Tứ Hổ. Năm 22
tuổi, lĩnh Hương tiến. Năm 32 tuổi, đỗ Đệ
Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm
Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh 8 (1712) đời Lê
Dụ Tông. Được ban Đặc tiến Kim tử Vinh
lộc đại phu, Lại bộ Hữu thị lang, Cần Xuyên
hầu, phong tặng Lại bộ Thị lang, Cần quận
công, gia tặng Công bộ thượng thư. Năm
Giáp Ngọ phụng thăng Đốc đồng đạo Lạng
Sơn. “Ông được ban 8 đạo sắc phong vào

các năm 1712, 1714, 1716, 1720, 1727,
1730, hai đạo vào năm 1733. Qua thông tin
từ sắc phong cho chúng ta biết: sau khi đỗ
Tiến sĩ, ông nhậm chức Cẩn sự lang Giám
sát Ngự sử của đạo Hưng Hóa. Năm Vĩnh
Thịnh 10 (1714), thăng Mậu lâm lang Thanh
hình Hiến sát sứ ty Hiến sát sứ Lạng Sơn.
Năm Vĩnh Thịnh 12 (1716), thăng làm Tiến
công thứ lang Công khoa Cấp sự trung.
Năm Vĩnh Thịnh 16 (1720), thăng Mậu lâm
lang Đông các Hiệu thư. Năm Bảo Thái 8
(1727), thăng Hiển cung đại phu Đông các
Học sĩ Tu thận Thiếu dỗn. Năm Vĩnh
Khánh 2 (1730), làm Hoằng tín đại phu
Thượng bảo Tự khanh Tu thận doãn. Năm
Long Đức 1 (1733), thăng làm Trung trinh
đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Khng mỹ
dỗn. Mùa hạ năm Long Đức 3 (1734),
thăng làm Gia hạnh đại phu Hình bộ Hữu
thị lang Tư Chánh khanh” (10). Người dân
luôn ca tụng đức độ của ông. Năm Mậu
Thân, phân làm Thừa chánh sứ ty đạo Sơn
Tây. Năm Quý Sửu, phụng thăng Công bộ
Tả thị lang, Cần Xuyên hầu. Vâng mệnh đi
sứ nhà Thanh, ngày lên đường, ông giữ lại
một hộp đồng, dặn người nhà rằng: có
khách đưa thư về mới được mở ra xem. Ông
đi sứ trở về đến Hán Khẩu bị bệnh mà mất.
Khi có người báo tin có tang, người nhà mới
mở hộp ra, trong thư nói rằng: ngày tháng

này năm đấy bị bệnh chết, đều biết trước
SỐ 1/2017

vậy. Ông được tặng Lại bộ Tả thị lang, Cần quận
công, lại gia tặng Cơng bộ Thượng thư, thờ ở Văn
miếu bản huyện. Ơng là cha Nguyễn Trọng Đang, ông
nội Nguyễn Trọng Đường, con cháu ông đều đi sứ
phương Bắc.
Nguyễn Trọng Thường là con rể của Đinh Nho
Hồn, sau khi Mặc Trai mất, ơng sưu tập di tác của
nhạc phụ, biên tập thành cuốn 默翁使集 Mặc Ông sứ
tập. Ông viết lời dẫn cho cuốn sách đó năm Đinh Dậu
niên hiệu Vĩnh Thịnh 13 (1717) (ký hiệu VHv.1443,
A.1409, A.2823) và 5 bài thơ được chép trong tập
碑記表文雜錄 Bi ký biểu văn tạp lục (A.1470) là 題
羽扇子Đề vũ phiến tử, 題節婦寺 Đề tiết phụ tự, 送
契友彌論陳侯上京 Tống khế hữu Di Luân Trần hầu
thượng kinh, 誦菊盆 Tụng cúc bồn và 誦芝盆 Tụng
chi bồn [TCHC (29b, 45b, 46a, b), NAK (59b),
CNKBVN (563), N01317].
2.8. Lê Cận 黎瑾 (1668-?): người xã Nam Hoa
đông, huyện Thanh Chương, nay là xã Nam Hồnh,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi nhỏ, ơng bị điếc
nhưng lực học tốt, khả năng ghi nhớ hơn người.
Khoảng đời niên hiệu Vĩnh Thịnh (1679-1731), thi
Hương trúng Giải nguyên, năm 48 tuổi lại trúng Đồng
Tiến sĩ khoa Sĩ vọng năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh
Thịnh 11 (1715), Thiêm sự lang, Kinh Bắc đạo Ngự
sử . Ông làm quan đến Giám sát Ngự sử, được thờ tại
Văn miếu bản huyện [NAK (59b), NTTK (10a),

TCHC (29b, 48a,b), N01341].
2.9. Phạm Kinh Vĩ 范經緯 (1691-?): người xã
Thổ Hào, huyện Thanh Chương, nay là xã Thanh
Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là
người học rộng, tinh thông số học, thi Hương đỗ Giải
nguyên. Theo Đăng khoa lục, năm 43 tuổi, ông đỗ
Đồng Tiến sĩ đầu tỉnh khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo
Thái 5 (1724) đời Lê Dụ Tông. Đổi tên là Công Liêu
公寮, từng làm Giám sát sứ các đạo Sơn Nam, Tuyên
Quang, lại được phụng sai Gián bản xứ Cần vương,
đánh giặc Thiên Thí, Đường Hào, trong 14 chiến trận
đã chém được 14 ngụy quận công, lại công phá giặc
Nhạc công, Thạch Bi, Hữu Lũng. Sau phụng sai Hiệp
Nghệ An trấn. Đại Việt sử ký (tục biên) chép: “Đời Lê
Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 3 (1743), Lê Hữu
Kiều tâu rằng: Hai xứ Thanh - Nghệ, đói kém, lính
trốn đến hơn vạn người. Các viên quản cho người
thúc giục, các quan trấn thì cho người đi nã bắt, nhũng
nhiễu dân quá lắm. Có bắt được chăng nữa, nếu
khơng phải là người đói khổ thì cũng là người giả
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[51]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI
mạo đi thay và đưa về lại trốn ngay. Vậy
không chi bằng chọn quan địa phương cho

thân hành hỏi dân tình, tùy nghi đợi chọn là
tiện hơn”. Triều đình bèn ở Thanh Hoa thì
sai Đỗ Huy Kỳ và Nghệ An thì sai Phạm
Dỗn Vĩ (11) chia nhau đi chọn lính. Năm thứ
7 (1746) đặt chức quan Giám tri diêm đạo(12)
sai Phạm Dỗn Vĩ, Lê Thì Nghị, và Vũ
Khâm phân chia nhau giám tri các đạo Nghệ
An, Thanh Hoa, Sơn Nam đòi các bếp nấu
muối ở bờ biển thu muối, được 40 hộc nạp
tiền, mỗi hộc 80 đồng tiền, thu vào đông hạ
hai kỳ và chứa ở kho công sở tại. Không bao
lâu lại giảm ngạch thuế, chức hữu ty nào
đốc thúc hà khắc sai xét trị tội. Sau ơng bị
bãi chức, mất tại nhà. Ơng được thờ ở Văn
miếu bản huyện, được ban Đặc tiến Kim tử
Vinh lộc Đại phu, Nhập thị nội bộ tòng,
Hưng Hóa đẳng xứ Tán trị Thừa chánh Sứ
ty, Thừa chánh sứ Tình Xuyên bá [NAK
(60a, b), TCHC (29b, 30a, 48b, 49a,b),
HTTK (10a), CNKBVN (586), No1304].
2.10. Nguyễn Lâm Thái 阮林泰(16861741): tên Nham, tự Lâm Thái, biệt là Lạc
Sơn. Người xã Thổ Hào, huyện Thanh
Chương, nay thuộc xã Thanh Giang, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 54 tuổi,
đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ
xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Vĩnh Hựu
5 (1739) đời Lê Ý Tông. Làm quan đến Mậu
Lâm tá lang Hàn lâm viện Thị chế, từng giữ
chức Đề hình Giám sát ngự sử đạo Thanh
Hoa. Ơng thọ 56 tuổi. Gia phả nhà ông

chép: Bố ông đỗ Hương cống và làm Huấn
đạo phủ Diễn Châu. Con cháu các đời có
văn học. Ơng được thờ ở Văn miếu của bản
huyện [NTTK (10a), TCHC (30, 49b, 50a),
NAK (65a), CNKBVN (603), N01371].
2.11. Nguyễn Trọng Đương 阮 仲 璫
(1724-1786): húy là Triết, tự là Đương, con
trai thứ hai của Cần Quận công Nguyễn
Trọng Thường. Người xã Trung Cần, huyện
Thanh Chương, nay là thôn Trung Cần, xã
Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An. Từ nhỏ, ông đã thông minh, nhanh
nhẹn. Năm 24 tuổi, lãnh Hương tiến, trúng
Tam trường, được phân làm Kiểm tri Lại
phiên. Năm 46 tuổi, đỗ Đệ tam giáp Đồng
SỐ 1/2017

Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng
30 (1769), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu. Làm
quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu lý, tước Lạp Sơn
hầu. Đi sứ nhà Thanh (1761), chức Phó sứ, năm Kỷ
Hợi (1779) về nước, thăng chức Hàn lâm thị thư, năm
Canh Tý (1780) nhận chức Đốc trấn Lạng Sơn. Gia
phả nhà ông chép việc quan chuộng nhân từ, những
người Tàu ngụ ở Lạng Sơn cảm đức của ông lập sinh
từ để thờ và làm một bài văn tụng đức ca tụng ông.
Năm Ất Tỵ (1785), chuẩn sai Đốc thị Thuận Quảng.
Năm Bính Ngọ, quân Sơn Tây nổi dậy vây đánh thành
Phú Xn, ơng tử trận năm 63 tuổi (1786). Ơng được
phong tặng Hữu thị lang, tước hầu. Phong tặng Tuyên

Quang đẳng xứ Tán trị Thừa chánh sứ ty. Ông đươc
thờ ở Văn miếu bản huyện.
Ông là con Trọng Thường, là chú Nguyễn Đường.
Trước kia, người Thiên Châu, Trung Quốc sai ta khai
mỏ bạc. Hằng năm, họ thu thập bạc đưa về Trung
Quốc. Bọn phụ đạo ở biên giới rình khi họ ra khỏi bờ
cõi thì đón đường cướp lấy, nhưng lại sợ việc phát
giác phải tội, nên đưa một phần số bạc cướp dược đút
lót quan trấn, mà quan trấn cũng nhận. Họ đem 5 khối
bạc đến biếu ông, ông nổi giận cự lại và từ chối. Ông
quyên bổng xây dựng Đài Ngưỡng Đức ở Cửa Quan
và cũng chính là tác giả Bia trùng tu đài Ngưỡng Đức
trên Nam Quan khi được cử làm Đốc trấn Lạng Sơn.
Văn bia nay vẫn cịn. Bi ký biểu văn tạp lục (A.1470):
bia kí, bạt, tựa, thơ của Nguyễn Trọng Đương,
Nguyễn Trọng Thường… [HTTK (10a), NAK (71a),
TCHC (30a, 50a, b, 51a), CNKBVN (626), N01378].
2.12. Nguyễn Thế Bình 阮世平 (1746-1786?):
húy là Truyền, tự Viết Tiến, đổi gọi là Thế Bình, người
xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, nay là xã Cát
Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ,
ơng đã có khả năng ghi nhớ rất tốt. Những câu khó,
nghi ngờ, ơng thường viết dán lên tường để khi ngồi,
khi nằm có thể nhìn thấy. Năm 29 tuổi, mùa xn, ơng
đỗ đầu khảo thí ở huyện; mùa thu, lĩnh Hương tiến.
Năm 30 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất
thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775)
đời Lê Hiển Tông. Năm 33 tuổi, vinh quy, được ban
cờ thêu ba mặt. Ngày ông đăng khoa, cha mẹ cũng
được chúc mừng. Xã ông vốn giàu có nhưng ít người

hiếu học. Ơng là người khai phá nghiệp học ở đất này.
Ông làm quan đến Hàn lâm viện Thị chế, Đốc đồng
xứ Sơn Nam kiêm Quốc tử toản tu, hiệu Thanh Cát
tiên sinh. Tính ơng ngay thẳng, khơng sợ đương đầu
với cường quyền. Năm Bính Ngọ (1786) loạn, ơng bị
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[52]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI
cừu địch giết hại. Gửi táng ở Thổ Hoàng
Sơn Nam, năm Mậu Ngọ mới hoàn táng.
Ông là một trong 13 vị được thờ tự ở Văn
miếu bản huyện [HTTK (10a,b), NAK
(73a), TCHC (30a,b, 51a,b), CNKBVN
(635-36), N01380].
2.13. Nguyễn Đường 阮 堂 (17461811): người xã Trung Cần, huyện Thanh
Chương, nay là thôn Trung Cần, xã Nam
Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 34 tuổi, ông đỗ Đồng Tiến sĩ thịnh
khoa Kỉ Hợi năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779)
đời Lê Hiển Tơng. Ơng là cháu Trọng
Thường và cháu gọi Trọng Đương bằng chú.
Năm Nhâm Dần (1782), làm Hiến sát sứ
đạo Sơn Nam. Năm Quý Mão (1783), làm
quan Hàn lâm viện Hiệu thảo sung Phó sứ
đến chúc mừng Càn Long Hồng đế thọ 70

tuổi, tinh thơng Hán ngữ, được vua Thanh
đặc ban Lưỡng quốc Hàn lâm, ban cho cờ
thêu. Vua Thanh ban cho nước ta bốn chữ
đai tự “Nam Giao bình hãn” (Cõi Nam Giao
là cột ngăn) đóng dấu có bốn chữ “cổ hy
thiên tử”. Gia đình ơng gồm ông cháu, ba
đời chú cháu đều đi sứ Trung Quốc cho nên
người nhà Thanh có tặng bài thơ: “Ngũ vân
Chi Thước khai hành điện/ Tam thế y quan
bái thánh nhân” (Năm mây Chi Thước (13)
mở ra hành điện/ Ba đời mũ áo bái kiến
thánh nhân). Khi về nước, ông được thăng
Hàn lâm Thị chế, Đông các Đại học sĩ, Chi
Phong bá, phụng ban Đốc đồng xứ Thanh
Hoa. Thời loạn năm Bính Ngọ (1786) thời
Tây Sơn, ơng ẩn cư ở Tào Khê, Thanh Hoa,
không ra làm quan. Năm Mậu Ngọ (1798),
người trong bản huyện thấy nhà cũ của ông
đổ nát bèn tu sửa lại, sai người nhà trông
giữ. Triều Gia Long chỉ thụ Kim Hoa điện
Đại học sĩ, Đốc học xứ Sơn Nam thượng,
tước Thanh Ngọc hầu. Năm Tân Mùi (1811)
qua đời [NANVC (12a), TCHC (53a, b),
NAK (73b), HTTK (10b), N01312].
3. Kết luận
Với nguồn tư liệu Hán Nôm: văn bia,
sách khoa bảng, sách địa phương chí, sắc
phong chúng ta có được thông tin tương đối
đầy đủ về tiểu sử, hành trạng 13 vị Tiến sĩ
triều Lê huyện Thanh Chương Nghệ An.

SỐ 1/2017

Việc tập hợp tư liệu này bổ khuyết được 3 nhân vật
so với cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (10751919) của Ngơ Đức Thọ chủ biên. Đó là: Tiến sĩ Tống
Tất Thắng, Lê Cận và Nguyễn Đường.
Bổ sung được nhiều thông tin thú vị về các vị Tiến sĩ:
1/ Về quê quán: bổ sung tên thôn, giáp, trang của
4 vị mà trong ghi chép của văn bia Văn miếu Thăng
Long và các sách đăng khoa lục đại khoa chỉ ghi đến
đơn vị cấp xã. Đó là: Nguyễn Thiện Chương, Chu
Quang Trứ người thơn Hồnh Sơn, xã Nam Hoa
thượng; Tống Tất Thắng, người trang Cần Doanh, xã
Nam Hoa thượng; Nguyễn Sĩ Giáo, người giáp An
Tuyền, xã My Sơn.
2/ Tên tự, hiệu, biệt hiệu: Tiến sĩ Nguyễn Lâm
Thái, tên là Nham, tự Lâm Thái, biệt hiệu Lạc Sơn;
Nguyễn Trọng Thường, húy là Vị, tên Ức, tự Trọng
Thường; Nguyễn Đình Cổn, hiệu là Thận Hiên, tên
gọi khác là Nguyễn Đình Nhượng; Nguyễn Thế Bình,
húy là Truyền, tự Viết Tiến, đổi gọi là Thế Bình. Cuốn
Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nơm Việt Nam của
Trịnh Khắc Mạnh có tên tự, tên hiệu của TS Nguyễn
Đình Cổn trên tổng số 13 vị.
3/ Bổ sung năm mất của 6 vị Tiến sĩ, đó là:
Nguyễn Thiện Chương (1521); Nguyễn Tiến Tài
(1697); Nguyễn Trọng Thường (1735); Nguyễn Lâm
Thái (1741), Nguyễn Thế Bình (1786), Nguyễn
Đương (1811).
4/ Phẩm hàm, phẩm trật, chức tước của 13 vị:
cuốn Thanh Chương huyện chí từ trang 28a-30b cung

cấp đầy đủ phẩm hàm, phẩm trật, chức tước của 13
vị mà trong văn bia văn miếu và các sách đăng khoa
lục đại khoa gần như không ghi.
5/ Cung cấp tư liệu gia phả: Tư liệu gia phả dòng
họ cung cấp thêm về tiểu sử ông, cha, con cháu của
các vị danh nhân. 5/13 vị Tiến sĩ được bổ sung tư liệu
từ gia phả đó là Nguyễn Thiện Chương, Nguyễn Tiến
Tài, Tống Tất Thắng, Nguyễn Đình Cổn, Nguyễn
Trọng Đương. Như Gia phả dịng họ Nguyễn viết về
Nguyễn Thiện Chương: Ơng nội ơng có 13 người con,
cha ơng tên Thiện Thắng là con trưởng. Ơng có 3 con
trai, con cả là Hào, con thứ là Hải đều đỗ Hương cống
và làm quan phủ huyện. Dòng dõi đơng đúc, các đời
đều có người xuất thân văn học, đỗ Hương cống…
Gia phả họ Nguyễn Lâm Thái cho biết cha ông đỗ
Hương cống làm Huấn đạo phủ Diễn Châu…
6/ Tư liệu đi sứ: Tư liệu đi sứ về 3 người trong
dòng họ Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng
Đương và Nguyễn Đường là những thơng tin thú vị
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[53]


XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI
trong nguồn tư liệu địa phương chí đã bổ
sung được khá đầy đủ. Đó là chi tiết Nguyễn
Đường được vua Thanh ban Lưỡng quốc

Hàn lâm, ban cờ thêu. Nhà Thanh tặng thơ
cho gia đình ơng vì có 3 đời ơng, chú, cháu
cùng đi sứ Trung Quốc
Thông qua những tấm gương danh nhân
của huyện Thanh Chương giúp chúng ta
hiểu thêm về lịch sử, con người, truyền
Chú thích:

thống văn hóa của vùng đất này. Tinh thần “uống
nước nhớ nguồn”, “trân trọng danh nhân” là một
truyền thống lâu đời và thực sự có ý nghĩa trong việc
giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục tinh
thần hiếu học, khuyến khích sĩ khí nho phong. Đó
cũng là động lực, mục đích giúp chúng tơi tìm hiểu
về 13 vị danh nhân này của Thanh Chương nói riêng,
Nghệ An nói chung, nơi có truyền thống hiếu học và
khoa bảng hàng đầu cả nước./.

Thanh Chương huyện chí, VHv.2557, tr.7a,b.
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo Dục, Q2, tr.73.
(3)
Bùi Dương Lịch, Nghệ An kí, VHv.1713/2.
(4) Vũ Duy Đoan, hiệu Quế Am, biên tập viết tựa năm Thịnh Đức 2 (1654). Lê Văn Ngân chép lại năm Tự Đức 34
(1881): Danh sách 2273 người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi Hội đầu tiên trong cả nước tổ chức năm 1075 đời Lý Nhân Tông đến
đời Lê Chiêu Thống (1787-1788), ký hiệu VHv.652.
(5)
Tên họ, quê quán những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên đời Lý Nhân Tơng, năm Ất Mão (1075), đến đời
Lê Chính Hịa 18 (1697), kí hiệu A.2119.
(6)
Nguyễn Hoản (Tiến sĩ 1743), Vũ Miên (Tiến sĩ 1748), Phan Trọng Phiên (Tiến sĩ 1757), Uông Sĩ Lãng (Tiến sĩ

1766) đồng biên tập và viết tựa năm Cảnh Hưng. Ghi chép những người thi đỗ qua các triều đại của nước Đại Việt. Nội
dung nhóm biên soạn đã bổ sung thêm phần ghi các khoa thi từ sau năm 1740 đến khoa Đinh Mùi Chiêu Thống 1 (1787)
làm cho sách trở lên đầy đủ các khoa thi Hội triều Lê (dẫn theo Các nhà khoa bảng Việt Nam, tr.21).
(7) Nguyễn Thị Thảo (1993) dịch và chú, Bạch Hào hiệu đính, Nghệ An ký, Nxb KHXH.
(8)
Ngơ Đức Thọ (chủ biên), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919), Nxb KHXH.
(9)
Theo Gia phả dòng họ Nguyễn Thiện bằng chữ Hán năm 1839, dẫn theo Phan Xuân Thành .“Tiến sĩ Nguyễn Thiện
Chương xây dựng luật lệ để giữ vững kỷ cương phép nước”, Tạp chí KH&CN Nghệ An, số 11/2016, tr.50-51.
(10)
Dẫn theo Nguyễn Minh Tuân, “Giới thiệu thân thế và sự nghiệp Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thường”, Tạp chí Hán Nôm,
số 2/2015, tr.79.
(11)
Tức Phạm Kinh Vĩ.
(12)
Giám tri diêm đạo: chức vụ trông nom việc thu thuế muối.
(13) Chi Thước: tên một cung điện ở Cam Tuyền đời Hán Vũ Đế.
(1)
(2)

Tài liệu tham khảo:

A.Tài liệu chữ Hán:
Thư tịch:
1. 清章縣誌 Thanh Chương huyện chí VHv.2557 và A.97.
2. 乂 安人物 誌Nghệ An nhân vật chí VHv.1369.
3. 乂 靜 雜 記 Nghệ Tĩnh tạp ký A.93.
4. 歷代 登科錄Lịch đại đăng khoa lục VHv.652.
5. 歷代 大科錄 Lịch đại đại khoa lục A.2119.
6. 乂 安 記 Nghệ An ký VHv.1713/1-2.

Bi kí:
Bia Văn miếu: N01357, N01345, N01327, N01317, N01341, N01304, N01371, N01378, N01380, N01312.
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký, Nguyễn Thị Thảo dịch chú, Bạch Hào hiệu đính, Nxb.KHXH, H,1993.
2. Đào Tam Tỉnh, Khoa bảng Nghệ An (1075-1919), Sở VHTT Nghệ An, Thư viện Nghệ An, 2000.
3. Đinh Khắc Thuân, Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm. Nxb.KHXH, H, 2009.
4. Ngô Đức Thọ (chủ biên), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919), Tái bản có bổ sung chỉnh lý, Nxb Văn học.
5. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam phiên dịch và chú giải, Nxb.
KHXH, H,1992.
6. Trần Nghĩa, Francois Gros (chủ biên) (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam - thư mục đề yếu, 3tập, Nxb. KHXH.
7. Nguyễn Minh Tuân “Giới thiệu thân thế và sự nghiệp Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thường”, Tạp chí Hán Nơm, số 2/2015,
tr.78-82.
SỐ 1/2017

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[54]



×