Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thanh Trúc

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thanh Trúc
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục “Quản lí hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập Quận 12, Thành phố Hồ
Chí Minh” là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và thực hiện. Các thơng tin, số liệu
được sử dụng, kết quả nghiên cứu trong luận văn này hồn tồn trung thực, chính
xác, có xuất xứ rõ ràng. Cơng trình nghiên cứu này chưa từng được công bố.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Trúc


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng thành, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và q Thầy Cơ Giáo sư, Tiến sĩ phụ trách những
chuyên đề của lớp Cao học Quản lí giáo dục khố 28.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
và giúp đỡ tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tơi hồn thành
được luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Bích Hạnh là người
hướng dẫn trực tiếp, tận tình dìu dắt, giúp đỡ, động viên tôi thực hiện luận văn này.
Ban lãnh đạo và cán bộ Phòng giáo dục – đào tạo quận 12. Ban Giám
hiệu,Giáo viên các trường mầm non công lập trong quận 12 và các bạn đồng nghiệp
đã nhiệt tình cung cấp thơng tin tư liệu q báu có liên quan đến đề tài luận văn tốt
nghiệp này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn
chế, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ trong luận văn tốt nghiệp này.
Kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của q Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ cùng
các bạn đồng nghiệp để luận văn này hồn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Lê Thanh Trúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục đồ thị
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ QUẢN
LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP ......................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới................................................ 8
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................ 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 15
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động trường mầm non ....................... 15
1.2.2. Các khái niệm về học tập của trẻ mầm non ............................................. 17
1.2.3. Các khái niệm về quản lí hoạt động của trẻ mầm non............................. 18
1.3. Lý luận về hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ............. 19

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động vui chơi ở trường mầm non .............................. 20
1.3.2. Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo........................... 24
1.3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo .................... 26
1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ......................... 30
1.3.5. Đánh giá hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ........................................ 33
1.4. Lý luận về quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non ........................................................................................................ 34
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non .................................................................................................. 34


1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non .................................................................................................. 36
1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non ...................................................................................... 37
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non ...................................................................................... 38
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non ...................................................................................... 39
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non công lập ........................................................................... 40
1.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 40
1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 41
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 43
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO
TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CƠNG
LẬP QUẬN 12,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................. 44
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................ 44
2.1.1. Số lượng các trường, nhóm, lớp mầm non trên địa bàn quận ................. 44

2.1.2. Học sinh mầm non trên địa bàn quận...................................................... 44
2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trên địa bàn quận .............. 45
2.1.4. Chất lượng giáo dục tại các trường mầm non, chất lượng hoạt động
vui chơi của trẻ mẫu giáo ........................................................................ 46
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại
các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ............... 47
2.2.1. Vài nét về đối tượng khảo sát .................................................................. 47
2.2.2. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 48
2.2.3. Tổ chức phỏng vần sâu ............................................................................ 48
2.2.4. Qui ước xử lí số liệu ................................................................................ 49


2.3. Thực trạng hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 49
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động
vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non cơng lập
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh............................................................ 49
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các
trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ................. 50
2.3.3. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu
giáo ở các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 54
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non cơng lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ................................... 60
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh .............. 60
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo ở trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 66
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ

mẫu giáo ở trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 69
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi
cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non cơng lập quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 74
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trường mầm non cơng lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ...... 79
2.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 79
2.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 80
2.6. Đánh giá thực trạng ........................................................................................ 84
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 91


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN 12,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ 92
3.1. Xác lập các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................... 92
3.1.1. Cơ sở pháp lí ............................................................................................ 92
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 93
3.1.3. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 94
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí việc tổ chức hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 96
3.2.1. Biện pháp quản lí nâng cao nhận thức về hoạt động vui chơi của
giáo viên mầm non .................................................................................. 96
3.2.2. Biện pháp quản lí việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động vui
chơi cho giáo viên mầm non ................................................................... 98
3.2.3. Biện pháp hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo .............................................................................. 99
3.2.4. Biện pháp tổ chức, chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt động

vui chơi cho trẻ mẫu giáo ...................................................................... 102
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo ................................................................................................ 103
3.2.6. Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo ................................................................................................ 106
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 108
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 122
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 128
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

CBQL

Cán bộ quản lí

BGH

Ban giám hiệu

GV

Giáo viên


MN

Mầm non

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GVMN

Giáo viên mầm non

GDMN

Giáo dục mầm non

MG
HĐVC

Mẫu giáo
Hoạt động vui chơi

ĐVTCĐ

Đóng vai theo chủ đề

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MĐTH

Mức độ thực hiện

KQTH

Kết quả thực hiện

TB

Trung bình

XH

Xếp hạng

NDCT
CTGDMN
TTCM
PHTCM

Nội dung chương trình
Chương trình giáo dục mầm non
Tổ trưởng chun mơn
Phó hiệu trưởng chuyên môn

Ghi chú


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.

Thống kê số lớp, số học sinh lớp mẫu giáo quận 12 các năm học
từ 2016 đến 2019 ................................................................................ 44

Bảng 2.2.

Số liệu cán bộ quản lí, giáo viên 9 trường khảo sát............................ 47

Bảng 2.3.

Qui ước thang đo ................................................................................ 49

Bảng 2.4.

Mức độ và hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho
trẻ mẫu giáo ........................................................................................ 51

Bảng 2.5.

Mức độ và hiệu quả thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt
động vui chơi cho trẻ mẫu giáo .......................................................... 55

Bảng 2.6.

Mức độ và kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch, nội dung
chương trình hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ........................ 60

Bảng 2.7.


Mức độ và kết quả thực hiện tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo ở các trường mầm non cơng lập quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................. 66

Bảng 2.8.

Mức độ và kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 70

Bảng 2.9.

Mức độ và kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non cơng
lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 75

Bảng 2.10.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở
các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ...... 80

Bảng 2.11.

Những yếu tố thuận lợi cho cơng tác quản lí hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non cơng lập quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 84

Bảng 2.12.


Những yếu tố khó khăn trong cơng tác quản lí HĐVC cho trẻ
MG ở các trường mầm non cơng lập quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................. 87

Bảng 3.1.

Quy ước mã hóa số liệu và khoảng nhận định chung. ...................... 108


Bảng 3.2.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 1 .............. 109

Bảng 3.3.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 2 .............. 111

Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 3 .............. 114

Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 4 .............. 116

Bảng 3.6.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 5 .............. 119

Bảng 3.7.


Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp 6 .............. 121


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trị của hoạt động
vui chơi với sự phát triển của trẻ ........................................................ 50


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo
dục mầm non giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
trẻ mầm non. Nói đến giáo dục mầm non là nói đến trẻ mầm non, trong đó đặc biệt
là trẻ mẫu giáo. Đối với trẻ MG vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo, trẻ lớn lên
nhờ sự vui chơi, trẻ thông minh, nhanh nhẹn hay không cũng nhờ vào vui chơi. Với
trẻ mẫu giáo thì học bằng chơi, chơi bằng học, thông qua hoạt động vui chơi mà
giáo viên tổ chức trẻ sẽ được phát triển về ngôn ngữ, nhận thức, kỷ năng, kỷ xảo.
Mặt khác hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo vì nó chi phối
tồn bộ đời sống tâm lí của trẻ. Vui chơi được xem như là một nhu cầu cần phải có
trong đời sống trẻ em, đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ say mê các trò chơi đa
dạng và chơi một cách đầy hứng thú, nhiệt tình không biết mệt mỏi. Trẻ MG đã biết
sáng tạo ra các trị chơi mới cho mình từ nội dung chơi, cách chơi và luật chơi để
chơi cùng nhau. Cùng với q trình chơi thì hoạt động trí não của trẻ được tiếp diễn
và các năng lực trí nhớ, tư duy, tưởng tượng cũng được phát huy.
Vui chơi đối với trẻ mẫu giáo rất quan trọng vì vậy giáo viên cần tổ chức vui
chơi cho trẻ có mục đích, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí nhằm giúp trẻ phát triển
tồn diện và hình thành nhân cách của trẻ sau này. Vui chơi có vai trị to lớn ấn định

tính chất của quá trình giáo dục trẻ MN. Chương trình Giáo dục MN do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành 2009 đã nêu rõ: "Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp
giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường
xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo
phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009). Ở
trường mầm non trẻ được học một cách tự nhiên qua việc tham gia vào các trò chơi
trong sinh hoạt hằng ngày, trong các buổi tham quan dạo chơi, trên giờ học và đặc
biệt là trong giờ HĐVC. Tổ chức tốt HĐVC dành cho trẻ là một trong những yêu
cầu quan trọng của việc thực hiện chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. Vai trò của HĐVC trong sinh hoạt hàng ngày của
trẻ ở trường mầm non được khẳng định bởi bầu khơng khí khống đạt, tự do dành


2
cho trẻ. Trong HĐVC trẻ được chơi thỏa thích với các trò chơi đa dạng, phong phú.
Trẻ được tự do trải nghiệm, tự lực trong khi chơi. Kharlamov (1979) đã viết:
“Trong cuộc sống thực tế các cháu hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lực
nào cả, chúng bị lơi cuốn theo dịng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ
ơ, nhưng trong trò chơi chúng là những con người trưởng thành, đang thử sức lực
của mình và tự lực tổ chức sự sáng tạo của mình... Trị chơi là phương tiện để phát
triển tính sáng tạo, hình thành cho trẻ những năng lực như: năng lực cảm giác vận
động, năng lực trí tuệ, ngơn ngữ”. Trong HĐVC trẻ có cơ hội chơi những trị chơi
mà trẻ yêu thích, lúc này trẻ thể hiện khả năng và “bản lĩnh” của riêng trẻ. Chính vì
được tự do thể hiện mình nên trẻ rất hào hứng, tích cực trong khi vui chơi, điều đó
có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mầm non. Nhiều
qui định, nhiều tư tưởng đã nêu cao vai trò của hoạt động vui chơi ở lứa tuổi chơi
mà học, học mà chơi này. Với chỉ thị 153/CP của hội đồng chính phủ ngày
12/8/1966 về cơng tác giáo dục mẫu giáo “nhằm giáo dục trẻ em từ 3 đến 7 tuổi,
bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục cho trẻ những đức tính tốt, những tập quán

tốt, chăm sóc sức khoẻ, tập cho các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu
vào trường phổ thông. Giáo dục mẫu giáo tốt mở đầu một nền giáo dục tốt”. Theo
nhà giáo dục A.X.Macarencô cho rằng “Trị chơi có một ý nghĩa quan trọng trong
đời sống trẻ em, có ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động công tác và sự phục vụ
của người lớn lên trong công tác, phần lớn trẻ em như thế ấy. Do đó việc giáo dục
những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi”.
Trên thực tế hiện nay, tổ chức hoạt động vui chơi đôi khi chưa có sự thống
nhất trong chỉ đạo của ban giám hiệu, một số giáo viên cịn đối phó, rập khn, máy
móc, chưa tự giác, chưa sáng tạo khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ… để đáp
ứng các mục tiêu trong chương trình giáo dục mầm non. Trong quá trình tổ chức
cho trẻ chơi cịn nhiều bất cập, trong đó nổi lên là việc trẻ khơng được tự ý chọn vai
chơi, hành động chơi, cũng như chưa được tự do lựa chọn góc chơi mà phần lớn do
GV gượng ép trẻ. Đó chính là ngun nhân trẻ khơng hứng thú khi tham gia vào


3
HĐVC, trẻ khơng thích nên trẻ khơng sáng tạo trong khi chơi ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ.
Quận 12 là một quận vùng ven trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dân nhập
cư đơng, số trẻ ở độ tuổi mầm non cao vì vậy cũng khơng nằm ngồi thực trạng đó.
Ngành giáo dục mầm non của quận cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập cả về số
lượng và chất lượng đó là tình trạng thừa học sinh nhưng lại thiếu trường, thiếu lớp,
thiếu giáo viên, điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng tối đa nhu cầu cho trẻ. Đội
ngũ cán bộ quản lí năng lực chưa cao, chưa đồng bộ trong việc bồi dưỡng, đánh giá
giáo viên khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Vì lí do trên nên tơi chọn đề tài
“Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập
Quận 12, TPHCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận12, TPHCM. Từ đó, đề xuất các

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại
các trường mầm non công lập này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục ở trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập
quận12, TPHCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Cơng tác quản líhoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại cáctrường mầm non
công lập quận 12, TP.HCM đã đạt được những kết quả nhất định như CBQL đã
thực hiện tốt về việc lập kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên,
việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động vui chơi cho trẻ MG tại các
trường mầm non công lập cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, hệ thống hố được cơ sở lí
luận về hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, đánh giá đúng thực trạng HĐVC và
quản lí hoạt động vui cho trẻ mẫu giáo tại cáctrường mầm non công lập quận 12,


4
TP.HCM sẽ là cơ sở lí luận và thực tiễn để tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí
hoạt động vui chơi cho trẻ MG tại cáctrường mầm non công lậpquận 12, TP.HCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hố cơ sở lí luận về hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo và quản
lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáovà
quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận
12, TPHCM.
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản líhoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, TPHCM.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu
giáo tại các trường mầm non công lập quận 12 theo các chức năng quản lí.
Chủ thể quản lí trong đề tài: CBQL trường mầm non gồm: Hiệu trưởng, các
phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn khối mầm, tổ trưởng chuyên môn khối
chồi, tổ trưởng chuyên môn khối lá.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu
giáo tại 9 trường mầm non cơng lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh gồm:
Trường mầm non Bông Sen
Trường mầm non Vàng Anh
Trường mầm non Hoạ Mi 1
Trường mầm non Sơn Ca 5
Trường mẫu giáo Hoạ Mi 2
Trường mầm non Sơn Ca
Trường mầm non Sơn Ca 2
Trường mầm non Sơn Ca 6
Trường mầm non Sơn Ca 9


5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Mọi sự vật đều tồn tại dưới dưới dạng hệ thống bao gồm các yếu tố hợp thành,
có liên hệ với nhau theo quan điểm của hệ thống – cấu trúc. Hệ thống này có mối
liên hệ chặt chẽ với các hệ thống khác. Khi áp dụng quan điểm này vào đề tài
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các vấn đề khi quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo có mối quan hệ với các hệ thống khác trong hoạt động giáo dục mầm non.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trong mối quan hệ biện

chứng với các hoạt động khác trong lớp học của trẻ. Nghiên cứu quản lí hoạt động
vui chơi cho trẻ mẫu giáo như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, tự hình thành
và phát triển thơng qua việc giải quyết mâu thuẫn do sự tương tác hợp qui luật của
các thành tố trong quá trình giáo dục mầm non. Qua đó phát hiện các yếu tố sinh
thành, yếu tố bản chất và logic phát triển của hoạt động vui chơi, quản lí hoạt động
vui chơi.
Như vậy, quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
cơng lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh phải được xét dưới gốc độ là một hệ
thống và hệ thống ấy được hợp thành bởi các yếu tố: Chủ thể quản lí, mục tiêu quản
lí, nội dung quản lí, chức năng quản lí, phương pháp quản lí, cơng cụ quản lí, đối
tượng quản lí, kết quả quản lí.
Đối với nội dung quản lí, khi ta xem nó như một hệ thống, hệ thống đó sẽ bao
gồm các nội dung sau: quản lí mục tiêu HĐVC của cán bộ quản lí, của giáo viên;
quản lí HĐVC; quản lí phương pháp tổ chức HĐVC, quản lí việc sắp xếp, bố trí mơi
trường, phương tiện tổ chức HĐVC; quản lí việc lưu giữ kết quả đánh giá HĐVC
cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.
Các yếu tố hợp thành hệ thống này cũng hợp thành mối quan hệ hữu cơ với
nhau: Chủ thể quản lí thực hiện nội dung, chức năng quản lí bằng cách sử dụng các
phương pháp quản lí và cơng cụ quản lí tác động trực tiếp lên đối tượng quản lí
nhằm đạt được mục tiêu quản lí đã đề ra.


6
Các mặt quản lí về quản lí nhân lực, quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất,
quản lí các tổ chức đồn thể, quản lí sự thay đổi tác động khơng nhỏ đến cơng tác
quản lí HĐVC cho trẻ mẫu giáo của chủ thể quản lí.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu các hoạt động của trẻ em là một cách tiếp
cận đối tượng quan trọng và rất cần thiết. Đối với trẻ, HĐVC là hoạt động chủ đạo
của trẻ mẫu giáo nên khi xem xét việc quản lí HĐVC ta cần xem xét trong q trình

phát triển, vận động của nó khi đó sẽ thấy được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai của hoạt động này.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Thực tế cho thấy, quản lí HĐVC cho trẻ mẫu giáo cịn nhiều hạn chế. Chúng
tơi tập trung khảo sát thực trạng quản lí HĐVC cho trẻ mẫu giáo của cán bộ quản lí
và giáo viên trong quận 12. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải tiến hiệu quả của
việc quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu, hệ thống hố các cơ sở lí luận về
cơng trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo, hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, quản lí và quản lí hoạt động vui chơi cho
trẻ mẫu giáo để làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: thu thập thực trạng quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
của cán bộ quản lí và giáo viên, thu thập dữ liệu. Sau đó dùng phần mềm để xử lí,
phân tích kết quả chứng minh cho giả thuyết của đề tài mình nghiên cứu
Nội dung: Thực trạng hoạt động vui chơi và quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo.
Cơng cụ: bảng câu hỏi cho đối tượng quản lí và cán bộ quản lí.
Đối tượng: cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun
mơn khối mầm, khối chồi, khối lá) ; giáo viên dạy 3 khối tuổi trên.


7
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những ý kiến bằng cách
trao đổi trực tiếp để làm rõ thêm một số nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế
khi thực hiện các nội dung trong cơng tác quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu

giáo tại các trường mầm non công lập quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Thực trạng hoạt động vui chơi và quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo.
Công cụ: Bảng hỏi phỏng vấn cho đối tượng quản lí và cán bộ quản lí.
Đối tượng: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, phụ trách khối
mầm, khối chồi, khối lá ở các trường trên.
* Phương pháp xử lí các số liệu bằng thống kê toán học:
- Các giữ liệu thu thập từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng
quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi
các biện pháp đề xuất, thực hiện chứng minh tính hiệu quả của biện pháp thực
nghiệm xử lí theo phần mềm SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
 Phần mở đầu
 Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động vui chơi và quản lí hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non cơng lập
 Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non công lập quận 12, TPHCM.
 Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non công lập quận 12, TPHCM.


8
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mầm mon.
Thông qua hoạt động này trẻ lĩnh hội kiến thức kinh nghiệm sống. Đây là giai đoạn

tích lũy cả về số lượng lẫn chất lượng là nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ.
Theo các nhà tâm lí học đây là giai đoạn bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng đến
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cho nên rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu chủ yếu về tâm lí học phát triển được tiến hành ở giai đoạn lứa tuổi này.
Về thực chất hoạt động vui chơi là hoạt động học tập của trẻ, “chơi mà học,
học mà chơi” cho nên tổ chức các hoạt động vui chơi bài bản, phù hợp với sự phát
triển của từng giai đoạn lứa tuổi có ý nghĩa rất lớn đến sự hình các giá trị nền tảng
của trẻ.
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tổ chức hình thành nhận
thức cho trẻ.
Vào thời Khổng Tử, ơng đã có phương pháp giáo dục, học là phải luyện tập
thường xuyên thì mới giúp con người có những nét tính cách riêng, học nên hành
“học mà cứ thường thường tập luyện thì trong bụng lại khơng thoả thích hay sao?”
Và học phải đi đơi với luyện tập để trở thành thói quen, hình thành những nét tính
cách ngay từ lúc nhỏ “tập được từ lúc nhỏ như thiên tính, thói quen như tự nhiên”.
Với phương pháp này ông muốn những nhà giáo dục (GD) phải thường xuyên tổ
chức luyện tập cho trẻ trong quá trình GD con người (Võ Quang Phúc, 1992).
Vương Phùng Chi lại rất chú trọng đến vai trò tổ chức các hoạt động tích cực
cho người học trong việc giảng dạy “Giảng dạy cần chú ý đến mặt “động” hơn là
mặt “tĩnh”. Khơng “động” thì khơng phát triển được” (Võ Quang Phúc, 1992).
Ph.Lexgháp đánh giá cao vai trò hướng dẫn, gợi ý của người lớn trong việc tổ
chức vui chơi cho trẻ hơn là áp đặt trẻ chơi theo ý mình “người lớn hãy tạo điều


9
kiện cho trẻ chơi, ln ln khuyến khích tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ trong lúc
chơi” (Võ Quang Phúc, 1992).
Trong “Sổ tay chun mơn hiệu phó chun môn”. A.I.Vaxiliepva đánh giá rất
cao tầm quan trọng trong việc quản lí tổ chức HĐVC cho trẻ. Tác giả cho rằng
muốn quản lí tốt hoạt động này thì người quản lí phải quan sát và phân tích được

HĐVC của trẻ và nắm vững đặc điểm riêng biệt của các trò chơi thì mới bồi dưỡng
tốt cho GV về cơng tác tổ chức HĐVC” Quan sát và phân tích HĐVC. Đó là một
việc rất phức tạp. Điều này nó gắn liền với ý nghĩa của trò chơi trong sự phát triển
nhân cách của trẻ mẫu giáo (MG), với vị trí của nó trong q trình GD ở trường
MG, với những thể loại trò chơi khác nhau cùng những đặc điểm riêng biệt. Nếu
người lãnh đạo nắm vững đặc điểm riêng biệt này thì việc phân tích HĐVC sẽ được
sâu sắc hơn và có thể giúp đỡ các cơ giáo MG một cách kịp thời.
Nhà tâm lí học J.Piaget (1896 - 1980) cho rằng “Sự phát sinh phát triển các
chức năng trí tuệ là q trình tổ chức sự thích nghi của cơ thể, thơng qua các hoạt
động đồng hóa và điều ứng nhằm tạo lập các trạng thái cân bằng tạm thời giữa hai
q trình này. Đó là q trình hình thành và tổng hợp các sơ đồ trí tuệ cá nhân”
(J.Piaget, 1997). Như vậy có thể thấy q trình hình thành và phát triển các chức
năng tâm lí của trẻ được thực hiện bằng các hoạt động đồng hóa và điều ứng. Đây
cũng có thể được xem là luận điểm quan trọng để xem xét nguồn gốc phát triển tâm
lí của trẻ. Từ quan điểm trên đây của J.Piaget chúng ta có thể thấy hoạt động vui
chơi đóng vai trị rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ. Vì
thơng qua hoạt động này, trẻ có thể thích ứng với các vận động của trị chơi để hình
thành nên những kinh nghiệm và khái niệm, quy tắc vận động của những trò chơi
khác nhau.
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình J.Piaget tập trung vào tích sơ đồ tri
giác, trí nhớ và trí tuệ cả ba đều có nguồn gốc từ thích nghi - giác động và xa hơn,
đến từ nguồn gốc thích nghi sinh học, nhiệm vụ của ơng là phân tích mơ tả phát
sinh, phát triển các sơ đồ đó từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất của sự
trưởng thành (sơ đồ thao tác trí tuệ hình thức) bằng chính các hành động của trẻ em,
bắt đầu từ các hành động vật lí bên ngồi (Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Lê Minh


10
Nguyệt, 2016). Như vậy, nguồn gốc hình thành nên cơ sơ đồ trong đó cơ sơ đồ trí
tuệ được hình thành bằng các thao tác của trẻ. Trong sự lớn lên của mình đa số các

thao tác được hình thành từ sự vận động của trẻ. Điều này được thực hiện chủ yếu
thông qua các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non.
Từ quan điểm nghiên cứu trên đây về sự hình thành và phát triển trí tuệ thơng
qua thao tác của J.Piaget, chúng ta có thể thể thấy vai trị vơ cùng quan trọng của
hoạt vui chơi đến sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ. Nếu nhà trường tổ chức
các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm phát triển của từng lứa tuổi sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Ngược lại nếu hoạt động này
không được coi trọng và tổ chức một cách sơ sài, chưa bài bản thì sẽ có những tác
động tiêu cực đến trí tuệ của trẻ.
Lý thuyết phát triển tâm lí – xã hội của Erik.Ericson cho rằng “ở giai đoạn từ
1 đến 3 tuổi đây là giai đoạn được gọi là phát phát triển hay những khủng hoảng
tâm lí xã hội. Trẻ phải học cách “tự lập” – tự ăn, tự mặc và tự đi vệ sinh…Việc trẻ
không đạt được sự tự lập này có thể khiến trẻ hoài nghi về khả năng của bản thân
và cảm thấy xấu hổ. Cha mẹ, thầy cô là tác nhân mấu chốt quan trọng trong giai
đoạn này” (Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Lê Minh Nguyệt, 2016). Quan điểm của
Erik.Ericson cho thấy, mọi hoạt động của trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non đều có
sự tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Theo ơng nếu trẻ hồn thành
tốt, và khơng gặp các trắc trở trong q trình học tập vui chơi, thì mọi sự phát triển
diễn ra tự nhiên. Nhưng ngược lại, nếu trẻ thường gặp những “thất bại” thì sự ảnh
hưởng này tác động lớn đến các quy luật phát triển. Từ đó cho thấy, trong môi
trường giáo dục mầm non, người giáo viên phải biết cách thức tổ chức, khuyến
khích động viên khi trẻ thực hiện nhiệm vụ sao cho trẻ cảm thấy kết quả học tập vui
chơi của mình được tơn trọng và có ý nghĩa.
Theo nhà tâm lí học hoạt động L.X. Vưgơtxki (1896-1934) “Bất cứ chức
năng tâm lí cao cấp nào của trẻ em trong quá trình phát triển đều được thể hiện hai
lần; lần đầu là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tức là một chức năng tâm lí bên
ngoài; lần thứ hai là hoạt động cá nhân, là phương pháp bên trong của tư duy trẻ
em, là chức năng tâm lí bên trong” (L.X. Vưgơtxki, 1997). Như vậy để hình thành



11
các chức năng tâm lí của trẻ cần phải có hai q trình, q trình bên ngồi và q
trình bên trong. Q trình bên ngồi là những hoạt động vui chơi mà trẻ thực hiện.
Thông qua hoạt động này trẻ lĩnh hội kinh nghiệm bằng các thao tác vận động. Tuy
nhiên, thao tác vận động này phải có thể chuyển vào trong. Nói như vậy, chúng ta
có thể hiểu để hình thành các tố chất tâm lí phù hợp cho trẻ thì việc tổ chức các hoạt
động nói chung và hoạt động vui chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng. Vì vui
chơi là chất liệu cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Theo A.N. Lêonchev “Việc nghiên cứu sự phát triển tâm lí trẻ em tất yếu
phải xuất phát từ sự phân tích hoạt động của nó, phân tích sự hình thành của hoạt
động ấy trong những điều kiện xác định của đời sống cá nhân” (A.N.Lêonchev,
1989). Theo tác giả để hiểu rõ sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ thì một mặt
phải phân tích các hoạt động của trẻ và mơi trường hoạt động đó diễn ra. Hay nói
cách khác, mơi trường mà trẻ vận động chính là chất liệu của sự hình thành các
thuộc tính tâm lí cấp cao. Điều này chỉ ra rằng, quá trình tổ chức các hoạt động vui
chơi cho trẻ ở trường mầm non thực chất là quá trình giúp trẻ lớn lên về thể chất và
tâm lí.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Tâm lí học hiện đại cho rằng “Q trình phát triển tâm lí của cá nhân được
thực hiện thông qua sự tương tác giữa cá nhân với thế giới. Sự hình thành và phát
triển các cấu trúc tâm lí cá nhân thực chất là quá trình chuyển các hành động tương
tác từ bên ngoài vào bên trong của cá nhân (cơ chế chuyển vào trong) ” (Dương
Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ
Thị Hạnh Phúc, 2012). Theo quan điểm trên sự hình thành và phát triển tâm lí
khơng chỉ đơn thuần là sự chuyển vào trong những vật liệu có sẵn mà là đây là sự
tương tác giữa chủ thể với đối tượng. Tương tác là quá trình truyền dạy những kiến
thức, kỹ năng của nền văn hóa xã hội cho thế hệ kế tiếp. Từ đó cho thấy, việc tổ
chức các hoạt động vui chơi nhằm phát triển tâm sinh lí của trẻ cũng khơng phải là
những hoạt động thông thường, mà đây là quá trình tương tác, phối hợp giữa những
người có kinh nghiệm (giáo viên) với ngưòi tiếp thu và lĩnh hội (học sinh). Giáo

viên là người hướng dẫn, điều chỉnh, điều khiển các hoạt động sao cho các thao tác,


12
vận động của trẻ phù hợp với cấu trúc của trị chơi. Thơng qua việc thuần thục các
quy luật của trò chơi, trẻ vừa lĩnh hội được các quy tắc tương tác với bạn cùng chơi
đồng thời chuyển vào trong những kỹ năng học được thông qua sự vận động.
Theo Phạm Minh Hạc “Q trình phát triển tâm lí của trẻ em diễn ra trong quá
trình giao lưu, mà trước hết là giao lưu thực tế. Nhưng đã từ rất sớm trẻ đã giao lưu
ngôn ngữ với người xung quanh. Nó nghe thấy từ ngữ, bắt đầu hiểu nghĩa của từ và
tích cực dùng từ trong ngơn ngữ của bản thân, nắm được ngôn ngữ là điều kiện
quan trọng của q trình phát triển trí tuệ, vì nội dung kinh nghiệm lịch sử của
người ta, kinh nghiệm thực tiễn xã hội - lịch sử tất nhiên không chỉ ghi giữ lại dưới
hình thức vật thể vật chất, nội dung ấy được phản ánh dưới hình thức ngơn ngữ, từ
ngữ, chính dưới hình thức đó trẻ bắt gặp sự phong phú của các tri thức, khái niệm
về thế giới xung quanh do loài người thu thấp được” (Phạm Minh Hạc, 2003). Cách
thức tiếp cận sự phát triển tâm lí theo cấu trúc hoạt động, tác giả chỉ ra rằng sự phát
triển tâm lí của trẻ là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của lồi người thơng qua hoạt
động ngơn ngữ. Hoạt động vui chơi trong trường mầm non hiện nay không chỉ rèn
luyện cho sự phát triển về thể chất. Mà cịn hình thành khả năng biểu đạt ngơn ngữ
thơng qua các quy tắc của trò chơi. Như vậy, để trẻ hiểu và lĩnh hội được ý nghĩa
của từ và diễn đạt thành câu phù hợp thì giáo viên phải biết cách tổ chức và hướng
dẫn trẻ cách thức chơi, cách thức phát hiện những quy tắc không đúng trong khi
chơi, nhằm giúp trẻ dần dần lĩnh hội được ý nghĩa của sự vận động và tính lũy thêm
vốn từ trong quá trình trẻ học và vui chơi.
Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng “Sự lĩnh hội của trẻ em là sự tái tạo lại các
hoạt động của người lớn (hoạt động này được vật hóa trong các sản phẩm văn hóađối tượng chiếm lĩnh của trẻ em) bằng hoạt động của chính mình. Đây là hai hoạt
động tương ứng nhưng ngược nhau, hoạt động của người lớn được chuyển vào vật
phẩm-sản phẩm, còn hoạt động lĩnh hội của trẻ em là “tách” hoạt động đó của người
lớn ra khỏi vật phẩm đối tượng, chuyển nó thành bản thân” (Phan Trọng Ngọ (chủ

biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi, 2001). Từ quan điểm trên đây có thể
hiểu, trẻ lĩnh hội tri thức kinh nghiệm thông qua sự tác động “tách” lên các đồ vật
mà trẻ tiếp xúc. Các thao tác hay nói cách khác cách thức sử dụng đồ vật sẽ giúp trẻ


13
nhận thức được tác dụng, ý nghĩa của đồ vật. Tuy nhiên, tự trẻ khơng thể làm việc
đó. Thứ nhất, người lớn phải gán nghĩa vào các dụng cụ mà trẻ chơi. Thứ hai người
lớn phải hướng dẫn trẻ các tương tác lên đồ vật thì các lớp nghĩa được gán trên đó
mới có cơ hội thâm nhập vào nhận thức của trẻ. Điều này hết sức quan trọng cho
giáo viên khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tại trường mầm non. Muốn trẻ
phát triển một chức năng tâm lí nào đó thì giáo viên phải biết cách lựa chọn trò chơi
phù hợp với các nội dung nhằm hình thành các chức năng tâm lí đó. Ngồi ra, giáo
viên còn phải biết đặc điểm nhận thức (cơ chế chuyển vào trong của từng cá nhân)
để lựa chọn tổ chức trị chơi cho phù hợp.
Theo giáo trình “tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” của Nguyễn Thị Ánh
Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2008) đã nói về tầm quan trọng
của hoạt động vui chơi “vào tuổi mẫu giáo nhiều hình thức hoạt động phong phú đã
xuất hiện (như vui chơi, “học tập”, “lao động”...), nhưng vui chơi mà trung tâm là
trị chơi đóng vai theo chủ đề được coi là hình thức hoạt động chủ đạo”. Như vậy,
vui chơi đối với trẻ mẫu giáo rất quan trọng vì vui chơi là hoạt động chủ đạo, quyết
định cũng như cản trở sự phát triển của trẻ.
Trong “Chương trình giáo dục mầm non” của bộ giáo dục và đào tạo (2009)
đã chỉ rõ đối với trẻ mẫu giáo, trẻ phải được học thông qua chơi vì vậy phải tạo điều
kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều
hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ.
Đặng Hồng Phương (2012) trong bài viết “Phương pháp hình thành kĩ năng
vận động cho trẻ mầm non” đã đề cao vai trò của hoạt động vui chơi.Tác giả khẳng
định hoạt động vui chơi rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, thơng qua vui chơi giúp
trẻ phát triển tồn diện vì thế hoạt động vui chơi là phương pháp chủ yếu khi giáo

dục trẻ MG.
Hoàng Văn Yến (2009) trong tài liệu “Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non”
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vui chơi đối với trẻ. Tác giả đã chỉ rõ
vui chơi là phương pháp giáo dục thuận lợi nhất đối với trẻ mẫu giáo.
Lê Thu Hương, Lương Thị Bình, Phan Lan Anh (2008) trong bài viết” Tổ
chức hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp” đã


×