Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Khảo sát kĩ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên đại học sư phạm tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG
PHẤN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ SỐ CS 20.00.01

Chủ nhiệm: Th.s.Ngơ Đình Qua
Những người tham gia
Th.s. Lê Thị Thanh Chung
Th.s. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Th.s.Võ Thị Bích Hạnh
Th.s. Vũ Thị Sai

T.P. HỒ CHÍ MINH
2001


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG
PHẤN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ SỐ CS 20.00.01

Chủ nhiệm: Th.s.Ngơ Đình Qua
Những người tham gia


Th.s. Lê Thị Thanh Chung
Th.s. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Th.s.Võ Thị Bích Hạnh
Th.s. Vũ Thị Sai

T.P. HỒ CHÍ MINH
2001


LỜI TRI ÂN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Khoa học cơng nghệ và đào
tạo sau Đại học, Phòng Kế hoạch tài chánh, Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa Tâm lý
giáo dục Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu, giáo viên, sinh viên
thực tập tại các trường Tiểu học, Trung học phổ thơng thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giúp đỡ chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.


MỤC LỤC

LỜI TRI ÂN
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ..................................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
III/ KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: ......................................................... 2
1/Khách thể nghiên cứu: .................................................................................................... 2
2/Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................................... 2
IV/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: .......................................................................................... 2
V/ NHIỆM VỤ NGHIỀN CỨU:............................................................................................ 2
VI/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................ 3

VII/PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 3
1/ Các quan điểm phƣơng phápluận: ................................................................................. 3
2/ Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:............................................................................. 3
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 7
1.1. Đặt vấn đề. .................................................................................................................. 7
1.2 Khái niệm kỹ năng. ..................................................................................................... 9
1.3. Kết luận. .................................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG PHẤN CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỢT THỰC TẬP SƢ
PHẠM NĂM 1999 - 2000. .................................................................................................. 16
2.1. Quan điểm của giáo viên phổ thơng về kỹ năng sử dụng bảng nói chung cũng nhƣ
về việc hình thành kỹ năng này ở sinh viên Đại Học Sƣ Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
.......................................................................................................................................... 16
2.2. Trung bình tổng điểm nhận thức của giáo viên về kỹ năng sử dụng bảng. .............. 32
2.3. So sánh nhận thức của giáo viên về kỹ năng sử dụng bảng theo khối giảng dạy, giới
tính và thâm niên cơng tác. .............................................................................................. 33
2.4. Nhận thức của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng sử dụng bảng
phấn. ................................................................................................................................. 37
2.5. Trung bình tổng điểm nhận thức của sinh viên về kỹ năng sử dụng bảng phấn. ...... 46
2.6. So sánh nhận thức của sinh viên (SV) về kỹ năng sử dụng bảng phấn theo khối học
tập, tính và theo kết quả thực tập. .................................................................................... 47
2.7. Kết quả đo lƣờng kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ
Chí Minh trong đợt thực tập của năm học 1999-2000. .................................................... 51
2.8. So sánh trung hình tổng điếm kỹ năng sử dụng bảng của sinh viên theo giới tính,
khối học tập và kết quả xếp loại thực tập giảng dạy. ....................................................... 66


2.9. Kết luận. .................................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG

PHẤN CHO SINH VIÊN ĐHSP TP HỒ CHÍ MINH ......................................................... 75
3.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng của sinh viên do giảng viên bộ môn
Phƣơng pháp giảng dạy tiến hành. ................................................................................... 76
3.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng cho sinh viên do các giảng viên khác
ngoài giảng viên Phƣơng pháp giảng dạy bộ môn thực hiện. .......................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN. ..................................................................................................................... 81
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 70


1

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đào tạo ngƣời giáo viên có chất lƣợng là mục tiêu phấn đấu của các trƣờng sƣ phạm
nói chung, trong đó có trƣờng Đại Học Sƣ Phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc nhân cách
của ngƣời giáo viên dƣới mái trƣờng xã hội chủ nghĩa bao gồm hai thành phần cơ bản, đó là
phẩm chất chính trị - đạo đức và năng lực sƣ phạm. [6.Tr.200] Nâng cao chất lƣợng đào tạo
giáo viên chính là việc chăm lo bồi dƣỡng và phát triển những thành phần trong cấu trúc nhân
cách nói trên. Trong phạm vi một đề tài khoa học cấp cơ sở, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát một
kỹ năng trong cấu trúc năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên, đó là kỹ năng sử dụng bảng
phấn của sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng, năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên
bao gồm một hệ thống tri thức cần thiết (kiến thức môn học, kiến thức về hoạt động dạy học
và giáo dục, kiến thức công cụ) và hệ thống các kỹ năng sƣ phạm nhƣ: nhóm các kỹ năng
thiết kế, nhóm các kỹ năng thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh, nhóm kỹ năng triển
khai hoạt động dạy học và giáo dục, nhóm kỹ năng nhận thức và nghiên cứu khoa học, nhóm
kỹ năng hoạt động xã hội, nhóm kỹ năng tự học. [4. Tr. 85-90]. Chúng tôi nghĩ rằng việc rèn
luyện kỹ năng sử dụng bảng cho sinh viên sẽ góp phần hình thành và phát triển kỹ năng triển

khai hoạt động dạy học và giáo dục, một nhóm kỹ năng trong hệ thống các kỹ năng đã nói
trên cho họ. Trƣớc khi tiến hành bồi dƣỡng,


2
rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên theo một quy trình đƣợc chấp thuận, chúng tơi thiết nghĩ
cần phải khảo sát thực trạng kỹ năng này ở họ. Đó chính là lý do khiến chúng tơi chọn và
nghiên cứu đề tài này.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đo lƣờng thực trạng kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên năm cuối Đại Học Sƣ
Phạm (ĐHSP) Tp. Hồ Chí Minh trong đợt thực tập sƣ phạm năm học 1999-2000 và đề xuất
một quy trình rèn luyện kỹ năng này cho họ.

III/ KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
1/Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là hệ thống các kỹ năng sƣ phạm cần hình thành cho
sinh viên ĐHSP trong quá trình đào tạo.

2/Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên ĐHSP
thành phố Hồ Chí Minh.

IV/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Đa số sinh viên ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh có kỹ năng sử dụng bảng ở mức trung
bình khá trở lên.

V/ NHIỆM VỤ NGHIỀN CỨU:
1/ Khảo sát quan diêm của giao viên phổ thông thành phố nồ Chí Minh về kỹ năng sử
dụng bảng của sinh viên ĐHSP.

2/ Khảo sát kiến thức của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng sử
dụng bảng phấn.


3
3/ Quan sát, đo lƣờng kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ
Chí Minh trong hai đợt thực tập năm học 1998-1999 và 1999-2000.
4/Thu thập ý kiến và đề xuất quy trình rèn luyện nhằm hình thành hồn thiện kỹ năng
sử dụng bảng phấn cho sinh viên ĐHSP.

VI/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Vì khn khổ thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ khảo sát kỹ năng sử dụng bảng của
sinh viên trong hai đợt thực tập 1998-1999 và 1999-2000.

VII/PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1/ Các quan điểm phƣơng phápluận:
1.1/ Quan điểm hệ thống cấu trúc: Quan điểm này giúp ngƣời nghiên cứu xem xét kỹ
năng sử dụng bảng nhƣ là một bộ phận của hệ thống các kỹ năng sƣ phạm,
1.2/ Quan điểm thực tiễn:
Theo quan điểm này,ngƣời nghiên cứu phải đặt vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn đào
tạo của Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ thực tiễn dạy và học của
các trƣờng Trung Học.

2/ Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
2.1/Phƣơng pháp nghiên cứu ly thuyết:
Nhằm khảo cứu cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu.
2.2/Phƣơng pháp điều tra viết:
Nhằm thu thập ý kiến, nhận thức của giáo viên phổ thông và sinh viên ĐHSP Tp.
HCM về kỹ năng sử dụng bảng.



4
Trong phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ gồm hai bảng câu hỏi: một
dành cho giáo viên, một dành cho sinh viên.
Bảng câu hỏi dành cho giáo viên nhằm khảo sát nhận thức của họ về kỹ năng sử dụng
bảng (KNSDB). Bảng này gồm 12 câu hỏi nhằm đo lƣờng nhận thức của họ về các lĩnh vực
nhƣ tầm quan trọng của kỹ năng sử dụng bảng trong cấu trúc năng lực sƣ phạm; nguyên nhân
của thực trạng kỹ năng sử dụng bảng của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn,
quy trình rèn luyện để hình thành KNSDB ở sinh viên; tƣ thế, thao tác khi viết bảng; tính
thẩm mỹ cua cách trình bày bảng; nội dung viết bảng; việc kết hợp viết bảng với ngơn ngữ
nói. Ngồi ra bảng câu hỏi cịn đƣợc khảo sát theo các biến số: môn giảng dạy, giới tính,
thâm niên giảng dạy. Khi giáo viên hƣớng dẫn thực tập nhận đƣợc bảng câu hỏi, họ trả lời
trực tiếp trên đó. Khi thu về, chúng tơi xử lý thơ bằng cách cho 1 điểm đối với mỗi câu trả lời
đúng trừ câu 3; sau đó tiếp tục xử lý bằng máy vi tính theo ba thuật tốn: tính tỉ lệ phần trăm
các trả lời, tính trung bình tổng điểm nhận thức trên toàn mẫu, dùng kiểm nghiệm t, kiểm
nghiệm F để so sánh trung bình tổng điểm nhận thức theo các biến số mơn dạy, giới tính,
thâm niên.
Bảng câu hỏi dành cho sinh viên nhằm khảo sát nhận thức của họ về kỹ năng sử dụng
bảng. Cấu trúc của bảng cần hỏi này cũng nhƣ tiến trình khảo sát cũng tƣơng tự nhƣ bảng câu
hỏi dành cho giáo viên duy chỉ có các biến số khảo sát và cách xử lý thì có khác, tức là thay
vì khảo sát theo mơn giảng dạy 1 giới tính, thâm niên nhƣ ở bảng câu hỏi dành cho giáo viên,
chúng tôi khảo sát theo khoa học tập, giới và kết quả xếp


5
loại thực tập giảng dạy; phần xử lý thô, mỗi câu trả lời đúng sẽ đƣợc 1 điểm, riêng câu 2 nếu
SV khơng trả lời thì đƣợc 1 điểm, ngƣợc lại sẽ khơng có điểm; (Xin xem các bảng câu hỏi ở
phần phụ lục )
2.3. Phƣơng pháp quan sát:
Nhằm đo lƣờng thực trạng kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên ĐHSP Tp HCM

trong hai đợi thực tập 1998-1999,1999-2000.
Trong năm học 1998-1999, chúng tôi dự giờ giảng dạy của các sinh viên thực tập có
quay phim và chụp hình hƣớng vào kỹ năng sử dụng bảng của họ.
Trong năm học 1999-2000, chúng tôi gởi phiếu quan sát kỹ năng sử dụng bảng cho
giáo viên để họ dự giờ giảng dạy của sinh viên, quan sát và đánh giá các mặt của kỹ năng sử
dụng bảng của sinh viên nhƣ: tƣ thế, thao tác khi viết và xóa bảng; tính thẩm mỹ của cách
trình bày bảng; nội dung viết và việc kết hợp viết báng với sử dụng ngôn ngữ nói. Khi xử lý
thơ các phiếu quan sát này, mồi yếu tố trong từng mặt nói trên nếu đúng thì đƣợc 1 điểm.
Phần xử lý bằng máy vi tính cũng theo các thuật tốn nhƣ tính tỉ lệ phần trăm, tính trung
bình tổng điểm KNSDB và so sánh trung bình tổng điểm KNSDB theo các biến số giới,
khoa, kết quả xếp loại thực tập giảng dạy.
2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Nhằm nâng cao mức độ khách quan của đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn phƣơng
pháp này thông qua việc tổ chức một Hội thảo khoa học với đề tài "Con đƣờng hình thành kỹ
năng sử dụng bảng phấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở ĐHSP tp HCM". Kết thức
hội thảo, chúng tôi


6
đã thu thập đƣợc nhiều ý kiến về cấu trúc của kỹ năng sử dụng bảng cũng nhƣ quy trình rèn
luyện kỹ năng này cho sinh viên ĐHSP.
2.5/ Phƣơng pháp thống kê tốn học:
Phƣơng pháp này giúp chúng tơi xử lý các số liệu của đề tài bằng một phần mềm vi
tính với các phép tính nhƣ : tính trung bình, tỉ lệ phần trăm và các phép kiểm nghiệm F,t.


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề.
Trƣớc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc và để đáp ứng đƣợc sự nghiệp công nghiệp hóa
và hiện đại hóa, ngành giáo dục phổ thơng và các trƣờng sƣ phạm đã và đang từng bƣớc tiến
hành đổi mới mục tiêu, nội dung, quy trình đào tạo phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần
và sự phát triển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ của thế giới. Trƣớc đòi hỏi bức thiết của thực
tiễn, mục tiêu đào tạo phải đổi mới theo hƣớng vừa đáp ứng đƣợc yêu cần đổi mới của các
loại hình trƣờng Trung học Phổ thông (công lập, bán công, dân lập...), vừa phải đảm bảo sao
cho sau khi tốt nghiệp Đại học Sƣ phạm (ĐHSP) sinh viên có thể làm các công tác nghiên
cứu ở các Vụ, Viện nghiên cứu, các ngành kinh tế, văn hóa khác với sự phức tạp cùa " địa chỉ
đầu ra không định sẵn".
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của các tác giả Ngô Cơng Hồn và Nguyễn Quang
Uẩn trình bày trong "Mơ hình nhân cách sinh viên ĐHSP lúc tốt nghiệp" [5]", chúng tơi nhận
thấy có thể tóm tắt mục tiêu đào tạo của ĐHSP nhƣ sau:
Trƣờng ĐHSP đào tạo cho xã hội những giáo viên mầm non, tiểu học, trung học có
đạo đức cách mạng; giác ngộ giác ngộ xã hội chủ nghĩa (XHCN)


8
giác ngộ nghề nghiệp; nhận thức đƣợc trách nhiệm quan trọng của sự nghiệp giáo dục ngày
càng đổi mới đối với thế hệ trẻ; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức theo các quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và đƣờng lối chính sách của
Đảng và nhà nƣớc ta; có thái độ lao động chân chính, u nghề mến trẻ; có tinh thần khắc
phục khó khăn; có hành động khoa học ứng xử linh hoạt trong các tình huống giáo dục khác
nhau theo yêu cầu đòi hỏi của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; có ý thức tự bồi
dƣỡng nâng cao trình độ văn hóa cơ bán, chuyên sâu về ngành khoa học mà giáo viên trực
tiếp giảng dạy, nghiên cứu và các khoa học liên ngành phục vụ tốt quá trình giáo dục ở
trƣờng phổ thơng; có hệ thống kỹ năng dạy học, giáo dục, giao tiếp và nghiên cứu khoa học
cần thiết cho việc tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục, nghiên cứu phù hợp với học sinh
phổ thơng; có sức khỏe để không ngừng vƣơn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Xuất phát từ mục tiêu trên, mơ hình nhân cách của sinh viên ĐHSP lúc tốt nghiệp cần
nêu rõ đƣợc các thành phần chủ yếu vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn để có thể
thực hiện đƣợc trong q trình đào tạo của nhà trƣờng. Theo các tác giá nói trên, hai thành
phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách của sinh viên gồm :
1- Phẩm chất nhân cách: phẩm chất tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức; phẩm chất xã hội,
nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân.
2 - Năng lực và kỹ năng nghề nghiệp bảo đảm hồn thành có kết quả cao những
nhiệm vụ hoạt động chủ đạo trong những điều kiện nhất định.


9
Mơ hình nhân cách của sinh viên mà các tác giả xây dựng xuất phát từ mục tiêu dào
tạo của trƣờng ĐHSP đồng thời cũng xuất phát từ thành tựu của khoa học Tâm lý Giáo dục
hiện nay và căn cứ vào những điều kiện đã và đang thực hiện lại ĐHCSP Hà Nội trong những
năm qua và hiện nay.
Nhƣ vậy đối với mơ hình nhân cách sinh viên, ngồi những vấn đề phẩm chất nhân
cách thì năng lực và đặc biệt là hệ thống kỹ năng là những nội dung thiết yếu của mục tiêu
đào tạo của nhà trƣờng ĐHSP.
1.2 Khái niệm kỹ năng.
1.2.1. Về từ nguyên trong ngôn ngữ.
- Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó
[13]
- Kỹ năng là khả năng làm tốt một cái gi đó ( abiiity to do something well) [9.Tr. 131]
- Kỹ năng là khả năng làm một cái gì đó, có đƣợc nhờ học tập thử nghiệm. [12]
- Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, trong đó khả năng
đƣợc hiểu là "sức đã có" về mặt nào đó, để có thể làm tốt một việc gì.[11]
l.2.2 Khái niệm trong Tâm lý học.
Nhiều nhà Tâm lý - giáo dục Xô Viết và Việt Nam nhƣ: N.Gonobolin, Petropxki, Hà
Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng đã đƣa ra khái niệm kỹ năng nhƣ sau :



10
Kỹ năng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hòa, hợp lý nhƣng đảm bảo
cho những hoạt động đạt kết quả cao, với sự tiêu hao năng lƣợng tinh thần, cơ bắp ít nhất
trong những điều kiện thay đổi.
Kỹ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hóa bộc lộ trong hoạt động, đó là sự
chín muồi các phẩm chất nhân cách và năng lực của một cá nhân trong một nghề nghiệp nhất
định.
Kỹ năng có tiền đề vật chất là hoạt động của não, hệ thần kinh, tim mạch... Nhƣng cái
quy định là tri thức và sự tập luyện, rèn luyện của con ngƣời trong một dạng hoạt động nhất
định. Với ý nghĩa đó, hệ thống kỹ năng, thói quen hoạt động sƣ phạm phải đƣợc tập luyện
nhiều trong quá trình đào tạo ở nhà trƣờng sƣ phạm.
Theo M.N. Skatkin và M.A. Danilop thì kỹ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức,
dựa trên kiến thức, kỹ năng là kiến thức trong hành động. [10]; cịn Pelrơpxki thì cho rằng kỹ
năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động,thể hiện bởi tập hợp những kiến
thức đã thu lƣợm đƣợc và những thói quen, kinh nghiệm.Kỹ năng hình thành bằng cách luyện
tập và tạo ra khả năng thực. hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà
cảtrong những điều kiện đã ít nhiều thay đổi.
1.2.2. Điểm chung của các định nghĩa nêu trên.
- Kỹ năng là khả năng hành dộng có hiệu quả.
- Kỹ năng có đƣợc nhờ luyện tập tạo thành thói quen.
- Kỹ năng là kiến thức trong hoạt động.


11
Định nghĩa kỹ năng trong Tâm lý học cho ta cách thức hình thành một kỹ năng bất kỳ
thơng qua các tình huống khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau. Nhƣ thế chủ thể bắt buộc phải
vận dụng vốn sống đã có để luyện tập nên nhữn thói quen cơ bản nhƣ thích nghi có hiệu quả
trong các tình huống tƣơng tự.
Muốn hình thành bất kỳ một kỹ năng nào cũng đều phải xuất phát từ những yếu tố

cấu thành nên nó. Nội dung cấu thành kỹ năng dƣợc xác định bởi 3 yếu tố cơ bản sau
- Mục đích hoạt động
- Tri thức về phƣơng pháp hoạt động và đối tƣợng của hoạt động.
- Hệ thống thao tác trí tuệ và kỹ thuật hoạt động.
Nội dung cấu thành kỹ năng cho thấy kiến thức vừa là nội dung vừa là là phƣơng tiện
trong quá tình rèn luyện và phát triển kỹ năng hay một năng lực nào đó của con ngƣời
Kỹ năng là một yếu tố cơ bản xác định năng lực con ngƣời trong hoạt động và là
tiêu chuẩn khách quan đánh giá sự phát triển năng lực thực tiễn của cá nhân. Kỹ năng càng
thành thạo càng cho phép con ngƣời hoạt động có hiệu qua. Vì vậy việc hình thành năng
lực hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân cũng chính là việc tạo cho họ có đƣợc một hệ
thống kỹ năng đa dạng, nghĩa là phải tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đƣợc thực hành vận
dụng các kiến thức.
1.2.3. Kỹ năng sử dụng bảng:
Theo các tác giả Ngơ Cơng Hồn và Nguyễn Quang Uẩn trình bày trong "Mơ hình
nhân cách sinh viên ĐHSP lúc tốt nghiệp "[5] thì hệ


12
thống kỹ năng cụ thể mà sinh viên cần đạt đƣợc lúc tốt nghiệp ĐHSP là những kỹ năng sau
đây :
- Kỹ năng dạy học.
- Kỹ -năng giáo dục.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Trong các kỹ năng nêu trên thì kỹ năng dạy học mà sinh viên cần đạt đƣợc bao gồm
nhƣng kỹ năng cụ thể sau:
Kỹ năng chế biến tài liệu chi thức khoa học bộ mơn mình giảng dạy gồm các hoạt
động với các kỹ năng: biết đọc và tóm tắt; lý giải sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; xác định
trọng tâm của bài dạy, chƣơng, mục, bộ môn.
+ Biết độc lập sáng tạo chế tạo đồ dùng, dụng cụ dạy học ở bộ mơn mình dạy.

+ Biết trình bày bảng khoa học, hợp lý, rõ ràng giúp cho học sinh dễ ghi chép, dễ hiểu
bài ngay trong lớp học và vận dụng vào việc giải các bài tập, thực hành.
+ Biết sử dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy học khác nhau nhằm kích thích sự phát
triển tƣ duy tích cực ở học sinh, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
+ Biết hệ thống hóa tri thức khoa học theo logic của bài, chƣơng, mục, môn học.
+ Biết tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh một cách đúng đắn,
chính xác, khoa học.


13
+ Biết bồi dƣỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém.
Nhƣ vậy kỹ năng sử dụng bảng là một hệ thống kỹ năng mà sinh viên ĐHSP cần đạt
đƣợc khi hồn thành khóa học.
Mặt khác, từ khái niệm kỹ năng đƣợc trình bày ở trên, theo chúng tơi kỹ năng sử
dụng bảng có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Sử dụng bảng là một kỳ năng xác định năng lực hoạt động của ngƣời giáo viên. Sử
dụng bảng là một nhân tố có tính kỹ thuật, hình thức, có thể phản ánh một mặt của năng lực
sƣ phạm.
Xét về mặt cá nhân sử dụng bảng là một trong những kỹ năng sƣ phạm mà mỗi sinh
viên cần đạt đƣợc trong quá trình đào tạo tại trƣờng sƣ phạm.
Theo tác giả Phan Thanh Long, hiện nay quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm ở các
trƣờng sƣ phạm có xu hƣớng thực hiện nhƣ là quá trình tập luyện các kỹ năng cơ bản, cụ thể
cho giáo sinh nhƣ kỹ năng nói, đọc (phát âm), viết (giấy, bảng ) - soạn giáo án, lập kế hoạch,
tổ chức các hoạt dộng giáo dục... Nghĩa là chủ yếu tập trung vào rèn luyện các kỹ năng cơ
bản về các hoạt động giảng dạy và giáo dục.Theo hƣớng này, các trƣờng sƣ phạm có thể giúp
cho ngƣời giáo viên mới ra trƣờng nhanh chóng thích ứng nghề và cơ bản hoàn thành các
nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, phƣơng hƣớng này chƣa thật sự tạo diêu kiện cho
ngƣời giáo viên về lâu dài có đƣợc một năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, mềm
dẻo, thích nghi với mọi tình huống. Năng lực sƣ phạm, nhƣ những năng lực chuyên môn
khác, là những năng lực mang



14
tính khái qt, tổng hợp và là tổng hịa cả tri thức, kỹ năng và những phẩm chất tƣơng ứng.
Xét về phƣơng diện hoạt động dạy học, sử dụng bảng là một biện pháp dạy học sử
dụng phƣơng tiện trực quan là bảng đen để trình bày tri thức hay tổ chức, hƣớng dẫn học
sinh học tập. Nhƣ vậy sử dụng bảng là một biện pháp dạy học thuộc phƣơng pháp dạy học
trực quan.
Theo hƣớng tiếp cận cách phân tích kỹ năng nêu trên, chúng tôi thấy cần thiết phải
xem xét và phân tích cấu trúc hoạt động của kỹ năng sử dụng bảng cho sinh viên để thơng
qua đó bƣớc đầu định hƣớng hình thành những năng lực sƣ phạm liên quan đến kỹ năng này.
Có thể phân tích kỹ năng sử dụng bảng thành hai phƣơng diện: nhìn thấy đƣợc và
khơng nhìn thấy đƣợc.
- Về phƣơng diện nhìn thấy đƣợc là nhƣng yếu tố có thể quan sát đƣợc trên lớp khi
giáo viên sử dụng bảng. Phƣơng diện này cỏ thể định hƣớng và miêu tả dễ dàng. Các yếu tố
nhìn thấy đƣợc này thuộc thành phần thao tác và sản phẩm của kỹ năng có thể gồm :
+ Tƣ thế, thao tác khi viết bảng.
+ Tính thẩm mỹ của cách trình bày bảng.
+ Nội dung viết bảng: từ ngữ, bài tập, bảng biểu, hình vẽ, trị chơi để tổ chức hƣớng
dần học sinh hoạt động.
+ Việc kết hợp viết bảng với ngơn ngữ nói, với các giáo cụ trực quan cũng nhƣ với
các phƣơng pháp dạy học khác.
- Về phƣơng diện khơng nhìn thấy đƣợc tức là khơng thể hiện ra bên ngồi bao gồm
các thành phần còn lại trong cấu trúc của kỹ năng sử


15
dụng bảng. Đó là mục đích của việc sử dụng bảng và tri thức về phƣơng pháp sử dụng bảng.
Nhƣ vậy, muốn cho kỹ năng sử dụng bảng của sinh viên đƣợc hình thành có hiệu quả
thì về lâu dài địi hỏi nhà trƣờng sƣ phạm khơng những cần rèn luyện các thao tác thuộc

phƣơng diện nhìn thấy đƣợc mà còn phải bồi dƣỡng cho sinh viên những nội dung thuộc
phƣơng diện khơng nhìn thấy đƣợc nhƣ đã nêu trên cùng với việc bồi dƣỡng năng lực sƣ
phạm nói chung trong mọi quá trình đào tạo.

1.3. Kết luận.
Kỹ năng sử dụng bảng là một biện pháp, một kỹ thuật dạy học thuộc phƣơng pháp
trực quan. Sử dụng bảng có thể xem là một kỹ năng trình bày, phơ diễn kiến thức bài học
(theo quan điểm dạy học truyền thống) nhƣng cũng có thể đƣợc xem là một trong những kỹ
thuật, biện pháp tổ chức quá trình học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức (theo quan điểm dạy
học lấy học sinh làm trung tâm). Mục đích sử dụng khác nhau sẽ làm cho việc sử dụng bảng
mang những tính chất khác nhau và có những hình thức khác nhau. Ngồi ra những yếu tố
thuộc phẩm chất và năng lực tri thức của từng cá nhân sinh viên cũng góp phần quan trọng
vào việc hình thành ở họ kỹ năng này. Trình độ kỹ năng sử dụng bảng của sinh viên năm
cuối của ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh cao hay thấp? Đó là nội dung sẽ đƣợc trình bày ở
chƣơng 2.

.


16

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG PHẤN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG ĐỢT THỰC TẬP SƢ PHẠM NĂM 1999 - 2000.
2.1. Quan điểm của giáo viên phổ thông về kỹ năng sử dụng bảng nói
chung cũng như về việc hình thành kỹ năng này ở sinh viên Đại Học Sư Phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của kỹ năng sử dụng bảng trong cấu
trúc năng lực sƣ phạm.
Trong đợt thực tập sƣ phạm 1999-2000, chúng tôi tiến hành khảo sát một mẫu gồm

97 giáo viên phổ thông hƣớng dẫn thực tập. Kết quả khảo sát về nội dung này đƣợc trình bày
ở bảng dƣới đây:
a) Không quan
b) Quan trọng
c) Đa số GV
d) Không quan
e) Ý kiến
trọng vì GV chỉ đối với GV các
hiện nay đều
trọng vì tƣơng
khác
cần có kiến thức mơn tự nhiên
cần kỹ năng
lai máy tính sẽ
vững và biết
hơn GV các mơn này.
thay thế bảng
diễn đạt
xã hội
phần…
2.06%
3.09%
86.60%
.0%
8.25%
Bảng trên cho thấy 86.60% giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng sử
dụng bảng trong cấu trúc năng lực sƣ phạm của giáo viên. Rõ ràng kỹ năng sử dụng bảng
phấn chỉ là một kỹ năng trong hệ thống kỹ năng dạy học nhƣng lại không thể thiếu đƣợc nhất
là khi giáo viên



17
thực hiện kế họach bài giảng trên lớp trong tình hình dạy và học ở nhà trƣờng phổ thơng
Việt Nam hiện nay. Việc kết hợp giữa trình bày bảng khoa học, thẩm mỹ với lời giảng sinh
động, hấp dẫn của giáo viên thể hiện phần nào nguyên tắc trực quan trong dạy học, giúp
học sinh lĩnh hội bài giảng tốt hơn. Bởi một khi học sinh càng huy động nhiều giác quan
tham gia vào quá trình tri giác thì quá trình tƣ duy diễn ra càng thuận lợi hơn.
2.1.2 Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân của thực trạng kỹ năng sử dụng bảng
phấn của sinh viên ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Kết quả khảo sát vấn đề này đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây:
a) Rèn luyện chƣa
đúng cách

b) Rèn luyện chƣa
c) Chƣa có ý thức rèn d) Có ý thức nhƣng
thƣờng xuyên liên
luyện kỹ năng này
khơng có điều kiện
tục
để rèn luyện
10.31%
40.21%
18.56%
30.93%
Bảng trên cho ta thấy nguyên nhân chiếm tỉ lệ phần trăm ý kiến cao nhất là do sinh
viên có rèn luyện nhƣng chƣa thƣờng xuyên, liên tục, (40.21%). Điều này có nghĩa là giáo
viên đánh giá cao ý thức rèn luyện KNSDB của sinh viên, nhƣng nguyên nhân là ở chỗ việc
rèn luyện đó chƣa thƣờng xuyên, liên tục. Kế đến là "sinh viên có ý thức nhƣng khơng có
điều kiện để rèn luyện" (30.93%). Rõ ràng ý thức rèn luyện



18
kỹ năng của sinh viên vẫn đƣợc đánh giá cao nhƣng do khơng có điều kiện để họ rèn luyện
kỹ năng này. Cụ thể có thể là do giáo viên bộ mơn Phƣơng pháp giảng dạy nói riêng cũng
nhƣ giáo viên các bộ mơn khác nói chung chứa chú ý tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện
kỹ năng này, cũng có thể là do nhà trƣờng chƣa chú ý tạo điều kiện vật chất cần thiết cho
sinh viên tập luyện viết bảng ( nhƣ có phịng học để sinh viên tập giảng, tập viết bảng; những
giờ thực hành môn Phƣơng pháp giảng dạy bộ mơn, giáo viên ngồi việc sửa chữa, góp ý
những kỹ năng dạy học khác khơng thể bỏ qua kỹ năng viết bảng của sinh viên; trong thang
đánh giá điểm thực hành môn Phƣơng pháp giảng dạy bộ mơn khơng thể thiếu điểm kỹ năng
trình bày bảng ).Nguyên nhân tiếp theo là do sinh viên chƣa có ý thức rèn luyện kỹ năng này.
(18.56% GV đƣợc hỏi ý kiến). Điều này nhắc nhở các giảng viên ĐHSP, nhất là giáo viên
Phƣơng pháp giảng dạy bộ môn chú ý nhắc nhở sinh viên nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng
sử dụng bảng vì nhƣ đã nói trên kỹ năng này là một kỹ năng bộ phận của hệ thống các kỹ
năng góp phần hình thành năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên.
2.1.3. Quan điểm của giáo viên về giai đoạn, quy trình rèn luyện để hình thành kỹ
năng sử dụng bảng ở sinh viên.
2.1.3.1.Quan điểm của giáo viên về thời kỳ, giai đoạn rèn luyện để hình thành kỹ
năng sử dụng bảng ở sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của vấn đề này đƣợc trình bày ở bảng dƣới đây:


19

a) Trong suốt q
trình đào tạo, thơng
qua mơn học
64.95%

b) Chỉ rèn luyện qua

môn Phƣơng pháp
giảng dạy
10.31%

c) Chỉ nên rèn luyện
qua hai môn Giáo
dục học và Phƣơng
pháp giảng dạy
23.71%

d) Chỉ nên rèn luyện
trong đợt thực tập sƣ
phạm
1.03%

Bảng 2.1.3.1. Quan điểm của giáo viên về giai đoạn rèn luyện KNSDB cho SV ĐHSP

Bảng trên cho thấy 64.95% giáo viên đƣợc hỏi ý kiến khẳng định sinh viên sƣ phạm
phải đƣợc rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng "trong suốt quá trình đào tạo từ năm đầu đến năm
cuối thông qua các môn học". Nhận định này không làm chúng ta ngạc nhiên vì cùng với việc
lĩnh hội tri thức khoa học của bộ mơn, sinh viên cịn học đƣợc cả phƣơng pháp giảng dạy,
trong đó có phƣơng pháp sử dụng bảng, qua phƣơng pháp giảng dạy của chính giáo viên bộ
mơn ở trên lớp. Không những thế, khi sinh viên lên bảng chữa bài tập hay trình bày kết quả
nghiên cứu... có sử dụng bảng, nếu sinh viên mắc phải những lỗi về kỹ thuật viết, kỹ thuật
dùng bảng, giáo viên bộ mơn cũng góp ý và sửa chữa kịp thời, đây là sự khởi đầu của việc
hình thành kỹ năng sử dụng bảng ở sinh viên sƣ phạm.
23.71% ý kiến khẳng định chỉ nên rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng qua hai môn Giáo
dục học và Phƣơng pháp giảng dạy. Phải thừa nhận rằng trong chƣơng trình đào tạo của
trƣờng Đại Học Sƣ Phạm, môn Giáo dục học (phần Lý luận dạy học) và môn Phƣơng pháp
giảng dạy bộ môn có nhiều điều kiện cho phép sinh viên rèn kỹ năng dạy học. Ở hai môn



20
học này sinh viên đƣợc trang bị những kiến thức vế kỹ năng dạy học và đƣợc rèn luyện
chúng trong những giờ thực hành bộ môn nhƣ kỹ năng thiết kế bài dạy, kỹ năng thể hiện giáo
án ở trên lớp bao gồm kỹ năng sử dụng lời nói, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện trực quan, kỹ
năng sử dụng bảng... Không những thế, hai bộ môn này đƣợc sắp xếp giảng dạy nối tiếp nhau
nên sinh viên có cơ hội và điều kiện để rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và kỹ năng sử
dụng bảng nói riêng liên tục và kéo dài suốt hai học kỳ liền nhau và tập trung nhiều nhất, rõ
nét nhất ở môn Phƣơng pháp giảng dạy. Riêng với môn Giáo dục học, khi kết thức môn học,
Tổ Giáo dục học thuộc Khoa Tâm lý - Giáo dục bao giờ cũng tổ chức "Hội thi nghiệp vụ sƣ
phạm" với nội dung thi vòng chung kết không thể thiếu phần "thi kỹ năng viết bảng" trong
nội dung thi "rèn kỹ năng sƣ phạm" cho sinh viên.
10.31% ý kiến khuyên chỉ nên rèn kỹ năng sử dụng bảng qua môn Phƣơng pháp
giảng dạy. Nếu chỉ đợi đến bộ môn này mới rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và kỹ năng
sử dụng bảng nói riêng cho sinh viên sƣ phạm e rằng không thể thuần thục và bền vững đƣợc
vì có rất ít thời gian, nhất là chuẩn bị có chất lƣợng những kỹ năng cần thiết cho sinh viên
tham gia đợi thực tập sƣ phạm.
Một tỉ lệ rất nhỏ (1.03%) giáo viên lựa chọn phƣơng án "chỉ rèn kỹ năng viết bảng
trong đợi thực tập sƣ phạm". Quả là không nên làm nhƣ vậy vì nhƣ thế sẽ rơi vào tình trạng
"nƣớc đến chân mới nhảy". Trong thời gian thực tập, sinh viên chỉ còn thể nghiệm những kỹ
năng sƣ phạm trong những tình huống nhất định với những đối tƣợng học sinh cụ thể.


×