Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Hồi Phương

ĐẶC ĐIỂM THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA DƯƠNG THUẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh –2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Hồi Phương

ĐẶC ĐIỂM THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA DƯƠNG THUẤN

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BẠCH VĂN HỢP



Thành phố Hồ Chí Minh –2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Tất cả các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Hoài Phương


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ các phịng ban, thầy cơ giáo và các cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Bạch Văn
Hợp người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến nhà thơ
Dương Thuấn đã cung cấp cho tôi những thông tin chính xác nhất về cuộc đời
của nhà thơ, quý giá hơn là cho tôi những tài liệu quý giá và hướng dẫn, chỉ
bảo, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo và cán bộ làm
việc tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm đã nhiệt tình giảng dạy, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp, Thư viện trường đại học Sư
phạm TP.HCM, Thư viện trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã hỗ
trợ tơi trong việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu phục vụ cho đề tài luận văn.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn đồng

hành, động viên, hỗ trợ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Hoài Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1.

KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CHO
THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN ........................................... 11

1.1. Bức tranh chung của thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại ................................... 11
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ................................................................... 11
1.1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi
Việt Nam nói chung và thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng ............ 13
1.2. Dương Thuấn và hành trình viết thơ cho thiếu nhi ........................................ 19
1.2.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 19
1.2.2. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn ................ 23
1.2.3. Vị trí của Dương Thuấn trong nền văn học thiểu số nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung ......................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI

CỦA DƯƠNG THUẤN .................................................................... 37
2.1. Hình ảnh vùng đất xứ Mây - Khu vườn thiếu nhi mang linh hồn quê
hương Bắc Kạn .............................................................................................. 37
2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng – Sân chơi tự nhiên của thiếu nhi
miền núi ................................................................................................... 38
2.1.2. Thế giới cây, hoa, quả – Món quà cho trẻ............................................... 43
2.1.3. Thế giới loài vật – Hơi thở của vùng cao ................................................ 53
2.2. Văn hoá truyền thống là nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ................... 61
2.2.1. Phong tục tập quán vùng cao ................................................................... 62
2.2.2. Khúc hát chan hồ tình u thương ......................................................... 69
2.3. Đời sống tâm lý của thiếu nhi vùng cao ......................................................... 80
2.3.1. Những ước mơ bé bỏng và nghị lực vươn lên giữa vùng cao ................. 80


2.3.2. Khát vọng đến với người muôn phương nhưng vẫn không quên quê
hương, bản quán ...................................................................................... 84
2.3.3. Nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống và hướng về tương lai tươi sáng
của thiếu nhi vùng cao ............................................................................ 90
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 95
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA DƯƠNG THUẤN .................................................................... 96
3.1. Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng gần gũi với thiếu nhi vùng cao ............. 96
3.1.1. Núi ........................................................................................................... 98
3.1.2. Trăng ...................................................................................................... 100
3.1.3. Mây, sương ............................................................................................ 103
3.1.4. Ngựa....................................................................................................... 105
3.2. Thể thơ đa dạng phù hợp với tâm lý trẻ thơ ................................................. 107
3.2.1. Thể thơ tự do .......................................................................................... 107
3.2.2. Hình thức đồng dao................................................................................ 109
3.3. Ngơn ngữ đậm sắc thái vùng cao ................................................................. 114

3.3.1. Song ngữ Tày - Kinh ............................................................................. 115
3.3.2. Giàu tính họa, tính nhạc ......................................................................... 120
3.4. Giọng điệu dí dỏm, hài hước, yêu thương, trìu mến dành cho thiếu nhi ..... 122
3.4.1. Dí dỏm, hài hước ................................................................................... 123
3.4.2. Yêu thương, trìu mến ............................................................................. 125
3.5. Chất liệu dân gian được khai thác hiệu quả ................................................. 129
3.5.1. Hình thức phỏng theo cốt truyện, câu nói dân gian ............................... 130
3.5.2. Hình thức thơ ngụ ngơn ......................................................................... 134
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 138
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 142
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nếu ví văn học Việt Nam như một bầu trời trong xanh thì văn học thiếu
nhi là những áng mây tạo nên vẻ đẹp phong phú cho nền văn học của nước nhà. Ý
nghĩa hơn, văn học thiếu nhi không tồn tại cá biệt mà có mối quan hệ mật thiết đối
với văn học người lớn. Thiếu văn học cho trẻ em thì lịch sử văn học người lớn cũng
như ý nghĩa của nó sẽ khơng đầy đủ. Hơn nữa, khơng ai có thể phủ nhận vai trò to
lớn của văn học thiếu nhi trong việc bồi đắp tâm hồn, xây dựng nhân cách cho trẻ,
như nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng đề cao chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi
đối với trẻ thơ: “Văn học thiếu nhi rất quan trọng và khơng thể thiếu. Mỗi tác phẩm
có giá trị được ví như một người thầy khơng những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định
hướng cho các em” (Phạm Ngọc Huệ, 2009). Vì vậy, văn học thiếu nhi ln có một
vị trí quan trọng trong nền văn học của nhân loại nói chung và là một bộ phận
khơng thể thiếu, góp phần làm nên diện mạo văn học nước nhà nói riêng. Một khi

trẻ em cịn thì văn học dành cho thiếu nhi mãi cịn và vẫn cần những cơng trình
nghiên cứu về bộ phận văn học ấy. Đó chính là lí do đầu tiên khiến tơi quyết định
lựa chọn mảng văn học thiếu nhi Việt Nam để nghiên cứu.
1.2. Một ghi nhận từ tình hình thực tế, văn học thiếu nhi Việt Nam đang đứng
trước một thử thách lớn. Những nguyên nhân có thể do xã hội phát triển theo hướng
hiện đại hóa, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, sự tác động của nền kinh tế thị
trường, thương mại hóa khiến bộ phận văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam thất thế
trước sự xâm chiếm, bành trướng của những tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài
được dịch sang tiếng Việt, nhất là mảng truyện tranh.
Trong bài phỏng vấn Văn học thiếu nhi Việt Nam thừa bề rộng thiếu chiều sâu
do Thanh Vân thực hiện vào năm 2007, nhà văn Trần Hoài Dương, một người dành
cả cuộc đời gắn bó với cơng việc sáng tác văn học cho trẻ em trong một bài phỏng
vấn đã nhận xét về tình hình phát triển văn học thiếu nhi Việt Nam như sau:
Đội ngũ sáng tác trên diện rộng, đông đảo. Tuy nhiên, những tác giả có cá
tính, bản sắc riêng thì hiếm. Người viết trẻ lại khơng có ý định theo đuổi đến


2
cùng con đường viết văn cho thiếu nhi. Lớp trẻ chưa đột biến, lớp già như tơi
thì gần hết vốn, mệt mỏi và khó bắt kịp đời sống hiện đại. Phải thừa nhận là
chúng ta có một nền văn học thiếu nhi, nhưng suốt mấy chục năm nay nó vẫn
cịn mang nhiều tính mơ phạm, giáo điều. Đúng, tốt đẹp, tính giáo dục cao
nhưng lại thiếu những điều cơ bản: chất kì diệu, yếu tố mơ mộng, bay bổng,
tưởng tượng phong phú… những thứ mà trẻ con rất cần.

Số tác giả chuyên sáng tác cho thiếu nhi này càng ít dần và nay hầu như buông
bút hoặc chuyển hướng viết sang mảng đề tài khác, thể loại khác. Vào các hiệu
sách, sẽ thấy sự có mặt của văn học thiếu nhi thật q ít ỏi. Truyện tranh thì có
nhiều, nhưng truyện chữ thì rất ít, sách thơ càng vắng bóng hơn. Thật khó tìm mua
được một tập thơ ưng ý trong các hiệu sách cho con trẻ và phải thừa nhận rằng, so

với nhu cầu thực tế thì các em vẫn thiếu và “đói” văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là trẻ
ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, mảng nghiên cứu văn học thiếu nhi đương đại vẫn chưa được
quan tâm và đầu tư tương xứng. Một phần do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này,
một phần khác cũng không kém quan trọng là sức hút của văn học thiếu nhi đối với
những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học vẫn chưa đủ mạnh so với
văn học dành cho người lớn.
Có thể thấy rằng, việc đáp ứng nhu cầu đọc của thiếu nhi Việt Nam đang được
đặt ra khá bức thiết, cùng với nó là hàng loạt những vấn đề xoay quanh việc người
cầm bút phải viết thế nào để lôi cuốn những độc giả nhỏ tuổi. Với sự đánh giá cao
vị trí quan trọng của văn học thiếu nhi, đặc biệt ở chức năng định hướng tính thiện,
sự tử tế, phát triển cảm xúc tích cực cho các em trong thời đại thông tin mà người
lớn vô cùng lo lắng về sự nhiễu loạn của nó thì chúng tơi nghĩ rằng, việc nghiên cứu
sáng tác của những cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi cũng là một trong những
cách góp phần tìm kiếm hướng đi hiệu quả cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam
hiện nay.


3
1.3. Trước thực trạng văn học thiếu nhi đang còn nhiều khoảng trống vì số tác
giả chuyên viết cho thiếu nhi ngày càng ít dần, viết cho thiếu nhi là điều đáng khích
lệ. Đặc biệt, những cây bút miền núi viết cho thiếu nhi càng xứng đáng được
khuyến khích và trân trọng. Giữa lúc thơ cho thiếu nhi càng hiếm hơn so với thể
loại văn xi. Những người vẫn cịn đam mê sáng tác thơ cho thiếu nhi như Dương
Thuấn quả là đáng quý vô cùng. Đáng trân trọng hơn nữa khi Dương Thuấn là nhà
thơ dân tộc Tày có màu sắc riêng khá tiêu biểu trước hàng loạt tên tuổi các nhà văn,
nhà thơ dân tộc thiểu số khác như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết
Toại, Y Phương, Vi Hồng, Hoàng Triều Ân, Bàn Tài Đoàn, Cao Duy Sơn, Ma
Trường Nguyên… Khi mà các nhà văn lớp trước cũng như các cây bút cùng thời
chuyên tâm với những sáng tác dành cho người lớn thì Dương Thuấn “cầm dao tự

phát lối cho mình”, ơng dành phần lớn thời gian, tâm sức viết cho thiếu nhi. Mảng
sáng tác thơ cho thiếu nhi không dễ viết bởi khi sáng tác, tác giả phải đặt mình vào
ngơn ngữ, tâm lý của trẻ em để cảm, để hiểu và cho ra đời những bài thơ hồn nhiên,
trong sáng nên không nhiều nhà thơ theo đuổi đề tài này. Với một tình yêu dành cho
trẻ em, nhà thơ Dương Thuấn đã sáng tác một cách say sưa cho thiếu nhi để trong
nghìn bài thơ ông đã viết, những tác phẩm cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ đáng kể trong
thơ Dương Thuấn, có thể kể đến một số tập thơ thiếu nhi nổi bật trong sự nghiệp thơ
ca của ông: Cưỡi ngựa đi săn, Bà lão và chích chịe, Trăng Mã Pì Lèng, Thơ với
tuổi thơ, Chia trứng công… Năm 2010, Dương Thuấn là nhà thơ dân tộc thiểu số
đầu tiên cho ra đời Tuyển tập thơ song ngữ Tày - Kinh dày 2.000 trang gồm ba tập,
đặc biệt tập thứ ba chỉ dành riêng cho thiếu nhi. Đến nay, Dương Thuấn đã có
những thành cơng đáng ghi nhận ở mảng sáng tác thơ dành cho thiếu nhi. Năm
1986, ông đoạt giải khuyến khích cuộc thi Thơ viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn
Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ
chức. Năm 1992, Dương Thuấn nhận “cú đúp” giải A Giải thưởng văn học thiếu nhi
hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam và giải Nhất của Hội giao lưu văn hóa Nhật Việt với tập thơ Cưỡi ngựa đi săn. Kể từ đó, Dương Thuấn vẫn cần mẫn làm giàu
thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Tấm lịng của Dương Thuấn – một nhà


4
thơ Tày đối với văn học thiếu nhi nước nhà cho tôi thêm một lý do lựa chọn nhà thơ
Dương Thuấn trong số những cây bút viết về thiếu nhi để tìm hiểu nghiên cứu.
Với tất cả những suy nghĩ trên cùng sự ngưỡng mộ, kính trọng sâu sắc nhà
thơ dân tộc thiểu số Dương Thuấn - một người đã dành tấm lòng ưu ái cho mảng
văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài luận văn Đặc điểm
thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nhóm bài giới thiệu về Dương Thuấn trong các cơng trình nghiên cứu
về văn học thiếu nhi và văn học thiểu số Việt Nam
Thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi đã được giới thiệu trong một số cơng

trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung và văn học dân tộc thiểu
số nói riêng. Những cơng trình nghiên cứu này dù chỉ mới điểm qua song vẫn có sự
nhìn nhận, đánh giá đúng, xứng đáng về giá trị mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số
của Dương Thuấn.
Khi đưa ra nhận định về văn học thiếu nhi Việt Nam, tác giả Vân Thanh trân
trọng những thành công đã đạt được của thơ thiếu nhi, trong đó khơng thể thiếu sự
góp sức của các nhà thơ và Dương Thuấn cũng được nhà thơ kể đến dù rằng tác giả
không chú tâm đề cập cụ thể chi tiết về thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc: “Từ
những năm 90 trở lại đây, thơ viết cho các em thật sơi nổi. Trong đó, nổi lên những
tác giả sớm có phong cách riêng như Nguyễn Hồng Sơn với Dắt mùa thu vào phố,
Bờ ve ran của Mai Văn Hai, Cưỡi ngựa đi săn của Dương Thuấn… Các nhà thơ
trên đã làm sáng hẳn vùng thơ cho các em” (Vân Thanh, 2002).
Trong cuốn Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý, tác giả nhận xét
khái quát về văn học thiếu nhi miền núi “ngày càng phát triển và ghi nhiều thành
tựu với các tác phẩm tiêu biểu”. Trong đó, tác giả đề cao vai trị của thơ thiếu nhi
Dương Thuấn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung và văn học thiếu
nhi dân tộc thiểu số nói riêng:
Dương Thuấn với hàng loạt bài thơ viết về con người và mảnh đất vùng cao đã
làm cho người đọc càng hiểu và yêu mến hơn sự hồn nhiên, mộc mạc và đời


5
sống tâm hồn chất phác mà biết bao nghĩa tình gắn bó với cách mạng của
đồng bào, nhất là của các em dân tộc thiểu số phía Bắc. Năm 2010, Tuyển tập
thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi được xuất bản song ngữ (tiếng Kinh và
tiếng Tày) đã làm phong phú hơn mảng văn học viết về đề tài miền núi của văn
học thiếu nhi Việt Nam.

Cũng cùng tác giả, bài Cảm nhận về văn học thiếu nhi thế kỉ XXI góp lời bình
tinh tế về nội dung cũng như cảm hứng thơ thiếu nhi của Dương Thuấn:

Đó là một thế giới trẻ thơ cùng thiên nhiên vùng cao hết sức sống động. Đó là
cỏ cây, hoa trái mn sắc màu, là tiếng suối reo là hịn sỏi thần kì, là tiếng hị
săn bắt là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán
huyền thoại làm mê đắm lòng người...cảm hứng bao trùm trong những vần thơ
ơng viết cho trẻ con là tình u tha thiết với bản Hon với núi rừng Bắc Kạn.
Dương Thuấn đã làm sống dậy cả một nền văn hoá Tày.

Như vậy, trong các cơng trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi và văn học
thiểu số Việt Nam, cái tên Dương Thuấn được nhắc đến song vẫn cịn chìm khuất,
hồ lẫn dưới cái nhìn trên diện rộng, bao qt tồn cảnh nên chỉ dừng lại ở việc nhìn
nhận, đánh giá chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể, có hệ thống, toàn diện và
đầy đủ về những sáng tác của riêng Dương Thuấn. Tuy nhiên, những cơng trình này
đều cho thấy sự hoà điệu chung của thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn trong
dòng chảy thi ca dân tộc.
2.2. Nhóm bài giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm thơ thiếu nhi của Dương
Thuấn
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình, bài viết quan tâm nghiên cứu vẻ đẹp thơ
Dương Thuấn và hầu hết những bài tiểu luận, phê bình văn học về thơ Dương
Thuấn đã được đã được tập hợp trong cuốn Dương Thuấn - Hành trình từ bản Hon
do Đỗ Thị Thu Huyền tuyển chọn và giới thiệu. Những bài viết này đã tiếp cận thơ
Dương Thuấn từ những khía cạnh khác nhau. Bài viết mở đầu cuốn sách của Đỗ Thị


6
Thu Huyền mang tính chất khái quát, đem đến cho người đọc một cái nhìn bao quát
về sự nghiệp cũng như con người Dương Thuấn: “Thơ Dương Thuấn như rượu ủ
men lá càng uống càng ngấm, càng để lâu càng dễ mềm môi người uống...” (Đỗ
Thị Thu Huyền, 2009). Kế tiếp là những phần “Khi Dương Thuấn hát với sông
Năng”, “Hành trình đi tìm bóng núi và mơ ước một chân trời” bao gồm nhiều bài
viết của các tác giả như Nơng Thị Ngọc Hịa, Vũ Nho, Chu Văn Sơn, Uông Thái

Biểu, Đỗ Ngọc Thống, Nông Quốc, Chấn Vân Long, Lò Ngân Sủn… Hầu hết
những bài viết này đều khai thác những sáng tác viết về quê hương, về tình yêu của
nhà thơ với đối tượng nghiên cứu là bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc trưng nổi bật
trong thơ ơng Dương Thuấn. Đáng chú ý có hai bài viết tiệm cận với việc nghiên
cứu thơ thiếu nhi của Dương Thuấn là Đọc Chia trứng công của Dương Thuấn của
Phùng Ngọc Diễn và bài viết Dương Thuấn và tập Thơ với tuổi thơ của Trần Thúy
Hằng. Tuy nhiên, hai bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tác phẩm, vài khía cạnh
cụ thể mà chưa đi sâu khảo sát, nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện về
đặc điểm thơ thiếu nhi của Dương Thuấn. Phần cuối cuốn sách là một số bài phỏng
vấn nhà thơ Dương Thuấn được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, điển hình
có: Nhà thơ Dương Thuấn: Tơi là con trai của núi cao rừng thẳm của Đường Thiên
Huệ; Trò chuyện với nhà thơ Dương Thuấn của Vũ Ngọc Phượng; Trước hết phải
biết tự hào về dân tộc mình của Trần Hồng Thiên Kim; Thơ Dương Thuấn - Dịng
sơng Tày chảy mãi của Trần Thị Nương.v.v…Những bài viết này cho ta thấy rõ hơn
quan điểm của nhà thơ Dương Thuấn về nghệ thuật cũng như cuộc sống, giúp người
đọc có cái nhìn định hướng trong việc tiếp cận với thơ thiếu nhi của ơng. Cuốn sách
Dương Thuấn hành trình từ bản Hon của Đỗ Thị Thu Huyền đã giúp người đọc tiếp
cận với thơ Dương Thuấn từ các góc độ khác nhau, chủ yếu khám phá đề tài và cá
tính sáng tạo. Từ đó, bước đầu hình dung được hướng đi của đề tài đặc điểm thơ
Dương Thuấn viết cho thiếu nhi.
Ngoài các bài viết được giới thiệu ở phần trên, gần đây, thơ viết cho thiếu nhi
của Dương Thuấn cũng đã được nghiên cứu ở mức độ tập trung hơn như bài viết
Thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi của Trần Thị Đồn và Mai Việt Hồng cho thấy
tình yêu hồn nhiên và đắm đuối từ khung cảnh thiên nhiên đến cuộc sống giản dị,


7
đơn sơ của con người vùng cao qua lăng kính của thiếu nhi miền núi. Bài viết tập
trung khai thác thiên nhiên trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn ở ba phương diện
chính: bức tranh bốn mùa, thế giới cây quả, hoa lá và thế giới loài vật.

Trong Lời giới thiệu tuyển tập thơ thiếu nhi của Dương Thuấn (2010), nhà
nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn đã đưa ra nhận xét khái quát chung về
thế giới nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn. Tác giả gọi đó là một
“khu vườn thiếu nhi” mà ở đó nhà thơ:
… đã mở mang, đã khai phá bao nhiêu năm nâng niu từng tấc đất, tỉ mẩn với
từng lối đi, từng con suối, từng mỏm đá, từng góc núi, gieo trồng ở đây đủ
những loại cây cỏ của quê hương, chăm nuôi đủ những loại chim thú của đồng
rừng mình, dựng lên những khu vui chơi lễ hội của dân tộc mình…Vào đây,
các cháu có thể ngắm bao nhiêu là hoa, nếm bao nhiêu là quả, nghe thổi khèn,
nghe hát ru, nghe cổ tích rồi chơi ném cịn, ném thia lia, đánh quay, đánh yến,
chơi bập bênh, chơi đu, cưỡi ngựa, bắn nỏ, đi săn trong núi, bơi thuyền trên
sông Năng, đi câu cá và ngắm cảnh hồ Ba Bể…

Trong luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn (2012), Phùng
Trọng Vĩnh đã đi sâu tìm hiểu khơng gian nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn, trong
đó có “khu vườn thiếu nhi” của Dương Thuấn “được Dương Thuấn dày công xây
đắp, tỉ mẩn tạo dựng từ những chất liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng
ngày của người Tày ở vùng núi Bắc Kạn” và cùng với khơng gian đó, người viết
cũng khám phá thế giới nhân vật trong thơ Dương Thuấn: “Chủ yếu là những con
vật quen thuộc gần gũi với tâm hồn trẻ thơ miền núi…là sự xuất hiện của những sự
vật, hiện tượng và những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tất cả tạo thành một
thế giới sống động dành riêng cho trẻ thơ”. Nhân vật trữ tình trong thơ Dương
Thuấn gắn với hình ảnh “chú bé bản Hon hóm hỉnh, có tâm hồn trong sáng tinh
khơi”. Có thể nói thơ thiếu nhi của Dương Thuấn được soi chiếu dưới cái nhìn tổng
quan, khái quát về toàn bộ thế giới nghệ thuật.


8
Qua thực tiễn khảo sát và nghiên cứu, tôi nhận thấy các sáng tác của Dương
Thuấn nói chung cũng như thơ ơng viết cho thiếu nhi nói riêng đã được các nhà

nghiên cứu và độc giả quan tâm, chú ý. Tất cả đã khẳng định tài năng của Dương
Thuấn viết cho thiếu nhi. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu
một cách hệ thống, tồn diện về thơ của Dương Thuấn viết cho thiếu nhi. Lịch sử
nghiên cứu của những người đi trước là một gợi ý và là định hướng quý báu để
chúng tôi nghiên cứu đề tài Đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn.
3. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài Đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn tôi nghiên
cứu sự độc đáo trong việc khai thác nội dung và những nét đặc sắc về phương diện
nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi. Qua đó, khẳng định những
đóng góp to lớn của ơng đối với sự phát triển của văn học thiếu nhi thiểu số nói
riêng và văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài quan tâm tìm hiểu, minh định là thơ viết cho thiếu nhi của
Dương Thuấn.
Với đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi tư liệu khảo sát chủ yếu của đề tài
là Tuyển tập thơ Dương Thuấn (tập III) viết cho thiếu nhi. Trong một số trường hợp
cần thiết, chúng tôi cũng sẽ liên hệ với các tác phẩm khác cùng tác giả hoặc một số
tập thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ khác để có cái nhìn bao quát, toàn diện
hơn về đặc điểm thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp thống kê là phương pháp được vay mượn từ ngành khoa học
chun biệt của tốn học: đó là ngành thống kê học. Trong nghiên cứu văn học,
thống kê là một phương pháp phụ trợ rất có hiệu quả để làm tăng sức thuyết phục
cho những kết luận có thể rút ra được từ các phương pháp khác. Khi đã có được
những tác phẩm của nhà văn Dương Thuấn, phương pháp thống kê là phương pháp



9
cần thiết giúp chúng tơi có thể thống kê, phân loại các sáng tác của tác giả theo hệ
thống thể loại, đề tài, những sáng tạo trong ngôn ngữ, từ đó sẽ dễ dàng có được cái
nhìn tổng qt, khách quan về những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ
viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Tìm hiểu về thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, không thể nào khơng đặt
tác giả và tác phẩm trong dịng chảy của lịch sử hình thành và phát triển văn học
thiếu nhi Việt Nam nói chung, thơ thiếu nhi của dân tộc thiểu số nói riêng. Chính vì
thế, chúng tơi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội để qua đó có thể
thấy được những biến đổi thăng trầm của thơ thiếu nhi và những đóng góp của
Dương Thuấn đối với bộ phận văn học thiếu nhi.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích như một cơng cụ để tìm hiểu cụ
thể một đặc điểm nào đó về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của
Dương Thuấn. Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng hợp để các kết luận khơng
mang tính ngẫu nhiên vụn vặt mà thể hiện sự đánh giá mang tính khái qt, tồn
diện và thuyết phục hơn về đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn.
5.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Sử dụng phương pháp này người viết nhận thấy được đặc điểm chung và
riêng giữa thơ Dương Thuấn với thơ viết cho thiếu nhi, từ đó làm nổi bật đặc điểm
nội dung và nghệ thuật của thơ Dương Thuấn.
5.5. Phương pháp liên ngành
Nghiên cứu thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn không thể nào tách rời
với nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số, đặc biệt là dấu ấn văn học dân gian Tày. Vì
vậy, bài viết soi chiếu các vấn đề văn học dưới góc nhìn văn hóa dân tộc để thấy
được tồn diện các khía cạnh của vấn đề ở phương diện khác nhau.
5.6. Phương pháp thi pháp học
Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu nhằm khám phá những nét đẹp về hình
tượng nghệ thuật, ngơn ngữ, giọng điệu cũng như làm bật lên những ảnh hưởng của

thi pháp văn học dân gian truyền thống dân tộc Tày trong thơ Dương Thuấn.


10
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp loại
hình, phương pháp hệ thống,...
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu kế thừa và học hỏi những thành tựu của người đi trước,
qua luận văn này, người viết cố gắng cung cấp cái nhìn tương đối hệ thống và tồn
diện về nội dung và nghệ thuật trong mảng sáng tác cho thiếu nhi của Dương
Thuấn. Từ đó, người viết có cơ sở để góp thêm một tiếng nói khẳng định những
đóng góp của nhà thơ Dương Thuấn trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam hiện
đại nói chung và văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng.
Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài Đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của
Dương Thuấn sẽ là nguồn tư liệu bổ ích đối với q trình tìm hiểu văn học Bắc Kạn
và văn học dân tộc thiểu số, đồng thời, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào của bạn
đọc gần xa đối với nhà thơ Dương Thuấn - một nguồn suối trong mát của thơ ca
Tày hiện đại Việt Nam. Đồng thời đề tài cịn góp phần nâng cao kiến thức cho
người nghiên cứu, cung cấp thêm một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên
cứu văn học địa phương ở Bắc Kạn nói riêng và khu vực miền núi nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại và hành trình sáng tác
thơ cho thiếu nhi của Dương Thuấn
Chương 2: Đặc điểm về nội dung trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương
Thuấn
Chương 3: Đặc điểm về nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương
Thuấn



11

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ
CHO THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN
1.1. Bức tranh chung của thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi vốn là một khái niệm gây nhiều tranh cãi giữa giới nghiên
cứu phê bình, giảng dạy văn học và giới sáng tác. Các nhà nghiên cứu phê bình,
giảng dạy văn học cho rằng trong quá trình tiếp nhận văn học, khơng cần phân biệt
rạch rịi đối tượng tiếp nhận thành hai loại người lớn và trẻ em, bởi vì người lớn và
trẻ em đều thích những tác phẩm văn học hấp dẫn, có giá trị nghệ thuật cao. Trong
khi đó, các nhà văn nhà thơ lại cho rằng rất cần có sự phân biệt đó vì trong sự
nghiệp sáng tác văn học của mình, có nhiều tác giả đã dành trọn vẹn tâm huyết của
mình để sáng tạo ra những tác phẩm dành riêng cho trẻ em. Hơn nữa, thực tế sáng
tác cho thấy có một đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ vừa sáng tác cho người
lớn vừa sáng tác cho trẻ em. Trong ý thức của mỗi nhà văn, nhà thơ, việc sáng tác
cho trẻ em có những u cầu địi hỏi khác với việc sáng tạo cho người lớn, cho nên
tác phẩm văn học dành cho mỗi đối tượng chắc chắn cũng có những đặc điểm khác
nhau.
Năm 1992, lần đầu tiên khái niệm văn học thiếu nhi đã được giới thiệu trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã dung hòa các ý kiến tranh luận. Đây là khái
niệm về văn học thiếu nhi được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi trong các
cuốn giáo trình giảng dạy về văn học thiếu nhi, tiêu biểu có nhà nghiên cứu Lã Thị
Bắc Lý dùng trong cuốn Giáo trình văn học trẻ em. Theo đó, văn học thiếu nhi
được định nghĩa như sau:
Văn học thiếu nhi theo nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập
khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng
thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường

(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki-hô-tê của


12
M.Xéc-van-tex, Rơ-bin-xơn Cơ-ru-xơ của Đ. Đi-phơ, Gu-li-vơ du kí của Gi.
Xuýt-tơ, Túp lều bác Tôm của H. Bi-sơ-Xtâu.

(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1999)
Giáo trình lý luận văn học và văn học thiếu nhi của Bùi Thanh Truyền dẫn
lại quan niệm về văn học thiếu nhi Vân Thanh và Nguyên An trong Bách khoa thư
Văn học thiếu nhi Việt Nam (2003) một cách tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm
văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung
tâm, mục đích sáng tác,đối tượng tiếp nhận… Cụ thể:
Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm
hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi
cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một lồi vật, một đồ vật, một cái cây…
Tác giả của văn học thiếu nhi khơng chỉ là chính các em mà cũng là các nhà
văn thuộc mọi lứa tuổi.
Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy
trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ
cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em cịn tìm được
ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích
lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong q trình hồn thiện tính cách
của mình.

(Bùi Thanh Truyền và Nguyễn Thanh Tâm, 2012)
Nhìn chung, hiện nay chúng ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có
nhiều quan niệm khác nhau về văn học thiếu nhi. Từ việc tham khảo, tổng hợp các ý
kiến từ các nguồn tài liệu đã dẫn ở trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất về văn
học thiếu nhi như sau:

Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học nhưng hướng tới một loại đối
tượng độc giả nhất định, có tính chất đặc thù đó là lứa tuổi thiếu nhi. Theo đó, để
tương ứng với lứa tuổi thiếu nhi, mục đích sáng tác, nội dung, đề tài cũng như hình


13
thức thể hiện của bộ phận văn học thiếu nhi cũng có tính đặc thù. Những tác phẩm
văn học là những sáng tác của cả trẻ em và người lớn dành cho đối tượng là các thế
hệ thiếu nhi. Nội dung đề tài của văn học thiếu nhi tương đối rộng, từ những câu
chuyện gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ đến những chuyện hoang
đường viễn tưởng để thoả mãn tâm lý thích khám phá của trẻ thơ. Nhân vật trung
tâm trong tác phẩm văn học thiếu nhi có thể là thiếu nhi hoặc người lớn, là con
người hoặc là thế giới tự nhiên. Ở đó là cả một thế giới được quan sát dưới lăng
kính hồn nhiên trong trẻo của trẻ thơ được các em thích thú, say mê. Văn học thiếu
nhi có tác dụng hướng đến việc giáo dục nhân cách đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn cho
thế hệ trẻ.
Trong bài viết Từ cuộc sống hơm nay văn học chuẩn bị bản lĩnh và lịng tin
cho con em chúng ta bước vào thế kỉ XXI tác giả Hà Xuân Trường đã nêu lên những
suy nghĩ của mình về khái niệm văn học thiếu nhi: “Nếu hiểu một cách đầy đủ, theo
tôi nghĩ, văn học thiếu nhi gồm ba bộ phận: văn học về thiếu nhi, văn học cho thiếu
nhi và văn học của thiếu nhi, hai bộ phận sau có những đặc điểm riêng biệt, mà văn
học thiếu nhi là bao trùm” (Vân Thanh, 2003). Từ đó, tác giả đề xuất lấy bộ phận
chủ yếu văn học cho thiếu nhi để chỉ nền văn học viết cho các em và viết về các em.
Nhìn chung hiện nay bạn đọc và đông đảo các nhà nghiên cứu vẫn quen dùng cụm
từ văn học thiếu nhi để chỉ bộ phận văn học dành cho tuổi nhỏ.
1.1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi
Việt Nam nói chung và thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng
Cùng với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, bên cạnh mảng văn xuôi thiếu
nhi, thơ thiếu nhi Việt Nam đã có cả một quá trình hình thành và phát triển và đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ đáng ghi nhận.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, ngoài thơ ca dân gian,
thơ viết cho thiếu nhi có rất ít. Nguyễn Văn Vĩnh tập hợp những bài ca dao, những
bài hát truyền miệng trong dân gian thành quyển Trẻ con hát trẻ con chơi ư?, dịch
thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontaine từ tiếng Pháp sang tiếng Việt được cả người
lớn và trẻ em thích thú. Tản Đà viết Lên sáu, Lên tám là sách giáo khoa thời bấy
giờ. Nguyễn Văn Ngọc dựa vào các ý thơ ngụ ngơn nước ngồi để sáng tác hoặc


14
phóng tác, tập hợp trong quyển Đơng Tây ngụ ngơn, ngồi ra ơng cịn viết Nhi đồng
lạc viên. Tú Mỡ khai thác mảng đề tài dân gian, ơng có một vài quyển truyện thơ
thú vị với lời thơ trong sáng, lành mạnh được các em yêu thích như Nàng Bạch
Tuyết và bảy chú lùn (dựa theo truyện cổ Grim), Tấm Cám,… Bác Hồ có hai bài thơ
giáo dục các em tình u nước và lịng căm thù giặc: Kêu gọi thiếu nhi, Trẻ chăn
trâu (1941).
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành cơng, nền văn học thiếu nhi Việt Nam
nói chung mới phát triển toàn diện, trở thành một nền văn học thực sự vì các em và
cho các em. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là chặng đường mở
đầu cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung, thơ thiếu nhi nói riêng. Năm
1946, tờ Thiếu sinh - tiền thân của báo Tiền Phong ra mắt tạo nên phong trào viết
cho thiếu nhi. Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập đã có một bộ phận
chuyên về văn học thiếu nhi do nhà văn Tô Hồi cùng đồng chí Hồ Trúc đại diện
cho Đồn Thanh niên đảm nhiệm. Võ Quảng và Phạm Hổ đã đến với các em sớm
nhất bằng những tập thơ như Gà mái hoa, Em thích em yêu nhưng những tập thơ
hay như thế không nhiều.
Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam kháng chiến
chống Mỹ (1955 – 1964). Hịa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học
thiếu nhi phát triển. Ngày 17/06/1957, nhà xuất bản Kim Đồng thành lập mở ra một
giai đoạn phát triển mới của văn học thiếu nhi Việt Nam. Một đội ngũ khá hùng hậu
sáng tác thơ cho thiếu nhi xuất hiện với những tên tuổi tiêu biểu và những tập thơ

tiêu biểu như Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở (Võ Quảng), Em thích em yêu, Những
người bạn nhỏ (Phạm Hổ), Tiếng hát chim non (Thy Ngọc), Mười nàng tiên (Vũ
Ngọc Bình), Bà Túng (Tú Mỡ), Dê trắng trên cung trăng (Thái Hoàng Linh),
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (Tế Hanh),… Ngồi các tên tuổi trên, cịn có một
số tác giả chuyên viết cho người lớn cũng có những bài thơ thiếu nhi ở giai đoạn
này như Bảo Định Giang, Nguyễn Đình, Nguyễn Xuân Sanh, Thanh Tịnh, Nhược
Thủy,… Năm 1961, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi 1945 – 1960 tuyển chọn 50 tác
giả ra đời (nhà xuất bản Văn học). Đây là tuyển tập thơ văn đầu tiên ghi nhận thành
tựu bước đầu của nền văn học thiếu nhi trong đó có thơ thiếu nhi.


15
Giai đoạn cả nước kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975), trong lửa đạn, thơ
viết cho thiếu nhi phát triển và nở rộ. Nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm có giá
trị xuất hiện đem đến cho văn học thiếu nhi một khơng khí mới. Võ Quảng, Phạm
Hổ và Định Hải,... liên tục cho ra mắt bạn đọc nhiều tập thơ hay như Măng tre, Anh
đom đóm, Nắng sớm, Những chiếc áo ấm, Bài học tốt (Võ Quảng), Chú bị tìm bạn,
Từ khơng đến mười, Những người bạn im lặng (Phạm Hổ), Chồng nụ chồng hoa,
Hươu cao cổ (Định Hải). Bên cạnh đó, khơng ít những tập thơ đặc sắc khác như Hai
bàn tay của em (Huy Cận), Ông và cháu (Tú Mỡ), Đôi tai mèo (Trần Thanh Địch),
Mười nàng tiên (Vũ Ngọc Bình), Tiếng hát chim non (Thiên Ngọc), Mầm bé (Ngô
Viết Dinh) cùng với những tập thơ của các tác giả khác như Xuân Tửu, Lữ Huy
Nguyên, Trần Nguyên Đào,… và khá nhiều tập thơ in chung của nhiều tác giả được
tuyển chọn chọn vào các tuyển tập như Đèn kéo quân, Chú ngựa bay, Mặt trời
xanh, Hương cốm, Thơ ca mẫu giáo, Hai ngôi sao đỏ, Chiếc ống nhòm… Nhiều nhà
thơ cũng quan tâm viết cho các em như Tố Hữu với Chuyện em hoa, Tế Hanh viết
Những tấm bản đồ và Thơ viết cho con. Loại hình truyện thơ xuất hiện với những đề
tài đa dạng, từ những đề tài truyền thống như lấy cảm hứng từ truyện dân gian có
Sơn Tinh Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương (Huy Cận), Vua rồng xứ Lạc (Nguyễn
Bao), Quả dưa (Nguyễn Xuân Sanh),… đề tài về những tấm gương thiếu nhi người

tốt việc tốt, anh hùng dũng cảm trong kháng chiến, cháu ngoan Bác Hồ như: Con
gái cô Út Tịch, Hoa đỏ Trường Sơn, Chú chó hoang của người du kích, Tiếng hát
giữa bầy sói,… đề tài về cuộc sống mới trên quê hương Nắng xuân trên rẻo cao
(Định Hải) và rất nhiều bài thơ hay khác được tuyển chọn vào các tuyển tập, được
tặng thưởng, được in sách giáo khoa và đã đi vào lòng bạn đọc cả một thời như
chùm thơ Mùa hè (Nguyễn Thanh Toàn), Mặt trời xanh (Nguyễn Viết Bình), Mẹ
(Nguyễn Lê), Hương cốm tới trường (Minh Chính), Chiếc xe lu (Trần Nguyên
Đào). Đặc biệt đáng lưu ý trong những năm chống Mỹ cứu nước, hiện tượng các em
nhỏ sáng tác thơ rộ lên thành một phong trào hết sức sôi nổi. Thơ của các em nhỏ
sáng tác được nhận xét như “tiếng chim họa mi vút bay từ trong lửa đạn”. Bên cạnh
hiện tượng thần đồng thơ Trần Đăng Khoa với Những bài thơ nhỏ mạnh hơn đạn
bom mà cả nước và cả thế giới đều biết đến là Khánh Chi, Hoàng Hiếu Nhân,


16
Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Ngơ Bích Hiền,... đã đem đến cho văn học thiếu nhi
trong những năm chống Mĩ một nét độc đáo, thú vị. Thơ của các em góp phần vào
hồn thơ thiếu nhi Việt Nam một hương vị mới, một sắc màu mới, trong trẻo hồn
nhiên ngộ nghĩnh nhưng cũng không kém phần tinh tế sâu lắng.
Từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất năm 1975 đến nay, thơ
thiếu nhi Việt Nam có thể chia ra thành những giai đoạn nhỏ. Giai đoạn mười năm
sau ngày giải phóng (1975 – 1985), theo ý kiến của đơng đảo các nhà phê bình văn
học, văn học thiếu nhi trên con đường trăn trở, tìm tịi để chuẩn bị đổi mới. Mảng
thơ thiếu nhi có phần chững lại về chất lượng, chỉ còn những cây bút quen thuộc ở
thời kỳ trước như Phạm Hổ, Võ Quảng và Định Hải vẫn tiếp tục làm thơ cho các
em. Đặc biệt, văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì đổi mới (sau năm 1986) đã
phát triển phong phú, đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh
nghệ thuật, những thành tựu đáng ghi nhận. Cùng với sự vận động của bộ phận văn
học thiếu nhi nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung, mảng thơ viết cho thiếu
nhi trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đã không ngừng phát triển cả về số

lượng lẫn chất lượng. Đến giai đoạn này rất nhiều tác phẩm thiếu nhi viết về những
lĩnh vực khác nhau của đời sống, đa dạng về đề tài, chủ đề tư tưởng sâu sắc tình
thương yêu, lối viết điêu luyện, gần gũi với thiếu nhi, như các tập thơ: Dắt mùa thu
vào phố (Nguyễn Hoàng Sơn) giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam 1993, Mèo đi
guốc (Trần Mạnh Hảo), Cầu Chữ Y (Đặng Hấn), Cánh cửa nhớ bà (Đoàn Thị Lam
Luyến), Cưỡi ngựa đi săn (Dương Thuấn) giải nhất của Hội nhà văn 1986 - 1987,
Tắc kè hoa, Đất đi chơi biển (Phạm Đình Ân), Mèo khóc chuột cười, Con chuồn
chuồn đẹp nhất (Cao Xuân Sơn), Mùa chim (Nguyễn Ngọc Phú), Cái sân chơi biết
đi (Hoàng Tá), Bờ ve ran (Mai Văn Hai), Trứng treo trứng nằm (Lê Hồng Thiện),
May áo cho mèo (Phùng Ngọc Hùng), Mai Ngọc Uyển với tập thơ Sao Hôm sao
Mai, Cánh buồm huyền thoại, Trăng trên ống khói được tặng giải thưởng thơ viết
cho thiếu nhi năm 1987... Những tác phẩm thơ nói trên đã ni dưỡng, chắp cánh
cho tâm hồn đẹp đẽ, trong trẻo giàu trí tưởng tượng, mơ mộng của trẻ thơ. Nhận xét
về thơ thiếu nhi giai đoạn này, trong bài viết Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau
1986, Bùi Thanh Truyền và Trần Quỳnh Nga (2015) đã viết:


17
Sự cộng hưởng với những thay đổi trong quản lí văn hóa kinh tế tâm lí thị hiếu
độc giả... đã mang đến cho mảng sáng tác này những chuyển biến đáng kể trên
cả hai mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nếu chia văn học thiếu nhi từ
1986 đến nay thành ba giai đoạn: 1986-1995 1995-2005 và từ 2005 đến nay
thì ở mỗi chặng đường thơ cho các em cũng có những vận động để kiếm tìm
những phương thức phản ánh mới trong đó có sự trở trăn đi tìm hình ảnh con
người mới - những mẫu phác thảo in đậm dấu ấn của lắng đọng suy tư và cảm
xúc của khát khao vượt ra biển lớn mà vẫn hết sức thủy chung với phong cách
nghệ thuật viết cho thiếu nhi là sáng về nhận thức và trong về nghệ thuật.

Nằm trong dòng chảy của thơ thiếu nhi Việt Nam, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu
số là một “tấm thổ cẩm” rực rỡ phản ánh tâm hồn, cuộc sống của 53 dân tộc thiểu số

anh em trên đất nước ta, góp phần đáng kể tạo nên sự thành cơng, hoàn thiện diện
mạo cho thơ thiếu nhi Việt Nam. Ra đời khá muộn so với nền văn học thiếu nhi
nước nhà, cho đến nay văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số vẫn đang cố gắng hoàn
thiện để khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam. Có
nhiều nhà thơ dân tộc đã thử sức khám phá và thành công, khẳng định được vị trí
của mình với đề tài viết cho thiếu nhi. Diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số được
xem xét dưới cái nhìn tồn cảnh về đội ngũ tác giả và tác phẩm ở các khu vực sinh
sống.
Cùng với sự phát triển của nền văn học dân tộc thiểu số nói chung thì mảng
thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đạt được nhiều thành tựu
đáng ghi nhận, đánh dấu sự phát triển của đề tài thơ thiếu nhi miền núi. Đội ngũ tác
giả và tác phẩm viết cho thiếu nhi ở khu vực miền núi phía Bắc chiếm ưu thế hơn
hẳn các vùng trong cả nước. Tây Bắc có thể kể đến những cây bút dân tộc tiêu biểu,
ưu tú như Vi Hồng, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Cao Duy Sơn, Triều Ân,...
Tiêu biểu nhất là Lò Ngân Sủn với hai tập thơ dành cho thiếu nhi được đánh giá cao
là Suối Pí Lè, Cái bật lửa trời. Đặc biệt tập thơ Cái bật lửa trời đã mang lại giải B
báo Thiếu nhi dân tộc cho nhà thơ người Giáy này. Ngoài ra cũng có các nhà thơ


18
khác cũng viết thơ cho thiếu nhi thuộc phạm vi để đọc chứ chưa say sưa như Lò
Cao Nhum (Thái), Chu Thùy Liên (Hà Nhì), Đinh Năng Lượng, Bùi Thị Tuyết Mai,
Vương Anh (Mường)... Khu vực Đơng Bắc có thể điểm qua những tác giả, tác phẩm
xuất sắc như Vi Thùy Linh với Chu du cùng ông nội, Dương Thuấn với Cưỡi ngựa
đi săn, Chia trứng công, Dương Khâu Luông với Gọi bò về chuồng, Bản em mùa
cốm. Ba tê tuổi nói trên đầu là những nhà thơ dân tộc Tày. Bên cạnh đó cịn có
Triệu Kim Vân với Hoa nắng. Ngồi ra một số nhà thơ có những bài thơ hay dành
cho thiếu nhi được giới thiệu trong Tuyển tập thơ hay cho thiếu nhi dân tộc và miền
núi như Nơng Thị Ngọc Hịa, Nơng Quốc Chấn, Y Phương, Hà Lâm Kỳ, Vi Hồng
Nhân… Nổi bật nhất vẫn là nhà thơ dân tộc Tày Dương Thuấn được xem là nhà thơ

thiếu nhi thành công hai thế kỉ. Thơ thiếu nhi của các tác giả vùng núi phía Bắc chủ
yếu tập trung thể hiện bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, màu sắc văn hóa đặc trưng của
các dân tộc và con người vùng cao hiện lên hiền hòa, mộc mạc, hiếu khách với
những phẩm chất tốt đẹp, phi thường trong cuộc sống lao động hằng ngày.
Ở khu vực duyên hải miền Trung chỉ có một số tác giả nhất định trong cũng
góp phần đáng kể vào việc tạo nên sự phong phú đa dạng cho mảng thơ thiếu nhi
dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại và có lẽ tiêu biểu cho mảng thơ ca thiếu
nhi khu vực duyên hải miền Trung phải kể đến nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara với
tập thơ thiếu nhi Thơ với tuổi thơ và nhà thơ Trà Ma Hani với tập thơ Em, hoa,
xương rồng. Ngồi ra cịn có thơ thiếu nhi của Hồ Chư (Kiều), Tuệ Nguyên, Thạch
Đờ Ni, Trà Vigia... Nội dung thơ thiếu nhi của các tác giả khu vực duyên hải miền
trung phản ánh chủ yếu là những kỉ niệm tuổi thơ trải qua trên mảnh đất miền trung
đầy nắng và gió. Thế giới tuổi thơ của các em cũng có đầy đủ các lồi vât, cỏ cây
phong phú đa dạng và từ đó rút ra cho mình những bài học về con người.
Mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số phát triển với số lượng ít ỏi nhất là ở khu
vực Tây Nguyên. Tuy nhiên vẫn có vài bài thơ hay thuộc phạm vi tiếp nhận của cả
trẻ em và người lớn như Bài thơ của khỉ con nhớ mẹ của H’Tren Knul, Mẹ, thành
phố và con của Lê Vi Thủy… Những bài thơ này đều mang lại dư vị ngọt ngào lắng
đọng của cảm xúc.


19
Như vậy, qua vài nét sơ lược về diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, ta có
thể thấy thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số chưa có sự phát triển đồng đều giữa các vùng
miền, thành tựu nổi bật chỉ mới tập trung ở một số cây bút nhất định. Tuy nhiên với
thời gian hình thành chưa lâu, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện
đại đã đạt được số lượng và chất lượng nhất định về đội ngũ tác giả và tác phẩm.
Đây có thể xem là một khởi đầu tốt đẹp cho con đường phát triển của thơ thiếu nhi
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
1.2. Dương Thuấn và hành trình viết thơ cho thiếu nhi

1.2.1. Tiểu sử
Nhà thơ Dương Thuấn là một người con của dân tộc Tày sinh ngày 7.7.1959
tên thật là Dương Văn Thuấn, cịn có bút danh khác là Cao Như Dương sinh ra và
lớn lên ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Chính mảnh đất đất núi cao rừng thẳm, đại ngàn Việt Bắc ấy chính là suối
nguồn văn hóa ni lớn tình u thi ca trong ơng để sau này, ơng trở thành một
trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tày nói riêng và thơ Việt Nam đương
đại nói chung. Quê hương ông nổi tiếng với hồ Ba Bể, dịng sơng Năng hiền hịa
uốn lượn quanh chân núi bao bọc lấy bản Hon. Đó là một bản làng nhỏ mà nhà thơ
yêu mến gọi là “bản làng của người có mào”:
Bản Hon ở xa trên rẻo cao
Hà Nội lên đi xe một ngày
Qua mấy núi, mấy đèo sẽ đến
Ở nhà sàn uống nước sơng Năng.
Q hương ơng cịn có thác Đầu Đằng, động Png, núi Phja Bjc... phong
cảnh hùng vĩ mà cũng không kém phần thơ mộng tựa một cơ gái miền núi phóng
khống, man dại vừa dịu dàng đắm say lay động lòng người. Nơi đây con người
quanh năm sống hiền hoà cùng núi rừng, bản làng: “Bắc Kạn có suối đãi vàng/ Có
hồ Ba Bể, có nàng áo xanh” (Ca dao)
Quê hương màu mỡ, giàu truyền thống văn hóa, văn học là cái nơi ươm mầm
tình u thi ca trong ông. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Dương Thuấn đã được sống
trong khơng khí văn nghệ dân gian từ rất sớm. Vào những dịp đặc biệt, hằng đêm,


×