Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng hàn quốc (so sánh với thành ngữ tiếng việt tương đương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.98 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ham Myoung Ja

THÀNH NGỮ CĨ CHỨA TÊN CON VẬT
TRONG TIẾNG HÀN QUỐC
(SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ham Myoung Ja

THÀNH NGỮ CĨ CHỨA TÊN CON VẬT
TRONG TIẾNG HÀN QUỐC
(SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
Tác giả luận văn
Ham Myoung Ja


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn thạc sĩ là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, đặc biệt
hơn là đối với một người Hàn Quốc như tôi. Dù vậy, sau những ngày tháng nỗ
lực hết mình, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và gia
đình, cơng trình này đã được hồn tất.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn
cùng Q Thầy cơ Phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh
- Cơ Dư Ngọc Ngân đã hướng dẫn để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến TS. Tăng Thị Tuyết Mai, ThS. Lương Ngọc
Khánh Phương đã đóng góp nhiều ý kiến q báu cho luận văn.
Tơi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô và bạn bè của
lớp Ngôn ngữ học đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cần thiết, ân cần hỗ
trợ trong q trình tơi thực hiện luận văn, đồng thời cũng chia sẻ những ý kiến

quý báu để tôi điều chỉnh và hồn thiện cơng trình của mình.
Cuối cùng, chắc chắn tơi khơng thể nào hồn thành luận văn này nếu
khơng có sự đồng hành và hỗ trợ hết mình của chồng tơi (Lim Sung HO) và
các con (Na Ra và Ha Neul). Tôi đặc biệt biết ơn chồng tơi vì đã ln bên cạnh
trong suốt q trình từ lúc tôi đăng ký học tiếng Việt cho tới khi hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.

Tác giả luận văn
Ham Myoung Ja


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 8
1.1. Thành ngữ ............................................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm.............................................................................................. 10
1.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ......................................................................... 10
1.3. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt .................................. 12
1.3.1. Số lượng các yếu tố cấu tạo ................................................................... 12
1.3.2. Tính đối xứng trong thành ngữ .............................................................. 15
1.4. Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc ................. 17
1.5. Biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ ..................................... 18
1.6. Thành ngữ có chứa tên con vật .......................................................................... 20
1.6.1. Thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn...................................... 20
1.6.2. Thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt ...................................... 24

Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA TÊN
CON VẬT TRONG TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI THÀNH
NGỮ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG)......................................... 31
2.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn ............. 31
2.1.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn ....................... 32
2.1.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Hàn.................. 33
2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt.............. 40
2.2.1. Thành ngữ đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt ....................... 41
2.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có chứa tên con vật trong tiếng Việt .................. 42


2.3. So sánh thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt .............. 44
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 46
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA
TÊN CON VẬT TRONG TIẾNG HÀN

(SO SÁNH VỚI

THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG) .......................... 47
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn ......... 47
3.1.1.

Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn........................................................................................... 47

3.1.2.

Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn........................................................................................... 69


3.1.3.

Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn........................................................................................... 72

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Việt ......... 75
3.2.1.

Mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt ........................................................................................... 75

3.2.2.

Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt ........................................................................................... 82

3.2.3.

Nghĩa văn hóa của các từ ngữ chứa tên con vật trong thành ngữ
tiếng Việt ........................................................................................... 84

3.3. So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn và tiếng Việt ......................................................................................... 85
3.3.1. So sánh về mức độ đa nghĩa .................................................................. 85
3.3.2. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng ......................... 86
3.3.3. So sánh sự tương đồng và khác biệt về nghĩa văn hóa ............................ 89
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 96
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 99



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Hàn có chứa
tên con vật trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ
học) .......................................................................................................... 14
Bảng 1.2. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ có chứa tên con vật
tiếng Việt Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn
Văn Khang và Phan Xuân Thành)........................................................... 14
Bảng 1.3. Bảng thống kê tần số xuất hiện tên các con vật trong thành ngữ
tiếng Hàn ở Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học) ..... 22
Bảng 1.4. Bảng thống kê tần số xuất hiện tên các con vật trong thành ngữ
tiếng Việt ở Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn
Văn Khang và Phan Xuân Thành)........................................................... 25
Bảng 2.1. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn theo đặc điểm cấu tạo ở Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và
Choi Kyeoung Bong) .............................................................................. 31
Bảng 2.2. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn theo đặc điểm cấu tạo ở Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn
(Viện Ngôn ngữ học) ............................................................................... 31
Bảng 2.3. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn theo đặc điểm cấu tạo ở Từ điển thành ngữ tiếng Hàn (phân
chia theo các nhóm ý nghĩa) (Choi Kyeoung Bong)............................... 32
Bảng 2.4. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật tiếng Việt
theo đặc điểm cấu tạo ở Thành ngữ học tiếng Việt (Hoàng Văn
Hành) ....................................................................................................... 40
Bảng 2.5. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật tiếng Việt
theo đặc điểm cấu tạo ở Từ điển học sinh (Nguyễn Như Ý) ................... 40
Bảng 2.6. Bảng thống kê các loại thành ngữ có chứa tên con vật tiếng Việt
theo đặc điểm cấu tạo ở Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như

Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành) ........................................ 40
Bảng 3.1. Bảng thống kê mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong
thành ngữ tiếng Hàn ở Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn của Viện
Ngôn ngữ học .......................................................................................... 47
Bảng 3.2. Bảng thống kê mức độ đa nghĩa của từ ngữ chứa tên con vật trong
thành ngữ tiếng Việt ở Từ điển thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn
Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành ................................. 75


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, thành ngữ được sử dụng một cách rộng rãi ở
mọi ngôn ngữ. Thành ngữ là một tập hợp từ cố định mà người dân đã quen dùng từ
xưa đến nay. Thành ngữ thể hiện cách suy nghĩ và nhận thức của một cộng đồng
cho nên nó phản ánh đặc trưng của xã hội. Thành ngữ có thể truyền đạt nội dung
hiệu quả hơn cách diễn đạt bình thường. Nghĩa của thành ngữ không phải là tổng
hợp nghĩa của các thành tố trong tổ hợp từ đó. Thành ngữ mang nhiều ý nghĩa đa
dạng. Trong đó, có rất nhiều thành ngữ có chứa tên các con vật bởi vì các con vật có
quan hệ rất thân thiết với con người và luôn hiện diện trong cuộc sống của con
người.
Hàn Quốc và Việt Nam ở vị trí địa lý tương đối gần nhau và cùng là văn hóa
Á Đơng. Nhưng ở hai quốc gia này, phần lớn các thành ngữ có ý nghĩa khác nhau vì
ý nghĩa biểu trưng này được hình thành dựa vào đặc trưng văn hóa, tư duy của từng
dân tộc.
Thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có những nét tương đồng và cũng có
những nét khác biệt. Một ví dụ là các thành ngữ có liên quan đến con bò. Trong
tiếng Việt, “bò” biểu trưng cho tài sản, sự ngu dốt, lao lực. Trong tiếng Hàn, “bò” có
phạm vi ngữ nghĩa rộng hơn so với tiếng Việt, “bị” nói về sự cố chấp, lao lực, sự

chế nhạo, kẻ bị hại, sự tham ăn; trong đó, đặc tính tiêu biểu nhất của “bò” là sự
tham ăn. Các thành ngữ tiếng Hàn liên quan đến “bị” lại khơng biểu trưng cho tài
sản. Do có những điều tương đồng và khác biệt như vậy, chúng tôi muốn nghiên
cứu về đề tài “Thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn Quốc (so sánh với
thành ngữ tiếng Việt tương đương)”.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tơi muốn tìm hiểu những điểm tương
đồng và khác biệt giữa văn hóa, xã hội của Hàn Quốc và của Việt Nam, đồng thời
hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc dạy và học thành ngữ tiếng Hàn và
thành ngữ tiếng Việt trở nên hiệu quả hơn.


2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thành ngữ liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta cho nên đã có
nhiều nhà ngơn ngữ học quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra, các ngành khoa học xã
hội liên ngành cũng quan tâm đến vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn
văn hóa – ngơn ngữ học, nhân văn – ngôn ngữ học, văn học – ngơn ngữ học.
Tuy nhiên, thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Hàn có ít cơng
trình nghiên cứu hơn so với thành ngữ nói chung.
Ở Hàn Quốc, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thành ngữ. Kim Jin Sik
(1996) đã có cơng trình nghiên cứu về sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ với
cơng trình 우리말 관용표현 연구 (Đặc điểm của thành ngữ và tục ngữ). O Je Un
(1998) nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hàn trong cơng trình 우리말 관용어 연구
(Nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hàn). Năm 1996, Park Young Jun và Choi Kyoung
Bong đã biên soạn từ điển thành ngữ. Và năm 2001, hai tác giả này đã viết về thực
trạng sử dụng thành ngữ và giải pháp cải thiện khả năng sử dụng thành ngữ dựa vào
từ điển thành ngữ trong cơng trình 관용어 사전을 중심으로 관용어 사용의 실재와

개선방안 (Thực trạng sử dụng thành ngữ và giải pháp cải thiện khả năng sử dụng
thành ngữ dựa vào từ điển thành ngữ). Năm 2003, Kim Hyang Suk có cơng trình

nghiên cứu về sự biểu hiện tình cảm của thành ngữ tiếng Hàn qua tác phẩm 한국어

감정표현 관용어 연구 (Sự biểu hiện tình cảm của thành ngữ tiếng Hàn). Cũng trong
năm này, trong cơng trình 우리말 관용어의 상징의미연구 (Nghiên cứu về nghĩa bóng
của thành ngữ tiếng Hàn), Kim Yeong Cheol đã tìm hiểu về nghĩa bóng của thành
ngữ tiếng Hàn. Năm 2007, Jang Gi Seong nghiên cứu về tính đa nghĩa của thành
ngữ trong cơng trình 관용어의 다의성 (Tính đa nghĩa của thành ngữ). Năm 2011, Lê
Thanh Trang đã so sánh thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ bộ phận thân thể trong tiếng
Hàn và tiếng Việt trong cơng trình 한ㆍ베 감정적 신체 관용표현 대조연구 (So sánh


3
thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ bộ phận thân thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt). Choi
Hae Hyeoung (2016) so sánh khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt
trong cơng trình 베트남어와 한국어의 성어 개념연구 (So sánh khái niệm thành ngữ
trong tiếng Hàn và tiếng Việt).
Riêng về thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn, cũng có nhiều
cơng trình đáng chú ý. Năm 2000, Byeon Myoung Seon đã nghiên cứu về cách phân
loại nghĩa của thành ngữ có chứa tên con vật trong cơng trình 동물 어휘소 관용표현의

의미분류에 관한 연구 – 동물소재 관용어를 중심으로 (Nghiên cứu về cách phân loại
nghĩa của thành ngữ có từ ngữ chứa tên con vật). Choi Young Su (2002) nghiên
cứu về ý nghĩa của thành ngữ chứa tên con vật trong cơng trình 우리말 관용어의

상징의미연구 (Nghiên cứu về ý nghĩa của thành ngữ chứa tên con vật). Năm 2015,
trong công trình 동물명 관용표현에 나타난 개념적 은유 양상 (Tìm hiểu cách biểu hiện
ý nghĩa ẩn dụ của thành ngữ chứa tên con vật), Kim Jeong A đã tìm hiểu cách biểu
hiện ý nghĩa ẩn dụ của thành ngữ chứa tên con vật. Cả ba tác giả này đều viết về ý
nghĩa biểu tượng của thành ngữ tiếng Hàn chứa tên con vật.
Ngồi ra, các nhà ngơn ngữ học cịn quan tâm đến đề tài so sánh thành ngữ

chứa tên con vật trong các ngôn ngữ khác nhau. Năm 2012, Lim Ji Seon đã so sánh
thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Thái Lan trong cơng trình

한ㆍ태 동물관련 관용어 비교연구 (So sánh thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng
Hàn và tiếng Thái Lan). Cũng trong năm này, Lee Mi Young đã cơng bố cơng trình

영어와 한국어의 동물 비유어에 관한 연구 (So sánh từ ngữ chỉ các con vật trong tiếng
Hàn và tiếng Anh). Kim Dong Kuk, Lee Sang Ryuel (2015) tìm hiểu về đặc điểm
hình thức của thành ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn dành cho người nước
ngồi trong cơng trình 외국인 학습자를 위한 한국어 관용표현의 교육방안 – 동물명이

포함된 관용표현 중심으로 (Đặc điểm hình thức của thành ngữ chứa tên con vật dành


4
cho người nước ngoài trong tiếng Hàn). Năm 2016, Jeong A Young nghiên cứu về
ý nghĩa nhận thức dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng
Trung trong cơng trình 한ㆍ중 동물 관용어에 대한 인지의미론적 연구 (Nghiên cứu về
ý nghĩa nhận thức dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng
Trung). E Yeop (2018) cũng đã nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hàn qua ý nghĩa
biểu tượng dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng Trung
trong cơng trình 한ㆍ중 12 띠 동물의 상징의미 대조를 통한 한국어 교육용 관용어 연구
(Nghiên cứu về ý nghĩa biểu tượng dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn
so sánh với tiếng Trung).
Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến thành ngữ tiếng Việt
và đã có rất nhiều cơng trình có giá trị, chẳng hạn như: Về bản chất của thành ngữ
so sánh trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1976); Thành ngữ trong tiếng Việt
(Hoàng Văn Hành, 1987); Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt (Nguyễn Công Đức, 1995); Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành ngữ,
tục ngữ (Nguyễn Xn Hịa, 1994); Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ

so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ so sánh tiếng Anh) (Lâm Bá Sĩ, 2002); So
sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt (Hoàng Diệu Minh,
2002).
Về thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Việt, đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1995, Trịnh Cẩm Lan viết Đặc điểm cấu trúc – ngữ
nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ
có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật. Nguyễn Thúy Khanh (1996) trong Đặc điểm
trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với
tiếng Nga) đã nghiên cứu về ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt trong
sự so sánh với tiếng Nga. Nguyễn Thị Bảo (2003) trong cơng trình Ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) đã
phân tích kỹ ngữ nghĩa văn hóa của các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng
Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh). Lê Thị Thương (2009) trong cơng trình
Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ


5
góc độ ngơn ngữ – văn hóa), đã nghiên cứu các thành ngữ Hàn – Việt có chứa tên
các con vật từ góc nhìn ngơn ngữ – văn hóa.
Ngồi ra, cịn có một số bài nghiên cứu viết về đề tài này như:

▶Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật trong tiếng Việt
(Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994).



Chú chuột trong kho thành ngữ, ca dao tiếng Việt (Phương Trang, Ngôn ngữ

và đời sống, số 1, 1996).




Mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ qua hình ảnh trâu bị trong thành ngữ

Việt – Nga – Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo Ngơn ngữ và văn hóa, Hà Nội,
2000)



Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Phong Hóa, Ngơn ngữ và đời

sống, số 1+2, 2002).
Các nghiên cứu về thành ngữ có chứa tên các con vật ở cả Hàn Quốc và
Việt Nam đều ít hơn so với các nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Đặc biệt, trong
các cơng trình đó, các nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt
không nhiều.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu kho thành ngữ của một ngôn ngữ là một cơng việc địi hỏi
nhiều thời gian và cơng sức. Vì vậy, chúng tơi giới hạn đối tượng nghiên cứu của
luận văn ở thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Hàn trong sự so sánh với
các thành ngữ tiếng Việt tương đương.
Về thành ngữ tiếng Hàn, phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở 122
thành ngữ rút ra từ Từ điển thành ngữ của các tác giả Park Young Jun và Choi
Kyeong Bong (2007), và 152 thành ngữ rút ra từ Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn
của Viện Ngôn ngữ học ( />

6
Tùy theo mỗi tác giả mà định nghĩa và phạm vi của thành ngữ có sự khác
nhau cho nên trong luận văn này, chúng tôi chỉ lựa chọn các cuốn từ điển thành ngữ
có tính chun mơn cao để hạn chế sự nhập nhằng giữa thành ngữ và tục ngữ. Khi

thu thập các thành ngữ có chứa tên các con vật, chúng tôi thu thập tất cả những
dạng thức khác nhau của từ ngữ chỉ tên các con vật. Chẳng hạn, ngồi các thành
ngữ có chứa từ “소” (bị), chúng tơi cịn tính cả đến các thành ngữ chứa các từ
“송아지” (bị con) và “쇠” (của bị). Ngồi các thành ngữ có chứa từ “호랑이” (hổ),
luận văn cịn thống kê cả thành ngữ chứa từ “범” (tiếng Trung của từ 호랑이 (hổ).
Ngồi các thành ngữ có chứa từ “말” (ngựa), luận văn còn thống kê cả thành ngữ
chứa từ “망아지” (ngựa con). Ngồi các thành ngữ có chứa từ “닭” (gà), luận văn
còn thống kê cả thành ngữ chứa từ “암탉” (gà mái) và “병아리” (gà con). Ngoài
các thành ngữ có chứa từ “개” (chó), luận văn cịn thống kê cả thành ngữ chứa từ
“개새끼” (chó con).
Cịn ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đến nhưng cũng chưa có một cuốn từ điển thành ngữ có chứa tên động vật riêng. Vì
vậy, chúng tơi phải thống kê thành ngữ có chứa tên các con vật từ ba cuốn sách sau:
Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành, Từ điển thành ngữ học sinh
của tác giả Nguyễn Như Ý và Từ điển thành ngữ Việt Nam của các tác giả Nguyễn
Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả để phân tích đặc trưng ngữ nghĩa và
cấu tạo của các thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo các
tiêu chí khác nhau.


7
Luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng từng
loại các thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo cấu tạo
ngữ pháp.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để so
sánh các thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt.

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng
Hàn so sánh với thành ngữ tiếng Việt tương đương, luận văn hy vọng sẽ xác định
đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt, qua đó bước
đầu góp phần làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Hàn và tiếng
Việt, đồng thời hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp ích cho việc giảng
dạy thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 86 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương Một trình bày những vấn đề lý thuyết như thành ngữ, thành ngữ có
chứa tên con vật, đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt, mối quan
hệ giữa thành ngữ và văn hóa dân tộc.
Chương Hai nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có chứa tên con
vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chương Ba nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa tên
con vật trong tiếng Hàn trong sự so sánh với thành ngữ tiếng Việt tương đương.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Thành ngữ
1.1.1. Khái niệm
Tùy theo tác giả, khái niệm và phạm vi của thành ngữ có sự khác nhau. Đầu
tiên, chúng ta xem xét khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn. Thành ngữ trong tiếng
Hàn được gọi bằng các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như “thành ngữ”, “lời nói
quen thuộc”, “idom”, “biểu hiện quán dụng”, “quán ngữ”. Trong đó, các tác giả đều
có ý kiến giống nhau, nghĩa đen của tổ hợp từ này khác với nghĩa bóng của nó.

Kim Mun Chang (1974: 29) nói rằng thành ngữ là một ngữ đoạn gồm hai từ
trở lên và khi xem xét dưới góc độ ý nghĩa và cú pháp thì chúng có kết cấu đặc biệt
và có sự kết hợp rất chặt chẽ giữa các thành tố nên thường không thể tách ra được.
Vào năm 1985, Park Young Soon (1985: 107), thông qua nghiên cứu về thành ngữ
trong nước và nước ngoài, đã đưa ra định nghĩa: thành ngữ là một hình thức kết hợp
hai từ ngữ trở lên, có tính phi lơgic, khơng có ngữ pháp, có cấu trúc phức tạp, có ý
nghĩa không phải là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố trong kết hợp, thành ngữ
được sử dụng phổ biến. Theo Kang Wee Kyu (1990: 14), trong thành ngữ, người nói
dùng kinh nghiệm trong một tình huống đặc biệt để truyền đạt nội dung với cách
biểu hiện khác với cách biểu hiện bình thường của lời nói thơng dụng. Choi Kyeong
Bong (1993: 13) cho rằng thành ngữ là ngữ đoạn, trong đó ý nghĩa thành phần của
từng đơn vị ngơn ngữ đã thay đổi và được xem như một sự ẩn dụ hóa. Theo Choi
Kyeong Bong và Park Young Jun (1996: 5), thành ngữ là một thể tổng hợp từ ngữ
có ý nghĩa khác với nghĩa của các thành phần, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ
tương đương với từ được sử dụng theo thói quen và trở nên thơng dụng với hình
thức hồn chỉnh. Khi đó, chúng ta không biết ý nghĩa các thành phần kết hợp nên
thành ngữ, cũng xác lập phạm vi hình thức và phạm vi cú pháp của thành ngữ từ từ
ghép đến ngữ đoạn. Kim Hang Suk (2001: 18) nói rằng thành ngữ là sự kết hợp hai
từ ngữ trở lên mà từng từ mất các nghĩa đen và có các ý nghĩa khác, trở thành một
kết cấu cố định. Kweon Kyeong Il (2005: 13) cho rằng thành ngữ được tạo thành từ
hai từ ngữ trở lên với hình thức là một ngữ đoạn và có ý nghĩa đặc tính. Thành ngữ
là một đơn vị ngơn ngữ có tính cố định. Theo Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn


9
( thành ngữ được tạo thành
hai từ ngữ trở lên có ý nghĩa đặc biệt, khơng thể xác định ý nghĩa toàn thể bằng
cách xác định ý nghĩa từng từ. Ví dụ, 발이 넓은 (rộng chân) có nghĩa là “có nhiều
người biết vì tính cách hịa đồng”.
Khác với thành ngữ tiếng Hàn, thành ngữ tiếng Việt chỉ có một tên gọi là

“thành ngữ”. Thành ngữ tiếng Việt, nếu theo phương thức biểu hiện có thể phân
chia thành thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa, cịn nếu theo cấu tạo có thể
phân chia thành thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng. Trong đó, thành
ngữ tiếng Việt phần lớn có đặc trưng là tính đối xứng. Chúng tơi sẽ xem xét tính đối
xứng ở chương hai.
Trong Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê (1976: 97) đưa ra
quan niệm rằng thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và tính
bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một tính cách hay một trạng thái
nào đó”.
Vào năm 2004, trong cơng trình của mình, Hoàng Văn Hành (2004: 27) viết
rằng “thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc,
hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày,
đặc biệt là trong khẩu ngữ”, ví dụ: lẩn như chạch.
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong Từ điển khái niệm ngôn ngữ học (2012:
473), thành ngữ là những cụm từ mà cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những
thuộc tính đặc biệt; ý nghĩa của chúng không phải là ý nghĩa của các thành tố hợp
lại theo quy tắc cú pháp; “thành ngữ có tính hồn chỉnh về nghĩa nhưng lại có tính
chất tách biệt của các thành tố trong kết cấu”. Trong cơng trình Từ và từ vựng học
tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp (2018: 83), cũng đưa ra định nghĩa rằng thành ngữ là
những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm, ví dụ:
chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, nói thánh nói tướng, thắt lưng buộc bụng,
giật gấu vá vai, lanh chanh như hành không muối, lừ đừ như ông từ vào đền. Trong
Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (2017: 1158) định nghĩa rằng thành ngữ là “tập hợp
từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn


10
giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

1.1.2. Đặc điểm

Thành ngữ có đặc điểm riêng khác với các loại ngữ cố định khác. Chúng tôi
rút ra đặc điểm của thành ngữ từ định nghĩa thành ngữ của các tác giả đã nêu trên.
Thứ nhất, thành ngữ là một tổ hợp từ cố định gồm hai từ trở lên. Nhiều
người quen dùng một tập hợp từ cố định trong một thời gian dài mới tạo thành
thành ngữ được.
Thứ hai, thành ngữ có nghĩa khác với nghĩa đen của các thành phần từ. Ví
dụ, 돼지 꿈을 꾸다 (Mơ thấy heo) có nghĩa là được gặp cơ hội tốt, may mắn hay
kiếm tiền nhiều. Như vậy, nghĩa bóng của thành ngữ tiếng Hàn 돼지 꿈을 꾸다
(Mơ thấy heo) khác với nghĩa đen của từng thành tố trong thành ngữ.
Trong luận văn 한ㆍ베 신체의 감정적 관용표현 대조연구 (So sánh
các biểu thức ngôn ngữ thể hiện tình cảm của con người có chứa các bộ phận thân
thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt), Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2013: 10) cho rằng theo
quan niệm của các nhà ngơn ngữ truyền thống, thành ngữ có bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất là ý nghĩa thay đổi (anomalous meaning), nói cách khác, nghĩa của
thành ngữ là nghĩa tổng hợp các thành phần, khác với nghĩa của các thành phần
cộng lại.
Thứ hai là sự tối thiểu thay đổi (transformational deficiency) có nghĩa là nhiều
thành ngữ khơng thay đổi ý nghĩa, cấu tạo như sự bị động hay sự danh từ hóa. Nói
cách khác là nếu thay đổi thì thành ngữ mất ý nghĩa.
Thứ ba là hình dạng khơng phù hợp (ill- formedness), nghĩa là trong thành ngữ,
cấu trúc ngữ pháp không theo cấu trúc ngữ pháp thông thường.
Thứ tư là tần số bản gốc (the original text frequency), nghĩa là việc sử dụng
bằng thành ngữ nhiều hơn bằng các thành phần từ. Khi sử dụng phải sử dụng cả tổ
hợp thành ngữ, không tách ra các thành tố.

1.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ rất quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ và


11

tục ngữ, nhưng ranh giới giữa chúng vẫn chưa được phân biệt rõ ràng. Trong luận
văn Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với
thành ngữ tiếng Anh), Nguyễn Thị Bảo (2003: 11) cho rằng cả hai đều là những đơn
vị có sẵn, cố định, cấu trúc chặt chẽ, giàu sắc thái biểu cảm và được tái hiện trong
giao tiếp. Thậm chí có nhiều người cho rằng không cần thiết tách riêng thành ngữ
và tục ngữ. Nhưng các nhà ngôn ngữ đưa ra định nghĩa về tục ngữ khác nhau.
Vũ Ngọc Phan (1978: 37) viết rằng tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn
một ý nghĩa, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một cơng lý, có khi là
một sự phê phán. Theo Hồ Lê (1976: 100), tục ngữ là những câu cố định. Theo Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê (2017: 1347) chủ biên, tục ngữ là câu ngắn gọn,
thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của
nhân dân. Nguyễn Lân (2015: 6) trong Từ điển thành ngữ Việt Nam cho rằng nếu
thành ngữ là một ngữ đoạn cố định để biểu hiện khái niệm nhất định thì tục ngữ có
ý nghĩa ẩn dụ và là câu hồn chỉnh, bao gồm nội dung là lời khuyên, mỉa mai, phê
phán, sự xem thường về sự nhận thức cá nhân và xã hội.
Theo như các định nghĩa tục ngữ trên, trong tiếng Việt, về cấu trúc, nếu
thành ngữ là các ngữ cố định thì tục ngữ là các câu. Về chức năng, nếu thành ngữ
nêu khái niệm, sự tình hoặc tình huống thì tục ngữ nêu nhận định, phán đốn. Về
nghĩa, thành ngữ có ý nghĩa tồn khối cịn tục ngữ có ý nghĩa tổng cộng nghiêm
ngặt.
Ở Hàn Quốc, trong luận văn Sự nghiên cứu so sánh khái niệm thành ngữ
tiếng Hàn và tiếng Việt, Choi Hae Hyeong (2016: 309) viết về phương diện ngôn
ngữ, thành ngữ bao gồm quán ngữ, quán ngữ đoạn và tục ngữ. Trong sách Sự xử lý
trong bộ từ ngữ và phân tích biểu hiện quán dụng tiếng Hàn, Lee Sang Eok (1993:
3) viết rằng chức năng thứ nhất của tục ngữ là so sánh, chức năng thứ hai là sự trào
phúng, sự giáo hóa. Nhưng trên thực tế, nếu tục ngữ mất chức năng trào phúng và
giáo hóa thì khơng phân biệt rõ biên giới giữa tục ngữ và thành ngữ. Park Young
Jun và Choi Kyoung Bong (1995: 5) trong cuốn sách Từ điển thành ngữ viết rằng
thành ngữ là một thể tổng hợp từ ngữ có ý nghĩa khác với nghĩa của các thành phần,
là một đơn vị chức năng một thành phần trong câu có ý nghĩa riêng khác với nghĩa



12
từng từ. Như vậy, thành ngữ là sự tổng hợp có hình thức cố định và ý nghĩa của
thành ngữ không phải ý nghĩa từng từ. Năm 2007, trong sách Ngữ pháp và loại hình
thành ngữ bốn chữ, Nam Mi Hyae cho rằng thành ngữ và thành ngữ bốn chữ giống
nhau.
Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn, thành ngữ là kết hợp
gồm hai từ trở lên và chúng ta khơng thể biết ý nghĩa của tồn thể kết hợp bằng
cách tổng hợp ý nghĩa của các từ: là một ngữ đoạn có ý nghĩa đặc biệt. Cịn tục ngữ
là những câu châm ngơn được người xưa truyền lại. Từ điển tiếng Hàn (Jeon
Kwang Jin, 2007) và Từ điển Naver ( có định nghĩa tục
ngữ giống với Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn.
Như vậy, tùy theo tác giả, quan niệm về thành ngữ và tục ngữ có sự khác
nhau. Trong luận văn này, chúng tơi đi theo quan điểm về thành ngữ và tục ngữ của
Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn do Viện ngôn ngữ học biên soạn
( Từ điển tiếng Hàn và Từ
điển Naver ( />Nhìn chung, quan điểm về thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Hàn (theo Đại
từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn) do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, Từ điển tiếng Hàn
(Jeon Kwang Jin, 2007) và Từ điển Naver và trong tiếng Việt khá tương đồng.
Thành ngữ là một ngữ đoạn có ý nghĩa tổng thể cịn tục ngữ là một câu. Về phương
diện nội dung, nếu thành ngữ biểu thị một khái niệm thì tục ngữ biểu thị một phán
đốn, một lời khuyên.

1.3. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
1.3.1. Số lượng các yếu tố cấu tạo
Chúng tôi đã thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ có chứa tên con vật
trong tiếng Hàn ở cuốn ba từ điển thành ngữ: Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và
Choi Kyeoung Bong, 1996), Từ điển thành ngữ (phân chia theo ý nghĩa) (Choi
Kyeoung Bong), Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học). Dựa vào

số liệu thống kê, luận văn rút ra nhận xét về đặc điểm số lượng các yếu tố cấu tạo
trong thành ngữ tiếng Hàn.


13
Thứ nhất, trong các cuốn từ điển, âm tiết được phân bố như thế nào? Các
thành ngữ có chứa tên con vật trong Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi
Kyeoung Bong, 1996) có từ 2 đến 12 âm tiết. Các thành ngữ có chứa tên con vật
trong Từ điển thành ngữ (phân chia theo ý nghĩa) (Choi Kyeoung Bong) có từ 3 đến
12 âm tiết. Các thành ngữ có chứa tên con vật trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu
chuẩn (Viện Ngơn ngữ học) có từ 3 đến 14 âm tiết (riêng các thành ngữ chứa 13 âm
tiết khơng có mặt).
Thứ hai, trong các cuốn từ điển, thành ngữ chứa bao nhiêu âm tiết chiếm số
lượng nhiều nhất? Trong Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyeoung
Bong, 1996), các thành ngữ 6 âm tiết có số lượng nhiều nhất, chiếm 32%. Trong
Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngơn ngữ học), các thành ngữ có 5 âm tiết
số lượng lớn nhất, chiếm 27.63%. Còn trong Từ điển thành ngữ tiếng Hàn (phân
chia theo các nhóm ý nghĩa) (Choi Kyeoung Bong) số lượng thành ngữ chiếm số
lượng lớn nhất là thành ngữ có 5 âm tiết và 6 âm tiết, chiếm 29.69%.
Thứ ba, trong các cuốn từ điển, thành ngữ chứa bao nhiêu âm tiết chiếm số
lượng ít nhất? Trong Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyeoung Bong,
1996), thành ngữ chiếm số lượng ít nhất là thành ngữ có 3 âm tiết, chiếm 0.82 %.
Trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học), thành ngữ chiếm số
lượng thấp nhất là thành ngữ có 14 âm tiết, chiếm 0.66 %. Trong Từ điển thành ngữ
tiếng Hàn (phân chia theo các nhóm ý nghĩa) (Choi Kyeoung Bong), thành ngữ
chiếm số lượng thấp nhất là thành ngữ 3 âm tiết, 10 âm tiết, 11 âm tiết, 12 âm tiết,
đều chiếm tỉ lệ 1.56 %.
Như vậy, thành ngữ có chứa tên con vật trong tiếng Hàn có số lượng từ 2 âm
tiết đến 14 âm tiết (khơng có thành ngữ 13 âm tiết). Thành ngữ chiếm số lượng lớn
nhất là thành ngữ có 5 âm tiết và 6 âm tiết. Thành ngữ chiếm số lượng thấp nhất là

thành ngữ có 14 âm tiết, 3 âm tiết, 10 âm tiết, 11 âm tiết, 12 âm tiết.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Hàn có
chứa tên con vật trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học). Hai
bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Hàn có chứa tên con vật trong
Từ điển thành ngữ (Park Young Jun và Choi Kyeoung Bong, 1996) và trong Từ điển


14
thành ngữ tiếng Hàn (phân chia theo các nhóm ý nghĩa) (Choi Kyeoung Bong,
2017) xin xem phụ lục.
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ tiếng Hàn có chứa
tên con vật trong Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngôn ngữ học)
Loại thành ngữ

Số lượng

%

2 âm tiết

0

0.00

3 âm tiết

5

3.29


4 âm tiết

20

13.16

5 âm tiết

42

27.63

6 âm tiết

28

18.42

7 âm tiết

32

21.05

8 âm tiết

12

7.89


9 âm tiết

2

1.32

10 âm tiết

3

1.97

11 âm tiết

2

1.32

12 âm tiết

5

3.29

13 âm tiết

0

0.00


14 âm tiết

1

0.66

Tổng

152

100.00

Trong tiếng Việt, thành ngữ có chứa tên con vật được cấu tạo từ 3 âm tiết
đến 12 âm tiết.
Bảng 1.2. Bảng thống kê số lượng âm tiết trong thành ngữ có chứa tên con vật
tiếng Việt Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang
và Phan Xuân Thành)
Loại thành ngữ

Số lượng

%

2 âm tiết

0

0

3 âm tiết


109

11.63

4 âm tiết

459

48.99


15
Loại thành ngữ

Số lượng

%

5 âm tiết

124

13.23

6 âm tiết

145

15.47


7 âm tiết

53

5.66

8 âm tiết

36

3.84

9 âm tiết

5

0.53

10 âm tiết

3

0.32

11 âm tiết

0

0.00


12 âm tiết

3

0.32

Tổng

937

100

Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm số lượng
các yếu tố cấu tạo các thành ngữ có chứa tên các con vật trong tiếng Việt.
Thứ nhất, trong từ điển trên, khơng có thành ngữ chứa 11 âm tiết. Thứ hai,
các thành ngữ có chứa 4 âm tiết là nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 48.9%. Thứ ba, các thành
ngữ có chứa 10 âm tiết và 12 âm tiết có số lượng thấp nhất, chiếm tỉ lệ 0.32%.
So với thành ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn, số lượng thành ngữ tiếng
Việt chứa 4 âm tiết có số lượng nhiều hơn và trong tiếng Việt khơng có loại thành
ngữ chứa 14 âm tiết.

1.3.2. Tính đối xứng trong thành ngữ
Hoàng Văn Hành trong cuốn sách Thành ngữ học tiếng Việt (2004: 52) cho
rằng, thành ngữ đối xứng là thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Phần lớn các
thành ngữ đối xứng đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế đối xứng với nhau và mỗi
vế gồm hai yếu tố.
Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên cả hai bình diện, bình diện đối
ý và đối lời. Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý.
Đối lời là bình diện đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Quan hệ

này được xác lập dựa vào thuộc tính tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các
yếu tố trong hai vế, thể hiện qua hai quy tắc sau đây:


16
Thứ nhất, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng với nhau trong hai vế
phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Ví dụ, trong thành
ngữ Trâu cày ngựa cưỡi, “trâu” và “ngựa”, “cày” và “cưỡi” thuộc cùng một phạm
trù ngữ nghĩa.
Thứ hai, các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại,
nghĩa là có cùng một thuộc tính ngữ pháp. Nói cách khác, nếu từ A và B được xem
là đối xứng thì A và B phải thuộc cùng một từ loại, chẳng hạn, danh từ, động từ,
tính từ,... Ví dụ: trong thành ngữ trâu cày ngựa cưỡi, “trâu” và “ngựa” đều thuộc
cùng một từ loại danh từ, “cày” và “cưỡi” đều thuộc cùng một từ loại động từ.
Hai quy tắc nói trên cho phép thành ngữ đối xứng khai thác tất cả các quan
hệ ngữ nghĩa vốn có trong ngơn ngữ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa...
“Ở quan hệ đối xứng đồng nghĩa có một trường hợp đặc biệt là các từ đối
xứng ở vế đầu và vế sau trùng nhau hoàn toàn cả về âm và nghĩa.” (Hồng Văn
Hành 2004, 53). Ví dụ: các từ dở trong Dở dơi dở chuột.
Một đặc trưng quan trọng của thành ngữ đối xứng là “có tiết tấu hay có tính
nhịp điệu.” (Hồng Văn Hành 2004, 55). Dưới đây là những biện pháp hài âm phổ
biến để tạo ra tính nhịp điệu cho thành ngữ.
1) Lặp âm: Yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng âm với yếu tố đầu vế thứ hai.
Ví dụ: Chửi chó chửi mèo; Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào
2) Hợp thanh: Thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ nhất phải cùng
âm vực với thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ hai.
Ví dụ: Được voi địi tiên, Rồng bay phượng múa
3) Hiệp vần: Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố
đầu trong vế thứ hai.
Ví dụ: Chim sa cá lặn, Cốc mò cò ăn, Cua máy cáy đào

4) Xây nhịp đôi: xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh tăng cường.
Ví dụ: chim sa // cá lặn, chim lồng // cá chậu, chim sa // cá nhảy
5) Thiết lập quan hệ đối xứng giữa các yếu tố cùng phạm trù.
Ví dụ: Chửi chó mắng mèo


17
Chửi

chó

mắng

mèo

Theo sơ đồ trên, “chửi” và “mắng”, “chó và mèo” có quan hệ đối xứng với
nhau đồng thời hai vế “chửi chó” và “mắng mèo”cũng có quan hệ đối xứng với
nhau.
Tính đối xứng là một tiêu chí quan trọng để phân loại thành ngữ. Dựa vào
tiêu chí này, Hồng Văn Hành (2004) đã chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ
đối xứng và thành ngữ phi đối xứng.

1.4. Mối quan hệ giữa ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc
Nghĩa của từ (thực từ) trong một ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội của cộng
đồng tộc người sử dụng ngơn ngữ đó. Nói cách khác, nghĩa của từ phản ánh “mối
quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại” (Phan Văn Quế 1996). Đứng
ở góc độ văn hóa, nghĩa của từ thể hiện văn hóa chung của cộng đồng lồi người,
văn hóa chung liên tộc người.
Ngữ nghĩa của thành ngữ và văn hóa của dân tộc có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau. Bởi vì, thành ngữ chính là sự phản ánh văn hóa lịch sử của một dân

tộc nào đó.
Trịnh Cẩm Lan (2009: 28) cho rằng thành ngữ “bao gồm cả những yếu tố
ngơn ngữ, những yếu tố văn hóa, phong tục, tâm thức và hàng loạt những quan
niệm sinh của chủ quan sáng tạo và sử dụng nó. Chính vì vậy, những giá trị biểu
trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu văn hóa.”
Ví dụ, thành ngữ tiếng Hàn “암탉이 울다” (Gà mái gáy) nói về người phụ
nữ nói nhiều hay đưa ra ý kiến mạnh mẽ trong gia đình hoặc trong một nhóm nào đó.
Thành ngữ này khơng có trong tiếng Việt. Điều này có liên quan đến văn hóa Hàn
Quốc. Hàn Quốc có một câu tục ngữ là “암탉이 울면 집안이 망한다.” (Nếu gà
mái gáy thì gia đình sẽ tan nát). Cả hai câu tục ngữ và thành ngữ đều thể hiện sự


18
ảnh hưởng của Nho giáo và có hàm ý khơng thích phụ nữ nói nhiều.
Thành ngữ tiếng Hàn “돼지 꿈을 꾸다” (Mơ thấy heo) nói về việc gặp
may mắn khi mơ thấy heo. Bởi vì, khi heo nái sinh một lần 10 con trở lên, tiếng
Hán gọi là “豚”. Từ “豚” và từ “돈” (tiền) có phát âm giống nhau. Từ đó, người
Hàn nghĩ “heo” mang lại may mắn.
Thành ngữ “목에 거미줄 치다” (Chăng mạng nhện trong cổ) nói về hồn
cảnh nghèo, khơng có đồ ăn. Tiếng Việt khơng có cách nói này. Điều này liên quan
đến đặc trưng tư duy của dân tộc người Hàn. Nhện thường sống ở nơi khơng có
người ở. Trong cổ chúng ta nếu khơng có thức ăn, khơng nuốt thức ăn lâu ngày thì
nhện sẽ chăng mạng nhện ở đó. Tương tự, tiếng Hàn cịn có thành ngữ “입에
거미줄 치다” (Chăng mạng nhện trong miệng) với cùng ý nghĩa.
Tuy nhiên, cả tiếng Việt và tiếng Hàn đều có thành ngữ “Ếch ngồi đáy
giếng”. Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” nói về người có tầm nhìn hạn chế. Cả
tiếng Việt và tiếng Hàn đều có thành ngữ “Cá gặp nước” với nghĩa người gặp hoàn
cảnh thuận lợi.

1.5. Biểu trưng ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ

Trịnh Cẩm Lan (2009: 28) cho rằng, “bên trong thành ngữ bao gồm cả
những yếu tố ngôn ngữ, những yếu tố văn hóa, phong tục, tâm thức và hàng loạt
những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo và sử dụng nó. Chính vì vậy,
những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu
văn hóa.”
Theo Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn (Viện Ngơn ngữ học,
“biểu trưng” có hai ý
nghĩa. Thứ nhất là khái niệm hay sự vật trừu tượng được biểu hiện bằng đối tượng
cụ thể. Thứ hai là khái niệm, sự vật trừu tượng hay tư tưởng trừu tượng được biểu
hiện bằng đối tượng cụ thể hoặc sự việc đó.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên (2018: 83), “biểu trưng” là


×