Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Xây dựng bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Thúy Hà

XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP MỘT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Thúy Hà

XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP MỘT
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LY KHA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Người viết

Hoàng Thúy Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn, tôi rất may mắn nhận được
sự hỗ trợ, động viên của quý Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Ly
Kha, người đã tận tình hướng dẫn tơi, cho tơi những góp ý và định hướng đúng đắn
để hồn thành đề tài. Cơ cũng là người động viên tinh thần, khiến tôi thêm quyết
tâm khi gặp khó khăn trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn các Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học
(Giáo dục Tiểu học) cùng các Thầy, Cô thuộc Phòng Sau đại học tại Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Các Thầy, Cơ khơng chỉ truyền, dạy cho chúng tôi
những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thiết thực với vai trò là những người
nghiên cứu mà cịn có những hướng dẫn cụ thể để chúng tôi nắm rõ hơn những quy
định khác liên quan đến việc hồn thành luận văn.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, tập
thể giáo viên và các em học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phú - những người đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình thực nghiệm tại trường.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp yêu quý cùng các
bạn trong lớp Cao học Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) K28 đã cho tơi những góp

ý, chia sẻ nhiều tài liệu giúp tơi thêm thuận lợi hồn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Học viên

Hồng Thúy Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 1 .................................................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 8
1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 8
1.1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 21
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 .................................................. 23
1.1.4. Các lí thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài ........................ 27
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 36
1.2.1. Chương trình, tài liệu dạy học ................................................................. 36
1.2.2. Thực trạng kĩ năng nói của học sinh lớp 1 và việc rèn kĩ năng nói cho

các em ...................................................................................................... 47
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 56
Chương 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN
KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 ....................................... 57
2.1. Các căn cứ và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập .................................... 57
2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập và một số gợi ý cho giáo viên trong
việc biên soạn ngữ liệu phục vụ việc rèn kĩ năng nói cho học sinh ...................... 59
2.2.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập ....................................................... 59
2.2.2. Một số gợi ý cho giáo viên trong việc biên soạn ngữ liệu phục vụ
việc rèn kĩ năng nói cho học sinh ............................................................ 61


2.3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói .................................................................... 63
2.3.1. Bài tập nói khởi động ............................................................................... 65
2.3.2. Bài tập rèn kĩ năng nói câu ...................................................................... 66
2.3.3. Bài tập rèn kĩ năng nói trong tình huống ................................................. 75
2.3.4. Bài tập rèn kĩ năng nói theo chủ đề.......................................................... 87
2.3.5. Bài tập kể chuyện ..................................................................................... 94
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 102
Chương 3. THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 1 ................................................................ 104
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................ 104
3.2. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................................ 104
3.2.1. Tiêu chí chọn mẫu .................................................................................. 104
3.2.2. Mơ tả mẫu .............................................................................................. 104
3.3. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................... 105
3.3.1. Nguyên tắc thực nghiệm ........................................................................ 105
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................... 105
3.3.3. Quy trình thực nghiệm ........................................................................... 105
3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 115

3.5. Kết quả thực nghiệm và bàn luận về kết quả ............................................... 115
3.5.1. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 115
3.5.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm ........................................................... 121
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 125
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 130
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 135
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KN

: kĩ năng

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

TV

: Tiếng Việt

TH

: tiểu học


CBQL

: cán bộ quản lý

CT GDPT: chương trình giáo dục phổ thơng
TN

: thực nghiệm


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Các chủ đề và mức độ cần đạt về kĩ năng nói của học sinh lớp 1
trong Chương trình Giáo dục phổ thơng cấp tiểu học hiện hành .......... 39

Bảng 1.2.

Yêu cầu cần đạt và nội dung kiến thức về kĩ năng nói của học sinh
lớp 1 trong chương trình Ngữ văn 2018................................................ 40

Bảng 1.3.

Trình độ chuyên môn và số năm dạy lớp 1 của giáo viên tham gia
khảo sát.................................................................................................. 48

Bảng 1.4.

Đánh giá kĩ năng nói của học sinh lớp 1 ............................................... 49


Bảng 1.5.

Tổng hợp ý kiến của giáo viên về một số nội dung liên quan đến
việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 ................................................ 50

Bảng 1.6.

Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lí về một số nội dung liên quan
đến việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1.......................................... 53

Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá kĩ năng nói của nhóm đối chứng trước thực
nghiệm ................................................................................................. 116

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá kĩ năng nói của nhóm thực nghiệm trước thực
nghiệm ................................................................................................. 117

Bảng 3.3.

Kết quả đánh giá kĩ năng nói của nhóm đối chứng sau thực
nghiệm ................................................................................................. 118

Bảng 3.4.

Kết quả quan sát sự hứng thú học tập của học sinh ............................ 121



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ........................................................ 28
Sơ đồ 1.2. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói trong sách Tiếng Việt 1 ...................... 44
Sơ đồ 2.1. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói ............................................................. 64
Sơ đồ 3.1. Tốc độ nói (tiếng/phút) của học sinh ..................................................... 120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học ban hành
kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thơng
cấp tiểu học hiện hành) nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát triển ở học sinh
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc - viết - nghe - nói) để học tập và giao tiếp trong
môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Cụ thể, chương trình rèn luyện cả bốn kĩ năng đọc
- viết - nghe - nói và dành nhiều sự quan tâm đến việc dạy nói: dạy nói trong giao tiếp
(thơng thường và nghi thức chính thức), dạy nói thành bài (trong phát biểu, thuyết
trình). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là chương trình mơn Ngữ văn 2018) đặt ra mục
tiêu ở cấp tiểu học: “Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển
năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản”. Ở
lớp 1, chương trình đề ra những yêu cầu cụ thể về nói và nghe. Trong đó, các yêu cầu
cần đạt về kĩ năng nói bao gồm: “Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi
nói. Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. Nói và đáp lại
được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe. Biết
giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật u thích dựa trên gợi ý. Kể lại được một
đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ

và lời gợi ý dưới tranh)”. Có thể thấy, việc hình thành và phát triển kĩ năng nói là một
mục tiêu cụ thể trong các chương trình với những yêu cầu ngày một chi tiết, nâng cao
hơn. Như vậy, rèn kĩ năng nói là một phần khơng thể thiếu trong việc hình thành và
phát triển năng lực ngôn ngữ cũng như các năng lực khác cho học sinh theo mục
tiêu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Theo Nguyễn Quang Ninh, chức năng giao tiếp và chức năng tư duy là hai chức
năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện một lúc. Ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy. Con người không thể tư duy nếu thiếu ngôn ngữ.
Q trình đi tìm từ và câu để nói là quá trình làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ
ràng. Do đó, phát triển kĩ năng nói sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và năng


2
lực giao tiếp. Kĩ năng này còn đem lại cho các em nhiều lợi ích trong học tập (như
trình bày được ý tưởng, diễn đạt để thầy, cô và bạn bè hiểu những suy nghĩ của bản
thân, phản biện, tham gia q trình đánh giá trong lớp học (theo Thơng tư 30/2014/TTBGDĐT và Thông tư 22/2016/ TT-BGDĐT), v.v. cũng như trong mối quan hệ của các
em với con người và môi trường xung quanh (giao tiếp, mô tả, khám phá thế giới
quanh em, v.v..). Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 sẽ giúp các em không bỡ ngỡ
với kiểu bài Tập làm văn nói ở các lớp trên. Mặt khác, các nhà khoa học cũng chỉ ra
rằng những trẻ không nhận được sự trợ giúp đầy đủ để phát triển các kĩ năng giao tiếp
bằng lời thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc khi chúng
lớn lên. Hơn nữa, dù học sinh đã biết nói, biết nghe trước khi học tiểu học nhưng vốn
ngơn ngữ ít, năng lực ngơn ngữ cịn hạn chế cộng thêm việc phải làm quen với môi
trường mới, khơng thể tránh khỏi những khó khăn trong giao tiếp cũng như học tập.
Do đó, việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng khơng chỉ cho việc học, cho bản thân học sinh mà cịn có ích cho cuộc
sống của các em.
Chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học hiện hành là chương trình đầu tiên
xây dựng nội dung dạy nói riêng và đề ra mức độ học sinh cần đạt được ở kĩ năng này.
Đây là sự thay đổi lớn so với các chương trình trước đó. Nội dung dạy nói được thể

hiện trong sách Tiếng Việt 1 với vai trò là một hoạt động trong giờ Học vần, Tập đọc.
Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng sách, giáo viên đã đặt ra nhiều câu hỏi về sự đa dạng
của bài tập rèn kĩ năng nói, sự phù hợp của các chủ đề luyện nói với vốn sống của học
sinh hay cách đưa ra yêu cầu trong sách, v.v.. Những “vấn đề cần bàn” này đã khiến
giáo viên gặp những khó khăn nhất định trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh.
Nếu ở chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học hiện hành, nội dung và yêu
cầu cần đạt về các kĩ năng trong môn Tiếng Việt được sắp xếp theo thứ tự “Đọc - Viết
- Nghe - Nói” thì trong chương trình môn Ngữ văn 2018 trật tự này đã được đổi thành
“Đọc - Viết - Nói - Nghe”. Cùng với một số thay đổi trong những yêu cầu cần đạt về
kĩ năng nói trong chương trình mơn Ngữ văn 2018, trật tự này đã thể hiện vị trí và sự
quan tâm lớn hơn của chương trình dành cho kĩ năng nói. Ngồi ra, chương trình cịn
nhắc tới nói và nghe trong mối quan hệ tương tác. Đây là điểm mới so với chương


3
trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học hiện hành. Điều này phản ánh đúng thực tế mối
quan hệ giữa kĩ năng nói và kĩ năng nghe cũng như mối quan hệ của chúng với các kĩ
năng ngôn ngữ khác. Mặc dù đọc, viết vẫn là những kĩ năng được kể đến đầu tiên
nhưng kĩ năng nói, nghe đã dần được quan tâm hơn. Hơn nữa, thời lượng thực hiện
chương trình mơn Ngữ văn 2018 ở lớp 1 là 450 tiết/năm, tăng 70 tiết so với kế hoạch
dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học hiện
hành. Vì thế, giáo viên sẽ có nhiều thời gian trong việc rèn luyện kĩ năng nói và các kĩ
năng khác cho học sinh để đạt mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ. Rõ ràng, kĩ
năng nói đã được quan tâm nhiều hơn trong chương trình mơn Ngữ văn 2018. Điều
này địi hỏi giáo viên cần có những thay đổi trong nhận thức cũng như việc tổ chức các
hoạt động dạy - học nhằm giúp người học đạt được những yêu cầu mà chương trình
đặt ra.
Trong bối cảnh sắp tới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình
giáo dục phổ thơng 2018, sử dụng từ năm học 2020 - 2021, việc lựa chọn tài liệu dạy
học nào để phù hợp với đặc điểm học sinh tại địa phương giúp đạt được các mục tiêu

của chương trình dành cho học sinh lớp 1 trở thành nhiệm vụ của người quản lý, giáo
viên và phụ huynh. Nội dung dạy nói được thể hiện trong sách giáo khoa mơn Tiếng
Việt có thể trở thành một trong những tiêu chí lựa chọn sách. Theo đó, một số vấn đề
có thể phát sinh như có những ngữ liệu rèn kĩ năng nói trong cuốn sách giáo khoa
được chọn chưa thích hợp, giáo viên có thể lựa chọn ngữ liệu ở nhiều cuốn sách
giáo khoa để rèn kĩ năng nói hay khơng hay làm sao để giáo viên có thể biên soạn
được những ngữ liệu phục vụ việc rèn kĩ năng nói phù hợp với học sinh, v.v..
Xuất phát từ những lí do trình bày ở trên cùng với mong muốn xây dựng được hệ
thống bài tập để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1, làm tăng hiệu quả trong việc rèn kĩ
năng sử dụng tiếng Việt, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp Một”. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu
dạy học, cụ thể là hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói đáp ứng yêu cầu đổi mới của
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 phù hợp với


4
các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh lớp 1 rèn luyện và phát triển kĩ năng nói bằng việc học tập
với các bài tập được xây dựng thông qua nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy
- học khác nhau; tích hợp giáo dục kĩ năng sống và đạo đức từ những tình huống giao
tiếp trong hệ thống bài tập.
Cung cấp thêm cho giáo viên và phụ huynh nguồn ngữ liệu phục vụ việc rèn
luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt và
những định hướng của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, tăng hứng
thú của các em khi tham gia các hoạt động rèn kĩ năng nói.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nội dung và cách tổ chức các bài
tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 bao quát được những yêu
cầu như: Xây dựng trên cơ sở khoa học với nội dung hấp dẫn; Kích thích được
nhu cầu và hứng thú nói của HS; Khai thác được vốn sống, vốn ngơn ngữ sẵn có của
học sinh đồng thời cung cấp cho học sinh những quy tắc trong giao tiếp thì có thể
phần nâng cao chất lượng của việc rèn kĩ năng nói cũng như sẽ giúp các em có thể sử
dụng tốt kĩ năng này trong cả học tập và cuộc sống.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước để làm rõ các khái niệm và các vấn đề
có liên quan làm cơ sở lí luận của đề tài. Các khái niệm công cụ và vấn đề lí luận cơ
bản cần được làm rõ gồm: bài tập, nói, lời nói, kĩ năng nói, năng lực, năng lực ngôn
ngữ, lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại.


5
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng nói trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp
tiểu học hiện hành, chương trình giáo dục phổ thơng 2018, chương trình giáo dục phổ
thơng mơn Ngữ văn 2018; khảo sát chương trình, hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho
học sinh trong sách Tiếng Việt 1 hiện hành; khảo sát tình hình rèn kĩ năng nói cho học
sinh lớp 1 tại một số trường Tiểu học ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở
đó, tìm ra những ưu điểm cũng những vấn đề còn tồn tại của việc rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp 1 và xác định hướng đề xuất của đề tài.
6.3. Xây dựng bài tập, thực nghiệm và kết luận

Đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 với quy trình rõ
ràng.
Thực nghiệm một số bài tập đã xây dựng. Từ kết quả thực nghiệm kết luận tính
khả thi của đề tài và đưa ra những kiến nghị cần thiết.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Địa bàn khảo sát
Giáo viên dạy lớp 1, học sinh lớp 1, cán bộ quản lý chuyên môn tại một số
trường tiểu học trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
7.2. Phạm vi tiến hành thực nghiệm
Học sinh lớp 1 học hai buổi trên ngày với số lượng 40 em.
7.3. Giới hạn vấn đề
Nói - nghe là hai kĩ năng đi liền với nhau, đây cũng là hai trong bốn kĩ năng cần
rèn cho học sinh thông qua dạy - học Tiếng Việt. Mặc dù đề tài chỉ giới hạn nghiên
cứu rèn kĩ năng nói, nhấn mạnh kĩ năng này trong hoạt động giao tiếp nhưng vẫn rèn
kĩ năng nói - nghe tương tác .
Đề tài tập trung xây dựng các nhóm bài tập với một số dạng bài cụ thể nhằm hỗ
trợ rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp lớp 1 trong học kì II.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Tiếp cận duy vật - biện chứng: Tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và
người học, giữa nội dung giáo dục và kết quả giáo dục.


6
Tiếp cận hệ thống: Hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói được xây dựng và phân loại
thành các kiểu/ nhóm khác nhau. Tuy nhiên, khơng thể tránh khỏi trường hợp một số
bài tập có thể vừa mang đặc điểm của nhóm bài tập này, vừa mang đặc điểm của nhóm
bài tập khác trong cùng hệ thống.
Tiếp cận phát triển: Nội dung bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, từ quen thuộc,
gần gũi tới mới lạ, phức tạp phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí và nhận thức của học

sinh.
Tiếp cận lịch sử cụ thể: Mỗi học sinh có q trình, hồn cảnh và lịch sử phát triển
cũng như kinh nghiệm, phong cách, thói quen, khả năng học tập ngôn ngữ khác nhau.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu trong và ngoài nước về các
vấn đề liên quan tới đề tài: kĩ năng nói, phát triển kĩ năng nói, dạy nói, việc xây dựng
các bài tập rèn kĩ năng nói, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lí của học sinh lớp 1,
v.v.. Phân tích, khái qt hóa lí luận để xác lập căn cứ khoa học và khung lý thuyết của
nghiên cứu cũng như tìm hiểu kinh nghiệm trong việc phát triển kĩ năng nói cho học
sinh lớp 1.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp: Thu thập thông tin về số lượng từ khi
học sinh nói, thái độ, sự hứng thú và cách sử dụng từ ngữ khi nói các chủ đề quen
thuộc và khơng quen thuộc. Quan sát q trình dạy và học luyện nói trong giờ Tiếng
Việt. Phỏng vấn, lấy thơng tin từ giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng rèn kĩ năng
nói cho học sinh lớp 1.
Phương pháp điều tra: Sử dụng các câu hỏi được in sẵn dành cho cán bộ quản lý
và học sinh để tìm hiểu về thực trạng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1.
Phương pháp phân tích, thống kê, phân loại, so sánh: Đây là các phương pháp
được sử dụng khi chúng tôi khảo sát, thống kê hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói trong
sách Tiếng Việt 1 hiện hành. Từ đó phân tích những ưu điểm, hạn chế của hệ thống bài
tập này. Chúng tôi cũng tiến hành phân tích kết quả thu được qua q trình phỏng vấn


7
học sinh tại các thời điểm trước và sau thực nghiệm, quá trình thực nghiệm. So sánh
các kết quả thu được để đưa ra những kết luận về tính khả quan của đề tài.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù,
được tiến hành nhằm đánh giá tác động những bài tập rèn kĩ năng nói đề tài xây dựng

lên học sinh qua q trình thực nghiệm. Từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế
của các bài tập trong việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh.
9. Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu hướng tới việc tạo được nguồn ngữ liệu hỗ trợ việc rèn kĩ
năng nói cho học sinh lớp 1, phù hợp với những yêu cầu cần đạt và những định hướng
của mơn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
10. Vấn đề đảm bảo tính khách quan và đạo đức khi nghiên cứu
Người nghiên cứu tơn trọng các đối tượng tham gia vào q trình nghiên cứu.
Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia vào quá trình nghiên cứu đều được trao
đổi rõ ràng mục đích của từng việc làm. Người nghiên cứu tôn trọng quyền tự nguyện
tham gia của tất cả các đối tượng. Những thông tin thu thập chỉ sử dụng cho q trình
nghiên cứu.
11. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được cấu trúc thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập
rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1
Chương 2: Quy trình xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh
lớp 1
Chương 3: Thực nghiệm hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG NĨI CHO
HỌC SINH LỚP 1
Ở chương này, chúng tơi tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây
dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1. Cụ thể: Cơ sở lí luận bao
gồm Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (tổng hợp các tài liệu và cơng trình nghiên cứu ở

trong và ngoài nước liên quan đến đề tài); Một số khái niệm cơng cụ (bài tập, nói, lời
nói, hình thức nói, kĩ năng, kĩ năng nói, năng lực, năng lực ngơn ngữ); Đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh lớp 1; Các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài (lý
thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại). Cơ sở thực tiễn bao
gồm Chương trình, tài liệu dạy học (nhìn từ bình diện rèn kĩ năng nói); Thực trạng kĩ
năng nói của học sinh lớp 1 và việc rèn kĩ năng nói cho các em.
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Trên thế giới
Vấn đề phát triển kĩ năng nói và dạy nói cho học sinh đầu cấp tiểu học đã
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.
Trong cuốn sách Phương pháp dạy Tiếng mẹ đẻ, tác giả Lê A và Vương Toàn
đã đưa ra năm nguyên tắc khi dạy Tiếng mẹ đẻ của Phê-đơ-ren-cơ L.L. Đó là: ngun
tắc chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, nguyên tắc thông hiểu ý nghĩa của ngơn ngữ,
ngun tắc đánh giá tính biểu cảm của lời nói, ngun tắc phát triển cảm quan của
ngơn ngữ và nguyên tắc phát triển lời nói miệng trước lời nói viết. Ở trang 93-94, hai
tác giả giới thiệu nhận định của Phê-đơ-ren-cơ L.L: “Với trẻ, lời nói viết là giai đoạn
thứ hai trong sự lĩnh hội lời nói chung và trẻ khơng thể lĩnh hội được lời nói viết nếu
khơng nắm được lời nói miệng.” (Lê A, Vương Tồn, 1997).
Báo cáo “A Program To Develop the Listening and Speaking Skills of Children
in a First Grade Classroom” (Một chương trình phát triển kĩ năng nghe và nói của học
sinh lớp Một) của tác giả Julie Anne Wilson, đại học Virginia, Mỹ tháng 5 năm 1997
mơ tả lại một chương trình phát triển kĩ năng (KN) nghe nói cho học sinh (HS) lớp 1


9
với 17 HS tham gia. Ở phần đầu báo cáo, tác giả nói tới tầm quan trọng của nghe, nói
và chỉ ra những nghiên cứu chứng tỏ trẻ em đồng thời học bốn KN nghe, nói, đọc, viết
từ những ngày đầu chứ khơng phải học nghe, nói trước và học đọc, viết sau như cách
truyền thống mà mọi người thường nghĩ. Trong đó nhấn mạnh những trẻ có thể diễn

giải suy nghĩ và ý kiến của mình bằng lời nói có nhiều khả năng thành cơng hơn ở
trường học trong khi những HS không phát triển tốt kĩ năng nghe - nói có nguy cơ chịu
ảnh hưởng cả đời vì sự thiếu hụt KN này. Một số phương pháp phát triển KN nghe nói cũng được đề cập như đặt câu hỏi, kể chuyện, diễn kịch và sự tích hợp trong
chương trình ngoại khóa, v.v.. Ngồi ra, ở trang 10 của tài liệu, những việc giáo viên
(GV) cần làm để phát triển KN nghe - nói cho HS được nhắc tới: “Giáo viên cần tạo ra
một môi trường mà học sinh cảm thấy an toàn để chia sẻ suy nghĩ của mình. Đây là
bước đầu tiên trong việc phát triển kĩ năng nghe - nói. Giáo viên hãy là thành người
nói và lắng nghe ân cần.” (Julie Anne Wilson, 1997).
Nghiên cứu Effects of Creative, Educational Drama Activities on Developing
Oral Skills in Primary School Children của tác giả Abdulhak Halim Ulaş đăng trên tạp
chí American Journal of Applied Sciences 5 (7) trang 876-880 năm 2008 là một
nghiên cứu đã được thực hiện để xem các khóa học giảng dạy ngơn ngữ bản địa sử
dụng các hoạt động kịch nghệ sáng tạo có hiệu quả hơn trong việc phát triển các KN
giao tiếp bằng miệng ở HS tiểu học (TH) hơn các khóa học giảng dạy ngơn ngữ bản
địa truyền thống hay không. Trong nghiên cứu này, các các yếu tố về KN giao tiếp
bằng miệng của HS TH như phát âm và giải thích được quan tâm. Nhà nghiên cứu sử
dụng hai nhóm HS năm thứ tư đang theo học tại một trường TH ở trung tâm thành phố
tỉnh Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ, trong năm học 2006 - 2007. Kĩ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên
đã được sử dụng để hình thành các nhóm thực nghiệm (số lượng 32) và nhóm đối
chứng (số lượng 33). Người nghiên cứu quan sát để đánh giá các KN giao tiếp bằng
miệng và thu thập dữ liệu. Hiệu lực của hình thức này đã được xác minh bằng cách
giới thiệu nó với các chuyên gia và độ tin cậy của nó đã được xác nhận bởi bảy nhà
giáo dục. Công cụ đo lường này đã được áp dụng trên các nhóm thực nghiệm (TN) và
đối chứng cả trước TN và sau TN. Phương pháp truyền thống, sử dụng sách giáo khoa,
lấy GV làm trung tâm, được triển khai trong nhóm đối chứng trong khi bài học hướng


10
dẫn ngôn ngữ bản địa đã được thực hiện bằng cách sử dụng các hoạt động kịch trong
nhóm thực nghiệm. Sau 14 tuần, cả hai nhóm tham gia làm bài kiểm tra. Phân tích dữ

liệu đã chứng minh một sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm TN và nhóm đối chứng ở
KN giao tiếp bằng miệng. Việc áp dụng các hoạt động kịch trong dạy ngôn ngữ bản
địa đã cải thiện sự phát triển các KN phát âm, giải thích so với phương pháp sách giáo
khoa truyền thống, lấy GV làm trung tâm. Ở cuối phần Giới thiệu, trang 876, tác giả
nhấn mạnh: “Bất kể được áp dụng ở đâu, kịch sáng tạo có thể được xem xét một
phương pháp học tập cũng là một công cụ để thể hiện bản thân như nghệ thuật. Phạm
vi của kịch sáng tạo có thể được ngắn gọn giải thích thơng qua sáu nguyên tắc học tập:
học sinh học nội dung có ý nghĩa tốt hơn nội dung khác; việc học diễn ra là kết quả
của học sinh tương tác với môi trường của mình; học sinh càng sử dụng các cơ quan
cảm giác nhiều hơn trong khi học tập thì việc giữ lại các bài học càng lớn; một học
sinh học tốt nhất bằng cách làm và trải nghiệm; việc thực hành hiệu quả là rất quan
trọng trong học tập tình cảm, đạo đức; việc học trở nên dễ dàng và lâu dài hơn trong
mơi trường giáo dục nơi có nhiều hơn một kích thích.”
Cuốn sách How To Teach Speaking của Scott Thornbury xuất bản lần đầu năm
2005, nhà xuất bản Longman. Đây là cuốn sách dạy nói tiếng Anh nhưng GV dạy
Tiếng Việt (TV) có thể học được nhiều nội dung về dạy nói được tác giả trình bày
trong cuốn sách này. Những khái niệm, nội dung ngôn ngữ liên quan tới dạy nói được
tác giả nhắc đến như người nói làm gì (sản xuất lời nói, tự động, khớp nối, tự giám sát
và sửa chữa, v.v..), người nói cần biết những gì (kiến thức văn hóa - xã hội, kiến thức
ngơn ngữ) cùng với việc phân tích rõ các ví dụ minh họa. Bên cạnh đó, các phương
pháp có thể sử dụng khi dạy nói cũng được giới thiệu cụ thể như kịch, thuyết trình,
nhập vai, thảo luận. Tác giả cịn bàn về việc đánh giá KN nói và các tiêu chí cụ thể để
đánh giá KN này được trình bày trong chương cuối.
Cuốn sách The Skill Approach in Education: From Theory to Practice (Phương
pháp tiếp cận KN trong giáo dục: từ lí thuyết đến thực hành) do Firdevs Güneş và
Yusuf Söylemez biên tập, xuất bản lần đầu năm 2018, nhà xuất bản Cambridge
Scholars Publishing. Nội dung cuốn sách bàn về những KN cần thiết trong giáo dục.


11

Sách được chia làm năm phần, mỗi phần bàn về một nhóm KN. Trong đó, KN nói trơi
chảy là nội dung của chương X, thuộc phần thứ hai - nhóm các KN cơ bản (Basic
Skills in Education). Mối quan hệ giữa khả năng nói và sự thành cơng đã được các tác
giả đề cập: “Sự thành cơng có được nhờ sức mạnh ảnh hưởng của việc nói được coi là
tỷ lệ thuận với chất lượng cuộc sống của các cá nhân trong một xã hội. Chất lượng này
sẽ đạt được giá trị thông qua việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp mạnh mẽ của các
cá nhân trong cuộc sống.” (Firdevs Güneş, Yusuf Sưylemez, 2018). Khi mơ tả về các lí
thuyết và mơ hình dạy nói ứng dụng, các tác giả nhắc tới quan điểm dạy ngôn ngữ của
Piaget và Vygotsky. Bên cạnh đó, các tác giả nói tới những yếu tố giúp HS nói trơi
chảy, ngun nhân khiến HS nói khơng trơi chảy. Về việc phát triển KN nói trơi chảy,
điều đầu tiên các tác giả nhắc đến là GV cần tạo môi trường để HS cảm thấy thoải mái
và khơng có những vướng mắc tâm lí khi nói. Ngồi ra, GV cần chú ý tới việc làm
mẫu của mình. Những kĩ thuật để kiểm sốt việc nói của HS như: sử dụng hình ảnh,
phát triển chủ đề theo tưởng tượng, bỏ qua một số lỗi nhỏ, các phương pháp làm việc
nhóm, động não cũng được nhắc tới.
Nghiên cứu Predicting Reading Comprehension in Early Elementary School:
The Independent Contributions of Oral Language and Decoding Skills (Dự đoán khả
năng đọc hiểu ở trường tiểu học sớm: Những đóng góp độc lập của ngơn ngữ nói và kỹ
năng giải mã) của Panayiota Kendeou, Paul van den Broek, Mary Jane White và
Julie S.Lynch đăng trên tạp chí Joural of Education Psychology số 101, kì 4, năm
2009, trang 765-778 là một nghiên cứu đáng được quan tâm về mối quan hệ giữa
khả năng đọc hiểu ở đầu cấp TH và ngơn ngữ nói. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả
đã kiểm tra ngơn ngữ nói và KN giải mã của hai nhóm trẻ em: 4 và 6 tuổi và kiểm tra
lại chúng sau hai năm với số lượng trẻ ở mỗi nhóm lần lượt là 113 và 108. Kết quả
được trình bày tại trang 774 cho thấy: “khả năng nói và khả năng giải mã ở độ tuổi
mầm non có thể dự đốn từng khả năng này trong hai năm sau đó; kĩ năng ngơn ngữ
nói và kĩ năng giải mã có mối quan hệ mật thiết với nhau ở trường mầm non nhưng trở
nên yếu hơn ở các lớp trên; ngơn ngữ nói và kĩ năng giải mã dự đoán độc lập khả năng
đọc hiểu ở lớp hai.” (Panayiota Kendeou, et al., 2009). Mối quan hệ này sẽ giúp GV
thấy được tầm quan trọng của việc phát triển KN nói cho học sinh ở đầu cấp TH.



12
Như vậy, tầm quan trọng của phát triển KN nói, mối quan hệ giữa KN này với
các KN ngôn ngữ khác cũng như với sự thành công trong học tập và cuộc sống đã
được các tác giả, nhà nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Họ cũng chỉ ra được những
việc GV cần làm để phát triển KN nói cho HS như tạo ra mơi trường an tồn để HS
khơng e ngại khi nói hay bỏ qua các lỗi nhỏ, v.v.. Các cơng trình tập trung vào các
phương pháp phát triển KN nói song chưa đi sâu vào việc ảnh hưởng của ngữ liệu dạy
học tới kết quả dạy học trên một đối tượng cụ thể (HS đầu cấp TH).
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Vấn đề dạy nói, xây dựng bài tập để dạy hội thoại nhằm phát triển năng
lực giao tiếp, v.v. là nội dung của nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Tác giả Phan Phương Dung, Đại học Sư phạm Hà Nội trong bài viết Về vấn đề
dạy lời nói văn hóa trong giao tiếp ngơn ngữ cho học sinh qua mơn Tiếng Việt đăng
trên Tạp chí Giáo dục số 5 (6/2001) trang 31, 32 đã nhấn mạnh một số quy tắc cơ bản
trong giao tiếp như: phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (bao gồm hoàn cảnh cụ thể diễn
ra cuộc giao tiếp và hoàn cảnh xã hội lịch sử); tôn trọng thứ bậc trong giao tiếp, coi
trọng, đề cao đối tượng giao tiếp và quan tâm tới mức độ quan hệ đối với đối tượng
giao tiếp. Về vấn đề dạy lời nói văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ cho HS qua môn TV
ở cả ba cấp học (TH, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) tác giả đưa ra nhận xét
“đã chú ý nhưng chưa đồng đều, chưa đúng mức ở các cấp học”. Ở TH, tác giả nhấn
mạnh việc khai thác lời nói mẫu, phân tích ngữ liệu để HS thấy các yếu tố văn hóa,
gắn cách nói, cách viết, dùng từ đặt câu ở các tình huống với các vai giao tiếp, nội
dung và mục đích nói khác nhau.
Về dạy nói cho học sinh lớp 1 qua môn Tiếng Việt; Xây dựng bài tập dạy học
hội thoại cho học sinh đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp và Quy trình tổ chức
các bài tập giao tiếp trong dạy hội thoại cho học sinh tiểu học là ba bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Xuân Yến, Đại học Sư phạm Huế đăng trên Tạp chí Giáo dục số 2/2004
trang 32-34; số 103 (12/2004) trang 18-20 và số 111 (4/2005) trang 23-25. Các bài viết

xoay quanh nội dung dạy hội thoại, giao tiếp cho HS TH. Tác giả đã có nhiều nhận xét
xác đáng cho nội dung dạy học nói ở lớp 1 trên các bình diện: nội dung, thực tế dạy
học và đưa ra những giải pháp để việc dạy nói đạt hiệu quả. Về nội dung, tác giả phân


13
thành ba nhóm như sau: Luyện nói trong phân mơn Học vần  Luyện nói câu chứa
tiếng có vần cần luyện  Dạy hội thoại  Dạy độc thoại. Các giải pháp được đề xuất
tương ứng với mỗi dạng bài luyện nói. Tác giả đồng thời xây dựng hai loại bài tập dạy
học hội thoại cho lớp 1 và lớp 2: loại bài tập nhận biết và loại bài tập sáng tạo. Mỗi
loại bao gồm các nhóm bài tập khác nhau. Trong đó, người viết phân tích về các yếu tố
liên quan như mục đích giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp, vai giao tiếp. Quy trình tổ chức
thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy hội thoại cũng được tác giả đề xuất với sáu
bước cơ bản: mô tả dữ kiện của bài tập; xác định lệnh; thực hiện lệnh; phân tích kết
quả ở bước 3 với dữ kiện và lệnh của bài tập; điều chỉnh, sửa chữa kết quả của bài tập
và rút ra kết luận về cách lĩnh hội và tạo lập lời nói trong ngơn bản hội thoại. Quy trình
này đã được tác giả thực nghiệm và nhận thấy nó đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học hội thoại.
Các bài viết Nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp và rèn luyện nghi thức
lời nói cho học sinh tiểu học và Tìm hiểu nội dung dạy học Nghi thức lời nói trong
sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học của Đặng Thị Lệ Tâm, Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đăng trên tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, số 11 (2010); trang 3-7 và số 03 (2012); trang 157-162. Tác giả đã giúp người
đọc có thể hiểu rõ hơn về “nghi thức lời nói” khi đưa ra những khái niệm, lý thuyết có
liên quan trong bài viết của mình. Ngồi việc phân tích để người đọc thấy rõ tầm quan
trọng và mục tiêu của việc dạy nghi thức lời nói trong mơn TV, tác giả đưa ra những
nhận xét chung về bài tập luyện nghi thức lời nói cho HS TH trong chương trình hiện
hành. Ở bài viết thứ hai, tác giả đi sâu phân tích nội dung dạy học nghi thức lời nói
từng lớp với những ví dụ minh họa cụ thể trước khi rút ra những nhận xét chi tiết hơn
về nội dung, đề tài, ngữ liệu để dạy, hệ thống bài tập dạy nghi thức lời nói.

Cũng bàn về dạy nghi thức lời nói, bài viết Dạy Nghi thức lời nói cho học sinh
tiểu học quan phân môn Tập làm văn của tác giả Chu Thị Hà Thanh, Đại học Vinh
đăng trên tạp chí Giáo dục số 253 - (kì I - 1/2011) trang 35, 36 đi sâu về dạy nội dung
này trong phân môn Tập làm văn lớp 2. Theo tác giả, con đường tốt nhất để hình thành
năng lực giao tiếp cho HS là luyện tập thực hành trong đó HS sử dụng vốn sống, vốn
giao tiếp của mình để xử lí các tình huống giao tiếp giả định một cách chân thực nhất.


14
Từ việc phân tích cụ thể đặc điểm cấu tạo kiểu bài tập dạy nghi thức thức lời nói, tác
giả đưa ra phương pháp dạy học nội dung này (thực hành luyện tập kết hợp với phân
tích tình huống để nhận thức rõ ràng các nhân tố giao tiếp). Theo đó, trị chơi đóng vai
là hình thức tổ chức dạy học nghi thức lời nói thiết thực nhất. Trong bài viết của mình,
tác giả đưa ra quy trình dạy học các nghi thức lời nói cho HS lớp 2 với bốn bước cụ
thể (Giải thích tình huống giao tiếp; Hướng dẫn HS thực hành giao tiếp; Thực hành
hoạt động giao tiếp; Nhận xét, đánh giá, kết luận).
Hai tác giả Trần Thị Quỳnh Nga (Đại học Sư phạm - Đại học Huế) và Lê Thị
Minh Nguyệt (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã cùng phân tích mối quan hệ giữa nguyên
tắc giao tiếp và dạy học TV trong bài viết Về nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học đăng trên tạp chí Giáo dục số 271 (kì 1 - 10/2011) trang 34, 35, 45. Ở
bài viết này, các tác giả đã giải thích lí do dạy ngơn ngữ phải gắn với giao tiếp.
Nguyên tắc giao tiếp quy định mục tiêu, chi phối như thế nào đến nội dung, phương
pháp và quá trình dạy học trong chương trình TV ở cấp TH; GV cần làm gì để đạt
được hiệu quả dạy học; Nguyên tắc giao tiếp chi phối đến hoạt động đánh giá kết quả
học tập là nội dung chính của bài viết. Trong bài viết, các tác giả đã nhắc đến mạch
KN nói thể hiện qua nội dung dạy học hội thoại - dạy các nghi thức lời nói đơn giản,
các bài tập phân vai, bài tập tình huống có trong chương trình hiện hành. Theo người
viết, những bài học này không chỉ rèn cho HS KN nói mà cịn hướng đến các KN sống
cần thiết trong xã hội hiện đại.
Tác giả Trần Thị Hiền Lương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã xác định

những biện pháp rèn KN phát âm, KN hội thoại, KN độc thoại dựa trên những yêu cầu
rèn KN nói cho HS theo chương trình TV TH trong bài viết Biện pháp nâng cao hiệu
quả rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học trong mơn Tiếng Việt đăng trên tạp chí Giáo
dục số đặc biệt (tháng 3/2015) trang 116-119. Giáo viên có thể tham khảo và vận dụng
một số cách làm mà tác giả đề xuất trong bài viết theo quan điểm “HS chỉ có thể có
được lời nói tự nhiên khi các em thực sự sống trong tình huống giao tiếp đó”. Ngồi ra,
người viết cũng cung cấp một số biểu hiện của năng lực khoa học theo dự thảo PISA
2015.


15
Trong bài viết Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong mơn Tiếng Việt – nhìn
từ chương trình, sách giáo khoa sau năm 1975, tạp chí Khoa học của Trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh số 6 (71) năm 2015, trang 81-88, giáo viên Võ Thị
Tuyết Mai đã có những nhận xét về mục tiêu, nội dung và phương pháp rèn kĩ năng
nói trong chương trình TV từ sau 1975 đến nay trên cơ sở phân tích cứ liệu là các
quyển sách giáo khoa TV 1. Tác giả đã đề xuất một vài ý kiến cần tiến hành đồng bộ
trên các bình diện nội dung và phương pháp cũng như việc bồi dưỡng giáo viên thơng
qua các chun đề hay cần có những hướng dẫn cụ thể để GV có thể thay thế nội dung
chương trình sách giáo khoa cho phù hợp với vùng miền để việc rèn KN nói cho HS
đạt hiệu quả.
Bài viết Giáo dục năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học tại
Việt Nam nhìn từ góc độ lí thuyết về thể loại theo trường phái Sydney của tác giả Ngơ
Thị Bích Thu, Đại học New England, Australia đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và Đời
sống số 1 (243) - 2016 trang 76-83 là bài viết vận dụng lý thuyết về thể loại theo
trường phái Sydney để hiểu về giáo dục năng lực giao tiếp tại Việt Nam bằng cách so
sánh các thể loại văn bản được sử dụng trong một số môn học ở bậc TH tại Australia
và Việt Nam. Người viết đã đưa ra một số kết luận về tình hình giáo dục năng lực giao
tiếp trong chương trình TH hiện hành và đề xuất việc lựa chọn các thể loại văn bản cho
chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) cấp TH sắp thực hiện nhằm đạt được

mục tiêu giáo dục năng lực giao tiếp cho HS mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra với
giáo dục TH. Theo đó, sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, HS sẽ không thể sử
dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và học tập
tốt các môn học khác nếu việc dạy năng lực giao tiếp chỉ thực hiện ở môn Ngữ văn mà
trọng tâm chỉ tập trung vào kiến thức văn học và ngôn ngữ văn chương.
Bài viết Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn Tiếng Việt
nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học của Ngô Quỳnh Nga, trường
Tiểu học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên được đăng trên Tạp chí Giáo dục số 418 (kì
II, tháng 11/2017) trang 26-29. Trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận
và thực tiễn của việc xây dựng năm loại bài tập dạy học hội thoại cho HS TH bao gồm
bài tập phát triển năng lực ngữ pháp, bài tập phát triển năng lực văn bản, bài tập phát


16
triển năng lực hành ngôn, bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội. Do năng lực
ngữ pháp được hình thành trong quá trình lâu dài nên tác giả đưa ra cách xây dựng bốn
dạng bài tập còn lại cùng quy trình dạy học cụ thể kèm kết quả TN các loại bài tập
trên.
Tóm lại, phát triển năng lực giao tiếp, dạy học hội thoại, xây dựng hệ thống bài
tập dạy hội thoại, giao tiếp, v.v. cho HS TH đã trở thành nội dung của nhiều bài viết
đăng trên các tạp chí chun ngành ngơn ngữ và giáo dục. Nhiều tác giả đã bàn tới
những khái niệm được nhắc đến nhiều trong CT GDPT 2018 như năng lực, năng lực
giao tiếp, v.v. dù tại thời điểm viết bài, chương trình chưa được thơng qua. Điều này
chứng tỏ sự quan tâm của GV, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục học dành cho việc
nâng cao hiệu quả dạy học ngơn ngữ nói chung và phát triển KN nói cho HS TH nói
riêng cũng như xu thế tất yếu của việc đổi mới trong dạy - học TV. Các tác giả đều
khẳng định việc rèn KN nói cần được thực hiện thơng qua các tình huống giao tiếp.
Tuy nhiên, các tác giả còn lại tập trung chủ yếu bàn về vấn đề phương pháp dạy học,
nội dung dạy học giao tiếp, hội thoại trong tồn bộ chương trình TV ở TH hoặc xây
dựng hệ thống bài tập cho một số lớp hoặc cả cấp TH mà không đi sâu về xây dựng bài

tập dạy nội dung này cho HS lớp 1.
Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 cũng là nội dung nghiên cứu của nhiều
học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục Nội dung và phương pháp dạy học luyện
nói trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Đỗ Thị Thanh Vân (2005) là một cơng trình
nghiên cứu về dạy - học luyện nói. Tại thời điểm thực hiện đề tài, sách giáo khoa TV 1
hiện hành mới được đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, tác giả đã có cái nhìn tổng quan về
nội dung dạy học luyện nói, đưa ra những đánh giá về nội dung này trong sách giáo
khoa cũng như những hướng dẫn ở sách GV. Việc phân loại hệ thống bài tập dạy
luyện nói trong sách TV 1 được tác giả thực hiện đồng thời đề xuất một số bài tập và
phương pháp có thể vận dụng khi dạy học nội dung này.
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản về hoạt động giao tiếp,
hoạt động hội thoại, nguyên tắc giao tiếp trong dạy học TV ở TH và phân tích thực
tiễn hoạt động rèn KN nghe nói thơng qua hệ thống bài tập trong sách TV hiện hành,


×