Trường THCS DTNT Đam Rơng Phương pháp giải bài tốn định lượng Vật lý 8
LỜI MỞ ĐẦU
Năm học 2010 – 2011 là năm học thực hiện thực hiện chủ đề :“ Đổi mới
công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Điều đó cũng vừa là
một động lực, vừa là trách nhiệm của mỗi người giáo viên trong tình hình giáo
dục luôn đổi mới và phát triển như hiện nay. Đổi mới phương pháp, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
Vật lí là một môn học khoa học thực nghiệm, mở ra trong các em một thế giới
khoa học cơng nghệ mới; hơn nữa toàn bộ chương trình vật lí 8 đều hướng nghiên
cứu vào Ngành cơ học và nhiệt học phong phú và đa dạng gần gủi với cuộc sống
thực tế.
Chương trình Vật Lý 8 là phần mở đầu giai đoạn hai của chương trình Vật Lý
THCS, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như yêu
cầu về mặt đònh lượng trong việc hình thành các khái niệm và đònh luật Vật lý đều
cao hơn các lớp ở giai đoạn một. Chính vì thế mà sách giáo khoa Vật Lý 8 có yêu
cầu cao hơn về mặt logíc và sự chặt chẽ, tính hệ thống và sự hoàn chỉnh của lý
thuyết so với chương trình vật lý ở giai đoạn một. Chính vì thế vấn đề “giải bài
toán Vật lý đònh lượng” ở giai đoạn này cũng có yêu cầu chặt chẽ về tính tư duy
logíc và khoa học. Để tạo cho học sinh có những nắm bắt cơ bản về cách phân tích
và giải bài toán đònh lượng trong Vật lý, làm nền tảng cho những năm học sau này.
Đồng thời từng bước tạo cho các em có một phong cách làm việc tư duy logíc trong
khoa học nói chung và khoa học thực nghiệm nói riêng phù hợp với u cầu đặt ra.
Với những lý do trên tôi đã suy nghó và đã mạnh dạn xây dựng Giải pháp hữu ích:
“PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI` TỐN ĐỊNH LƯỢNG VẬT LÝ 8” với mong muốn
đây là giải pháp cho một phần nhỏ mở đầu về cơ học và nhiệt học mà có thể áp
dụng cho nhiều mục, nhiều bài học khác có nội dung tương tự trong toàn bộ
chương trình.
GV: Nguyễn Hữu Hanh 1
Trường THCS DTNT Đam Rơng Phương pháp giải bài tốn định lượng Vật lý 8
THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
Các thầy cơ giáo còn trẻ nên cũng rất năng động và hết sức giúp đỡ các em trong vấn đề
học tập cũng như mọi vấn khác đề trong cuộc sống.
Bên cạnh đó các em được ăn ở tập trung tại trường nên vấn đề tổ chức cho các em học nhóm
cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Đặc biệt tất cả các học sinh ở nội trú đều là các học sinh khá giỏi ở cấp tiểu học mới được
tuyển vào nên vấn đề học tập của các em cũng tốt hơn so với các trường khác trong huyện.
Một thuận lợi nữa là trường đã có phòng học bộ mơn nên vấn đề hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
cũng dễ dàng hơn.
Trường THCS DTNT Đam Rông nơi tôi đang công tác tuy mới được thành lập nhưng
trường đã có trang bò hệ thống máy chiếu đầy đủ.
Giáo viên sử dụng thành thạo trong việc sọan giáo án điện tử, sử dụng tranh ảnh, thí
nghiệm ảo, mô hình và một số phần mềm tiện ích khác trên máy tính, có tinh thần học hỏi
để nâng cao nghiệp vụ tay nghề, có nhiều cố gắng để đưa thêm các hình ảnh, ngoài hình
ảnh trong sách giáo khoa vào việc minh họa cho tiết dạy.
Phần lớn học sinh ngoan, có thái độ học tập rất nghiêm túc.
2. Khó khăn :
Trường THCS DTNT huyện Đam Rơng là một trường thuộc diện khó khăn nhất so với
các trường DTNT của tỉnh Lâm Đồng. Trình độ dân trí còn thấp, đa số học sinh là người
dân tộc thiểu số. Tình hình kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nhận thức về việc học của con
em mình rấn hạn chế .... Đó là những nguyên nhân dẫn đến quá trình nhận thức khoa học
của học sinh còn rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó trường được thành lập cách đây không lâu, đội ngũ cán bộ giáo viên còn non
trẻ cả về tuổi đời cũng như trình độ tay nghề, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, cũng có
một số người chưa thực sự tâm huyết với nghề và ý thức gắn bó lâu dài với trường chưa
cao. Tài liệu tham khảo cho học sinh hầu như chưa có gì đặc biệt là chương trình sách
giáo khoa mới.
Với thực trạng đó và yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học cộng với đặc thù của bộ môn nói riêng và đối với khoa học thực
nghiệm nói chung. Như vậy vấn đề là làm thế nào để cho học sinh bước đầu phân tích và
tiến hành giải được bài toán đònh lượng Vật lý là rất cần thiết.
GV: Nguyễn Hữu Hanh 2
Trường THCS DTNT Đam Rơng Phương pháp giải bài tốn định lượng Vật lý 8
NỘI DUNG GIẢI PHÁP
Bất kì một chương trình giáo dục nào, cấp học nào, bài học nào cũng có mục tiêu riêng.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện một số phương pháp khác nhau khi dạy kiểu
kiến thức này, cụ thể xin được đưa ra giải pháp “Phương pháp giải bài tốn định lượng
Vật lý 8”
Đối với bộ môn Vật lý 8 có một số mục tiêu như sau:
A. Nội dung.
1. Chương cơ học.
- Mô tả được chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động.
- Nắm được khái niệm vận tốc cả về đònh tính và đònh lượng.
- Nêu được ví dụ về tác dụng lực làm biến đổi vận tốc của vật. Nhận biết quán tính,
giải thích hiện tượng có liên quan đến quán tính.
- Nắm được khi nào xuất hiện lực ma sát. Cách làm tăng hay giảm lực ma sát.
- Sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật.
- p suất là gì? Cách làm tăng, giảm áp suất. Tính toán áp suất.
- Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Tính toán áp suất chất
lỏng theo độ sâu, giải thích nguyên lý bình thông nhau.
- Nhận biết lực đẩy csimét. Tính toán độ lớn của lực đẩy csimét. Giải thích khi nào
vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng trong lòng chất lỏng.
- Khái niệm công cơ học, tính công cơ học.
- Công suất và tính công suất của vật hay máy.
- Mô tả sự chuyển hoá năng lượng giữa thế năng và động năng.
2. Chương nhiệt học.
- Nhận biết cấu tạo chất ( Sơ lược về thuyết cấu tạo nguyên tử của các chất ).
- Nhận biết nhiệt năng là gì? cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích cách truyền
nhiệt.
- Xác đònh nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương
trình cân bằng nhiệt.
- Nhận biết sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình cơ-nhiệt. Sự bảo toàn năng
lượng.
- Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt 4 kì. Tính năng suất tỏa nhiệt khi đốt cháy
hoàn toàn nhiên liệu.
3. Một số điểm mới trong chương trình vật lý 8.
- Kế hoạch dạy học: Chương trình vật lý 8 mới chỉ có 1 tiết /tuần, giảm đi 1 tiết so với
chương trình cũ. Không có tiết bài tập và ôn tập cho mỗi bài kiểm tra.
- Nội dung: Phát triển dựa trên chương trình Vật lý 6 mới và Vật lý 7 cũ. Đây là chương
trình Vật lý ở giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS.
- Tuy nhiên, nếu so sánh khối lượng nội dung chương trình Vật lý 8 với nội dung tương
ứng của chương trình Vật lý THCS cũ và nội dung chương trình Vật lý từng lớp ở cấp
THCS, thì chương trình Vật lý 8 có nội dung nặng nhất trong các lớp ở cấp THCS.
GV: Nguyễn Hữu Hanh 3
Trường THCS DTNT Đam Rơng Phương pháp giải bài tốn định lượng Vật lý 8
B. Những yêu cầu về phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý 8 cũng không nằm ngoài khuôn
khổ của những quan điểm chủ đạo và những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
môn Vật lý THCS.
1.Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Vật lý 8 THCS.
-Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập bằng cách:
+ Cải tiến, nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Kích thích óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của học sinh.
Hướng đến việc rèn óc độc lập suy nghó và tư duy sáng tạo.
+ Khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề, theo quan điểm kiến tạo, làm các thí nghiệm mơ phổng rồi rút ra kết luận.
+ Chú ý đến vấn đề thực nghiệm là một đặc trưng của bộ mơn vật lý.
- Quan tâm đến phương pháp học, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.
+ Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn bồi dưỡng kó năng, đặc biệt là kó năng quá
trình làm thí nghiệm và rút ra kết quả.
+ Chú ý phương pháp nhận thức đặc thù của bộ môn vật lý.
- Phối hợp năng lực cá nhân và năng lực của nhóm, tổ chức được các nhóm học sinh
tham gia tích cực các hoạt động học tập đặc biệt là là làm thí nghiệm biểu diễn, thảo luận
nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá như: ra đề kiểm tra vừa có trắc nghiệm và tự luận và đề
kiểm tra phân loại được học sinh.
2. Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở Vật lý THCS.
- Nắm bắt mức độ lượng hóa mục tiêu bài học.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lónh kiến thức.
- Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cựcï hoá: sử dụng CNTT trong dạy học để
biểu diễn các thí nghiệm ảo tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đặt điểm tâm sinh lý.
- Xuất phát từ quan điểm của triết học duy vật biện chứng về quá trình nhận thức của
con người “ Từ thực tiễn đến khái quát, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ”. Từ
tâm sinh lý lứa tuổi trong quá trình nhận thức khoa học. Để tạo cho các em bước đầu có
những thói quen suy nghó và làm việc có tư duy logíc trong khoa học thực nghiệm phù hợp
với đặc thù của bộ mơn.
GV: Nguyễn Hữu Hanh 4
Trường THCS DTNT Đam Rơng Phương pháp giải bài tốn định lượng Vật lý 8
THỰC HIỆN
Tất cả các bộ môn khoa học đều có phương pháp nghiên cứu khác nhau, cách thức
tiếp cận và lónh hội khác nhau. Bộ môn Vật lý cũng là bộ môn khoa học nên nó cũng có
phương pháp đặt thù của bộ môn. Tuy nhiên phương pháp phân tích là phương pháp phổ
biến cho các bộ môn khoa học đặc biệt là kho học thực nghiệm.
Phân tích hướng tìm dự
kiện bài toán yêu cầu dựa
vào các dự kiện.
Với phương pháp giải bài toán đònh lượng Vật lý 8 theo phương pháp phân tích có thể
tiến hành theo các bước sau.
Bước 1. Đọc và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc kó bài toán để tìm ra những dữ kiện mà bài toán cho và những yêu cầu
của bài toán. Có thể tìm ra những đại lượng có liên quan cần thiết của bài toán.
Bước 2. Tóm tắt- qui đổi đơn vò.
- Tóm tắt bài toán dưới dạng kí hiệu qui ước của Vật lý và đơn vò của các đại lượng
kèm theo. Qui đổi các đơn vò của các đại lượng theo hệ đơn vò chuẩn quốc tế SI
( System Intenational).
Bước 3. Phân tích bài toán.
- Dựa vào những đại lượng đã có để phân tích hướng tìm các đại lượng bài toán yêu
cầu. Có bao nhiêu cách tìm đại lượng cần tìm. Xem và dùng cách nào là đơn giản và hợp
lý nhất.
Đại lượng đã cho trực tiếp: Dùng công thức có liên hệ trực tiếp với đại
lượng bài toán yêu cầu.
Đại lượng gián tiếp: Bằng suy luận tìm ra đại lượng cần thiết giúp tìm ra
đại lượng bài toán yêu cầu.
Bước 4. Giải bài toán.
GV: Nguyễn Hữu Hanh 5
VẤN ĐỀ
Dự kiện cho dán
tiếp
Dự kiện cho
trực tiếp
Dự kiện cho dựa
vào suy luận
Dự kiện cần
tìm
Hình 1. Sơ đồ
phân tích bài toán
tổng quát