Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 6 - Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.65 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 6</b>
<b>Đề bài</b>


<b>Câu 1 (4 điểm). Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao</b>
Chiếu Cần vương được đơng đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?


<b>Câu 2 (3 điểm). Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam dưới tác động</b>
của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.


<b>Câu 3 (3 điểm). So sánh để thấy được điểm mới và khác trong con đường cứu</b>
nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối.


<b>Lời giải chi tiết</b>


<b>Câu 1: (4 điểm)</b>


Yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề theo các ý sau:


- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần
vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ
đó, một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước
-phong trào Cần vương.


- Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:


+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là ở
Trung Kì, Bắc Kì.


+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): Phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa
lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.



- Chiếu Cần vương được đơng đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì đó là
lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khảng
khái, mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc. Chiếu Cần vương phù hợp với
tâm tư, nguyên vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân
dân Việt Nam.


<b>Câu 2 (3 điểm).</b>


Yêu cầu nêu được các ý sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Giai cấp địa chú phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân
Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần u
nước.


- Giai cấp nơng dân, số lượng đơng đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn
sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận
nhỏ mất ruộng đất phải vào làm viộc trong các hầm mỏ, đồn điền.


- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khốn, chủ xí
nghiệp, xưởng thủ cơng, chủ hãng bn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư
bản Pháp chèn ép.


- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán
nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.


- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm
mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu
tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.


<b>Câu 3 (3 điểm). Yêu cầu so sánh theo các ý sau:</b>



- Các nhà yêu nước trước đó noi gương, hướng về Nhật Bản (một nước phương
Đông), chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để chống Pháp (Phan Bội
Châu), hoặc dựa vào Pháp để chống triều đình phong kiến hủ bại (Phan Châu
Trinh),…


- Nguyễn Tất Thành (sau là Nguyễn Ái Quốc) chủ trương hướng sang phương
Tây, đến chính các nước đế quốc đang thống trị các dân tộc thuộc địa, trong đó
có đế quốc Pháp đang thống trị dân tộc mình đế tìm hiêu thực tế. Người đã làm
rất nhiều nghề để kiếm sống, học tập, rèn luyện trong phong trào của quần
chúng lao động và giai cấp cơng nhân để tìm con đường cứu nước đúng đắn.


</div>

<!--links-->

×