JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 77-85
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC TRƯNG
SẢN XUẤT CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Cao Hoàng Hà
Đại học Sư phạm Hà Nội
1.
Đặt vấn đề
Đồng bằng sơng Hồng là vùng có lịch sử khai phá lâu đời ở Việt Nam. Mỗi đặc
điểm tự nhiên và nhân văn của vùng đều có những nét riêng, gắn bó và chi phối tới
hoạt động sản xuất của cư dân hàng nghìn năm qua. Tính cách, tập qn sản xuất,
phong tục tập quán. . . được định hình dưới tác động của điều kiện địa lí. Qua thời
gian sinh tồn, thích nghi, cải tạo và biến đổi tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển
của mình, cư dân đồng bằng sông Hồng đã làm thay đổi điều kiện tự nhiên. Biểu
hiện của cảnh quan nhân văn ngày càng chiếm ưu thế so với cảnh quan tự nhiên.
Bởi vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện địa lí và đặc trưng sản xuất của cư
dân đồng bằng sông Hồng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực
tiễn.
2.
Nội dung nghiên cứu
2.1.
2.1.1.
Đặc trưng sản xuất của cư dân đồng bằng Sông Hồng dưới
tác động của điều kiện địa lí
Tác động của điều kiện địa lí tự nhiên tới đặc trưng sản xuất
a. Địa hình
Đồng bằng Sơng Hồng là châu thổ có địa hình cơ bản là thấp và bằng phẳng,
dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao giảm từ 10 – 15m đến mực nước
biển và có sự phân hóa giữa các khu vực. Sự phân hóa của địa hình cũng như các
điều kiện tự nhiên khác chi phối tập quán sản xuất của dân cư.
* Vùng rìa đồng bằng có 2 kiểu là đồng bằng thềm phù sa cổ xen đồi sót và
đồng bằng thềm phù sa cổ. Kiểu thứ nhất phổ biến ở rìa phía Bắc và Tây Bắc đồng
bằng. Địa hình phần lớn là gị đồi và bậc thềm cao ráo, mạng lưới sông suối thưa.
Cư dân ở đây chọn đồng ruộng ở địa thế cao. Tại những nơi có đồi gị thì cư dân
xây nhà tập trung ở chân đồi gò, để dành đất bằng cho canh tác, cơng tác chống
xói mịn được coi trọng. Ngày nay, phương thức sản xuất có nhiều thay đổi, nhiều
nơng trường và trang trại hộ gia đình được hình thành, năng suất kinh tế cao hơn
77
Cao Hồng Hà
với sản phẩm hàng hóa. Kiểu thứ hai đã xuống gần sông Hồng hoặc các chi lưu nên
chịu ảnh hưởng chế độ nước sông hơn. Nông dân biết tận dụng nước để tát tưới và
có thêm những cánh đồng phù sa mới phì nhiêu, kinh tế cũng trù phú hơn.
* Vùng trung tâm đồng bằng chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông và thủy
triều rõ rệt hơn, được phân thành 4 kiểu.
Kiểu đồng bằng phù sa mới đất cao nằm ở tả, hữu ngạn sông Hồng. Đây là
khu vực bị bão lụt đe dọa nhiều nhất nhưng đất đai cũng màu mỡ nhất nên dân
cư tập trung đơng. Vườn nhỏ được bố trí hợp lí nhằm tiết kiệm đất, đặc biệt là có
ao ở những nơi cần vượt đất làm nên nhà, sử dụng phương thức VAC (vườn – ao –
chuồng) nhằm khai thác tối đa tài nguyên.
Tại kiểu đồng bằng phù sa mới thấp nằm giữa hai lưu vực sông, để tránh lụt
cư dân đào nhiều sông, kênh tiêu nước, đây cũng là đường giao thông thủy nội bộ
nối các điểm quần cư với nhau. Phương thức VAC rất phổ biến nhưng ao rộng hơn,
vườn hẹp hơn.
Tại kiểu đồng bằng phù sa mới trũng rất tiêu biểu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình khơng thể tiêu nước bằng kênh vì mực nước các sơng lớn bao quanh đều cao
hơn nội đồng. Thời gian ngập úng kéo dài nên nông dân chỉ làm 1 - 2 vụ trong năm.
Thời gian nơng vụ ít nên các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển hoặc cư dân
di cư đi kiếm ăn theo thời vụ khá phổ biến. Hiện nay, người nơng dân tích cực áp
dụng các biện pháp cải tạo, nhất là thủy lợi nên diện tích lầy thụt thu hẹp, nhờ đó
mà năng suất lúa cao hơn, cây trồng đa dạng hơn.
Các bãi bồi ngoài đê gồm hai kiểu phụ: bài bồi ven sông và bãi giữa. Tại các
bãi bồi không thuận lợi cho cây lúa, cư dân chuyển sang trồng hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và nghề cá, nhất là nghề vớt cá bột trên sông. Các bãi giữa chỉ
bị ngập sau khi lũ thật lớn thì cư dân tập trung thành 1 điểm quần cư có đê bao
quanh. Ngồi đê trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng thứ ba là vùng ven biển với địa hình rất thấp, bằng phẳng gồm hai kiểu
phụ: đồng bằng ven biển hiện đại và đồng bằng tích tụ cửa sơng. Tại đây, cư dân
quai đê lấn biển, đào kênh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ. Trong đê họ
trồng lúa, cói, ngồi đê phát triển đánh bắt hải sản và làm vận tải, kinh tế biển
phát triển rõ nhất trong đồng bằng Sơng Hồng.
b. Khí hậu
Ngồi đặc điểm chung là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu đồng bằng
cịn có nhiều đặc điểm riêng rất chú ý. Nhiệt độ khơng khí, lượng mưa, tổng nhiệt
đủ cho 2 vụ lúa phát triển. Vì thế theo như qui luật chung của các vùng lúa nước
trên thế giới, dân số tăng nhanh và sống tập trung với mật độ cao, tạo được những
thành tựu kinh tế, văn hóa to lớn.
Khí hậu đồng bằng độc đáo khác hẳn với tất cả các đồng bằng khác ở miền
Trung và miền Nam đó là có một mùa đơng thực sự, do đó mà có dạng khí hậu 4
mùa tương đối rõ nét. Khí hậu 4 mùa với một mùa đông lạnh khiến cho mùa vụ ở
78
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lí và đặc trưng sản xuất của cư dân...
đồng bằng Sông Hồng rất nghiêm ngặt. Cư dân đồng bằng rất quan tâm và hiểu
rõ chế độ mưa bởi cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố mưa và những
biến đổi trong mùa mưa. Tại đây, mùa mưa và mùa nhiệt khá trùng nhau nên việc
tận dụng tài nguyên nhiệt, nước, đất... khá thuận lợi. Trong mùa khô, các cơn mưa
phùn đóng vai trị rất quan trọng (trong mùa này lượng mưa thường dưới 100mm),
lượng ẩm ít ỏi của nó giúp cho nơng dân có thể cấy lúa vào mùa khơ, gặt lúa chiêm
và trồng nhiều cây khác không cần tát nước. Lượng mưa ở đây khá cao nhưng những
năm ít mưa sẽ gây ra khơ hạn, nơng dân thích ứng bằng cách xây dựng các hệ thống
thủy lợi đảm bảo nước tưới.
Tính thất thường của khí hậu gây ra những trở ngại đối với sản xuất nông
nghiệp của nông dân đồng bằng Sông Hồng. Các ngày bắt đầu và kết thúc của các
mùa cũng như thời tiết của từng năm bị thay đổi tùy thuộc vào nhịp điệu và cường
độ của các luồng gió mùa. Đợt gió mùa đơng bắc lịch sử năm 2007 là một ví dụ điển
hình cho nhận định này: kéo dài 45 ngày liên tục, nhiệt độ thấp, nhiều ngày liên
tiếp nhiệt độ dưới 10o C khiến cho việc cấy hái, thu hoạch, làm cỏ, bón lót của nơng
dân bị đảo lộn; nhiều cây trồng vật ni bị chết khi mới gieo giống hoặc chăn thả.
Tính chất của khí hậu chính là cơ sở cho hình thành phong cách cần cù, tiết kiệm,
kỹ thuật canh tác cao, biết lo lắng xây dựng nhà cửa vững chắc của cư dân nơi đây.
c. Thủy văn
Mạng lưới sơng ngịi đồng bằng khá dày đặc, bao gồm hạ lưu và chi lưu của
hai sông lớn đổ ra biển là sông Hồng và sơng Thái Bình, các sơng nhỏ chảy trong
các ô nội địa và rất nhiều kênh đào tưới tiêu lớn nhỏ. Sơng Hồng có lượng nước
phong phú đã góp phần bồi đắp, tạo nên đồng bằng Sông Hồng phù sa màu mỡ.
Vào mùa cạn dịng chảy nhỏ, ít phù sa và mùa lũ dòng chảy lớn, phù sa nhiều. Đặc
biệt, lũ sông Hồng khá thất thường và mãnh liệt. Ven bờ biển đồng bằng Sơng Hồng
có chế độ nhật triều, biên độ triều khá cao và có sự chênh lệch tại nhiều khu vực
khác nhau, phần lớn đất đai đồng bằng Sơng Hồng vẫn có thể bị ngập khi triều lên,
nước mặn theo thủy triều dọc các con sông cũng có thể vào sâu trong nội địa.
Chính vì vậy, thủy lợi là vấn đề đóng vai trị quan trọng đối với nơng dân ở
đây, thậm chí nó cịn quan trọng hơn vấn đề chống hạn. Đắp đê là một giải pháp
thông minh của đồng bằng. Nhờ đê điều chống lại được nước sông, nước biển mà
hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân được thuận lợi hơn rất nhiều. Gần
như toàn bộ đời sống của cư dân đều phụ thuộc vào cách giải quyết tốt vấn đề thủy
lợi. Công tác thủy lợi của đồng bằng Sông Hồng hiện nay hiện đại nhất cả nước.
Nhờ vậy mà phần lớn đất trồng lúa của đồng bằng có khả năng canh thác 2 – 3 vụ
trong năm.
d. Thổ nhưỡng
Đất phù sa đóng vị trí quan trọng tại đồng bằng Sơng Hồng. Đây là một hỗn
hợp cát trộn với limơng, có nhiều nitơ, kali, mangiê... do đó, đất ở đâu cũng xốp, dễ
cày cấy và không thẩm thấu nên dễ dàng biến thành đồng ruộng được tưới nước.
Tính chất mầu mỡ và đa dạng của đất rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là
79
Cao Hồng Hà
lúa và các cây hoa màu, điều đó cũng quyết định tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng
và phương thức canh tác của nông dân, thiết lập quần cư, số lượng và đặc trưng sản
xuất của đồng bằng.
2.1.2.
Tác động của điều kiện địa lí kinh tế xã hội tới đặc trưng sản xuất
a. Con người đồng bằng Sơng Hồng
Đồng bằng Sơng Hồng có mật độ dân số cao nhất trong các đồng bằng tại
Việt Nam (1238 người/km2 , một số vùng tuy là nông thôn thuần nông nhưng mật
độ có thể đạt trên 1500 người/km2 như Thái Bình, Nam Định. . . ). Do mật độ dân
cư đơng nên diện tích canh tác bình qn của đồng bằng rất thấp, điều này đã góp
phần chi phối đến q trình sản xuất của cư dân. Mặc dù nơng dân đã có gắng tận
dụng thâm canh đất đai nhưng bình qn lương thực quy thóc và bình qn thu
nhập vẫn ở mức thấp. Do đó, bên cạnh các biện pháp chủ động giảm tốc độ gia tăng
dân số và di dân thì vùng ln chú trọng cơng tác thủy lợi, cải tiến kĩ thuật canh
tác, lựa chọn giống thích hợp nhằm tăng mùa vụ và tăng năng suất cây trồng, cân
đối được lương thực, thực phẩm, trên cơ sở đó mà nâng cao đời sống của dân cư.
b. Lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sơng Hồng có tính mùa vụ nên đòi hỏi
lao động nặng nhọc và tập trung. Duy trì mật độ dân số cao lại khơng cho phép
phát triển ngành chăn nuôi như ở các nước ơn đới, thu nhập bình qn đầu người
thấp. Tính thời vụ khắt khe của hoạt động trồng lúa làm xuất hiện hiện tượng dư
thừa lao động vào lúc nông nhàn và thiếu nhân lực vào lúc thời vụ (cày cấy và gặt
hái) luôn luôn diễn ra. Người nông dân luôn phải phát triển các nghề thủ công và
các nghề phi nông nghiệp khác để sử dụng lao động dư thừa trong lúc nông nhàn,
nhưng lao động dư thừa này ngay sau đó phải quay về với sản xuất nơng nghiệp lúc
thời vụ. Do vậy các hoạt động phi nông nghiệp khó trở thành các hoạt động chun
mơn hóa, tiến tới cho sự hình thành cơng nghiệp và là cơ sở cho sự phát triển của
đô thị. Công nghiệp là động lực cơ bản để chuyển dịch sự phân công lao động xã
hội và q trình đơ thị hóa. Nhưng q trình phát triển cơng nghiệp ở đồng bằng
Sơng Hồng diễn ra khá chậm chạp và gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, cư dân trong vùng đã cố gắng tìm tòi để tạo ra những
chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế tại nông thôn bằng cách tăng vụ, thay đổi cơ cấu
sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ và phương thức canh tác. Cơ cấu ngành nghề tổng hợp
là một cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bởi vì các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp –
nông nghiệp tuy giá trị không cao, tăng không nhanh nhưng khá ổn định và vững
chắc. Nghề nông là một chỗ dựa vững chắc cho người nông dân khi các nghề tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ và buôn bán trở nên khó khăn, thất bát. Các làng nghề
trong vùng nổi tiếng cả nước như Bát Tràng, Ngũ Xá, Kiêu Kỵ, Vạn Phúc, Đông
Hồ. . . tuy hoạt động sản xuất thủ công nghiệp rất phát triển nhưng người nông dân
vẫn không vứt bỏ hẳn việc trồng lúa, vừa đảm bảo nguồn lương thực, vừa sử dụng
80
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lí và đặc trưng sản xuất của cư dân...
tối đa thời gian nhàn rỗi. Tại vùng nơng thơn ven biển có những thuận lợi trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướng chung là vươn ra biển, phát triển tổng hợp
kinh tế biển (nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải
ven bờ).
c. Nền kinh tế tiểu nơng trước đây và q trình cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa hiện nay
Nền kinh tế mang tính tiểu nơng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới phương thức
sản xuất của cư dân. Nó thể hiện ở việc các ngành tiểu thủ công nghiệp được phát
triển trong thời gian nhàn rỗi của nơng dân do tính mùa vụ của trồng lúa gây ra,
nhưng không thể tách ra khỏi nông nghiệp tiến tới sự phát triển của công nghiệp
trên quy mô lớn bởi sau thời kì nơng nhàn là thời kì mùa vụ với đòi hỏi tập trung
cường độ lao động cao. Do đó, nền cơng nghiệp của đồng bằng Sơng Hồng trước
đây nhỏ bé, vừa tầm với khả năng của nông dân, một nền công nghiệp nông dân,
phương tiện hạn chế, kĩ thuật tinh tế nhưng khơng có khả năng áp dụng trên quy
mơ lớn và có lãi.
Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra với tốc độ tương đối nhanh
tại đồng bằng từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước. Biểu hiện của nó là việc thành
lập các khu cơng nghiệp, mở rộng diện tích các đô thị và xây dựng các khu đô thị
mới. . . Tính đến năm 2007, vùng đồng bằng Sơng Hồng có 34 khu cơng nghiệp tập
trung được thành lập, trong đó 23 khu đang hoạt động và 11 khu đang triển khai
xây dựng cơ bản. Tổng diện tích quy hoạch cho các KCN là 6.455 ha, trong đó diện
tích đất cơng nghiệp có thể cho th chiếm 66,3%. Các địa phương có nhiều KCN là
Hà Nội, Hải Phịng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Quá
trình này đã góp phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế, thay đổi các quan hệ
sản xuất, phân công lao động xã hội (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên
10%); cơ cấu ngành nghề và lối sống của dân cư thay đổi khá nhanh. Bộ mặt nông
thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống Điện – Đường – Trường –
Trạm hoàn thiện với mức độ cao bậc nhất cả nước. Nhiều tỉnh thuần nông trước
đây nhờ phát triển KCN sẽ trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. . . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, các khu cơng
nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng những năm qua cũng đã làm phát
sinh các vấn đề xã hội nổi cộm. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp do phát triển
khu công nghiệp và xây dựng các khu đô thị mới đã làm cho hàng chục nghìn hộ
nơng thơn, chủ yếu là nơng dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và
giảm dần. Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chun mơn
thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nơng nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngồi nơng
nghiệp là rất khó. Do đó, số lao động khơng có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng
nhanh ở tất cả các tỉnh. Thực tế là không phải tất cả lao động dư thừa do mất đất
nông nghiệp đều có việc làm mới ở các khu cơng nghiệp. Một bộ phận rất lớn nông
dân mất đất phải tự tìm việc làm một cách tự phát khơng ổn định với rất nhiều
ngành nghề để kiếm sống, phổ biến là sự di cư lên thành phố để làm thuê bằng các
81
Cao Hồng Hà
loại hình dịch vụ với mức lương thấp. Hiện tượng này tập trung nhiều nhất là ở Hà
Nội, Hải Phịng và các khu cơng nghiệp mới, đơ thị mới trong vùng và cả nước.
Việc thu hồi đất nông nghiệp do mở rộng các tại các vùng nông thôn tất yếu
ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống dân cư vùng này. Nhà nước đã có chính sách
đền bù cho họ tương đối thỏa đáng theo giá đất thị trường. Sau khi nhận tiền đền
bù giải tỏa, nhiều hộ nơng dân có một khoản tiền khá lớn. Một số hộ có kinh nghiệm
kinh doanh, phát triển nghề phi nơng nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó mở rộng sản
xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước kia. Song,
đại bộ phận hộ nơng dân cịn lại khơng biết cách sử dụng nguồn vốn đó một cách
có hiệu quả. Đời sống được thay đổi một cách nhanh chóng nhưng khơng xuất phát
từ nền tảng vững chắc nên có thể phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. . .
Môi trường sinh thái tại nhiều khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc mở
rộng diện tích đất cơng nghiệp và chun dùng làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp,
mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh
thái như nguồn nước sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần. Tại khu vực nơng
thơn đã có sự phân hóa thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư.
d. Làng xã và sự thay đổi các quan hệ làng xã
Cơ sở của các điểm quần cư và sản xuất ở đồng bằng Sơng Hồng chính là làng
xã. Sự cố kết của quan hệ làng xã là đặc trưng cơ bản của nông thôn truyền thống
đồng bằng Sơng Hồng nói riêng. Ở đây nổi bật nhất là các quan hệ họ hàng, tông
tộc. Trong cuộc sống đô thị thực sự thì các quan hệ họ hàng, tơng tộc khơng cịn
được coi trọng nữa, nó phải nhường chỗ cho các quan hệ lớn giữa cá nhân và xã hội.
Trước đây, tâm lí làng xã nặng nề, kì hào, tự trị khiến cho nền sản xuất tại
các làng xã đồng bằng Sông Hồng nhỏ lẻ, gắn chặt với cây lúa; khiến cho tiểu thủ
công nghiệp không tách ra khỏi nơng nghiệp để trở thành sản xuất lớn. Có một số
làng cổ chủ yếu làm nghề công thương được đô thị hóa, nhưng chúng lại khơng thể
chuyển hóa thành đơ thị được như các làng Bát Tràng, Ninh Hiệp, Đình Bảng...
Mặt khác, sự cố kết của quan hệ làng xã cũng tạo điều kiện cho sự xâm nhập của
các quan hệ nông thôn vào đô thị. Tại các vùng nông thơn hiện nay, truyền thống
tình làng nghĩa xóm, trọng các giá trị cộng đồng vẫn là hạt nhân cơ bản của sự phát
triển làng xã, song xu hướng vươn lên làm giàu, chú trọng đến lợi ích vật chất là
một giá trị phổ biến. Nhu cầu tiêu dùng khơng cịn là một giá trị xã hội bị lên án
nữa. Tính thiêng liêng của các giá trị tinh thần chung của cộng đồng, các hình thái
tín ngưỡng – tơn giáo là những giá trị văn hóa được tơn trọng, song quan niệm cũng
có nhiều thay đổi trong nhóm xã hội trọng sản xuất phi nơng nghiệp hoặc có tính
di động xã hội cao. Một xu hướng mới cần chú ý là xã hội càng tiến bộ, bộ mặt đời
sống người dân càng thay đổi thì các hiện tượng sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng lại
càng phát triển. Đền, chùa, miếu, hội làng. . . được tu bổ và khôi phục ở khắp mọi
nơi, một mặt phục vụ nhu cầu tâm linh, một mặt phục vụ nhu cầu du lịch, tham
quan.
82
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lí và đặc trưng sản xuất của cư dân...
Về cơ bản, quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động – nghề nghiệp – kinh tế, đời
sống cư dân tiến bộ là nhân tố thúc đẩy q trình thay đổi tính chất các mối quan
hệ xã hội trong làng xã. Chính q trình này là nền tảng cho sự biến đổi các quan
hệ xã hội trong quá trình sản xuất ngay tại từng gia đình. Khi nghề nghiệp thay
đổi, nếp sống, nếp nghĩ của các thành viên trong gia đình cũng thay đổi theo dẫn
đến một hệ quả làm thay đổi các quan hệ xã hội bên trong gia đình và dịng họ. Mối
quan hệ xã hội gia đình đương đại đang bị ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tế hàng
hóa, các mối quan hệ hàng – tiền. Sự tính tốn thiệt hơn, tính tốn giá thành. . . là
những yếu tố mới của sự hình thành một kiểu quan hệ xã hội khác truyền thống
mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là quan hệ “duy lí”.
2.2.
Những biến đổi của điều kiện địa lí dưới tác động của hoạt
động sản xuất
Đồng bằng Sông Hồng là vùng có những đặc điểm địa lí đặc trưng cho vùng
châu Á gió mùa. Nơi mà điều kiện địa lí tự nhiên đặc trưng là sự khắc nghiệt và
khắt khe của chế độ khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và địa hình có sức chi phối lớn
đến việc lựa chọn phương thức canh tác và đặc trưng sản xuất. Bên cạnh đó các
đặc điểm nhân văn và các mối quan hệ phức tạp cũng mang những đặc điểm đặc
trưng riêng gắn với điều kiện tự nhiên ở đây. Tự nhiên và con người có mối quan hệ
hữu cơ, hài hịa và thống nhất, trong đó tự nhiên chi phối, ảnh hưởng đến phương
thức sản xuất, tập tục sinh hoạt và lối sống. Về phía mình, trong q trình thích
nghi, cải tạo, biến đổi nhằm đảm bảo sự sinh tồn, con người cũng đã để lại dấu ấn
lên môi trường xung quanh mà biểu hiện rõ nét nhất là sự thay đổi của điều kiện tự
nhiên. Hiện nay, đồng bằng Sơng Hồng có nền thâm canh nơng nghiệp cao nhất cả
nước, có nhiều trung tâm cơng nghiệp và mạng lưới đô thị phát triển, cho nên vùng
đã bị xã hội hóa mạnh mẽ. Nhiều đặc điểm của điều kiện địa lí tự nhiên là do họat
động sản xuất và sinh hoạt của con người chi phối nhiều hơn là do sự phát triển tự
nhiên.
Tác động rõ nhận thấy nhất là sự thay đổi của địa hình châu thổ theo hướng
phức tạp hơn và bị phân cách rõ rệt hơn. Từ bề mặt bằng phẳng khá đồng nhất có
hướng nghiêng Tây Bắc – Đơng Nam ban đầu, địa hình được san bằng thành ruộng
cấy lúa và giữ nước quanh năm để cấy lúa. Các con đê được hình thành để chống
lại sự ảnh hưởng của nước sông và sự xâm nhập của biển. Chúng đã biến đồng bằng
thành nhiều ô khép kín, cản trở q trình bồi đắp tự nhiên. Về đại thể, nhiều dạng
địa hình mới được hình thành, sự đồng nhất của một châu thổ khá bằng phẳng đã
bị phá vỡ bởi sự san bằng các gò đồi và địa hình dương ở rìa đồng bằng, sự xuất
hiện các địa hình dương mới.
Trong quá trình khai khẩn mở rộng đồng bằng, cư dân đã làm thay đổi diện
tích ban đầu vốn có. Nhiều vùng đất mới xuất hiện, nhất là vùng duyên hải nhờ
biện pháp đắp đê, thau chua, rửa mặn. Tuy nhiên, một tỉ lệ lớn diện tích đất, nhất
là đất nông nghiệp màu mỡ đã bị mất đi vì sự tăng lên của đất thổ cư và chuyên
83
Cao Hoàng Hà
dùng. Do cư dân đắp đê nên hầu hết đất đai trong đồng bằng khơng cịn được bồi
đắp phù sa hàng năm, do đó theo quy luật chung sẽ kém chất lượng hơn, năng suất
lúa sẽ thấp hơn. Người nơng dân phải khắc phục bằng cách bón nhiều phân kể cả
vô cơ và hữu cơ, tuy nhiên không thể đảm bảo chất lượng đất như ban đầu. Cũng
chính vì đắp đê nên một số vùng đã thấp hơn so với xung quanh, nay khơng thể
thốt nước nên trở thành vùng ngập úng quanh năm, hình thành đất lầy thụt khác
với đất phù sa bình thường. Nhìn chung, cảnh quan đồng bằng Sông Hồng đã bị
thay đổi rất rõ rệt. Hiện nay người ta khơng cịn thấy những yếu tố tự nhiên mà
thay vào đó là cảnh quan do con người tác động mà thành - cảnh quan nhân văn.
Quá trình khai thác, sản xuất và sinh hoạt của cư dân đồng bằng Sơng Hồng
diễn ra hàng nghìn năm. Rác thải sản xuất và sinh hoạt được đổ trực tiếp vào mơi
trường tự nhiên, nếu có qua xử lí cũng chiếm tỉ lệ nhỏ. Bởi vậy, môi trường tự nhiên
của đồng bằng đã bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của chính
con người. Bằng chứng của nó là những diễn biến thất thường của khí hậu có chiều
hướng thường xun hơn, kéo theo đó là sự thất thường và phá hoại của chế độ thủy
văn.
Các yếu tố nhân văn cũng bị tác động, thay đổi và hình thành đặc trưng sản
xuất của cư dân đồng bằng Sơng Hồng. Yếu tố có thể nhận thấy sự thay đổi nhiều
nhất là lối sống của dân cư. Ngày nay, các cố kết quan hệ làng xã, dòng họ, tơng
tộc đã ít nhiều bị giảm đi bởi sự xuất hiện của lối sống đề cao quan hệ cá nhân với
cá nhân và cá nhân với xã hội. Điểm đáng chú ý là tại nhiều vùng nông thôn các
mối quan hệ truyền thống cũng đang bị công phá rất mạnh.
Tại đồng bằng Sơng Hồng diện tích đất có thể khai phá và mở rộng hầu như
khơng cịn trong khi đất nông nghiệp đang bị mất dần đi để dành đất cho các mục
đích khác, nhất là cơng nghiệp. Để đối phó với sức ép này, cư dân đồng bằng Sông
Hồng đã thay đổi cách tổ chức cư trú nhằm tạo ra khơng gian sản xuất thuận lợi.
Chính vì vậy, không gian cư trú và sản xuất của đồng bằng Sông Hồng cũng thay
đổi theo thời gian. Các điểm dân cư mới được hình thành bằng cách lấn đất ngay
trên khu vực trước kia là nơi sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, bộ mặt của làng trong
đồng bằng Sông Hồng khang trang hơn rất nhiều bởi đời sống dân cư có nhiều cải
thiện.
3.
Kết luận
Tại đồng bằng Sơng Hồng đang có sự chuyển cư của cư dân nông thôn vào đô
thị. Làn sóng chuyển cư này đang ngày một rõ nét hơn và lớn hơn. Bước đầu quá
trình chuyển cư cũng mang lại những kết quả nhất định, đó là bổ sung thêm nguồn
lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế rất đa dạng tại các thành phố, là cơ
sở cho việc mở rộng và phát triển quy mô các đô thị. Tuy nhiên, việc chuyển cư ồ
ạt vào các thành phố cũng gây ra những khó khăn khơng dễ giải quyết, đó là sức
ép về vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống của tầng lớp nông dân mới đến này,
trong khi phần lớn họ là lao động tay chân, chưa qua đào tạo, có trình độ tay nghề
84
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lí và đặc trưng sản xuất của cư dân...
không cao. Vấn đề này lại đặt ra những yêu cầu phải có những giải pháp hữu hiệu
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm thuộc các lĩnh vực phi nông
nghiệp cho người lao động, đây chính là cơ sở cho q trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa tại đồng bằng Sông Hồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thị Minh Đức, 1996. Phân tích một số điều kiện kinh tế - xã hội chủ
yếu chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
Thông báo khoa học số 4, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Tần Thị Bích Hằng, 1999. Vấn đề dân số - lao động - việc làm ở nông thôn
đồng bằng sông Hồng. Thông báo khoa học, số 5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Tô Duy Hợp, 2002. Sự biến đổi của làng – xã Việt Nam ngay ngay (ở đồng
bằng sông Hồng). Nxb Khoa học Xã hội.
[4] Vũ Tự Lập (chủ biên), 1991. Văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Hồng. Nxb
Khoa học Xã hội.
[5] Ngơ Dỗn Vịnh, 1983. Một số vấn đề về quan hệ liên vùng và ảnh hưởng
của nó đến việc phát triển vùng. Nxb Nơng nghiệp
[6] Tạp chí Cộng sản số 789 – 2008. Phát triển khu công nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp.
[7] Thông báo khoa học số 5 – 1999, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Xu
hướng giải quyết vấn đề lao động và việc làm ở đồng bằng sông Hồng.
[8] Perre Gourrou. Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. NXB trẻ.
ABSTRACT
Geographical conditions with manufacturing specifics
of denizen in Hong River delta
Separate circumstances in physical–economic geographical conditions in the
Hong River delta has formed the separate specifics in manufacturing operations. In
the developing process, people have adapted and improved nature, formed suitable
manufacturing habits, perfected farming techniques and live customs in a civilized
manner. This process has formed the manufacturing specific in comparison with
other regions in country. Geographical conditions and the environment have been
changing. Natural scenery has been replaced by human scenery.
85