Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.92 KB, 10 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 95-104

NHU CẦU ĐƯỢC THAM VẤN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Phạm Văn Tư
Trường ĐHSP Hà Nội

1.

Mở đầu

Trong quá trình hoạt động, con người nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác nhau.
Những nhu cầu này là động cơ thúc đẩy con người tiến hành hoạt động. Song quá
trình hoạt động và phát triển của con người diễn ra không phải lúc nào cũng thuận
lợi, vì vậy, tham vấn ra đời nhằm giúp con người vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống, giúp họ khai thác tốt tiềm năng của bản thân để phát triển lành mạnh
và thích ứng.
Học sinh trung học phổ thông thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai
đoạn phát triển hoàn thiện cả về tâm sinh lý, nhưng cũng là giai đoạn nảy sinh
những khó khăn tâm lý nhất là trong hoạt động học tập và lựa chọn nghề nghiệp.
Làm thế nào để học sinh vượt qua những khó khăn, thử thách đó? Nhu cầu được
tham vấn nảy sinh nhằm giải quyết những vấn đề đó một cách bền vững.
Hiện nay, nhu cầu được tham vấn đã được nhiều tác giả trong nước và nước
ngồi quan tâm nghiên cứu nhưng có rất ít đề tài chú trọng đến nhu cầu được tham
vấn của học sinh trung học phổ thông. Nhằm giúp học sinh trung học phổ thông
học tập tốt và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nhu
cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thông" làm đề tài nghiên cứu.


2.
2.1.

Nội dung
Vài nét tổng quan

Gần đây nhu cầu được tham vấn của học sinh phổ thông được một số tác
giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu của
một số tác giả như Trần Thị Minh Đức, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ lý
thuyết đến thực tế”. Tác giả đã chỉ rõ thực trạng tham vấn ở Việt Nam xét từ góc
độ lý thuyết đến thực tế, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
95


Phạm Văn Tư

của hoạt động tham vấn ở Việt Nam. Cùng tác giả, năm 2003, với bài viết “Bàn về
thuật ngữ tham vấn” đã đưa ra cách tiếp cận thuật ngữ tham vấn với tư cách là
một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên nghiệp [1]. Bùi Xuân Mai, trong
“Bàn về thuật ngữ: tư vấn, tham vấn và cố vấn” [4] đã chỉ ra sự khác biệt về các
thuật ngữ tư vấn, tham vấn và cố vấn từ đó giúp cho hoạt động tham vấn mang
tính chuyên nghiệp và khoa học hơn.
Đặng Thanh Nga trong “Vai trò của tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo
dục, cảm hoá phạm nhân là người chưa thành niên” đã chỉ ra vai trò và tầm quan
trọng của tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo dục, cảm hóa phạm nhân là người
chưa thành niên. Từ đó cho thấy ý nghĩa to lớn của tham vấn trong lĩnh vực giáo
dục tội phạm.
Đỗ Thị Lệ Hằng với bài viết “Vài nét về thực trạng tham vấn hướng nghiệp
tại Việt Nam” [3] đã chỉ ra những cơ bản về thực trạng tham vấn hướng nghiệp tại
Việt Nam từ đó đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng nhu
cầu tham vấn của học sinh phổ thơng. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về nhu
cầu tham vấn là rất ít ỏi và các tác giả khi nghiên cứu về nhu cầu này mới chỉ ra
được những khó khăn nói chung, chứ chưa thực chất nghiên cứu nhu cầu một cách
hệ thống và chưa chỉ được những biểu hiện cụ thể của nhu cầu.
Một số vấn đề lý luận
* Khái niệm nhu cầu
Hiện tại đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu, nhưng ta có thể
định nghĩa về nhu cầu một cách khái qt như sau: nhu cầu chính là sự địi hỏi tất
yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển, là sự biểu hiện
của mối quan hệ qua lại giữa con người với những điều kiện cụ thể, luôn biến đổi
của đời sống [6].
Học sinh phổ thông trung học là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Ở lứa
tuổi này các em đã có sự trưởng thành về tư tưởng, tâm lý, là thời kỳ tự xác định
về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho
tương lai. Đây là thời kỳ nhân cách đang trưởng thành tiến tới ổn định.
* Khái niệm tham vấn
Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chun mơn,
kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và khách hàng (là người có khó
khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật,
chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp)
giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân
96


Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thơng

để giải quyết vấn đề của chính mình.
* Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thông
Là mong muốn được nhà tham vấn trợ giúp, chia sẻ những khó khăn trong

học tập và nghề nghiệp mà chính bản thân học sinh trung học phổ thơng khơng tự
mình giải quyết, giúp học sinh vươn lên trong học tập và thành công trong lựa chọn
nghề nghiệp

2.2.

Kết quả nghiên cứu nhu cầu được tham vấn của học sinh
THPT

Nhu cầu được tham vấn của học sinh trường THPT được chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ở trường THPT dân lập Ngô Tất Tố. Đây là một trường THPT ở địa
bàn huyện Đơng Anh – ngoại thành Hà Nội. Là trường có số lượng học sinh đông
nhất huyện Đông Anh, nhà trường luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp
học tập và cố gắng trong việc phát triển hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Học
sinh của trường ở những trình độ rất khác nhau, thậm chí có những học sinh kết
quả học tập và rèn luyện rất kém.
Để nghiên cứu nhu cầu được tham vấn của học sinh THPT Dân lập Ngô Tất
Tố chúng tôi dựa trên việc xem xét trên ba khía cạnh: Nhận thức những khó khăn
trong học tập và lựa chọn nghề, nhận thức về hoạt động tham vấn – với tư cách là
hoạt động chuyên nghiệp; thái độ đối với khó khăn và ý định giải quyết khó khăn
trong học tập và lựa chọn nghề bằng việc tìm đến nhà tham vấn.
Khách thể nghiên cứu
Khảo sát 200 học sinh thuộc khối 10 và 11 của trường THPT dân lập Ngô Tất
Tố – huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
+ Chúng tôi cũng khảo sát 30 giáo viên đang giảng dạy tại trường nhằm tìm
hiểu nhận thức của giáo viên về những khó khăn của học sinh trong học tập và lựa
chọn nghề, cũng như tìm hiểu những hoạt động của giáo viên nhà trường về hoạt
động hướng nghiệp và những hoạt động trợ giúp về học tập để từ đó nắm được nhu
cầu được tham vấn của học sinh về học tập và lựa chọn nghề.
2.2.1.


Thực trạng nhu cầu được tham vấn trong lĩnh vực học tập và lựa
chọn nghề ở học sinh

a. Mặt nhận thức trong nhu cầu được tham vấn của học sinh

97


Phạm Văn Tư

Bảng 1. Nhận thức về những khó khăn trong học tập
và lựa chọn nghề của học sinh
TT Những khó khăn

1
2

3
4
5
6
7
8

9

10

11


12

13

14

98

Khối 10
Khối 11
Chung
TX ĐK KBG TX ĐK KBG TX ĐK KBG
%
%
%
%
%
%
%
%
%

Nội dung chương
17 80
trình q khó
Hổng kiến thức từ
43 55
lớp dưới
Chưa có phương

pháp học phù hợp
45 43
với từng bộ môn
cụ thể
Ghi chép bài giảng 20 44
Sắp xếp thời gian
28 52
học tập
Kỹ năng đọc sách
17 54
Kỹ năng làm bài
35 51
thi, kiểm tra
Khơng biết chọn
trường gì để thi 40 50
sau khi tốt nghiệp
Chưa nắm được
nhu cầu xã hội đối 54 36
với nghề định chọn
Thiếu thông tin
về các nghề định 67 27
chọn
Không hiểu được
những đặc điểm,
35 55
u cầu của nghề
mình u thích
Thiếu thông tin về
hứng thú, năng lực 34 53
của bản thân

Chưa biết xác
định nghề phù
49 41
hợp với năng lực
của bản thân
Thiếu thông tin về
62 35
các nghề cụ thể
Ghi chú: TX - Thường



Thứ
bậc

3

17

82

1

17

81

2

2.2


3

2

39

57

4

41

56

3

2.4

1

12

33

63

4

39


53

8

2.3

2

36

32

59

9

26

51.5 22.5

2.0

6

20

53

20


27

40.5 36

23.5

2.2

3

29

15

62

23

16

26

1.9

7

14

20


55

25

27.5 53

19.5

2.1

5

10

34

50

16

37

55

13

2.3

4


10

39

52

9

46.5 44

9.5

2.4

3

6

49

46

5

58

36.5 5.5

2.5


1

10

25

59

15

30

57

12.6

2.2

6

13

21

62

17

27.5 57.5


15

2.1

7

10

46

36

18

47.5 38.5

14

2.3

4

3

52

44

4


57

39.5 3.5

2.5

1

58

xuyên; ĐK - Đôi khi; KBG - Không bao giờ

r

0.57

0.96


Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thông

Trong lĩnh vực học tập: Đa số học sinh gặp khó khăn cả về kiến thức, phương
pháp học tập, nội dung chương trình và kỹ năng. Trong đó khó khăn nhất là hổng
kiến thức từ lớp dưới và ít khó khăn nhất là kỹ năng đọc sách.
Có sự khác biệt về mặt nhận thức về những khó khăn trong học tập của học
sinh giữa khối 10 và khối 11 ở tất cả 7 nội dung học tập (r = 0,57).
Trong lĩnh vực lựa chọn nghề: Đa số học sinh gặp khó khăn trong việc nhận
thức thơng tin về nghề, trong đó khó khăn nhất là thiếu thơng tin về các nghề cụ
thể và nghề định chọn. Có sự khác biệt có ý nghĩa về khó khăn trong lựa chọn nghề

giữa học sinh khối 10 và khối 11 (r = 0,96).
* Nhận thức về cách thức thoả mãn nhu cầu được tham vấn từ phía nhà tham
vấn.
Bảng 2. Nhận thức của học sinh về nhà tham vấn

Khối

Khối 10
Khối 11
Chung

Giúp em nhìn nhận lại
sự việc tích cực hơn và
tự mình tìm giải pháp
để giải quyết vấn đề
SL
%
31
31
34
34
65
32.5

Đưa ra lời khuyên
giúp em giải quyết
vấn đề
SL
86
94

180

%
86
94
90

Giáo dục
em
SL
91
87
178

%
91
87
89

Giải quyết
thay em vấn
đề cần giải
quyết
SL
%
30
30
22
22
52

26

Tỷ lệ học sinh nhận thức đúng về công việc của nhà tham vấn là "giúp em
nhìn nhận lại sự việc tích cực hơn và tự mình tìm giải pháp để giải quyết vấn đề"
có 32.5% học sinh lựa chọn.
Phần lớn học sinh chưa có sự hiểu biết đầy đủ về cơng việc của nhà tham vấn
(90%).
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì các em đã được tiếp xúc với một số dịch vụ
tham vấn hiện nay trên các phương tiện thơng tin đại chúng, các dịch vụ đó chưa
thực sự chuyên nghiệp nên hiệu quả trợ giúp chưa cao.
Có sự khác biệt giữa học sinh khối 10 và khối 11 trong nhận thức của học sinh
về nghề tham vấn (học sinh khối 11 nhận thức đúng cao hơn khối 10: 34% so với
31%).
b. Thái độ trong nhu cầu được tham vấn của học sinh

99


Phạm Văn Tư

Bảng 3. Thái độ trong nhu cầu được tham vấn của học sinh
TT Những khó khăn
1
2

3

4
5
6

7

8

9

10

11

12

13

14
Ghi

100

Nội dung chương
trình quá khó
Hổng kiến thức
từ lớp dưới
Chưa có phương
pháp học phù
hợp với từng bộ
môn cụ thể
Ghi chép bài
giảng
Sắp xếp thời gian

học tập
Kỹ năng đọc sách
Kỹ năng làm bài
thi, kiểm tra
Không biết chọn
trường gì để
thi sau khi tốt
nghiệp
Chưa nắm được
nhu cầu xã hội
đối với nghề định
chọn
Thiếu thông tin
về các nghề định
chọn
Không hiểu được
những đặc điểm,
u cầu của nghề
mình u thích
Thiếu thơng tin
về hứng thú,
năng lực của bản
thân
Chưa biết xác
định nghề phù
hợp với năng lực
của bản thân
Thiếu thông tin
về các nghề cụ
thể

chú: 1 – Thờ ơ; 2 –

Khối 10
1
2
3

Khối 11
1
2
3

Chung
2
3

7

29

64

18

17

65

12.5 23


13

33

54

18

26

56

10

51

39

21

37

5

84

11

6


13

77

10

16

63

3



Thứ
bậc

64.5

2.5

1

15.5 29.5

55

2.4

2


42

15.5 44

40.5

2.3

3

75

19

5.5

79.5 15.0

2.1

5

19

66

15

16.0 71.5 12.5


2.0

6

21

17

62

21

16.5 62.5

2.0

6

64

33

11

47

42

7.0


55.5 37.5

2.3

3

4

23

73

5

32

63

4.5

13.75 68

2.4

4

10

25


65

15

13

72

12.5 18.75 68.5

2.6

1

9

28

63

7

17

76

8

18


69.5

2.5

3

9

31

60

7

34

59

8

19.5 59.5

2.3

4

14

55


31

7

51

42

10.5 32.75 36.5

1.9

7

7

41

52

10

40

50

8.5

24.75 51


2.1

6

9

19

72

9

13

78

9

14

2.6

1

1

21

75


r

1.0

0.79

Tự vượt qua khó khăn; 3 – Nghĩ đến sự trợ giúp từ phía người khác


Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thông

Qua kết quả ở bảng trên, cho thấy:
* Trong lĩnh vực học tập:
Tỷ lệ các em học sinh có thái độ “nghĩ đến sự trợ giúp từ phía người khác” là
cao hơn thái độ “thờ ơ” và “tự vượt qua khó khăn”. Để tìm hiểu lý do tại sao như
vậy thì chúng tơi được biết, đa số các em rất ngại hỏi các thầy cô giáo về phương
pháp học tập, thậm chí có em cịn cho rằng, thầy cơ chủ yếu yêu cầu các em đi học
thêm chứ không cung cấp cho các em phương pháp học đúng đắn. Khi chúng tôi
hỏi “Tại sao bạn không nghĩ đến sự trợ giúp của người khác. Chẳng hạn nhà tham
vấn ở các trung tâm?” Thì nhiều em trả lời là “khơng biết gì về các trung tâm này
để hỏi”. Cịn về kỹ năng, các em quan niệm rất đơn giản và khơng đúng về kỹ năng
nên có em cịn cho rằng, kỹ năng làm bài kiểm tra là biết cách “quay tài liệu” như
em N.V.N ở lớp 10A2.
* Trong lĩnh vực lựa chọn nghề: Tỷ lệ các em học sinh có thái độ tích cực
cao hơn thái độ “thờ ơ” và “tự vượt qua khó khăn” ở tất cả các nội dung của việc
lựa chọn nghề trong đó tiêu biểu là nội dung: thiếu thông tin về nghề là 75% so với
14%; chưa nắm được nhu cầu xã hội đối với nghề định chọn: 68,5% so với 18,75%.
c. Ý định hành động thể hiện nhu cầu được tham vấn của học sinh
Bảng 4. Ý định của học sinh về người trợ giúp để giải quyết

khó khăn trong học tập và lựa chọn nghề
Người trợ giúp
Chính mình
Cha mẹ, người thân trong gia
đình
Thầy, cơ giáo
Bạn bè
Nhà tham vấn

Khơng



SL
168

%
84

SL
32

%
16

170

85

30


15

113
118
63

56.5
59
31.5

87
82
137

43.5
41
68.5

Đối tượng các em có ý định chia sẻ nhiều nhất đó là nhà tham vấn, tiếp đến
là thầy cô giáo; cha mẹ, người thân gia đình; bạn bè và có đến 16% học sinh khơng
muốn chia sẻ với người khác.
* Nguyện vọng của học sinh về phòng tham vấn học đường tại trường
Từ nghiên cứu ở trên cho thấy, đa số học sinh gặp khó khăn trong học tập
và lựa chọn nghề, từ đó các em có nhu cầu muốn trợ giúp để giải quyết những khó
khăn đó của họ nhằm đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, họ lại không biết nơi cụ thể nơi
trợ giúp cho họ.
101



Phạm Văn Tư

Bảng 5. Nguyện vọng của học sinh
về phòng tham vấn học đường tại trường
Mức độ cần thiết
Khối 10
Khối 11
Chung

Rất cần thiết
SL
%
50
50
64
64
114
57

Cần thiết
SL
%
48
48
34
34
82
41

Không cần thiết

SL
%
2
2
2
2
4
2

Bảng kết quả trên cho thấy: đa số các em học sinh đều nhận thức được sự cần
thiết phải có phịng tham vấn học đường tại trường, điều này được thể hiện ở mức
độ “rất cần thiết” và “cần thiết” mà các em lựa chọn chiếm tỉ lệ rất cao. Số học sinh
cho rằng “không cần thiết” có tỉ lệ thấp. Như vậy có thể khẳng định khi gặp khó
khăn trong học tập, lựa chọn nghề và nhiều khó khăn khác học sinh khơng dễ vượt
qua và rất cần có phịng tham vấn học đường tại trường để trợ giúp cho các em.
d. Nguyên nhân khiến học sinh chưa tìm đến các dịch vụ tham vấn
Từ kết quả khảo sát về nhu cầu được tham vấn và thông qua quan sát, chúng
tôi nhận thấy, mặc dù các em học sinh rất mong muốn được giải quyết những khó
khăn trong học tập, lựa chọn nghề bằng các dịch vụ tham vấn chun nghiệp nhưng
có rất ít các em tìm đến các dịch vụ tham vấn.
Bảng 6. Nguyên nhân khiến học sinh
chưa tìm đến các dịch vụ tham vấn
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

102

Nguyên nhân
Em chưa biết địa chỉ của dịch vụ trợ
giúp
Em chưa quen với dịch vụ này nên còn
ngần ngại
Nhà em ở xa, khơng có điện thoại
Ngại gửi thư
Sợ tốn tiền cước phí điện thoại
Việc trợ giúp của các chuyên gia ít có
hiệu quả
Sợ lộ bí mật của bản thân
Vấn đề chưa đến mức phải tìm đến sự
trợ giúp của các chuyên gia
Em tự giải quyết được vấn đề của mình

Khối 10
SL
%

Khối 11
SL
%

Chung
SL

%

66

71.74

68

78.16 134

74.9

72

78.26

66

75.86 138

77.1

18
24
5

19.57
26.09
5.43


14
5
4

16.09
5.57
4.6

32
29
9

17.9
16.2
5.0

6

6.52

9

10.34

15

8.4

9


9.78

16

18.39

25

14

28

30.43

16

18.39

44

24.6

29

31.52

9

10.34


38

21.2


Nhu cầu được tham vấn của học sinh trung học phổ thơng

Ngun nhân chủ yếu nhất khiến các em tìm đến các dịch vụ tham vấn vì các
em “có thể nhận được những lời khuyên, những chỉ dẫn bổ ích cho những vấn đề
mà em muốn biết” chiếm 85,7%. Sở dĩ như vậy là vì các em đã hiểu sai về công việc
của nhà tham vấn. Đa số các em cho rằng, nhà tham vấn “đưa ra lời khuyên giúp
em giải quyết vấn đề” nên các em nghĩ nguyên nhân thúc đẩy các em tìm đến các
dịch vụ tham vấn đó chính là nhận được những lời khun bổ ích. Đây cũng là điều
dễ hiểu vì dịch vụ tham vấn đối với nước ta nói chung cịn mới và càng mới hơn
với những học sinh sống ở ngoại thành Hà Nội, nơi ít được tiếp xúc với các nguồn
thơng tin mang tính cập nhật, thời sự.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu 3 mặt nhận thức, thái độ và ý định hành động
về nhu cầu được tham vấn ở học sinh THPT Dân lập Ngô Tất Tố, chúng tôi nhận
thấy các em có nhu cầu được tham vấn, đặc biệt là mở phòng tham vấn học đường
tại trường là rất cao để giải quyết khó khăn trong học tập, lựa chọn nghề nghiệp.
Bởi vì các em khơng thể tự mình vượt qua hay tìm đến thầy cơ giáo, gia đình và
bạn bè khơng thể giúp các em vượt qua khó khăn một cách có hiệu quả.

3.

Kết luận

Nhìn chung những học sinh được nghiên cứu có nhu cầu được tham vấn về
học tập và lựa chọn nghề ở mức độ rất cao, nhu cầu này thể hiện ở cả ba mặt: nhận
thức, thái độ và ý định hành động. Tuy nhiên, các em chưa thực sự nhận thức đúng

về các dịch vụ tham vấn, vai trò của nhà tham vấn đối với việc trợ giúp. Điều này do
rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là các em chưa quen
với dịch vụ này nên còn ngần ngại. Cách giải quyết khó khăn của học sinh trường
THPTDL Ngơ Tất Tố trong lĩnh vực học tập và lựa chọn nghề chủ yếu vẫn là "trao
đổi, lắng nghe ý kiến của bạn thân". Từ thực trạng nhu cầu được tham vấn của học
sinh và nguyên nhân của thực trạng nhu cầu được tham vấn, Ban Giám hiệu nhà
trường, giáo viên và học sinh đều có nguyện vọng có phịng tham vấn học đường tại
trường để trợ giúp cho học sinh.
Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân của nhu cầu được tham vấn ở học sinh
trường THPT dân lập Ngô Tất Tố chúng tôi đề xuất một số biện pháp với phía
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội như: Cần phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh
vực tham vấn tâm lý để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tham vấn học đường cho
lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn ở các trường phổ thông để họ
có thể giúp học sinh một cách thiết thực hơn. Ban Giám hiệu nhà trường cần tuyển
chọn GV giỏi; thành lập các câu lạc bộ học tập... để có thể trợ giúp cho các em học
sinh nhất là những em học yếu. Các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chức
103


Phạm Văn Tư

đồn, đội cần phát huy tốt vai trị của mình nhằm hỗ trợ cho học sinh giúp họ đáp
ứng nhu cầu được tham vấn trong lĩnh vực học tập, lựa chọn nghề và các lĩnh vực
khác góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Minh Đức, 2003. Tham vấn và tư vấn - thuật ngữ và cách tiếp
cận. Hội thảo Tâm lý học, kỷ yếu hội thảo Tâm lý học.
[2] Trần Thị Minh Đức, 2003. Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ lý thuyết
đến thực tế. Tạp chí Tâm lý học, số 2/2003.
[3] Đỗ Thị Lệ Hằng, 2009. Vài nét về thực trạng tham vấn hướng nghiệp tại

Việt Nam. Tạp chí Tâm lý học, số 5/2009.
[4] Bùi Thị Xuân Mai, 2003. Bàn về thuật ngữ: tư vấn, tham vấn và cố vấn.
Tạp chí Tâm lý học, số 4/2003.
[5] Đặng Thanh Nga, 2009. Vai trò của tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo
dục, cảm hoá phạm nhân là người chưa thành niên. Tạp chí Tâm lý học, số 2/2009.
[6] Nguyễn Quang Uẩn, 2000. Trẻ em lang thang và nhu cầu tâm lí của các
em. Tạp chí Tâm lý học, số 4/2000.
ABSTRACT
High school students’ needs of consultant
All High School students belong to new grown Adolescence and Youth. This
is the best period in the life of each person but has many complex characteristics.
In this period, learning activities and career selection are extremely important but
students always have many difficulties and challenging problems. Such is the reason
why students need to have much more than demand regarding counselling. Through
showing reality about the counselling needs and reasons why the students have
not found out about counselling services. Therefore, we propose some solutions to
respond the need to be counseled of High School students about learning and career
selection.

104



×