THƯ
VIỆN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________
LẠI THẾ LUYỆN
BIỂU HIỆN STRESS TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan
luận văn này
là cơng trình nghiên cứu của chính tơi
- Lại Thế Luyện
LỜI CẢM ƠN
Hồn tất luận văn này, chúng tơi chân thành cảm ơn :
Các thầy cô đã giảng dạy
lớp cao học Tâm lý học khoá 15 (2004 – 2007)
tại Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Cảm ơn các cán bộ cơng tác tại
Phịng Khoa học –Cơng Nghệ –Sau Đại học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Em cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà,
Cơ đã tận tình hướng dẫn và
truyền cho em niềm say mê để hoàn thành luận văn này!
Cảm ơn các đồng nghiệp
và các em sinh viên
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu và nghiên cứu phỏng vấn .
- Lại Thế Luyện
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Stress dường như là một phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc
sống của mỗi người. Nói chung, stress xuất hiện ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh
sống của con người: stress trong gia đình, stress nơi cơng xưởng, stress giữa
đường phố, stress trong giao tiếp, stress vì cơng việc...
Stress nói chung là trạng thái căng thẳng về tâm lý. Stress xuất hiện ở
con người nói chung và trong cuộc sống, trong hoạt động học tập của sinh
viên nói riêng, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến hiệu quả hoạt
động học tập của họ. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về những
biểu hiện stress của đối tượng sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật tại Việt
Nam. Cho nên, việc nghiên cứu thực trạng biểu hiện, những nguyên nhân
gây stress và mức độ stress của sinh viên, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa
và giảm bớt những tác hại của nó là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Với tính cấp thiết đó, chúng tơi chọn đề tài “Biểu hiện stress của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”. Việc nghiên
cứu đề tài khơng chỉ có ý nghĩa giúp các giảng viên có cơ sở tiến hành hoạt
động giảng dạy của mình sao cho sinh viên của trường có thể học tập đạt
hiệu quả cao mà còn phục vụ cho hoạt động của sinh viên trong thời gian
học tập tại trường, giúp sinh viên biết cách tự tổ chức hoạt động lao động,
học tập, tổ chức cuộc sống như thế nào để giảm thiểu được những tác hại
của stress trong thực tiễn công việc sau này khi họ đã ra trường. Đây là một
nhu cầu cấp bách đặt ra tại trường hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biểu hiện của stress trong cuộc sống và trong hoạt
động học tập của sinh viên. Trên cơ sở đó, giúp họ điều chỉnh cách học tập,
cách tổ chức cuộc sống của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, đồng
thời nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân họ.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress của lứa tuổi sinh viên.
3.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện stress ở sinh viên, xác định những
yếu tố gây ra stress ở sinh viên, khảo sát mối tương quan giữa nhận thức và
stress.
3.3. Đề ra phương hướng giải toả và cách thức ngăn ngừa stress ở lứa
tuổi sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các biểu hiện stress thường gặp ở sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: 500 sinh viên hệ đại học chính quy tập trung
thuộc các khoa: Cơng nghệ thơng tin, Cơng nghệ May – Thời trang, Cơ khí
Động lực, Cơ khí Chế tạo máy, Xây dựng, Điện và Điện tử của trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu những biểu hiện stress, nguyên nhân gây stress,
mức độ stress, các biện pháp ứng phó với stress ở lứa tuổi sinh viên.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6.1. Stress ở sinh viên có nhiều biểu hiện và nguyên nhân khác nhau.
Có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể.
6.2. Các yếu tố: địa bàn sinh sống, hồn cảnh kinh tế gia đình, lối sống,
chế độ dinh dưỡng …có ảnh hưởng đến mức độ stress ở sinh viên.
6.3. Khơng có sự khác biệt về yếu tố gây stress và biện pháp ứng phó
với stress giữa các nhóm khác nhau.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích và tổng hợp các tài tiệu liên quan đến đề tài tâm lý lứa tuổi sinh
viên, đặc biệt những tài liệu liên quan đến stress ở lứa tuổi sinh viên.
7.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn một số giảng viên trong trường về những biểu hiện stress ở
sinh viên.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò:
Phiếu thăm dò sẽ bao gồm các câu hỏi được soạn thảo dựa trên những
nhiệm vụ nghiên cứu đã được chi tiết hoá.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong
nghiên cứu. Chúng tôi dùng phần mềm SPSS for Window 15.0 để xử lý số
liệu.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tơi có
thêm những hình ảnh sống động về sinh viên khi đối diện với stress. Đặc
biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý và những ảnh hưởng của stress đến chất
lượng cuộc sống, cũng như hiểu thêm về cách ứng phó của họ khi bị stress.
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
8.1.Về lý luận:
Khái quát và hệ thống hoá cơ sở lý luận tâm lý học về stress nói
chung và tâm lý học về stress lứa tuổi sinh viên nói riêng.
8.2. Về thực tiễn:
- Luận văn chỉ ra những biểu hiện về mặt tâm lý khi bị stress, nguyên
nhân gây stress, mức độ stress, biện pháp ứng phó với stress, mối tương
quan giữa nhận thức và stress ở sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp giảm stress cho sinh viên trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong học tập, giảng dạy và
cuộc sống của sinh viên Sư phạm kỹ thuật.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Stress là một phần không thể tránh được trong cuộc sống. Dù chúng
ta có ý thức về stress hay khơng, thì stress vẫn cứ tồn tại trong cuộc sống
của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về stress dưới lăng
kính khoa học chỉ thực sự bắt đầu vào nửa đầu thế kỷ XX.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Vào năm 1920, Walter Cannon - nhà sinh lý học đầu tiên đã mô tả
một cách khoa học về cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểm
nguy đến từ bên ngoài. Cannon gọi đáp ứng kép (dual – stress response)
này với stress là hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy ("fight or flight"). Hans
Selye, một nhà nội tiết học người Canada đã nối tiếp những nghiên cứu của
Walter Cannon. Với Selye, stress được quan niệm như một trạng thái bên
trong cơ thể.
Năm 1984, nhóm các nhà khoa học tại Đại học tổng hợp Los
Angeles, bang California đã khám phá ra vai trò của các peptids dạng opi
trong sự thiếu hụt miễn dịch liên quan đến stress, nhất là đối với các tế bào
tiêu diệt tự nhiên.
Plaut và Friedman (1981) đã chứng minh stress làm tăng nguy cơ
tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng và bệnh tự miễn ở
người. Irwin và Livnat (1987) cho thấy có vơ số tác nhân gây stress đã làm
giảm sự tuần hoàn của tế bào T. Tiếp đó, Sklar và Anisman (1987) cho rằng
những thay đổi đột ngột trong việc tiếp xúc với bầy đàn đã làm tăng sự phát
triển của khối u trong thực nghiệm chuột nhắt; các quan sát phản ứng với
stress ở người nói chung cũng xác nhận những kết quả tương tự.
Ở Vương quốc Anh, vào những năm 1990, tính trung bình có
khoảng 15 – 20% cơng nhân bị stress đến mức ngã bệnh và phải nghỉ việc
trong các nhà máy. Điều này đã khơi dậy mối quan tâm của giới nghiên cứu
nhằm làm giảm thiểu stress trong công việc, đặc biệt là trong những ngành
sản xuất. Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu ở các nước khác thuộc châu Âu
và cả ở Australia cũng bắt tay vào các nghiên cứu về đề tài này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Tâm lý học nghiên cứu về stress tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn
đang trong thời kỳ phôi thai. Người đầu tiên nghiên cứu stress dưới góc độ
sinh lý học và y học là nhà khoa học Tô Như Kh. Những cơng trình của
ơng trong thời chiến tranh (1967-1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển
dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội.
Sau ông, nhiều tác giả có uy tín trong nước, vào những năm gần
đây đã tiếp nối các nghiên cứu trên, bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết về
stress: Nguyễn Khắc Viện, Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Cơng Khanh. Các
tác phẩm, cơng trình nghiên cứu của các tác giả này mang giá trị khoa học
cao, gắn liền với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của họ.
Hiện nay, ngồi những nghiên cứu chính thức, tại Việt Nam, đã có vài
chục tác phẩm, nhiều bài viết hoặc bài dịch từ tài liệu của nước ngoài, đăng rải
rác trên các báo và tạp chí trong nước, hoặc phổ biến trên các website... giúp
ích cho người dân hiểu biết và phòng chống stress. Riêng về stress ở lứa tuổi
sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật, thì đây vẫn đang
cịn là vấn đề mở ngỏ trong việc nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam hiện
nay.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Nghiên cứu về stress dưới góc độ tâm lý học:
1.2.1.1. Bản chất của stress:
Dưới góc độ của tâm lý học, có thể hiểu stress là trạng thái căng
thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động
cũng như trong cuộc sống.
Theo Từ Điển Tâm Lý của Nguyễn Khắc Viện, “Stress có hai
nghĩa. Thứ nhất, stress là một mối kích động đánh mạnh vào con người. Và
nghĩa thứ hai là, phản ứng sinh lý và tâm lý của người ấy”. Tác giả Nguyễn
Khắc Viện dịch thuật ngữ stress có nghĩa là “kích - ứng”. Một kích động có
thể là tác nhân vật lý, hố chất, một vi khuẩn, hoặc một tác nhân tâm lý xã
hội; nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất địi hỏi con người huy
động tiềm năng thích ứng.”
Theo chúng tôi, stress được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một
kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo. Stress là quá trình tương tác
giữa khả năng đáp ứng của một cá nhân với những đòi hỏi được đặt ra cho
cá nhân đó trong mơi trường của họ. Q trình tương tác đó có thể dẫn đến
những hậu quả có thể xấu hoặc tốt về nhiều mặt, tùy theo các yếu tố điều
tiết của cá nhân.
Chúng tôi định nghĩa, stress ở lứa tuổi sinh viên là những căng
thẳng về mặt tâm lý mà người sinh viên gặp phải trong hoạt động học tập
nói riêng và trong cuộc sống của họ nói chung. Những căng thẳng tâm lý
này thể hiện ra bên ngoài thành những biểu hiện cụ thể trên các mặt: cơ thể,
thần kinh và cảm xúc của sinh viên.
1.2.1.2. Các biểu hiện của stress:
Các biểu hiện về mặt cơ thể :
Khi bị stress, cơ thể có nhiều biểu hiện: tăng nhịp thở, nhịp tim, cơ
thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tăng huyết áp; ảnh hưởng đến tính miễn nhiễm
của cơ thể, khiến chúng ta dễ sinh bệnh, bị cảm, nhức đầu hoặc đau bao tử.
các triệu chứng: nhức đầu, đau lưng, nổi mụn trên da, khó tiêu, mệt mỏi
kinh niên, …Stress làm rối loạn các quá trình trao đổi chất, làm thay đổi các
q trình sinh hố, dẫn đến các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, vi trùng,
virus) có nhiều cơ hội thâm nhập gây bệnh hay truyền bệnh.
Stress ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách, có thể làm tăng nguy
cơ bị các bệnh tật cơ thể, cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh,
hoặc cũng có thể làm cho khả năng hồi phục cơ thể thoát khỏi bệnh tật
chậm hơn so với khi bình thường. Stress cũng có thể làm giảm khả năng
đương đầu với stress trong tương lai.
Ngồi ra, stress cịn có thể biến chứng thành suy nhược, và nếu
không được chữa trị, sẽ trở thành một căn bệnh trầm kha kéo dài suốt đời.
Các biểu hiện về mặt tâm lý :
- Về mặt nhận thức: Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu
thơng tin chậm, nhìn nghe khơng rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các
cảm giác. Rối loạn cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn
sự phối hợp các động tác. Giảm rõ tư duy phê phán, phân bố chú ý không
đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác. Khi bị stress càng nặng,
hiệu năng nhận thức và tư duy linh hoạt càng giảm. Stress có thể dẫn đến các
rối loạn thần kinh (psychosomatic disorders), chẳng hạn: không làm chủ
được cảm xúc của bản thân, khơng thể học tập có kết quả như bình
thường,…
- Về mặt cảm xúc: khi bị stress, stress làm cho người ta cảm thấy
mình tách hẳn các sự việc chung quanh, bất cần; khó chịu, nóng nảy, mất
kiên nhẫn và bứt rứt, không thể nào thư giãn; cảm thấy bị áp đảo, mọi thứ
dường như trở nên khó khăn hơn; đơi khi khóc mà khơng có ngun nhân;
dễ bị tức giận hay tổn thương, quá nhạy cảm đối với những gì người ta nói
ra; cảm thấy khơng an toàn và chỉ muốn ở những nơi quen thuộc với các
công việc thường nhật; dễ xúc động hay lo lắng thái quá.
- Về mặt hành vi: những người bị stress thường thay đổi cung cách
ứng xử: tính khí hay thay đổi và có những hành động phi lý đến mức khó
tin. Họ ứng xử như đang bị ám ảnh bởi một điều gì đó; cung cách ứng xử
thái q và vô độ: dễ gây gổ, luôn cảm thấy người khác đáng trách; không
cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng; cứ phải nói về chuyện
đó liên tục...
1.2.1.3. Các nguyên nhân gây stress:
Các nguyên nhân từ môi trường xã hội
Cuộc sống càng phức tạp, con người càng phải chịu đựng nhiều
stress. Những sự kiện hàng ngày trong cuộc sống luôn thay đổi quá nhiều,
quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ra stress. Các sự kiện có khuynh hướng
trở thành stress thường là những sự kiện diễn ra ngoài dự đốn, có tính chất
nghiêm trọng, khơng né tránh được, đặc biệt là những sự kiện mà chúng ta
không quen gặp lâu nay.
Các ngun nhân của gia đình:
Stress có thể nảy sinh từ công việc làm ăn của bố mẹ, từ các diễn
biến trong lớp học ảnh hưởng đến con cái khi trở về nhà và từ các biến cố
xã hội gây ra stress, để rồi kết thúc tại mỗi gia đình.
Các nguyên nhân liên quan đến nghề nghiệp:
Khi chúng ta bắt đầu những việc làm mới mẻ, bị sa thải hoặc bị
đình chỉ cơng việc, thì đây đều có thể là những nguyên nhân gây stress.
Theo các thống kê thì những người thất nghiệp có nhiều triệu chứng stress
hơn so với những người có việc làm.
Các nguyên nhân từ bản thân:
Cách suy nghĩ tiêu cực cũng là một nguyên nhân góp phần gây ra
stress. Cách suy nghĩ tiêu cực không chỉ là những suy nghĩ khơng có lợi cho
mình mà cịn khơng có lợi cho người khác. Stress chính là một hậu quả
điển hình của những suy nghĩ tiêu cực.
Các nguyên nhân do toàn cầu hoá:
Nhà tương lai học Alvin Toffler đưa ra hai tác nhân gây stress thời
hiện đại bao hàm những biến động xã hội mạnh mẽ, mau lẹ và liên tục.
Những thay đổi đột ngột về kỹ thuật ảnh hưởng đến phương cách con người
lao động, học tập và sử dụng thời gian.
Các nguyên nhân khác:
Những sự kiện mang tính tai họa như động đất hoặc những tai nạn
lớn, những vấn đề như ơ nhiễm mơi trường, tội phạm, tình trạng vơ gia cư,
cũng là những nguyên nhân quan trọng gây ra stress.
1.2.1.4. Cách ứng phó với stress:
Stress tự nó khơng phải là xấu. Nó chỉ xấu khi người ta chọn lựa cách
ứng phó khơng tốt. Khi chúng ta có cách ứng phó tốt, stress lại trở thành
nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển.
Ứng phó sơ cấp:
Tập trung vào vấn đề nhằm xử lý trực tiếp tác nhân gây stress. Cách
ứng phó này hữu ích trong việc xử lý các tác nhân gây stress có thể kiểm
sốt được.
Ứng phó thứ cấp:
Đây là chiến lược ứng phó nhắm vào cảm xúc. Khác với ứng phó sơ
cấp, ở đây, chúng ta khơng tìm kiếm cách làm thay đổi tình huống gây stress
từ bên ngồi, mà thay vào đó, chúng ta cố gắng làm thay đổi những tình cảm
và ý nghĩ của mình về stress. Cách ứng phó này nhằm tự bảo vệ mình nhiều
hơn là giải quyết vấn đề.
Ứng phó phịng ngừa:
Đơi khi, chúng ta còn phải biết xử lý stress trước khi nó thực sự diễn
ra. Ứng phó phịng ngừa có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để đón nhận sự
kiện thực sự khi nó xảy ra.
1.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN:
1.2.2.1. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi sinh viên:
Hoạt động học tập:
Hoạt động học tập ở trường đại học không mang tính phổ thơng mà
mang tính chất chun ngành, phạm vi hẹp hơn, chuyên sâu hơn, nhằm đào
tạo những chuyên gia, những trí thức cho đất nước.
Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Do tính chất của đào tạo đại học, song song với hoạt động học tập,
ở bậc đại học xuất hiện một hoạt động rất đặc trưng, đó là hoạt động nghiên
cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học đang dần dần chiếm vị trí
ngày càng quan trọng.
Hoạt động học nghề:
Sinh viên cần thiết phải lĩnh hội tri thức của các chuyên ngành khoa
học, đồng thời phải nắm được nguyên tắc, cách thức, chuẩn mực nghề
nghiệp để làm một chuyên gia sau này.
Các hoạt động khác:
Một số ít sinh viên phải đi làm thêm. Việc tiếp xúc với thực tế sẽ
đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên. Điều quan trọng là phải
biết cân bằng giữa việc học và việc làm.
1.2.2.2. Sự phát triển thể chất của lứa tuổi sinh viên:
Ở lứa tuổi sinh viên, sự phát triển thể chất đạt đến mức hoàn thiện.
Trọng lượng của não ở lứa tuổi này đạt mức tối đa. Với sự phát triển của hệ
thần kinh, sinh viên có thể tích lũy 2/3 khối lượng tri thức của cuộc đời
trong khoảng thời gian 6 -7 năm ngồi trên ghế nhà trường đại học.
1.2.2.3. Sự phát triển nhận thức, trí tuệ của lứa tuổi sinh viên:
Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là sự căng
thẳng về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy, như: so sánh, phân
tích, tổng hợp, trừu tượng hố, khái qt hoá. Hoạt động nhận thức của họ
vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt
động nghề nghiệp tương lai.
1.2.2.4. Sự phát triển về mặt xã hội của lứa tuổi sinh viên:
Sinh viên là những công dân thực thụ của đất nước, với đầy đủ
quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Bên cạnh nhiều ưu điểm, sinh viên
cũng là lứa tuổi còn nhiều đặc điểm hạn chế, do thiếu kinh nghiệm, chưa
từng trải, nên bên cạnh những đặc tính có xu hướng tích cực, táo bạo, dám
nghĩ dám làm, dũng cảm hăng say,… thì cũng cịn những biểu hiện của tính
bồng bột, chủ quan, dễ hoang mang dao động, sự nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận
thơng tin ít chọn lọc, tạo nên yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.
1.2.2.5. Sự phát triển về mặt xúc cảm, tình cảm của lứa tuổi sinh viên:
Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại
tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.
Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở lứa tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất
đặc trưng.
1.2.3. Stress ở lứa tuổi sinh viên:
1.2.3.1. Những biểu hiện của stress ở lứa tuổi sinh viên:
Những biểu hiện về mặt cơ thể :
Khi bị stress, những dấu hiệu ban đầu có thể thấy ở sinh viên là:
nhức đầu, buồn ngủ, chán ăn, ln cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác như
mình là người ln bị ốm đau. Ngồi ra, có thể kể đến những dấu hiệu khác
về mặt thể chất của sinh viên khi bị stress, như: tức ngực, căng thẳng ở cơ
bắp, hoa mắt, chóng mặt, chống váng và những vấn đề về tiêu hoá.
Những biểu hiện về mặt thần kinh:
Khi bị stress, sinh viên cịn có biểu hiện hay qn và suy nhược.
Ngồi ra, sinh viên ln cảm thấy căng thẳng, không thể nào thư giãn được.
Sinh viên tỏ ra rất khó tập trung trong giờ học.
Những biểu hiện về mặt cảm xúc - ứng xử:
Đó có thể là cảm giác buồn bã, thất bại, sự tức giận, bực bội, hốt
hoảng, khơng có khả năng tập trung vào những điều người khác nói, hay
ngờ vực người khác, gặp khó khăn trong việc phải đưa ra một quyết định
nào đó. Một số sinh viên cịn có những biểu hiện: uống rượu nhiều, hút
thuốc nhiều.
1.2.3.2. Những nguyên nhân gây stress ở lứa tuổi sinh viên:
Những nguyên nhân từ bản thân:
Phần lớn sinh viên phải chuyển tới sống ở những nơi cách xa gia
đình, bạn bè và q hương. Do đó, họ bị mất đi sự thân quen, sợ hãi những
điều không biết, bối rối khi làm quen với những con người và nơi chốn mới
lạ
Những nguyên nhân từ hoạt động học tập:
Nhiều tân sinh viên dễ bị sốc với sự thay đổi đột ngột về yêu cầu
học tập và phương pháp học tập ở bậc đại học. Nhiều sinh viên còn chưa
biết xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập hợp lý.
Những nguyên nhân từ thi cử – điểm số – kết quả học tập:
Các đợt thi kiểm tra có thể là những tác nhân gây stress đối với
nhiều sinh viên.
Những nguyên nhân từ gia đình:
Áp lực học tập từ phía gia đình cũng là một trong những tác nhân
góp phần gây stress ở lứa tuổi sinh viên. Các bậc cha mẹ thường đặt kỳ
vọng rất cao vào con cái.
Những nguyên nhân từ các quan hệ xã hội – tình cảm:
Các mối quan hệ xã hội, tình bạn, tình yêu cũng là nguyên nhân tạo
nên stress ở sinh viên. Với bạn bè, đôi khi, sinh viên không thể tránh khỏi
những xung đột, hiểu lầm. Trong tình yêu, sinh viên cũng khó tránh khỏi có
những lúc giận hờn, cãi vã, gây nên căng thẳng.
Những nguyên nhân khác từ xã hội – cuộc sống – định hướng
tương lai:
Cuộc sống xa nhà với nhiều vất vả, lo toan là một trong những
nguyên nhân góp phần gây stress ở sinh viên.
1.2.3.3. Những ảnh hưởng của stress ở lứa tuổi sinh viên:
Ảnh hưởng đến sức khỏe :
Khi bị stress, sinh viên thường có những biểu hiện: nhức đầu, đau
cổ, đau lưng, tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác chống
váng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, rất mệt mỏi.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập:
Stress càng nặng, hiệu năng nhận thức và tư duy linh hoạt càng giảm.
Kết quả học tập ngày càng sa sút.
Ảnh hưởng đến đời sống tâm lý:
- Ảnh hưởng đến nhận thức:
Theo J.Lazarus, stress làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về
tinh thần, khơng có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú
ý, đầu óc trống rỗng... là những triệu chứng thường xuất hiện. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, khi bị căng thẳng lúc làm việc, các thơng số tâm lý
như trí nhớ, tư duy và chú ý đều giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, họ làm
việc thường mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc rất thấp.
Sinh viên khi bị stress thường có những ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn
như: “Tơi khơng thể làm được điều này”, “Mình là kẻ kém cỏi”, “Mình
ln gặp thất bại”,… và khơng có khả năng thốt ra khỏi những ý nghĩ tiêu
cực này.
- Ảnh hưởng đến cảm xúc:
Khi bị stress lâu ngày, một số bệnh tâm lý sẽ gia tăng như sợ hãi, tình
cảm bất ổn, khủng hoảng... những phản ứng sinh lý biểu hiện chứng lo âu
như run sợ, đau nhức có mức độ rất trầm trọng đến nỗi bị lẫn lộn với các
chứng trạng của bệnh tim đang phát tác. Ngoài ra, họ thường đột nhiên lo
buồn, cáu gắt, giận dữ... và đủ các loại cảm xúc tiêu cực.
- Ảnh hưởng đến hành vi:
Theo nghiên cứu của Trevor Butlin (2006), khi bị stress, sinh viên
có khuynh hướng thích sử dụng nhiều thức uống có cồn, ln muốn thu
mình vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi người. Nhiều sinh viên tỏ ra thiếu
kiên nhẫn, thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất dễ có những hành vi
gây gổ với bạn bè. Thậm chí, những người bị stress q nặng cịn có thể dẫn
đến những hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho
bản thân và xã hội.
1.2.3.4. Cách ứng phó với stress ở lứa tuổi sinh viên:
Các biện pháp điều chỉnh nhận thức của bản thân:
Cách ứng phó tốt nhất với stress là hãy chấp nhận stress như là sự
thách thức, qua đó thử nghiệm, rèn luyện bản lĩnh của cá nhân.
Các biện pháp điều chỉnh lối sống và hoạt động của bản thân:
Cách ứng phó tốt nhất với thi cử, đó là: thay vì lo lắng, sinh viên
hãy chuẩn bị thật kỹ cho kỳ thi của mình. Cố gắng cải thiện mơi trường
sống, tạo cho mình một góc học tập tương đối tốt. Sắp xếp kế hoạch học tập
một cách khoa học, chu đáo, thời gian phù hợp. Không nên học trong một
thời gian kéo dài liên tục, nên dành thời gian nghỉ ngơi. Tốt nhất là nên có
sự xen kẽ giữa thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc: mỗi
khi cảm thấy mệt mỏi, giấc ngủ sẽ giúp sinh viên tìm lại được sự cân bằng.
Thư giãn được xem là một trong những biện pháp thường được sinh
viên dùng nhất và rất có hiệu quả trong việc giải toả stress. Theo Nguyễn
Cơng Khanh, thư giãn làm giảm chuyển hố cơ bản, tiết kiệm năng lượng,
khiến máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức
chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngồi giúp tinh thần hết căng
thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác.
Rèn luyện thể chất cũng là một cách để ứng phó với stress.
Nhóm biện pháp tìm về gia đình:
Gia đình là chỗ dựa tinh thần, tình cảm của mỗi người. Nhiều sinh
viên đã chọn biện pháp tìm về gia đình như một chỗ dựa, một nơi an tồn,
bình n mà họ có thể thốt khỏi những căng thẳng mà họ gặp phải trong
học tập và trong cuộc sống.
Nhóm biện pháp tham gia các hoạt động xã hội:
Đối với sinh viên, việc tham gia các hoạt động xã hội phong phú vừa là
để hoàn thiện nhân cách cho bản thân, vừa là một biện pháp để giảm stress.
Các hoạt động xã hội phù hợp là: những chuyến đi thăm các “Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng”, tham gia chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”; ngồi ra,
sinh viên cịn có thể tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và
các hoạt động phong phú khác nhau do Đồn trường và Hội sinh viên tổ
chức.
Nhóm các biện pháp khác:
Khi bị stress quá nặng, một số người chọn lựa ứng phó bằng con
đường nghiện ngập. Mối nguy hại do nô lệ rượu, chất gây nghiện... cũng
theo đó gia tăng, gây ra những tai hại cho sức khỏe cá nhân và vô số rắc rối
trong quan hệ với người thân và xã hội.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu về bản chất của stress dưới góc độ tâm lý học. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của stress trên các mặt: cơ thể và
tâm lý.
- Nghiên cứu các nguyên nhân gây stress ở con người nói chung và
ở sinh viên nói riêng.
- Nghiên cứu các biện pháp để giải toả stress.
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Đề tài nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của stress trong sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trên các mặt: mặt cơ thể, mặt
thần kinh và mặt cảm xúc – ứng xử.
- Nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây stress ở sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
- Nghiên cứu các biện pháp mà sinh viên trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP.HCM thường sử dụng để giải toả stress trong học tập và trong
cuộc sống của họ.
2.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Nghiên cứu lý luận:
- Đọc các tài liệu trong và ngoài nước viết về stress và lứa tuổi sinh
viên, nhằm xác định vấn đề cần nghiên cứu với những mục tiêu cụ thể và
đặt ra giả thuyết nghiên cứu.
- Xây dựng các khái niệm công cụ và lựa chọn các phương pháp
nghiên cứu, cũng như xác định khách thể nghiên cứu.
2.2.2. Khảo sát thăm dò:
- Lập hệ thống câu hỏi mở, thăm dò sơ bộ trên 20 sinh viên, nhằm
xác định các vấn đề:
+ Các nguyên nhân dẫn đến stress trong cuộc sống của sinh
viên nói chung và trong hoạt động học tập nói riêng.
+ Những biểu hiện thường xuất hiện khi sinh viên bị stress.
+ Những cách thức mà sinh viên thường dùng để ứng phó, giảm
bớt stress.
- Tổng hợp các ý kiến thu được qua các phiếu thăm dò sơ bộ, đối
chiếu với những vấn đề lý luận, để thiết lập hệ thống câu hỏi đóng trong
phiếu khảo sát.
2.2.3. Xây dựng phiếu khảo sát :
Xây dựng phiếu khảo sát, gồm những phần chính sau:
+ Các thơng tin về cá nhân khách thể (5 items): giới tính, sinh viên
năm nào, hộ khẩu, hồn cảnh kinh tế gia đình, chế độ dinh dưỡng trong ăn
uống.
+ Tìm hiểu mức độ stress.
+ Tìm hiểu các biểu hiện nhiều mặt khi bị stress (60 items).
+ Tìm hiểu các biện pháp mà sinh viên ứng phó với stress (58
items).
- Tham khảo ý kiến chuyên gia và 20 sinh viên về hệ thống câu hỏi
trong phiếu thăm dị. Sau đó, chúng tơi chỉnh lý và tiến hành đo thử, để xác
định độ tin cậy của thang đo.
2.2.4. Khảo sát thực trạng :
- Cách chọn mẫu:
Mẫu khách thể nghiên cứu gồm 500 sinh viên. Mẫu khách thể
nghiên cứu được chia là 4 nhóm sinh viên, tương ứng với năm học mà sinh
viên đang theo học tại trường, cụ thể là: 125 sinh viên năm thứ nhất, 125
sinh viên năm thứ hai, 125 sinh viên năm thứ ba và 125 sinh viên năm thứ
tư.
- Về khoa chuyên ngành:
Mẫu khách thể bao gồm sinh viên của các khoa chuyên ngành như
sau: (1) khoa Công nghệ Thông tin : 95 sinh viên, (2) khoa Công nghệ May
– Thời trang : 31 sinh viên, (3) khoa Cơ khí Động lực : 54 sinh viên, (4)
khoa Cơ khí Chế tạo máy: 122 sinh viên, (5) khoa Xây dựng và Cơ học ứng
dụng :40 sinh viên, (6) khoa Điện tử: 105 sinh viên, (7) khoa Điện :53 sinh
viên. Riêng các khoa còn lại của trường, như: khoa Khoa học cơ bản, khoa
Sư phạm kỹ thuật, khoa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là những
khoa phụ trách giảng dạy các mơn chung cho sinh viên tồn trường, nên
khơng quản lý sinh viên chuyên ngành.
- Về địa bàn:
Địa bàn sinh sống của sinh viên được chia làm 2 nhóm: nhóm sinh
viên sống tại TP. Hồ Chí Minh và nhóm sinh viên sống tại các tỉnh khác.
- Về hoàn cảnh kinh tế gia đình:
Điều kiện kinh tế gia đình dựa trên sự tự đánh giá của khách thể về
điều kiện cụ thể của gia đình mình. Cụ thể, điều kiện kinh tế gia đình được
chia làm 3 mức độ: khá giả, trung bình và khó khăn.
- Về chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng được đánh giá dựa trên việc sinh viên có quan
tâm ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ở chế độ cân bằng hay không, nhất là
việc dùng nguồn thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng hợp lý, và hạn chế dùng
các chất có chứa nhiều caffein, đường và chất béo.
Chế độ dinh dưỡng của sinh viên được xem xét dưới 4 mức độ quan
tâm : Rất thường xuyên, Thường xuyên, Thỉnh thoảng và Không quan tâm.
Thời gian nghiên cứu: 10/2006 – 05/2007.
2.3. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài stress, tâm lý lứa tuổi
sinh viên, đặc biệt những tài liệu liên quan đến stress ở lứa tuổi sinh viên. Bên
cạnh đó, do tính chất liên ngành của đề tài, chúng tơi cịn tham khảo thêm các
tài liệu có liên quan như: y học, sức khỏe, tâm lý học y học, tâm lý trị liệu, tâm
lý lâm sàng, tâm lý học đại cương, tâm lý học lứa tuổi...
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này được dùng kèm chung phiếu thăm dò [phụ lục 1,2
và 3] để xác định rõ ý kiến nhận định của một số giảng viên trong trường về
những biểu hiện stress ở sinh viên.
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dị:
Nội dung điều tra, chúng tơi đã mơ tả ở phần các bước thăm dị ở
trên. Kết quả thu được qua hệ thống phiếu thăm dò với câu hỏi đóng.
Các bước tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò được thực hiện như
sau:
- Phát phiếu đến các khách thể đã được chọn lựa ngẫu nhiên sau
khi đã phân bố vùng khảo sát và hướng dẫn thêm cho khách thể về cách
thực hiện phiếu.
- Kiểm phiếu để phát hiện và loại những phiếu không hợp lệ.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS for Window Version.15 để xử
lý số liệu thu thập được qua điều tra trên diện rộng bằng phiếu thăm dò
cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy của phiếu thăm dị. Cụ thể:
- Tính các tần suất, tỉ lệ %, trị số sum, mean...
- Tính tương quan điểm số, tính thứ hạng.
- Kiểm nghiệm Chi-Square Test để so sánh giữa các nhóm.
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tơi có
thêm những hình ảnh sống động về sinh viên khi đối diện với stress. Đặc
biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress
đến chất lượng cuộc sống của họ, cũng như hiểu thêm về cách ứng phó của
họ khi bị stress.
Trong phạm vi đề tài, chúng tơi chỉ chọn phân tích 1 trường hợp.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH :
3.1.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu :
Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu được thể hiện qua bảng dưới
đây :
Bảng 1 : Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu
SV
năm
Phái
f
%
Nam
436
87,2
Nữ
Tổng
64
500
12,8
100
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Năm
4
f
%
Địa
bàn
125
25,0
Tỉnh
125
25,0
125
25,0
125
25,0
500
100
f
432
TP.
HCM
68
500
%
Quan tâm
đến dinh
dưỡng
f
%
23
4,6
Rất thường
xun
8
1,6
Trung
bình
379
75,8
103
20,6
247
49,4
Khó
khăn
98
19,6
500
100
142
500
28,4
100
%
Kinh tế
gia
đình
f
86,4
Khá giả
13,6
100
Thường
xun
Thỉnh
thoảng
Khơng
quan tâm
3.1.2. Đánh giá chung về mức độ stress :
- Stress mức độ 1: rất căng thẳng ( 10,8 %)
- Stress mức độ 2: căng thẳng (49,8 %)
- Stress mức độ 3: ít căng thẳng ( 33,8 %)
- Stress mức độ 4: không căng thẳng ( 5,6 %)
Nhìn chung, mức độ stress có tỉ lệ cao nhất ở mức độ 2, nghĩa là các
khách thể tự đánh giá đời sống tâm lý của mình căng thẳng; kế đến là mức
độ 3 (ít căng thẳng). Chỉ có 5,6% sinh viên tự đánh giá mình ở mức độ 4
(không căng thẳng).
3.2. BIỂU HIỆN STRESS Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH:
Dựa trên kết quả sum và mean, chúng tơi có được thứ tự các biểu hiện
như sau:
- 10 biểu hiện có thứ bậc cao trong tồn thể 60 items là:
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Biể u
hiện
c8a12
c8a23
c8a24
c8a25
c8a26
c8a27
c8a28 c8a321 c8a326 c8a33
1. Khó tập trung chú ý (c8a24)
2. Khơng hài lịng về bản thân (c8a321)
3. Tiêu phí thời gian/trì hỗn cơng việc (c8a326)
4. Giảm trí nhớ (c8a25)
5. Ý nghĩ rời rạc, không liền mạch (c8a27)
6. Hiệu quả làm việc bị giảm sút (c8a23)
7. Cảm thấy uể oải khắp cơ thể (c8a12)
8. Ý tưởng, hình ảnh lộn xộn trong đầu (c8a28)
9. Dễ xảy ra sai sót trong cơng việc (c8a26)
10. Căng thẳng (c8a33)
- 10 biểu hiện có thứ bậc thấp nhất trong tồn thể 60 items là:
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Biểu hieän c8a14
c8a16
c8a17
c8a29
c8a319
c8a329
c8a333
c8a334
c8a335
c8a37
1. Hút thuốc nhiều (c8a335)
2. Uống rượu nhiều (c8a334)
3. Giao tiếp cộc cằn, thơ lỗ (c8a319)
4. Độc đốn, áp chế người khác (c8a329)
5. Khơng hồ hợp được với mọi người đang sống chung với mình
(c8a333)
6. Sợ hãi (c8a37)
7. Nhịp tim tăng nhanh (c8a17)
8. Nhịp thở tăng nhanh (c8a16)
9. Căng thẳng cơ bắp (c8a14)
10. Khơng thể tự phán đốn và đưa ra quyết định (c8a29)
3.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS Ở SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH:
Dựa vào trị số mean, tỉ lệ các mức độ stress và tổng số người đã
gặp những nguyên nhân gây stress, chúng tôi nhận thấy:
- 10 nguyên nhân gây stress nhiều nhất ở sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM:
3.8
3.7
3.6
3.5
3.4
3.3
3.2
3.1
NGUYÊN
NHÂN
c9a16
c9a25
c9a34
c9a310
c9a311
c9a41
c9a42
c9a44
c9a47
c9a48
1. Do mỗi kỳ thi phải học bài với cường độ cao (c9a41)
2. Do thời gian biểu lên lớp quá căng thẳng (c9a311)
3. Do kết quả học tập không như bản thân mong muốn (c9a47)
4. Do làm bài thi không được (c9a42)
5. Do lo lắng kết quả học tập kém (c9a48)
6. Do áp lực từ chuyện tiền nong, chi phí sinh hoạt (c9a25)
7. Do điểm thi học kỳ kém (c9a44)
8. Do chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp ( c9a34)
9. Do khơng bằng lịng với bản thân mình trong hiện tại (c9a16)
10. Do chưa biết sắp xếp thời gian biểu của bản thân một cách hợp
lý (c9a310).
Trên đây là 10 ngun nhân có thứ bậc cao trong tồn thể 55 items.
Nhìn chung, trong số 10 nguyên nhân gây stress nhiều nhất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nói trên, có đến 7 nguyên nhân
liên quan đến học tập và thi cử.
- 10 nguyên nhân ít gây stress nhất ở sinh viên trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM:
2.5
2
1.5
1
0.5
0
NGUYÊN c9a12
NHÂN
c9a13
c9a31
c9a53
c9a64
c9a65
c9a71
c9a75
c9a79
1. Do chơi thể thao q mức (c9a13)
2. Do gia đình đối xử khơng cơng bằng (c9a53)
3. Do xung đột với người khác (c9a65)
c9a710
4. Do khơng tìm được việc làm thêm (c9a75)
5. Do đi chơi nhiều quá (c9a12 )
6. Do học không phải ngành không đúng mơ ước (c9a71)
7. Do bị mất niềm tin vào cuộc sống (c9a710)
8. Do chưa thích nghi với cách học ở đại học (c9a31)
9. Do bị hiểu lầm, gặp rắc rối trong quan hệ với bạn bè (c9a64)
10. Do bế tắc trước thực tại cuộc sống (c9a79)
3.1.4. CÁCH SINH VIÊN ỨNG PHÓ VỚI STRESS:
Nhận xét chung: Dựa trên kết quả của trị số sum và mean, bảng
dưới đây, cho thấy thứ bậc các biện pháp sinh viên sử dụng để ứng phó với
stress:
- 10 biện pháp ứng phó được sinh viên sử dụng nhiều nhất :
3.3
3.2
3.1
3
2.9
2.8
2.7
2.6
2.5
BIỆN
PHÁP
ỨNG
PHÓ
c10a317 c10a110 c10a15
c10a17
c10a33
c10a16
c10a18
c10a11
c10a12
c10a41
1. Nghe nhạc (c10a317)
2. Tự nhủ mình sẽ cố gắng hơn (c10a110)
3. Tự rút kinh nghiệm sống cho bản thân (c10a15)
4. Nghĩ về một điều gì đó mà mình cảm thấy thích thú (c10a17)
5. Làm một việc gì đó mà mình thích (c10a33)
6. Tạo cho bản thân tâm lý thoải mái (c10a16)
7. Tạo cho bản thân những mục tiêu mới, những suy nghĩ mới
(c10a18)
8. Nhìn lại bản thân (c10a11)
9. Suy nghĩ về đời mình (c10a12)
10. Nghĩ về người thân (c10a41)
- 18 biện pháp ứng phó mà sinh viên ít sử dụng nhất:
1. Sử dụng thuốc an thần (c10a65)
2. Đi vũ trường (c10a67)
3. Gào khóc (c10a61)
4. Đập phá đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì (c10a64)
5. Chửi rủa (c10a63)
6. Tập yoga (c10a313)
7. Nhậu xỉn, ngủ mê mệt rồi quên (c10a69)
8. Hét to (c10a62)
9. Viết nhật ký (c10a320)
10. Chơi đàn (c10a15)
11. Tụ tập ăn chơi với bạn bè (c10168)
12. Tham gia chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” (c10a53)
13. Ngâm mình trong nước lạnh hoặc nước mát tuỳ ý (c10a23)
14. Tắm biển (c10a311)
15. Đi du lịch (c10a310)
16. Tham gia các phong trào do Đoàn trường và Hội sinh viên tổ
chức (c10a54)
17. Nấu ăn (c10a35)
18. Tham gia hoạt động xã hội (c10a55)
Nhìn chung, số sinh viên tham gia các hoạt động xã hội, các phong
trào do Đoàn trường và Hội sinh viên phát động còn rất thấp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Bước đầu đã tổng hợp được một số những nghiên cứu về
stress ở thanh niên sinh viên.
1.1.2. Hệ thống hố những nghiên cứu về stress dưới góc độ tâm
lý học: những biểu hiện về mặt tâm lý khi bị stress, nguyên nhân gây stress
và cách ứng phó với stress ở lứa tuổi sinh viên.
1.2. Thực tiễn:
1.2.1. Tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay, có khoảng 5,6% sinh viên tự đánh giá mình hồn tồn
khơng bị stress. Những sinh viên cịn lại chủ yếu bị stress ở mức độ 3 (ít
căng thẳng) và mức độ 2 (căng thẳng). Các mức độ stress này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố tâm lý có ảnh hưởng lớn; đặc
biệt là tâm lý lứa tuổi.
1.2.2. Trong số các nguyên nhân gây stress nhiều nhất cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nói trên, có đến 7 nguyên
nhân liên quan đến học tập và thi cử.
1.2.3. Các biểu hiện về stress nhiều nhất ở sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là những biểu hiện: căng thẳng, rất khó tập
trung chú ý, tiêu phí thời gian, trì hỗn cơng việc, dễ xảy ra sai sót, hiệu quả
học tập và làm việc bị giảm sút rõ rệt.
1.2.4. Các biện pháp ứng phó được lựa chọn nhiều nhất là những
biện pháp điều chỉnh nhận thức của bản thân. Nhìn chung, khi bị stress,
phần lớn sinh viên đều biết nhìn nhận lại bản thân, tự rút ra những kinh
nghiệm sống cho bản thân. Bên cạnh đó, sinh viên cịn biết đề ra cho bản
thân những mục tiêu mới, những suy nghĩ mới và tự nhủ mình sẽ cố gắng
nhiều hơn. Đây là những mặt tích cực rất đáng khích lệ.
2. CÁC KIẾN NGHỊ
2.1.
Đối với nhà trường:
2.1.1. Cần hạn chế bớt những ngày sinh viên phải đến lớp cả hai
buổi, thậm chí, cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật cũng phải đi học cả ngày.
2.1.2. Cần giảm bớt áp lực thi cử và đổi mới cách thức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng công bằng, khách quan
hơn.
2.2.
Đối với bản thân sinh viên:
2.2.1. Phần lớn nguyên nhân gây stress mang tính khách quan mà
cuộc sống mang đến khơng thể thay đổi. Nhưng mức độ stress có thể thay