Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ nam bộ 15 năm đầu thế kỷ xxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Thi

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ
15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Anh Thi

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ
15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI THANH TRUYỀN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, nội
dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố ở bất
cứ công trình nào.
Học viên

Nguyễn Anh Thi


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thanh
Truyền, người đã nhiệt tình hướng dẫn, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cũng như truyền
niềm đam mê nghiên cứu để tôi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/ Cô Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy Khóa 26 chuyên ngành Văn học
Việt Nam. Đồng gửi lời cảm ơn đến quý cán bộ Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều
kiện để tơi có thể hồn thành khóa học này.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln động viên và ủng
hộ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017
Học viên

Nguyễn Anh Thi


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH CHẤN THƢƠNG TRONG
VĂN HỌC VÀ TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
NAM BỘ 15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI .................................................14
1.1. Vấn đề chấn thương trong văn học ....................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm chấn thương và văn học chấn thương ........................................14
1.1.2. Các dạng thức chấn thương ..........................................................................16
1.1.3. Tự sự chấn thương .......................................................................................19
1.2. Tiểu thuyết nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI ................................................. 21
1.2.1. Sự hùng hậu về lực lượng sáng tác .................................................................... 21
1.2.2. Những cơ sở của bước ngoặt chuyển mình ....................................................... 22
1.3. Tính khả thủ của việc tiếp cận tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ
15 năm đầu thế kỷ XXI từ vấn đề chấn thương ................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................32
Chƣơng 2. VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ 15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH.......................................................33
2.1. Những con người bị chấn thương thể xác và tinh thần ........................................ 33
2.1.1. Lạc lõng ngay giữa gia đình và chốn đơng người ........................................34
2.1.2. Hoang hoải đi tìm cái tơi bản thể .................................................................44
2.2. Những con người bị vứt bỏ và tự vứt bỏ bản thân ............................................... 51
2.2.1. Sự chủ động thay đổi số phận bản thân ........................................................ 51
2.2.2. Sự xô đẩy ngang trái của cuộc sống gia đình và xã hội................................ 59
2.3. Những sợi dây vơ hình trói buộc cuộc đời con người ......................................... 65
2.3.1. Sự đổ vỡ niềm tin và những giá trị đạo đức truyền thống ........................... 65



2.3.2. Sự ràng buộc của các quy tắc, chuẩn mực về tư tưởng, thể chế xã hội .......71
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................76
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC
NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ 15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT .......................................77
3.1. Kết cấu trần thuật .................................................................................................... 77
3.1.1. Sự đứt gãy mạch truyện tương ứng với những thương tổn tinh thần của
nhân vật ........................................................................................................77
3.1.2. Không gian trần thuật – cõi tồn sinh những chấn thương tâm lý .................86
3.1.3. Thời gian trần thuật – biểu hiện của sự vụn vỡ ............................................89
3.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................... 92
3.2.1. Điểm nhìn nội quan hóa ...............................................................................93
3.2.2. Điểm nhìn dị biệt hóa .................................................................................102
3.3. Ngơn ngữ trần thuật ............................................................................................. 106
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại – biểu hiện của sự đổ vỡ ............................................107
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại – sự vang dội của chấn thương ..................................111
3.4. Giọng điệu trần thuật ........................................................................................... 114
3.4.1. Giọng da diết quan hồi .............................................................................115
3.4.2. Giọng xót xa thương cảm ...........................................................................118
3.4.3. Giọng giễu nhại, hoài nghi .........................................................................121
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................125
KẾT LUẬN ................................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................129
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tháng 12 năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề xướng cơng cuộc
đổi mới tồn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có đổi mới nền văn
nghệ. Từ đó, nền văn học Việt Nam đã được “cởi trói”, thốt khỏi một “giai đoạn văn
học minh họa” để tiến hành công cuộc đổi mới. Trên văn đàn lúc này, các tác phẩm thể
hiện rõ sự đổi mới cả về mặt nghệ thuật lẫn nội dung đã bắt đầu xuất hiện. Việc đổi
mới này là một thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà văn được sáng
tác theo hướng tự do, dân chủ và đầy cá tính sáng tạo. Song song với thể loại truyện
ngắn, tiểu thuyết với thế mạnh phản ánh được bức tranh xã hội rộng lớn về những vấn
đề của cuộc sống con người đã phát triển rất mạnh mẽ.
1.2. Nền văn học miền Nam, một mảnh ghép của nền văn học Việt Nam, với
những cây bút tài hoa mang đậm cá tính riêng: Vương Hồng Sển, Đồn Giỏi, Anh
Đức, Nguyễn Quang Sáng,… đã khẳng định một phong vị riêng của mình. Bên cạnh
những nhà văn nam tài hoa này, nền văn học ở Nam Bộ cũng xuất hiện những nhà văn
nữ sắc sảo, cá tính từ thời chiến tranh như Dạ Ngân, đến thời kì bao cấp và kinh tế thị
trường như Bích Ngân, Lý Lan, Nguyễn Lập Em… nối tiếp họ là thế hệ người viết trẻ
của thời cơng nghệ hóa như Nguyễn Ngọc Tư, Võ Diệu Thanh, Phan Hồn Nhiên, Thu
Trân… Những nhà văn nữ dù xuất phát điểm khác nhau về tuổi tác, kinh nghiệm, môi
trường sống… nhưng với sự tiếp nối thế hệ họ đã sáng tác nên những tác phẩm tuôn
trào những nhịp thở dồn dập của cuộc sống mới không mấy êm ả này. Việc cập nhật
và nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI là cách
để nhìn nhận và đánh giá tài năng cũng như những đóng góp của họ cho nền văn học
Nam Bộ nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung.
1.3. Trong những năm gần đây, vấn đề chấn thương trong văn học đang được các
nhà phê bình, nghiên cứu và các tiểu thuyết gia thực hiện cuộc khám phá nhằm soi
chiếu, bóc tách và cũng là để thấu hiểu và xoa dịu nỗi đau. Những tác phẩm văn học
được soi rọi dưới những góc nhìn khác nhau về các dạng thức chấn thương do chiến
tranh; do xê dịch mơi trường sống, văn hóa sống quen thuộc dẫn đến việc sốc văn hóa;



2

hay do quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?” để khám phá “bản thể” của
con người thời hiện đại… Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi vào nghiên cứu
và tập trung tìm hiểu đề tài: “Vấn đề chấn thƣơng trong tiểu thuyết của các nhà
văn nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề chấn thƣơng trong văn học ở
Việt Nam
Lý thuyết chấn thương ra đời vào khoảng thế kỷ XX với nhiều tên tuổi: S. Freud,
Cathy Caruth, Rogers, Leys, Herman, Camon, Shlomith Rimmon – Kenan,… Tuy
nhiên, trước khi Lý thuyết chấn thương ra đời, trong nền văn học Việt Nam đã xuất
hiện các tác phẩm mang hơi hướng của những nỗi đau được cất lên từ những tiếng
lòng của các khuê nữ (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều), của người chinh
phụ (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Cơn),… Song song với dịng văn học viết,
văn học dân gian cũng có những bài ca dao, dân ca vang vọng tiếng khóc thương cho
số phận bọt bèo của mình trong chùm thơ Than thân hay trong những bài vè tố cáo chế
độ phong kiến,… Thời gian trải dài qua các cuộc biến thiên của lịch sử, xã hội, nền
văn học Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với nhiều đề tài, nguồn cảm hứng đa dạng,
các nhà văn đã viết nên những trang sách hằn sâu những vết thương do nhiều nguyên
nhân. Những tiếng khóc, tiếng máu chảy đã được thể hiện trong hàng loạt các tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Những ngã tư và
những cột đèn (Trần Dần),… Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, đất nước đang trên đà
phát triển, những cơ chế hình thành nên chấn thương trong các tác phẩm văn học ngày
càng xuất hiện nhiều. Cho đến thời điểm này, vấn đề chấn thương đã được đề cập đến
trong văn học với những công nghiên cứu sau:
+ Trần Lê Hoa Tranh (2009), Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh
thần trong truyện ngắn Lỗ Tấn [215].
Bài viết này đã góp thêm một cái nhìn về nhân vật nữ trung tâm và những chấn
thương tinh thần trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Đó là những số phận phụ nữ phải chịu

cảnh đa đoan, không trọn vẹn, khơng một cuộc tình êm ả. Ẩn dưới những trang văn
xuôi giản dị, cô đúc và lạnh lùng, Lỗ Tấn đã phác thảo nên những chân dung con


3

người mang linh hồn dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ.
+ Nguyễn Thành Thi (2010), Tiếng nói của cái tơi bị chấn thương và tính khả
dụng của các yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết, Những lằn ranh văn học,
Nxb Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh [171].
Bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến phương diện thẩm mỹ của thể loại và xu
hướng tổng hợp thể loại trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn. Đồng thời,
qua đó tác giả cũng đề cập đến tiếng kêu khắc khoải của “cái tôi” bị chấn thương về
mặt tinh thần góp phần cung cấp thêm một cứ liệu về chấn thương – một vấn đề còn
cần nhiều nhà nghiên cứu góp sức để làm rõ.
+ Lê Văn Hiệp (2012), Đặc trưng mĩ học của văn học vết thương trong văn xi
Việt Nam thời kì đổi mới (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội [79].
Luận văn cung cấp những nét cơ bản nhất về diện mạo cũng như đặc trưng mỹ
học của văn học vết thương trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. Việc so sánh
với dòng văn học vết thương ở Trung Quốc đã làm nổi bật cả hai phương diện hình
thức nghệ thuật và nội dung. Đồng thời, luận văn này sẽ là nguồn tài liệu cho những
người nghiên cứu các vấn đề tổng thể và đầy đủ về văn học vết thương ở Việt Nam
gắn liền trong hệ thống nền văn học đương đại.
+ Lê Thanh Nga (2012), Chấn thương trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An
[124].
Bài viết bước đầu đã khái quát những biểu hiện của chấn thương trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp ở khu vực truyện ngắn. Trong công trình này, tác giả chủ yếu
xốy sâu vào dạng thức nhân vật người trí thức cùng những dư chấn của những đau

thương mà dân tộc ta đã trải qua. Đây là nguồn tài liệu cung cấp cách vận dụng lý
thuyết chấn thương vào việc phân tích tác phẩm cụ thể.
+ Trần Phượng Linh (2012), Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Việt Nam
giai đoạn 1986 – 1995: Nhìn từ hệ chủ đề và một số cảm hứng [110].
Thông qua 5 tiểu thuyết nổi bật giai đoạn 1986 – 1995 (Thời xa vắng – Lê Lựu,
Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Bến không chồng – Dương Hướng, Mảnh đất lắm


4

người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai), bài viết đi sâu
phân tích về các dạng thức nhân vật chấn thương ở thời kì này, nhìn từ hệ hình chủ đề
và một số cảm hứng chính.
+ Thái Thị Cẩm Thơ (2013), Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe
Claudel (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội [173].
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu tồn diện và sâu sắc về tiểu thuyết của
Philippe Claudel từ góc nhìn của lý thuyết chấn thương. Với luận văn này, tác giả đã
giải quyết được hai vấn đề: thứ nhất, hệ thống một cách tổng quát về lý thuyết văn học
chấn thương, cũng như tính khả thủ của việc áp dụng lý thuyết này vào việc nghiên
cứu tác phẩm văn học, cụ thể ở đây là trong tiểu thuyết của Philippe Claudel với đề tài
chiến tranh. Thứ hai, chỉ ra và phân tích được những biểu hiện của vấn đề chấn thương
trong tiểu thuyết của nhà văn Pháp này ở cả hai mặt hình thức nghệ thuật và nội dung.
+ Lê Tú Anh (2013), Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn
thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu, Lý thuyết phê bình văn học, tiếp nhận và
ứng dụng, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An [195].
Bài viết đã có những nhận định cơ bản sơ khởi về Lý thuyết chấn thương cũng
như vấn đề chấn thương trong văn học Việt Nam đương đại, mà đại diện là cây bút
Đoàn Minh Phượng với tiểu thuyết Và khi tro bụi. Đây là nguồn tài liệu góp phần cung
cấp thêm kiến thức về chấn thương trong văn học đang còn thiếu những cơ sở, hệ

thống lý luận ở nước ta.
Nhìn chung, những luận văn trên chỉ mới đề cập đến vấn đề chấn thương ở một
tác giả hoặc một tác phẩm cụ thể, ít đi sâu vào tìm hiểu một cách khái quát một giai
đoạn văn học, một khu vực sáng tác có liên quan đến vấn đề chấn thương. Tuy vậy,
đây cũng là những nguồn tài liệu quý giá để những nhà nghiên cứu tìm hiểu về nền
văn học chấn thương ở Việt Nam.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế
kỷ XXI
Những năm cuối thế kỷ XX, nhiều người trong giới văn nghệ sĩ đã ngạc nhiên
trước sự nở rộ của các cây bút nữ. Đề tài nổi cộm trên văn đàn của họ lúc này là đề tài


5

tình u mà theo Phương Lựu, đã có nhận xét về cách viết của họ như sau: “Trước hết
những sáng tác của nữ giới thường mang màu sắc tự truyện, bởi vì diện sống nói
chung khơng được sâu rộng”. Và “khơng ai nói các bạn gái này chỉ viết về tình yêu.
Nhưng rõ ràng đề tài tình yêu chiếm một vị trí khá lớn, và là đặc điểm chung trong
sáng tác của họ” [114]. Từ xuất phát điểm, theo nhà phê bình Đặng Anh Đào nhận xét:
“Phụ nữ thường mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách, hoặc
nói như ở phương Tây… họ tự ăn mình…”, “tuy nhiên phải nói thật là ở mỗi người,
nguy cơ lặp lại mình, nguy cơ ấy khá rõ” [205], các nhà văn nữ đã dần chiếm được thế
ưu trội trên văn đàn. Hịa trong khơng khí sơi sục ấy, các nhà văn nữ Nam Bộ đã tiến
tới những chân trời mới hơn của văn chương. Các nhà văn Bích Ngân, Dạ Ngân, Lý
Lan, Phan Hồn Nhiên, Thu Trân, Trầm Hương, Trần Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Tư,
Trần Thị Hồng Hạnh, Võ Diệu Thanh đã đem đến những đều mới mẻ cho mảng tiểu
thuyết của văn học Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XXI.
Để hiểu rõ về những nhà văn nữ này, chúng tôi xin được tổng hợp những bài
nghiên cứu, bài báo có liên quan đến tác giả cũng như tác phẩm của họ.
Thứ nhất, nhà văn Bích Ngân, tên đầy đủ là Trịnh Bích Ngân, quê quán Cà Mau.

Bà từng học khoa văn Trường Đại học Tổng hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh và
Trường Viết văn Nguyễn Du tại Hà Nội. Hiện đang sống và làm việc tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Tên tuổi của nhà văn Bích Ngân được các nhà nghiên cứu và bạn đọc
khen ngợi khi bà cho ra đời cuốn tiểu thuyết Thế giới xô lệch cùng 6 tập truyện ngắn, 1
tập truyện hài và một số kịch bản sân khấu. Nhà phê bình Đặng Anh Đào nhận xét về
tiểu thuyết Thế giới xô lệch như sau: “Chi tiết ở truyện như những văn hoa, gợi lên bàn
tay người đàn bà thêu thùa. Trong thế giới xô lệch một bàn tay, một ngón chân cũng
trở thành một tín hiệu mở đầu cho tình yêu, hạnh phúc hoặc sự day dứt, ám ảnh. Ngón
chân Giao chỉ thật độc đáo, đâu phải vì nó là tín hiệu của một dịng giống cổ xưa! Nó
trở đi trở lại trong những giây phút kịch tính nhất của đời Út. Không chỉ những giai
điệu, nhạc Beethoven, mà một tấm lưng vạm vỡ của người anh cao 1m75 biết “ăn”
nhựa đường, sỏi đá, cuối cùng cúi xuống cõng người bà nội (nuôi) hấp hối… tất cả đều
là những mơ típ ám ảnh. Cả những chương hồi rất ngắn cũng gợi lên sự vặt vãnh, đứt
gãy của bi kịch đời thường…” [58].


6

Trong những luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh: Người phụ nữ hiện đại trong sáng tác một số nhà văn nữ (2007) của Trần Thùy
An [1], và Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Bích Ngân (2015) của
Nguyễn Thị Thái [160] đã trình bày những khía cạnh về hình tượng người phụ nữ hiện
đại được đặt trong mối quan hệ gia đình, xã hội; hay các dạng nhân vật được nhìn từ
hình tượng nghệ thuật đến nội dung tác phẩm.
Thứ hai, nhà văn Dạ Ngân – người tiếp nối thế hệ của những cây bút thời chiến
với lực lượng sáng tác thời đại cơng nghệ hóa hiện nay. Tiếng vang của bà song hành
cùng cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn. Nhà văn – dịch giả Trần Thiện Đạo đã nói về
bà như sau: “Một hình một bóng, trên con đường quen thuộc hơn một phần tư thế kỷ
cầm bút trong Nam ngoài Bắc, tác giả đã nhè nhẹ nắm tay người đọc, “rù quến”, lôi
cuốn, dẫn họ cùng rảo bước với mình từ trang đầu cho tới hết trang chót” [59].

Số lượng bài viết và bài nghiên cứu về bà cũng như tác phẩm của bà khá nhiều:
Phương Lựu với bài viết Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ đăng trên Tác Phẩm Mới
số 3/1998 [114]; hay trong cuốn Lý luận – phê bình văn học ở đơ thị miền Nam

1954 -1975, Trần Hồi Anh đưa ra nhận định về bà: “Ẩn chứa đằng sau sự phơi trải
chua chát, thách thức là tiếng kêu đau đớn, tha thiết, tiếng kêu về một cảm thức đạo
đức mới cần có giữa những con người với nhau mà Dạ Ngân muốn nhắn gửi tới bạn
đọc” [8, tr.43].
Bên cạnh đó, số lượng các luận văn thạc sĩ làm về sáng tác của Dạ Ngân cũng
khá nhiều. Có thể điểm qua một vài luận văn như: Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân
(2009) của Hoàng Thị Kim Cúc [37]; Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (2014)
của Đặng Thị Cúc [38].
Thứ ba, nhà văn Lý Lan, sinh ra ở Bình Dương, trưởng thành ở Chợ Lớn, Thành
phố Hồ Chí Minh. Nhà văn Trần Thùy Mai từng nhận xét về Lý Lan: “Chị hiểu sâu
sắc về sự cọ xát văn hóa diễn ra trong tâm lí con người, và hiểu được vai trò của người
phụ nữ trong cuộc hội nhập và bảo tồn bản sắc vẫn đồng thời diễn ra thầm lặng trong
nhiều ngõ ngách của thế giới. Trong các nhà văn Việt Nam hiện nay khơng ai có thể
mạnh hơn Lý Lan trong việc khai thác chủ đề này” [121].


7

Ngoài những bài báo, các sáng tác của Lý Lan cũng được các bạn trẻ chọn làm đề
tài luận văn thạc sĩ. Luận văn Người phụ nữ hiện đại trong sáng tác của các cây bút nữ
của Trần Thúy An [1] đã có một cái nhiều đa chiều, đa diện về các hình tượng nhân
vật nữ trong sáng tác của bà.
Thứ tư, nhà văn Phan Hồn Nhiên, sinh ra tại Hà Nội nhưng từ lúc 5 tuổi đã sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tài năng của bà sớm được bộc lộ khi giành được giải II
trong cuộc thi Nhà văn trẻ được tổ chức bởi báo Hoa học trò. Cuốn tiểu thuyết Ngựa
Thép được chính Phan Hồn Nhiên gọi là “cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình”, điều

này đã cho thấy sự coi trọng trong việc phân loại tác phẩm cũng như ý thức, chủ đích
của bà khi bắt tay thực hiện tác phẩm này. Trên trang báo điện tử VnExpress, tác giả
Lam Thu với bài viết “Ngựa thép – cuộc khám phá những tâm hồn cô độc” đã đánh giá
cuốn tiểu thuyết này là “Sự hài hòa điêu luyện giữa tính chất trình diễn của một nghệ
sĩ và sự khéo léo tỉ mỉ của một nghệ nhân. Đây là một tiểu thuyết đầy đặn, vững chãi
và sâu sắc của một trong những nhà văn trẻ có đam mê và ý thức rõ ràng về việc phải
làm gì để hòa nhập với dòng chảy văn chương đương đại thế giới” [228].
Thứ năm, nhà văn Thu Trân, sinh ở Biên Hòa, Đồng Nai và hiện đang sống, làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bà được Nhà văn Hồ Anh Thái nhận xét: “Bản lĩnh
ngòi bút đã làm cho Thu Trân vững vàng trong nhiều đề tài khó…” [168]. Nhà phê
bình văn học Huỳnh Như Phương: “Đọc Thu Trân, thấy cuộc sống hôm nay thật là bề
bộn. Giữa cuộc đời này, có những người trẻ lúng túng và phân thân; đôi khi muộn
phiền, lẩm cẩm; nhưng tuổi trẻ đã không còn bơ vơ!” [168].
Thứ sáu, nhà văn Trầm Hương, tên khai sinh là Trần Thị Thủy, sinh ra tại Bến
Tre, hiện bà đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu thuyết Người
cha hiện đại là một trong những tác phẩm chuyển tải một vấn đề nhức nhối trong cuộc
sống gia đình đương thời, đó là những sự vơ trách nhiệm và ích kỷ của người lớn mà
cụ thể là người cha, đã đẩy ba mẹ con Chuồn Kim vào một hồn cảnh sống trong gia
đình khơng toàn vẹn. Trên tờ Lao Động, tác giả Minh Thi có viết một bài báo với tựa
đề ““Người cha hiện đại” hay thế giới của những đứa trẻ bị bỏ rơi”, tiểu thuyết này đã
được phân tích trên những chấn thương trong tâm hồn của hai đứa trẻ vì những sai lầm
của người lớn [226]. Hay trong bài viết “Nhà văn Trầm Hương và Người cha hiện đại”


8

của tác giả Trà Giang, nhà văn Trầm Hương cũng đã bộc bạch nỗi lịng của mình trước
vấn đề tổn thương của trẻ em do sự thiếu trách nhiệm của người lớn [209].
Thứ bảy, nhà văn Trần Thu Hằng. Đây là một nhà văn trẻ có sức viết dẻo dai.
Văn chương của bà giản dị, dễ gần và rất chân thành. Tiểu thuyết Người đàn bà lưu

vong (2008) là một cuốn sách kể về cuộc sống lưu vong ngay trong chính cuộc đời của
mình - nữ tiến sĩ Vũ Bích Lương, dù trong mắt mọi người bà là người hạnh phúc và
may mắn trong cả con đường học vấn và gia đình mẫu mực. Trên trang Yume.vn, Trần
Cơng Thuấn có viết bài “Người đàn bà lưu vong – phê bình văn chương”, tác giả đã
dành những lời khen cho Trần Thu Hằng “Tơi nghĩ, lịng u thương con người và
mong muốn viết “về sự thật một cách trần trụi, những nỗi đắng cay, những niềm khao
khát…” sẽ còn giúp Trần Thu Hằng đi rất xa trên con đường sáng tạo. Và chắc chắn
nhà văn sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp sau những mồ hôi và nước mắt lăn lộn
cùng nhân vật để biến những điều không thể thành có thể” [230].
Thứ tám, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một cây bút trẻ với nhiều tác phẩm hay được
bạn đọc và cả giới nghiên cứu chú ý. Các tác phẩm của nhà văn ln căng trịn những
vấn đề thời sự nhứt nhối đang tồn tại trong cuộc sống bộn bề này. Các luận văn về
truyện ngắn của nhà văn như: Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư của Phạm Thị Thúy [231]; Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua
tập truyện Cánh đồng bất tận của Trần Thị Dung, trường Đại Học Vinh, Nghệ An
[204]; Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ
thuật về con người của Nguyễn Trọng Bình [200]; Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
Sơng của Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Lan Hoa, Trường Đại Học Cần Thơ
[214]…
Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời
sự mà cũng giàu chất thơ. Theo Nxb Trẻ, “Sông – Tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn
Ngọc Tư là một sự đổi mới tồn diện của chính cơ. Đẹp. Đáo Để. Trần tục và hư ảo.
Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi về số phận một con người – không hề do dự, cô đã
đẩy cái mầm ý tưởng vừa nhú lên sang tay người đọc, để họ nuôi dưỡng chúng, bằng
trải nghiệm qua việc đọc cuốn sách này” [250].


9

Thứ chín, Trần Thị Hồng Hạnh là một nhà văn trẻ sinh năm 1978 tại Sóc Trăng,

từng đoạt giải nhất “Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III” do Nxb Trẻ phối
hợp cùng báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Bà là nhà văn,
nhà thơ, nhà viết kịch bản phim truyền hình. Trên nhiều bài báo như “Trần Thị Hồng
Hạnh: Cố bán được chữ càng nhiều càng tốt” trên tờ Tiền Phong [206], “Tiểu thuyết
trên blog “Quái vật” của nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh ra mắt bản in” trên trang Thơ
trẻ [211], “Nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh: “Người ta” có biết gì về văn học Việt Nam
đâu?” trên trang Nhịp cầu thế giới online [213] hay bài “Nhà văn Trần Thị Hồng
Hạnh: Tôi không đánh lừa độc giả” [233], bà được đánh giá là một nhà văn có tiếng là
chịu khó giới thiệu sách của mình cho bạn đọc.
Cuối cùng, nhà văn Võ Diệu Thanh, quê ở An Giang. Bà được biết đến với
những tác phẩm hay Cô con gái ngỗ ngược, Người đàn bà đa tình, Con nước say
mèm… Tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng kể về số phận của những con người ở một vùng
quê nghèo, chất chứa những sự bế tắc, tiêu cực trong lòng nền giáo dục. Vấn đề nhạy
bén về những tiêu cực ấy đã đưa bạn đọc tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng vào một
không gian u ẩn, buồn bực của hiện thực xã hội. Trên trang Sách hay, cuốn tiểu thuyết
này của Võ Diệu Thanh được đánh giá là “cái nhìn thấu thị về giáo dục” [223], còn
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại nhận xét: “Đọc xong Lần đầu thấy trăng, thấy đúng
là phải cái cách giáo dục” [223]. Cũng với cuốn tiểu thuyết này, trên tờ báo điện tử
Văn nghệ Công an, tác giả Đỗ Dương viết bài “Nhà văn trẻ Võ Diệu Thanh: Lần đầu
thấy trăng: lần đầu tiểu thuyết” đã bình luận về những trang văn của bà “đã bắt đầu từ
những cảm nhận xót xa và thương cảm như thế với những cảnh đời, những tréo ngoe
trớ trêu của số phận quanh mình” [205].
Với việc tìm hiểu mười nhà văn nữ Nam Bộ đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy có
nhiều cơng trình lớn, nhỏ khác nhau đã đi sâu vào phân tích các đặc điểm hình thức
cũng như nội dung của tác phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những nhà văn được giới
nghiên cứu chú ý như: Bích Ngân, Dạ Ngân, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư,… cũng còn
những cây bút chưa được chú ý trong nghiên cứu, tìm hiểu. Đồng thời, trong tiểu
thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ trong 15 năm đầu thế kỷ XXI thể hiện rất rõ những
vấn đề chấn thương nhưng lại không được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Vì lẽ đó,



10

chúng tơi mạnh dạn đi vào tìm hiểu đề tài: “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của
các nhà văn nữ ở Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI” nhằm cung cấp một cái nhìn khái
quát về diện mạo của các nhà văn nữ ở Nam Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2000
đến nay ở thể loại tiểu thuyết từ góc nhìn văn học chấn thương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa trên cơ sở khảo sát về lịch sử vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên
cứu của luận văn là vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ ở Nam
Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó, chúng tơi muốn cung cấp một cách nhìn mới mẻ về
văn học nữ ở Nam Bộ để thấy được những thành tựu đóng góp của họ trong thể loại
tiểu thuyết từ mặt nghệ thuật đến nội dung dưới góc nhìn của văn học chấn thương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đại hội VI của Đảng, đội ngũ tác giả nữ ở Nam Bộ bắt đầu xuất hiện với
nhiều cây bút tài năng, những tiểu thuyết của họ có cái nhìn đa chiều, đa âm và mang
tính đối thoại cao dần có mặt. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, lực lượng sáng tác
cùng số lượng tác phẩm của các cây bút nữ ở Nam Bộ như Dạ Ngân, Bích Ngân, Lý
Lan,… trở nên hùng hậu hơn. Và do vậy, chúng tôi không thể đi vào khảo sát tất cả mà
chỉ lựa chọn mười tác giả, mỗi tác giả một tiểu thuyết tiêu biểu trong phạm vi khảo sát
của mình. Việc lựa chọn số lượng tác phẩm cũng như tác giả trong phạm vi khảo này
được dựa trên những tiêu chí sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết của các nhà văn nữ này có chứa đựng vấn đề chấn thương
trong văn học đương đại.
Thứ hai, đây là những nhà văn sinh ra, lớn lên và có nhiều năm sinh sống, làm
việc tại các tỉnh thành của khu vực phía Nam – tức gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, chúng tơi muốn khảo sát các nhà văn thuộc nhiều thế hệ với sự tiếp nối
trong suốt các chặng đường sáng tác từ thời chiến tranh, thời bao cấp đến những cây

bút thuộc thế hệ trẻ thời đại cơng nghệ hóa để có một cái nhìn bao quát, khách quan
hơn.


11

Thứ tư, họ là những cây bút đã có tên tuổi trên văn đàn với số lượng tác phẩm đa
dạng về thể loại, trong đó có những tiểu thuyết đạt được các giải văn học của Hội Nhà
văn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nhà văn Việt Nam,...
Cuối cùng, khoảng cách 15 năm đầu thế kỷ XXI sẽ là một khoảng thời gian lý
tưởng để chúng tơi có một cái nhìn cận cảnh nhất về những tiểu thuyết của những nhà
văn nữ này.
Do đó, luận văn của chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu 10 tiểu thuyết của các nhà
văn sau:
1. Dạ Ngân: Gia đình bé mọn (2004), tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà
văn Hà Nội năm 2005 và của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006.
2. Thu Trân: Yêu và nổi loạn (tên gọi khác: Bay qua lửa của rừng) (2006).
3. Trần Thu Hằng: Người đàn bà lưu vong (2008).
4. Lý Lan: Tiểu thuyết đàn bà (2008), tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn
TP. Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Hồng Hạnh, Quái vật (2009).
6. Bích Ngân: Thế giới xô lệch (2009), tác phẩm được bằng khen của Hội Nhà
văn Việt Nam 2010.
7. Trầm Hương: Người cha hiện đại (2011).
8. Nguyễn Ngọc Tư: Sông (2012).
9. Võ Diệu Thanh: Lần đầu thấy trăng (2013).
10. Phan Hồn Nhiên: Ngựa Thép (2014).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp hệ thống
Trong q trình triển khai luận văn, chúng tơi đặt vấn đề chấn thương với những

tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ trong cùng một hệ thống để thấy được mối quan
hệ chặt chẽ giữa chúng, từ đó làm nổi bật những đóng góp về mặt nghệ thuật và nội
dung của tiểu thuyết 15 năm đầu thế kỷ XXI của các nhà văn nữ Nam Bộ một cách
khách quan, đúng đắn hơn.
4.2. Phƣơng pháp lịch sử
Giúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện và khái qt hơn với việc tìm hiểu quá trình


12

sáng tác văn học trước và trong giai đoạn được nghiên cứu về các nhà văn nữ.
4.3. Phƣơng pháp tâm lý học
Đây là phương pháp góp phần giúp chúng tơi tìm hiểu được cơ chế xây dựng tác
phẩm về mặt tâm lý nhân vật mà tác giả sử dụng.
4.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Với phương pháp này, chúng tơi đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu những
đặc sắc của vấn đề chấn thương trong các sáng tác được đề cập từ phương diện nghệ
thuật đến nội dung tác phẩm.
4.5. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Chấn thương với những cơ chế hình thành và những biểu hiện phức tạp của nó
trong văn học, việc sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ giúp chúng tôi thấy rõ
được những vấn đề trong từng tác phẩm, từng nhân vật.
5. Đóng góp của luận văn
Với cơng trình “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam
Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI”, chúng tôi mong muốn được đóng góp vào kho Tri thức
một cái nhìn mới mẻ về các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn nữ Nam Bộ
trong 15 năm đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn của vấn đề chấn thương.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận
văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở của sự hình thành chấn thương trong văn học và tiểu thuyết của
các nhà văn nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI
Ở chương này, chúng tôi tập trung làm rõ khái niệm, các dạng thức chấn thương,
tự sự chấn thương. Từ cơ sở lí thuyết này, chúng tơi đi vào tìm hiểu tiểu thuyết nữ
Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI, cũng như tính khả thủ trong việc tiếp cận chúng từ
vấn đề chấn thương.
Chương 2: Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ 15
năm đầu thế kỷ XXI nhìn từ nội dung phản ánh
Ở chương 2, chúng tôi tiếp cận vấn đề từ phương diện nội dung phản ánh. Cụ thể,
đó là những nguyên nhân cơ bản khiến cho các nhân vật bị chấn thương tinh thần và


13

thể xác. Qua đó, chúng tơi sẽ phân tích và lý giải cụ thể những yếu tố này qua từng
cuốn tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ.
Chương 3: Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ 15
năm đầu thế kỷ XXI nhìn từ phương thức trần thuật
Song hành với cách tiếp cận từ nội dung, phương thức trần thuật sẽ giúp chúng
tôi tập trung sâu vào vấn đề nghệ thuật của 10 tiểu thuyết. Từ đó, chúng tơi sẽ có một
sự minh giải về vấn đề chấn thương được chứa đựng trong tiểu thuyết của các nhà văn
nữ Nam Bộ 15 năm đầu thế kỷ XXI qua phương thức trần thuật một cách khách quan,
chính xác.


14

Chƣơng 1. CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH CHẤN THƢƠNG
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ
15 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chấn thương trong văn học không phải là một sản phẩm tùy tiện mà nó chỉ xuất
hiện khi lịch sử xã hội có những sự va chạm ngồi tầm kiểm sốt gây ra những chấn
động dữ dội, những cú sốc tinh thần quá lớn trong cuộc sống của con người. Trong 15
năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề chấn thương trong văn học và tiểu thuyết đã được các nhà
văn nữ Nam Bộ khai thác và đưa vào các tác phẩm của mình.
1.1. Vấn đề chấn thƣơng trong văn học
1.1.1. Khái niệm chấn thương
Trước khi trở thành một hệ thống lý thuyết với đầy đủ những đặc trưng thẩm mỹ,
vấn đề chấn thương đã in đậm các dấu vết trong cảm quan văn học và khái niệm chấn
thương cũng đã được dùng khá phổ biến trên thế giới.
Nguồn gốc ban đầu của khái niệm “chấn thương” (trauma) trong tiếng Hy Lạp là
một thuật ngữ y học, mang nghĩa là vết thương trên thân thể. Trong bộ từ điển Anh –
Anh – Việt về thuật ngữ Y khoa do Tạ Quang Hùng và B.s Phạm Ngọc Trí chủ biên,
khái niệm “chấn thương” (trauma) được định nghĩa là một thuật ngữ y học, dùng để
chỉ một vết thương sinh lý “bị thương hay tổn thương vật lý, như gãy xương hay bị
đánh” [84, tr.1294].
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên năm 1999, khái niệm
“chấn thương” được định nghĩa là “Trạng thái của cơ thể bị một tác nhân ngoại lai tác
động gây những tổn thương với nhiều hình thái và mức độ khác nhau” [194].
Tương tự, trong bộ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên năm 2011, khái
niệm “chấn thương được hiểu là [tình trạng] thương tổn ở bộ phận cơ thể do tác động
từ bên ngoài” [139, tr.195].
Ngoài nét nghĩa thuộc về chuyên ngành y khoa, “chấn thương” (trauma) còn
được dùng để chỉ những thương tổn tâm lý trong chuyên ngành tâm lý học: “một số
biến cố đau đớn và có hại về cảm xúc. Các nhà lý thuyết ước đoán rằng một số biến cố
(như sinh con) luôn luôn gây chấn thương. Các triệu chứng loạn tâm thần có thể theo


15


sau một biến cố gây stress quá mạnh như chiến trận hay tổn thương nặng” [84, tr.1294]
là định nghĩa được nhắc đến trong Từ điển Thuật ngữ Y khoa.
Trong cuốn Từ điển Anh – Việt của Trần Văn Phước, Vĩnh Bá, Trương Văn
Khanh, Phan Minh Trị, “chấn thương” (trauma) được định nghĩa là “(một kinh
nghiệm) khó chịu, gây đau khổ buồn phiền” hay “gây thương tổn tinh thần hoặc thể
xác” [140, tr.2163].
Còn theo Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ
biên), trong Từ điển Văn học (bộ mới) năm 2004, chấn thương được định nghĩa là “sự
va chạm với một sự kiện vượt ngưỡng” [80].
Trong các văn bản y học và tâm lý trị liệu, tập trung nhất trong văn bản của
Simund Freud, thuật ngữ “chấn thương” được hiểu không phải như một vết thương
trên thân thể mà ở tinh thần. Trong cuốn Beyond the Pleasure Principle, S. Freud đã
gợi ý: vết thương trong tinh thần – lỗ thủng trong kinh nghiệm tinh thần về thời gian,
bản ngã và thế giới – không giống như vết thương trên thể xác, nghĩa là, không phải
như một sự kiện giản đơn và có thể hàn gắn; đúng hơn, nó là một sự kiện.
Kế thừa khái niệm “chấn thương” (trauma) trong phân tâm học của S. Freud,
Cathy Cruth trong cuốn Trauma: Explorations in Memory, đã định nghĩa khái niệm
“chấn thương” từ góc độ “cấu trúc của kinh nghiệm hay tri giác” là “sự kiện khơng
được đồng nhất hóa hay được trải nghiệm trong quá khứ một cách đầy đủ, mà về sau,
nó được tái chiếm lĩnh liên tục trong người trải nghiệm nó”. Và trong văn bản
Unclaimed Experience: Trauma and the Possibility of History (Kinh nghiệm không
được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử) bà cho rằng: “Chấn
thương mơ tả một kinh nghiệm chống ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa
mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng
mang tính chất xâm nhập thường bị trì hỗn và tái diễn một cách khơng kiểm sốt
được” [203]. Bởi chấn thương xuất hiện bên trong, chứ khơng phải bên ngồi, thế giới
tượng trưng. Nó là sự gián đoạn triệt để, gây sốc lớn của thế giới song khơng phải là sự
phá hủy hồn tồn thế giới đó. Những sự gián đoạn này khó có thể thấy ngay được
trực tiếp, có ngay ngơn ngữ để gọi tên, biểu đạt, thường bị trấn áp để trở thành quên
lãng nhưng mọi nguy cơ lại bắt đầu từ đây: chấn thương khơng thể bị hư vơ hóa, nó



16

âm ỉ, tiềm tàng rồi di căn sang những không gian, thời gian, thân thể khác. Qua đó bà
cũng nhấn mạnh rằng: “khơng có một định nghĩa chắc chắn về chấn thương, mà nó
được mơ tả rất khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, dưới những tên gọi khác
nhau. Còn trong cuốn Review Article: Recent Theorisations of Trauma Fiction,
Postcolonialism, and the South African Novel, Thando Njovane cũng cho rằng: “chấn
thương được định nghĩa không chỉ như là một vết thương tinh thần của một cá nhân
mà còn là một liên kết giữa các nền văn hóa” [239].
Như vậy, giới thuyết về khái niệm “chấn thương” có rất nhiều định nghĩa, nhưng
khi đi vào văn học, nó được nhận diện khơng chỉ đơn giản là một tình trạng thương tổn
ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài, mà là những vết thương tinh thần.
Khái niệm “văn học chấn thương” (traumatic literature) ra đời trong bối cảnh
cuối thế kỷ XX cùng với vấn đề về “hội chứng sau chấn thương” (post traumatic stress
disorder). Như đã nói trên, vấn đề chấn thương và văn học chấn thương được Cathy
Caruth tiếp cận từ góc độ phân tâm học. Tâm điểm của vấn đề chấn thương trong văn
học được Caruth phân tích dựa trên những ví dụ được S. Freud nêu ra trong cuốn Vượt
xa hơn nguyên tắc khoái cảm. Theo bà “sở dĩ Freud mượn văn học để mô tả kinh
nghiệm chấn thương vì lẽ văn học, giống như phân tâm học, quan tâm đến mối quan
hệ phức tạp giữa biết và không biết. Và quả thật như vậy, một điểm đặc biệt là ở nơi
biết và không biết giao cắt, ngôn ngữ văn học và lý thuyết phân tâm học về kinh
nghiệm chấn thương thực sự gặp gỡ nhau” [202, tr.3].
Định nghĩa về khái niệm “chấn thương” đã được hiểu theo nhiều nghĩa tùy thuộc
vào từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Nhưng nhìn chung, chấn thương là khái niệm
chỉ những dấu vết của sang chấn bắt nguồn từ sự trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc
những va chạm vượt ngưỡng chịu đựng của con người. Đó có thể là những nỗi ám ảnh
của sự tồn tại bất toàn, mắc kẹt giữa hiện thực và quá khứ. Từ đó, những âm vọng của
chấn thương dần lan tỏa và xâm nhập vào vô thức và tiềm thức của nạn nhân – người

trực tiếp hứng chịu hoặc người chứng kiến những cảnh huống tạo ra chấn thương.
1.1.2. Các dạng thức chấn thương
Mặc dù, “chấn thương” ban đầu là một khái niệm dùng trong chuyên ngành y
khoa phẫu thuật, tức là những vết thương sinh lý, nhưng về sau phạm vi của khái niệm


17

đã trở nên rộng hơn khi nó được đặt vào trọng tâm tâm lý xã hội của cảm xúc và các
phản ứng tâm lý của con người. Những chấn thương tâm lý của con người khi vượt
ngưỡng chịu đựng đã phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng sau chấn thương.
Chấn thương tâm lý thường liên quan đến những sự đe dọa về mạng sống hoặc cảm
giác an toàn của con người. Theo WHO, có sáu loại nạn nhân chịu tác động của thảm
họa: người trực tiếp bị nạn; người thân của nạn nhân; người đến cứu hộ, cứu nạn; các
thành viên trong cộng đồng; người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm họa và người tình cờ
liên quan đến thảm họa.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin điểm qua những dạng thức
chấn thương như sau:
Thứ nhất, chấn thương do con người phải đối diện với những biến đổi lớn của
lịch sử, chính trị. Dạng thức này chủ yếu là do các sự kiện như chiến tranh, khủng bố,
biểu tình, các cuộc cải cách văn hóa... gây nên. Sau những cuộc chiến kéo dài hay
những cuộc khủng bố đánh bom, những cựu chiến binh, những người sống sót sau
thảm họa diệt vong và những thế hệ sau này sẽ “khơng bao giờ có sự hài hước và niềm
vui, (họ) luôn buồn bã, thương tiếc” [238, tr.39]. Theo Yale Danieli, những người sống
sót sau cuộc tàn sát người Do Thái của Phát xít Đức khơng cịn khả năng “muốn nói
chuyện cùng ai”. Hay những thành viên trong gia đình của những người từng chứng
kiến thảm họa này ln có cảm giác “bị cơ lập và phản bội” [238, tr.40]. Và nếu không
được chữa trị kịp thời về mặt tư vấn sức khỏe sau chấn thương, những nạn nhân của
chiến tranh và khủng bố này sẽ rơi vào những sự chuyển động phản ứng: (1) Các cơ
chế bảo vệ chống lại các cách trị liệu của bác sĩ như tê liệt, muốn cách ly với đám

đông và ln phủ nhận, nghi ngờ tất cả. (2) Có những phản ứng như cảm giác tội lỗi
với người lạ, những cơn thịnh nộ, cảm giác sợ hãi, mặc cảm với những cảm xúc có
liên quan (như: ghê tởm…), cảm xúc đau buồn chiếm lấy họ… Và nỗi sợ hãi này ln
khiến họ phải hồi nghi trước những cảnh huống trong cuộc sống. Trên thực tế, theo
C. Kolb, những nạn nhân chiến tranh sẽ “đột ngột bị chóng mặt, khó thở và nhiệt độ cơ
thể tăng lên khi họ nghe một âm thanh đột ngột hoặc một loạt âm thanh nhắc họ nhớ
lại cảnh bắn súng” [238, tr.134].


18

Thứ hai, chấn thương tâm lý do phải đối mặt với những sự kiện xảy ra do sự tha
hóa về đạo đức và lối sống của con người. Ở dạng thức chấn thương này, nguyên nhân
chủ yếu là do họ là nạn nhân hoặc là người chứng kiến các hành động như: hành hung
tình dục (bạo lực tình dục, hiếp dâm, loạn luân), bạo lực gia đình, bị lạm dụng kéo dài,
bị ngược đãi, thậm chí là do hồn cảnh nghèo khó của gia đình hoặc những đứa trẻ
sinh ra trong một gia đình ln có sự “chống đối” lại chính quyền, nhà nước hoặc bị
bắt cóc và mất tích. Những nạn nhân dù trực tiếp hay gián tiếp rơi vào trạng huống này
thường có những biểu hiện của sự trầm cảm, lo lắng, rối loạn giấc ngủ... và hầu hết họ
chọn cách làm tổn hại đến cơ thể, tính mạng mình để giải thốt bản thân. Bởi những
chấn thương này buộc họ rơi vào những tình thế, những xung đột khó giải quyết như
sự kết nối hay tách rời với mọi người, sự toàn vẹn hay tan rã trước những mối quan hệ
gắn kết trước đó (bạn bè, gia đình, người thân…) và chọn cách tiếp tục sống, hoạt
động hay là chết, hoặc sống một cuộc sống ứ đọng của căn bệnh trầm cảm. Loại chấn
thương này có xu hướng trở lại khi chứng kiến những cảnh tượng như: tang lễ, chia ly,
người sống sót, cảm giác tội lỗi, giận dữ và xấu hổ của người khác [238, tr.42].
Thứ ba, chấn thương do những đau buồn, mất mát hay mệt mỏi, căng thẳng gây
ra. Ở dạng thức này, con người phải đối mặt với sự mất mát về người thân, bị bỏ rơi,
thất tình, mất một phần thân thể, sai lệch về giới tính, bị sảy thai hoặc mang thai lần
đầu, hay tâm lý sau sinh hoặc sau tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông… Theo

Henry Krystal, nỗi đau do loại chấn thương này gây ra thường làm cho con người mất
khả năng tự chủ trong mọi hoạt động sáng tạo hay khả năng quyết đoán. Tại một thời
điểm nào đó, chính những chấn thương này sẽ làm họ rơi vào tình trạng bế tắc, trạng
thái tâm lý đóng băng (cái chết của tinh thần) hoặc cũng có thể giết người hoặc tự gây
tổn hại cho mình nếu họ không đủ bản lĩnh để đối đầu với những vấn đề tâm lý, những
tình huống căng thẳng [238, tr.144].
Thứ tư, chấn thương do sự khác biệt về văn hóa và môi trường sống. Dạng thức
này thường xảy ra khi con người di dân qua một đất nước mới mà văn hóa ở đó hồn
tồn xa lạ với họ. Những thay đổi về mặt địa lý cũng như văn hóa buộc họ phải có khả
năng tự sinh tồn và hịa vào đám đơng nhưng phần lớn họ đều có cảm giác hoang
mang, sợ hãi, cơ đơn, hồi nghi…


19

Cuối cùng, một dạng thức chấn thương tinh thần do thiên tai gây ra như bão, lũ
lụt, sóng thần, động đất và các bệnh truyền nhiễm… Đây là nguyên nhân gây ra những
chấn thương thứ yếu như dạng thức chấn thương do chứng kiến, người sống sót sau
các tai nạn do thiên tai gây ra. Dạng chấn thương này cũng gây ra những nỗi sợ hãi,
căng thẳng, khủng hoảng tinh thần…
Tóm lại, dù là ở dạng thức nào, các chấn thương này cũng sẽ tạo ra những vết sẹo
trong tâm lý của mỗi con người và nó ln lặp đi lặp lại trong suốt quãng thời gian
sống còn lại của nạn nhân. Theo S. Freud, những nguy cơ không thể tránh khỏi khi mà
họ cảm thấy “bất lực trước những nguy hiểm không thể tránh khỏi và phải đầu hàng.
Sự đầu hàng số phận chính là điểm bắt đầu của trạng thái chấn thương” [238] sẽ làm
họ bế tắc, căng thẳng, mù cảm xúc và trơ lì trước những trạng huống của cuộc sống.
Và những chấn thương tâm lý nghiêm trọng nhất, theo Besel van der Kolk “khi có sự
phá vỡ mối quan hệ thân thiết, gây mất lòng tin nặng nề, như những trường hợp loạn
luân, chứng kiến cái chết thảm khốc của người mà mình yêu thương, hoặc khi có sự
phá vỡ bản ngã như trong trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm, tra khảo” [238].

1.1.3. Tự sự chấn thương
Cùng với những biến đổi về cảm quan hiện thực và chủ đề sáng tạo, tình trạng
chấn thương của con người đã dần trở thành mảnh đất cho những nhà tiểu thuyết giai
đoạn mới khám phá, bóc tách. Những chấn thương cả về thể chất lẫn tinh thần của con
người sẽ được thấu cảm và xoa dịu nếu nó được thốt thai ra trang giấy. Và do đó,
mạch nguồn sáng tác khá đặc biệt này sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi “chỗ đứng và trạng
thái tinh thần của bản thân nhà tiểu thuyết. Nếu chỗ đứng của anh ta là hiện chứng
(eyewitness), chúng ta có tự sự hiện chứng (eyewitness narratives). Còn nếu trạng thái
tinh thần của anh ta là chấn thương (trauma), ta sẽ có tự sự chấn thương (trauma
narratives). Tự sự chấn thương là dạng đặc biệt của tự sự hiện chứng, bởi trạng thái
tinh thần bị chấn thương luôn xuất phát từ chỗ hiện chứng” [171].
Hiện chứng và tự sự hiện chứng là khái niệm của Amos Goldberg khi ông nghiên
cứu về văn học chấn thương. Trong đó, tự sự hiện chứng được hiểu là những sáng tác
thường tự sự từ điểm nhìn ngơi thứ nhất. Tác giả là người chứng kiến, trải nghiệm, kể
về những gì mình chứng kiến, trải nghiệm, thu nhận được từ chỗ đứng, góc nhìn, quan


×