Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Yếu tố biển trong văn học dân gian chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.78 KB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Quang Trọng

YẾU TỐ BIỂN
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Quang Trọng

YẾU TỐ BIỂN
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM
Chuyên ngành
Mã số

: Văn học Việt Nam

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hồ Quốc Hùng, thầy Bùi Thanh Truyền, chú
Inrasara, bạn Inrayaka đã có những góp ý quý báu cho đề tài luận văn này. Cảm
ơn các tác giả những cơng trình sưu tầm, nghiên cứu mà người viết đã tham
khảo để thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, quý thầy cô
là nhân viên thư viện Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các anh, chị
nhân viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Ngô Quyền, đảo
Phú Q đã tạo điều kiện để tơi tham gia khố học này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015
Học viên

Lê Quang Trọng


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết luận nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực

hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Quang Trọng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5
4. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 6
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM.................................. 9

1.1. Vài nét về tộc người Chăm ......................................................................... 9
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành .......................................................... 9
1.1.2. Một vài đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hố Chăm ....................... 13
1.1.3. Ngơn ngữ Chăm .................................................................................. 21
1.2. Văn học dân gian Chăm ............................................................................ 23
1.2.1. Hệ thống thể loại ................................................................................. 23
1.2.2. Quá trình sưu tầm, nghiên cứu VHDG Chăm .................................... 25
1.3. Giới thiệu chung về biển trong VHDG Chăm .......................................... 28
1.3.1. Sự tồn tại của yếu tố biển trong VHDG Chăm ................................... 28
1.3.2. Tiêu chí xác định yếu tố biển trong tác phẩm VHDG ........................ 29
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM .............. 31


2.1. Biển trong truyện kể dân gian Chăm ........................................................ 31
2.1.1. Thần thoại ........................................................................................... 31
2.1.2. Truyền thuyết ...................................................................................... 35
2.1.3. Truyện cổ tích ..................................................................................... 43
2.1.4. Sử thi ................................................................................................... 52
2.4.1.1. Sử thi Dewa Mưno ........................................................................ 53
2.4.1.2. Sử thi Inra Patra ............................................................................ 55


2.2. Yếu tố biển trong thơ ca dân gian Chăm .................................................. 59
2.2.1. Tục ngữ, câu đố................................................................................... 59
2.2.2. Ca dao, dân ca ..................................................................................... 62
2.2.3. Truyện thơ .......................................................................................... 70
2.3. Một vài so sánh yếu tố biển trong VHDG Chăm với VHDG Raglai, Việt ...... 75
2.3.1. Yếu tố biển trong VHDG Raglai ........................................................ 75
2.3.2. Yếu tố biển trong VHDG người Việt ................................................. 80
Chương 3. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
CHĂM ......................................................................................................................................90

3.1. Yếu tố biển tham gia vào cấu trúc tác phẩm VHDG Chăm...................... 90
3.1.1. Yếu tố biển với việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm .................... 90
3.1.1.1. Biển là môi trường xuất thân, trưởng thành của nhân vật ............ 90
3.1.1.2. Biển là môi trường thử thách nhân vật ......................................... 92
3.1.1.3. Biển là môi trường ban thưởng và trừng phạt .............................. 99
3.1.2. Yếu tố biển trong việc tạo dựng các mơ típ cơ bản trong truyện dân
gian Chăm ................................................................................................... 102
3.1.3. Yếu tố biển với ngôn ngữ và cốt truyện ........................................... 107
3.1.4. Yếu tố biển với không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm ... 110
3.2. Yếu tố biển tham gia phản ánh cuộc sống cộng đồng Chăm .................. 113
3.2.1. Yếu tố biển trong sự phản ánh cuộc sống đời thường ...................... 113

3.2.2. Yếu tố biển trong sự phản ánh đời sống tâm linh dân tộc Chăm ..... 119
3.2.3. Yếu tố biển tạo nên một vài nét tính cách của người Chăm ............. 124
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 130


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đọc qua những tác phẩm văn học của người Chăm, từ những truyện kể li
kì nhuộm sắc màu huyền thoại cho đến những tác phẩm văn học Chăm đương
đại, chúng tôi nhận ra biển có một vị trí quan trọng trong đời sống cư dân Chăm
hiện tại và nó cũng tồn tại trong tâm thức của người Chăm từ thời xa xưa, khi
đất nước họ còn là một vương quốc với nền văn minh khá phát triển.
Theo dịng lịch sử, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc và quá trình di
chuyển địa bàn sinh sống của người Chăm. Trong đó, giả thuyết có tính thuyết
phục nhất dựa trên kết quả nhiều cơng trình nghiên cứu khảo cổ học, văn hoá
học, dân tộc học cho rằng người Chăm có nguồn gốc Đa đảo (cùng với người
Churu, Raglai, Giarai, Êđê). Khi di cư đến miền đất mới, địa bàn sinh sống chủ
yếu của họ là vùng ven biển miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày
nay). Như vậy, từ nguồn gốc cộng đồng này cùng với cương vực lãnh thổ quốc
gia Champa cổ có thể khẳng định người Chăm khơng chỉ có nguồn gốc gắn với
biển mà trong cuộc sống thường nhật, trải qua hàng nghìn năm cũng rất gần gũi
với biển.
Khi người Chăm bị tách khỏi môi trường sinh tồn ven biển do điều kiện
lịch sử, họ vẫn mang theo những dấu tích biển trong đời sống văn hoá tâm linh.
Đề cập đến truyền thống biển trong văn hố người Chăm nói riêng, của cư dân
Nam Đảo ở Việt Nam nói chung, nhà nghiên cứu Ngơ Đức Thịnh cho rằng trong

q trình từ biển lên Tây Nguyên những tộc người này đã dần đánh mất truyền
thống văn hố biển trong mơi trường sơn ngun, đi theo hướng canh tác nương
rẫy nhưng họ vẫn còn giữ được ít nhiều yếu tố đời sống quá khứ. Vì vậy “ngày
nay, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cịn đọc được dấu tích biển trong văn


2

hố cổ truyền của họ thể hiện thơng qua kiến trúc ngôi nhà dài, qua nhà mồ,
qua các huyền thoại và phong tục”. [107, tr.698]
Sự gắn bó với biển ăn sâu vào trong tiềm thức của dân tộc Chăm. Và vì
vậy, rất tự nhiên nó trở thành khơng gian tâm linh, không gian sinh tồn thân
thuộc của họ. Nếu như người Việt kêu “trời đất ơi” thì người Chăm, khi đối
diện với những sự kiện, tình thế bất ngờ, họ kêu “trời biển ơi”.
Như vậy, từ trong phong tục, tín ngưỡng đến lịch sử, ngôn ngữ và văn
chương, yếu tố biển có một dấu ấn đậm nét trong đời sống cộng đồng Chăm.
Inrasara - nhà thơ, nhà phê bình văn học người Chăm khẳng định: “Có thể nói,
dù người Chăm nổi tiếng với kỹ thuật xây tháp gạch nung có một không hai,
được thế giới biết đến với lúa Chiêm ngắn ngày, hay là dân tộc từng dựng nên
hệ thống dẫn thủy nhập điền rất hiện đại, nhưng chính đời sống biển làm nên
đặc tính Chăm, từ đó hình thành một nền văn hóa biển độc đáo”. [131]
Văn học là sự phản ánh hiện thực cuộc sống. Do vậy để hiểu một tác
phẩm văn học, một hiện tượng văn học hay một nền văn học,… cần thiết phải
xem xét đến những những yếu tố hiện thực được phản ánh trong nó. Với dân tộc
Chăm, như đã nói ở trên, đó là một dân tộc có nguồn gốc từ đảo và khơng gian
sinh tồn của họ trải qua hàng nghìn năm gắn liền với biển. Do đó, với văn học
Chăm, biển là một trong những yếu tố xuất hiện phong phú và có nhiều giá trị
nghệ thuật. Đó là lí do chúng tôi chọn “Yếu tố biển trong văn học dân gian
Chăm” cho đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề

Hiện nay, vấn đề sưu tầm, nghiên cứu văn học Chăm được đặt ra như là
một nhu cầu cấp thiết để bảo tồn một di sản văn học, góp phần làm phong phú
thêm cho nền văn học Việt Nam.


3

Từ năm 2005 đến nay, có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu văn
học dân tộc Chăm được công nhận tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM như
luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Vân (2005) với đề tài Khảo sát truyện cổ
dân tộc Chăm”. Đây là một trong những cơng trình khoa học đi sâu nghiên cứu
truyện cổ dân gian Chăm một cách hệ thống và có giá trị. Bổ sung cho luận án
này là các bảng thống kê và các Phụ lục truyện cổ dân gian phong phú, các Phụ
lục này cung cấp cho người viết luận văn này những tư liệu về truyện kể dân
gian Chăm rất cần thiết mà chưa tìm được từ các cơng trình nghiên cứu trước đó.
Ngồi ra cịn có nhiều luận văn thạc sĩ văn học như: Kiều Thị Sopri (2011),
Truyền thuyết liên quan đến tháp Chăm; Nguyễn Đặng Hải Dương (2009), Đặc
điểm sử thi dân tộc Chăm ở Phú n,… Những cơng trình nghiên cứu khoa học
về lịch sử, văn hoá, văn học Chăm kể trên cung cấp cho người viết những tư liệu
rất hữu ích để đi sâu tìm hiểu về ảnh hưởng, biểu hiện, vai trị và chức năng của
yếu tố biển trong VHDG Chăm.
Năm 1996, Phạm Đức Dương cho in quyển sách “Biển với người Việt cổ”
(tái bản 2014). Đây là cơng trình nghiên cứu sâu sắc về dấu ấn biển trong văn
hoá người Việt cổ trên cơ sở viện dẫn từ huyền thoại, huyền tích liên quan đến
biển với những thành tựu trong nghiên cứu khảo cổ học hiện đại trên khắp đất
nước Việt Nam. Qua đó, người nghiên cứu có một cái nhìn khái quát về sự ảnh
hưởng của biển đến đời sống con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thế Phụ
lụcestocen sang Holosen. Và cũng từ trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu khảo
cổ học hiện đại, người viết khái quát dấu ấn biển trong các vùng văn hoá biển ở
Việt Nam như: Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Bầu Tró, Bầu Dũ - Hồ Bình, Sa

Huỳnh,… Trên cơ sở các di tích và phân tích khảo cổ học và những ngữ liệu lịch
sử, văn hoá, người viết đi đến khẳng định vùng văn hố Sa Huỳnh với cư dân
sống ở mơi trường ven biển, thông thạo nghề biển là tiền đề cho sự ra đời của
vương quốc Champa cổ đại sau đó ở miền này.


4

Năm 2010, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chủ trì biên soạn quyển sách
“Yếu tố biển trầm tích trong văn hố Raglai” của hai tác giả Trần Kiêm Hồng
và Chamaliaq Riya Tiẻnq. Đây là cơng trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu
tố biển trong văn hoá dân tộc Raglai, trong đó có sự ảnh hưởng của yếu tố này
trong ngữ văn dân gian Raglai. Dân tộc Raglai và Chăm có chung nguồn gốc
trong lịch sử và khi thiên di đến vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam, họ có sự
gần nhau về khơng gian sinh tồn và có nhiều quan hệ giao lưu văn hố. Do đó,
yếu tố biển trầm tích trong ngữ văn dân gian Raglai là một gợi ý cho người viết
luận văn đi sâu tìm hiểu về sự ảnh hưởng của yếu tố biển trong VHDG Chăm.
Năm 2014, Nhà xuất bản Quân đội xuất bản quyển sách “Biển trong văn
hoá người Việt” của Nguyễn Thị Hải Lê. Đây là cơng trình đi sâu nghiên cứu sự
ảnh hưởng hay nói cách khác là dấu ấn của yếu tố biển trong văn hoá các dân tộc
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó chủ yếu là người người Việt, Khơme và người Chăm theo tiến trình lịch sử. Cũng trong quyển sách này, tác giả đi
vào khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố biển trong khơng gian, thời gian, trong
văn hố vật chất và văn hoá tinh thần người Việt.
Trong bài viết “Biển trong văn chương Chăm” đăng trên Tạp chí Sơng
Hương tháng 7 năm 2014, Inrasara - nhà thơ, nhà phê bình văn học đồng thời
nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học Chăm đã khái quát sự ảnh hưởng của yếu tố
biển với ngôn ngữ, văn chương Chăm. Đây là bài viết gợi mở trực tiếp cho đề tài
luận văn này.
Vấn đề nghiên cứu VHDG các dân tộc thiểu số nói chung và VHDG
người Chăm nói riêng đang là một hướng đi ngày càng được mở rộng và chuyên

sâu trong địa hạt nghiên cứu văn học dân gian. Những cơng trình khoa học mà
người viết luận văn này dùng đối chiếu, tham khảo để tìm hiểu yếu tố biển trong
VHDG Chăm đều có nhắc đến, lúc chun sâu, khi cịn sơ lược nhưng nhìn
chung khi đi đến những nhận định về nguồn gốc và môi trường sinh tồn của cư


5

dân Chăm cổ, các tác giả, nhà nghiên cứu đều có chung một nhận định thống
nhất về nguồn gốc biển của cộng đồng này. Ở một vài cơng trình, yếu tố biển
được phản ánh, khúc xạ trong đời sống văn hoá tâm linh, kiến trúc, văn chương
Chăm cũng được nhắc đến tuy còn sơ lược hoặc chỉ là điểm qua. Đơi khi có
những nhận định chắc chắn. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những sự tìm tịi, khám
phá để đi đến một nhận định bao quát, một sự phân tích chuyên sâu, toàn diện về
sự ảnh hưởng của yếu tố biển trong mọi thể loại VHDG Chăm. Thực hiện đề
tài Yếu tố biển trong VHDG Chăm là kế thừa thành tựu của những cơng trình
của các nhà khoa học trước, đồng thời kết hợp với những nghiên cứu thực tế của
bản thân người viết, nhằm góp phần đưa ra kết luận khoa học về sự ảnh hưởng
của yếu tố biển trong đời sống cư dân Chăm, qua sự phản ánh của yếu tố này
vào các thể loại văn học dân gian của cộng đồng Chăm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc xác lập phương pháp nghiên
cứu được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
các kết luận của công trình. Vì vậy, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi luôn
thận trọng trong việc lựa chọn và vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp đã
được gợi mở từ các nhà khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn.
Nhằm xác lập sự ảnh hưởng của một yếu tố đời sống khách quan trong
VHDG của một cộng đồng người, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương
pháp: thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
liên ngành,… Trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê - mô tả: Phương pháp này được chúng tôi sử
dụng để khảo sát, lập bảng tần suất xuất hiện của yếu tố biển trong các thể loại
mà luận văn tập trung nghiên cứu.


6

Phương pháp phân tích so sánh: Chúng tơi sử dụng phương pháp này
để so sánh yếu tố biển trong các thể loại khác nhau của VHDG Chăm và nét
tương đồng cũng như khác biệt của yếu tố biển trong VHDG Chăm với VHDG
Raglai, VHDG Việt.
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đây là một trong những phương pháp
quan trọng nhất, chúng tôi phân loại sự xuất hiện của yếu tố biển theo từng thể
loại và xem xét tác dụng của yếu tố này đối với cấu trúc của văn bản.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp người
nghiên cứu tìm ra những mối liên hệ khoa học giữa các yếu tố tác động đến đối
tượng nghiên cứu như sự tác động của môi trường sinh tồn, sự giao lưu văn hố,
lịch sử đến sự hình thành và đặc trưng của một nền văn học.
4. Mục đích nghiên cứu
Đặt ra vấn đề nghiên cứu yếu tố biển trong VHDG Chăm, chúng tơi
hướng đến mục đích mơ tả biểu hiện của yếu tố này trong các thể loại cơ bản
(chủ yếu trong truyện kể dân gian), sau đó lí giải ngun nhân sự ảnh hưởng, vai
trò, chức năng của yếu tố này trong VHDG Chăm.
Đạt được mục đích đề ra, luận văn sẽ góp phần vào việc hiểu rõ hơn về
nguồn gốc và sự ảnh hưởng của yếu tố biển trong đời sống tinh thần của người
Chăm.
Với kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi mong muốn đóng góp một
phần cơng sức nhỏ để giúp những người yêu mến VHDG Chăm thuận lợi hơn
trong kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa truyền
thống dân tộc Chăm.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là yếu tố biển xuất hiện trong
VHDG dân tộc Chăm. Trong quá trình khảo sát, để làm rõ ảnh hưởng của yếu tố


7

này đến đời sống người Chăm và do đó yếu tố này được phản ánh trong di sản
tinh thần của cộng đồng người Chăm, chúng tơi có sự mở rộng liên hệ với sự
ảnh hưởng của yếu tố biển với các hình thái nghệ thuật khác của người Chăm
như điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc,… Bên cạnh đó, dân tộc Raglai là một cộng
đồng có quan hệ gần gũi nhất với người Chăm trong số các dân tộc ít người có
nguồn gốc Nam Đảo, vì vậy chúng tơi có sự liên hệ so sánh với yếu tố biển
trong VHDG Raglai để củng cố thêm lập luận về sự có mặt của yếu tố này trong
văn chương các dân tộc có nguồn gốc Nam Đảo nói chung và VHDG Chăm nói
riêng. Ngồi ra, do có mối quan hệ mật thiết trong lịch sử, hai dân tộc Việt Chăm có sự giao thoa, tiếp biến văn hố lẫn nhau nên chúng tơi cũng có một vài
sự so sánh dấu ấn của yếu tố biển giữa VHDG Chăm và Việt để có thêm một
cách nhìn bao quát, đa diện hơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là yếu tố biển trong VHDG Chăm, cụ thể là
khảo sát truyện kể dân gian với các thể loại sau: Thần thoại, Truyền thuyết,
Truyện Cổ tích, Sử thi và điểm qua một vài thể loại thơ ca dân gian như: Truyện
thơ, Ca dao- dân ca, Tục ngữ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn trình
bày thành 3 chương:
Chương 1. Khái quát về tộc người Chăm và VHDG Chăm
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát về nguồn gốc, đặc điểm
của dân tộc, văn hoá Chăm, đồng thời giới thiệu sơ lược về quá trình sưu tầm,
nghiên cứu và những đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật của các thể loại
VHDG Chăm. Cũng trong chương này, chúng tôi làm rõ khái niệm yếu tố biển,

những cơ sở để xác định có yếu tổ biển trong các tác phẩm VHDG Chăm.
Chương 2. Những biểu hiện của yếu tố biển trong VHDG Chăm


8

Chương này nhằm thống kê, mô tả biểu hiện của yếu tố biển trong VHDG
Chăm qua từng thể loại, từng tác phẩm cụ thể, bao gồm yếu tố biển trong Thần
thoại, Truyền thuyết, Truyện Cổ tích, Sử thi, Truyện thơ, Ca dao- dân ca, Tục
ngữ. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng có một số so sánh biểu hiện yếu tố biển trong
VHDG Chăm với VHDG Raglai, Việt (Kinh).
Chương 3. Vai trò, chức năng của yếu tố biển trong VHDG Chăm
Chương này chỉ ra một số vai trò, chức năng cơ bản của yếu tố biển trong
các sáng tác VHDG Chăm như chức năng phản ánh đời sống cộng đồng cư dân
Chăm, chức năng tham gia vào cấu trúc của tác phẩm VHDG Chăm.
Ba chương trong luận văn được kết dính, nối tiếp, bổ sung cho nhau,
trong đó trọng tâm là chương 3, xác lập vai trò chức năng của các yếu tố biển
trong VHDG Chăm.
Ngồi phần chính văn, phần Phụ lục tập hợp tất cả các văn bản VHDG
Chăm mà người viết đã sưu tầm, khảo sát để hoàn thành luận văn. Trong đó, sau
mỗi văn bản, người viết có thống kê một số yếu tố biển xuất hiện nhiều, cùng
với các vai trị, chức năng cơ bản. Ngồi ra, đầu quyển Phụ lục, người viết cũng
thống kê tổng hợp sự xuất hiện của yếu tố biển theo từng tác phẩm, từng thể
loại.


9

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI
VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM


1.1. Vài nét về tộc người Chăm
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Một bộ phận của người Nam Đảo đã thiên di đến vùng biển miền Trung
Việt Nam ngày nay. Họ trở thành người Chăm với tư cách là cư dân của vương
quốc cổ Champa. Nhưng họ không phải là những người đầu tiên có mặt ở vùng
đất này.
Nhà nghiên cứu người Áo R. Heiner Gelder (1932) đã đưa giả thuyết về
quê hương ban đầu của người Nam Đảo ở vùng đất phía Nam Trung Hoa rồi sau
đó mới thiên di xuống vùng Đông Nam Á hải đảo. Cùng đồng quan điểm này có
các nhà nghiên cứu như: Colani, H. Otley Beyer, Bellwood Peter, Anthony
Reid,… Trong khoảng thiên niên kỷ thứ III tr.CN, dân Nam Đảo đã tập trung
xung quanh các đảo Philippine và Indonesia ngày nay. Họ tiếp tục đời sống
nông nghiệp, làm đồ gốm và đặc biệt là đóng thuyền đi biển. Cũng bắt đầu từ
đó, họ thực hiện những chuyến đi ngang dọc trên biển, in dấu ấn mình vào lịch
sử nhân loại như một tộc người giỏi đi biển và sinh sống gắn với biển khơi.
Một giả thuyết khác về quê hương ban đầu của người Nam Đảo, học giả
người Mỹ Soheim II cho rằng dân Nam Đảo (hay Nusantao, theo cách gọi của
ông) xuất phát từ đảo Mindanao (Philippine) theo gió mùa vào biển Đông (miền
Trung và Nam Việt Nam ngày nay), rồi mới đến miền Nam Trung Quốc, Đài
Loan và Nhật Bản. Một bộ phận cịn đi về phía Nam lục địa Châu Á, tới tận bờ
biển Đông Phi. Họ định cư lại ở một nơi, một nhóm dân cư, mở ra sự trao đổi
sản phẩm và giao lưu văn hoá rộng lớn. [dẫn theo 105, tr.22]


10

Nhìn chung các học giả nếu cịn phân vân về quê hương ban đầu của
người Nam Đảo thì lại dễ dàng thừa nhận khả năng thiên di trên biển và vai trò
tiên phong mở ra những con đường đi biển của họ. Chính người Chàm về sau đã

biết lợi dụng thế mạnh này của tộc người trong việc giao lưu với thế giới bên
ngoài.
Từ khoảng cuối thế kỉ thứ II tr.CN, nhóm Nam Đảo phía Đơng
(Indonesia) tung hồnh trên biển Thái Bình Dương đến Tonga, Samoa, Hawai và
Newzeland. Cùng thời gian đó, nhóm Nam Đảo phía Tây đã thực hiện những
chuyến đi đáng kinh ngạc. Họ đến vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay để
sau này tạo nên nhóm Austronesia-Chàm, tới Borneo, Java, Sumatra, Sulawesi.
Một bộ phận cũng từ đây thiên di tới tận Madagaskar, nơi đã có những bản địa
Java hoá giống họ định cư và dần dần tạo nên một nền văn hố
Malayopolynesian phía Tây phát triển độc lập. Có lẽ đây chính là nhóm Nam
Đảo mà biên niên sử Bồ Đào Nha thế kỉ XVII lưu ý đến. [dẫn theo 74, tr.19]
Khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt của người Nam Đảo ở bờ biển Việt
Nam từ cuối thiên niên kỷ thứ II tr.CN. Tuy nhiên, những đợt thiên di đáng kể
của họ đến vùng biển này nằm trong khoảng thời gian 500 năm tr.CN cho đến
đầu Công nguyên và tập trung rõ nhất ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Cùng trong
khoảng thời gian này, dấu vết những vùng quần cư của họ còn rải ra đến tận
Quảng Bình và lan vào đến ven biển Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Một
nhánh cịn đến tận An Giang, Kiên Giang, sau này đọng lại ở nước “Chí Tơn” –
Naravara Nưgara mà có lẽ cũng chính là một bộ phận chủ chốt của cư dân
vương quốc cổ Phù Nam vào những thế kỉ đ.CN. [87, tr.46]
Theo Hà Bích Liên trong Luận án tiến sĩ đề tài Quan hệ giữa vương quốc
Champa cổ với các nước trong khu vực, dân Nam Đảo vốn là những người đi
biển cừ khơi, thiên di nhiều và có thói quen sống phiêu du trên biển. Điều đó nói
lên nhiều ý nghĩa, song khơng có nghĩa là họ khơng có thói quen sống trên đất


11

liền. Những bãi mộ chum ở Bình Châu, Long Thạnh, Quảng Ngãi mà các nhà
khảo cổ học phát hiện ra không thể là việc diễn ra trong một ngày, một tháng.

Những dấu vết cư trú còn nằm ven bờ biển Việt Nam, và gần đây nhất, năm
1993, người ta còn phát hiện thêm một di chỉ cư trú gần Sa Huỳnh. [74, tr.20]
Rõ ràng người Nam Đảo đã đến bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là trên
dưới 1000 năm tr.CN, ăn đời ở kiếp nơi đây, và chắc chắn là đã diễn ra một quá
trình cộng cư hồ bình với những nhóm dân bản địa sống thưa thớt nhưng đã có
mặt trước khi người Nam Đảo thiên di đến. Chính sự có mặt của người Nam
Đảo và sự cộng cư này là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của những
nền văn hoá và vùng văn hố sau đó ở ven biển miền Trung.
Vùng biển miền Trung xưa hội tụ được những điều kiện cho khả năng tập
trung dân cư mà trước hết phải kể đến biển như là yếu tố đầu tiên. Hơn nữa,
đây cũng là nơi có những dịng sơng lớn đổ ra biển và tạo nên những đồng bằng
nhỏ.
Tài liệu chính sử Trung Quốc cho thấy, người Chăm lập quốc sớm nhất
vào thế kỉ thứ II, sau cuộc khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khu Liên vào năm
190 và họ gọi đó là nước Lâm Ấp. Lâm Ấp ban đầu chỉ bao gồm vùng Bắc
Chăm (địa bàn chủ yếu của văn hoá Sa Huỳnh). Thuật ngữ Lâm Ấp lần đầu tiên
xuất hiện trong thư tịch cổ vào năm 231 khi Lữ Đại đánh lấy Giao Châu cho nhà
Ngô. Khi ấy Lâm Ấp vương sai sứ đến cống nộp. Phong kiến phương Bắc không
thừa nhận vương triều Lâm Ấp và thường tổ chức tấn cơng hịng tiêu diệt họ,
khơi phục lại nền đô hộ. Đến năm 421 về sau, phong kiến phương Bắc mới chấp
nhận nước Lâm Ấp có quan hệ bang giao với họ.
Theo Lương Ninh trong cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1), trước khi Lâm Ấp
lập nước và sau đó phát triển song song cùng Lâm Ấp, vùng duyên hải phía
Nam miền Trung ngày nay tồn tại một tiểu quốc độc lập mà sau này có lẽ là
vùng Panduranga của Champa. [86, tr.23]


12

Từ hai tiểu quốc này, vào khoảng thế kỉ IV, vương quốc Champa đã được

thống nhất. Như vậy, một vương quốc cổ của cư dân ven biển miền Trung Việt
Nam xưa đã hình thành. Từ những nhóm người Nam Đảo lênh đênh trên biển rồi
định cư nơi đây, năm tháng đi qua, họ đã xây dựng vương quốc cổ Champa – trở
thành tộc Chăm. Người Chăm đã biến bờ biển tự nhiên thành khu vực có dân cư
sinh sống, có lịch sử phát triển riêng của mình. [3, tr.25]
Theo Nguyễn Thị Thu Vân, người ta khơng xác định được chính xác thời
điểm bắt đầu gọi tên Champa. Cái tên này lần đầu tiên được ghi trên một bia đá
bằng Phạn ngữ khắc vào năm 658 tìm thấy ở miền Trung Việt Nam và trên một
tấm bia khác của Campuchia viết vào năm 668. Chắc rằng Champa là tên chính
thức mà thị tộc Dừa tự gọi sau khi đã lập nước Lâm Ấp, tiếp thu ảnh hưởng của
Ấn Độ và sáp nhập với lãnh thổ của thị tộc Cau. Bởi vì, cũng trong thế kỉ thứ
VII, một số bia đá tìm thấy ở Nha Trang đã chứng minh là vương quốc Champa
từng nắm quyền cai trị ở miền Nam. Thêm vào đó, sử liệu Trung Quốc cũng
nhắc đến danh xưng Tchang-tch’eng (tiếng Việt gọi là Chiêm Thành) vào năm
859. Tchang-tch’eng hay Chiêm Thành là danh từ phiên âm từ Phạn ngữ
Campapura “thành phố Champa”. Tên gọi chính thức của vương quốc Champa
cịn là tên một lồi hoa – hoa đại nhưng cũng là tên một địa phương ở vùng đông
bắc Ấn Độ. [dẫn theo 118, tr.24]
Từ khi lập nước cho đến thế kỉ VII, vương quốc Champa đã trở thành một
quốc gia hùng mạnh, lãnh thổ chạy dài từ cửa An Nam (núi Hồnh Sơn, Quảng
Bình) đến đồng bằng sơng Đồng Nai ở phía nam. Vương quốc này phân thành 5
tiểu vương quốc, gồm: Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga.
Một tiểu vương quốc có một thể chế chính trị độc lập.
Quốc danh Chiêm Thành đã chính thức mất năm 1693 khi vua Chiêm
Thành cuối cùng là Bà Tranh bị bắt rồi chết. Đất Chiêm Thành đổi thành trấn
Thuận Thành. Đến năm 1693, chúa Nguyễn phong cho Kế Bà Tử làm phiên


13


vương trấn Thuận Thành. Chức danh phiên vương trấn Thuận Thành cũng chấm
dứt năm 1794 khi phiên vương Tài theo Tây Sơn bị giết chết.
Như vậy, dù còn nhiều giả thuyết xoay quanh nguồn gốc ban đầu của
người Chăm cổ đại, song dù ở giả thuyết nào vẫn khẳng định người Chăm có
hồn cảnh sống, trải qua hàng trăm năm gắn liền mật thiết với biển.
Lịch sử của vương quốc Champa có nhiều cuộc xung đột với Trung
Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính do những
cuộc xung đột này mà Champa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia
có tổ chức chính quyền và quân sự tốt hơn. Champa trong quá khứ là một nước
chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ
được bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.2. Một vài đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hố Chăm
Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở duyên hải Nam Trung Bộ
của Việt Nam và đã có q trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng
ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội, chủ yếu là do chiến tranh và mâu
thuẫn nội bộ, người Chăm khơng cịn cư trú tập trung ở vùng này mà phân bố
rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Căn cứ số liệu cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì dân tộc
Chăm ở Việt Nam có 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành
phố. Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh như Ninh Thuận 67.247 người,
chiếm tỷ lệ 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam; Bình Thuận 34.690 người,
chiếm tỷ lệ 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam; Phú Yên 19.945 người,
An Giang 14.209 người, Thành phố Hồ Chí Minh 7.819 người, Bình Định 5.336
người, Đồng Nai 3.887 người, Tây Ninh 3.250 người.
Do đặc điểm cư trú, tính chất tơn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng
miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính


14


là Chăm H’roi, Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận và Chăm Nam Bộ. Nhóm Chăm
H’roi chủ yếu cư trú ở vùng Bình Định, Phú n. Họ theo tín ngưỡng ngun
thủy, khơng chịu ảnh hưởng của tơn giáo nào và có nhiều nét văn hóa tương
đồng với người Ba Na, Ê Đê sinh sống xung quanh. Nhóm Chăm Ninh Thuận Bình Thuận gồm những người Chăm Bàlamơn theo tín ngưỡng đa thần của Ấn
Độ giáo và người Chăm Bàni theo Hồi giáo, thờ Ala và thiên sứ Mohamet. Tuy
nhiên, Hồi giáo của người Chăm Bàni đã bị bản địa hóa sâu sắc, thống nhất với
các yếu tố tín ngưỡng dân gian và cơ lập với Hồi giáo thế giới. Nhóm Chăm
Nam Bộ theo Hồi giáo chính thống, cịn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân biệt
với người Chăm Bàni theo Hồi giáo (cũ). Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây
Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Họ vốn là những người Chăm di cư từ Việt
Nam sang Campuchia, và do những nguyên nhân khách quan, quay trở lại và
sinh sống ở khu vực Nam Bộ.
Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí thuận lợi nhất trên con đường
giao lưu quốc tế Đông – Tây, Trung Quốc với Ấn Độ, và xa hơn tới Địa Trung
Hải. Các cảng của Champa đóng vai trị như cảng cuối cùng trước khi những
con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân
đầu tiên khi từ Trung Quốc đi Malacca.
Sự cho phép của điều kiện tự nhiên và thói quen văn hố tộc người đã
sớm hình thành ở người Chăm một truyền thống đánh cá, đóng thuyền đi biển
dày dạn kinh nghiệm. Đến cuối thế kỉ IV, những người Nam Đảo, trong đó có
người Chăm đã đóng vai trị như những “con thoi” trên vùng biển Đông và Nam
Á, gắn bó những hịn đảo Đơng Nam Á trong hệ thống thương mại thế giới.
Trong những tuyến giao thương mà người Nam Đảo có liên quan trực tiếp, thì
Champa giữ vị trí quan trọng nhất trên tuyến đường biển Nam Trung Hoa. Ngay
từ đầu công nguyên, bờ biển Champa đã là nơi thu hút những tàu bè gần xa cập
bến vì nhiều lí do khác nhau. Họ ghé vào cửa Đại Chiêm, cảng Pandurang, Thi


15


Nại (Vijaya) để lấy nước, thực phẩm, để nghỉ ngơi hay để tránh những cơn bão
với mật độ khá dày ở vùng biển này. Biển là điều kiện đầu tiên để Champa
mở ra con đường giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.
Người Chăm là một dân tộc đóng ghe bầu giỏi giang bởi kết hợp truyền
thống ghe bầu Mã Lai và hội nhập những yếu tố thuyền biển Ấn Độ Dương và
Địa Trung Hải. Champa có hàng trăm thuyền lầu. Đó là các chiến thuyền và
thương thuyền dài hơn 20 trượng (khoảng 60 mét) cao hơn mặt nước 2-3 trượng
(khoảng 6 mét) trông như nhà gác, chở được khoảng 6-7 trăm người, hàng vạn
hộc để chứa sản vật. [14, tr.16]
Dân cư Champa chủ yếu sống rải rác ven biển và trong nội địa thì cư trú
bên những dịng sơng. Địa hình cư trú bị chia cắt bởi các đèo ngang đổ từ núi ra
biển tạo nên các vùng đồng bằng nhỏ và liên lạc với nhau bằng đường bộ rất khó
khăn nên người ta liên lạc với nhau chủ yếu bằng đường biển. Và nghề biển là
một trong những nghề giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân
Chăm cổ đại.
Tín ngưỡng của người Chăm phong phú, đa dạng. Là bộ phận cấu thành
nền văn hố Chăm, tín ngưỡng người Chăm chi phối sâu sắc trong đời sống
cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tín ngưỡng sơ khai, tín
ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nơng
nghiệp, lễ nghi vịng đời,… Hiện nay trong đời sống người Chăm vẫn cịn tồn tại
hình thức tô tem giáo thể hiện qua tục thờ các loại cây, thờ dòng núi (atâu cơk)
và dòng biển (atâu tasik) của các dịng họ Chăm. Tín ngưỡng người Chăm,
ngồi lễ nghi liên quan đến chu kì vịng đời người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh,
đám cưới, đám tang, lễ nhập Kut… họ cịn có các nghi lễ khác như lễ hội múa
Rija Harei (lễ múa ban ngày)…Ngoài lễ nghi trên họ cịn cúng tế trong các lễ
nghi nơng nghiệp như lễ cúng thần lúa (yang sri), lễ xuống cày (ngak yang trun
li-oa), lễ đắp đập khai mương (trun jamnưng hatăm). Cùng với các lễ nghi đó


16


người Chăm tôn thờ các vị thần núi thần sông, thần sấm sét, thần mặt trời, thần
đất, thần sóng biển…
Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền
tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia kí,… Hầu hết từ miền Trung cho
đến Tây Ngun, nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền
tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đền tháp đối với người
Chăm.
Theo bia kí Chăm, ngay vào thế kỉ thứ V-VII người Chăm đã xây dựng
đền tháp để thờ thần. Trước đó, tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam – Đà Nẵng)
người ta đã tìm được dấu vết một ngơi đền bằng gỗ thờ thần SivaBhadravarman. Tiếp sau đó và kéo dài cho đến thế kỉ XVII, các đền tháp
Champa tiếp tục ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà
Kiệu, Bằng An, Chiên Đàng (Khánh Hoà), Po Klaung Garai, Po Rôme (Ninh
Thuận), tháp Po Sah Inư, Po Dam (Bình Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây
Nguyên)… Tất cả đền tháp Chăm được xây dựng để thờ ba vị thần chính: Siva,
Vishnu, Brahma. Về sau, tháp Chăm ngồi thờ thần Ấn giáo họ còn thờ các vị
vua Chăm như tháp Po Klaung Garai, Po Rôme (Ninh Thuận).
Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao
gồm một tháp trung tâm hình vng, mái thơn nhọn tượng trưng cho ngọn núi
Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần. Xung quanh tháp
chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và
ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây
dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
Văn hoá Chăm đầy sức sống và bản sắc. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc,
múa nhạc phát triển có vẻ như vượt lên trên những điều kiện về tiềm năng cho
phép. Dân tộc Chăm luôn tự hào về những ngơi tháp Champa cổ kính xây dựng
bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Champa cổ xưa đã được chạm khắc vào


17


các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt
tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người
Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo
của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được
sự giao lưu văn hoá, q trình phát triển của tộc người.
Người ta cịn thấy nhiều nét chạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện
nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn
mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật
truyền thống luôn được cộng đồng này nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền
cho nhau từ bao đời nay.
Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội
múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội.
Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm
rơng, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của
họ. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác
nhau. Múa bóng mang tính tơn giáo và cũng rất phổ biến. Nét đặc trưng của múa
Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa thường gồm hai trống
ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Champa nhằm phơ diễn
vẻ đẹp của con người.
Người Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời
như thêu, dệt, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh
cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ
rất sớm và ln có những cải tiến về giống và thủy lợi. Lúa Chiêm ngày nay
được ghi nhận như là một đặc sản đã có từ lâu đời trong truyền thống nơng
nghiệp Chămpa.
Nghề làm đồ gốm là một trong những nghề phổ biến nhất của người
Chăm. Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như



18

gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước,
chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất
dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chăm còn
được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa.
Người Chăm thường sinh sống tập trung trong paley Chăm (làng Chăm).
Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tơn giáo nhất định,
gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính
của làng là Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó Po Paley là
người đóng vai trị rất quan trọng trong paley. Luật tục Chăm ghi:
“Ếch có nắp đậy hang,
Làng có chủ cai quản”
Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu
phong tục tập qn, ln vì mọi người, có lịng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng
phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc,
con cháu sum họp đồn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:
“Cây to lan toả một lịng,
X ra che mát cho người dừng chân”
Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trơng coi về
vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều
là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập
qn, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tơn giáo của người Chăm; có quyền phân
xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi
phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm
các tu sĩ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra
khỏi cộng đồng.


19


Mỗi một dịng họ có một trưởng họ (Akauk Guăp) và một vật tổ riêng.
Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục
tập qn, có uy tín trong dịng họ, gia đình giàu có, khơng được có chồng chắp
vợ nối.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con gái Chăm hỏi và cưới chồng về ở
nhà mình. Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ nữ thần vẫn tồn tại trong đời sống
văn hoá tâm linh người Chăm ngày nay. Đàn ông lo việc ngồi nhà, đàn bà lo
việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ. Nhà
gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách
nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai
tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà
tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Về nhà cửa, nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khn
viên. Mỗi dịng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia
đình ở qy quần thành một khoảnh hình vng hoặc hình chữ nhật. Trong làng,
các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ.
Trang phục người Chăm của những nhóm dân địa phương khác nhau với
lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngơn
ngữ hoặc khu vực. Đàn ơng lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại
khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn nhạt màu vàng hoặc bạc, ở hai đầu khăn có
các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc tơn giáo, hai đầu
khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc
áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hơng thắt lưng, thường là áo màu trắng,
trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp.
Về trang phục nữ, phụ nữ các nhóm người Chăm thường đội khăn. Khăn
được phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, quấn theo lối chữ nhân hay dùng
loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có



×