BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
KỸ NĂNG THÍCH ỨNG TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 1 TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 603 180
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Tứ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
9. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA SINH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ..........................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 10
1.2. Lý luận về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong hoạt động học tập ... 12
1.2.1. Kỹ năng ............................................................................................. 12
1.2.2. Kỹ năng sống .................................................................................... 16
1.2.3. Thích ứng .......................................................................................... 22
1.2.4. Kỹ năng thích ứng ............................................................................. 33
1.2.5. Hoạt động học tập của sinh viên ....................................................... 38
1.2.6. Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập...................................... 47
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng của sinh viên trong hoạt
động học tập .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA SINH
VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ........................................... 58
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .................................................... 58
2.1.1. Mẫu khảo sát ..................................................................................... 58
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 60
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1
trong hoạt động học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM ..... 65
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thích ứng và vai trị của kỹ năng
thích ứng trong hoạt động học tập................................................................... 65
2.2.2. Thực trạng về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong mục đích học
tập
........................................................................................................... 69
2.2.3. Thực trạng về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong nội dung học
tập
........................................................................................................... 72
2.2.4. Thực trạng về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong phương pháp
học tập ........................................................................................................... 76
2.2.5. Thực trạng về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong các điều kiện
học tập khác..................................................................................................... 79
2.2.6. Ứng xử của sinh viên trong những tình huống giả định ................... 84
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng KNTƯ của SV năm 1 trong
HĐHT ........................................................................................................... 86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG
THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 94
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp......................................................................... 94
3.1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................... 94
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 97
3.2. Đánh giá tính khả thi và cấp thiết của một số biện pháp cụ thể .......... 100
3.2.1. Các biện pháp tác động vào sinh viên............................................. 100
3.2.2. Các biện pháp tác động vào giáo viên ............................................ 104
3.2.3. Các biện pháp tác động vào nhà trường.......................................... 107
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................115
I. KẾT LUẬN ................................................................................................ 115
II. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................121
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô tại trường Đại
học Sư Phạm Tp.HCM và trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho chúng tơi trong q trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến các bạn sinh viên tại trường
đại học Sư Phạm Tp.HCM và trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm
Tp.HCM đã hỗ trợ, tạo điều kiện, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ tích cực cho
chúng tơi trong q trình nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Tâm lý –
giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã giảng dạy, giúp đỡ lớp cao học
tâm lý khóa… trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn phòng sau đại
học đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cao học lớp…
Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ – người
hướng dẫn khoa học đã ln động viên, khích lệ và hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
Đại học Công nghiệp Thực phẩm
ĐHCNTP
Đại học Sư phạm
ĐHSP
Độ lệch chuẩn
ĐLC
Điểm trung bình
ĐTB
Điều kiện học tập
ĐKHT
Hoạt động học tập
HĐHT
Khoa học Xã hội
KHXH
Khoa học Tự nhiên
KHTN
Kỹ năng
KN
Kỹ năng thích ứng
KNTƯ
Mục đích học tập
MĐHT
Nội dung học tập
NDHT
Phương pháp học tập
PPHT
Phương pháp
PP
Giáo viên
GV
Sinh viên
SV
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân bố sinh viên theo trường, khối, ngành học ............................ 58
Bảng 2.2: Phân bố sinh viên về giới tính, hồn cảnh đang sống, khối .......... 59
Bảng 2.3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về kỹ năng thích ứng ................ 65
Bảng 2.4: Đánh giá sự cần thiết của kỹ năng thích ứng đối với hoạt động học
tập của sinh viên và giáo viên ......................................................................... 66
Bảng 2.5: So sánh kết quả đánh giá sự cần thiết của kỹ năng thích ứng đối với
hoạt động học tập của các nhóm đối tượng..................................................... 67
Bảng 2.6: Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về mục đích học tập ...... 69
Bảng 2.7: Đánh giá thái độ của sinh viên đối với mục đích học tập .............. 70
Bảng 2.8: Đánh giá kỹ năng thực hiện của sinh viên trong mục đích học tập 71
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về nội dung học tập ....... 73
Bảng 2.10: Đánh giá thái độ của sinh viên về nội dung học tập ..................... 74
Bảng 2.11: Đánh giá kỹ năng thực hiện của sinh viên trong nội dung học tập ..
......................................................................................................................... 75
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về phương pháp học tập
......................................................................................................................... 77
Bảng 2.13: Đánh giá thái độ của sinh viên về phương pháp học tập .............. 77
Bảng 2.14: Đánh giá kỹ năng thực hiện của sinh viên trong phương pháp học
tập. ................................................................................................................... 78
Bảng 2.15: Đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng thích ứng của sinh viên về các
điều kiện học tập khác nhau ............................................................................ 80
Bảng 2.16: Bảng Trị số trung bình về mức độ thể hiện kỹ năng thích ứng
trong học tập của học sinh ............................................................................... 83
Bảng 2.17: Ứng xử của SV trong những tình huống giả định ........................ 86
Bảng 2.18: Đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến
KNTƯ xuất phát từ phía sinh viên .................................................................. 87
Bảng 2.19: Đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
KNTƯ xuất phát từ phía giáo viên.................................................................. 89
Bảng 2.20: So sánh đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên ngồi ảnh
hưởng đến KNTƯ xuất phát từ phía nhà trường ............................................. 90
Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp xuất phát từ yếu
tố bên trong – phía sinh viên ......................................................................... 100
Bảng 3.2: Bảng đánh giá mức độ tính khả thi của các biện pháp xuất phát từ
sinh viên ........................................................................................................ 102
Bảng 3.3: Bảng đánh giá mức độ cấp thiết các biện pháp tác động vào giáo
viên ................................................................................................................ 104
Bảng 3.4: Bảng đánh giá mức độ khả thi các biện pháp tác động vào giáo viên
....................................................................................................................... 106
Bảng 3.5: Bảng đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp xuất phát từ nhà
trường ............................................................................................................ 108
Bảng 3.6: Bảng đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp xuất phát từ nhà
trường ............................................................................................................ 110
Bảng 3.7: Lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để hướng dẫn kỹ năng thích ứng .
....................................................................................................................... 113
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: So sánh đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên trong ảnh
hưởng đến KNTƯ xuất phát từ phía sinh viên ................................................ 88
Biểu đồ 2.2: So sánh đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên ngồi ảnh
hưởng đến KNTƯ xuất phát từ phía giáo viên ............................................... 90
Biểu đồ 2.3: So sánh đánh giá của SV và GV về các yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến KNTƯ xuất phát từ phía nhà trường ............................................. 91
Biểu đồ 3.1: So sánh đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp từ phía sinh
viên giữa các nhóm khảo sát ......................................................................... 102
Biểu đồ 3.2: So sánh đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp từ phía sinh
viên giữa các nhóm khảo sát ......................................................................... 103
Biểu đồ 3.3: So sánh đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp xuất phát từ
giáo viên giữa SV và GV .............................................................................. 105
Biểu đồ 3.4: So sánh đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp xuất phát từ
giáo viên giữa SV và GV .............................................................................. 107
Biểu đồ 3.5: So sánh đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp xuất phát từ
nhà trường giữa SV và GV............................................................................ 109
Biểu đồ 3.6: So sánh đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp xuất phát từ
nhà trường giữa SV và GV............................................................................ 111
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ lựa chọn kỹ năng học tập cần được cung cấp để thích ứng
với hoạt động học tập .................................................................................... 112
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tốc độ phát triển của kinh tế xã hội ngày càng cao, đòi hỏi mỗi cá
nhân phải có nhiều năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang đổi thay.
Đặc biệt, đối với sinh viên thì vấn đề này lại vơ cùng bức thiết vì đây là
nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát
triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là
một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất
nước”,“tập trung nâng cao chất lượng đào tạo”, “xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh”. Năm 1996, Ủy ban quốc tế về giáo dục UNICEF đã khẳng
định vai trò của giáo dục là “Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định
mình; Học để cùng chung sống, trong đó Học để cùng chung sống được coi là
một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại”. Điều này cho thấy,
một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục không chỉ nhằm trang bị
cho người học những tri thức chun mơn mà cịn phải hình thành kỹ năng
sống, giá trị và thái độ nghề nghiệp cần thiết để con người bước vào đời.
Khác với cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học địi hỏi sinh viên
phải có những kỹ năng, phương pháp học tập mới để có thể tự ý thức, chủ
động tìm kiếm kiến thức, tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội thông tin.
Do vậy, nếu sinh viên không có kỹ năng thích ứng tốt sẽ khơng đáp ứng được
các nhu cầu mà xã hội đặt ra. Bên cạnh đó, sinh viên năm 1 là những người
đang chuyển từ môi trường phổ thông sang môi trường Đại học với hàng loạt
sự thay đổi từ nội dung học tập, phương pháp học, mối quan hệ bạn bè, thầy
cô khác biệt khiến các em bỡ ngỡ, hụt hẫng. Ngoài ra, do hoàn cảnh sống,
2
xuất thân từ nhiều vùng miền, điều kiện kinh tế khác nhau lại phải xa nhà lên
thành phố, thị trấn học – nơi tập trung các trường Đại học lớn. Đa số các em
không chuẩn bị tâm lý và các điều kiện để thích nghi mà ngược lại trong vài
năm đầu của lứa tuổi sinh viên các em tự mày mị, cảm tính và trải nghiệm
những khó khăn và thất bại. Nhiều em không theo kịp, chán nản, mất hứng
thú, khơng định hình được mục tiêu và phương hướng nên bỏ học. Do vậy,
việc cung cấp các kỹ năng để các em biết cách thích ứng là cực kì quan trọng
nhằm hạn chế sự mất mát, tổn thương về tinh thần, hiệu quả học tập và sớm
đưa các em hòa nhập vào môi trường học đường đầu tiên của Đại học.
Trong khi đó, khơng nhiều các cơng trình nghiên cứu về đề tài này, vài
năm trở lại đây có một số nhà tâm lý đã rất quan tâm nghiên cứu về sự thích
ứng học tập, các khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập mà chưa đưa ra các
biện pháp cụ thể nhằm xây dựng những kỹ năng cơ bản để các em chuẩn bị
tâm lý và đối đầu (ứng biến) để hịa nhập.
Từ những lí do trên, đề tài “Kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1
trong hoạt động học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM”
được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong hoạt
động học tập. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng
này cho sinh viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: kỹ năng;
kỹ năng sống; kỹ năng thích ứng; hoạt động học tập; kỹ năng thích ứng trong
hoạt động học tập.
3
3.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong
hoạt động học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM. Làm rõ
nguyên nhân của thực trạng.
3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng thích
ứng của sinh viên năm 1 trong hoạt động học tập.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong hoạt động học tập tại một
số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên năm 1 tại các trường Đại học và các giảng viên đang trực
tiếp giảng dạy.
5. Giả thuyết khoa học
Đa số sinh viên năm 1 tại một số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM
có kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập ở mức độ trung bình. Có thể cải
thiện kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 thơng qua việc tổ chức các biện
pháp hoạt động học tập phù hợp.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng:
Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng thích ứng như là một kỹ năng
sống của sinh viên trên phương diện: sự hình thành kỹ năng thích ứng – đã có
hay chưa? Mức độ biểu hiện kỹ năng ở mức độ: thấp - trung bình - cao và chỉ
xem xét kỹ năng này trong hoạt động học tập.
4
6.2. Giới hạn về khách thể:
Trong phạm vi đề tài này, khách thể nghiên cứu chính là 476 sinh
viên năm 1 tại các trường Đại học sư phạm Tp.HCM và Đại học Công nghiệp
Thực Phẩm Tp.HCM, khách thể bỗ trợ là 28 GV đang giảng dạy tại 2 trường
trên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực
tiễn trong và ngồi nước về sự thích ứng, mức độ thích ứng; thích ứng trong
hoạt động học tập. Sau đó, hệ thống hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng
khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phân tích,
tổng hợp các cơng trình nghiên cứu có liên quan để xác định các khái niệm
cơng cụ; tổng hợp và phân tích nguồn gốc, các yếu tố ảnh hưởng đến tính
thích ứng; các thao tác trong kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng
hai bảng hỏi khác nhau dành cho sinh viên năm 1 và các thầy, cô trực tiếp
giảng dạy các em để tìm hiểu về kỹ năng thích ứng và mức độ kỹ năng thích
ứng của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn đối với các sinh viên, các thầy, cô – những người
trực tiếp giảng dạy để có thể làm rõ thêm thực trạng kỹ năng thích ứng của
sinh viên năm 1 trong hoạt động học tập.
5
7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 15 for window để xử lý số liệu khảo sát được
nhằm định lượng cho nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Đề tài có những đóng góp về mặt lý luận sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến việc
thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên.
- Bước đầu nghiên cứu về kỹ năng thích ứng của sinh viên trong hoạt
động học tập, đặc biệt là sinh viên năm 1 và xây dựng một số khái niệm công
cụ để phục vụ cho đề tài.
8.2. Về mặt thực tiễn
Phân tích thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong hoạt
động học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
đề xuất những biện pháp để cải thiện kỹ năng đó.
9. Cấu trúc đề tài
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận, danh mục,
tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong
hoạt động học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Tp.HCM.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thích
ứng của sinh viên năm 1 trong hoạt động học tập tại một số trường Đại
học trên địa bàn Tp.HCM.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA SINH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề thích
ứng.
“Thích ứng” hay “thích nghi” – Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ
biến, đặc biệt trong các cơng trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý
nghĩa chỉ những sự thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi
của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Đến đầu thế kỷ 20, thuật
ngữ “thích ứng” được sử dụng trong tâm lý học và một số ngành khoa học xã
hội khác như khoa học giáo dục, kinh tế học, xã hội học.
Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích
ứng, đó là nhà tâm lý học người Anh Herpert Spencer (1820 – 1903) với tác
phẩm nổi tiếng “Những nguyên lý Tâm lý học” (1895). Với tác phẩm này,
dựa trên học thuyết tiến hóa, ơng đã phân tích q trình thích ứng tâm lý ở
con người để đưa ra luận điểm “Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các
mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài”.
Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích
ứng tâm lý, nhưng việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất
sinh học và các q trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ
thể nhằm thích ứng với mơi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý
ý thức theo qui luật sinh học, mang tính chất di truyền mà khơng thấy được
bản chất xã hội của các mối quan hệ giữa “q trình bên trong” và “q trình
bên ngồi” của sự thích ứng.
7
Năm 1980, James William với tác phẩm “The Principles of
Psychology” đã tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và
phát triển tâm lý con người đã dựa trên cơ sở của thích ứng, trong đó cơ chế
thích ứng là cơ chế cơ bản của sự hình thành tâm lý người. Từ đó, ơng cho
rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là: “nghiên cứu mối quan hệ
giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngồi” và ơng khẳng định đó
chính là: “Bản chất của q trình thích ứng của cá thể”.
Năm 1972, D.A. Andreeva đã phân tích khá sâu sắc khái niệm thích ứng.
Tác giả đã nêu lên sự khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi sinh học,
đặc biệt bà đã sử dụng nguyên tắc hoạt động theo quan điểm tâm lý học hiện
đại để nghiên cứu vấn đề thích ứng. Theo bà, “thích ứng là sự thích nghi đặc
biệt của cá nhân với điều kiện,hoàn cảnh mới, là sự thâm nhập vào những
điều kiện mới một cách không gượng ép”. Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa về
thích ứng: "là một quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu có mục đích
của nhân cách, tức là con người vừa thích nghi với điều kiện mới, vừa phải
chủ động thâm nhập vào những điều kiện đó để xây dựng một chế độ hoạt
động mới, phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của điều kiện mới".
Năm 1971, V.I. Alaudie và A.L. Meseracov, trên cơ sở nghiên cứu quá
trình hình thành hoạt động học tập của các sinh viên thuộc khoa Tâm lý học Đại học tổng hợp Maxcơva đã đi đến kết luận: Việc thích ứng của sinh viên
đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình phát
triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịch
sử xã hội. Như vậy, thích ứng ở đây được hiểu là khả năng tự tổ chức học tập
của người học.
Năm 1986, A.V. Petrovxki và các đồng nghiệp nghiên cứu về vấn đề
thích ứng học tập của sinh viên. Ơng cho rằng thích ứng học tập của sinh viên
là một quá trình phức tạp, diễn ra ở nhiều mặt như: 1/ Thích nghi với hệ thống
8
học tập mới; 2/ Thích nghi với chế độ làm việc và nghỉ ngơi; 3/ Thích nghi
với các mối quan hệ mới.
Năm 1990, B.P. Allen (Mỹ) đã tiếp cận vấn đề thích ứng học tập của sinh
viên thơng qua hệ thống các tác động hình thành các kỹ năng học tập ở trường
đại học. Theo tác giả này, điều kiện cơ bản của sự thích ứng học tập của sinh
viên là hình thành ở họ các nhóm kỹ năng: 1/Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian
cá nhân; 2/ Kỹ năng hình thành các hành động học tập và các phẩm chất khác
(như tâm thế, sự lựa chọn các hình thức, nội dung học tập); 3/ Kỹ năng làm
chủ các cảm xúc tiêu cực; 4/ Kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các
thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp. Theo cách hiểu này, sự thích ứng
(hay khơng thích ứng) của sinh viên được giải thích chủ yếu do sinh viên có
(hay thiếu) một số kỹ năng nào đó, mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chức trong hệ
thống giáo dục của nhà trường đại học.
Tác giả B.D. Vunphop đã khẳng định q trình thích ứng như là sự hòa
hợp các mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng
các mâu thuẫn giữa con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự
cân bằng xã hội, là sự khẳng định bản thân trong cuộc sống – tất cả những
điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung của nền giáo dục thực hành. Định
nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà chỉ đề cập đến sự cân bằng
mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến q trình thích
ứng mà thơi.
Theo tác giả Duranop, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét
như là sự tham gia của các nhân vào môi trường văn hóa xã hội, như là một
“q trình” mà ở đó các thơng số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân
phải diễn ra phù hợp với các điều kiện mới của giáo dục.
Tác giả A.G Covaliep đã chỉ rõ: Trong xã hội hiện đại, khi mức độ tích
cực xã hội của sinh viên bị sụt giảm, trong điều kiện đó, nhất thiết phải xác
9
định được các cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả q trình thích ứng của sinh
viên đưa ra được các phương tiện phát triển quá trình này, và do đó cần biên
soạn tài liệu phương pháp khoa học cho các nhà giáo dục bậc đại học để giáo
dục sự thích ứng cho sinh viên.
Về vấn đề này, E.P. Llin và V.A. Nhikitin cũng khẳng định rằng: Tính
hiệu quả của quá trình giáo dục và việc xây dựng “sức khỏe” đạo đức và tâm
lý trong quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề sinh viên thích nghi với
tốc độ đó như thế nào với các điều kiện, hồn cảnh mới.
Theo E.V.Tadevoxian, sự thích ứng với hoạt động học tập – nghề nghiệp
là năng lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và
chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích
cực nhận thức mà khơng có sự rối loạn đáng kể nào …
Trong tâm lý học khơng thể bỏ qua những cơng trình nổi tiếng của Jean
Piaget. Khi bàn về sự phát triển trí tuệ của trẻ ơng cũng đề cập đến vấn đề
thích ứng. Ơng cho rằng: “Trí thơng minh là một sự thích nghi”, ơng khẳng
định: “Sự thích nghi là một sự cân bằng giữa đồng hóa và điều ứng”. Từ đó,
Piaget kết luận: “Giáo dục chính là q trình giúp đứa trẻ thích ứng với mơi
trường xã hội của người lớn”.
Khái qt các cơng trình nghiên cứu trên thế giới, ta thấy rằng các
nghiên cứu tập trung và chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu về lí luận chung
của vấn đề thích ứng, thích ứng học tập. Qua đó một số cơng trình cũng nhấn
mạnh đến việc để nâng cao q trình thích ứng cần phải có phương pháp khoa
học, tài liệu để giáo dục.
10
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài “Bước đầu tìm hiểu sự
thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – giáo dục”. Trong đó, tác giả đã
đưa ra một số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh gia khả năng thích ứng
nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý – giáo dục.
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Thích ứng học
đường của sinh viên sư phạm”. Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích
ứng của sinh viên sư phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan hướng đến
sự thích ứng đó. Luận điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với trường học
và nghề nghiệp của sinh viên là quá trình thích nghi, hài lịng với các hoạt
động học tập, nghề nghiệp trong hoàn cảnh nhất định.
Tác giả Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu trong đề tài cấp bộ: “Sự
thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả đã
phân tích nội dung: Sự thích nghi với hoạt động học tập ở học sinh bậc tiểu
học. Phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi với hoạt động học tập của
học sinh đầu bậc tiểu học, những yếu tố ảnh hưởng chi phối nó, đề xuất một
số biện pháp nhằm giúp trẻ tiểu học nhanh chóng thích nghi với hoạt động
học tập.
Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giáo dục
hướng nghiệp và thích ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm “Thích ứng Sư
phạm”, tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân
tích các nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống của sinh viên
Sư phạm, hình thành khả năng thích ứng về tay nghề trong q trình đào tạo
cho SV sư phạm, thích ứng với qui trình lên lớp, thích ứng với hoạt động
giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thốt kiết nội dung cơng tác chủ
nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục, bên cạnh