Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.08 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG YẾN

CON NGƯỜI THA HĨA TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC
PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

TP. Hồ Chí Minh - 2001


The linked image cannot be displayed. The file may have been moved, renamed, or deleted. Verify that the link points to the correct file and location.


LỜI CẢM ƠN

Tôi vô cùng biết ơn giáo sư – nhà giáo nhân dân Hồng Như Mai đã tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ đã tận tình dạy dỗ tơi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của khoa Ngữ Văn, Phịng Cơng Nghệ
và Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm cùng gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Học Viên
Nguyễn Hoàng Yến


Cơng trình này được hồn thành vào tháng 03 năm 2001
Tại Trường Đại học Sư phạm - TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: GS. NHÀ GIÁO NHÂN DÂN


HOÀNG NHƯ MAI

Phản biện 1: PGS. Tiến Sĩ Trần Hữu Tá
Phản biện 2: PGS. PTS. Phùng Quí Nhâm


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu nêu
trong luận án là trung thực.
Học viên
NGUYỄN HOÀNG YẾN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 5
MỤC LỤC .................................................................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................9
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 11
6. Cơ cấu luận văn ............................................................................................................ 11

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC TRONG
GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 ........................................................................................... 13
1.1. Khái quát lịch sử và xã hội Việt Nam thời kỳ 1930- 1945 .....................................13
1.2. Khái quát tình hình văn học ....................................................................................15

1.2.1. Tình hình văn học nói chung ...............................................................................15
1.2.2. Tình hình chung về văn học hiên thực phê phán .................................................16

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT THA HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN ...................................................................... 21
2.1. Quan niệm chung về nhân vật trong tiểu thuyết....................................................21
2.1.1. Thuật ngữ “Nhân vật”. .........................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết. ............................................................21
2.1.3. Khái niệm tha hóa ................................................................................................23
2.1.4. Khái niệm nhân vật tha hóa .................................................................................25
2.2. Phân loại nhân vật ....................................................................................................26
2.2.1. Các quan điểm phân loại nhân vật nói chung. .....................................................26
2.2.2. Quan điểm phân loại nhân vật của tác giả luận văn ............................................27
2.3. Vai trò, chức năng của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực..................28
2.3.1. Vai trò, chức năng của nhân vật trong văn học nói chung ...................................28
2.3.2. Vai trị, chức năng của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực. .................29

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT THA HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN ...................................................................... 33
3.1. Đặc điểm chung của nhân vật tha hóa trong văn học hiện thực phê phán. ........33
3.2. ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT THA HÓA TRONG VĂN HỌC
HIỆN THỰC.....................................................................................................................37


3.2.1. Đặc điểm biểu hiện cua nhân vật tha hóa ở thành thị. .........................................37
3.2.2. Đặc điểm biểu hiện của nhân vật tha hóa ở nơng thơn. .......................................58
3.2.3 So sánh đối chiếu các sáng tác về người nơng dân tha hóa của một số tác giả
trong và ngoài nước. ......................................................................................................88

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 vô cùng da dạng và phức Tạp. Sự phát triển
của văn học trong gần mười lăm năm ấy đã được Vũ Ngọc Phan khái quát bằng lời nhận xét
chính xác: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người” [57 - trang
1167). Sự phát triển này của văn học là sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có lẽ chưa bao giờ nền văn học dân tộc lại có số lượng tác giả tham gia và số lượng tác
phẩm văn học nhiều và thành cơng như thế. Đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự phát
triển đó là những cây bút kỳ tài của văn học hiện thực phê phán tiêu biểu như Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố,Nguyễn Công Hoan... Các nhà văn hiện thực thời
kỳ này đã ghi lại được phần nào những phương diện đen tối bi thảm “của xã” hội Việt nam
dưới chế độ thực dân phong kiến. Qua những “ Cái hàng ngày” của đời sống nhân dân lao
động nghèo ở thành thị mòn mỏi tan tác vì thất nghiệp, đói khái, người trí thức tiểu tư sản
nghèo phải mòn mỏi với những lo toan căng thẳng vì miếng cơm manh áo đã trở nên “sơng
mịn - chết mịn”... Tất cả những điều đó được thể hiện trong các tác phẩm hiện thực đã giúp
cho người đọc cảm thấy được cái khơng khí ngột ngạt bức bối của cả một xã hội đang quằn
quại trong những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa tàn bạo, của xã hội thực dân nửa
phong kiến thối nát súy đồi. Các nhà văn hiện thực đặc biệt quan lâm và lý giải những vấn
dề liên quan đến con người - những con người “dưới đáy” trong xã hội hai tầng áp bức của
thực dân và phong kiến. Xã hội đó đã khiến họ dần dần bị tha hóa biến chất. Với cái nhìn
nhân đạo, các nhà văn đã nhìn thấu suốt tận đáy thẳm sâu trong tâm hồn con người dù đã bị
tha hóa biến chất: những phần đẹp đẽ, tinh túy nhất, mang bản chất CON NGƯỜI nhất. Các
nhà văn hiện thực khi thì chĩa mũi nhọn vào bọn quan lại cường hào, địa chủ, vào bọn tư sản
tay sai của đế quốc, khi thì phản ánh tình trạng quanh quẩn, ngột ngạt của tầng lớp trí thức
tiểu tư sản kéo dài cuộc “sống mịn” khơng lối thốt, khi lại đi vào miêu tả những “bước
đường cùng” của những Anh Pha, Chị Dậu, và có khi thuật lại sự vùng dậy của những Chí
Phèo . .Vì thế Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 có một giá trị tố cáo xã hội

và một giá trị nhân đạo lớn, và cũng vì thế nó đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn
học nước nhà thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
Có hể nói chúng tơi rất trân trọng những đóng góp q báu của các nhà văn trong lĩnh
vực này. Qua thực tế giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông trung học những năm


qua, chúng tơi rất tâm đắc với chương trình Văn học giai đoạn 1930 - 1945, hơn thế nữa,
giai đoạn văn học này cịn ln ln gây cho chúng tơi một sự cuốn hút và sự trăn trở tìm
tịi. đó là các lý do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn chọn cơng việc tìm hiểu, nghiên cứu để đi
sâu thêm vào mảng đề tài “Con người tha hóa trong văn học hiện thực giai đoạn 1930 1945” thông qua hệ thống sáng tác của các nhà văn hiện thực và ý kiến của những nhà
nghiên cứu phê bình văn học. Chúng tơi muốn đi vào tìm hiểu sâu hơn để khẳng định thêm
những giá trị lớn lao, những thành công xuất sắc đặc biệt trong lĩnh vực quan niệm nghệ
thuật về con người của văn học trong giai đoạn này.

2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói đề tài tha hóa, biến chất của con người trong thời kỳ đầy biến động của xã
hội Việt nam giai đoạn 1930 - 1945 đã được rất nhiều nhà văn hiện thực tham gia sáng tác.
Và vì vậy, đây cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” được các nhà nghiên cứu phê bình khai
thác triệt để và nghiêm túc, Hàng loạt những tên tuổi tác giả “gạo cội” trong lĩnh vực sáng
tác văn xuôi như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam
Gao... đã gắn liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu phê bình như Phan Cư Đệ, Hà Minh
Đức, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung...
Các nhà nghiên cứu phê bình gần như đã đi sâu vào tận các ngõ ngách sâu cùng của
các tư tưởng, các quan niệm sáng tác và các tác phẩm văn học để khẳng định ca ngợi cũng
như phê bình những thành cơng, những đóng góp và cả những hạn chế của văn học hiện
thực trong giai đoạn này. Tập trung hơn cả là các nhà phê bình xốy sâu vào những sáng tác
và những tác giả hiện thực lớn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...
Hơn thế nữa đây cũng là đề tài được nhiều thế hệ nghiên cứu sinh, học viên cao học,
sinh viên ... nghiên cứu và tìm hiểu.
Tất cả là những tài liệu vô cùng quý báu giúp đỡ chúng tơi rất nhiều trong q trình

nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên chung tơi cũng nhận thấy đề
tài về “Con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945” vẫn
chưa được nghiên cứu sâu và ở bình diện rộng, và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của đề
tài, yêu cầu của một luận án, luận văn khoa học. Qua thực tế tìm hiểu, chúng tơi chỉ thấy
hầu hết các cơng trình nghiên cứu thường xoay quanh đề tài về mội tác giả, về một vấn đề
nào đó của tác giả... Như luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của học viên Đinh Thị Chức


nghiên cứu về “Thế giới nhân vật trong ba tiểu thuyết GIÔNG TỐ - SỐ ĐỎ -VỠ ĐỀ của
Vũ Trọng Phụng” hoàn thành năm 1996; luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn
Văn Dũ bàn về “Nghệ thuật châm biếm của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số Đỏ” hoàn
thành năm 1997; các đề tài của sinh viên tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại Học Sư Phạm
như: “Cái nhìn nghệ thuật về con người của Nam Cao trong SỐNG MỊN và CHÍ
PHÈO” , “Những đóng góp đặc sắc của Nam Cao cho văn xuôi hiện thực chủ nghĩa qua
tiểu thuyết Sống Mịn” ...
Hoặc có khi chỉ là những bài viết riêng lẻ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
như Nguyễn Hoa Bằng viết về “Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao”,
Phạm Tú Châu với “Đơi điều so sánh giữa Chí Phèo và A.Q”. Giáo sư Hoàng Như Mai với
“Nhà văn Vũ Trọng Phụng và cái xã hội thời thuộc Pháp”, Nguyễn Đăng Mạnh là nhà
nghiên cứu khá nhiều về các tác giả Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng với những
bài viết chẳng hạn: “Vũ Trọng Phụng và niềm căm uất không nguôi” và “Nguyên Hồng
con người và sự nghiệp” ( Trong lời giới thiệu về tuyển tập Nguyên Hồng, tập I)...
Một trong những khó khăn nữa đối với chúng tơi là các nhà phê bình văn học và các
tác giả luận văn cũng chủ yếu tập trung vào tác giả lớn và “có vấn đề” như Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao, Ngơ Tất Tố... Cịn có những tác giả vẫn cịn đang là “cánh cửa bỏ ngỏ” cần rất
nhiều sự đầu tư khai thác.
Chính vì thế chúng tơi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này hầu mong
đóng góp thêm một tiếng nói vào những vấn đề đã được nghiên cứu và cả những vấn đề cịn
mới mẻ ít được quan tâm khai thác. Chúng tôi cũng mong muốn có dịp trở lại vấn đề này
khi có điều kiện để được nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn - một vấn đề mà chúng tôi rất

tâm đắc và cũng còn nhiều trăn trở.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài một cách chặt chẽ và khoa học, chúng tôi sử
dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, diễn giải, điển hình
hóa, hệ thống các thành quả nghiên cứu và ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo các tác phẩm,
giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong quá trình nghiên cứu.


4. Phạm vi nghiên cứu
Như chúng tơi đã trình bày ở phần trên, viết về con người tha hóa biến chất là đề tài
được rất nhiều tác giả quan tâm sáng tác, và cũng có khi là đề tài được mọi tác giả tập trung
khai thác triệt để như trường hợp của tác giả Vũ Trọng Phụng, tác gia Nam Cao. Tuy nhiên,
với khuôn khố của một luận văn Thạc sĩ, hạn chế về thời gian, hạn chế về nguồn tư liệu, và
hạn chế về tầm hiểu biết chúng tôi chỉ xin được trình bày mội số nhận thức của mình về đề
tài:
“Con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945”
Qua việc đi vào phân tích, lý giải mội số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả như SỐ
ĐỎ, GIÔNG TỐ của Vũ Trọng Phụng, BỈ VỎ của Nguyên Hồng, ĐỜI THỪA, CHÍ
PHÈO của Nam Cao. Đồng thời chúng tơi cũng có sự so sánh đối chiếu nội dung của đề tài
với một vài tác phẩm của các tác giả trong cũng như ngoài nước để đánh giá vấn đề được
toàn diện và khách quan hơn...

5. Đóng góp của luận văn
Chúng tơi mong muốn luận văn này sẽ góp phần làm nổi rõ sự thay đổi trong tư duy
sáng tác của các nhà văn hiện thực, cũng như khám phá thêm sự thay đổi cái nhìn nghệ thuật
về con người trong bước ngoặc chuyển đổi của nền văn học dân tộc từ thời kỳ trung đại
sang thời kỳ hiện dại. Qua cơng trình này, chúng tơi đã đi sâu nghiên cứu, phân lích ý nghĩa
nhân văn từ cái nhìn nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm về:
“Con người tha hóa trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945”.

Chúng tôi cũng rất mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp làm tài
liệu tham khảo, bổ túc nghiệp vụ cho các đồng nghiệp, mặt khác đề tài này cũng sẽ góp
phần nào phục vụ cho cơng tác giảng dạy sinh viên, học sinh và biên soạn giáo trình giảng
dạy...

6. Cơ cấu luận văn
Luận văn này bao gồm: Lời mở đầu, ba chương nội dung và phần kết luận. Nội dung
nghiên cứu thể hiện trong luận văn được tóm tắt bởi phần mục lục đầu luận văn như sau:
- Lời mở đầu


- Chương 1
Khái quát về lịch sử và tình hình văn học trong giai đoạn 1930- 1945
-Chương 2
Quan niệm về nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực phê phán
- Chương 3
Đặc điểm của nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết hiện thực phê phán
- Kết luận


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH VĂN
HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
1.1. Khái quát lịch sử và xã hội Việt Nam thời kỳ 1930- 1945
Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến phương Đơng.
Trong xã hội đó con người sống gắn bó với họ hàng, làng xóm. Họ hàng nội ngoại khơng
những gắn bó với nhau bằng tình máu mủ mà bằng cả một tổ chức có thứ bậc chặt chẽ, bằng
cả một đạo lý có tính chất tôn giáo. Họ hầu như thành đơn vị của làng xã. Làng xã có ruộng
đất riêng, thành hồng riêng, phong tục luật lệ riêng. Người trong xóm trong làng đi lại với
nhau, ma chay cưới hỏi dựa vào nhau tạo thành một thứ tình làng nghĩa xóm cố kết nhau lại.
Làng xã có tính chất tự trị, là đơn vị về kinh tế và hành chính của chính quyền trung ương.

Chính quyền thuộc về một dịng họ. Triều đình quan lại là thân thuộc, tơi tớ của dịng họ
cầm quyền. Vua, quý tộc và quan lại chia nhau hưởng số lơ thuế và các quyền lợi chính trị,
các tinh thần khác được phân phối theo thứ bậc thân, sơ, liên, dưới.
Cả hệ thống đó - về mặt nhà nước là chính quyền, về mặt xã hội là đẳng cấp, về mặt
máu mủ là họ hàng - thống trị “tứ dân” sĩ, nống, công, thương. Nhưng quan trọng nhất về số
lượng cũng như về vai trị kinh tế là nơng dân.
Trong xã hội có sự đối lập giữa nơng thơn và đô thị nhưng không phải là sự đối lập
giống như trong xã hội tư sản. Khắp nước là nông thôn, là những làng bản ẩn nấp trong lũy
tre xanh có cổng làng đóng kín, là vơ số những đám ruộng đất manh mún, là những đình
chùa đồn miếu, thần hộ vệ dân làng. Đô thị là nơi thủ phủ về chính trị, văn hóa, là nơi tập
trung kho lẫm, qn đội. Ở đơ thị có cung thất, dinh thự, phủ độ của quý tộc. Sinh hoạt đô
thị cố khác nông thôn nhưng nhân vật trung tâm trong cuộc sống ở đó vẫn là các nhà quyền
q, các cơng lử, tiểu thư lá ngọc cành vàng, xe kiệu võng lọng cao đại, oai nghiêm, cậy
quyền cậy thế, đi lại có kẻ hầu người hạ rậm rịch. Những con buôn chạy việc cung cấp thức
ăn vật dùng cho trại lính, chạy việc mua hàng, bán hàng, những thông ngôn ký lục giúp việc
giao thiệp giấy tờ, những me Tây, những ông thầu khốn, những người học trị các trường
thơng ngơn, hậu bổ là lớp thị dân đầu tiên của các thành phố nhượng địa. Kinh tế hàng hóa
kích thích sự phái triển của công thương nghiệp, làm cho thành thị phát triển, làm xuất hiện
nhiều nhu cầu mới, nhiều nghề mới. Thành thị thu hút ngày càng nhiều những người dân
chạy loạn, những người nông dân phá sản và cả những người khác bỏ nông thôn ra thành thị


mong kiếm ăn dễ dàng hơn. Lớp thị dân trong các thành phố nhượng địa là những lớp dân
mới ngoài “tứ dân” có quan hệ với chính quyền khác trước và quan hệ với nhau cũng khác
trước. Họ đã thành những cá nhân trước pháp luật bảo hộ, ít nhiều có quyền tự do của đời
sống thành thị tư sản. Giai cấp tư sản từ túc tầng lớp thị dân phát triển dần lên thành những
nhà công thương dân tộc và mại bản.
Sự xác xơ của làng xóm, sự phá sản của nông nghiệp, sự xuất hiện của các thành thị đã
đổi chiều hướng lưu tán của người nông dân, xô đẩy họ ùn ra thành thị. Nhưng ở thành thị
đơng đúc, người khơn của khó, có nhiều nghề cũng không dễ kiếm ăn. Những người nông

dân, thợ thi công bị phá sán, đáng lẽ làm đội quân hậu bị cho cơng nghiệp thì trên thực tế
ngồi một số nhỏ trở thành công nhân nhà máy, hầm mỏ, hoặc đi phu làm đường, làm đồn
điền, phần lớn còn lại biến thành những anh bồi, anh xe, những vú em, con sen, những
người buôn thúng bán mẹt và trong số họ khơng ít người đã trở thành gái điếm, lưu manh...
Và một tầng lớp tiểu tư sản dân nghèo đông đảo cứ như thế ngày càng phình to, phình to
mãi ra, sống một cách bấp bênh ở thành thị.
Đó là những nét biến động cơ bản trong xã hội Việt nam trong những năm đầu của thế
kỷ XX. Muốn nắm chặt thuộc địa, thực dân Pháp đã nắm chắc chính quyền các cấp và kiểm
sốt chặt chẽ nhân dân do đó chúng cần có một bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, cần
tạo được một xã hội cơ sở thích hợp với chế độ của chúng. Chúng vừa mua chuộc vừa hạ uy
thế, vừa uy hiếp khuất phục tầng kíp thân sỹ, nho sỹ là tầng lớp cũ cội rễ và có tín nhiệm lớn
ở nơng thơn, có uy quyền với bọn hương lý... Thực dân Pháp mở các trường Pháp – Việt để
đào tạo những người Tây học, cải cách chế độ thi cử, tạo điều kiện cho bọn tay sai, cho
những người theo Tây học chiếm lấy các danh vị ông Nghè, ông cử. Trong xã hội đó người
tư sản biết q mảnh sắc phần hồng của triều đình và cả cái thủ lợn ở chốn đình trung, nhà
quý tộc cũng biết kính trọng cái túi căng phồng mà tìm cách ve vãn... Cả nơng thơn và thành
thị đi đến nhất thể hóa theo hướng tư sản.
Xã hội Việt Nam chuyển mình một cách đau đớn, nhục nhã sang hướng tư sản, một
hướng tư sản kém lành mạnh nhất, què quặt nhất, để lại những hậu qủa tai hại nhất. Nhưng
phải thừa nhận những điều đó cũng lôi kéo theo sự phát triển của các mặt khác trong xã hội.
Bộ mặt thành thị thay đổi, ra đời những trung tâm kinh tế, nông thôn dần quy tụ quanh
thành thị, kết cấu xã hội thay đổi, lực lượng bảo thủ, trì trệ mất thế lực dần, cái mới - sau khi
đã thay da đổi thịt biến hóa - có điều kiện từ thành thị tỏa về nơng thơn, chi phối sự phát
triển theo kiểu xã hội hiện đại.


Những sự đổi thay như thế ngày càng củng cố vị trí của thực dân Pháp, khẳng định,
bình thường hóa những cái xấu xa, những cái trái mắt của quân cướp nước, của phương Tây,
của xã hội thực dân tư sản mà thực dân Pháp mang vào cuộc sống Việt Nam, Người Việt
Nam phải sống với nó, bắt buộc phải thích ứng với nó và quen dần với nó. Đồng thời với sự

thay đổi trong đời thường là sự thay đổi cả cuộc sống tinh thần, tâm lý, cách suy nghĩ. Trong
xã hội xuất hiện những vấn đề mới và cách nhìn, cách giải quyết các vấn đề đó theo cái mới.
Ở thành thị con người tỏ ra cần hưởng thụ, cần tiền, cần tính tốn, chạy vạy. Cuộc
sống sơi động, chen chúc, phức tạp đòi hỏi người ta phải nhanh chóng, gọn ghe, ln ln
động. Cái mới tập trung ở thành thị nhưng khơng đóng khung ở thành thị, nó đổi thay cả
cuộc sống ở nơng thơn, căn cứ địa của nhà nho với người nông dân, những người vốn trung
thành với cái cổ truyền nhất.
Không phải người ta dễ dàng chấp nhận sự thay thế đó. Nhà nho và người nông dân
dầu càng ngày càng thất thế, càng bi quan vẫn không ngừng phản kháng. Nhưng cái mới, cái
đẹp, cái tiện lợi vẫn có sức mạnh của nó. Dần dần cái mới chinh phục được ca những người,
khó tính, nệ cổ. Cái mới đã chi phối sự suy nghĩ, tác động đến tâm lý xã hội.
Trong cuộc đổi thay như vậy đã xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ
khác trước, nhiều chuyện khác trước. Cuộc sống tràn ra ngồi khn khổ ln thường và
nhân tình thế thái, trở thành mội cuộc sống cụ thể, đa dạng và sôi động. Bước ra khỏi khuôn
khổ chật hẹp, yên lặng, họ hàng, làng mạc, người ta phải tỉnh táo, tính toan, vật lộn trong
tình thế “khơn sống vống chết” của quan hệ lạnh lùng “tiền trao cháo múc”. Người ta phải
tự ý thức, phải sống, suy nghĩ, mơ ước cho riêng mình trong những điều kiện của mội xã hội
rộng lớn, phức tạp.

1.2. Khái quát tình hình văn học
1.2.1. Tình hình văn học nói chung
Chính sự đổi thay, sự đấu tranh trong xã hội đã tạo ra những con người khác trước, và
do đó cũng đặt ra những vấn đề thành đề tài văn học khác trước. Những nhân vật văn học,
những suy nghĩ cảm xúc mà ta sẽ gặp trong văn học thời kỳ này có thế nói hầu như là những
cái mới đã ra đời trong thời kỳ này. Văn học trong giai đoạn này thực sự đã là văn học của
những con người cụ thể và của một xã hội động.


Văn học thành thị đã âm thầm, lặng lẽ thay thế cho văn học nơng thơn, người trí thức
Tây học cũng dần thay thế cho nhà nho làm chủ văn đàn.

Q trình hiện đại hóa văn học là qúa trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường với
con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, quan niệm con người, quan
niệm cuộc sống, chi phối việc thay đổi đề tài văn học. Người sáng tác phải chu ý đến người
đến việc và phải quan tâm đến cốt truyện, đến nhân vật, phải quan tâm đến nhận thức, phản
ánh, Đó là q trình biến dạng, tha hóa ba mẫu nhân vật nho gia: người hành đạo, người ẩn
sỹ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học. Đó là sự cụ thể hóa, đa dạng
hóa các nhân vật của xã hội cũ, xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị. Cuộc
sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc như cuộc sống thực. Và
để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mỹ phải kịp thời thay đối
theo, Nhịp độ và quy luật phát triển ấy buộc lịch sử văn học phải đẻ ra trong những đợt thời
gian ngắn những lớp nhà văn khác nhau, sẵn sàng tiếp sức cho nhau bắt nhanh lấy nhịp
bước của lịch sử, liên tục, khẩn trương trong phản ánh và sáng tạo văn học.
1.2.2. Tình hình chung về văn học hiên thực phê phán
Hầu hết các nhà văn hiện thực phê phán ở nước ta giai đoạn 1930 - 1945 đều xuất thân
từ tầng lớp tri thức tiểu tư sản, được đào tạo từ trường học của chế độ thực dân và trong môi
trường văn hóa của một nước thuộc địa nên số khơng ít trong họ là những con người phức
tạp, có nhiều mặt tiêu cực vì tư tưởng và tâm lý, lập trường bấp bênh, dao động, tâm lý cá
nhân ích kỷ và tự do vơ chính phủ, quan niệm nhân đạo chung chung mơ hồ, tư tưởng duy
tâm, siêu hình... Nhưng nói chung họ là những người trí thức u nước và có lương tri.
Trong tâm hồn của họ dù ít dù nhiều vẫn ấp ủ những truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc.
Chính những truyền thống ấy đã đánh thức và bồi dưỡng năng khiếu của họ từ nhỏ và cung
cấp cho họ những vốn liếng tinh thần quí báu để bước vào con đường văn học lành mạnh.
Hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa từ 1929 trở đi và của
chiến tranh đế quốc với nạn thất nghiệp trầm trọng, sự bạc đãi dưới chế độ thực dân đối với
trí thức, sự xúc phạm thô bỉ của xã hội đồng tiền đối với nghề viết văn, làm báo và tình cảnh
ngày càng cùng quẫn về kinh tế đã rút ngắn dần khoảng cách giữa thân phận văn nghệ sĩ
tiểu tư sản và đời sống nghèo đói của nhân dân lao động. Đó là những lý do khiến họ có
được cuốn hút vào cái nguồn mạch vĩ đại của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo,



của tinh thần dân chủ và xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy cao
độ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ nghĩa hiện thực với những đặc trưng của nó chỉ có thể phát huy được trọn vẹn
trong văn xuôi với thể tài tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết. Điều kiện ấy bắt đầu hình thành vào
khoảng những năm 20 của thế kỷ này. Từ đó xu hướng văn học hiện thực có khả năng phát
triển liên tục hơn với một nhịp độ khẩn trương hơn. Đà phát triển ấy không phải lúc nào
cũng mạnh mẽ như nhau nhưng nhìn chung là theo hướng đi lên để ngày càng đạt được
nhiều thành tựu phong phú, sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Chế độ thuộc địa khủng hoảng dữ dội, đấu tranh giai cấp hết sức quyết liệt đã phân hóa
mạnh mẽ đội ngũ văn nghệ sĩ tư sản, tiểu tư sản. Một số nhà văn khiếp nhược cảm thấy
hoàn toàn bế tắc, nhắm mắt lao vào các xu hướng văn học thần bí, siêu hình hoặc đồi trụy
vơ ln.. Nhưng một số khơng ít các nhà văn đã thức tỉnh từ thời kỳ Mặt trận dân chủ vẫn
tiếp tục được nuôi dưỡng bởi những tư tưởng tiến bộ của nó.
Có những nhà văn đi tới chủ nghĩa hiện thực do một lối khác. Cuộc sống khơng cho
phép họ mơ mộng, thốt ly và mơi trường sinh hoạt thân thuộc hàng ngày không cung cấp
cho họ một vốn sống nào khác ngồi tình cảnh của những người nghèo khổ. Nhưng mặc dù
thế nào tầng lớp trí thức tiểu tư Sản vẫn dễ lãng mạn, bay bổng. Dưới mội mái nhà tranh ở
thôn quê hay một gian gác xép tồi tàn ở thành thị họ vẫn có thể thấy mình là một trang
phong lưu cơng tử hay một hiệp sĩ anh hùng làm chết mệt những tiểu thư đài các. Nhưng
cuộc sống áo cơm của các nhà văn hiện thực từ khoảng những năm 1939 - 1940 trở đi quả là
càng ngày càng quẫn bách hơn. Chiến tranh đế quốc tàn khốc, nạn thất nghiệp nặng nề.
Hàng loạt báo chí bị đình bản. Nhiều nhà xuất bản phải đóng cửa vì giấy khan hiếm, sách ế
ẩm. Thóc gạo mỗi ngày một giá. Nạn đói lan tràn dần dần vây lấy họ, ló đầu vào nhà họ.
Bão táp của cuộc đời đã rung chuyển đến cả những “tháp ngà” yên tĩnh nhất, dĩ nhiên cũng
thúc bách, lay tỉnh họ một cách dữ dội và buộc họ phải nhìn sát vào thực tế. Nhưng nếu họ
cịn giữ được lương tâm trong sạch và muốn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị
thật sự dựa vào những cảm nghĩ chân thật và những hiểu biết chắc chắn của mình về cuộc
sống thì họ chỉ có thể đi vào con đường hiện thực dưới nghĩa mà thôi.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc các nhà văn. đến với chủ
nghĩa hiện thực là sự tác động dưới những qui luật của bản thân văn học. Đó là qui luật kế

thừa và phát triển trong nội bộ trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là


dịng văn xi hiện thực hình thành và phát triển từ những năm 20 của thế kỷ này. Trào lưu
hiện thực đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ những thành công xuất sắc của
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài...
Con đường nghệ thuật đã vạch sẵn những mẫu mực sinh động để noi theo. Bên cạnh đó cịn
là sự ảnh hưởng rất lớn của những nhà văn hiện thực chủ nghĩa bậc thầy trên thế giới như
Bandắc, Flôbe, Dôla, Tơnxtơi, Đơxlơicpxki, Goorki, Lỗ Tấn... Đồng thời với sự hình thành
và phát triển của nhiều trào lưu văn học hiện thực lớn trên thế giới, các nhà nghiên cứu vẫn
thừa nhận ảnh hưởng to lớn của những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn với những cây bút
tiêu biểu như Nhất Linh, Khải Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân.. Trên lập
trường của chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân, các nhà văn trẻ đã tận dụng những kinh
nghiệm nói trên để bồi bổ cho mình khả năng tái hiện cuộc sống một cách phong phú và
tinh vi hơn.
Xu hướng văn học hiện thực có những nhược điểm nặng nề. Trước hết đó là phạm vi
đề tài bị thu hẹp. Khơng có bức tranh xã hội nào rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết
liệt, Nhìn chung nhà văn thời kỳ này thường đi vào những quan hệ hẹp trọng gia đình hơn là
quan hệ xã hội rộng lớn. Nhiều tác phẩm xoáy sâu vào những mâu thuẫn có tính chất bi kịch
nặng nề nhưng thường là xoay xung quanh những xung đột giữa vợ chồng, anh em, mẹ
chồng nàng dâu, vợ cả vợ lẽ... rộng hơn là những xung đột trong họ hàng làng xóm. Nhược
điểm này đã hạn chế tầm khái quát xã hội và khả năng điển hình hóa của nhiều cây bút hiện
thực thời kỳ này.
Dưới gọng kìm xiết chặt của chủ nghĩa thực dân phát xít hóa và chế độ kiểm duyệt xoi
mói, riết róng, văn học hiện thực thời kỳ này dĩ nhiên phải lẩn tránh những đề tài có tính
thời sự, chính trị nóng hổi, phải bỏ qua những sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Nhiều tác
phẩm chỉ đi vào những mẩu chuyện vụn vặt của đời sống hàng ngày, quẩn quanh, thầm lặng.
có lẽ vì thế mà thân phận anh trí thức tiểu tư sản với tâm trạng buồn chán, u uất vì bị trói
chặt vào cuộc sống cơm áo tầm thường vô vị cũng là đề tài khá tiêu biểu của văn học thời
kỳ này.

Nhược điểm thứ hai của văn học hiện thực phê phán, đặc biệt trong giai đoạn 19401945 là nội dung bi quan, bế tắc thể hiện ở khơng khí của tác phẩm và nhất là ở tính cách và
tâm sự của nhân vật. Đọc một số tác phẩm của Nam Cao, Tô Hoài... người đọc cứ thấy như
là sống trong một thế giới khơng bao giờ có bình minh và mùa xn. Một bầu trời nặng nề u
ám chụp lên mọi khung cảnh xơ xác, vắng vẻ, heo hiu, trong đó con người nhỏ nhoi, yếu


đuối cứ âm thầm chịu đựng một cuộc sống không phải là quá cực nhục thì cũng bằng phẳng,
nhạt nhẽo, cứ chảy trôi đều đều một nhịp uể oải đến chán ngắt. Thảng hoặc cũng có một vài
người biết phẫn uất, đứng lên phá phách một cách liều lĩnh như nhân vật Chí Phèo của Nam
Cao, thằng Xin của Bùi Hiển... Nhưng những sự vùng vẫy tuyệt vọng và đơn độc ấy không
đủ sức khuấy động lớn được cái không khí nặng nề, tù hãm bao trùm lên tác phẩm. Cịn số
đơng là những con người dường như đã bị cuộc sống tàn bạo làm cho khiếp nhược. Trong
xã hội độc ác, hung bạo xây dựng trên quyền lực của đồng tiền, thân phận của họ chỉ là con
sâu cái kiến.
Một số tác phẩm viết về những con người tầm thường nhỏ bé mà cuộc sống quẩn
quanh bế tắc với những thói quen vơ lý, ngu xuẩn của nó làm cho u mê, đần độn đến nỗi
ngay cả ước mơ vượt ra khỏi tình thế của mình cũng khơng có.
Những cây bút hiện thực thời kỳ này đã ghi lại được phần nào những phương diện đen
tối, bi thảm của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ khi cả hai tên đế quốc Pháp và Nhật giày xéo
lên đất nước ta, khi nạn đói khủng khiếp tàn phá làng xóm quê hương ta, muốn tiêu mòn hết
sinh lực của dân tộc ta. Chỗ yếu của văn học thời kỳ này là không trực diện phê phán những
lực lượng thống trị xã hội, không trực tiếp lên án những thủ đoạn áp bức bóc lột của chúng.
Nhưng chỗ mạnh của nó là qua những “cái hàng ngày” của đời sống người trí thức tiểu tư
sản nghèo với những lo toan căng thẳng vì miếng cơm, manh áo, qua số phận thê thảm của
những gia đình nơng dân hay dân nghèo thành thị mịn mỏi, tan tác vì thất nghiệp, vì đói
khát, mà làm cho người đọc cảm nhận thấy được cái khơng khí ngột ngạt bức bối của cả một
xã hội đang quằn quại trong những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa làn bạo.
Những bức tranh u ám kia đồng thời cũng là những hình ảnh tâm hồn của chính những
người cầm bút tiểu tư sản khơng tránh khỏi hoang mang trước thời cuộc bấy giờ. Trước mắt
họ đây là thời kỳ cái ác và kẻ vô đạo làm chúa tể. Mọi giá trị chân chính bị giày đạp trắng

trợn.
Tuy nhiên cũng cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng văn học hiện thực thời kỳ này
cũng có nhiều đặc sắc mới mẻ không thể phủ nhận được.
Trước hết, nhiều tác phẩm văn học thời kỳ này mang màu sắc trữ tình đậm nét. Phải
chăng khơng phản ánh được nhiều về đời sống bên ngoài, đời sống xã hội khách quan, các
nhà văn phải hướng vào bên trong, lấy ngay cái “hiện thực nội tâm” của mình làm chất
liệu?. Qua câu chuyện riêng tư của nhà văn, qua “cửa sổ tâm hồn” của tác giả, người ta có


thể nhận thấy số phận chung của những người nghèo khổ trong xã hội và những vấn đề của
hiện thực khách quan. Ở đây điều kiện quyết định không phải chỉ là nhờ nắm được một
phương thức phản ánh nhất định mà chủ yếu là do lấm lòng của nhà văn đã vượt qua được
giới hạn của cái “tôi” riêng, từ nhỏ bé của mình để đến với thế giới bên ngoài, quan tâm tới
số phận của nhân dân.
Nội dung trữ tình đem đến cho văn học thời kỳ này một nét riêng. Đó là “chất thơ”. Chất thơ
cất lên từ cuộc sống nghèo đói, vất vả, cực nhục của nhân dân lao động mà nhà văn không
nén nổi xúc động đem phổ ln vào những dịng tự sự của mình. Người viết có một sự đồng
cảm thắm thiết đối với những nhân vật nghèo khó của mình. Những nhà văn cảm thấy mình
cũng là những nạn nhân viết về những nạn nhân cùng hội cùng thuyền. Nét đặc sắc này thể
hiện rõ nét hơn cả trong sáng tác của Nguyên Hồng, Nam Cao.
Văn học hiện thực thời kỳ này có mội nét đặc sắc khác là phản ánh hiện thực với chiều
sâu tư tưởng. Nhiều dòng chữ trĩu nặng suy tư và tác phẩm toát lên một ý vị triết lý thâm
trầm. Dường như lịch sử dân tộc trong những năm 40 đã buộc mọi thành viên xã hội phải
động não. Nhiều câu hỏi lớn và cấp bách buộc mọi người phải suy nghĩ vì nó liên quan trực
tiếp đến vận mệnh của tất cả. Các nhà văn hiện thực đã dũng cảm nhìn vào thực tế. Tinh
thần trách nhiệm của họ thể hiện ở những băn khoăn, tìm tòi hướng về số phận của nhân dân
lao động và tương lai của đất nước. Từ những cuộc đời tầm thường, buồn tẻ, từ những mảng
sống nhỏ hẹp, nhiều khi họ rút ra được những vấn đề có ý nghĩa khái quái rộng lớn. Một
trong những đặc điểm của văn học hiện thực thời kỳ này là đưa “cái hàng ngày” vào trong
tác phẩm như một nội dung phổ biến.



CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT THA HÓA TRONG
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
2.1. Quan niệm chung về nhân vật trong tiểu thuyết
2.1.1. Thuật ngữ “Nhân vật”.
Thuật ngữ “nhân vật” được sử dụng để biểu thị một khái niệm là con người trong tác
phẩm. Nhân vật còn được gọi là hình tượng nhân vật.
Theo Đơxtơiepxki, “Nhân vật chỉ như một quan điểm đặc biệt đối với thể giới và đối
với chính nó, như là một lập trường ý nghĩa và lập trường đánh giá của con người đối với
bản thân và đối với thế giới xung quanh nó”. [3 - Trang 36]
Như vậy, Đôxtôiepxki quan tâm đến nhân vật khơng như một hiện tượng của hiện
thực, có các dấu hiệu xác định, cố định về mặt điển hình xã hội và tính cách cá nhân, khơng
như một diện mạo nhất định được tạo thành bằng các đặc điểm đơn nghĩa và khách quan mà
trong tổng thể sẽ trả lời cho câu hỏi “Nó là ai?”. Theo ơng cái cần khám phá và khắc họa
không phải là tồn tại được, xác định được “Mà là sư tổng kết mới nhất của ý thức và của sự
tự ý thức của nó, suy đến cùng, là ý kiến mới nhất của nhân vật về chính nó và thế giới của
nó”. [3 - Trang 36]
Như vậy nhân vật là con người cụ thể được mô tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có
trong nhiều thể loại văn học: nhân vật cũng có thể là tên riêng hoặc khơng có tên riêng.
Nhưng cũng có khi khái niệm “nhân vật được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm văn học”. Như
nhân vật Đồng tiền - nhân vật chính trong tác phẩm ƠGRÊNI GƠRĂNGĐÊ của Bandăc [4].
2.1.2. Đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết.
Tiểu thuyết có dung lượng phản ánh khá lớn, có khả năng khái quát cuộc sống một
cách sâu rộng nhất, nhiều nhất so với các thể loại văn học khác. Chính vì vậy nhân vật trong
tiểu thuyết hầu như luôn được miêu tả tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm. Tư duy tiểu thuyết
cũng cho phép nhà văn “trao ngòi bút cho nhân vật tự viết lấy giọng điệu riêng của nó”
(Antơnơp). Nên nhân vật trong tiểu thuyết thường có giọng điệu hết sức phong phú, có “tính
chất đa thanh” [2].



Thạch Lam cũng cho rằng “tiểu thuyết là sự sống, nhân vật, là con người chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hoàn cảnh và cũng được tạo nên để sống với hoàn cảnh”. Vũ Bằng cũng
cho rằng sự sống trong tiểu thuyết cũng như ngồi đời rất khó mà kể lại, rất khó mà tóm
thuật, rất khó mà hiểu. Nhân vật trong tiểu thuyết là nhân vật của sự nếm trải, suy tư, nghiền
ngẫm trong cuộc đời và hành động trong suy tư nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời.
Nhân vật được đặt trong mối quan hệ trung hòa của cả xã hội, chịu sự tác động của hoàn
cảnh và cũng là chủ thể tác động lại hoàn cảnh. Các sự kiện thăng trầm của cuộc đời nhân
vật tiểu thuyết đều nếm mùi. Vì vậy con người trong tiểu thuyết trước tiên phải là những
con người bình thường của cuộc sống hàng ngày với những quan hệ cụ thể đời thường. Con
người của đời thường là con người với bao suy tư, trăn trở, bao nỗi niềm, bao thăng trầm.
Nên nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới không hề đơn giản, một chiều, nguyên phiếm
mà hết sức phong phú, sâu sắc. Nhà phê bình Thiếu Sơn cho rằng “nhân vật trong tiểu
thuyết từ những người tầm thường nhưng mang bản sắc nhân loại với cái nghĩa là những
phẩm chất yếu hèn, cao thượng mà cho dù ai, ở địa vị nào cũng ít nhiều có”. Và vì vậy ơng
cho rằng “nhà nghệ sĩ giỏi là nhà nghệ sĩ tạo ra những nhân vật thật và hoạt động, ngồi
những tính chất và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến được cái bí mật khơng tả được ở
trong mỗi con người”. [60 - Trang 102 + 2281
Theo Vũ Bằng trong Khảo Sát về Tiểu Thuyết, trang 73 thì cho rằng “nhân vật tiểu
thuyết là một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời như mội nhân vật như chúng ta đây,
một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lịng thấy như nhìn
vào lịng ta vậy”. Thực chất đây là vấn đề khoảng cách giữa tác giả với nhân vật, rộng ra là
khoảng cách giữa hiện thực tiểu thuyết và hiện thực đời sống - một khoảng cách thân mật
“khoảng cách tiểu thuyết” với những cái “khoảng cách sử thi” theo cách nói trong lý luận về
tiểu thuyết của Bakhtin.
Muốn xây dựng được nhân vật có giá trị nhà viết tiểu thuyết phái có vốn sống phong
phú, sự hiểu biết về tâm lý, khả năng tưởng tượng phong phú nhà văn mới có thể đồng cảm,
thâm nhập một cách say mê vào nhân vật để “thể hiện nhân vật một cách thành cơng nhất”.
Thực tế sáng tạo địi hỏi nhà văn phải nắm được sự phát triển của tư tưởng, tâm lý con

người, phải nắm được quá khứ, hiện tại, tương lai của nhân vật. Muốn vậy nhà văn phải
xuất phất từ nhũng con người trong đời sống để xây dựng những nhân vật văn học. Nhưng
những con người trong đời sống và nhân vật văn học không thể là một - nhân vật văn học
con là “con đẻ tinh thần”của nhà văn. Nhân vật thường được nhà văn xây dựng dựa trên


nguyên mẫu có thực trong đời sống bằng những hiểu biết, vốn sống, khả năng sáng tạo nghệ
thuật. Vì vậy khơng ít nhà văn đã xây dựng thành cơng loại nhân vật văn học này có tính
cách thẩm mỹ đậm nét tạo được chỗ đứng trong lòng người đọc. Nhưng để có những nhân
vật có giá trị, nhà văn khơng thể sao chép vụng về một con người thật ngoài đời mà phải
chọn lọc, đánh giá, tưởng tượng, chế biến cho khả năng của mình để phục vụ cho tư tưởng
chủ đề của tác phẩm. Để đạt được yêu cầu khách quan hơn, nghệ thuật hơn nhà văn thường
cũng chọn lọc, đánh giá lại các tài liệu theo góc độ riêng của mình.
L.Tơnxtơi coi nhiệm vụ của mình là xây dựng các điển hình chứ khơng phải sao chép
hiện thực một cách đơn giản. Ơng nói “Tơi rất lấy làm tiếc nếu sự giống nhau giữa các nhân
vật hư cấu và những người thực có thể khiển ai đó nghĩ rằng tôi muốn mô tả nhân vật này
hay nhân vật nọ có thực, đặc biệt vì hoạt động văn hóa mà tơi đang tiến hành khơng có gì
chung với hoạt động chỉ nhằm mơ tả những nhân vật có thực”. [27 - trang 28, 29]
Phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết là những nhân vật được xây dựng thông qua
q trình hư cấu và sáng tạo nghệ thuật. Đó là một quá trình khá phức tạp phụ thuộc vào thế
giới quan, vốn sống, trình độ hiểu biết, phong cách và cá tính của nhà văn, đồng thời lại cịn
bị chi phối bởi tư tưởng, chủ đề, kết cấu và sáng tạo. Nhưng sự tưởng tượng của nhà văn
phải dựa trên hiểu biết nhiều nguyên mẫu để rồi trên cơ sở đó xây dựng lên một điển hình
nghệ thuật có sức khái quát cao. Cũng có nhiều khi nhà văn phải xây dựng mặt điển hình
dựa trên cơ sở của nhiều nguyên mẫu khác nhau. Nói chung nhà văn cần phải làm thế nào
cho các đường nét của những nguyên mẫu tan biến đi trong một tổng thể hoàn toàn mới về
chất lượng bởi những tình cảm, sự sáng tạo nghệ thuật. Quá trình hư cấu đầy phức tạp mà
nhà văn phải huy động tới mức tối đa vốn sống thế giới quan, trình độ hiểu biết, phong cách
và cá tính dưới sự chi phối của tư tưởng chủ đề, kết cấu và cốt truyện để tạo nên một điển
hình văn học có giá trị “khiến cho điển hình nghệ thuật có tầm khái quát rộng lớn, ai cũng

nhận ra mình có trong nó nhưng nó lại khơng giống riêng người nào”, [16 - Trang 253]
2.1.3. Khái niệm tha hóa
Theo từ điển Việt - Anh – Việt thì “tha hóa” là To deteriorate: Become worst: nghĩa
là làm hư hỏng [70 - trang 290].


- Theo từ điển Tiếng Việt [47] thì “tha hóa” là một tính từ có hai nghĩa: “Tha hóa” là
trở nên khác đi, biến thành cái khác (chỉ hiện tượng, sự vật). “Tha hóa” chỉ con người đã trở
nên xấu đi, mất phẩm chất đạo đức.
- Theo Marx thì khái niệm “tha hóa” thuộc về một phạm trù của triết học. Tha hóa có
những hình thái khác nhau tùy theo các hình thái xã hội và hoạt động. Như hình thái tư bản
chủ nghĩa, sự tha hóa vì giá trị trao đổi, ở tiền bạc và lợi nhuận có khuynh hướng trở
thành phổ biến. Hegel nói rằng mọi sự khách quan hóa đều là tha hóa. Cịn đối với Marx
thì chỉ có tha hóa khi những cá nhân hay giai cấp bị nô dịch bởi những lực lượng xã
hội thống trị họ, cho dù họ đã tạo ra chúng [76 - Trang 257- 259]. Nhưng trong mối quan
hệ với giới tự nhiên thì những cá nhân hay giai cấp bị nơ dịch khẳng định bản chất và mực
đích của mình. Giới tự nhiên được đối xử như là khách thể cho dù con người đang và luôn
luôn bị phụ thuộc vào giới tự nhiên mà họ vốn là một bộ phận trong đó. Con người “phụ
thuộc” vào giới tự nhiên nhưng khơng “tha hóa” trong giới tự nhiên mà ngược lại với sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã giúp con người ngày càng tự do đối với giới tự nhiên.
Vì vậy mà theo Marx trong mối quan hệ với giới tự nhiên con người khách quan hóa trong
mọi “hình thái” xã hội chứ khơng phải mọi sự khách quan hóa đều là tha hóa [76 - Trang
256].
Và cũng vì vậy, theo Marx sự tha hóa có tính xã hội. Các cá nhân và giai cấp bị nô
dịch tự bộc lộ ra ở mọi tình thế trong đó, nói chung họ không được tự do về mặt xã hội hay
kinh tế mà bị cưỡng bức. Họ phải phục tùng những người trực tiếp hay gián tiếp bóc lột họ
hoặc đối xử với họ như những đồ vật, những tôi tớ có trong tay. Đối với con người bị nơ
dịch hay bị bóc lột thì tồn bộ cuộc sống của họ bị “tha hóa”, nó khơng thuộc về họ mà là
tài sản hay đồ vật của kẻ khác. Hoạt động bị cưỡng ép của họ dường như xa lạ với chính họ:
họ thực hiện mục đích của kẻ khác.

Chủ nghĩa tư bản đã đưa nhân loại tiến lên một bước lớn lao so với tất cả các phương
thức sản xuất trước đó. Tuy nhiên nó khơng loại bỏ được những tha hóa xã hội. Thậm chí nó
đã làm đậm nét những tha hóa đó bằng cách tăng cường bóc lột lao động và gia tăng sự bần
cùng hóa các giai cấp lao dộng bằng cách hạ thấp các điều kiện sinh hoạt của các tầng lớp
nghèo khổ và bị tước đoạt trong giai cấp vơ sản. Những sự tha hóa dần chất lên, sự suy sụp
về thể chất, sự sút giảm về tinh thần đi đôi với nhau. Mọi quan hệ. “con người” đều tan biến
đi trước “lợi ích lạnh lùng”, những địi hỏi cứng rắn “thanh tốn sịng phẳng”, bằng cách
nhấn chìm mọi tình cảm “trong làn nước băng giá của sự tính tốn ích kỷ”.


Sự tha hóa trở thành phổ biến: nó khơng chừa một ai. Sự tha hóa có rất nhiều mặt gắn
nền với “sự phụ thuộc của lao động vào tư bản”.
2.1.4. Khái niệm nhân vật tha hóa
“Nhân vật tha hóa” là khái niệm chỉ con người trong tác phẩm văn học bị mất phẩm chất
đạo đức, trở thành con người xấu đi so với bản chất tốt đẹp vốn có của con người. [47]
Con người tha hóa là con người ra đời trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Và theo Marx
thì hồn cảnh xã hội đó chính là xã hội tư bản, con người trở thành nô lệ của đồng tiền và nô
lệ với những mối quan hệ quanh quan hệ giữa tiền bạc, lợi nhuận và con người. Nói cách
khác con người không được tự do về mặt xã hội hay kinh tế mà bị cưỡng bức, bị phụ thuộc.
Cịn theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì nhân vật tha hóa được ra đời trong một xã hội tha
hóa, một xã hội độc ác, bất công, vô lý và “chó đểu” thời Pháp thuộc.
Theo chung lối nhân vật tha hóa trong Văn học hiện thực Việt Nam có hai dạng:
Dạng thứ nhất nhân vật tha hóa là sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến thời
Pháp thuộc, nói cách khác xã hội này đã đẻ ra những con người thuộc về nó. Đối với loại
nhân vật này thì sự tha hóa đã ăn sau vào máu thịt của chúng và vì thế chúng cứ trượt dài
trên sự tha hóa như tha hóa chính là bản chất của chúng vậy. Ở dạng nhân nhân vật này
chúng tôi sẽ phân tích các nhân vật Xn, bà Phó Đoan, gia đình cụ cố Hồng và những
người bạn thân của họ (tác phẩm SỐ ĐỎ), Nghị Hách (GIÔNG TỐ).
Dạng thứ hai nhân vật tha hóa là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến. Những
chính sách đàn áp bóc lột của thực dân phong kiến, dẫn đến cuộc sống nghèo khổ kéo dài

của tầng lớp nhân dân dưới đáy xã hội, xô đẩy họ đến bước đường cùng phải trở thành kẻ
lưu manh tội lỗi. Đối với loại nhân vật này chúng ta thấy họ thường là những con người với
bản chất tối đẹp và khi bị tha hóa thì họ ln ln phải “quẫy đạp”, phải dằn vặt đó thốt
khỏi số phận bị tha hóa của họ trở về với những gì mà họ cho là tốt đẹp của CON NGƯỜI,
hoặc chí ít chúng ta cũng thấy họ luôn luôn khát khao mong ước trở về với cái bản chất tốt
đẹp của chính mình đã bị xã hội đánh cắp. Dạng nhân vật này chúng tôi sẽ đi vào phân tích
các nhân vật Tám Bính ( BỈ VỎ), Thứ (ĐỜI THỪA), Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên.


×