Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Những đóng góp của các tác giả nữ trong văn học trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nhung

NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nhung

NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐỒN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể thầy cô Khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cùng các thầy cơ phịng Khoa học Công nghệ &
Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc nhất đến PGS. TS. Đoàn Thị Thu
Vân người thầy lớn đã tận tình, chu đáo, quan tâm và hướng dẫn tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Và tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, khích lệ tinh thần tơi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 3 năm 2016

Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 12
1.1. Khái quát mười thế kỷ văn học trung đại ....................................................... 12
1.2. Giới thiệu khái quát về các tác giả nữ trong văn học trung đại ..................... 19
1.2.1. Các tác giả nữ trong giai đoạn từ thế kỉ X - XVII ................................... 19
1.2.2. Các tác giả nữ trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII - cuối thế kỉ XIX............ 24
Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............... 38
2.1. Cảm hứng triết lí, chính luận.......................................................................... 38
2.1.1. Triết lý về đạo Thiền................................................................................ 39
2.1.2. Nghị luận về các vấn đề chính trị-xã hội liên quan đến việc trị nước an
dân ...................................................................................................................... 44
2.2. Cảm hứng trữ tình .......................................................................................... 47
2.2.1. Cảm xúc trước thiên nhiên....................................................................... 47
2.2.2. Tâm sự cá nhân ........................................................................................ 63
2.2.3. Nỗi buồn về thời thế, đất nước ................................................................ 72
2.2.4. Những ưu tư về cuộc đời ......................................................................... 78
2.3. Cảm hứng hiện thực ....................................................................................... 85
2.3.1. Miêu tả bức tranh xã hội và đời sống người dân ..................................... 85
2.3.2. Khát vọng tự do và bình đẳng giới của người phụ nữ ............................. 90
2.4. Sự hòa quyện giữa cảm hứng trữ tình và cảm hứng hiện thực về phương diện
nội dung ................................................................................................................. 93
2.4.1. Nội dung trữ tình - thế sự......................................................................... 93
2.4.2. Nội dung trữ tình - trào phúng ................................................................. 96


Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ....... 100
3.1. Bút pháp triết lý, chính luận ......................................................................... 100
3.1.1. Thể loại .................................................................................................. 100
3.1.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 104

3.2. Bút pháp trữ tình .......................................................................................... 108
3.2.1. Thể loại .................................................................................................. 108
3.2.2. Ngơn ngữ ............................................................................................... 120
3.2.3. Giọng điệu ............................................................................................. 126
3.2.4. Hình ảnh................................................................................................. 132
3.3. Bút pháp hiện thực ....................................................................................... 141
3.3.1. Tả thực khách quan ................................................................................ 141
3.3.2. Châm biếm, trào lộng ............................................................................ 145
3.4. Sự hòa quyện giữa bút pháp trữ tình và bút pháp hiện thực ........................ 147
3.4.1. Bút pháp trữ tình - thế sự ....................................................................... 147
3.4.2. Bút pháp trữ tình - trào phúng ............................................................... 149
3.5. Nét riêng của tiếng thơ nữ trên thi đàn văn học trung đại............................ 150
3.5.1. Sự mềm mại, mượt mà đầy nữ tính trong bút pháp ............................... 150
3.5.2. Sự nhạy bén, tinh tế trong cảm xúc ....................................................... 152
3.5.3. Sự thông tuệ, sắc sảo trong tư duy ......................................................... 154
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 161


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học trung đại Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong tiến trình vận động
và phát triển của nền văn học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân
tộc được xây dựng và và gìn giữ suốt mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) là
một khối tài sản vô cùng quý báu đối với các chặng đường phát triển sau này của văn
học hiện đại. Dù thời kì văn học trung đại đã khép lại, nhường chỗ cho những cái mới
mẻ, cách tân của thời kì văn học sau nhưng vẫn cịn khơng ít những khía cạnh, những
vấn đề của văn học trung đại làm cho chúng ta băn khoăn và hoài nghi. Vì vậy, nghiên

cứu các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển của văn học trung đại vẫn cịn là một
ẩn số thú vị cho người nghiên cứu đương thời. Với một vị trí và vai trị quan trọng như
thế, văn học trung đại đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn học nước nhà bởi những tài
năng văn chương xuất chúng với những áng văn thơ bất hủ. Và ở mỗi chặng đường
phát triển đều xuất hiện những thi tài, văn tài lỗi lạc có thể kể đến như: Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình
Chiểu, Trần Tế Xương, Tản Đà…Mỗi người mang một vẻ đẹp khác nhau góp phần
làm nên khu vườn văn học trung đại rực rỡ sắc hương thơm ngát.
1.2. Trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, tác phẩm của các nữ tác giả
không nhiều. Điều đó cũng dễ hiểu bởi các triều đại phong kiến Việt Nam khơng coi
trọng người phụ nữ. Vì vậy, họ khơng được quyền đi học, đi thi, cho nên khó có điều
kiện trước tác để truyền lại cho con cháu đời sau. Tuy nhiên, đối với con vua cháu
chúa hay những gia đình dịng dõi Nho học thì người phụ nữ vẫn được giáo dục, học
hành đàng hồng. Chính vì thế mà trong nền văn học trung đại cũng xuất hiện một số
nữ tác giả được nhiều người biết đến như: Ỷ Lan, Lý Ngọc Kiều (Diệu Nhân), Nguyễn
Thị Bích Châu, Ngô Chi Lan, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà
Huyện Thanh Quan…Cũng là những xúc cảm, những nỗi đau nợ nước tình nhà, song
ở các nữ tác giả, các "nội tướng", thì cái "tình" ấy cái "cảm" ấy rất đặc biệt và có
những nét rất riêng, rất rộng lớn song lại cụ thể, tế vi và thật gần gũi với tất cả mọi
người. Và đặc biệt là ở dịng văn học chữ Nơm, bên cạnh tuyệt tác Truyện Kiều của


2

đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến tên tuổi của ba nữ sĩ tài hoa: Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan đã in đậm dấn ấn trong văn học
sử. Cả ba đã cùng tô điểm cho văn học trung đại nước nhà những nét đẹp tuyệt vời từ
vẻ đẹp của ngôn từ đến đề tài, nội dung, tư tưởng…và tạo lòng ngưỡng mộ vô bờ nơi
những khách yêu thơ. Hồ Xuân Hương với nét đẹp trẻ trung, tươi mới, lạc quan yêu
đời pha thêm chút tinh nghịch, ương ngạnh, bướng bỉnh của một cái tơi cá tính. Đồn

Thị Điểm với ngịi bút truyền kỳ tài hoa đã tôn lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ
nữ Việt Nam nghĩa tình, son sắt. Cuối cùng, Bà Huyện Thanh Quan với phong cách
trang nhã, thâm trầm đã góp thêm tiếng thơ hồi cổ, bộc lộ lòng yêu mến trân trọng
quá khứ của dân tộc. Khi đọc những dòng thơ, lời văn chứa đầy tâm sự của các nữ sĩ,
chúng ta càng thêm yêu thêm trọng những di sản quý báu của tiền nhân.
Nếu ví văn chương Hán Nôm là một kho báu chứa đầy châu ngọc thì tài năng của
các tác giả nữ văn học trung đại được coi như là những viên ngọc sáng lấp lánh kết
thành vương miện nàng thơ cao quý! Trên vương miện đó, số châu ngọc tuy khơng
nhiều nhưng thật đẹp với nhiều màu sắc của sự yêu kiều, tôn quý đủ làm người ta say
mê, yêu mến và ngưỡng mộ. Và cuối cùng, xuất phát từ niềm yêu thích thơ văn của
các tác giả nữ trong văn học trung đại, chúng tơi hi vọng cơng trình nghiên cứu của
mình ít nhiều đóng góp cho việc đánh giá những cống hiến của các tác giả nữ cho nền
văn học trung đại nước nhà một cách toàn diện hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Việc khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu những nguồn tư liệu viết về các nữ tác giả
văn học trung đại đối với chúng tôi là một công việc không dễ. Bởi có những trước tác
hiện nay thất lạc hoặc khơng cịn, ví dụ như tập thơ Nguyệt Đình thi thảo của Nguyễn
Phúc Vĩnh Trinh. Tập thơ chưa được in ấn và hiện nay đã bị thất lạc. Nhiều công trình
nghiên cứu phần lớn tập trung ở các nữ tác giả có tên tuổi như Hồ Xn Hương, Đồn
Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chia lịch sử vấn
đề thành 2 tiểu mục sau: Thứ nhất chúng tơi điểm qua những cơng trình liên quan đến
3 nữ sĩ hàng đầu của văn học trung đại như đã nêu. Thứ hai là những bài viết liên quan
đến các tác giả nữ còn lại.


3

2.1. Những cơng trình liên quan đến 3 nữ sĩ hàng đầu của văn học trung đại: Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm và Bà Huyện Thanh Quan
2.1.1. Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương xuất hiện trên thi đàn văn học dân tộc được coi là một hiện
tượng độc đáo: nhà thơ nữ viết về phụ nữ và là một trong những nữ sĩ hàng đầu của
văn học trung đại. Cho nên, ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, việc nghiên cứu
thơ ca của Hồ Xuân Hương đã mang tính chất sâu rộng và có hệ thống. Trong q
trình nghiên cứu, các học giả nghiên cứu thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương
không chỉ nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật mà cịn nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau như: Cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với phụ nữ; thơ
Nôm của Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính; Hồ Xn Hương hoài niệm về
phồn thực; Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân gian Việt Nam; những âm vang của
tiếng thơ Nôm Hồ Xuân Hương; sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương; mối quan
hệ trào phúng và trữ tình trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương…Trong
phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới thiệu một số cơng trình liên quan đến nội
dung của luận văn.
Liên quan đến yếu tố trữ tình, trào phúng trong sáng tác của Hồ Xuân Hương,
Dương Quảng Hàm khẳng định: “Thơ Hồ Xuân Hương hoặc có ý lẳng lơ hoặc có
giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chan chứa tình cảm” [45; tr.88]. Đồng tình với
quan điểm trên, Nguyễn Sĩ Tế trong bài viết “Khảo luận thơ Hồ Xuân Hương” cũng
đưa ra ý kiến: “Thơ bà là thơ cười đời nhưng vẫn là thơ yêu đời một cách nhẹ nhàng
bình thản. Thơ tình cảm và thơ trào phúng phối hợp với nhau chặt chẽ đến nỗi nếu
tách rời nhau ra thì thơ Hồ Xn Hương đổi hẳn bộ dạng, khơng cịn là thơ Hồ Xuân
Hương nữa. Nữ sĩ của chúng ta khơng mấy khi dùng yếu tố đơn nhất, là tình cảm hay
là cái cười, để xây dựng riêng một thi phẩm. Thật thế, trong những lúc tâm sự với độc
giả vẫn không quên cái cười, cái cười không kém phần gay gắt” [45; tr.89). Vẫn trong
cơng trình nghiên cứu này, Nguyễn Sĩ Tế tiếp tục khẳng định: “Khuynh hướng thi ca
của Hồ Xuân Hương là thế; nó cũng phong phú, tế nhị và lung khốt tâm hồn nhà thơ.
Nó có đủ mọi màu sắc: cách mạng, dân tộc, đại chúng, xã hội, tả thực, hồi nghi, u
đời. Tất cả gói ghém trong hai loại thơ tình cảm và trào phúng, nhưng mà là hai loại


4


thơ phối hợp với nhau làm một chặt chẽ đến nỗi nếu tách rời nhau ra thì cái kiến trúc
thơ Hồ Xn Hương sụp đổ” [45; tr.92].
Trong cơng trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu nhận xét: “Những
nhà thơ trào phúng vĩ đại không nhe răng cười, khơng chửi bằng lời nói, họ ném cả
trái tim của họ, ném cả quan điểm của họ vào cuộc đời cũng như những nhà thơ trữ
tình vĩ đại, thơ họ thực chất là máu và nước mắt đó thơi” [10; tr.28].
Nguyễn Hồng Phong trong Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương đã khẳng định “Hồ
Xuân Hương là một thi sĩ châm biếm trào lộng và trữ tình, mà châm biếm trào lộng là
chủ yếu, ngay những lúc trữ tình tha thiết nhất nàng vẫn cười cợt mỉa mai.” [40;
tr.124].
Trên đây là một số ý kiến của các học giả nghiên cứu thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Trong luận văn này,
chúng tơi sẽ làm sáng rõ những đóng góp của Xuân Hương trong nền thi ca văn học
trung đại ở hai xu hướng trữ tình và hiện thực.
2.1.2. Bà Huyện Thanh Quan
Thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan để lại không nhiều nhưng cũng đủ lưu lại
những dấu ấn khó phai trong lịng độc giả u thơ và trong lịch sử thơ ca nước nhà.
Tỏa sáng cùng Hồ Xuân Hương trên bầu trời thi ca trung đại, Bà Huyện Thanh Quan
có một vị trí nhất định trong làng văn Việt. Và trở thành một nhà thơ nổi tiếng trong
thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy, những cơng trình nghiên cứu và
đánh giá về thơ ca của bà cũng sinh động và sôi nổi không kém. Có thể kể đến cuốn
Phê bình bình luận văn học Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm – Nguyễn Gia
Thiều (Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, 1992) do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn đã trích dẫn
những bài phê bình- bình luận văn học của các nhà nghiên cứu Việt Nam như Trần Thị
Băng Thanh, Hà Như Chi, Phạm Văn Diêu về thơ ca của bà.
Ở bài viết “Thơ bà Huyện Thanh Quan niềm vui và nỗi buồn” Trần Thị Băng
Thanh, kết luận: “Nhiều người nói nữ sĩ đã đem đến cho thơ Nơm tiếng nói đài các,
nghiêm nghị mà vẫn trong sáng, giản dị và trữ tình sâu đậm. Đó đúng là đặc sắc riêng
của nữ sĩ”. Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh thơ bà Huyện Thanh Quan thu hút người

đọc cho đến tận bây giờ là do “ý tình ở giữa khoảng trống các dịng thơ. Đó là nỗi


5

lịng của nữ sĩ, là tâm trạng cơ đơn đến khắc nghiệt lạnh lùng và cả sự gánh chịu kiên
nghị lặng lẽ của bà” [41; tr.16].
Phạm Thế Ngũ cho rằng “Thơ Hồ Xn Hương thiên về Nơm mà bóng bẩy,
dun dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ
Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện một
hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết
tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi” [38. tr. 288 -290 và 294].
Còn Hà Như Chi trong bài viết “Thơ bà Huyện Thanh Quan” trích trong Việt
Nam thi giảng văn luận, Nxb Sống Mới, 1974, nhận định: “Thơ bà Huyện Thanh
Quan đẹp ở chỗ đồng nhất, trước sau không tương phản, trong ngồi hịa hợp, rung
động êm đềm, thanh nhã kín đáo mà tinh xảo”. Khơng tiếc lời, Thanh Lãng trong
Lược đồ Văn học Việt Nam, Quyển Thượng, xuất bản tại Sài Gòn năm 1997, tr.798
khen ngợi : “Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt
giũa, đẹp như một bức tranh cổ. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu
xuất bản tại Sài Gịn,1968, tr. 396-397, thì nhấn mạnh: “Những bài thơ Nơm của bà
phần nhiều là tả cảnh, tả tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có
tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến
nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện”.
Qua nhận xét, chúng ta thấy được thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan có sự đóng
góp đáng kể về phương diện nội dung cũng như phương diện nghệ thuật cho nền thi ca
văn học trung đại.
2.1.3. Đồn Thị Điểm
Trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX,
Nxb Giáo dục, 1999, do Nguyễn Lộc chủ biên đã giới thiệu tóm tắt về tiểu sử và sự
nghiệp văn chương của Đồn Thị Điểm. Nguyễn Lộc có khái qt so sánh giá trị nghệ

thuật giữa Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, với truyện Truyền kỳ trong văn học
trung đại Việt Nam, nhất là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Tác phẩm của Đoàn
Thị Điểm, ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm cịn có tập truyện Truyền kỳ tân phả, kể
lại những truyện truyền kỳ, theo truyền thống của Nguyễn Dữ. Hồng Hà nữ sĩ được
đánh giá cao “là một người có kỳ tài trong văn nữ giới”, là “người nổi tiếng hay chữ”.


6

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí khen là: “Lời văn hoa mỹ dồi
dào”.
Xét về phương diện nghệ thuật, sách giáo trình trên đánh giá: “Truyền kỳ tân
phả không đuổi kịp Truyền kỳ mạn lục, nhưng về phương diện nội dung thì Truyền kỳ
tân phả là có phần gần với cuộc sống, với con người” [28; tr.25].
Trong cuốn chuyên khảo Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam của
Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục,1999, ở mục truyện Truyền kỳ, có giới thiệu và nhận xét
về Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, song khơng hề nói đến tiểu sử của Đồn
Thị Điểm mà nhận xét: “Truyền kỳ tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm cùng
loại với truyện Truyền kỳ mạn lục, nhưng rườm lời hơn, thơ ca thù tạc lại q nhiều
làm lỗng thú truyện. Tuy vậy ta khơng nên đánh giá thể loại này thuần túy từ góc độ
truyện. Có thể xem đây như là một thể loại truyện thơ hợp thể, trong yếu tố truyện
đóng vai trị sáng tạo tình huống để tác giả thi thố tài thơ, và đặc điểm này phản ánh
hứng thú và sinh hoạt văn thơ đương thời của các văn sĩ”.
Qua tài liệu, giáo trình nói trên, chúng tơi nhận thấy Đồn Thị Điểm là một nữ sĩ
tài ba, được người đời sau chú ý, đề cao sự nghiệp văn học. Ngoài bản dịch Chinh phụ
ngâm rất nổi tiếng, thì khơng thể khơng kể đến tác phẩm văn xuôi chữ Hán Truyền kỳ
tân phả. Thực tế đó tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi có thêm điều kiện để nghiên
cứu về những đóng góp của Đồn Thị Điểm ở thể loại truyền kì với xu hướng trữ tình
và hiện thực.
2.2. Các nữ tác giả cịn lại

Cơng trình được coi là thành cơng và giá trị nhất hiện nay phải kể đến cuốn Các
nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam (2010) do Đỗ Thị Hảo chủ biên, Nxb Khoa học Xã
hội, bao gồm phần khảo cứu, phiên âm, dịch chú văn bản tác phẩm của 12 nữ tác giả
Hán Nôm Việt Nam. Đây là một cơng trình nghiên cứu đặc biệt, cung cấp cho chúng
ta một cái nhìn hệ thống, chân thật và chính xác về thân thế, sự nghiệp cũng như việc
khảo sát, dịch, chú thích tác phẩm của 12 nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam như: Lý Ngọc
Kiều, Lê Thị Yến (Ỷ Lan), Ngơ Chi Lan, Đồn Thị Điểm, Trương Thị Trong, Phạm
Lam Anh, Lê Ngọc Hân (Ngọc Hân Công chúa), Hồ Xuân Hương, Nguyễn Thị Hinh
(Bà Huyện Thanh Quan), Nguyễn Phúc Trinh Thận (Mai Am), Nguyễn Tĩnh Hoà (Huệ


7

Phố) và Nguyễn Nhược Thị Bích. Mười hai cái tên là mười hai số phận sống ở những
giai đoạn lịch sử khác nhau, song tài năng và đức độ của các bà không những hậu thế
phải ngợi ca mà ngay cả những danh nhân đương thời cũng nể phục. Người đầu tiên ta
có thể kể đến là Lý Ngọc Kiều gọi Lý Thánh Tông là bác ruột. Bà là một người có tấm
lịng nhân hậu, coi vinh hoa phú q như một thứ phù phiếm ở đời. Cùng với tư chất
ấy và những gì nếm trải được trong suốt 70 năm, trước lúc về cõi vĩnh hằng, Lý Ngọc
Kiều đã để lại một bài kệ như là một lẽ sống, một tuyên ngôn ở đời. Với một bài Kệ thị
tịch đầy chất triết lý và trí tuệ, Lý Ngọc Kiều xứng đáng được tôn xưng là hiền tài của
đất Thăng Long.
Tiếp đến Lê Thị Yến hay còn gọi là Nguyên phi Ỷ Lan khiến người đọc nghĩ
ngay đến một Hoàng Thái hậu nhiếp chính với những biện pháp chính sự tốt đẹp làm
cho thế nước mạnh và nhân dân yên ấm. Nhưng không mấy ai biết được bà cũng là
một nhà thơ, để lại cho đời một bài kệ bao hàm triết lý uyên áo của nhà Phật: Sắc thị
không, không tức sắc / Không thị sắc, sắc tức không / Sắc không, câu bất quản /
Phương đắc khế chân tơng.
Với Hồng Hà nữ sĩ Đồn Thị Điểm, cuộc đời bà gặp nhiều bất hạnh. Cha mất rồi
anh trai cũng qua đời, bao gánh nặng trong gia đình đều do bà gánh vác. Mãi đến năm

37 tuổi, bà mới kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Kiều. Những tưởng từ nay bà sẽ có người
đỡ đần sớm hơm, nhưng hai chữ “ly biệt” cứ vận vào người bà. Lấy nhau chưa đầy
một tháng, bà phải thay chồng “nuôi già dạy trẻ” khi chồng đi sứ. Phải chăng những
nỗi đau ly biệt ấy là nguồn cảm hứng để bà tạo nên hồn cốt, tạo nên máu thịt cho
khúc Chinh phụ ngâm diễn âm bất hủ mà người đời truyền tụng.
Hình như niềm vui thì giống nhau cịn nỗi buồn thì ở mỗi người một khác. Nếu
như Cơng chúa Ngọc Hân khóc chồng, người anh hùng áo vải đã “giúp dân dựng nước
biết bao cơng trình” bằng những dịng huyết lệ, thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại nuốt nước
mắt vào trong để bỡn cợt tình đời giả dối đen bạc, đồng thời cũng bộc lộ những khát
vọng chính đáng về tình u ở mỗi con người. Thật là chí lý khi nhà thơ Xn Diệu
cho rằng: “Cái địi hỏi giải phóng trong thơ Xuân Hương là diễn đạt sự đòi hỏi ngấm
ngầm của một xã hội”. [10; tr.20].


8

Như vậy “Tất cả những từng trải, những nỗi ấm lạnh của cuộc đời đã được các
nữ tác gia gửi gắm vào từng lời thơ, từng ý chữ tạo nên những tác phẩm bất hủ, sống
mãi với thời gian” [15; tr.15]. Cuối quyển sách là phần phụ lục được chia làm 2 phần:
phần phiên dịch chú của Hoàng Xuân Hãn và phần nguyên bản Hán Nôm của các bài:
Chinh phụ ngâm, Truyền kỳ tân phả, Trương thị q thích, Hồng hậu ai vãn, Tế
Quang Trung đế văn, Xuân Hương di cảo, Xuân Hương thi tập và Hạnh thục ca.
Tính đến nay, đây là một cơng trình nghiên cứu tập hợp đầy đủ nhất các nữ tác
gia Hán Nôm một cách hệ thống cùng với các văn bản tác phẩm hiện còn. Tên tuổi và
tài năng của 12 nữ tác gia Hán Nôm này đã làm phong phú thêm, đa dạng thêm kho
tàng di sản Hán Nơm Việt Nam nói chung và văn học cổ trung đại Việt Nam nói riêng.
Các nữ sĩ xứng đáng là những người được “dân biết mặt, nước biết tên” với sự thành
kính và ngưỡng mộ đặc biệt.
Với tính chất của đề tài, chúng tơi nghiên cứu thêm thơ ca của nữ sĩ Sương
Nguyệt Anh, bà là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu về những đóng góp của các tác giả nữ trong
văn học trung đại theo các xu hướng: triết lý-chính luận, trữ tình, hiện thực và sự hịa
quyện giữa xu hướng trữ tình và hiện thực. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành so sánh
để thấy được nét khác biệt giữa các tác giả nữ với các tác giả nam cùng thời.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau của 13 tác
giả nữ trong văn học trung đại, gồm Lý Ngọc Kiều, Ỷ Lan, Nguyễn Thị Bích Châu,
Ngơ Chi Lan, Đoàn Thị Điểm, Phạm Lam Anh, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan, Nguyễn Phúc Trinh Thận, Nguyễn Phúc Tĩnh Hồ, Nguyễn
Nhược Thị Bích, Sương Nguyệt Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp khoa
học khác nhau, trong đó cơ bản nhất vẫn là bốn phương pháp sau:


9

4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội
Chúng tôi xem xét vấn đề trong mối tương quan với bối cảnh lịch sử, xã hội, tư
tưởng của dân tộc và thời đại vì những điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến tư tưởng và
nội dung văn chương của các tác giả nữ văn học trung đại.
4.2. Phương pháp hệ thống
Là phương pháp giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về vấn đề
đang nghiên cứu. Chúng tôi sẽ phân loại và sắp xếp các tác giả nữ có cùng xu hướng
để dễ dàng trong việc nghiên cứu những đóng góp của họ cho nền văn học trung đại
nước nhà.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi nghiên cứu những đóng góp

của các tác giả nữ so với các tác giả nam cùng thời. Tuy sự đóng góp của các nữ sĩ về
số lượng tác giả tác phẩm cho nền văn học trung đại nước nhà không nhiều so với các
tác giả nam, nhưng có thể thấy giá trị tư tưởng, nội dung, nghệ thuật mà họ thể hiện
trong tác phẩm của mình là khơng hề thua kém.
4.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Là phương pháp giúp chúng tơi khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh, chi tiết để có
thể nắm được bản chất vấn đề tồn diện, khách quan nhất. Đồng thời từ đó tổng hợp lại
nhằm có những kết luận khái quát về vấn đề đang nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu và tìm hiểu những đóng góp của các tác
giả nữ trong văn học trung đại sẽ giúp chúng ta có những đánh giá khách quan về tài
năng văn chương của các nữ tác giả văn học ở nhiều mặt như: nội dung, tư tưởng, thể
loại, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật…Nhờ các nữ sĩ mà nền văn học dân tộc thêm đa
dạng và phong phú bởi những màu sắc nữ tính, mới lạ nhưng cũng khơng kém phần
mạnh mẽ, tinh tế, sâu sắc.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn chương do
các tác giả nữ của nền văn học trung đại nước nhà để lại. Đó là cách bảo tồn những giá
trị tinh thần của dân tộc dưới góc độ văn hóa, văn học.


10

6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được triển khai theo ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận
Phần Mở đầu, người viết trình bày cụ thể về lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, cấu trúc
của luận văn. Ở phần này, người viết diễn giải quá trình hình thành và thực hiện triển
khai đề tài nghiên cứu: Những đóng góp của các tác giả nữ trong văn học trung đại.
Phần Nội dung, người viết triển khai thành ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung, người viết trình bày hai nội dung lớn. Nội dung thứ

nhất là khát quát ngắn gọn mười thế kỉ của văn học trung đại. Nội dung thứ hai là giới
thiệu khái quát về các tác giả nữ trong văn học trung đại. Đó là những lí thuyết làm cơ
sở để người viết triển khai nội dung đề tài ở hai chương sau.
Chương 2: Những đóng góp về phương diện nội dung, người viết đi sâu vào những
vấn đề chính của chương như sau:
Thứ nhất: Cảm hứng triết lí chính luận
Thứ hai: Cảm hứng trữ tình
Thứ ba: Cảm hứng hiện thực
Thứ tư: Sự hịa quyện giữa cảm hứng trữ tình và cảm hứng hiện thực về phương
diện nội dung
Ở chương này, người viết đã sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu đã nêu
ở mục 4, để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Từ đó, người viết khẳng định những đóng
góp về phương diện nội dung của các tác giả nữ trong văn học trung đại nước nhà.
Chương 3: Những đóng góp về phương diện nghệ thuật, người viết trình bày cụ thể
những vấn đề chính của chương như sau:
Thứ nhất: Bút pháp triết lý chính luận
Thứ hai: Bút pháp trữ tình
Thứ ba: Bút pháp hiện thực
Thứ tư: Sự hòa quyện giữa bút pháp trữ tình và bút pháp hiện thực
Thứ năm: Nét riêng của tiếng thơ nữ trên thi đàn văn học trung đại
Cũng giống như chương 2, trong chương này, người viết sử dụng tất cả các
phương pháp nghiên cứu đã nêu ở mục 4, để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Từ đó,


11

người viết khẳng định những đóng góp về phương diện nghệ thuật của các tác giả nữ
trong văn học trung đại nước nhà.
Phần Kết luận, người viết tổng hợp và khẳng định lại một lần nữa những kết
quả đạt được của đề tài và đưa ra hướng phát triển của đề tài.



12

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát mười thế kỷ văn học trung đại
Sau sự kiện lịch sử năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, nhân dân ta đã giành được quyền độc lập tự chủ. Đất nước Đại Việt bắt tay vào
việc xây dựng chế độ phong kiến độc lập, tự chủ, tự cường, mở ra một kỉ nguyên mới
cho dân tộc. Ở nước ta, lịch sử văn học viết luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ
nước. Cùng với sự phát triển tồn diện về chính trị, xã hội, văn hố và các loại hình
nghệ thuật khác như hội họa, kiến trúc, điêu khắc..., bộ phận văn học viết cũng chính
thức ra đời vào thế kỉ thứ X. Trải qua mười thế kỉ, tính từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ
XIX, văn học trung đại đã khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của mình trong
lịch sử văn học dân tộc. Trên hành trình mười thế kỉ, văn học trung đại trải qua bốn
giai đoạn sau:
Giai đoạn từ thế kỉ X – XIV
Giai đoạn từ thế kỉ XV – XVII
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
Giai đoạn văn học từ thế kỉ X – XIV: Có thể gọi đó là văn học Lý-Trần. Nội dung
bao trùm giai đoạn văn học này chính là nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng,
là khẳng định, ngợi ca dân tộc dân tộc Việt Nam có lịch sử riêng, có nền văn hiến lâu
đời. Hai tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Lý là Lý Công
Uẩn và Lý Thường Kiệt. Tên tuổi của Lý Công Uẩn gắn liền với bài Chiếu dời đơ có
giá trị lịch sử to lớn. Chiến thắng quân Tống vẻ vang gắn liền tên tuổi của Lý Thường
Kiệt với bài thơ Nam quốc sơn hà nổi tiếng. Bài thơ có giá trị vĩnh viễn bởi nó biểu
hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc, khẳng định chân lý ngàn đời: chính nghĩa bao giờ
cũng thắng phi nghĩa.
Thời đại nhà Lý, Phật giáo được coi trọng. Vì thế lực lượng sáng tác đơng đảo là

các nhà sư đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ. Hướng sáng tác của các
nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố tích
cực giàu chất nhân văn. Có thể kể đến như Quốc Tộ của Pháp Thuận, Thị đệ tử của


13

Vạn Hạnh, Cáo tật thị chúng của Mãn Giác, bài kệ của ni sư Diệu Nhân, Thị tật của
Quảng Nghiêm…Tuy số lượng sáng tác của các tác giả thời Lý không nhiều nhưng
chủ nghĩa yêu nước vẫn được nêu cao và hình thành như một truyền thống phát triển
mãi mãi trong các giai đoạn sau.
Cũng như mảng thơ văn đời Lý, văn học đời Trần tập trung xoáy mạnh vào đề tài
chống quân Nguyên xâm lược với cảm hứng chủ đạo là chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần tự hào dân tộc. Ðiển hình là tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Tụng
giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng
giang phú của Trương Hán Siêu tiêu biểu cho nội dung u nước mang hào khí Đơng
A. Các bài thơ của Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Phạm Sư
Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn thể hiện tình cảm yêu dân, gắn bó với quê hương đất
nước…Tác phẩm Kê minh thập sách của Nguyễn Thị Bích Châu cũng đã đóng góp
cho nội dung yêu nước của văn học nhà Trần thêm một nét đặc sắc. Bên cạnh đó, bài
kệ Sắc Khơng của nữ sĩ Lê Thị Yến (Ỷ Lan) đã có đóng góp tích cực cho thơ thiền
thời Trần
Về phương diện nghệ thuật: Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung
Quốc có những thành tựu lớn như văn chính luận (Chiếu dời đơ, Hịch tướng sĩ, Kê
minh thập sách), văn xi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu,
Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên…) thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần
Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn,…). Văn học chữ
Nôm cũng đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết
bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm. Ở giai đoạn văn học này có
sự xuất hiện của các nữ sĩ như: Lý Ngọc Kiều (Diệu Nhân), Lê Thị Yến (Ỷ Lan), Ngơ

Chi Lan, Nguyễn Thị Bích Châu
Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII: Văn học viết bằng chữ Hán và
văn học viết bằng chữ Nôm tồn tại song song, bổ sung cho nhau, tạo thành một nền
văn học vừa thống nhất, vừa phong phú đa dạng. Thành phần văn học chữ Nôm càng
phát triển lớn mạnh, càng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Về phương nội dung: Gắn bó với hiện thực lịch sử, văn học thế kỉ XV ca tụng
cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Đồng thời cũng ca tụng trật tự phong kiến


14

trong thời thịnh trị của nó. Thơ văn viết về thời kì chống Minh khá phong phú với
chiếu biểu, văn bia, thực lục, cáo, phú…Trong đó tác phẩm tiêu biều nhất là Bình Ngơ
đại cáo của Nguyễn Trãi. Lịng u nước cũng thắm đượm trong thơ Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tn…Và đặc biệt là lịng căm thù cháy rực
trong suốt các bài của Quân trung từ mệnh tập. Mặt khác, giai đoạn văn học thời kì
này cho thấy ý thức về mối quan hệ giữa quốc gia và quần chúng. Nguyễn Trãi đã thay
mặt Lê Lợi nói rõ ý này trong thư gửi tướng nhà Minh, trong Văn bia Vĩnh Lăng và
đặc biệt là trong Bình Ngơ đại cáo. Nguyễn Trãi khi bàn về nhân nghĩa đều có nhắc
đến nhân dân trước tiên. Lê Thánh Tơng hay hội viên Tao đàn đều có cảm hứng mơ tả
về đời sống nhân dân. Có thể thấy vai trị và hình ảnh của quần chúng đã được chú ý
trong văn học viết.
Song song với công việc tiếp tục chép sử, cơng việc sưu tập hợp tuyển, bổ chính
những thơ phú cũ hay những truyện thần thoại, cổ tích, thần tích…đều được đẩy mạnh.
Ví dụ như Lam Sơn thực lục là một tập ghi chép lịch sử có giá trị. Công việc sưu tầm
các thơ phú, truyện được chú trọng đặc biệt. Nguyễn Trãi có cơng sưu tầm thơ văn của
Hồ Quý Ly, thu nhặt thơ đời Trần, Hồ, kể cả thơ Nôm dâng lên vua. Phan Phu Tiên và
Chu Xá đã sưu tập các bài thơ đời Trần và đầu đời Lê thành sách Việt âm thi tập,
Hoàng Đức Lương có Trích diễm thi tập. Về văn có Cổ kim chế từ tập do Lương Như
Hộc biên soạn. Vũ Cán sưu tập các bài văn tứ lục trong sách Tứ lục bị lãm. Hoàng

Tụy Phu sưu tập các bài phú đời Trần mạt và Lê sơ trong Quần hiền phú tập.
Việc thành lập Hội Tao đàn ở thế kỉ XV là một sự kiện lịch sử văn học quan
trọng. Đó là hội sáng tác và bình thơ, được lập từ năm 1495 đến 1497. Sự kiện này
một mặt nói lên ý thức tự hào của giai cấp thống trị ở giai đoạn cực thịnh của nó
nhưng đồng thời cũng biểu hiện được ý thức tự hào dân tộc về nền văn hiến của nước
ta
Về phương diện nghệ thuật: Văn học giai đoạn này chuyển mạnh theo hướng dân
tộc hóa từ ngơn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức. Văn học chữ Hán vẫn
phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng truyền thống tư tưởng nhân văn, yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng. Cũng ở giai đoạn này, nghệ thuật chính luận tiếp tục phát
triển, tạo nên những bài văn hùng biện xuất sắc như: Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn


15

Trãi, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba của Thân
Nhân Trung…Đặc biệt trong văn xi chữ Hán, loại truyện ngắn truyền kì đã xuất
hiện như một số truyện trong Thánh Tông di thảo tương truyền của vua Lê Thánh
Tông và các truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Các tác giả bắt đầu quan
tâm đến số phận cá nhân con người. Những loại văn sử kí, tựa, bạt, thơ, phú, từ chữ
Hán cũng hết sức phong phú và có nhiều thành tựu đặc sắc. Nhưng nổi bật hơn cả
trong giai đoạn văn học này là sự phát triển của văn học chữ Nôm. Thơ Nôm Đường
luật đã trở thành một thể thơ Việt được ưa chuộng và có những đỉnh cao như Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Bạch vân
quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở âm điệu tiếng Việt và truyền thống
thơ ca dân gian, hai thể thơ thuần Việt là lục bát và song thất lục bát hình thành, mở ra
chân trời mới cho thơ trữ tình và thơ tự sự tiếng Việt.
Giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: Văn học Việt Nam từ thế
kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học
dân tộc trong suốt thời kỳ phong kiến ở cả hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm.

Đặc biệt là ở bộ phận văn học Nơm có sự phát triển nhảy vọt, phồn vinh chưa từng
thấy.
So với các giai đoạn trước, lực lượng sáng tác trong giai đoạn này cịn có sự
chuyển biến trong quan niệm sáng tác. Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí vốn là quan niệm
truyền thống của các nhà nho Việt Nam. Ðến giai đoạn này, các nhà văn, nhà thơ cũng
chưa thoát khỏi quan niệm ấy, nhưng bên cạnh đó đã hình thành và phát triển một
khuynh hướng thu hút đông đảo các nho sĩ sáng tác: Khuynh hướng hướng tới con
người bình thường, hướng tới cuộc sống xã hội rộng rãi, chính quan niệm sáng tác
chứa chan bản sắc nhân văn này đã đưa đến bước phát triển đẹp đẽ, rực rỡ của văn
học.
Về phương diện nội dung: Văn học giai đoạn này có những khuynh hướng sau:
Thứ nhất: Khuynh hướng tố cáo hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa có nội dung
phê phán hiện thực và đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục. Đây là khuynh
hướng chủ đạo của văn học giai đoạn này. Hồng Lê nhất thống chí là bức tranh sinh
động về cảnh thối nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ. Tập bút kí đặc sắc


16

Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác cũng đã ghi lại chân thực cảnh sống xa hoa nơi
phủ chúa hồn tồn đối lập với cuộc sống đói nghèo của dân chúng bên ngoài. Tác
phẩm ngầm lên án tầng lớp thống trị bóc lột sức lao động của nhân dân để hưởng thụ,
ăn chơi sa đọa. Trong thơ chữ Hán nhiều nhà thơ đã đi sâu miêu tả cuộc sống của nhân
dân. Cao Bá Quát, Phạm Nguyễn Du đã ghi lại những bức tranh sinh động về cuộc
sống đói khổ của nhân dân. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thường xuất hiện
những bức tranh đối lập, một bên là cuộc sống đói khổ của nhân dân và một bên là
cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị.
Bên cạnh đó phải kể đến Chinh phụ ngâm nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần
Cơn, do Đồn Thị Điểm diễn Nơm đã lên án, tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa
làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu của tuổi trẻ. Cung ốn ngâm khúc tố cáo chế độ cung

tần vơ nhân đạo làm cho cuộc đời của bao cô gái tài sắc héo hắt, tàn lụi trong cung
vua, phủ chúa. Thơ Hồ Xuân Hương tố cáo chế độ đa thê và toàn bộ nền đạo đức
phong kiến đối với người phụ nữ. Đồng thời là tiếng nói địi quyền sống, quyền hạnh
phúc lứa đôi cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đặc biệt đến Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của
con người. Ðặc điểm chung của sự phê phán, tố cáo của văn học giai đoạn này là các
tác giả đứng trên lập trường nhân sinh để tố cáo tất cả những gì phản nhân sinh, phản
tiến hóa, vì thế mà diện tố cáo trong văn học được mở rộng và nội dung tố cáo cũng
sâu sắc hơn.
Thứ hai: Khuynh hướng ca ngợi và tự hào về triều đại Tây Sơn. Như phần bối
cảnh lịch sử đã trình bày, triều đại Tây Sơn tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng với những
chiến công vang dội, với những chính sách tiến bộ, sự có mặt của triều đại này đã thực
sự đem đến cho đời sống tinh thần của dân tộc một sinh khí mới. Ðiều này đã để lại
dấu ấn trong văn học. Cho nên nội dung chủ yếu của khuynh hướng này vẫn là khẳng
định cuộc sống, khẳng định con người, mà tiêu biểu hơn cả là khẳng định công đức
của vua Quang Trung trong sự nghiệp chống giặc cũng như trong sự nghiệp xây dựng
đất nước. Hình ảnh vua Quang Trung được ghi lại rõ nét trong tác phẩm Ai tư vãn và
Tế Quang Trung văn của Lê Ngọc Hân. Một số tác phẩm dưới thời Tây Sơn cũng thể
hiện lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc.


17

Thứ ba: Khuynh hướng thoát li: Một số tác giả đã đứng trên lập trường phong
kiến Ðàng Trong hoặc Ðàng Ngoài để phê phán phong trào Tây Sơn. Một số tác giả
vốn là cựu thần, bề tôi của triều Lê-Trịnh, khi thấy vận mệnh của giai cấp mình bị
nghẽn lối, họ mang tâm trạng buồn bã, hoang mang, luyến tiếc quá khứ. Có thể kể đến
sáng tác của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Hành, Bà huyện Thanh Quan.
Về phương diện nghệ thuật: Trước hết về mặt thể loại, những thể loại truyền
thống vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn. Sự nở rộ đáng chú ý là truyện thơ

Nôm và khúc ngâm. Nó làm đậm thêm nét đặc sắc của văn học giai đoạn này. Hàng
loạt truyện thơ Nôm đã ra đời mà đỉnh cao là Truyện Kiều. Thơ Nôm của Hồ Xuân
Hương là một hiện tượng văn học độc đáo có sức sống và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Thể ca trù (hát nói) với Nguyễn Cơng Trứ, Cao Bá Quát đạt đến trình độ mẫu mực. Về
phương pháp sáng tác, văn học giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi tính quy phạm phạm
và những đặc điểm thi pháp truyền thống. Tuy nhiên ngôn ngữ thơ ca trong văn học
Nôm có bước phát triển so với giai đoạn trước. Xu hướng trở về với dân tộc, với đời
sống ngày càng tăng (các xu hướng này đã có từ trước nhưng đến giai đoạn này phát
triển mạnh hơn).
Ở giai đoạn văn học này xuất hiện nhiều sáng tác thơ văn của các nữ sĩ như: Lê
Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm. Các nữ sĩ đã có
những đóng góp đáng kể vào nền thơ ca trung đại.
Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX: Văn học giai đoạn này, một mặt phản ánh
tinh thần yêu nước trong ý thức truyền thống, mặt khác thể hiện tư tưởng tiến bộ canh
tân đất nước, chống lại tư tưởng bảo thủ.
Về phương diện nội dung: Văn học chống Pháp ra đời đã kế thừa một cách tốt
đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và có những bước phát triển phù hợp với hoàn
cảnh mới của lịch sử. Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Thơ văn yêu nước
đã vạch trần những luận điệu hèn nhát, bỉ ổi của triều đình, bọn vua quan vơ trách
nhiệm, bè lũ Việt gian bán nước thành những bản án đanh thép hoặc những trang châm
biếm sắc sảo như: Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hà thành thất thủ ca; Hà thành
chính khí ca; Vè thất thủ kinh đơ; Biểu trần tình của Hồng Diệu, Phú kể tội Pháp
đánh Bắc kỳ lần I của Phạm Văn Nghị, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây của


18

Nguyễn Ðình Chiểu…Mặt khác, thơ văn u nước cịn phản ánh tâm lý đau xót của
nhân dân trước cảnh nước mất, nhà tan như Cảm tác của Phan Văn Trị, Vè thất thủ
kinh đô của nhân dân Huế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Ðình Chiểu

Có quan hệ chặt chẽ với khuynh hướng yêu nước chống Pháp là khuynh hướng
hiện thực trào phúng. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương, Nguyễn Thiện Kế…
Ngoài ra, văn học giai đoạn này đã kế thừa tính trữ tình của văn học dân gian và
văn học bác học. Nhưng trữ tình ở đây là trữ tình yêu nước. Tình cảm yêu nước đã
được bộc lộ bằng những lời lẽ thiết tha sâu nặng. Điều này được thể hiện rất rõ trong
thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Về phương diện nghệ thuật: Văn học giai đoạn này vẫn tồn tại hai thành phần
chữ Hán và chữ Nôm. Ngồi văn học chữ Hán và chữ Nơm, văn học viết bằng chữ
Quốc ngữ cũng bắt đầu ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh
Của, Nguyễn Trọng Quản xuất hiện với một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ
Quốc ngữ theo bút pháp mới tiếp thu từ phương Tây, đánh dấu bước chuyển đầu tiên
của văn học trung đại Việt Nam sang thời kì hiện đại.
Các thể loại tiêu biểu: Về truyện thơ Nôm có thể kể Lục vân Tiên, Dương Từ
Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu. Sử ca có Hạnh Thục
Ca của Nguyễn Nhược Thị Bích. Thơ Ðường luật, thơ lục bát, vè, hịch, văn tế…cũng
xuất hiện phong phú. Trong đó hịch và văn tế là hai thể loại tiêu biểu vì nó thích hợp
cho việc kêu gọi và diễn đạt tình cảm lớn.
Phương pháp sáng tác truyền thống vẫn là phương pháp sáng tác chủ yếu. Nhưng
do yêu cầu phản ánh trung thực và gần gũi để động viên chiến đấu nên văn học đã vận
dụng nhiều chất liệu hiện thực, mang sắc thái phê phán và ít nhiều đã phá vỡ những
khn khổ của phương pháp sáng tác truyền thống, đặc biệt là Trần Tế Xương, với bút
pháp mang đậm tính hiện thực. Trong bộ phận văn học chữ Hán, thơ ca chưa thoát
khỏi biểu hiện có tính chất cơng thức, ước lệ của văn học phong kiến. Riêng văn xi
chữ Hán có phần khác trước, câu văn trong sáng, giản dị hơn, lập luận cũng chặt chẽ,
lơ gích hơn. Trong bộ phận văn học chữ Nôm, nghệ thuật biểu hiện một mặt kế thừa
truyền thống; mặt khác có sự đổi mới đáng kể. Văn học giai đoạn này đã bám sát vào


19


hiện thực đời sống. Trong thơ hiện thực trào phúng nổi bật lên tính cụ thể, cá thể rõ
nét, các nhà thơ đã dùng tiếng cười để xua tan mọi suy nghĩ siêu hình, tự biện, chất
sống của nó rõ hơn trong thơ trữ tình.
Ở giai đoạn này xuất hiện hai gương mặt nữ tiêu biểu trong sáng tác văn chương.
Đó là Nguyễn Phúc Trinh Thận với Mai Am thi tập, Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa với Huệ
Phố thi tập. Bên cạnh đó cịn có Nguyễn Nhược Thị Bích với Hạnh Thục Ca bằng
chữ Nôm và Sương Nguyệt Anh, con gái của Nguyễn Đình Chiểu, với cả thơ chữ Hán
và chữ Nôm.
1.2. Giới thiệu khái quát về các tác giả nữ trong văn học trung đại
1.2.1. Các tác giả nữ trong giai đoạn từ thế kỉ X - XVII
Bảy thế kỉ đầu của văn học trung đại nước nhà đã trải qua những năm tháng
thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Đây là khoảng thời gian tình hình xã hội nước ta
có nhiều biến động và thay đổi giữa các vương triều. Văn học trong hai giai đoạn này
cũng đã ghi dấu được nhiều thành tựu nhất định ở các thể loại khác nhau, ở cả văn học
viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm với tên tuổi của các tác gia lớn như:
Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…nhưng đa phần là
các tác giả nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự đóng góp của các tác giả nữ như Lí Ngọc
Kiều, Ỷ Lan, Nguyễn Thị Điểm Bích, Nguyễn Thị Bích Châu, Ngơ Chi Lan cũng đem
đến cho văn học hai giai đoạn này những màu sắc nữ tính, khơng kém đa dạng và
phong phú.
1.2.1.1. Lý Ngọc Kiều
Tiểu sử
Công chúa Lý Ngọc Kiều - ni sư Diệu Nhân là một nữ sĩ của buổi đầu lịch sử văn
học nước nhà. Bà đã góp phần làm nên tinh thần trí tuệ của văn học Thiền đời Lý.
Theo ghi chép trong Thiền uyển tập anh, nhất là trong cuốn Đại việt sử kí tồn thư có
lưu lại đôi ba chi tiết khi công chúa qua đời, là một tài liệu rất quý để chúng ta suy
đoán về tiểu sử và cuộc đời bà. Lý Ngọc Kiều sinh năm 1042 mất năm 1113, quê ở
hương Phù Đổng huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm thành phố
Hà Nội. Bà là con gái đầu của Phụng Càn vương (tức Lí Nhật Trung). Sau bà được vua

Lý Thánh Tông nuôi dạy ở trong cung. Đến khi Lý Ngọc Kiều trưởng thành, vào


×