Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

So sánh tư tưởng lão trang trong thơ nguyễn trãi và nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Huệ

SO SÁNH TƯ TƯỞNG LÃO TRANG
TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Huệ

SO SÁNH TƯ TƯỞNG LÃO TRANG
TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐỒN LÊ GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ,
chun ngành văn học Việt Nam. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình.
Tơi chân thành cảm ơn q thầy cơ trong Khoa Văn Trường Đại học sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi trong q
trình giảng dạy.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS. TS Đoàn Lê
Giang, người ln tận tình chỉ dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Bùi Thị Huệ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ................................................................................... 8
1.1. Tư tưởng Lão Tử qua Đạo đức kinh .......................................................... 8
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Lão Tử .................................................................. 8
1.1.2 Vài nét về Đạo Đức Kinh và tư tưởng của Lão Tử ............................... 8
1.2. Tư tưởng của Trang Tử qua Nam Hoa kinh ............................................. 14
1.2.1 Vài nét về cuộc đời của Trang Tử ....................................................... 14
1.2.2 Vài nét về Nam Hoa Kinh và tư tưởng của Trang Tử ......................... 15
1.2.3. Nhận xét chung ................................................................................... 22
1.3.Ảnh hưởng của Tư tưởng Lão – Trang đến văn học Trung đại Việt Nam 25
Tiểu kết ................................................................................................................ 38
Chương 2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TƯ TƯỞNG LÃO-TRANG TRONG
THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU....................................................... 39
2.1. Triết lý vô vi thuận theo tự nhiên.............................................................. 39
2.1.1. Biết đủ, biết dừng (tri túc tri chỉ) ........................................................ 47
2.1.2. Biết giữ mình ...................................................................................... 53
2.2. Tư tưởng nhàn dật ..................................................................................... 57
2.3. Triết lý “mộng” ......................................................................................... 62
Tiểu kết ................................................................................................................ 71
Chương 3. SỰ KHÁC BIỆT CỦA TƯ TƯỞNG LÃO-TRANG TRONG
THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU....................................................... 73
3.1. Ẩn dật và hành lạc. .................................................................................... 75


3.1.1 Thú ẩn dật trong thơ Nguyễn Trãi ....................................................... 75
3.1.2. Thú hành lạc trong thơ Nguyễn Du .................................................... 83
3.2. Thuận theo tự nhiên .................................................................................. 88
3.2.1. Thuận theo tự nhiên trong thơ Nguyễn Trãi - Sự hòa nhập con người
với tự nhiên ................................................................................................... 88
3.2.2. Thuận theo tự nhiên trong thơ Nguyễn Du – tơn trọng tính tự nhiên. 93
3.3. Bất khả tri .................................................................................................. 95

3.3.1. Bất khả tri về lòng người trong thơ Nguyễn Trãi ............................... 96
3.3.2. Bất khả tri về số mệnh trong thơ Nguyễn Du ..................................... 98
3.4. Đi tìm nguyên nhân của sự khác nhau về tư tưởng Lão-Trang trong thơ
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du ........................................................................... 102
3.4.1 Khác nhau về thời đại và hoàn cảnh sáng tác .................................... 102
3.4.2. Khác nhau về cá tính sáng tạo .......................................................... 105
Tiểu kết .............................................................................................................. 107
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 110
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đứng trên góc độ khách quan, mọi nghiên cứu thiết thực, hữu ích đều là
đóng góp cho khoa học. Đứng trước lựa chọn, mỗi người đều có lý do của riêng
mình. Bản thân người viết chọn cho mình đề tài nghiên cứu “So sánh tư tưởng
Lão - Trang trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du” là vì:
Tất cả mọi nhà du hành đều làm khoa học, nhưng không phải ai cũng là
Columbus, không phải ai cũng khám phá ra châu lục mới, tuy nhiên, khơng phải
chỉ tìm ra châu lục mới nhà du hành mới cập bến khoa học. Đã làm khoa học,
mỗi một người đều sẽ để lại cơng trình riêng đằng sau cái tên của mình. Có thể
thật ấn tượng, đi sâu vào tri thức nhân loại, cũng có thể lẩn khuất đâu đó giữa
ngàn vạn cái tên khác. Nhưng chỉ cần nghiêm túc cống hiến và tìm tịi, mỗi một
người đều là Columbus trong chính lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Lão Tử, Trang Tử, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và các công trình của họ đã
được khai thác hàng trăm năm qua. Đối với người nghiên cứu đứng trước cánh
cửa đóng kín cái họ nhìn thấy là cơng việc chứ khơng phải một dấu hiệu của sự

kết thúc.Việc của họ là mở cửa. Khoa học là bất tận, phụ thuộc vào người
nghiên cứu có phải là người giỏi “nhìn đường” hay khơng. Dù là đi một bước
nhỏ, nhưng chỉ cần đó là bước đi riêng biệt và mới mẻ thì đó vẫn là thành tựu.
Với vấn đề so sánh tư tưởng Lão – Trang trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du, chúng ta thấy được điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm tư tưởng
cũng như thơ ca của hai tài năng này, thấy được sự khác biệt không chỉ của cả
điểm sáng tạo mà còn thấy được sự khác nhau về thời đại.
Đồng thời, đứng trên góc độ chủ quan là người hoạt động trong lĩnh vực sư
phạm, người viết biết rằng, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai nhân vật có ảnh
hưởng lớn đến các thế hệ, khơng chỉ ở văn học, mà cịn ở góc độ con người, lịch
sử… Do đó việc nghiên cứu về hai danh nhân trên mọi bình diện là cần thiết.
Với đề tài So sánh tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du


2
không chỉ tạo điểm tựa cho người viết đi sâu nghiên cứu về thơ văn của hai tác
gia mà còn tiếp cận thơng qua bình diện tư tưởng và con người xã hội của hai
tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai tác gia nổi tiếng trong nền văn học trung
đại Việt Nam. Vì thế cho nên sự nghiệp sáng tác của hai tài năng này luôn là đề
tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Chính vì thế mà
các giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong tác phẩm của họ ngày càng được khám phá
dưới nhiều góc độ.
Điều này, vừa tạo cơ hội cho người đi sau có một nền tảng kiến thức vững
chắc để kế thừa. Song, cũng đặt ra thách thức là phải làm sao để không dẫm lên
lối mịn khoa học của người đi trước.
Vì thế chúng tôi chọn vấn đề “So sánh tư tưởng Lão – Trang trong thơ
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du” làm đề tài nghiên cứu cũng xuất phát từ mong
muốn làm được điều gì đó có ích. Bởi theo khảo sát chủ quan của chúng tơi thì

đây là khía cạnh gần như chưa có một cơng trình nghiên cứu nào trực tiếp đề
cập, đặc biệt là tìm hiểu nó trong sự kết nối thi phẩm của hai nhà thơ lớn
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Ở đây, người viết khảo sát qua những nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề từ trước như sau:
Nghiên cứu đã xuất bản:
- Những cơng trình có liên quan đến từng nhà thơ cụ thể:
* Nhà thơ Nguyễn Trãi:
- Quyển Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển
chọn và giới thiệu, năm 2001: đây là một tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác
nhau. Những bài viết này gần như bao quát toàn bộ các vấn đề về Nguyễn Trãi:
tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng,…trong đó có một số bài liên quan đến tư tưởng Lão
– Trang trong thơ Nguyễn Trãi như:


3
+ Bài “Tư tưởng của Nguyễn Trãi”, tác giả Nguyễn Thiên Thụ viết. Đây là
bài đề cập đến các tư tưởng của Nguyễn Trãi bao gồm Nho giáo, Đạo giáo và
phật giáo. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão
- Trang đến sáng tác của Nguyễn Trãi nhưng không nhiều và chưa đi vào chiều
sâu của tư tưởng.
+ Bài viết “Nguyễn Trãi và Nho giáo” - tác giả Trần Đình Hượu. Trong bài
viết này, tác giả đặt Nho giáo trong mối tương quan với Đạo giáo để so sánh. Do
đó, chúng ta có thể tìm thấy những ý kiến về ảnh hưởng của Đạo gia trong thơ
Nguyễn Trãi như “Nguyễn Trãi lấy ở Trang rất nhiều nếu tính ở thơ thì cịn
nhiều hơn hẳn so với Nho và nhất là Phật. thế nhưng ông chỉ lấy từng chữ từng
câu, từng luận điểm chứ không chấp nhận cả hệ thống, không chấp nhận phần
cốt lõi, tức thế giới quan xã hội quan của Trang Tử”. [40;Tr.124]
+ Bài “Ảnh hưởng của Đạo gia trong thơ Nguyễn Trãi” – Lã Lâm Thìn
viết. Trong bài viết này, tác giả đề cập một cách khái quát về sự ảnh hưởng của

Đạo gia trong thơ văn của Nguyễn Trãi cả về cảm hứng sáng tác lẫn nghệ thuật
câu chữ.
+ Bài viết “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi” tác giả Nguyễn Huệ
Chi đã đặt ra vấn đề về những xung đột giữa quan niệm xuất và xử trong thơ
Nguyễn Trãi. Từ đó làm cơ sở, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nhân cách mà
quan niệm Lão – Trang dần được Nguyễn Trãi tiếp nhận như thế nào.
* Nhà thơ Nguyễn Du:
- Năm 1996, Mai Quốc Liên (chủ biên), Ngô Linh Ngọc, Nguyễn Quảng
Tuân, Lê Thu Yến cho ra đời bộ “Nguyễn Du toàn tập”. Trong tập 1, thơ chữ
Hán trong lời nói đầu của người chủ biên “rồi cũng dễ hiểu là Nguyễn Du tìm
đến Lão – Trang. Giai đoạn này Nguyễn Du dùng nhiều hình tượng rút ra từ Lão
- Trang”. Đây là một gợi ý cho người viết.
- Năm 2001, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh với quyển
“Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm”. Đây là cơng trình tập hợp nhiều bài viết


4
của nhiều tác giả về phẩm chất, nội dung tu tưởng của nhà thơ Nguyễn Du.
Trong đó, khơng có bài viết riêng lẻ nào về sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão –
Trang trong thơ Nguyễn Du. Mà chỉ có những ý nhỏ đan xen vào khi tìm hiểu
thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chẳng hạn như tác giả Trương Chính – “Tâm sự
của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán”, Mai Quốc Liên - “Thơ chữ Hán của Nguyễn
Du”. Đây cũng là một gợi ý cho người viết.
- Trong Tạp chí Văn học số 6 năm 2003, Đồn Lê Giang có bài viết “Basho
– Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu”. Sau khi phân tích, tác
giả đi đến kết luận về những nét tương đồng của ba nhà thơ đó là “Thiền và Lão
– Trang thì cả ba ơng đều chịu ảnh hưởng, “nhìn cuộc đời chỉ như một giấc
mộng hư ảo là điểm chung của ba nhà thơ”. Với Nguyễn Trãi, tác giả viết
“Thiền và Lão-Trang khiến cho Nguyễn Trãi và Baso gần nhau trong cách nhìn
vũ trụ. Theo đó con người và thiên nhiên là đồng nhất thể, con người và vạn vật

không hề tách rời nhau, mà gắn bó với nhau trong mối tương giao, tương nhập,
tương tức”. còn với Nguyễn Du, tác giả viết “Với Nguyễn Du thì Thiền, Phật,
Lão-Trang lại thể hiện một cách nhìn hư ảo về cuộc đời, đề cao cái tự nhiên
trong con người, có tính cách phi chính thống của nhà nho tài tử, đồng thời cũng
là phương tiện để chuyển tải tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa”. Đây là gợi ý giúp
rất nhiều cho người viết.
- Kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (2015), Đoàn Lê Giang, Huỳnh
Như Phương đã tuyển chọn các bài nghiên cứu về tác phẩm và tác giả Nguyễn
Du – Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyễn Du.
Như đã nói, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai nhà thơ lớn của dân tộc,
chính vì vậy cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hai tác giả
này về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ ca của họ. Nhưng cho đến nay,
chúng tôi thấy rằng chưa có một cơng trình nào tìm hiểu một cách cụ thể sự ảnh


5
hưởng tư tưởng Lão – Trang trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Đặc biệt là
đặt trong mối tương quan so sánh.
Tuy vậy, những bài viết trên thật sự là những định hướng đúng đắn và gợi
mở quý báu cho người viết trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xét trên diện rộng, phạm vi nghiên cứu sẽ bao gồm mảng văn học Trung
đại Việt Nam và Triết học Trung Quốc cổ đại, nhưng nếu khoanh vùng cụ thể thì
đối tượng và phạm vi khảo sát là các tác phẩm thơ chữ Hán và chữ Nôm của tác
giả Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Ngồi ra cịn có, Đạo Đức
Kinh của Lão Tử và và Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
4. Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức được sự phân kì văn học trung đại Việt Nam.
- Nhận thức được sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học
Trung đại Việt Nam.

- Nhận thức được sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong thơ
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
- Khái quát, lí giải sự tương đồng và khác biệt tư tưởng Lão – Trang trong
thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: là phương pháp giúp cho người nghiên cứu có
cái nhìn tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu. Ở đây, vấn đề tư tưởng Lão –
Trang thể hiện trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du được đặt vào trong mối
tương quan với hoàn cảnh lịch sử xã hội, tiến trình vận động của văn học Trung
đại. Đồng thời phương pháp này cũng giúp người viết hệ thống hóa được, thứ
nhất những tài liệu có liên quan, thứ hai những biểu hiện của tư tưởng Lão –
Trang trong thơ, sắp xếp lại thành những tiểu mục cụ thể.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: với đề tài này có thể nói đây là phương
pháp quan trọng nhất giúp người viết nhìn nhận vấn đề trong sự đối sánh giữa


6
hai nhà thơ, từ đó thấy được điểm tương đồng và khác biệt về tư tưởng Lão –
Trang trong thơ của hai ơng.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Tần suất Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du sử dụng từ ngữ hình ảnh liên quan đến tư tưởng Lão – Trang rất
nhiều, do đó việc thống kê là cần thiết để xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng
của tư tưởng Lão-Trang đến thơ hai tác giai này. Phương pháp phân tích được sử
dụng trong tồn bộ luận văn để chứng minh cho từng luận điểm, từng vấn đề,
từng chương, đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang đến sáng
tác chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Phương pháp lịch sử xã hội: phương pháp này áp dụng cho toàn bộ nội
dung của luận văn. Người viết sẽ dựa vào đó để thấy được sự ảnh hưởng của tư
tưởng Lão – Trang đến văn hóa Việt Nam, sự tác động của xã hội đến sáng tác
của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIV – XVII ảnh

hưởng đặc biệt như thế nào đến các tác giả đương thời, tiêu biểu trong đó là tác
giả Nguyễn Trãi và xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII – XIX đã ảnh hưởng
như thế nào đến sáng tác của các tác giả đương thời, đặc biệt là tác giả Nguyễn
Du. Bên cạnh đó, người viết sẽ dùng những cứ liệu lịch sử, những yếu tố làm
nên thiên tài Nguyễn Trãi và Nguyễn Du để lí giải sự ảnh hưởng của tư tưởng
Lão – Trang trong thơ của hai tác gia này.
Trong quá trình thực hiện chương 2, 3 người viết cũng dùng các thao tác:
-Thống kê: trên cơ sở 105 bài thơ chữ Hán và 254 bài thơ Nôm của tác giả
Nguyễn Trãi cùng với 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người viết sẽ tìm
hiểu ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang của từng tác giả để tìm ra sự tương
đồng và khác biệt.
-Phân tích và so sánh: từ kết quả của việc thống kê, người viết sẽ phân tích
và so sánh từng bài và nhóm bài thơ cụ thể để thấy được sự tương đồng cũng
như sự khác biệt ở hai nhà thơ.


7
-Tổng hợp: sau khi phân tích và so sánh, người viết sẽ đi đến kết luận khái
quát lại vấn đề.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn đi vào so sánh tư tưởng Lão – Trang trong thơ Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du. Mong muốn của người viết là đem lại những đóng góp sau:
- Luận văn chỉ ra được sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang đến thơ chữ
Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi cũng như thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
- Luận văn chỉ ra được những điểm tương đồng và những khác biệt về tư
tưởng Lão – Trang trong thơ Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
- Luận văn bước đầu lí giải về sự tương đồng và khác biệt của tư tưởng Lão
– Trang trong thơ Nguyễn Trãi và thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
- Cuối cùng, từ việc tìm hiểu trên, chúng ta sẽ hiểu thêm được tài năng và
tư tưởng cũng như thế giới tâm hồn của hai nhà thơ này.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì chính
văn còn được triển khai theo ba chương.
Chương 1: Những vấn đề khái quát.
Chương 2: Sự tương đồng của tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Trãi
và Nguyễn Du.
Chương 3: Sự khác biệt của tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du.


8

Chương 1. TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG TIẾN TRÌNH
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Tư tưởng Lão Tử qua Đạo đức kinh
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Lão Tử
Lão Tử là người sáng lập Đạo giáo. Về thân thế và thời đại ơng sống vẫn
cịn nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu từ xưa đến nay đã cố gắng
tìm hiểu xem đâu mới là sự thật về Lão Tử từ tên, tuổi, quê quán, quá trình hoạt
động, những người từng tiếp xúc,…nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở mức độ giả
thuyết chứ chưa chắc chắn. Thậm chí đó cịn là những vấn đề gây ra nhiều tranh
cãi, đến nỗi có người phủ định tất cả mọi giả thuyết và cho rằng Lão Tử chỉ là
nhân vật dân gian chứ không hề thật sự tồn tại. Nhưng theo đại đa số nhà nghiên
cứu thì Lão Tử họ Lý, tên là Nhĩ tự Bá Dương, thụy Đam, chưa xác định được
ông là Lão Lai Tử, Lão Đam hay Thái Sử Đảm trong Sử ký nhưng Đạo gia nói
chung đều tôn sùng Lão Tử là Lão Đam.
Sử gia Tư Mã Thiên chép rằng: “Lão Tử chán ngán về tư cách đê tiện của
các chính khách, về chức thủ tạng thất của nhà Chu, đi tìm nơi hẻo lánh xa xôi
để ẩn dật. Khi ông đi đến cửa ải Hàm Cốc, Dỗn Hi, viên quan giữ ải bảo ơng:
“ơng sắp đi ẩn, vậy xin ơng vì ơng vì tơi mà để lại một bộ sách”. Thế là Lão Tử

viết một cuốn trên năm ngàn chữ, gồm hai phần Đạo và Đức. Viết xong ông ra
đi, không ai biết ông đã đi đâu và chết ở đâu”
1.1.2 Vài nét về Đạo Đức Kinh và tư tưởng của Lão Tử
Đạo Đức Kinh thành sách trước thời Chiến quốc, là một quyển sách triết lý
viết bằng văn vần chỉ vẻn vẹn 5000 chữ. Nhưng suốt từ thời Chiến quốc cho đến
nay lúc nào cũng có rất nhiều người nghiên cứu, rất nhiều người chịu ảnh hưởng
của nó. Sách viết liên quan đến nó có hàng ngàn cuốn. Có người cịn cho nó là
kinh điển của Đạo giáo, là thơ triết lý,…mỗi người lại nhìn nhận, đánh giá và


9
hiểu theo những cách khác nhau. Những tư tưởng của Lão Tử đưa ra trong Đạo
đức kinh tự nhiên cũng khiến ơng trở thành người có nhiều chức danh: đựơc thờ
phụng thành Lão Tổ - người khai sáng Lão giáo, được tôn xưng là Thái Thượng
Lão quân, là bậc thầy của ngôn ngữ binh pháp hoặc đế vương sư, bậc thầy trong
phép đối nhân xử thế,…như vậy, đủ thấy ảnh hưởng của ơng trong xã hội. Nói
như Nguyễn Hiến Lê là “một triết gia với một tác phẩm chỉ khoảng năm ngàn
chữ - mươi, mười lăm trang sách – mà làm cho hậu thế thắc mắc, hao tổn tâm
trí như vậy, có thể nói là khơng tiền khống hậu trong lịch sử” [26, tr.27.]
Đạo Đức kinh có phần Đạo kinh trước, Đức kinh sau, cho nên cịn có tên
gọi là Đạo Đức kinh. Đạo Đức Kinh chia thành hai quyển: thượng và hạ, tổng
cộng có 81 chương.
Vũ trụ quan
Vào thời của Lão Tử con người chưa thể có khái niệm rõ ràng về vũ trụ.
Với họ, sự hình thành thế giới vẫn chỉ là một điều kì diệu, một phép thần thơng
nào đó. Vạn vật vạn trạng đều được giải thích dựa vào các học thuyết duy tâm
và các lý giải siêu tưởng như thần linh, yêu quái…Lão Tử tuy là một nhà triết lý
siêu việt so với thời đại có thể ra khỏi vịng lẩn quẩn, khơng cơng nhận học
thuyết thánh thần siêu nhiên, thế nhưng với Lão Tử vũ trụ và sự hình thành vũ
trụ vẫn cịn là một bí ẩn. Lão Tử chỉ hình dung tất cả các quá trình và sự việc

một cách mơ hồ qua các khái niệm “Đạo” và “Đức”.
Dù Lão Tử chỉ có thể mường tượng để nêu ra một định nghĩa chung chung
về vũ trụ, nhưng đó là một sự mường tượng mang mầm móng khoa học sơ khởi.
Chính sự tự nhận mình khơng thể biết hết về “Đạo” và cách sử dụng từ theo
chiều hướng nghi vấn của Lão Tử chính là sự gợi mở cho những lớp người sau
tiếp tục nghiên cứu.


10

Nhân sinh quan
人法地, 地法天, 天法道, 道法自然. “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên
pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” dịch ra là “người bắt chước đất, đất bắt chước
trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên” [27;tr63]
Tư tưởng bao trùm Đạo đức kinh có thể khái quát trong bốn chữ “thuận
theo tự nhiên”. Lão Tử đề xuất nước nhỏ dân ít, ở nước này gà gáy, chó sủa thì
nước kia sẽ có thể nghe thấy. Vì nước nhỏ dân ít nên dễ quản lí, không cần phải
đặt ra pháp luật rắc rối gò ép con người, như thế là không làm trái với tự nhiên.
Người sống nên tri túc “知足”, tức phải biết đủ mà thỏa mãn, vì thỏa mãn
nên lịng tham khơng sinh, tính người khơng biến, khơng từ cái sai nhỏ để dần
trở thành họa lớn, hình thành xã hội với cơ cấu phức tạp, hình thành con người
với tư duy rắc rối và lịng tham vơ đáy. Ông kêu gọi mọi người nên từ bỏ cuộc
sống tiện nghi hiện đại, thậm chí cịn từ bỏ cả chữ viết và ngăn chặn mọi phát
triển. Cuộc sống như thế mới là thuận theo tự nhiên mà cũng chính là vơ vi.
Vơ Vi “無爲” “khơng có nghĩa là khơng hoạt động gì, khơng làm gì cả, mà
là hoạt động một cách tự nhiên, khơng làm trái vói quy luật tự nhiên, không can
thiệp vào guồng máy tự nhiên, không hoạt động có tính giả tạo, gị ép khơng thái
q bất cập” [2; tr.131]. Theo “Từ điển minh triết phương đơng” thì vơ vi được
định nghĩa như sau “khơng hành động, khơng có ý định hành động, khái niệm
riêng của Đạo đức kinh chủ trương một thái độ không can thiệp vào tiến trình tự

nhiên của các sự vật, một tính tự phát hồn tồn thích nghi với mọi tình huống
mà khơng cần một ý tưởng có trước hay ý đồ nào” [9, tr.833]. Có thể nói rõ
thêm, vơ vi tức mỗi người chỉ làm tốt những gì trong bổn phận để các nhu cầu
cuộc sống cá nhân vừa đủ. Tuyệt đối khơng được có ý tưởng hay hành động thái
quá bổn phận can thiệp và làm thay đổi cuộc sống của người khác, sinh vật khác
hay tự nhiên. Người trị dân cũng phải theo lối vô vi nhi trị, tức tự mình thi hành
đạo đức làm gương sáng cho thiên hạ noi theo mà tự nhiên qui phục chứ không


11
dùng luật pháp cưỡng chế, can thiệp thô bạo vào đời sống nhân dân.
Từ đó có thể nói vơ vi là tiền đề cho cuộc sống vui vẻ hồn nhiên của con
người, là con đường mà người đi trên đó đến tận cùng sẽ quay về với phác. Vậy
thế nào là Phác?
Phác 朴 có thể hiểu như cái khởi thủy của mọi sự vật, hiện tượng. Lão Tử
nhận thấy con sâu cái kiến có đời sống rất đơn giản, khơng phải suy nghĩ, khơng
có nhiều hình thái, động thái sống vì thế con sâu cái kiến khơng gây ra tai họa,
không khổ não, phiền lụy mà sống đến hết đời. Con người trong xã hội nguyên
thủy cũng thế, rất thật thà đơn giản mà sống nên trong cuộc sống không có nhiều
buồn bực rắc rối. Vì thế ơng muốn đưa con người trở về thời nguyên thủy thuần
phác để cuộc sống của họ được vui vẻ và bình yên tuyệt đối “đời thái cổ, con
người thuần hậu chất phác, chưa có thói giả dối kiểu cách, sinh hoạt xã hội rất
tự nhiên và tự do” [19, tr.438].
Phác là thứ rất nhỏ nhưng cũng rất lớn, nó rất nhỏ trong mỗi con người
mỗi sự vật nhưng vì mỗi con người mỗi sự vật đều có phác nên nó rất lớn trong
tồn xã hội. Nó chiếm một phần trong thuộc tính tự nhiên vạn vật. Nếu con
người chịu sử dụng thì khơng bao giờ hết. Nếu cả xã hội đều lấy phác làm châm
ngơn sống thì phác cũng sẽ kéo ln xã hội về với thời nguyên thủy. Ở đó cuộc
sống con người sẽ trở nên vô cùng đơn giản, tâm tưởng lúc nào cũng cũng chất
phác, ung dung.

Lão Tử chủ trương làm người ở đời nên đặt mình ra sau thiên hạ, nên nhu
nhược như nước. Nước vô cùng mềm mỏng mà không sợ bị chia cắt, không sợ
bị đập vỡ, nước có thể luồn qua mọi khe hở đến những nơi mà mọi vật khác
khơng thể đến, có thể cơng thành làm ngập lụt mọi thứ. Nước làm lợi cho vạn
vật ai cũng biết thế nhưng nước thì khơng bao giờ kể cơng. Đó là sự thuần dịu
của nước, của khu, khiêm, từ. Vậy người thuần theo tự nhiên thì nên bắt chước
như nước, không khoe khoang, phải khiêm từ. Vì nước chảy từ chỗ cao xuống


12
chỗ thấp nên không cần tranh chỗ cao mà vẫn tràn đầy. Người lập cơng ai cũng
biết mình khơng tự khoe thì cơng cịn gấp bội.
Nhân sinh quan đạm bạc
Lão Tử gần như tuyệt đối hóa sự đạm bạc. Với ông, con người không chỉ
nên đạm bạc trong cuộc sống thực tế mà còn phải quay về cái nguyên sơ hồng
hoang, để đạm bạc từ gốc rễ, căn cơ: 雖有舟輿, 無所乘之; 雖有甲兵,
無所陳之. 使人復結繩而用之 “tuy hữu chu dư, vô sở thừa chi; tuy hữu giáp
binh, vô sở trần chi. Sử dân phục kết thằng nhi dụng chi” có nghĩa là “có thuyền
mà khơng ngồi, có binh khí mà khơng dùng. Bỏ hết văn tự bắt dân dùng lại lối
thắt dây thời thượng cổ” (chương 80). Vì một khi khơng cịn cái gì tốt, khơng
cịn cái gì đẹp thì khơng ai cịn muốn phấn đấu cũng khơng muốn tranh giành,
khơng có những âm mưu tính tốn, khơng cần vắt óc suy nghĩ. 不 尚 賢, 使 民
不 爭. 不 貴 難 得 之 貨, 使 民 不 為 盜. 不 見 可 欲, 使 民 心 不 亂 “bất
thượng hiền, sử dân bất tranh; bất quý nan đắc chi hóa, sử dân bất đạo, bất hiện
khả dục, sử dân tâm bất loạn” nghĩa là “không trọng người hiền để dân không
tranh, không quý của hiếm để cho dân không cướp, không phô bày cái gì gợi
lịng ham muốn, để cho dân khơng loạn” (Đao đức kinh – chương 3 ). Mọi nhu
cầu chỉ dừng ở mức vừa đủ, ăn vừa đủ no, không cần phải ngon, mặc vừa đủ ấm
không cẩn phải đẹp, khơng có những nhu cầu tiêu khiển thác loạn….như vậy,
bản tính con người sẽ trở về nguyên thủy thuần hậu, khơng tranh đoạt, khơng

hãm hại lẫn nhau, khơng có chiến tranh, như vậy mới là xã hội triệt để. Do đó,
đạm bạc có thể xem như hệ quả kéo theo của nhân sinh quan tự nhiên. Thuận
theo tự nhiên thì khơng can thiệp vào cuộc sống tự nhiên, khơng có những u
cầu q đáng vì thế mà cuộc sống và nhu cầu mới có thể dừng lại ở mức đạm
bạc và đó phải là sự đạm bạc do con người nguyện ý, đạm bạc mà hài lòng vui
vẻ.


13
Người muốn vui vẻ với cuộc sống đạm bạc thì phải biết tri túc. Tức tự biết
tiết chế tham dục, tự cho mình một điểm dừng trước những cám dỗ của cuộc
sống. Người biết đủ thì mới có cuộc sống đầy đủ, cho dù mang mình ra so với
người khác thì khơng bằng, mang mình ra so với người khác thì vẫn cịn khó
khăn thiếu thốn. Dù người có bao nhiêu đi nữa thì cũng khơng ảnh hưởng đến ta,
chỉ cần chính ta thấy đủ thì ta giàu hơn hẳn những có nhiều hơn ta mà khơng
biết đủ “知足者富” tri túc giả phú nghĩa là “kẻ biết đủ thì giàu có” (chương 33)
[27;tr77]. “故知足之足, 常足矣” cố tri túc chi túc, thường túc hĩ dịch ra là “nên
nói cái đủ trong sự biết đủ sẽ luôn luôn đầy đủ” [27;tr.66]. Nhưng những người
tri túc thì thường tự biết đủ và tự bằng lịng trong cuộc sống của chính mình nên
khơng mang mình ra so với người khác.
Người biết đủ sẽ bảo tồn được cuộc sống an lành và giữ cho mình một tâm
hồn cao khiết, không phạm phải những lỗi lầm bắt nguồn từ sự khích thích của
lạc thú và vật chất: “thị cố thậm ái tức đại phí, đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất
nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu” nghĩa là “ham danh quá thì phải hao tốn
nhiều, chứa của cải nhiều thì mất mát nhiều. Biết thế nào là đủ thì khơng nhục,
biết lức nào nên ngừng thì khơng nguy mà có thể sống lâu được” (chương 44).
Cho nên nói đạm bạc cũng là một cách tu dưỡng bản để phòng hậu họa bởi:
色令人目盲. 五音令人耳聾. 五味令人口爽. 馳騁田獵令人心發狂. 難得之貨,
令人行妨 “ngũ sắc linh nhân mục manh, ngũ âm linh nhân nhĩ lung, ngũ vị
linh nhân khẩu sảng, trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng. nan đắc chi

hóa linh nhân hành phương” nghĩa là “ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ
âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruổi ngựa săn bắt làm
cho người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho người ta đồi bại” mỗi cái xa
xỉ, cái “dục” đều đi kèm với một cái hại, mà cái hại đó chỉ có thể tránh được khi
con

người

biết hài

lòng với

cuộc sống đạm bạc “甘其食, 美其

服, 安其居, 樂其俗” cam kì thực, mỹ kì phục, an kì cư, lạc kì tục nghĩa là “thức


14
ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà
cho là thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui” (chương 80).
Lão Tử còn chủ trương con người sống ở đời khơng nên tranh giành
以其不爭, 故天下莫能與之爭 dĩ kì bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi
tranh nghĩa là “vì khơng tranh với thiên hạ nên thiên hạ cũng không ai tranh
giành được với mình” (chương 66). Người tranh là người không thắng, bởi trong
đời không ai là chỉ thắng mà khơng bại, có khi chỉ bại một lần đã hủy đi bao kết
quả trong cả trăm lần thắng. Ngược lại, người khơng tranh thì khơng bao giờ bại,
mà ta khơng bại có nghĩa là khơng ai thắng được ta đó chính là: “無 為 而 無 不
為 vơ vi nhi vơ bất vi” “khơng làm nhưng khơng việc gì là không làm được” Lão
Tử đặc biệt rất ghét chiến tranh “吉 事 尚 左, 凶事尚右. 偏 將 軍 居左,
上將軍居右,言以喪禮處之. 殺人之眾, 以悲哀泣之, 戰勝以喪禮處之. “Cát

sự thượng tả, hung sự thượng hữu. Thiên tướng quân cư tả, thượng tướng quân
cư hữu. ngôn dĩ tang lễ xử chi. Sát nhân chi chúng, dĩ bi ai khấp chi, chiến
thắng dĩ tang lễ xử chi” nghĩa là “việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng
bên phải, như vậy có nghĩa là coi việc dùng binh như một tang lễ. Giết hại nhiều
người thì nên lấy lịng bi ai mà khóc; chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử”
(chương 31).
1.2. Tư tưởng của Trang Tử qua Nam Hoa kinh
1.2.1 Vài nét về cuộc đời của Trang Tử
Cũng như Lão Tử, tiểu sử của Trang Tử có rất nhiều điểm khơng xác định
rõ. Hầu hết, mọi người đều cho rằng Trang Tử tên Chu. Về nơi sinh của ơng thì
ý kiến được nhiều người đồng thuận nhất là Trang Tử sinh ra ở đất Mông. Đây
cũng là địa danh cịn nhiều tranh cãi, người thì cho rằng đất Mông thuộc nước
Tống, người bảo thuộc nước Lương, lại có ý kiến là đất Mơng thuộc nước Sở,
nước Ngụy….Về năm sinh, năm mất của Trang cũng thế. Tư Mã Thiên cho rằng
Trang Tử sống đồng thời với Lương Huệ Vương (370-319 TCN), Tề Tuyên


15
Vương (319-301 TCN) nhưng theo sưu tập của Nguyễn Hiến Lê thì năm sinh
của Trang Tử được các nhà nghiên cứu đưa ra có nhiều ý kiến khác nhau, xa
nhất là 398 TCN và gần nhất là 350 TCN. Năm mất xa nhất được nhất được dự
đoán là 317 TCN và gần nhất 270 TCN. Cũng theo Nguyễn Hiến Lê thì cuộc đời
của Trang Tử có một số điểm chắc chắn sau: Trang Tử sinh ở đất Mơng thời đó
thuộc nước Tống, ông sống đồng thời với Lương Huệ Vương và Tề Tuyên
Vương tức khoảng thế kỷ thứ 4 TCN. Trang Tử từng làm một chức quan nhỏ,
coi một xưởng chế tạo sơn. Về sau ông ở ẩn và viết bộ sách kinh điển của Đạo là
Nam Hoa Kinh. Thời gian quy ẩn Trang Tử cũng từng thu nhận môn sinh và dạy
học. Khác với Khổng Tử, Mạnh Tử, môn sinh của Trang Tử không nhiều nên
những tư liệu về cuộc đời của ơng được ghi chép lại rất ít.
1.2.2 Vài nét về Nam Hoa Kinh và tư tưởng của Trang Tử

Nam Hoa Kinh là bộ sách kinh điển của Đạo gia, sách gồm trên mười ngàn
chữ là tập hợp nhiều câu chuyện ngụ ngôn và triết lý thâm thúy. Trong Sử kí,
nhà sử học Tư Mã Thiên đã viết về Trang Tử và Nam Hoa Kinh như sau: “sách
ông viết có hơn mười vạn chữ, đại để đều là ngụ ngôn, văn ông viết khéo, lời lẽ
thứ lớp, chỉ việc tả tình để bài bác bọn Nho Mặc. Tuy đương thời những bậc cao
túc cũng không sao cãi để gỡ lấy mình cho nổi. Lời văn của ơng thì phóng túng
mênh mơng, cầu lấy sự thích ý của mình mà thôi. Cho nên từ các bậc vương
công đều không ai biết nổi ông là người thế nào” [40, tr.232].
Theo bản Nam Hoa Kinh còn lại đến ngày nay do Hương Tú và Quách
Tượng soạn thảo thì sách gồm 33 chương, lần lượt là: Nội thiên (7 chương),
Ngoại thiên (15 chương), Tạp thiên (11 chương). Nhưng theo nhiều tài liệu xưa
còn truyền lại cho rằng Nam Hoa Kinh vốn 52 thiên chia làm bốn phần: Nội
thiên (7 chương), Ngoại thiên (28 chương), Tạp thiên (14 chương) và Giải
thuyết (3 chương), nhưng vì do thất lạc nhiều lần nên đến nay chỉ cịn 33
chương. Tư tưởng của Trang phức tạp khó tìm được người kế thừa hồn hảo,
cộng thêm Nam Hoa Kinh thất lạc nhiều lần mà sau mỗi lần tìm thấy lại sinh ra


16
các dị bản nên khơng hẳn tồn bộ Nam Hoa Kinh đều là tư tưởng của Trang và
do chính Trang chấp bút. Đa số các nhà nghiên cứu đều đồng ý chỉ “Nội thiên”
là do Trang Tử viết còn “Ngoại thiên” và “Tạp thiên” là do môn sinh và hậu sinh
của Trang biên soạn. Do đó tư tưởng có phần giống Trang nhưng văn phong
không trau chuốt, ý nghĩa không thâm thúy bằng, có những chương cấu tứ tương
đối hỗn tạp như: Từ vơ quỷ, Đạo chích, Liệt Ngự Khấu….
Trang Tử là môn sinh ưu tú nhất của Lão Tử, là người đưa một số tư tưởng
Lão Tử thăng hoa. Do đó giữa tư tưởng của Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh có
nhiều điểm tương đồng như các lý giải về: Đạo và Đức, vô vi, phác, thuận tự
nhiên, về sự hình thành của vũ trụ, sự thống nhất giữa các mặt đối lập nhưng
Trang nói rõ hơn Lão về Đạo và đẩy khái niệm vô vi của Lão Tử đến mức tuyệt

đối, hình thành khái niệm mà sau này chúng ta đánh giá là duy tâm.
Vũ trụ quan.
Trang chưa thể đưa ra một lý giải cặn kẽ và khoa học về vũ trụ, cũng như
Lão Tử, ông cho rằng Đạo là bản thể vũ trụ và diễn giải rằng Đạo là một cái gì
đó vơ cùng, khơng thuộc về vật chất, tồn tại nhưng không hiện hữu. Nhưng
Trang thì đã có thể tiến thêm một bước nói rõ hơn là “Đạo làm căn của nó”.
Trong quyển “Đại cương triết học Trung Quốc” Giản Chi và Nguyễn Hiến
Lê đưa ra một kết luận chung về quan niệm vũ trụ quan của Lão – Trang như
sau: “Đạo tự nó là bản căn cho nó khơng có hình, chất. Nó siêu cảm quan, siêu
kinh nghiệm, nhưng thật ra hiện hữu ở khắp nơi, hoạt động không ngừng trường
tồn bất biến và bất diệt. Nó rất huyền diệu. Theo đường lối của nó và dưới ảnh
hưởng huyền diệu của nó, vạn vật sinh hóa một cách tự nhiên. Thoạt tiên đạo
sinh cái hữu cũng gọi là nhất, hoặc thái nhất. Rồi nhất sinh ra trời, đất. Trời đất
sinh ra ba khí âm dương và trùng hư. Khí trùng hư điều hịa khí âm dương mà
sinh thành muôn vật” [2, tr.211].

Nhân sinh quan


17

Phòng hậu họa: Trang rất hay kể các câu chuyện có nội dung khun
người sống ở đời nên nhìn xa, phàm việc gì cũng nên đề phịng những hậu quả
xấu kéo theo. Đơi khi tạo hóa tạo ra con người với cơ thể khơng hồn hảo nhưng
như thế cũng chẳng nên lấy làm khó chịu, vì có thể trong hồn cảnh đặc biệt nào
đó những khiếm khuyết này sẽ giúp người tránh được tai kiếp. Trang đề phòng
hậu họa nhưng khơng có nghĩa là ơng sợ chết. Vốn dĩ Trang khơng biết rõ cuộc
đời có phải là một giấc mộng không nên ông không quan trọng chuyện sống
chết. Sống là đến chết là về. Thân thể con người ta chỉ như một ngôi nhà tạm bợ
cho linh hồn lưu trú, vì thế có một ngày hồn có phải rời bỏ xác cũng là lí lẽ

thường tình, khi cịn sống Trang nhìn nhận và đón nhận cái chết rất bình thản.
Cái ông xem trọng trong cuộc sống không phải sống bao lâu mà là sống như thế
nào, có lạc quan, thoải mái không? Vấn đề này nằm trong quan niệm về tự do
của Trang.
Xem trọng tự do: có thể xem đây là một đặc trưng của Trang Tử so với
Lão Tử, Trang xem trọng tự do trong cuộc sống hơn hẳn Lão. Tự do là điều
quan trọng nhất trong đời Trang Tử. Cả đời Trang không theo đuổi công danh
lợi lộc mà chỉ bước về duy nhất một phía đó là tự do của cuộc sống. Với Trang
người có tự do là hạnh phúc. Vì tự do Trang sẵn sàng từ chối mọi cám dỗ, mời
mọc của danh lợi mà chấp nhận cuộc sống nghèo khó, túng quẫn: “Trang Tử câu
trên sông Bộc. Vua Sở phái hai vị đại phu lại báo trước “sẽ xin đem việc nước
làm phiền ông”. Trang Tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại mà đáp: - Tơi
nghe nói nước Sở có một con rùa thần chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào
chiếc khăn, cất trong cái hộp trên miếu đường. Con rùa ấy chịu chết mà lưu lại
bộ xương cho người ta thờ hay thích sống mà lết cái đi trong bùn?
Hai vị đại phu đáp:
-Thà sống mà lết cái đuôi trong bùn cịn hơn.
Trang Tử bảo:
-Vậy hai ơng về đi! Tơi cũng thích lết cái đi trong bùn đây”.


18
Cũng có khi Trang bày tỏ ý chí thích tự do của mình dưới hình thức một
câu chuyện ngụ ngơn:
Con trĩ ở trong chằm, cứ mười bước lại mổ, trăm bước lại uống, không chịu
bị nhốt để người ta nuôi, vì được ni, tuy khơng phải khó nhọc nhưng khơng
thích (Dưỡng sinh chủ)
Tự do trong từ điển sống của Trang Tử phải là tự do tuyệt đối mà Trang định
nghĩa là tiêu dao. Tức là, không chỉ tự do về cuộc sống, hành vi mà phải gồm cả
tự do về tinh thần. Trong “Tiêu dao du” Trang Tử nhấn mạnh “vô công, vô

danh” kêu gọi tinh thần tự do tuyệt đối, thưởng thức tự do tuyệt đối vô đãi, vô
kỷ. Cuộc sống lãng mạn, không tranh không đấu không phụ thuộc vào bất cứ
một cái gì: 藐 姑 射之山,有神人居焉, 肌膚若冰雪,淖約若處子。不食五穀,
吸風飲露。乘雲氣,御飛龍,而遊乎四海之外。其神凝,使物不疵癘而年穀熟.

“Diểu Cô Dạ chi sơn, hữu thần nhân cư yên. Cơ phu nhược băng tuyết, náo ước
nhược xứ tử; bất thực ngũ cốc, hấp phong ẩm lộ; thừa vân khí, ngự phi long, nhi
du hồ tứ hải chi. Kì thần ngưng, sử vật bất (tì) lệ nhi niên cốc thục”. “Trên núi
Cơ Dạ xa xơi, có thần nhân ở, da họ trắng như băng tuyết, họ đẹp đẽ, mềm mại
như gái trinh. Họ khơng ăn ngũ cốc, chỉ hít gió sương mà sống; họ cưỡi mây và
rồng bay mà đi chơi khắp ngoài cõi bốn bể. Họ định thần mà làm cho vạn vật
không bị bệnh tật, mùa màng năm nào cũng trúng”.
Tri túc: cuộc sống của Trang đạm bạc, thậm chí là nghèo khó, nhưng
Trang rất hài lịng. “nghèo chứ khơng khốn khổ. Kẻ sĩ khơng thi hành đạo thì
mới khốn khổ. Áo vá, giày thủng thì là nghèo chứ khơng phải khốn khổ” (Sơn
mộc). Trang có cùng quan điểm với Lão về việc người ở đời nên biết đủ
“吾生也有涯, 而知也無涯,以有 涯隨無涯,殆矣! “Ngô sinh dã hữu nhai, nhi
tri dã vô nhai. Dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ!” “đời người thì có hạn mà tri
thức là vơ cùng. Đem cái có hạn mà chạy theo cái vơ cùng thì tinh thần phải mệt
mỏi” (Dưỡng sinh chủ) [28; tr.76]. Người ở đời phàm việc gì cũng phải biết


19
dừng không nên tham lam quá mà chuốc họa vào thân: “con ve hưởng bóng mát
mà khơng ngờ con bọ đang rình nó; con bọ ngựa mải rình con ve mà không ngờ
rằng con chim khách cũng đang định vồ nó; cịn con chim khách bị Trang Tử
nhắm bắn mà không hay” (Sơn Mộc).
Vô vi: cũng như Lão, Trang ca ngợi cuộc sống vô vi, nhưng vô vi của
Trang hơn hẳn Lão. Trang đã đẩy triết lý vô vi của Lão Tử đến mức tột đỉnh,
thiên hoàn toàn theo chủ nghĩa duy tâm. Lão chỉ “Vô vi nhi vô bất vi” trong khi

Trang là tuyệt đối vô vi “vô vi danh thi, vô vi mưu phủ, vô vi sự nhậm, vô vi tri
chủ. Thể tận vô cùng, nhi du vô trẫm. Tận kỳ sở thụ hồ thiên nhi vô kiến đắc,
diệc hư nhi dĩ! Chí nhân chi dụng tâm nhược kính, bất tương bất nghinh, ứng
nhi bất tang, có năng thắng vật nhi bất thương” [28; tr129]. Nghĩa là “vô vi làm
chủ danh tiếng, chứa mưu lược, tùy thuận công việc, và làm chủ trí tuệ. Sự thể
hiện của vơ vi thì vơ cùng nhưng khơng để lại dấu vết. Người vơ vi hồn thành
thiên mệnh với tâm hư vơ. Bậc chí nhân dụng tâm như chiếc gương soi, chẳng
mong chờ cũng chẳng nghinh đón ai hay vật gì. Phản chiếu người hay vật trước
nó, nhưng nó khơng lưu giữ các hình ảnh đó. Vì thế ngài siêu vượt trên mọi sự
vật và không gây hại cho ai” (Ứng Đế Vương).
Thuận tự nhiên: thuận tự nhiên là một trong những luận điểm lớn nhất của
Đạo Đức Kinh. Là tín đồ trung thành của Lão, Nam Hoa Kinh do Trang Tử viết
cũng khơng ngoại lệ, rất đề cao thiên tính trong cuộc sống con người, trong xã
hội: “tuyệt thánh khí trí, nhi thiên hạ đại trị” (Tại hựu) [28; tr.159] nghĩa là “hãy
vứt thánh bỏ trí, thiên hạ sẽ thịnh trị” hay “thị cố phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc
ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tính trường phi sở đoản, tính đoản
phi sở tục, vơ sở khử ưu dã” “chân vịt tuy ngắn nếu nối cho dài ra thì vịt sẽ đau;
chân hạc tuy dài, nếu cắt ngắn thì hạc sẽ khổ. Vậy cái gì trời sinh ra đã dài thì
khơng nên làm cho nó ngắn lại; cái gì trời sinh ra ngắn thì khơng nên nối cho dài
ra. Tự nhiên nó vậy rồi có gì đáng ngại mà phải sửa đổi?” (Biền mẫu) [28;tr.141]
theo Trang những hành động xã hội với mọi ràng buộc sẽ làm tổn hại đến bản


×