Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn của nguyễn việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Minh

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Minh

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung nêu trong luận văn là trung thực, chưa được
công bố trên bất kì cơng trình nào khác.
Nguyễn Thị Hồng Minh


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận
được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tơi
vơ cùng biết ơn và cảm kích.
Trước tiên xin bày tỏ lịng cảm ơn tới quý thầy cô khoa Ngữ văn Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn quý thầy cơ đã tận tình hướng dẫn
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ cơng tác tại Phịng Sau đại học, Thư
viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm tới Sở Nội vụ, Sở Giáo dục tỉnh Bình Dương, Ban giám
hiệu và quý đồng nghiệp Trường THPT Nguyễn Trãi, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình
Dương đã tạo điều kiện để tơi được học tập nâng cao trình độ và sự hiểu biết.
Tơi rất cảm ơn gia đình, bè bạn đã chia sẻ, hỗ trợ cho tôi suốt thời gian học tập.
Tôi đặc biệt bày tỏ trân trọng cảm ơn tới PGS.TS. Bùi Thanh Truyền, thầy đã
động viên khích lệ và tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VIỆT
HÀ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI ..................... 14
1.1. Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại ...................................................................14
1.1.1. Hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại ........................................................ 14
1.1.2. Điều kiện hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại ...............................................19
1.1.3. Các phương diện cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học và
văn học Việt Nam ...................................................................................................21
1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại với văn học Việt Nam ...................................................23
1.2.1. Điều kiện xuất hiện những “hoàn cảnh hậu hiện đại” trong văn học
Việt Nam .................................................................................................................23
1.2.2. Dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học đương đại Việt Nam .....24
1.3. Sáng tác của Nguyễn Việt Hà – nỗ lực đến hiện đại từ truyền thống .................26
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà .................................................26
1.3.2. Những cảm hứng chính trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn
Việt Hà .................................................................................................................... 29
1.3.3. Cơ sở xuất hiện tính hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà .......35
Chƣơng 2. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRUYỆN NGẮN

TRONG TIỂU THUYẾT VÀ

CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ NHÌN TỪ

PHƢƠNG DIỆN PHẢN ÁNH HIỆN THỰC VÀ PHÁC HỌA

CHÂN DUNG CON NGƢỜI ................................................................ 38
2.1. Dấu ấn hậu hiện đại từ phương diện phản ánh hiện thực ....................................38
2.1.1. Hiện thực bề bộn ........................................................................................... 38
2.1.2. Hiện thực trong tâm thế hồi nghi ................................................................ 45
2.1.3. Hiện thực phi lí ............................................................................................. 53


2.2. Dấu ấn hậu hiện đại từ phương diện phác họa chân dung con người .................57
2.2.1. Con người thờ ơ, vơ cảm ..............................................................................58
2.2.2. Con người hồi nghi ..................................................................................... 59
2.2.3. Con người chối từ bản thể ............................................................................64
2.2.4. Con người vong thân .................................................................................... 65
2.3. Mối quan hệ giữa con người và hiện thực .......................................................... 68
2.3.1. Con người là nạn nhân của những tấn trò đời ..............................................68
2.3.2. Con người là tác nhân hủy diệt, chối bỏ môi sinh ........................................70
Chƣơng 3. DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VÀ
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ NHÌN TỪ HÌNH
THỨC THỂ HIỆN .................................................................................73
3.1. Cốt truyện và kết cấu........................................................................................... 73
3.1.1. Cốt truyện phi trung tâm, coi trọng ngẫu hứng ............................................74
3.1.2. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh ........................................................................82
3.2. Điểm nhìn và giọng điệu ..................................................................................... 86
3.2.1. Điểm nhìn với tính chất ngoại biên hóa trần thuật .......................................86
3.2.2. Giọng điệu giễu nhại ..................................................................................... 88
3.3. Tính liên văn bản .................................................................................................94
3.3.1. Mạng hóa các tiền văn bản ...........................................................................95
3.3.2. Liên kết trong hệ thống sáng tác của nhà văn...............................................98
KẾT LUẬN ................................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................104
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ cuối thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, văn học Việt Nam có những vận
động, đổi thay trong bối cảnh chính trị - xã hội - văn hóa chung của đất nước. Xu
hướng hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho văn học gia tăng độ tiếp xúc với các nền
văn học trên thế giới. Tiếp sức cho văn học còn là tinh thần dân chủ, chính yếu tố
này mở đường cho văn học sang bước ngoặt mới trên cơ sở kế thừa thành tựu chặng
đường trước. Góp phần quan trọng cho văn học đương đại Việt Nam không thể
không kể đến sức mạnh nội tại của chính nền văn học mà vai trị then chốt chính là
sự tìm tịi đổi mới của các nhà văn.
Cùng với Nguyễn Minh Châu, nhà văn được xem như người “mở đường tinh
anh nhất” (Nguyên Ngọc) cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới là những nhà văn
thuộc Nguyễn Khải, Nguyễn Xuân Khánh, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai,
Nguyễn Khắc Trường, Hòa Vang, Trung Trung Đỉnh. Tiếp đến là các nhà văn như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Y Ban,
Phan Thị Vàng Anh. Trẻ tuổi hơn nữa là Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú, Phạm
Duy Nghĩa, Lưu Sơn Minh, Trần Nhã Thụy, Vũ Đình Giang, Võ Diệu Thanh,
Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Kim Hòa, Văn Thành Lê… Tất cả họ, những nhà
văn đương đại, cùng trong “cuộc tìm kiếm để vượt mình” ( Phong Lê, Định vị văn
chương Việt) của văn học Việt Nam. Sáng tác của những nhà văn đương đại thể
hiện khuynh hướng “bước qua lời nguyền”, bản thân họ ý thức rất rõ “không thể
viết như trước”.
Trong văn học đương đại Việt Nam, Nguyễn Việt Hà là một gương mặt nhà
văn mới nhưng tên tuổi mau chóng được kể đến trên văn đàn. Ở phương diện đổi
mới cách viết với nhiều thử nghiệm, Nguyễn Việt Hà có những đóng góp trong sự
vận động của văn học Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn Việt Hà gồm tiểu thuyết,

truyện ngắn, tạp văn và ở thể loại nào cũng có một sức hút riêng. Nổi bật trong lối
viết của nhà văn là sự tìm tịi để “viết nội dung”, thể nghiệm những kĩ thuật của văn
học hậu hiện đại. Dấu ấn hậu hiện đại ấy thể hiện ở tất cả các phương diện cơ bản
như phản ánh hiện thực, phác họa chân dung con người và hình thức thể hiện.


2
Nghiên cứu tiểu thuyết và truyện ngắn của Việt Hà, chúng tơi tìm hiểu những
nỗ lực đổi mới cách viết của nhà văn đương đại trong thực tiễn sáng tác. Mỗi nhà
văn với sự sáng tạo của mình góp hình thành nên diện mạo của văn học đương đại
Việt Nam với những điểm gặp gỡ trong xu hướng chung của văn học. Bởi vậy, cơng
trình nghiên cứu có ý nghĩa góp cái nhìn cho bức tranh tồn cảnh của văn học
đương đại. Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu Dấu ấn hậu hiện đại trong
tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về lí thuyết hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu văn hóa ra đời vào thập niên 70 thế kỉ
XX tại Tây Âu và Bắc Mĩ, sau đó lan rộng tới các châu lục khác. Chủ nghĩa hậu
hiện đại trở thành chủ đề gây tranh luận sôi nổi trong triết học và khoa học phương
Tây trong những năm cuối thế kỉ XX.
Ở Việt Nam, từ những bài viết, bài dịch thuật riêng lẻ cho đến nay (2017),
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã khơng cịn xa lạ, thu hút được sự quan tâm của giới
nghiên cứu phê bình.
Trước tiên phải kể đến cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý
thuyết [126] do Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây tổ chức sưu tầm và biên
soạn năm 2003. Cuốn sách được xem dấu mốc cho sự khởi đầu của nghiên cứu lí
thuyết và phê bình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam. Cố gắng đầu tiên này là sự tập
hợp hầu hết các nguồn tư liệu hiện có (bài viết, bài dịch) đề cập các khía cạnh lí
thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại, văn học hậu hiện đại. Các bài viết đưa đến những
cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa hậu hiện đại và chưa hề đề cập đến biểu hiện của

trào lưu này ở Việt Nam. Tuy thế, cuốn sách đã mở cánh cửa đưa người đọc Việt
Nam đến với văn học hậu hiện đại thế giới.
Năm sau 2004, cuốn Giáo trình hướng tới thế kỉ XXI - Triết học phương Tây
hiện đại do Lưu Phóng Đồng chủ biên, Lê Khánh Trường dịch được xuất bản [47].
Người đọc được giới thiệu ngắn gọn, cơ bản nhất về trào lưu chủ nghĩa hậu hiện đại
và xu hướng của chủ nghĩa hậu hiện đại với triết học đương đại.
Tiếp theo là cuốn Nhập mơn chủ nghĩa Hậu hiện đại của nhóm tác giả
Richard Appignanesi, Chris Garratt, Ziauddin Sardar, Patrick Curry do Trần Tiễn


3
Cao Đăng dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu năm 2006 [9]. Cuốn sách
gồm ba phần: Phả hệ của nghệ thuật hậu hiện đại; Phả hệ của lí thuyết hậu hiện đại
và Phả hệ lịch sử hậu hiện đại. Nội dung được chất chứa là những thay đổi mang
tính lịch sử xuyên thời đại về các lĩnh vực nghệ thuật, lí thuyết và lịch sử kinh tế.
Việc khảo sát những thay đổi ấy là để tìm ra một định nghĩa cho chủ nghĩa hậu hiện
đại.
Cuốn sách được đánh giá như sách “gối đầu” về Chủ nghĩa hậu hiện đại là
Hoàn cảnh hậu hiện đại (La condition postmoderne) của J. F. Lyotard ra đời năm
1979 được Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu ở Việt Nam
năm 2007 [87]. Tên tuổi Lyotard trở nên nổi tiếng và gắn với khái niệm “hậu - hiện
đại” khi ông đưa khái niệm này vào cuộc nghị luận triết học, “mở ra một cuộc tranh
luận sôi nổi, gay gắt, kéo dài trong giới triết học và khoa học xã hội chung quanh
vấn đề hậu - hiện đại”. Trong cuốn sách, các luận điểm trung tâm mang tính chất
của một cương lĩnh. Lyotard mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu hiện đại ở
hai phương diện, phương diện xã hội học và phương diện triết học. Phủ nhận tư duy
tồn thể hóa, dùng các đại tự sự để hợp thức hóa cho khoa học và tri thức của chủ
nghĩa hiện đại, Chủ nghĩa hậu - hiện đại chủ trương đa dạng nhiều thái độ và cách
tiếp cận khác nhau và bảo vệ sự đa dạng ấy. Tuy thế, Lyotard nhiều lần nhấn mạnh
“ Hậu - hiện đại không phải là cáo chung của hiện đại […] mà là một quan hệ khác

với hiện đại”, tâm thức hậu hiện đại nỗ lực thức tỉnh để bảo vệ những giá trị đích
thực của hiện đại là sự tự do và khai phóng cá nhân.
Cũng trong năm 2007, cuốn Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX
(Tập hai) do GS.TS Lộc Phương Thủy chủ biên [123] đã giới thiệu bài viết của
Diễm Cơ và 6 bài dịch về chủ nghĩa hậu hiện đại. Với 118 trang trên tổng số 955
trang của cuốn sách, người đọc có thể nắm bắt những nội dung chính yếu nhất về
chủ nghĩa hậu hiện đại.
Tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hậu hiện đại ở góc nhìn triết học là Chủ
nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận (2011) của Trần Quang Thái [103].
Trong cuốn sách, tác giả khẳng định sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại đối
với khoa học xã hội và nhân văn, thực tiễn xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhìn nhận trong số các nội dung tư tưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả cho


4
rằng tư tưởng nhận thức luận đóng vai trị cơ sở và chủ đạo, cốt lõi lí luận và cũng
là chủ đề chính của các cuộc bàn cãi tranh luận về chủ nghĩa hậu hiện đại. Cùng
việc khái quát sự ra đời của Chủ nghĩa hậu hiện đại và đóng góp của các nhà tư
tưởng đặt nền móng như Lyotard, Rorty, Derrida… trong cuốn sách là sự tập trung
nghiên cứu các vấn đề nhận thức luận của Chủ nghĩa hậu hiện đại để nhận diện Chủ
nghĩa hậu hiện đại.
Đóng góp quý báu trong việc giới thiệu lí thuyết văn học hậu hiện đại ở cả
hai khía cạnh cấu trúc và lịch sử là cuốn chuyên khảo gồm 10 chương Lí thuyết văn
học hậu hiện đại (2011) của Phương Lựu [86]. Tác giả dành chương thứ nhất để
nhìn lại lí luận văn học hiện đại, tạo điều kiện cho sự đối sánh nhằm thấy sự khác
biệt của lí luận hậu hiện đại. Từ đó, người đọc có cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa
hậu hiện đại. Cuốn sách trình bày tương đối toàn diện những tranh luận, những bậc
tiên phong của tư duy hậu hiện đại và những trường phái phê bình hậu hiện đại.
Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam (2013) do Lê Huy Bắc chủ biên
[17]. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình Việt Nam

về văn học hậu hiện đại. Những bài viết về lí thuyết và phê bình tác phẩm Việt Nam
và thế giới nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn khá tồn diện về sáng tác và
nghiên cứu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.
Gần đây nhất là cuốn chuyên luận của nhà nghiên cứu phê bình Lê Huy Bắc
Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận (2015) [20]. Xếp chuyên luận này trong
mục 2.1 bởi lẽ tinh thần tổng hợp các tri thức lí thuyết hậu hiện đại của tác giả. Hơn
nữa, mười bốn chương sau của cơng trình, mặc dù phân tích tác phẩm cụ thể nhưng
vẫn bám vào chủ trương xây dựng lí thuyết nhằm giúp người đọc nắm rõ lí thuyết,
biết cách áp dụng lí thuyết vào phê bình tác phẩm. Qua chuyên luận, ta cũng nhận
thấy rõ ràng nền văn chương Việt Nam đương đại đang hướng theo xu thế của thời
đại, trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn
Ngọc Tư…có dấu ấn của văn chương hậu hiện đại .
Tạp chí Nghiên cứu văn học (Viện văn học) từ năm 2003 đến năm 2017 cũng
đăng tải khá thường xuyên những bài dịch thuật hoặc bài viết về chủ nghĩa hậu hiện
đại, một phạm trù của chủ nghĩa hậu hiện đại, hay sự vận động đổi mới của văn học
Việt Nam theo hướng hậu hiện đại. Riêng số tháng 12/2007 dành cho chuyên đề văn


5
học hậu hiện đại. Điều đó góp thêm phần chứng tỏ sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu đối với chủ nghĩa hậu hiện đại và sự vận động đổi mới theo hướng hậu hiện đại
của văn học đương đại Việt Nam.
Nhìn nhận lịch sử nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, chúng tơi
thấy rằng đã có một sự vận động khá mau chóng trong sự tiếp nhận một lí thuyết
của thế giới trong điều kiện giao lưu hội nhập. Từ việc giới thiệu các bản dịch bài
viết hoặc sách, giới nghiên cứu phê bình Việt Nam đã có độ thấm để cho ra đời
những cơng trình tập trung nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại. Không đơn thuần lí
thuyết, ở những cơng trình ấy có sự ứng dụng, định hướng ứng dụng để giải quyết
những hiện tượng văn học theo khuynh hướng chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
đương đại Việt Nam.

2.2. Những cơng trình nghiên cứu về dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam
Việc phân loại những cơng trình nghiên cứu ở mục 2.1, 2.2 này chỉ mang
tính chất tương đối bởi lẽ có những cơng trình xếp ở mục 2.1 thực đã bao gồm
những nghiên cứu về dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam
như Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam (2013) do Lê Huy Bắc chủ biên và
Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận (2015) là cuốn chuyên luận của nhà
nghiên cứu phê bình Lê Huy Bắc.
Nhưng rõ nét hơn trong việc ứng dụng lí thuyết hậu hiện đại để tiếp nhận văn
học đương đại Việt Nam cần kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
Có tính chất khai mở là Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại (2009) của Mai Hải Oanh [95]. Chuyên luận tập trung nhận biết
những khía cạnh biểu hiện cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn
1986-2006. Từ tư duy mới về thể loại tiểu thuyết, quan niệm mới về con người, sự
tìm tịi các phương thức biểu hiện và cấu trúc mới của tiểu thuyết, Mai Hải Oanh
khái quát và đặt tên các khuynh hướng sáng tác nổi bật như tiểu thuyết tự vấn, tiểu
thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết lịch sử… Cùng với các khuynh hướng ấy là những
kiểu dạng nhân vật văn học mới như nhân vật tự ý thức, nhân vật bi kịch, nhân vật
tha hóa, nhân vật dị biệt. Cốt truyện tiểu thuyết cũng có sự thay đổi, bên cạnh cốt
truyện sự kiện là cốt truyện tâm lí, cốt truyện phi lí, bên cạnh kết cấu tuyến tính cịn


6
có kết cấu đồng hiện, kết cấu lắp ghép, tiểu thuyết lồng tiểu thuyết. Phương thức
trần thuật cũng có điểm mới về tổ chức điểm nhìn trần thuật, sự kết hợp nhiều kênh
ngơn ngữ, gia tăng tính đối thoại. Chun luận giúp hình dung “bức tranh của tiểu
thuyết Việt Nam trong khoảng hai mươi năm đổi mới” như điều tác giả chuyên luận
mong muốn.
Tiếp theo là cuốn Văn xuôi Việt Nam sau 1975 (2012) của Nguyễn Thị Bình
[23]. Cuốn sách là bức tranh tổng quát về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 với

những bước ngoặt trong tư duy nghệ thuật cũng như trong xu hướng cách tân thể
loại. Dù còn khiêm tốn trong dung lượng nhưng tác giả đã dành ra một chương để
đề cập tới khái niệm hậu hiện đại, soi chiếu tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 để nhận
diện những tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa
hậu hiện đại trong văn học Việt Nam.
Rõ nét hơn những nghiên cứu về hậu hiện đại và văn học đương đại Việt
Nam là cuốn Văn học hậu hiện đại, diễn giải và tiếp nhận (2013) do Nguyễn Thành,
Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng đồng chủ biên [104]. Cuốn sách là kỉ yếu hội thảo
khoa học quốc gia năm 2011 do Khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học - Đại học
Huế tổ chức. Những bài viết được tập hợp trong cuốn sách đều hướng tới phân tích,
đánh giá hiệu quả sử dụng kĩ thuật tự sự của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tác phẩm
của nhà văn đương đại (thế giới và Việt Nam) từ góc độ phê bình và tiếp nhận.
Về một bối cảnh mới của văn học Việt Nam là Không gian văn học đương
đại (2014) của Đoàn Ánh Dương [41]. Tập tiểu luận là sự quan sát các hiện tượng
văn học đương đại Việt Nam trong không gian xã hội văn hóa sinh thành nên văn
học. Các tiểu luận cũng thể hiện sự quan tâm của tác giả đối với lĩnh vực phê bình
văn học Việt Nam đương đại với các phương pháp khác nhau như lí thuyết hậu thực
dân, lí thuyết diễn ngơn, thi pháp học, phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền,… Qua
cuốn sách, người đọc có thể hình dung sự chuyển đổi của văn học, của phê bình văn
học Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Phân tích tồn diện, nhiều bằng chứng sinh động để khẳng định dấu hiệu hậu
hiện đại trong văn học Việt Nam là cuốn Những dấu hiệu của Chủ nghĩa hậu hiện
đại trong văn xuôi Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986-2012) (2016) của Phùng
Gia Thế [110]. Từ khảo sát tình hình nghiên cứu văn xi hậu hiện đại ở Việt Nam


7
và tiếp cận văn xuôi Việt Nam sau 1986, tác giả chỉ ra những dấu hiệu của một hình
thái văn học thoát khỏi những phạm trù thẩm mĩ của văn học trước đó. Phân tích
tồn diện cùng những bằng chứng sinh động từ chính nền văn học đương đại Việt

Nam, một cách sáng tỏ, tác giả nhằm chứng minh những dấu hiệu hậu hiện đại, sự
tồn tại của khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là một thực tế của
giao lưu văn hóa thời kì hội nhập.
Một trong những cơng trình đầu tiên tương đối có hệ thống nghiên cứu về
ảnh hưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam là Luận án Tiến
sĩ Ảnh hưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến
2010 của Nguyễn Hồng Dũng (Đại học Huế, 2016) [40]. Tác giả tập trung vào
những vấn đề chính của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 như sự tiếp nhận
Chủ nghĩa hậu hiện đại, tư duy nghệ thuật hậu hiện đại nhìn từ quan niệm nghệ
thuật, tâm thức sáng tạo, thế giới nhân vật và phương thức biểu hiện. Luận án góp
phần khẳng định những giá trị thực sự của bộ phận tiểu thuyết theo khuynh hướng
hậu hiện đại.
Đóng góp cho nghiên cứu những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
văn học đương đại Việt Nam cịn có thể kể tên nhiều bài viết:
Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu
hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8, tr.43-59 [7].
Lã Nguyên (2007), “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 12, tr.12-38 [91].
Đào Tuấn Ảnh (2007), “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam
qua so sánh với văn xi Nga”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12, tr.39-57 [8].
Cao Kim Lan (2007), “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu
vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12, tr.58-78
[68].
Thái Phan Vàng Anh (2010), “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX từ góc
nhìn hậu hiện đại”, Văn nghệ Quân đội, số 10 [3].
Lý Hoài Thu, Hồng Cẩm Giang (2011), “Một cách nhìn về “Tiểu thuyết hậu
hiện đại”ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6, tr.74-88 [116].



8
Nguyễn Hồng Dũng (2016), “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt
Nam 1986-2010”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3, tr.65-73 [39].
Nhìn một cách khái qt, chúng tơi nhận thấy, nghiên cứu văn học theo
hướng hậu hiện đại đang ngày càng rõ nét hơn. Xu hướng nghiên cứu này biểu hiện
sự hội nhập văn học thế giới của văn học đương đại Việt Nam ở cả hai khía cạnh
sáng tác và phê bình.
2.3. Những nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà
Bàn luận về sáng tác của Nguyễn Việt Hà, chúng tôi chú ý đến bài viết của
các nhà phê bình :
- Hồng Ngọc Hiến, “ Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà” [55]. Bài
viết đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Sông Hương số 130, tháng 12-1999 cho thấy
cuốn tiểu thuyết thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu trước hết bởi “những khái
quát xanh rờn”, “những mẫu người lập thân lập nghiệp” và “chủ đề văn hóa tơn
giáo”. Với thái độ trân trọng, nhà nghiên cứu đánh giá cao về Nguyễn Việt Hà : tinh
tế, am hiểu về hiện thực và mới mẻ trong cách kể ở Cơ hội của Chúa.
- Trần Văn Toàn, “Tự sự trong Cơ hội của Chúa cách tân và giới hạn” [100].
Bài viết in trong Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ
biên. Theo tác giả, Cơ hội của Chúa là mơ hình tiểu thuyết quen thuộc với những
chi tiết phản ánh hiện thực, tính cách nhân vật vẫn là công cụ để nhà văn xây dựng
bức tranh đời sống. Tuy Nguyễn Việt Hà chưa tạo được sự đổi mới như dự tính
nhưng ở Cơ hội của Chúa là “cồn cào và đầy ắp những dự định cách tân” và tác
phẩm khiến người ta dừng lại suy ngẫm về tiểu thuyết Việt Nam.
- Đoàn Cầm Thi,“Cơ hội của Chúa: từ nhật ký đến hậu trường văn học”
[55]. Tác giả bài viết cho rằng: Cơ hội của Chúa khiến “ngỡ ngàng” bởi sự “bề
bộn”của nó; “Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một lò thử nghiệm văn phong
khổng lồ…”.
- Nguyễn Chí Hoan, “Khải huyền muộn - cuốn tiểu thuyết về chính nó” [56].
Bài viết đã đăng báo Người Hà Nội ngày 4 và 11/11/2005. Đánh giá của nhà nghiên
cứu thể hiện sự trân trọng kết cấu đa tầng và ý nghĩa nhân văn ở giá trị thức tỉnh về

thực trạng tha hóa mà Nguyễn Việt Hà tạo nên trong thế giới nghệ thuật của Khải
huyền muộn.


9
- Nguyễn Huy Thiệp, “Khải huyền muộn - cảm hứng và những dấu hiệu của
hình thức nghệ thuật đương đại trong tiểu thuyết” [114]. Trong bài viết, nhà văn
dành cho đồng nghiệp của mình sự nể trọng: “Ở trong tác phẩm của Nguyễn Việt
Hà ln có ẩn chứa một sự nguy hiểm tinh thần đáng sợ thế nào đó đối với các
“đồng nghiệp” của anh, những người đồng chí “cùng lý tưởng nhưng khác hạng”.
Sự nguy hiểm ấy chí ít có ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Điều được
Nguyễn Huy Thiệp khẳng định trong bài viết còn là bản lĩnh và khát vọng đổi thay
trên “sân chơi văn học”của nhà văn Nguyễn Việt Hà.
- Đông La, “Vài điều về tư tưởng nghệ thuật trong Cơ hội của Chúa” [67].
Bài viết thừa nhận tài văn của Nguyễn Việt Hà về văn phong nghệ thuật: chững
chạc, biến hóa, sáng tạo ở ngơn ngữ, hình ảnh. Nhưng bên cạnh sự thành ấy là hạn
chế về tư tưởng thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân vật.
- Phùng Gia Thế, “Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà”
[108]. Bài viết tập trung phân tích về sự sụp đổ của những trật tự đời sống trong thế
giới nghệ thuật của nhà văn cùng những thủ pháp nghệ thuật như “kính vạn hoa”,
“nghịch dị” và “giễu nhại”.
- Nguyễn Trương Quý, “Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội” [57].
Bài viết cho thấy sự tinh tế và tình yêu Hà Nội của Nguyễn Việt Hà ngay trong cái
nhìn hoang mang gửi vào nhân vật. Khen ngợi của nhà phê bình dành cho Nguyễn
Việt Hà cịn là sự hiểu biết về đề tài lịch sử và sức mạnh nội tại tạo nên bởi kết cấu
của tiểu thuyết Ba ngôi của người.
- Đào Cư Phú, “Phương thức kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà”
[96]. Bài viết khẳng định sự tìm tịi cách tân của Nguyễn Việt Hà về phương thức
kể chuyện nhằm đổi mới hình thức nghệ thuật của văn học đương đại, đưa văn học
Việt Nam đến gần văn học thế giới.

Sáng tác của Nguyễn Việt Hà là đối tượng nghiên cứu của những luận văn
thạc sĩ tại các trường Đại học:
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thuyên với đề tài Những cách tân trong
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn (Đại học
Vinh, 2008) [124]. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu về sự đổi mới tư duy
nghệ thuật, quan niệm về con người, từ đó phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật


10
và một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản như tổ chức cốt truyện và nghệ thuật trần
thuật.
Luận văn thạc sĩ của Lê Khánh Hà với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn
Việt Hà (Đại học Đà Nẵng, 2011) [53]. Tác giả đặt tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà
trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm rõ trong luận văn của
mình quan niệm nghệ thuật về con người, sắc màu hậu hiện đại trong hình tượng
nhân vật và những đặc điểm nghệ thuật như đồng hiện, ngôn ngữ và giọng điệu.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Loan với đề tài Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
2012) [74]. Trên cơ sở khái lược tư duy nghệ thuật và hành trình sáng tác của
Nguyễn Việt Hà, tác giả phân tích hướng tiếp cận hiện thực, thế giới nhân vật và
hình ảnh biểu tượng và nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.
Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Nhung với đề tài Người kể chuyện trong tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn) (Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015) [94]. Luận văn tập trung
làm rõ quan điểm nghệ thuật, ngôi kể, điểm nhìn, ngơn ngữ, giọng điệu trong hai
cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.
Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Thanh Ngà với đề tài Con người đô thị trong
văn xuôi Nguyễn Việt Hà (Đại học Vinh, 2015) [90]. Tác giả cho thấy bối cảnh văn
học Việt Nam khi Nguyễn Việt Hà gia nhập làng văn, phân tích con người tha hóa
và hình thức nghệ thuật như ngơi kể, ngơn ngữ, giọng điệu.

Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Việt Hà qua những nhà nghiên cứu chứng tỏ
rằng tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà đã có một chỗ đứng trong văn
học đương đại Việt Nam và trở thành đối tượng của nghiên cứu phê bình văn học.
Cũng từ việc tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu, những bài viết về sáng
tác của Nguyễn Việt Hà, chúng tôi khẳng định đề tài Dấu ấn hậu hiện đại trong
tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Việt Hà chưa có ai thực hiện. Luận văn hồn
thành sẽ có đóng góp nhất định để khẳng định lối viết theo hướng hậu hiện đại của
nhà văn và sự vận động của văn học Việt Nam trong tiến trình hịa nhập nền văn
học thế giới.


11
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn
Việt Hà. Cụ thể:
- Tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, 1997.
- Tập truyện ngắn Của rơi, 2005.
- Tiểu thuyết Khải huyền muộn, 2005.
- Tiểu thuyết Ba ngôi của người, 2014.
- Tập truyện ngắn Buổi chiều ngồi hát, 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát nghiên cứu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn
của Nguyễn Việt Hà biểu hiện ở phương diện nội dung (qua khía cạnh phản ánh
hiện thực và khắc họa chân dung con người) và hình thức thể hiện của tác phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, chúng tơi phân tích tiểu thuyết và
truyện ngắn Nguyễn Việt Hà về nội dung và hình thức thể hiện, từ đó khái quát
những dấu ấn hậu hiện đại được thể hiện. Cũng bằng phương pháp này, chúng tơi

tìm hiểu những bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phân tích tổng
hợp giúp chúng tơi có cơ sở vững chắc cho những nhận định về dấu ấn hậu hiện đại
trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống giúp chúng tôi trong việc đặt tiểu thuyết và truyện
ngắn của Nguyễn Việt Hà trong bối cảnh văn học đương đại và rộng hơn là nền văn
xi Việt Nam, từ đó có sự so sánh nhận ra nét riêng trong lối viết của Nguyễn Việt
Hà.
Bằng phương pháp này, chúng tôi đặt sáng tác của Nguyễn Việt Hà trong hệ
thống những đánh giá, phê bình của các nhà nghiên cứu văn học, trong hệ thống lí
thuyết về Chủ nghĩa hậu hiện đại để xác quyết rõ ràng hơn về những dấu hiệu hậu
hiện đại trong lối viết của tác giả.


12
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trên cơ sở lí thuyết tự sự học, chúng tôi so sánh đối chiếu với văn xuôi hiện
đại để khẳng định dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Việt
Hà về phương diện nội dung và nghệ thuật.
4.4. Phương pháp liên ngành
Sử dụng phương pháp liên ngành để thấy sự giao thoa của văn học với các
lĩnh vực khác như lịch sử, triết học, tôn giáo… Đồng thời thấy được rõ hơn tính liên
văn bản, một yếu tính của hậu hiện đại, được Nguyễn Việt Hà khá dày công trong
sáng tác của mình.
5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn
Việt, luận văn khẳng định đóng góp của nhà văn trong sự vận động, thay đổi của
nền văn học Việt Nam theo hướng tiến lại gần hơn để hòa nhập với nền văn học thế
giới.
Luận văn cũng góp thêm cho cái nhìn rộng mở hơn đối với văn học đương

đại Việt Nam. Văn học đương đại Việt Nam trong bối cảnh xã hội nói chung như là
một khúc đoạn trong dịng chảy của tiến trình văn học, vừa kế thừa, vừa cách tân để
có một diện mạo cho riêng mình.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà trong bối cảnh
văn học hậu hiện đại
Chương này trình bày những nét cơ bản nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại và
những biểu hiện trong văn học, khái lược những nỗ lực thử nghiệm lối viết hậu hiện
đại của Nguyễn Việt Hà.
Chương 2: Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn
Việt Hà nhìn từ phương diện phản ánh hiện thực và phác họa chân dung con người
Phân tích, chứng minh dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn
của Nguyễn Việt Hà thể hiện ở phương diện nội dung là nhiệm vụ chính yếu của
chương 2. Chúng tôi tập trung vào hai phương diện: phản ánh hiện thực và phác họa


13
chân dung con người, đồng thời phân tích mối quan hệ con người với hiện thực
trong các tác phẩm được khảo sát.
Chương 3: Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn
Việt Hà nhìn từ hình thức thể hiện
Chương 3 hướng đến nhận diện dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết và
truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà, đóng góp của nhà văn về phương diện nghệ thuật
xây dựng tác phẩm, từ kết cấu cho tới điểm nhìn và giọng điệu.


14


Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC
HẬU HIỆN ĐẠI
Văn học Việt Nam giao lưu và hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa là một
vấn đề trung tâm của đời sống văn học đương đại Việt Nam. Thực tiễn sáng tác cho
thấy văn học Việt Nam có sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật. Dứt khốt chia tay
với tính chất minh họa trong văn học trước 1975, nhà văn đương đại Việt Nam
hướng đến con người đời tư trong cuộc sống đời thường đa sự, đa đoan. Một trong
những khuynh hướng thể hiện tìm tịi, đổi mới lối viết của nhà văn đương đại là
khuynh hướng hậu hiện đại.
1.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa hậu hiện đại
1.1.1. Hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại
Tìm hiểu nội hàm khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tôi nhận thấy
trước hết cần đến với vấn đề thuật ngữ bởi giá trị của chúng qua việc sử dụng của
các nhà nghiên cứu.
Mở đầu cuốn Nhập mơn Chủ nghĩa hậu hiện đại, nhóm tác giả Richard
Appignanesi đã đưa ra bức thư của Charles Jencks trong đó cho rằng: Thuật ngữ
“chủ nghĩa hậu hiện đại” được sử dụng lần đầu tiên từ thập niên 1870 bởi họa sĩ
người Anh John Watkins Chapman, năm 1917 bởi Rudolf Pannwitz. Sau đó, “chủ
nghĩa hậu ấn tượng” (thập niên 1880) và “hậu công nghiệp” (1914-1922) đã mở đầu
cho các chủ nghĩa “hậu” nở rộ vào đầu thập niên 1960 trong văn chương, tư tưởng
xã hội, kinh tế học và tôn giáo. Thuật ngữ hậu hiện đại thật sự phổ biến ở thập niên
1970 trong lĩnh vực kiến trúc và văn học, hai trung tâm của những vấn đề tranh cãi
hậu hiện đại.
Nghiên cứu tìm hiểu về lai lịch của thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại,
Phương Lựu trong cuốn Lí thuyết văn học hậu hiện đại cũng điểm qua những dấu
mốc của việc sử dụng thuật ngữ này: năm 1870 một họa sĩ người Anh đã gọi các
bức tranh mới mẻ hơn hội họa ấn tượng Pháp là “Hội họa hậu hiện đại” ; Năm
1947, sử gia người Anh Arnold Joseph Toynbee sử dụng thuật ngữ hậu hiện đại để
đánh dấu nền văn minh phương Tây bước vào một chu kì lịch sử mới; năm 1934



15
nhà phê bình P.D. Onise sử dụng thuật ngữ hậu hiện đại để hình dung tính chất của
một tuyển tập thơ khác với thơ ca hiện đại lúc bấy giờ; đến những năm 50 của thế kỉ
XX, chủ nghĩa hậu hiện đại còn được vận dụng trong lĩnh vực kiến trúc; những năm
60,70 nhiều nhà lí luận Hoa Kì, Âu Mĩ sử dụng phổ biến thuật ngữ này; những năm
80 thì nổ ra cuộc tranh luận giữa Lyotard với Harbabar và cho đến cuối thế kỉ XX,
thuật ngữ hậu hiện đại được sử dụng trên khắp các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, văn
hóa, triết học.
Cũng truy tìm lai lịch thuật ngữ, Phùng Gia Thế trong cuốn chuyên luận
Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam đương đại đã
khá kĩ lưỡng trong việc hệ thống lại: khoảng những năm 1970, họa sĩ người Anh
John Watkins Chapman là người đầu tiên dùng thuật ngữ hậu hiện đại; năm 1914,
J.M.Thompson sử dụng thể hiện sự thay đổi thái độ niềm tin trong lĩnh vực tôn
giáo; năm 1917, Rudolf Pannwitz dùng thuật ngữ “con người hậu hiện đại” thay thế
cho “con người hiện đại”; năm 1921 và sau đó là 1925, thuật ngữ “hậu hiện đại
được dùng để mơ tả những hình thức mới của nghệ thuật và âm nhạc; năm 1934
được Fedrico de Onis chỉ sự vượt qua chủ nghĩa hiện đại của một hợp tuyển thơ ca;
năm 1939, sử gia người Anh dùng thuật ngữ hậu hiện đại để khái quát một sự vận
động mang tính lịch sử; năm 1942, H.R.Hays dùng thuật ngữ này để chỉ một hình
thức văn học mới; năm 1946, nhà thơ Mĩ Randall Jarrel gọi Robert Lowell là một
nhà thơ “hậu hiện đại”; năm 1947, Arnold Joseph Toynbee gọi “thời hậu hiện đại”
để chỉ một giai đoạn lịch sử của châu Âu sau 1875; năm 1949, thuật ngữ dùng trong
lĩnh vực kiến trúc biểu thị sự thất vọng với kiến trúc hiện đại; năm 1957, B.
Rosenberg và P. Drucker dùng thuật ngữ này để chỉ giai đoạn lịch sử đương đại;
cho đến những năm 1060-1970, khái niệm “hậu hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại”
được sử dụng phổ biến ở phương Tây trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Như vậy, thuật ngữ “hậu hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại” được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng điểm gặp gỡ là cùng chỉ sự thay đổi, một

biến chuyển hay vượt qua của đối tượng so với cái trước nó.
Phân biệt “hậu hiện đại” (Postmodern) và “chủ nghĩa hậu hiện đại”
(Postmodernism), Phương Lựu khái lược “Hậu hiện đại là một khái niệm lịch sử xã
hội, có ý kiến cho đó là xã hội hậu cơng nghiệp hoặc xã hội thông tin xuất hiện sau


16
thế chiến II, có người cho đó là một giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản phát triển.
Tính hậu hiện đại chỉ đặc trưng của thời kì hậu hiện đại” còn “Chủ nghĩa hậu hiện
đại là một trào lưu văn hóa kết tinh những đặc trưng của xã hội hậu hiện đại”. Hậu
hiện đại, tính hậu hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại là ba mặt của vấn đề, tuy
đồng đại nhưng không phải đồng thời xuất hiện. “Chỉ khi nào xã hội hậu hiện đại đã
hình thành tương đối hồn chỉnh, thì đặc trưng của nó mới bộc lộ rõ nét, và tính hậu
hiện đại mới được khái quát toàn diện. Và với tư cách là kết tinh của nó trên bình
diện văn hóa, chủ nghĩa hậu hiện đại mới dần dần hình thành cả một trào lưu mạnh
mẽ” [86, tr.57].
Như thế, thời hậu hiện đại sản sinh ra Chủ nghĩa hậu hiện đại. Tuy nhiên,
Chủ nghĩa hậu hiện đại là cách gọi trong mối liên hệ với Chủ nghĩa hiện đại và có
tính tương đối, tạm chấp nhận. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một khái niệm mở, nhiều
cách hiểu và nảy sinh những tranh luận. Có những ủng hộ cho rằng hậu hiện đại là
tích cực nhưng cũng có những phê phán cho rằng hậu hiện đại là tiêu cực.
Một trong những căn nguyên của tranh luận là bởi người ta khơng tìm thấy
sự lập thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại. Lyotard cũng như các nhà tư tưởng hậu
hiện đại khác không hề chủ trương hình thành một chủ nghĩa, lại càng khơng đưa ra
nội hàm khái niệm Chủ nghĩa hậu hiện đại. Định hình về Chủ nghĩa hậu hiện đại
khơng gì khác hơn người ta phải “lắp ghép” các “phân mảnh” đóng góp từ các nhà
tư tưởng hậu hiện đại.
Jean Francois Lyotard - một trong những người khai sinh ra lí thuyết hậu
hiện đại - trong lời Dẫn nhập cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại đã giới thuyết: “Đối
tượng của cơng trình nghiên cứu này là hoàn cảnh của tri thức trong các xã hội phát

triển nhất. Chúng tơi quyết định gọi hồn cảnh đó là “hậu hiện đại”. Từ này được
dùng trên lục địa châu Mỹ, dưới ngòi bút của các nhà xã hội học và các nhà phê
bình. Nó chỉ trạng thái của văn hóa sau những biến đổi tác động đến các quy tắc trò
chơi [các luật chơi] của khoa học, văn học và nghệ thuật từ cuối thế kỉ XIX. Ở đây
chúng tôi sẽ định vị các biến đổi này bằng mối quan hệ của chúng với cuộc khủng
hoảng của các tự sự [truyện kể]” [87, tr.53]. Lyotard còn cho rằng, “một cách thật
đơn giản, “hậu hiện đại” là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự” [87, tr.54].


17
Quan điểm hậu hiện đại của Lyotard được suy ra chủ yếu từ việc ơng phân
tích hồn cảnh tri thức hậu hiện đại, mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu
hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu
dẫn đến sự khủng hoảng về tâm trạng và hình thành nên một tâm thức (esprit) mới:
tâm thức hậu - hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức hợp thức hóa cho
khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh (condition) mới:
hoàn cảnh hậu - hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học và triết học để thốt
ra khỏi “hồn cảnh” bế tắc ấy. Một cách ngắn gọn, luận điểm trung tâm của Lyotard
đi ngược lại với dự phóng ban đầu của phong trào Khai minh (mở ra thời cận và
Hiện đại). Đặc trưng của Hiện đại là tư duy toàn thể hóa; ủng hộ thuần nhất, bài trừ
dị đồng; dùng các đại tự sự (phép biện chứng của Tinh thần; thơng diễn học về ý
nghĩa; sự giải phóng cho chủ thể lí tính và chủ thể lao động) để hợp thức hóa cho
khoa học và tri thức. Tuy nhiên, sự biến chuyển của xã hội cho thấy sự cáo chung
của các đại tự sự; sự sụp đổ của xu hướng nhất thể hóa. Cần được thay thế là đặc
trưng của hậu - hiện đại: sự đa dạng nhiều thái độ và cách tiếp cận khác nhau (nói
cách khác là sự đa dạng của các diễn ngơn và các trị chơi ngôn ngữ); quan niệm
“công bằng về sự truyền thông” không chỉ cho phép mà còn bảo vệ sự đa dạng. Như
vậy, “tâm thức hậu hiện đại” là nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và
cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp để bảo vệ
những giá trị đích thực của hiện đại: sự tự do và khai phóng cá nhân. Lyotard nhiều

lần nhấn mạnh “Hậu - hiện đại không phải là cáo chung của hiện đại […] mà là một
quan hệ khác với hiện đại” [87, tr.15]. Lyotard không phân li triệt để giữa Hiện đại
và Hậu hiện đại. Đường phân thủy duy nhất và quyết định để phân biệt hai tâm
thức: trong khi tâm thức hiện đại “khóc than”, thì tâm thức Hậu hiện đại lại “reo
mừng” trước sự giải thể của một hiện thực duy nhất và sự trỗi dậy của vơ vàn khả
thể cho việc “tìm tòi những luật chơi mới, những phương thức nghệ thuật mới mang
tính thể nghiệm” [87, tr.21].
Nhìn nhận từ lĩnh vực triết học, theo cuốn Giáo trình hướng tới thế kỉ XXI Triết học phương Tây hiện đại do Lưu Phóng Đồng chủ biên, Chủ nghĩa hậu hiện
đại là “một khái niệm khá mơ hồ” [47, tr.881]. Chính ngay giới triết học phương
Tây trong đó có những người được cơng nhận là nhà triết học chủ yếu của chủ


18
nghĩa hậu hiện đại cũng có quan điểm khác nhau. Chủ nghĩa hậu hiện đại
(postmodernism) vốn chỉ khuynh hướng của khoa kiến trúc lấy phong cách thiết kế
từ bỏ tính phổ biến, phê phán chủ nghĩa hiện đại làm đặc trưng. Chủ nghĩa hậu hiện
đại sau đó được dùng để chỉ trào lưu có khuynh hướng tương tự trong các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, mĩ học, triết học, xã hội học… Ở Châu Âu, các nhà triết học
chủ nghĩa hậu cấu trúc như Derrida, Foucault đều muốn xuất phát từ việc phê phán
một số quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc sơ kì để phủ định quan điểm của toàn bộ
hệ thống triết học phương Tây hiện đại, cho nên chủ nghĩa hậu cấu trúc được coi là
hình thức điển hình của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ở Mĩ, các nhà triết học chủ nghĩa
thực dụng mới như W.V.Quine, Richard Rorty muốn thông qua việc xây dựng lại
chủ nghĩa thực dụng mà phê phán và vượt qua truyền thống triết học phương Tây
cận hiện đại và triết học của họ được coi là hình thức chủ yếu của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Sự xuất hiện của trào lưu triết học chủ nghĩa hậu hiện đại ở mức độ nào đó
đã đáp ứng nhu cầu xét lại triết học phương Tây hiện đại. Các nhà triết học theo chủ
nghĩa hậu hiện đại vạch ra và phê phán những khuyết điểm và mâu thuẫn trong lí
luận của các nhà triết học phương Tây hiện đại. Chủ trương của triết học hậu hiện
đại chống triết học hệ thống và nhất nguyên luận tuyệt đối, chống phân lập nhị

nguyên, chống thuyết trung tâm nhân loại, chống tuyệt đối hóa chủ nghĩa lí tính và
chủ nghĩa phi lí tính. Ở mức độ nhất định, triết học hậu hiện đại phản ánh một xu
thế phát triển của triết học hiện đại.
Tập trung vấn đề nhận thức luận chủ nghĩa hậu hiện đại, Trần Quang Thái
trong Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận đã chỉ ra những điểm cơ
bản mà từ đó cũng có thể hiểu nội hàm khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại: Quan
niệm nhận thức là quá trình kiến tạo của tư duy chủ thể trước thực tại khách quan,
Chủ nghĩa hậu hiện đại đề cao sự năng động sáng tạo tích cực của tư duy con người
trong q trình sản sinh tri thức; khẳng định tính đặc thù của hồn cảnh, xã hội, văn
hóa và ngơn ngữ có vai trị quan trọng với q trình hình thành tri thức. Chủ nghĩa
hậu hiện đại đề xuất một cách tiếp cận mới trong đó chú trọng các yếu tố thuộc ý
thức xã hội; vạch ra động cơ quyền lực đằng sau các đại tự sự, thể hiện thái độ hoài
nghi, phản tỉnh cần thiết; phê phán sự tuyệt đối hóa tính phổ qt của chủ nghĩa
hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại góp phần chống lại bệnh giáo điều trong nghiên


19
cứu lí luận; khẳng định chân lí là sản phẩm của sự đồng thuận của cộng đồng xã
hội, chủ nghĩa hậu hiện đại vạch ra được cơ chế phát sinh, vận hành của chân lí nơi
cộng đồng và vai trị các nhân tố chủ quan. Xác định tính hiệu quả của thực tiễn,
chủ nghĩa hậu hiện đại đã khẳng định mục đích xã hội của nhận thức, góp phần bác
bỏ khuynh hướng theo đuổi tri thức mang tính tư biện, xa rời mảnh đất hiện thực.
Quan niệm về chân lí của chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh sự đồng thuận của
cộng đồng đối với tri thức. Do vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại đề cao nhận thức phi duy
lí và các loại hình tri thức tự sự đời thường.
Diễn giải hậu hiện đại, các nhà lí luận phương Tây đưa ra những khái niệm,
thuật ngữ trên cơ sở triết học, văn hóa học và thực tiễn sáng tác như Cảm quan hậu
hiện đại, Bất tín nhận thức, Giải nhân cách hóa, Ngụy tạo, Phi lựa chọn, Pastiche,
Liên văn bản, Siêu truyện, Mặt nạ tác giả, Ngoại biên, Mã kép, Tính nhục thể, Thân
rễ. Diễn giải hậu hiện đại bởi các thuật ngữ cũng chính là một cách đưa đến nội hàm

khái niệm.
Nhìn một cách bao quát tương đối, chủ nghĩa hậu hiện đại là một hệ hình văn
hóa mới thể hiện sự biến chuyển trong nhận thức về khoa học, tri thức, con người.
Biến chuyển ấy nảy sinh trong bối cảnh xã hội hậu công nghiệp, từ việc đối thoại
với Chủ nghĩa hiện đại, nhìn nhận lại những hệ giá trị khơng cịn phù hợp với thời
đại, đề nghị lối mở cho những bế tắc không thể giải quyết của Chủ nghĩa hiện đại.
1.1.2. Điều kiện hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại
Phân tích, mơ tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu hiện đại, Lyotard đề
cập tới hai phương diện: phương diện xã hội học và phương diện triết học.
Trước hết ở phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội
tất yếu dẫn đến những khủng hoảng về tâm trạng và hình thành nên một tâm thức
mới: tâm thức hậu hiện đại. Về phương diện triết học, chính những biến chuyển của
xã hội dẫn đến sự khủng hoảng của các “đại tự sự”, mơ hình hợp thức hóa khoa học,
đề cao lí tính, cái tồn thể lâm vào tình trạng bế tắc, đặt con người vào một hồn
cảnh cần được giải phóng. Nói một cách ngắn gọn, luận điểm trung tâm của
Lyotard đi ngược lại những đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại là tư duy tồn thể hóa,
ủng hộ sự thuần nhất, bài trừ sự dị đồng, ủng hộ và bảo vệ cho sự đa dạng nhiều thái
độ, nhiều cách tiếp cận.


×