Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ trong điều kiện thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.13 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ THỊ MẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


CHƯƠNG I
NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
WX V XW
I. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ CUNG ỨNG TIỀN
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ:
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về: lưu lượng,
chi phí và giá trị. Vì những thay đổi này tác động đến giá cả hàng hoá và giá trị tài sản, thu
nhập của nhân dân cho nên nó trực tiếp làm biến đổi mức sống của dân cư giữa hai cực: Khó
khăn, đắt đỏ – thuận lợi, tiện nghi. Do đó bằng cách tạo ra các biến động về tiền tệ, người ta
hoàn toàn có thể hướng dẫn những biến động nhất định trong đời sống và sinh hoạt kinh tế của
xã hội. Mối quan hệ ấy đã làm cho những biến động về tiền được gọi là “chính sách tiền tệ”.
Hiểu theo nghóa hẹp thì chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền tăng thêm trong từng thời
kỳ (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế.
Ở mỗi nước chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế
của nhà nước, để thực hiện việc quản lý vó mô nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế – xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Bởi vậy hiểu theo nghóa rộng thì chính sách tiền tệ
là hệ thống các quan đểm, chủ trương và các biện pháp của nhà nước nhằm tác động và điều
chỉnh các hoạt động về: tiền tệ – tín dụng – ngân hàng – ngoại hối tạo ra sự ổn định của lưu
thông tiền tệ, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ở Việt Nam theo điều 2 luật của ngân hàng nhà nước Việt Nam (luật số 01/97/QH10) thì


chính sách tiền tệ quốc gia là: một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của nhà nước
nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Với các nội dung sau:
™ Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động của ngân hàng.
™ Có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn
lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp cuả các thành phần kinh tế.
™ Bảo đảm vai trò chủ đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lónh vực
tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
™ Giữ vững định hướng xã hội chủ nghóa chủ quyền quốc gia.
™ Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kimh tế – xã hội,
góp phần thực hiện công nghiệïp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Bởi vậy: Việc quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ được quy định cụ thể
trong điều 3 luật Ngân hàng nhà nước như sau:
• Quốc hội: Quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm
phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với mức tăng trưởng kinh tế, cân đối Ngân sách
nhà nước.
• Chủ tịch nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do hiến pháp và pháp luật quy định
trong việc đàm phán, kí kết tham gia phê chuẩn điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, nhân
danh nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam về lónh vực tài chính – tiền tệ và hoạt
động Ngân hàng.
• Chính phủ xây dựng dự án, chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm
trình quốc hội quyết định, tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tieàn

Trang : 1


cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo
ủy ban thường vụ quốc hội, quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện.
Để hoạch định và thực hiện được chính sách tiền tệ nhằm góp phần ổn định lưu thông
tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, chính phủ Việt Nam đã cho thành lập hội đồng tư vấn chính sách

tiền tệ quốc gia để tư vấn cho chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ
quyền hạn của chính phủ về chính sách tiền tệ.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
2.1 Mục tiêu chính sách tiền tệ của một số quốc gia trên thế giới
Xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau:
- Quan điểm 1: Mục tiêu duy nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả
- Quan điểm 2: Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, gồm ổn định giá trị
đối nội và giá trị đốâi ngoại của tiền tệ. Trong đó mục tiêu ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu.
- Quan điểm 3: Khẳng định chính sách tiền tệ có hai mục tiêu đó là :
Š Ổn định tiền tệ:
Š Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong đó tăng trưởng kinh tế là mục tiêu thứ yếu.
- Quan điểm 4: ( quan điểm của số đông ) cho rằng việc hoạch định và điều hành chính
sách tiền tệ quốc gia phải đạt ba mục tiêu:
Š Ổn định tiền tệ (gồm ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của tiền tệ)
ŠThúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn dụng nhân lực : Trong đó việc toàn dụng nhân
lực là hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế .
Š Đảm bảo hoạt động an toàn của các tổ chức tín dụng .
Cho dù theo quan điểm nào thì mục tiêu chính sách tiền tệ của mỗi nước đều gắn liền
mục tiêu kinh tế vó mô của quốc gia đó .Ví dụ :
• Chính sách tiền tệ của Pháp quốc nhằm vào mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế,
chống lạm phát với biện pháp cụ thể là kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng khối lượng tiền vào
lưu thông; ngoài ra chính sách tiền tệ của Pháp quốc còn hướng đến các mục tiêu thứ yếu như :
- Thay đổi sâu sắc cơ cấu tiền tệ; kiểm soát chặt chẽ các khối tiền (M1 – M2 –
M3 - L).
• Mục tiêu chính sách tiền tệ cuả cộng hoà liên bang Đức là: ổn định tiền tệ, hạn chế
lạm phát và phát triển tốc độ lưu thông tiền tệ, giảm dần tốc độ tăng giá cả hàng hoá; tăng
trưởng kinh tế, tăng tổng sản phẩm quốc nội .
• Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ : Hoa Kỳ công nhận các mục tiêu của chính sách kinh
tế cũng là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bởi vậy mục tiêu của chính sách tiền tệ của họ là:

công ăn việc làm; tăng trưởng kinh tế; ổn định giá cả; ổn định lãi suất; ổn định tài chính ; ổn
định thị trường ngoại hối.
Nhìn chung chính sách tiền tệ của các nước đều hướng tới các mục tiêu như sau :
2.1.1. Ổn định tiền tệ :Đây là mục tiêu hàng đầu. Ổn định thực chất là ổn định sức
mua đối nội và sức mua đối ngoại của tiền tệ quốc gia .
- Sức mua đối nội của tiền tệ quốc gia biểu hiện ở mức vật giá chung. Nên chính
sách tiền tệ quốc gia hướng vào việc ổn định giá cả hàng hóa, kiểm soát và kiềm chế lạm
phát.
- Sức mua đối ngoại của tiền tệ gia quốc biểu hiện ở tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái
là quan hệ so sánh về giá trị giữa các ngoại tệ. Vì vậy mọi biến động của tỷ giá hối đoái đều

Trang : 2


có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế trong nùc và chính sách kinh tế đối ngoại cho nên
chính sách tiền tệ quốc gia phải hướng vào việc ổn định tỷ giá hối đoái.
Ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại là đường lối xuyên suốt trong điều hành
chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương của các quốc gia.
2.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và toàn nhân công:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: Giữa tăng
trưởng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại nhau, cụ thể: khối tiền tệ tăng hay
giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất và số cầu tổng hợp, lãi suất và số cầu tổng hợp thay đổi
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư, đầu tư tăng giảm sẽ trực tiếp tác động đến sự tăng hay giảm
GNP .
Theo Millton Friedman – đại diện cho học thuyết trọng tiền hiện đại, cho rằng:
- Mức cung tiền tệ là nhân tố chủ yếu có tính quyết định mức tăng GNP danh nghiã,
còn mức cầu tiền tệ chỉ bị tác động bởi sự tăng, giảm của mức cung. Chính sách tiền tệ có tầm
quan trọng đối với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế (như kinh phí quốc phòng, y tế, giáo
dục…)những sự thay đổi của biểu số kinh tế vó mô chủ yếu chịu ảnh hưởng của tiền tệ.
Tóm lại: Mức cung tiền tệ đóng vai trò quan trọng vào quá trình gia tăng sản lượng.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng ngoài mức cung tiền tệ ra còn các nhân tố khác như: tâm lý tiêu
dùng, giá cả thế giới, v.v… có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của bất cứ nước nào. Tuy
nhiên, trong thực tế để đạt được mục tiêu này thì sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kia (ổn định tiền
tệ). Để làm rõ điều này, nên nghiên cứu quan điểm của Irving Fisher – đại biểu cho học thuyết
số lượng tiền tệ. I.Fisher và các kinh tế gia cùng trường phái, đưa ra phương trình nổi tiếng:
M.V = P.Q
Trong đó:
+ M : Tổng các phương tiện lưu thông tiền tệ
+ V : Tốc độ lưu thông bình quân của các phương tiện tiền tệ
+ P : giá cả hàng hóa , dịch vụ
+ Q : Khối lượng hàng hoá dịch vụ lưu thông.
I.Fisher cho rằng: giữa tiền tệ và tổng sản phẩm quốc dân có quan hệ mật thiết, mối quan
hệ đó phụ thuộc vào V. Nếu V quay chậm có nghóa là dân chúng giữ tiền rất lâu giữa các lần
tiêu dùng, thì mức cung tiền tệ cho nền kinh tế phải được tăng thêm.Từ công thức :
M.V = P.Q ⇒ M =P.Q/V = GNP/V
Giả sử : V và Q giữ nguyên, nếu Ngân hàng tăng cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế (M
tăng ) thì giá cả hàng hóa tăng (P tăng) làm cho GNP tăng, trong trường hợp này là không tốt.
Bởi vậy thuyết số lượng tiền tệ cho rằng :
Khi Ngân hàng trung ương tăng M lên gấp hai lần → lạm phát tăng gấp hai lần.
Khi Ngân hàng trung ương tăng M lên gấp 1000 lần → lạm phát tăng gấp 1000 lần.
• Tuy rằng không đúng hoàn toàn vì: Nếu Ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ
cho nền kinh tế mà được toàn dụng thì sẽ có sự tăng lên của Q (sản lượng hàng hóa, dịch vụ); P
(giá cả) cũng tăng, nhưng ở một mức thấp thì GNP tăng, trong trường hợp này là chấp nhận
được chứ hoàn toàn tăng M không cùng tỷ lệ tăng lạm phát (tăng giá cả).
• Lý thuyết này quá đơn giản, nhưng trong thực tế có một ý nghóa thực tiễn nhất định
của nó, vì sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định tiền tệ nên các nhà điều hành chính sách tiền tệ
cần quan tâm.
- Toàn dụng nhân công (giảm thiểu thất nghiệp) có mở rộng tiền tệ thì có tăng trưởng
kinh tế, có tăng trưởng kinh tế thì sẽ có toàn dụng nhân lực. Toàn dụng nhân lực là hệ quả tất


Trang : 3


yếu của tăng trưởng vì khi đầu tư gia tăng, các doanh nghiệp mới được thành lập, doanh nghiệp
cũ được mở rộng quy mô nên cần tuyển dụng thêm công nhân, số người có việc làm tăng, thất
nghiệp giảm.
2.1.3. Đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng:
Các giải pháp chính sách tiền tệ tích cực hay tiêu cực, được thực hiện và tác động
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng . Bởi
vậy khi vận hành chính sách tiền tệ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ rất quan tâm đến
mục tiêu này. Vì mục tiêu này mà không được thực hiện thì hai mục tiêu trên cũng bị ảnh
hưởng nặng nề.
2.2. Mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm:
- Ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam (VND), kiềm chế lạm phát.
- Góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội.
- Bảo đảm an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân.
3 Nội dung của chính sách tiền tệ
3.1 Cung ứng và điều hoà tiền tệ:
3.1.1. Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng trung ương và ảnh hưởng của cung ứng tiền
tệ đến nền kinh tế:
Sự thay đổi của cung ứng tiền tác động mạnh mẽ đến sản lượng, thu nhập và giá
cả. Nghóa là chính sách cung ứng nới lỏng (Easy Monetary Policy) và chính sách cung ứng thắt
chặt (Tight Monetary Policy) của Ngân hàng trung ương đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế.

(Hình 1 )

( Hình 2 )
Biểu đồ : Hình 1 và hình 2 nói lên sự nhạy cảm của chính sách nới lỏng và thắt chặt:
- Nếu Ngân hàng trung ương cung ứng tiền là đường So, tương ứng với nhu cầu tiền
của nền kinh tế là D. Nền kinh tế đạt bình quân tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm quân

bình Eo cho biết : Với điểm quân bình ấy lượng tiền đã cung cấp cho nền kinh tế là Qo và lãi
suất sẽ ở Ro (hình 1).
Với lượng tiền Qo và lãi suất Ro thì nhu cầu về hàng hoá , dịch vụ trong nền kinh tế là
D’. Nhu cầu đó được cân bằng với sản lượng quốc gia tại E’o cho biết trên thị trường hàng hoá
tổng cung = tổng cầu tại sản lượng Qo với chi phí biên (C) để có thêm tiền là Co . Chi phí biên
ấy cho biết với lượng cung ứng tiền Mo và lãi suất Ro, để có thêm một đơn vị tiền tệ mới cho
tiêu dùng hoặc sản xuất, nhà sản xuất hoăïc nhân dân phải trả một chi phí là Co .

Trang : 4


- Nếu Ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt cung ứng tiền để hạn chế áp lực lạm
phát bằng cách thu hẹp cung ứng tiền từ So → S1 (hình 1) trong khi đường cầu tiền (D) không
đổi sẽ làm cho lãi suất tăng lên (tăng từ Ro lên R1). Điểm quân bình đã dịch chuyển từ Eo lên
E1 , thị trường tiền tệ có lượng tiền hạn chế hơn là Q1 (Q1 < Qo) với lãi suất là R1 (R1 > Ro).
Trên thị trường hàng hoá (hình 2) chi phí biên của tiền tệ tăng từ Co lên C1 → tiêu dùng và sản
suất đều thiếu vốn, cả cầu lẫn cung về hàng hoá và dịch vụ đều giảm sút . Điểm quân bình mới
sản lượng quốc gia giảm sút xuống Q1 → lạm phát giảm theo (lạm phát giảm nhưng nền kinh tế
phải trả giá: là sản lượng giảm, thu nhập giảm, thất nghiệp gia tăng ) .
- Ngược lại giả định để chống suy thoái kinh tế, Ngân hàng trung ương chuyển từ chính
sách cung ứng tiền tệ hạn chế sang chính sách nới lỏng → làm tổng cung tiền tệ tăng từ S1 lên
S2 (hình 1). Đường cung tiền tệ S2 cắt đường cầu D tại điểm E2 , điều đó cho biết tổng tiền tệ
trong nền kinh tế đã tăng từ Q1 lên Q2 do đó lãi suất hạ từ R1 xuống R2 → lãi suất hạ đã kích
thích sản xuất đầu tư, tiêu dùng → cả tiêu dùng và sản suất đều tăng . Đường D cắt đường tổng
cung hàng hóa mới S’2 tại E’2 → sản lượng quốc gia đã tăng từ Q1 lên Q2, do tiêu dùng tăng
làm cho giá cả hàng hóa có xu hướng tăng → GNP tăng, thu nhập của dân cư tăng, thất nghiệp
giảm nhưng lại phải trả giá: lạm phát cao hơn .
- Nghiên cứu thực tiễn trên 80 năm nền kinh tế Hoa Kỳ , nhà kinh tế học Milton
Friedman đã chứng minh rằng: “Sự thay đổi của cung ứng tiền tác động mật thiết và mạnh mẽ
đến sản lượng , thu nhập và giá cả trong những khoảng thời gian dài hàng năm trở lên và nó tác

động nhanh chóng đến lãi suất, tổng cầu và sản lượng trong thời gian ngắn một năm trở lại” (1) .
- Nói một cách khác sự điều tiết cung ứng tiền tệ của Ngân hàng trung ương đều ảnh
hưởng đến mọi biến động của đời sống kinh tế vó mô như: Giá cả, tổng cầu, lãi suất, sản xuất
thu nhập , sản lượng … chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào với chi
phí hạ người tiêu dùng và nhà sản xuất có nhiều tiền hoặc không mất khó khăn và tốn kém để
có tiền. Bởi vậy kích thích họ tiêu dùng cho cuộc sống và tiêu dùng cho đầu tư nhiều hơn . Sự
gia tăng tiêu dùng và đầu tư, làm sản xuất liên tục được mở rộng, sản xuất mở rộng nên đã mộ
thêm công nhân, làm giảm thiểu thất nghiệp, thu nhập quốc dân gia tăng . Nền kinh tế tăng
nhanh với giá cả có phần cao hơn trước .
- Ngược lại nếu cung ứng tiền hạn chế (thắt chặt tiền tệ ≈ khan hiếm tiền tệ ) làm cho
sản xuất bị thiếu thốn vốn, người tiêu dùng thiếu tiền buộc họ phải giảm giá cả tiêu dùng lẫn
đầu tư. Tiêu dùng giảm kéo theo tổng cầu giảm và giá cả hạ. Nhưng sẽ phải trả một giá là: thu
hẹp sản xuất, tăng thất nghiệp, thu nhập dân cư giảm, GNP giảm và nền kinh tế rơi vào suy
thoái.
- Do vậy việc cung ứng tiền tệ của Ngân hàng trung ương có khả năng điều tiết vó mô
nền kinh tế .
3.1.2. Thành phần của mức cung ứng tiền tệ:
Từ thập niên 1980 trở đi theo quan điểm của IMF ( International Monetary Fund )
và WB (World Bank) thì cần phải có một quan điểm mới về khối tiền , phù hợp với các hình
thái phát triển của tiền tệ. Trong thực tế , để thực chính sách tiền tệ quốc gia , các nước tùy
theo nhu cầu và trình độ của mình mà phân chia khối tiền tệ theo những quan điểm riêng phù
hộp với thực trạng kinh tế từng nước .
Theo P.A. Samuelson (Mỹ) khối tiền tệ gồm:
- Tiền hẹp : hay còn gọi là tiền giao dịch ;ký hiệu là M1, gồm:
Š Tiền mặt ( tiền giấy và tiền kim loại )
Š Tiền séc hay còn gọi là tiền gởi thanh toán.

Trang : 5



- Tiền rộng : Chuẩn tệ (tiền tệ tài sản) ký hiệu là M2 , gồm:
Š M1
Š Các tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền giao dịch như :
• Tiền gửi có kỳ hạn.
• Tiền gửi tiết kiệm.
• Các loại chứng khoán có giá khác.
Theo J.M. Keynes (Anh) khối tiền tệ gồm:
- M1 : Khối tiền tệ giao dịch hàng ngày, gồm có :
Š Tiền măït (gồm tiền giấy và tiền kim loại)
Š Tiền séc
Š Tiền quỹ dự phòng
- M2 : Tiền tích trữ phục vụ cho đầu tư dài hạn .
Theo B. Friedman, khối tiền tệ gồm:
M1, M2, D ( các công cụ tài chính, công trái văn tự cầm cố, chuẩn tệ).
Tóm lại : Khối lượng tiền trong lưu thông khối lượng tiền mặt đang lưu thông và các
phương tiện có khả năng chuyển hoá thành tiền trong mộõt khoảng thời gian nào đó để thực
hiện giá trị hàng hoá , dịch vụ và các giao dịch khác .
Căn cứ vào khả năng thực hiện các nghiệp vụ giao dịch , khối lượng tiền trong lưu thông
được chia ra thành các bộ phận sau đây :
- Tiền mặt.
- Tiền gửi không kỳ hạn .
- Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tại các tổ chức tài chính khác .
- Chứng chỉ tiền gửi và trái khoán .
- Tài khoản khác .
Sự cung ứng tiền ngày nay do hệ thống ngân hàng cung ứng bao gồm tiền mặt do Ngân
hàng trung ương phát hành và bút tệ do Ngân hàng thương mại tạo ra . Ngân hàng trung ương
phát hành tiền chủ yếu là cho vay nền kinh tế thông qua Ngân hàng thương mại . Mà Ngân
hàng thương mại lại có khả năng tạo “tiền” . Bởi vậy mức cung tiền tệ trong nền kinh tế phải
được giới hạn để bảo vệ giá trị của đồng tiền ở mức cần thiết . Vì vậy chính phủ các nước ủy
quyền cho Ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung tiền tệ .

3.1.3. Xác định mức cầu tiền tệ của nền kinh tế .
Tùy tình hình cụ thể của từng nước mà việc xác định mức cầu cho phù hợp . Nhưng
nhìn chung việc xác định mức cầu tiền tệ thường dựa vào :
- Quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx:
K = H/V = h.g/v
Trong đó:
K: Là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian
H: Tổng giá cả hàng hóa
H = h.g
h: Khối lượng hàng hoá
g: Đơn giá hàng hoá bình quân
V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ .
- Học thuyết số lượng tiền tệ của Irving Fisher .
M.V = P.Q
Trong đó:

Trang : 6


M: Tổng các phương tiện lưu thông tiền tệ
V: Tốc độ lưu thông bình quân của các phương tiện tiền tệ.
P: Giá cả hàng hóa , dịch vụ.
Q: Khối lượng hàng hóa và dịch vụ .
- Lý thuyết trọng tiền của Milton Fiedman với công thức cầu tiền tệ .
M = K.P.Y
Trong đó :
M: Khối lượng tiền lưu thông
K: Hệ số tiền tệ nói chung tức là tỷ lệ dự trữ các khối lượng tiền tệ (M1, M2…)
so với tổng sản phẩm quốc dân P.Y .
P: Chỉ số giá cả

Y: Thu nhập theo giá cố định .
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
- Tỷ lệ trượt giá bình quân hàng năm
- Thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế
- Nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông …
- Trên cơ sở xác định được mức cầu tiền tệ của nền kinh tế mà Ngân hàng trung ương
các quốc gia phát hành tiền sao cho phù hợp .
3.2 Chính sách tín dụng cho nền kinh tế .
Ngân hàng trung ương dành chủ yếu cung ứng cho hoạt động kinh tế sao cho phù hợp
với mức tăng trưởng kinh tế , có tính đến tỷ lệ lạm phát trong một thời kỳ nhất định .
Chính sách tín dụng cho nền kinh tế thông qua :
- Ngân hàng trung ương cho Ngân hàng thương mại vay tiền bằng nguồn vốn phát
hành . Bởi vậy khi cho vay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khối tiền trong lưu thông . Bởi vậy Ngân
hàng trung ương phải kiểm soát ngay từ khi phát hành tiền cho Ngân hàng thương mại vay ,
xem xét cách sử dụng tiền vay và cho vay của Ngân hàng thương mại để đảm bảo đồng tiền
phát huy được hiệu qủa kinh tế . Đồng thời Ngân hàng trung ương cũng định ra các chế độ , thể
lệ hợp lý để vừa khuyến khích sự năng động sáng tạo trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thương mại Vừa đảm bảo kinh doanh có lãi của các tổ chức tín dụng .
- Ngân hàng thương mại cho vay nền kinh tế bằng các nguồn :
+ Một là huy động vốn tiền tạm thời nhàn rỗi (cái đã có sẵn trong nền kinh tế)
trong nền kinh tế để làm nguồn cho vay gọi là nguồn vốn huy động .
+ Hai là nguồn vốn đi vay : Có thể vay của Ngân hàng thương mại khác (cái sẵn có
trong nền kinh tế ; Có thể vay từ NH nước ngoài ; Vay của Ngân hàng trung ương bằng nguồn
phát hành .
Trong đó : Ngân hàng trung ương khuyến khích các Ngân hàng thương mại mở rộng
nguồn vốn huy động để tận dụng nguồn vốn sẵn có trong nền kinh tế . Khi cần thiết thì sử dụng
nguồn vốn phát hành để kích thích Đầu tư , Gia tăng sản xuất , kích thích tiêu dùng . Khi cho
vay bằng nguồn huy động và nguồn vay của Ngân hàng trung ương , Ngân hàng thương mại có
khả năng tạo bút tệ nên vấn đề kiểm soát khối lượng tiền tệ cung ứng bằng các biện pháp hữu
hiệu mà Ngân hàng trung ương các nước cần quan tâm .

3.3 Chính sách tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước .
Nếu Ngân sách Nhà nước thiếu hụt , Ngân sách có thể tìm nguồn bù đắp bằng nhiều
cách :

Trang : 7


• Vay của dân cư trong nước bằng cách phát hành công trái nhà nước hoặc trái phiếu
kho bạc nhà nước
• Vay của nước ngoài thông qua vay chính phủ hoặc của WB , IMF …
Nếu không cân đối được cuối cùng ngân hàng trung ương phải cho vay ngắn hạn. Việc
tạm ứng cho ngân sách nhà nước thường có kế hoạch từ đầu năm tài chính trên cơ sở đó ngân
hàng cho vay nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức cho vay đối với ngân sách nhà nước có trái phiếu
làm đảm bảo.
3.4 Chính sách ngoại hối:
Mục đích nắm được các nguồn ngoại tệ tập trung vào trong tay nhà nước để sử dụng
một cách chủ động nhằm thực hiện chính sách tiền tệ có hiệu quả. Đặc biệt là ở các quốc gia
đồng bản tệ còn là đồng tiền yếu không được tự do chuyển đổi, thì chính sách ngoại hối là nội
dung rất quan trọng trong chính sách tiền tệ.
Các hoạt động của chính sách ngoại hối.
- Chính sách hối đoái: nhằm tập trung tối đa lượng ngoại tệ của các chủ thể kinh tế và
dân cư vào Ngân hàng trung ương nhằm tăng cường dự trữ quốc gia, đáp ứng nhu cầu thanh
toán quốc tế, tạo cho nhà nước có thể can thiệp vào thị trường, ổn định tỷ giá hối đoái, giữ vững
mức mua đối nội và đối ngoại của tiền tệ quốc gia.
Tùy mỗi quốc gia mà duy trì chính sách hối đoái có khác nhau
II CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng nhiều loại
công cụ khác nhau, tùy theo điều kiện thực tế cụ thể và nhận thức cụ thể của các viên chức
ngân hàng tại quốc gia đó về tính năng và tác dụng của nó đối với nền kinh tế. Nhưng nhìn
chung các quốc gia thường điều tiết bằng các công cụ chủ yếu sau:

1. Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation).
Là việc Ngân hàng trung ương tham gia mua hoặc bán các giấy tờ có giá ngắn hạn với
các Ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ.
- Công cụ này được sử dụng một cách thường xuyên nhất, hiệu quả nhất , ảnh hưởng rộng
rãi nhất và được coi là quan trọng nhất ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
phát triển và có hệ thống ngân hàng hiện đại.
- Việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ảnh hưởng trực tiếp ngay đến dự trữ của các ngân
hàng thương mại, vì vậy nó bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tăng hay giảm tín dụng
đối với nền kinh tế. Vì rằng khi Ngân hàng trung ương bán chứng khoán ra thị trường – Ngân
hàng thương mại mua chứng khoán của Ngân hàng trung ương làm giảm dự trữ của ngân hàng
thương mại, dự trữ giảm nên cho vay sẽ giảm đi và như vậy cung ứng tiền cho nền kinh tế giảm
đi. Điều này đồng nghóa với chính sách hạn chế tiền tệ. Khi Ngân hàng trung ương bán chứng
khoán để thu tiền về làm cho lượng chứng khoán lưu thông gia tăng làm giá cả của chứng
khoán hạ, giá cả chứng khoán hạ thì xu hướng mua chứng khoán sẽ nhiều hơn, điều này lại bắt
buộc các Ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tiền gửi để tránh việc dân cư rút tiền khỏi
ngân hàng để đầu tư mua chứng khoán. Như vậy khi Ngân hàng trung ương bán chứng khoán
nó sẽ làm thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, giảm dự trữ của các Ngân hàng thương mại.
- Ngược lại khi Ngân hàng trung ương mua chứng khoán ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại,
kết quả là làm cho dự trữ của các Ngân hàng thương mại gia tăng, buộc các Ngân hàng thương

Trang : 8


mại gia tăng tín dụng cho nền kinh tế, như vậy việc mua chứng khoán của Ngân hàng trung
ương đồng nghóa với việc thực hiện nội dung mở rộng tiền tệ.
- Sử dụng công cụ này có nhiều ưu điểm:
+ Trực tiếp ngay đến dự trữ của các Ngân hàng thương mại, vì vậy nó buộc các Ngân
hàng thương mại phải tăng hoặc giảm tín dụng đối với nền kinh tế.
+ Rất linh hoạt vì Ngân hàng trung ương có thể sử dụng thay đổi khối tiền dù nhỏ hay lớn
và dễ dàng đảo ngược được tình huống để điều chỉnh tiền thừa thiếu.

+ Ngân hàng trung ương chủ động thực hiện việc mua hay bán.
- Nhưng có nhược điểm khi ở một nước mà tiền trong lưu thông nằm ngoài tài khoản
ngân hàng tới 60 – 70%.
2. Tái cấp vốn:
- Tái cấp vốn là hình thức Ngân hàng trung ương cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế qua
các nghiệp vụ: chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá của Ngân hàng
thương mại
- Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại với mục đích:
+ Cung ứng tiền cho nền kinh tế góp phần tăng trưởng
+ Tăng dự trữ của các Ngân hàng thương mại để tăng cường nguồn vốn cho vay và đảm
bảo thanh khoản của Ngân hàng thương mại.
+ Để Ngân hàng trung ương thực hiện là người cứu cánh cuối cùng cho Ngân hàng
thương mại.
- Cơ sở để Ngân hàng trung ương tái cấp vốn là :
+ Kỳ phiếu thương mại
+ Tín phiếu kho bạc nhà nước
+ Các loại giấy nợ ngắn hạn khác…
- Các loại tái cấp vốn của Ngân hàng trung ương đối với Ngân hàng thương mại.
+ Tín dụng điều chỉnh : Đây là hình thức thông dụng nhất , nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu
thanh toán cho các Ngân hàng thương mại trong những khoảng thời gian ngắn nhất định đó là
khi các đơn vị rút tiền vượt so với dự kiến còn gọi là cho vay “nóng” – hoàn trả vào ngày hôm
sau .
+ Tín dụng thời vụ : Mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất thời vụ của khách hàng của
ngân hàng thương mại
+ Tín dụng mở rộng : Ngân hàng trung ương cấp vốn cho Ngân hàng thương mại trong
lúc khó khăn về thanh toán ( mất khả năng chi trả) .
- Công cụ này có nhiều ưu điểm đó là :
+ Việc cho vay của Ngân hàng trung ương được đảm bảo bởi các giất tờ có giá và khi
quyết định cho vay Ngân hàng trung ương chỉ lựa chọn các giấy tờ có giá có chất lượng cao hơn
.

+ Khả năng thu hồi vốn cao
+ Việc cho vay luôn gắn liền với yêu cầu phát triển nền kinh tế
- Nhưng Ngân hàng trung ương sẽ khó chủ động trong việc tái cấp vốn vì việc vay hay
không là quyền của Ngân hàng thương mại
3. Lãi suất :(Lãi suất tái chiết khấu -Discount Window Rates) .
- Ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu để có tác dụng điều chỉnh
các loại l suất khác nhö :

Trang : 9


• Lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại
• Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng thương mại
• Lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
- Sử dụng công cụ lãi suất có hai tác dụng
+ Một là tác dụng gián tiếp : Làm tăng hoặc giảm lãi suất cho vay của các Ngân hàng
thương mại và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng
+ Hai là tác động trực tiếp : Làm tăng hay giảm dự trữ của Ngân hàng thương mại và do
đó tác động đến lượng cho vay làm ảnh hưởng đến đầu tư và tiêu dùng đến nền kinh tế .
Khi Ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu , các Ngân hàng thương mại sẽ
không vay nợ của Ngân hàng trung ương nhiều , vì vay như vậy sẽ không có lãi, điều này làm
nguồn vốn của Ngân hàng thương mại không tăng , nên việc cho vay của Ngân hàng thương
mại đối với khách hàng bị chững lại hoặc giảm xuống . Hoặc giả Ngân hàng thương mại vẫn
vay của Ngân hàng trung ương và cho vay lại khách hàng với lãi suất cao , điều đó bất lợi cho
khách hàng , khách hàng sử dụng tiền cho vay sẽ không có lãi nên cũng không vay của Ngân
hàng thương mại điều này đồng nghóa với việc thắt chặt cung ứng tiền tệ . Vì tiền từ hệ thống
ngân hàng sẽ không ra nền kinh tế được . Măït khác khi lãi suất cho vay ( đầu ra) tăng lên thì
lãi suất huy động tiền gửi (đầu vào) cũng phải được điều chỉnh tăng lên , điều này hấp dẫn
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn . Như vậy tiền từ nền kinh tế sẽ được hút về
ngân hàng .

Ngược lại khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ tác động:
+ Khuyến khích các ngân hàng thương mại vay của Ngân hàng trung ương nhiều hơn ,
điều này có tác dụng trước hết là tăng cung ứng tiền , tăng dự trữ của các ngân hàng thương
mại , dự trữ tăng buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh tín dụng bằng cách hạ lãi suất
cho vay đối với khách hàng, lãi suất cho vay hạ kích thích khách hàng sử dụng tiền vay của
ngân hàng thương mại nhiều hơn. nguồn tiền đó sẽ được đầu tư, gia tăng sản xuất, kích thích
tăng trưởng và tiêu dùng.
+ Giảm lãi suất tiền gởi, lãi suất tiền gởi giảm, thì gởi tiền vào ngân hàng không có lợi,
người ta có xu hướng để tiền lại để đầu tư, tiêu xài nhiều hơn, đẩy cầu hàng hoá dịch vụ gia
tăng điều này sẽ có tác động kích thích cung ứng hàng hoá dịch vụ để đảm bảo nhu cầu của
dân cư, đó là động lực thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Như vậy điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu hạ ,đồng nghóa với chính sách mở rộng cung
ứng tiền tệ kích thích đầu tư và mở rộng sản lượng
- Công cụnày được Ngân hàng trung ương sử dụng một cách phổ biến và rất linh hoạt
nhằm điều khối lượng tiền cung ứng để hạn chế hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.
4. Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)
Dự trữ bắt buộc bị tác động trực tiếp bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng trung ương
quy định.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng số tiền gửi huy động được mà
các ngân hàng thương mại không được sử dụng để kinh doanh.
- Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương nhằm mục đích:
+ Đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại
+ Kiểm soát khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
+ Buộc các ngân hàng thương mại phải quan tâm đến hiệu quả tín dụng khi cho vay
khách hàng.

Trang : 10


- Có sởå để định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tùy vào mỗi quốc gia, tùy tình hình cụ thể từng

thời kỳ nhưng nhìn chung các nước căn cứ vào:
• Thời gian
• Khối lượng tiền gửi
• Loại ngân hàng
Để qui định một tỷ lệ nào đó cho phù hợp
- Việc sử dụng công cụ này khác với các công cụ trên khi điều hành chính sách tiền tệ.
Ví dụ khác với lãi suất, khi muốn mở rộng hay hạn chế cung ứng tiền tệ thì ngân hàng thương
mại sẽ giảm hoặc tăng lãi suất, nhưng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì Ngân hàng trung ương lại sử
dụng hầu như là cố định một tỷ lệ nào đó để hạn chế đầu ra tín dụng của các ngân hàng thương
mại
- Tuy là một công cụ tạo ra thế chủ động cho Ngân hàng trung ương khi điều hành chính
sách tiền tệ nhưng nó là một công cụ không linh hoạt để tăng hoặc giảm khối tiền cung ứng.
5. Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate)
Có tài liệu cho rằng đây là một nội dung của công cụ “cung ứng cơ số tiền hay tiền mặt
pháp định” bằng việc Ngân hàng trung ương mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái sẽ làm
tỷ giá hối đoái thay đổi và chính sách cung ứng tiền tệ mở rộng hay thắt chặt sẽ cùng được thực
hiện ngay sau đó.
Nhưng thực ra Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ này nhằm can thiệp vào thị trường
hối đoái để bình ổn tỷ giá hối đoái nhằm giữ vững sức mua đối ngoại của tiền tệ quốc gia. Khi
tỷ giá hối đoái biến động thất thường (lên cao quá hoặc xuống thấp quá) đều không có lợi. Kết
quả của việc này làm cơ số tiền thay đổi.
Ví dụ: Ở Việt Nam khi tỷ giá hối đoái USD/VND (giữa dollar Mỹ và đồng Việt Nam)
tăng, nghóa là USD lên giá, VND xuống giá trị. Nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước Việt Nam là
phải can thiệp để hạ tỷ giá xuống hoặc về mức cũ hoặc là hạ một mức nào đó. Muốn vậy ngân
hàng nhà nước Việt Nam phải sử dụng USD dự trữ để bán ra nhằm tăng trưởng cung ứng về
USD (đẩy cung USD> cầu USD → làm USD giảm giá trị). Khi ngân hàng nhà nước Việt Nam
bán USD nghóa là mua vào VND kết quả là làm giảm VND lưu thông, đồng nghóa với việc thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

CHƯƠNG II

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ THỰC TẾ VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
WX V XW
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Lịch sử hình thành Ngân hàng trung ương trải qua hai giai đoạn:
- Thứ nhất là giai đoạn ngân hàng phát hành (Issuing Bank): trong rất nhiều ngân
hàng thương mại, sẽ có một hoặc một vài ngân hàng cỡ lớn đước nhà nước cho phép phát hành
tiền. Đến đây mỗi quốc gia đã có hệ thống ngân hàng hai cấp. Gồm:
™ Ngân hàng phát hành
™ Các ngân hàng trung gian
- Thứ hai là giai đoạn Ngân hàng trung ương (Central Bank)

Trang : 11


Vì ngân hàng phát hành thuộc sở hữu của các cổ đông (là tư nhân hoặc pháp nhân),
không thuộc sở hữu nhà nước, trong khi đó các nhà nước muốn nắm lấy ngân hàng phát hành,
muốn biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng của nhà nước, để điều khiển hoạt động kinh
tế có hiệu quả, để điều hoà thị trường tiền tệ, để kiểm soát hệ thống các ngân hàng trung gian

Bởi vậy hầu hết các nước tiến hành quốc hữu hoá ngân hàng phát hành ,để biến ngân
hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước.
Khi đó mỗi nước mới có một hệ thống ngân hàng hiện đại và không ngừng được hoàn
thiện .
II CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Hoạt động của Ngân hàng trung ương khác hẳn với các ngân hàng thương mại, không với
mục đích lợi nhuận mà là cung ứng và điều hoà khối lượng tiền tệ, kiểm soát hệ thống ngân
hàng, bảo vệ giá trị tiền tệ quốc gia, nhằm bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo điều
kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế . Để đạt được mục đích này Ngân hàng trung ương thực
hiện các chức năng như sau.

1. Chức năng độc quyền phát hành tiền .
Trước thập niên 1930 phần lớn các nước đều thực hiện chế độ lưu thông tiền giấy
khả hoán –tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng . Do vậy việc phát hành tiền giấy trong giai
đoạn này bị ràng buộc chặt chẽ vào số vàng đang có ở NH . Lúc đầu số lượng tiền giấy lưu
hành được bảo đảm 100% bằng vàng . Dần dần việc sử dụng tiền giấy trở nên quen thuộc nên
không nhất thiết mọi người đem tiền giấy đến đổi một lượt lấy vàng . Từ đó một sáng kiến mới
được nảy sinh của Palmstruck là việc phát hành tiền giấy có thể thực hiện ngay khi không có
vàng nhập vào ngân hàng. Chẳng hạn trong trường hợp phát hành tiền giấy để cho vay hay để
chiết khấu thương phiếu hoặc mmua trái phiếu trên thị trường tiền tệ . Hậu quả của vấn đề này
là trị giá tiền giấy phát hành lớn hơn trị giá vàng dự trữ ở NH . Từ đây một yêu cầu mơí được
đặt ra là có cần thiết quy định số lượng tiền giấy vượt (định mức ) hay không hoặc cứ để NH tự
lo liệu vấn đề này ? Điều này đã trở thành đề tài tranh luận của hai trường phái :
- Trường phái theo nguyên tắc thông hóa (currency principle) do nhà kinh tế học
Ricardor đề xướng. Quan điểm của trường phái này là việc phát hành tiền giấy ràng buộc chặt
chẽ bởi quý kim . Việc tăng hay giảm số lượng tiền giấy tùy thuộc vào số lượng nhập hay xuất
của qúy kim đối với ngân hàng . Việc phát hành tiền giấy chỉ được thực hiện khi nào có một
lượng qúy kim được nhập. Tuy nhiên có thể chấp nhận một lượng nhất định vượt mức của khối
tiền phát hành đối với ngạch số qúy kim dự trữ . Thặng số đó phải thật thấp và cố định
- Trường phái theo nguyên tắc tín dụng (banking principle) đại biểu cho trường phái
này là hai ông Tooke và Fullarton cho rằng , ngân hàng có quyền tự do phát hành giấy bạc ,
nhà nước không cần phải quy định thể lệ phát hành . Bởi lẽ tiền giấy phát hành chỉ là một sự
ứng trước, nó không lưu hành vónh viễn mà sẽ trở về ngân hàng khi người vay khoản ứng trước
đấy trả nợ . Chính ngân hàng phải có nghiã vụ nhận lại tiền giấy và chi trả vàng .
Từ thập niên 1930 trở đi các nưóc đã lần lượt cắt đứt mối liên hệ giữa tiền giấy và
vàng theo một tỷ giá cố định.
Ngân hàng trung ương đảm nhiệm vai trò phát hành tiền tệ trên một cơ sở rộng rãi
hơn , đó là việc phát hành tiền tệ dựa vào nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Đây chính là cơ sở
của việc phát hành tiền tệ ngày nay .

Trang : 12



Một trong những nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương là cung ứng một khối lượmg
tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế nhằm tạo ra một khối lượng hàng hóa và dịch vụ . Nhu
cầu này nhiều khi rất lớn . Để đáp ứng nhu cầu này , Ngân hàng trung ương lúc nào cũng phải
in và đúc sẵn một số lượng tiền tệ nhất định và đưa tiền mặt vào lưu thông khi cần thiết .
1.1. Ngân hàng trung ương phát hành tiền qua các kênh:
1.1.1. Kênh ngân sách nhà nước hay còn gọi là:phát hành tiền qua ngõ chính phủ.
Chính phủ vay trực tiếp của Ngân hàng trung ương có ba dạng:
- Vay ứng trước tạm thời: trường hợp này thường thời hạn ba hoặc sáu tháng, xảy ra do số
thu ngân sách vào chậm không đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tài khoá.
- Vay ứng trước có kì hạn, trường hợp này xảy ra khi sự thâm hụt đã được chính phủ dự
kiến trước vì những mục tiêu nhất định.
- Vay ứng trước vónh viễn, xảy ra khi sự thâm hụt không lường trước được diễn ra trong
tài khoá ngân sách. Nếu số ứng trước thất thường trở thành món nợ không hoàn trả được.
1.1.2. Kênh Ngân hàng thương mại hay còn gọi là phát hành tiền qua ngõ ngân hàng
trung gian.
Như vậy, nhờ có Ngân hàng trung ương khi thiếu vốn ngân hàng thương mại có thể đến
vay ở Ngân hàng trung ương, ở đây được xem là chỗ dựa vững chắc của ngân hàng trung gian.
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian chủ yếu dưới hai hình
thức sau:
- Một là chiết khấu hay tái chiết khấu
- Hai là thế chấp hay ứng trước.
Trong cả hai trường hợp trên Ngân hàng trung ương đều thực hiện việc phát hành tiền tệ.
Kết quả là làm cho số lượng tiền tệ trong lưu thông gia tăng
1.1.3. Phát hành tiền qua ngõ “thị trường mở” (Open market )
Sở dó gọi “ mở” là vì bất kỳ ai đều có thể tham gia mua bán trên thị trường này cả ,
không giới hạn vào một tầng lớp nào . Ở thị trường mở Ngân hàng trung ương mua bán các trái
phiếu ngắn hạn , tức là các món nợ ngắn hạn .
Lúc đầu việc phát hành tiền qua ngõ tái chiết khấu có một tầm quan trọng đặc biệt . Song dần

dần theo thời gian người ta thấy rõ dần mặt hạn chế của nó , đó là Ngân hàng trung ương muốn
phát hành tiền tệ thêm phải đợi cho NH trung gian có nhu cầu vay lại ở mình , bằng cách đem
thương phiếu đến xin tái chiết khấu . Mặt khác về sau này NH trung gian không muốn đến vay
ở Ngân hàng trung ương do những thủ tục của nó , hai là NH trung gian không cảm thấy có nhu
cầu cần đi vay . Với thị trường mở NH trung gian có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiết vì
những thủ tục nhanh gọn . Chính vì thế hoạt động của thị trường mở ngày một quan trọng hơn ,
làm cho việc phát hành tiền ở thị trường mở gia tăng nhanh chóng . Thông qua việc mua hoặc
bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường mở, Ngân hàng trung ương điều chỉnh lưu lượng
tiền mặt trong lưu thông theo hướng tăng hoặc giảm . Với nghiệp vụ bán (Sale operations)
Ngân hàng trung ương thu hẹp lượng cung tiền mặt trong lưu thông bằng nghiệp vụ mua
(Purchase operations) , tức “bơm” tiền vào lưu thông . Lúc này lượng tiền lưu hành trên thị
trường tăng . Phát hành tiền bằng các nghiệp vụ mua các chứng khoán có giá ngắn hạn trên thị
trường mở cũng được xem là một nghiệp vụ phát hành có đảm bảo, bởi lẽ tiền tăng thêm trong
lưu thông đã được cân đối bởi một lượng chứng khoán . Hiện nay ở hầu hết các nước đã và
đang phát triển trên thế giới đều thực hiện phương thức phát hành tiền này.
1.1.4. Phát hành tiền qua ngõ thị trường ngoại hối .

Trang : 13


Mỗi quốc gia trên thế giới đều có khả năng tạo lập cho mình một dự trữ vàng và ngoại
tệ nhất định . Dự trữ chính thức nằm trong kho bạc của chính phủ dưới dạng dự trữ quốc gia
(National Reserves) . Dự trữ này khômg phải không phải đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của công
chúng , cũng không phải để bảo đảm giá trị tiền tệ phát hành , mà chúng nhằm thực hiện ba
công dụng chính đó là : Nó là một công cụ để chính phủ (cụ thể là Ngân hàng trung ương) can
thiệp vào thị trường vàng và ngoại tệ … Nó là một trong những công cụ để chôùng lạm phát . Nó
là “hàn thử biểu” để đo lường “sức khoẻ” cho nền kinh tế . Nếu khối lượng dự trữ vàng và
ngoại tệ của một nước tăng từ năm này sang năm khác, biểu hiện nền kinh tế ở nước đó phát
triển vững mạnh . Ngược lại khi dự trữ vàng và ngoại tệ giảm thiểu từ năm này sang năm khác
, nó báo hiệu những khó khăn trong nền kinh tế . Ngoài ra khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ

của một nước còn là một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hoàn trái cuả một nước đối với nước
ngoài . Môt nưóc không tích luỹ được khối dự trữ vàng và ngoại tệ,hoặc khối dự trữ đó giảm
xuống số âm sẽ gặp rất nhiều khókhăn về mặt kinh tế . Trên trường quốc tế bị cô lập, vì không
nước nào dám quan hệ khắng khít với nước này , các nguồn trợ cấp quốc tế quan trọng dần dần
bị mất đi nếu không có chương trình tái cấu trúc nền kinh tế hữu hiệu . Mặt khác về mặt quốc
nội hoạt động kinh tế bất ổn triền miên . Do vậy mặc dù dự trữ vàng và ngoại tệ cũa một nước
là cơ sở để giữ vững giá trị quốc nội và đảm bảo giá trị đối ngoại của tiền tệ quốcgia.
Bên cạnh , dự trữ chính thức là dư trữ không chính thức nằm rải rác ở các Ngân hàng
trung gian , các tổ chức kinh tế và trong dân chúng . vàng và ngoại tệ đến tay các chủ thể này
bằng nhiều con đường khác nhau . Dự trữ không chínt thức hình thành một thị trường mua bán
diễn biến rất sôi động , giá cả trên thị trường này hết sức nhạy bén và có ảnh hưởng sâu sắc
đến giá cả thị trường hàng hóa cũng như hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế . Chính vì thế
Ngân hàng trung ương với tư cách là cơ quan quản lí kinh tế vó mô của nhà nước phải can thiệp
vào thị trường này khi cần thiết . Cách làm phổ biến nhhất là thực hiện các nghiệp vụ mua hoặc
bán trên thị trường này . Bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trưòng để mua
một số ngoại tệ nào đó và vàng,Ngân hàng trung ương một mặt làm tăng dự trữ quốc gia . mặt
khác nó làm tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế , và đây chính là phương pháp phát hành
tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ .
2. Chức năng Ngân hàng của các ngân hàng .
Chức năng ngân hàng của các ngân hàng của ngân hàng trung ương thể hiện qua các
nội dung sau:
Quản lý tiền gởi của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng trung ương bắt buộc các ngân hàng trung gian phải kí gởi tại Ngân hàng
trung ương một phần tổng số tiền gởi mà họ nhận được từ mọi giơí theo một tỷ lệ nhất định .
Phần bắt buộc ký gởi đó là dự trữ bắt buộc (Required reserve). Ngân hàng trung ương sẽ ấn
định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Required reserve ratio) có lúc tăng có lúc giảm tùy theo tình hình
thực tế .
Ngoài ra Ngân hàng trung ương còn có quyền xét đơn xin thành lập các ngân hàng ,
có quyền thu hồi giấy phép hoạt động cuả các ngân hàng ,chế tài các vụ vi phạm luật lệ ngân
hàng .

- Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ kiểm soát , thanh tra các ngân hàng trung gian
nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động được an toàn , từ đó bảo vệ quyền lợi của người
gởi tiền và quyền lợi chung của xã hội và nền kinh tế .
- Ngân hàng trung ương quản lý nhà nước về ngoại hối đối với các ngân hàng .

Trang : 14


- Ngân hàng trung ương ấn định lãi suất , lệ phí , hoa hồng áp dụng cho các ngân
hàng trung gian , quy định những thể lệ điều hành các nghiệp vụ …
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới nhiều hình thức
như cho vay , mua bán , chiết khấu tái chiết khấu đối với các giấy tờ có giá của ngân hàng
trung gian .
Giúp các ngân hàng trung gian trong việc thanh toán bù trừ những món nợ với nhau mà
không phải di chuyển tiền bạc bằng cách thiết lập phòng giao hoán (clearing house) tại trụ sở
của Ngân hàng trung ương .
Trong quan hệ với Ngân hàng trung ương, ngoài những thủ tục mang tính chất pháp lý ,
các ngân hàng trung gian phải mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương và phải có một khoản
tiền gởi tại Ngân hàng trung ương để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hoạt động của mình .
- Cung cấp những tiện nghi ngân hàng cho các ngân hàng trung gian .
3. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước: Phần lớn các nước ngân hàng
trung ương là một định chế tài chính công cộng , Ngân hàng trung ương được xác định ngay từ
thời khai sinh là ngân hàng của Chính phủ . Các giao dịch tiền tệ của Chính phủ trong và ngoài
nước thường phải thông qua Ngân hàng trung ương . Điều này được thể hiện trên các mặt sau
đây :
- Mở tài khoản và đại lý tài chính cho Chính phủ .
- Thay mặt chính phủ quản lí nhà nước các hoạt động tiền tệ , tín dụng và ngân hàng .
- Cố vấn về các chính sách tài chính cho Chính phủ .
- Quản lý dự trữ quốc gia . Dự trữ quốc gia ( National reserves) bao gồm các loại tài
sản chiến lược mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải dự bị để lại để chi dùng trong những trường

hợp khẩn cấp . Trong một thế giới đầy biến động và không có thông số nào đứng yên , không
có một quốc gia nào dám nói chắc rằng ngày mai sẽ không xảy ra bất cứ điều gì, chẳng hạn
như : thiên tai , động đất , lụt lội , hạn hán , sụp đổ tài chính , chiến tranh , bị cấm vận . Khủng
hoảng chính trị , nổi loạn , xung đột xảy ra ở các vùng là nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu,
hoặc là thị trường tiêu thụ chủ chốt cho nền sản xuất trong nùc …Điều này dẫn đến kết qủa là
ngoại thương bị tắt nghẽn và các cán cân vó mô bắt đầu thay đổi .Dự trữ quốc gia không phải
là loại tài sản tónh .Khoản dự trữ này được ngân hàng Trung ương sử dụng để phục vụ cho sự
điều hành chính sách tiền tệ .
III NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam qúa trình hình thành và phát triển
-Ngày 6.5.1951 Hồ chủ tịch ký sắc lệnh số 15: 15/SL cho phép thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam .Theo tinh thần của hiến pháp 1959 đến 1960 Đổi tên thành Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
- Từ 1951 –1988 :Hệ thống NHVN là hệ thống NH một cấp – cấp nhà nước xuốt từ trung
ương đến địa phương ,cơ sở .Hoạt động với phương châm phục vụ là chính , kinh doanh chỉ là
thứ yếu .Trong thời kỳ nàycó một số sự kiện:
→ 1957 : Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam , đó là tiền thân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
ngày nay, chức năng chính là cấp phát đầu tư xây dựng cơ baûn.

Trang : 15


→ 1960: Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt
Nam , trực thuộc Ngân hàng nhà nước ( đó là tiền thân của Ngân hàng ngoại thương hiện nay )
.chức năng chính là cho vay xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.
→1985 : Các nước xã hội chủ nghiã anh em đều xác định theo cơ chế thị trường có điều
tiết và hệ thống ngân hàng của họ chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp , hòa vào khí thế chung
của nền kinh tế thế giới . Nền kinh tế Việt Nam cũng có bước chuyển biến đáng kể để từ bỏ

nền kinh tế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường . Ngày 26/3/1988 Hội Đồng Bộ Trưởng (nay
là Hội Đồng Chính Phủ) ban hành nghị định số 53 (53/NĐ – HĐBT) chính thức chuyển hệ
thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp đó là :
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam , có trụ sở chính tại 49 Lý Thái Tổ , thủ đô Hà Nội , có
một văn phòng trong nước là 17 Bến Chương Dương và các văn phòng đại diện ở nước ngoài .
Có 61 chi nhánh Ngân hàng nhà nước đặt tại các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương . Có
chức năng chính là quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động Ngân hàng đối với các tổ chức
tín dụng ở Việt Nam.
+ Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có chức năng chính là kinh doanh
tiền tệ và các hoạt động ngân hàng , được phép tự do cạnh tranh nhau để thu lợi nhuận và chịu
sự quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Từ 1988 trở đi thành lập một loạt các Ngân hàng thương mạicổ phần, và các tổ chức tài
chính tín dụng khác .
- Tháng 5/1990 ra đời hai pháp lệnh ngân hàng . Đó là :
• Pháp lệnh Ngân hàng nhànước Việt Nam .
• Pháp lệnh Ngân hàng thương mại , công ty tài chính ,hợp tác xã tín dụng .
Đến 1/10/1990 hai pháp lệnh này có hiệu lực thi hành . Đã phân cấp quản lí và kinh
doanh rõ rệt của hệ thống NH hai cấp ở Việt Nam.
- Đến 12/12/97 chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố hai luật ngân hàng:
+ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
+ Luật các tổ chức tín dụng
và hai luật này có hiệu lực thì hành từ 1/10/1998 thay cho hai pháp lệnh ngân hàng. Nhằm củng
cố và hoàn thiện hơn nữa hoạt động hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. Củng cố vai trò
quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đưa
hệ thống ngân hàng Việt Nam hoà nhập hệ thống ngân hàng thế giới đồng thời củng cố vai trò
của ngân hàng nhà nước với tư cách Ngân hàng trung ương của nước cộng hoà xã hội chủ nghóa
Việt Nam.
2. Vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và điều hành chính
sách tiền tệ.
2.1 Vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng chính sách tiền tệ

Điều 5 luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: ngân hàng nhà nước Việt Nam có
nhiệm cụ và quyền hạn chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia ,kế hoạch cung ứng
lượng tiền bổ sung hàng năm cho lưu thông để chính phủ xem xét trình quốc hội quyết định và
tổ chức thực hiện chính sách này.
Vì việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có tính chất quan trọng quyết
định các hoạt động khác của ngân hàng nhà nước Việt Nam nên chính phủ cộng hoà xã hội chủ
nghóa Việt Nam cho phép thành lập hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tư vấn cho

Trang : 16


chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ về
chính sách tiền tệ.
Hội đồng tư vấn chính sách tiền gồm :Chủ tịch là một phó thủ tướng chính phủ, ủy viên
thường trực là thống đốc Ngân hàng nhà nước , các ủy viên khác là đại diện các bộ : Tài chính,
kế hoạch và đầu tư , các bộ, nghành hữu quan khác và các chuyên gia khác về lónh vực ngân
hàn g .
Tóm lại : Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trọng trách lớn trong việc xây dựng chính
sách tiền tệ quốc gia .
2.2 Vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ
quốc gia được thể hiện trong quy định tại điều 15 – luật số 01/1997/QH10 như sau :
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng nhà nước Việt Nam có
trách nhiệm :
+ Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ; Thực hiện việc đưa
tiền ra lưu thông , rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền
cung ứng đã được chính phủ phê duyệt .
+ Báo cáo chính phủ , quốc hội kết quả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia .
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia , Ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng các
công cụ : Tái cấp vốn , lãi suất , dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái , nghiệp vụ thị trường mở và
các công cụ khác do thống đốc quyết định .

Như vậy chính sách tiền tệ được thực hiện có hiệu qủa hay không là phụ thuộc vào sự
điều hành khéo léo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam . Đây là một việc không đơn giản và
đòi hỏi có sự phối kết hợp giữa các bộ ngành trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đồng
thời có sự hỗ trợ của chính phủ thì chính sách tiền tệ mới được thực hiện có kết quả như mong
muốn .
IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM:
Từ 1/10/1998 đến nay (tính từ thời điểm hai luật ngân hàng có hiệu lực thi hành ) tuy chúng
ta gặt hái được rất nhiều thành công kể từ khi thực hiện cơ chế thị trường có điều tiết , thay thế
cho nền kinh tế bao cấp đến nay . Nhưng năm 1998 nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó
khăn , đặc biệt là thiệt hại do cơn bão số 5 của năm trườc còn đang đòi hỏi phải tập trung khắc
phục thì thiên tai xảy ra liên tiếp như hạn hán kéo dài , bão và lũõ lụt ở các tỉnh miền Trung đã
gây thiệt hại lớn về người và của , ảnh hưởng ngiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và nền
kinh tế nói chung .
Trong khi đó nhiều yếu tố của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện rõ rệt , cơ chế thị trường
đang trong quá trình thiết lập còn bộc lộ nhiều bất cập ;Quản lý nhà nước vẫn còn kém hiệu lực
, hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước chưa đạt hiệu qủa cao , bao cấp có xu hướng
trở lại . Do sản xuất kém hiệu quả , hàng hoá tiêu thụ chậm , sản phẩm nhiều nơi ứ đọng và sức
mua của xã hội giảp thấp làm cho vốn chậâm luân chuyển , sức hấp thụ vốn chung của nền kinh
tế trở nên hạn chế .
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi đầu từ giữa năm 1997 đã cuốn nền kinh tế nhiều
nước trong khu vực vào vòng suy thoái , lan rộng sang các khu vực khác và tác động bất lợi đến
nền kinh tế toàn cầu . sang năm 1998 nền kinh tế Việi Nam đã bị tác động trực tiếp ngày càng
nặng nề trong nhiều lónh vực : xuất khẩu hầu như không tăng , đầu tư nước ngoài giảm sút
nghiêm trọng , các nguồn thu từ dịch vụ và du lịch cũng giảm mạnh , ảnh hưởng đến cán cân

Trang : 17


thanh toán quốc tế . Hệ qủa tổng hợp là đầu tư toàn xã hội giảm sút, sản xuất kinh doanh bị thu
hẹp trên một số lónh vực tăng trưởng kinh tế chậm lại , các cân đối vó mô căng thẳng thêm , số

người thất nghiệp tăng .
Bên cạnh những khó khăn trên , quá trình hình thành những chính sách kinh tế -xã hộicũng
có những thuận lợi cơ bản . Trước hết đó là sự ổn định về chính trị bắt nguồn từ sức mạnh của
chế độ do Đảng lãnh đạo ; thứ hai là thế và lực của nền kinh tế nước ta đã mạnh lên nhiều qua
hơn mười năm đổi mới và phát triển ; thứ ba là đường lối của đảng thể hiệïn ở nghị quyết đại
hội VIII và các nghị quyết trung ưong đăïc biệt là nghị quyetá TW4 về kinh tế được thực tiễn
khẳng định là đúng đẵn phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế nhằm mục tiêu thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết qủa là 1998 , mặc dù việc duy trì các cân đối vó mô có nhiều khó khăn hơn trước ,
nhưng với nỗ lực của toàn dân , toàn dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung Ương Đảng
và Bộ chính trị , sự chỉ đạo điều hành kiên quyết và kịp thời của chính phủ và sự cố gắng của
các ngành các cấp , nền kinh tế vẫn đứng vững trước những khó khăn thách thức. Tốc độ tăng
trưởng GDP vẫn duy trì được ở mức 5,8%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra ban đầu nhung có thể
coi là một thành công trong điều kiện ngoại cảnh và trong nước rất nhiều khó khăn . Các lónh
vực kinh tế đều có sự gia tăng thích đáng : giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 3.6% , giá
trị sản xuất nông nghiệp tăng khoảng12,1% , dịch vụ tăng 5% (riêng suất nhập khẩu đạt thấp :
xuất klhẩu tăng 1% về giá trị mặc dủ nhiều mặt hàng tăng mạnh về sản lượng , nhập khẩu
giảm 3%) tỷ lệ nhập siêu giảm từ 9.9%/ GDP năm 1997 giảm xuống còn 7,2% năm 1998 ;bội
chi ngân sách giảm từ 4.2% GDPnăm 1997 xuống còn 3,25% GDP . Lạm phát được kìm chế ở
mức 9,2% là một thành công quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế và đời sống xã hội .Có
thể nói trong năm 1998 về cơ bản chúng ta đã hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng kinh tế khu vực và thế giới , vẫn duy trì đưọc sụ ổn định kinh tế vó mô với tỷ lệ tăng
trưởng GDP và mức lạm phát có thể chấp nhận được , do đó vẫn giữ được môi trường tưong đối
thuận lợi cho quá trình phát triển trong các năm sau .Trong thành tựu trên có sự đóng góp của
hệ thống ngân hàng thông qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung
ương và nỗ lực trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại .
Cụ thể:
1. Cung cấp tiền tệ và kiểm soát lạm phát trong những năm gần đây.
Trong năm 1997 theo chỉ đạo của chính phủ , Ngân hàng nhà nước đã cung ứng một
khối lượng lớn cho các nhu cầu cấp bách của nền kinh tế . Lượng tiền cung cấp lớn và đều có

tính chất dài hạn lại được tập trung vào 3 tháng cuối 1997 làm tăng trưởng phương tiện thanh
toán trong các tháng đầu 1998 , từ đó tác động đến giá cả chung . Tuy nhiên , do đie hành chặt
chẽ lượng tiền cung cấp của Ngân hàng nhà nước trong nửa cuối 1998 , tổng phương tiện thanh
toán được kiểm soát ở mức dự kiến với mức gia tăng 18% , tốc độï lạm phát bình quân các
tháng cuối 1998 chậm lại làm cho tỷ lệ lạm phát cả năm giữ được 9,2% năm , đạt mục tiêu của
Quốc Hội đề ra .
Đến 1999 :trong hai tháng đầu năm , lạm phát gia tăng . Ngân hàng nhà nước không
những không cung ứng tiền tệ thêm mà còn phát hành tín phiếu Ngân hàng nhà nước để thu hút
bớt tiền ngoài lưu thông về. Tháng 3 , tháng 4 , tháng 5 lạm phát có xu hướng giảm tốc độ phát
triển tiền chậm .
Ngân hàng nhà nước đã thực hiện cung cấp tiền tệ cho các mục đích như mua ngoại tệ ,
cấp vốn xây dựng cơ bản…Nên tính đến 31/5/99 số lượng cung cấp tiền đã thực hiện bằng

Trang : 18


47,7% kế hoặch cả năm , ngoài ra còn cung ứng thêm 3.200 tỉ đồng thuộc kế hoặch cung ứng
tiền của 1998 (cho khắc phục bão lụt , xây dựng cơ bản, bổ xung vốn điều lệ cho các Ngân
hàng thương mại Quốc doanh). Công tác điều hành cung ứng tiền trong năm 1999 đã đảm bảo
tính linh hoạt , chủ động phù hợp với diễn biến tiền tệ và những mục tiêu kế hoạch đã được
Chính phủ phê duyệt , tập chung chủ yếu cho việc tăng dự trữ ngoại tệ , tăng khả năng thanh
toán cho các ngân hàng thương mại và các mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Mức tăng cung
ứng tiền 1999 là khá lớn và gấp đôi năm 1998.
Xem xét qua biểu 01.
TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG TIỀN TỆ
Năm
1990
1991
1992
1993

1994
1995
1996
1997
1998
1999

Tốc độ tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán (%)
53
56
58
31
35
24
30.6
28.6
19
17

Tỷ lệ lạm phát (%)
67
68
17.5
5.3
14.4
12.7
4.5
3.6
9.2

6-8

Cơ cấu của M1 và M2 trong giai đoạn 90-99 có nhiều biểu hiện tốt , tiền mặt lưu thông
toàn hệ thống ngân hàng tăng chậm , tiền gơỉ vào các ngân hàng tăng nhanh . Thể hiện :Ngân
hàng nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực trong việc điều hoà lưu thông tiền tệ , kiểm
soát và kiềm chế lạm phát . Kết quả thể hiện qua biểu 2 sau đây :
(Nghiên cứu Biểu 05 và 06)
Nhưng nếu xem xét trong cả qúa trình suốt từ khi thực hiện hai pháp lệnh ngân hàng đến
nay thì :việc đưa tiền ra lưu thông của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn còn một số vấn đề
tồn đọng sau: tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức cao , bình quân từ
1991 đến nay chiếm 46,8% (trong khi đó các nước khác < 10%) như vậy sẽ gây trở ngại cho
việc giảm bội chi tiền mặt của ngân hàng . Làm ảnh hưởng lớn đến cho vay bằng chuyển khoản
và các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát ít có hiệu quả cao.
2. Tín dụng cho nền kinh tế qua các tổ chức tín dụng :
Trong các năm qua chính sách tín dụng cho nền kinh tế theo một phương châm là :đẩy
mạnh huy động vốn và cho vay , góp phần tăng trưởng kinh tế . Đặc biệt là huy động vốn trong
nước phát huy nội lực đã phát triển kinh tế nhằm bù đắp thiếu hụt về vốn đầu tư xã hội do
lựơng vốn bên ngoài giảm sút .
2.1 Huy động vốn :

Trang : 19


1998 ngoài việc chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn để đảm
bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động bình thường , tăng cường đầu tư trực tiếp
cho nền kinh tế , ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án trình chính phủ và chỉ đạo hệ thống
ngân hàng huy động vốn đại lý cho ngân sách nhằm bổ sung các dự án đầu tư theo kế hoạch
nhà nước năm 1998 .
Sang năm 1999 bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Ngay từ
đầu 1999 ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực mở rộng các hình

thức huy động vốn thích hợp để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng , đặc biệt là
vốn trung và dài hạn , để đáp ứng nhu cầu sản xuấtvà kinh doanh của các doanh nghiệp và
thành phần kinh tế . Kết qủa số dư tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng tăng trưởng
khá so với đầu năm ớc đến 31/12/1999, số dư tiền gửi huy động đạt khoảng 146.200 tỷ đồng ,
tăng 27,39% so với đầu năm , trong đó : tiền gửi VND tăng 23,44% , tiền gửi tiết kiệm VND
tăng 34,03%; tiền gửi ngoại tệ tăng 36%, tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 35,92% . Mặc dù vừa
qua ngân hàng nhà nước có chỉ đạo các ngân hàng thương mại quốc doanh tạm ngừng huy động
tiết kiệm kỳ phiếu có kỳ hạn 12 tháng trở lên và hình thức huy động trái phiếu trong thời gian 1
tháng khi chính phủ bắt đầu phát hành công trái để góp phần vào sự thành công của đợt phát
hành công trái này, song với tốc độ tăng như vậy có khả năng đạt mục tiêu đề ra cho cả năm và
đáp ứng được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Riêng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
đã huy động gần 2000 tỷ đồng trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ thời hạn từ hai đến
năm năm, góp phần đáp ứng vốn thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của chính phủ.
Nghiên cứu tình hình huy động vốn qua các năm ở biểu số 03 sau đây:
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

Số lượng
13.880
16.520
20.799

27.843
35.917(54.662)
46.332(70.406)
90.539
115.379
143.217(11 tháng)

Đơn vị :Tỷ đồng

Tăng so với năm trước (%)
68
19
14
59
32
31
31.5
25
6 tháng đầu ước tính tăng 9% so với 98

Qua số liệu biểu trên thấy rằng: tuy những năm gần đây, ngân hàng nhà nước đã có
nhiều biện pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng nhằm tăng cường huy động vốn và các ngân hàng
thương mại đã có nhiều biện pháp linh hoạt, chú trọng đẩy mạnh việc huy động vốn trung và
dài hạn với chính sách lãi suất phù hợp. Kết quả tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/98 tăng
25% so với 31/12/97. Thấp hơn so với kế hoạch (27%) và các mức năm trước đề ra trước đó
(1997: 31,5% ; 1996: 31%). Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện tại có rất nhiều các tổ
chức cũng được quyền huy động tiền tiết kiệm của dân cư như: quỹ tiết kiệm bưu điện, công ty
tài chính, quỹ hỗ trợ đầu tư … Mặt khác những biến động về tỷ giá trong năm 1998 đã tác động
làm việc huy động vốn cũng gặp khó khăn. Mặc dù việc huy động vốn chưa đạt kế hoạch đề ra


Trang : 20


nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và nguồn tiền gửi có kỳ hạn lại tăng so với 1997
chiếm 58% trên tổng nguồn (1997 : 49%) trong đó của dân cư chiếm 84% tổng tiền gửi có kỳ
hạn (1997 : 79%). Đáng chú ý là tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng nhanh 137,3% so với
31/12/97 chiếm 37% trong tổng tiết kiệm do biến động tỷ giá nên tỷ giá ngoại tệ tăng vừa do
tăng thực tế vừa do tỷ giá quy đổi tăng, trong khi các năm trước chỉ chiếm 11,7% (1996); 31,9%
(1997). Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn 1997, đặc biệt là nguồn vốn
trung, dài hạn chứng tỏ lòng tin của dân cư vào hệ thống ngân hàng ngày được củng cố. Chỉ lấy
số liệu của hai ngân hàng: thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần đô thị sẽ
thấy những vấn đề đề cập trên.
BIỂU 04
Đơn vị : Tỷ đồng
Các chỉ tiêu

Š Tổng nguồn vốn
trong đó :
-Nguồn vốn huy động
- HĐ ngắn hạn
- HĐ dài hạn
-Tiền gửi tiết kiệm

Ngân hàng thương mại
CF Đồ thị
1997
1998
17.320
20.217


Ngân hàng thương mạiQD
1997
110.354

1998
144.288

12.980

15.921

90.100

116.800

9.520
6.434
6.685

6.924
8.997
9.057

49.076
41.024
24.035

59.876
56.924
37.659


2.2 Đầu tư tín dụng.
Nhìn chung chíng sách tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây đã có những
đổi mới về cơ chế hoạt động , tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng thương
mại , mở rộng cho vay trên cơ cở hiệu quả , góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đặc
biệt trong việc phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ; đã đáp ứng vốn kịp thời
cho các chương trình kinh tế lớn của chính phủ .
Năm 1998 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 19%. Đến 31/12/1998 tổng dư nợ đạt 117.000
tỷ đổng , tăng 19% so với 31/12/1997 , thấp hơn mức tăng 27.1% của 1997. Tốc độ tăng thấp
hơn năm trước là do nền kinh tế tăng trưởng chậm , mặt khác các ngân hàng thương mại quan
tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng tín dụng .
- Cơ cấu tín dụng diễn biến theo hướng tích cực : tín dụng trung , dài hạn , được đặc
biệt chú ý nên tăng khá nhanh , nâng tỷ trọng cho vay trung ,dài hạn đối với nền kinh tế lên
40%, chủ yếu là tăng đầu tư cho các công trình theo kế hoạch Nhà nước; cao hơn so với mức
36% của năm 1997 và kế hoạch 1998 đặt ra là 30% .
- Cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 53,6%/tồng dư nợ (1997: 52,6%)
cao hơn tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh làm ăn kém hiệu qủa hơn , vốn và tài sản ít hơn nên không đủ diều kiện để vay vốn
ngân hàng .trong khi đó các doanh nghiệp quốc doanh được tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ
tục đảm bảo tiền cho vay , giới hạn vốn khi vay vốn của các Ngân hàng thương mại quốc
doanh

Trang : 21


- Cho vay theo ngành kinh tế : Thực hiện chủ trương của nhà nước về công nghiệp hoá
và hiện đại hoá nông thôn . Ngân hàng nhà nước đã tích cực thực hiện việc phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn . Năm 1998 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cho
vay cao nhất 29,9% (1997:26,6%); tỷ trọng cho vay công nghiệp đã giảm xuống còn 23,9%
(1997 : 26,4%). Ngoài ra các chương trình cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch của nhà

nước,cho vay hộ kinh tế gia đình và trang trại , cho vay hộ nghèo , cho vay khắc phục thiên tai,
cho vay thu mua lương thực thực phẩm đều đảm bảo kế hoạch .
Năm 1999: Ước đến 31/12/1999, dư nợ cho vay đạt 138.200 tỷ đồng; Trong đó dư nợ
nhắn hạn chiếm 57%,dư nợ trung dài hạn và đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 35%, dư nợ các loại
cho vay khác chiếm 8%. So với năm 1998, dư nợ cho nền kinh tế ước tăng 12,4% ; Trong đó dư
nợ cho vay bằng đồng Việt Nam tăng 15%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ không tăng. Đây là tốc
độ tăng chậm nhất trong những năm gần đây (năm 1997 dư nợ tăng 27,2%,năm 1998 tăng
18,12%).
Riêng khu vự nông nghiệp , nông thôn , Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các Ngân hàng
thương mại tích cực thực hiện Quyết định 67/1999QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, nên dư
nợ tín dụng đối với khu vực này có mức tăng trưởng khá hơn so với mức chung . Ước đến
31/12/1999, dư nợ cho vay đối với các ngân hàng nông , lâm nghiệp và thủy sản đạt 36.400
tỷđồng, tăng 12% so với năm 1998 chiếm tỷ trọng 27%/ tổmg dư nợ.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 1999 chậm hơn hẳn so vơí nhiều năm trước đây .
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do:
+ Tình hình kinh tế gặp khó khăn , năng lực sản xuất dư thừa, nhiều hàng hoá ứ đọng ,
sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp giảm mạnh ; Số dự án khả thi của các doanh nghiệp
không nhiều . Đây có thể coi là nguyên nhân chủ yếu . Mặt khác, phân tích cơ cấu tín dụng thì
mức tăng trưởng thấp trong năm 1999 chủ yếu là do tín dụng bằng ngoại tệ (chiếm khoảng 25%
tổng dư nợ) không tăng , thậm chí giảm ( do đầu tư nước ngoài giảm kéo theo nhập khẩu giảm
1,7%). Riêng tín dụng bằng đồng Việt Nam vẫn đạt mức tăng khá so với năm 1998 (khoảng
15%).
+ Về phía Ngân hàng Thương mại; do đang trong quá trình chấn chỉnh để nâng cao
chất lượng tín dụng , khả năng sinh lời , khắc phục những khó khăn về tài chính nên quy trình
xem xét cho vay được thực hiện chặt chẽ , chú trọng đến hiệu qủa hơn trước.
Bên cạnh đó, để lành mạnh hoá tài chính đang khó khăn lớn và giảm bớt rủi ro tín dụng
, các Ngân hàng thương mại buộc phải tăng vốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ , đưa tổng số
vốn đầu tư vào trái phiếu kho bạc và công trái lên khoảng 6.000 tỷ đồng . Bằng khoảng 4,5%
tổng dư nợ cho vay ( 1998 số vốn đầu tư vào trái phiếu kho bạc khoảng 2.340 *37500 tỷ đồng ,
chỉ bằng 2% tổng dư nợ).

2.3 Tình hình nợ quá hạn .
Do tích cực thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động nên nhiều ngân hàng
thương mại đã hạn chế được nợ quá hạn phát sinh từ những khoản cho vay mới . Tuy nhiên nợ
quá hạn của những khoản cho vay cũ , đặc biệt là nợ trả thay L/C trả chậm từ trước năm 1997
tiếp tục phát sinh và có những ngân hàng phát sinh lớn, tập trung vào khối ngân hàng thương
mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần .
™ Như trên đã đêà cập , hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng ở nước ta năm 1998
tăng trưởng khá nhanh , nhưng chất lượng vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu qủa xử lý tồn đọng còn
thấp .

Trang : 22


Nợ qúa hạn của những khoản cho vay mới đã được hạn chế , số nợ qúa hạn của những
khoản cho vay cũ tiếp tục phát sinh , do vậy nợ qúa hạn chung có giảm , nhưng tỷ lệ giảm đạt
rất thấp .
Đến 31/12/1998, sau khi thực hiện quyết định 445 ngày 5/1/1998 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam ,Tỷ lệ ngắn hạn trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng chiếm
4,21% , giảm 4,36% so 31/12/1997. Trong đó:
- Tỷ lệ nợ qúa hạn 5,86%, giảm 6,06% so năm1997;
- Tỷ nệ quá hạn trung , dài hạn 2,81%, giảm 0,4% so năm 1997.
Š Theo từng hệ thống tổ chức tín dụng nợ quá hạn thể hiện như sau :
- Khối ngân hàng quốc doanh : tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 8,95% trên tổng dư nợ , giảm
0,77% so 31/12/1997 (nợ quá hạn ngắn hạn 13,46%,giảm 0,70%; nợ qúa hạn trung , dài hạn
:2,65%, giảm 0,92%); nợ quá hạn khó thu chiếm 56,72% trong tổng số nợ quá hạn , tăng
30,85%.
+ NHCT Việt Nam : tỷ lệ nợ qúa hạn 18,45%, giảm 1,45% so năm 1997 .Trong tổng số
nợ qúa hạn , nợ quá hạn khó thu chiếm 85,03%, tăng 71,81% so 1997. Đến 31/12/1998 , tỷ lệ
quá hạn chiếm 4,31% trên tổng dư nợ, giảm 15,64% so 31/12/1997; nợ quá hạn khó thu chiếm
51,97% trong tổng số dư nợ qúa hạn , tăng 38,75% so năm 1997.

+ NHNT Việt Nam : tỷ lệ nợ qúa hạn 13,27%, giảm 1,52% so năm 1997 .Trong tổng số
nợ qúa hạn , nợ quá hạn khó thu chiếm 72,23%, tăng 33,5% so 1997. Đến 31/12/1998 , tỷ lệ
quá hạn chiếm 5,10% trên tổng dư nợ, giảm 9,69% so 31/12/1997; nợ quá hạn khó thu chiếm
53,36% trong tổng số dư nợ qúa hạn , tăng 14,63% so năm 1997.
+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam : tỷ lệ nợ quá hạn 4,9%,
giảm 0,27% so năm 1997 .Trong tổng số nợ qúa hạn , nợ quá hạn khó thu chiếm 57,85%, tăng
9,63% so 1997. Đến 31/12/1998 , tỷ lệ quá hạn chiếm 4,18% trên tổng dư nợ, giảm 0,99% so
31/12/1997; nợ quá hạn khó thu chiếm 0,34% trong tổng số dư nợ qúa hạn , tăng 9,37% so năm
1997.
+ NHĐT và PT Việt Nam : tỷ lệ nợ qúa hạn 2,53, tăng 0,31% so năm 1997 .Trong tổng
số nợ qúa hạn , nợ quá hạn khó thu chiếm 65,64%, tăng 23,02% so 1997. Đến 31/12/1998 , tỷ lệ
quá hạn chiếm 1,46% trên tổng dư nợ, giảm 0,99% so 31/12/1997; nợ quá hạn khó thu chiếm
63,73% trong tổng số dư nợ qúa hạn , giảm 21,11% so năm 1997.
+ Ngân hàng phucï vụ người nghèo : tỷ lệ nợ qúa hạn 4,91%, tăng 3,11% so năm 1997
.Trong tổng số nợ qúa hạn , nợ quá hạn khó thu chiếm 76,11%, tăng 59,37% so 1997. Đến
31/12/1998 , tỷ lệ quá hạn chiếm 4,81% trên tổng dư nợ, tăng 2,98% so 31/12/1997; nợ quá hạn
khó thu chiếm 78,4% trong tổng số dư nợ qúa hạn , tăng 61,66% so năm 1997.
- Khối ngân hàng thương mại cổ phần , công ty tài chính :
+ Khối ngân hàng thương mại cổ phần : tỷ lệ nợ qúa hạn 11,94% giảm 1,31% so năm
1997 . Nợ qúa hạn khó` thu chiếm 49,6% tôûng dư nợ quá hạn , tăng 16,50% so năm 1997.
Khối Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị : tỷ lệ nợ qúa hạn 12,24%, giảm 1,46% so
năm 1997. Nợ quá hạn khó thu chiếm 50,12% tổng dư nợ quá hạn. Có: 11 ngân hàng có tỷ lệ
nợ qúa hạn từ trên 10%, 8 ngân hàng có nợ qúa hạn trên 5% đấn dưới 8%.
Do chất lượng tín dụng yếu kém, cùng với nguyên nhân khác đã dẫn đến việc một số
ngân hàng thiếu khả năng thanh toán , phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và một số
ngân hàng khác nếu không có biện pháp khắc phục hữu hiệu thì cũng sẽ phải đặt trong tình
trạng kiểm soát đặc biệt . Có những ngân hàng nếu không có sự can thiệp và trợ giúp của nhà
nước và ngân hàng nhà nước thì đã đở vỡ , và như vậy dễ dẫn đến nguy cơ lây lan cả hệ thống

Trang : 23



ngân hàng . Thực trạng này cho thấy , việc trấn chỉnh củng cố và sắp xếp lại các ngân hàng cổ
phần , trước hết ở thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề bức xúc.
Khối Ngân hàng thương mại CP Nông thôn: Tỷ lệ nợ qúa hạn 5,02%, tăng 2,62% so
năm 1997 . Nợ qúa hạn khó đòi chiếm 19,5% tổng dư nợ qúa hạn .
+ Khối công ty tài chính : tỷ lệ nợ qúa hạn 3,25% , giảm 12,35% so năm 1997 ; có công
ty tài chính cổ phần trong tình trạng yếu kém .
- Khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh :, tỷ lệ nợ qúa hạn 2,39% , tăng
0,95% so năm 1997 . Nợ quá hạn khó đòi chiếm 53,16% tổng dư nợ qúa hạn , giảm 4,38% so
năm 1997 . Trong đó :
+ Nhóm ngân hàng nước ngoài : Tỷ lệ nợ qúa hạn 1,41%, tăng 0,99% so năm 1997 . Có
4 ngân hàng , tỷ lệ nợ qúa hạn trên 5% tổng dư nợ .
+ Nhóm ngân hàng liên doanh : Tỷ lệ nợ qúa hạn 16,31%, tăng 4,70% so năm 1997.
- Khối qũy tín dụng nhân dân đến 31/12/1998:
Qũy tín dụng trung ương : tỷ lệ qúa nợ hạn chiếm 0,06% tổng dư nợ, giảm 0,03% so
năm 1997.
Qũy tín dụng khu vực : Tỷ lệ nợ qúa hạn chiếm 1,22% tổng dư nợ , tămg 0,32%so năm
1997.
Qũy tín dụng nhân dân cơ sở : Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 3,85% tổng dư nợ , giảm 0,15%
so năm 1997.
Qua thanh tra của thanh tra chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh , thành phố, đến
30/10/1998 đã phát hiện nhiều qũy tín dụng cơ sở đang ở trong tình trạng yếu kém, nợ qúa hạn
gia tăng , cụ thể :
+ 36 qũy tín dụng nhân dân có tỷ lệ nợ qúa hạn từ 10% - 30%.
+ 10 qũy tín dụng nhân dân có tỷ lệ nợ qúa hạn từ 31% - 50%.
+ 5 qũy tín dụng nhân dân có tỷ lệ nợ qúa hạn từ 51% - 80%.
+ 10 qũy tín dụng nhân dân có tỷ lệ nợ qúa hạn từ 81% - 100%.
Hiện trạng trên cho thấy tính cấp thiết phải chấn chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa
hoạt động của các qũy tín dụng cơ sở ; những qũy không còn đủ điều kiện hoạt động hoặc vi

phạm nghiêm trọng phãi được chấn chỉnh ngay, có thể thu hồi giấy phép.
Tính đến 30/11/1999 , tỷ lệ nợ qúa hạn của toàn hệ thống ngân hàng là 7,03% trên
tổng dư nợ . Nếu tính cả các khỏan nợ khoanh(7,19%) , nợ quá hạn khó thu hồi chờû xử lý thì tỷ
lệ này là 14,23% trên tổng dư nợ . Trong đó:
Khối tổ chức tín dụng nhà nước :6,9%(nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý và nợ khoanh
thì tỷ lệ nợ quá hạn là 15,34%)ï . Trong số các ngân hàng thương mại quốc doanh thì khó khăn
nhất là ngân hàng công thương Việt Nam và ngân hàng ngoại thương VN . Hai ngân hàng này
có tỷ lệ nợ qúa hạn cao và số lượng tài sản thế chấp chờ xử lí rất lớn , thời gian qua tuy đã tích
cực nhưng tồn đọng vẫn rất lớn .
Các Ngân hàng thương mại cổ phần:ø 16,56% ( nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý và
nợ khoanh thì tỷ lệ nợ qúa hạn là 24,64%) . Tỷ lệ nợ qúa hạn 6tháng đầu năm 99 tăng chủ yếu
do ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu tăng 493 tỷ đồng nợ qúa hạn do cho vay bắt buộc thanh
toán L/C trả chậm.
Các ngân hàng liên doanh : 3,4% (nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý và nợ khoanh thì
tỷ lệ nợ qúa hạn 24,06%) .
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài :1,58%
Đối với các qũy tín dụng nhân dân cơ sở : 4%

Trang : 24


×