Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp chống thất thoát nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh cấp nước tại TP hồ chí minh tới năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VŨ ANH TUẤN

LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VŨ ANH TUẤN

LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG THẤT THOÁT
NƯỚC TRONG KINH DOANH CẤP NƯỚC . .................... 3
1. TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ . ............................................ 3
2. PHÂN LOẠI THẤT THOÁT NƯỚC VÀ NGUYÊN NHÂN
THẤT THOÁT NƯỚC . ........................................................................ 4
2.1. Khái niệm về thất thoát nước. ....................................................... 4
2.2. Thất thoát nước trên mạng ............................................................ 5


2.3. Thất thoát nước do đồng hồ nước . ................................................ 7
2.4. Thất thoát nước trong công tác quản lý. ....................................... 8
2.5. Phương pháp xác định tỷ lệ từng loại thất thoát nước .............. 10
2.5.1. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước trên mạng. ......... 10
2.5.2. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước
do đồng hồ nước. .................................................................... 10
2.5.3. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước
trong công tác quản lý. .............................................................. 10
3. ẢNH HƯỞNG THẤT THOÁT NƯỚC ĐẾN
KINH DOANH CẤP NƯỚC ............................................................... 11
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh cấp nước. .................... 11
3.2. Ảnh hưởng thất thoát nước tới hiệu quả kinh doanh cấp nước ......... 12
3.2.1. Nội dung.................................................................................. 12
3.2.2. Hiệu quả của giảm thất thoát nước
tới kinh doanh cấp nước. ........................................................ 14
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CẤP NƯỚC THỜI GIAN
QUA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .............................................. 15
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CẤP NƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH ............ 15
1


1.1. Chức năng của Công ty Cấp nước. .............................................. 16
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước. ........................................ 17
1.3. Nguồn nước. ................................................................................... 20
1.4. Hệ thống ống mạng ...................................................................... 20
1.4.1. Tuyến ống truyền tải............................................................... 20
1.4.2. Mạng cấp 1. ............................................................................ 20
1.4.3. Mạng cấp 2. ............................................................................ 22
1.4.4. Mạng cấp 3. ............................................................................ 24

1.5. Đồng hồ nước................................................................................. 25
2. THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . ................................................. 26
2.1. So sánh tỉ lệ thất thoát nước giữa một số thành phố
trong khu vực Châu Á và Việt Nam. ........................................... 26
2.2. Thực trạng thất thoát nước tại TP. Hồ Chí Minh. ..................... 27
2.2.1. Tỉ lệ thất thoát nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1992 – 2000................................................................ 27
2.2.2. Tỉ lệ từng loại thất thoát nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2000 ................................................................................ 29
3. ẢNH HƯỞNG THẤT THOÁT NƯỚC TỚI KINH DOANH
CẤP NƯỚC THỜI GIAN QUA TẠI TP.HỒ CHÍ MINH ................ 31
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh cấp nước
thời gian qua tại TP.Hồ Chí Minh................................................ 31
3.2. Ảnh hưởng thất thoát nước tới hiệu quả kinh doanh
cấp nước năm 2000 tại TP.Hồ Chí Minh . ................................... 32
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT
NƯỚC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CẤP NƯỚC TẠI TP HỒ CHÍ MINH TỚI NĂM 2010 ............... 36
1. QUAN ĐIỂM CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CẤP NƯỚC . .................. 36
1.1. Thực hiện các dự án đầu tư mới .................................................. 36
1.2. Đẩy mạnh cải tạo mạng lưới cấp nước cuõ . ................................. 36
2


1.3. Triệt để chống thất thoát nước.................................................... 36
2. MỤC TIÊU CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CẤP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 .............................................. 37

2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 37
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 37
2.2.1. Trong giai đoạn 2001 – 2005. ................................................. 37
2.2.2. Trong giai đoạn 2006 – 2010. ................................................. 37
2.2.3 Thực hiện chống thất thoát nước hợp lý
đối với các dự án đầu tư mới . ................................................ 38
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CẤP NƯỚC . ........... 40
3.1. Giải pháp chống thất thoát nước trên mạng để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cấp nước
TP.Hồ Chí Minh tới năm 2010..................................................... 40
3.1.1. Biện pháp 1 : Thay mới định kỳ ống cũ theo kế hoạch.......... 40
3.1.2. Biện pháp 2 : Tăng cường kiểm tra phát hiện rò rỉ
và sửa chữa kịp thời................................................................ 41
3.1.3. Biện pháp 3 : Lắp đặt đồng hồ tổng . ..................................... 42
3.1.4. Biện pháp 4 : Xây dựng quy trình kỹ thuật
và tiêu chuẩn vật tư lắp đặt ống nhánh ................................. 44
3.1.5. Biện pháp 5 : Ban hành quy chế tác nghiệp
giữa các đơn vị có thi công công trình ngầm ......................... 45
3.1.6. Hiệu quả của các biện pháp chống thất thoát nước
trên mạng đến kinh doanh cấp nước TP.Hồ Chí Minh
tới năm 2010........................................................................... 46
3.1.7. Điều kiện thực hiện . .............................................................. 46
3.2. Giải pháp chống thất thoát nước do khâu đồng hồ nước
để nâng cao hiệu quả kinh doanh cấp nước TP.Hồ Chí Minh
tới năm 2010................................................................................... 47
3.2.1. Nội dung.................................................................................. 47

3



3.2.2. Hiệu quả của giải pháp chống thất thoát nước
cho khâu đồng hồ nước đến kinh doanh cấp nước
TP.Hồ Chí Minh tới năm 2010. ............................................. 47
3.2.3. Điều kiện thực hiện. ............................................................... 48
3.3. Giải pháp chống thất thoát nước trong công tác
tổ chức – quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh
cấp nước TP.Hồ Chí Minh tới năm 2010. ......................................... 48
3.3.1. Biện pháp 1 : Tổ chức Ban chống thất thoát nước :................ 48
3.3.2. Biện pháp 2 : Đào tạo công nhân cấp nước .......................... 50
3.3.3. Biện pháp 3 : Vi tính hoá công tác quản lý
đồng hồ nước ở từng chi nhánh. ............................................. 50
3.3.4. Biện pháp 4 : Tăng cường công tác kiểm tra......................... 50
3.3.5. Hiệu quả của các biện pháp chống thất thoát nước
trong công tác quản lý kinh doanh cấp nước ......................... 50
3.3.6. Điều kiện thực hiện. ............................................................... 51
4. KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 51
4.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 51
4.4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nhà máy cấp nước
theo hình thức đầu tư BOT . ......................................................... 52
4.1.2. Thực hiện liên kết quy hoạch giữ các ngành điện, nước,
bưu chính viễn thông, giao thông trong thành phố. ................ 52
4.2. Đối với ngành................................................................................. 52
4.2.1. Xoá bỏ tư tưởng bao cấp trong kinh doanh cấp nước.............. 52
4.2.2. Đơn giản hoá khung giá nước. ................................................ 53
KẾT LUẬN ............................................................................................... 54

4



CÁC BẢNG
Bảng 1 :

Tiêu chuẩn nước sạch

Bảng 2 :

Sản lượng nước cung cấp năm 2000 tại TP.Hồ Chí Minh

Bảng 3 :

Chiều dài ống mạng cấp 1

Bảng 4 :

Chiều dài ống mạng cấp 2

Bảng 5 :

Tuổi của ống mạng cấp 2

Bảng 6 :

Số liệu thay ống mới mục rỉ

Bảng 7 :

Số liệu phát triển ống mạng cấo 2

Bảng 8 :


Tuổi thọ ống mạng cấp 3

Bảng 9 :

Hiện trạng đồng hồ nước đến tháng 12/2000

Bảng 10 : Hiện trạng đồng hồ nước
Bảng 11 : Tỉ lệ thất thoát nước tại TP.Hồ Chí Minh (1992 – 2000)
Bảng 12 : Tỉ lệ từng loại thất thoát nước năm 2000 tại TP.HCM
Lan

Bảng 13 : Tỉ lệ từng loại thất thoát nước năm 1999 tại Bankok – Thái
Bảng 14 : Tỉ lệ sinh hoạt sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2000
Bảng 15 :

Tăng (giảm) lượng nước hữu ích do giảm (tăng) tỉ lệ thất
thoát nước 1992 - 2000

Bảng 16 : Dân số thành phố được cung cấp nước sạch tăng (giảm)
do tỉ lệ thất thoát nước giảm (tăng) năm 1992 - 2000
Bảng 17 : Tăng (giảm) lợi nhuận của Công ty cấp nước TP.Hồ Chí
Minh do giảm (tăng) tỉ lệ thất thoát nước năm 1992 –
2000
Bảng 18 : Mục tiêu hạ tỉ lệ từng loại thất thoát nước tới năm 2010 tại
TP.HCM

5



CÁC HÌNH VẼ
Hình 1 :

Tuổi của ống và sự rò rỉ

Hình 2 :

Sơ đồ tổ chức Công ty Cấp nước TP.Hồ Chí Minh

Hình 3 :

Tỉ lệ thất thoát nước của một số nước Châu Á 1998

Hình 4 :

Biểu đồ tỉ lệ thất thoát nước tại TP.HCM (1992 – 2000)

Hình 5 :

Sơ đồ Ban chống thất thoát nước

PHỤ LỤC
TP.HCM

áp lực

Phụ lục 1 :

Sơ đồ quy hoạch tuyến ống dẫn nước cấp I và II


Phụ lục 2 :

Sơ đồ vùng thí điểm gắn đồng hồ tổng

Phụ lục 3 :

Dự báo về dân số TP.HCM tới năm 2010

Phụ lục 4 :

Giá nước từ tháng 5/1993 đến tháng 2/2000

Phụ lục 5 :

Giá nước từ tháng 3 năm 2000

Phụ lục 6 :

Nước thất thoát trên đường ống theo cỡ của lỗ rò rỉ và

Phụ lục 7 : Lưu lượng đặc trưng và lưu lượng cho phép một số loại, cỡ
đồng hồ nước
Phụ lục 8 :
Tăng (giảm) lượng nước hữu ích do giảm (tăng) tỉ lệ thất
thoát nước 1992 - 2000
Phụ lục 9 :
Dân số thành phố được cung cấp nước sạch tăng (giảm)
do tỉ lệ thất thoát nước giảm (tăng) năm 1992 - 2000
Phụ lục 10 : Tăng (giảm) lợi nhuận của Công ty Cấp nước TP.HCM
do giảm (tăng) tỉ lệ thất thoát nước năm 1992 - 2000

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh sau 25 năm tiếp nhận, vận
hành và quản lý hệ thống cấp nước từ chế độ cũ để lại, mặc dù đã cố gắng giữ
vững và nâng công suất lên tối đa, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nước
sạch cho nhân dân thành phố. Đặc biệt, trong khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ
phát triển đô thị nhanh, thành phố hình thành thêm các quận mới, cùng với nhịp
độ tăng trưởng dân số với mức sống ngày càng cao … đòi hỏi đáp ứng nhiều nhu
cầu thiết yếu, trong đó có nhu cầu cấp bách như : điện, nước , giao thông liên
lạc. Hiện nay, Công ty Cấp nước Thành phố chỉ đáp ứng được 65% như cầu
nước sạch cho nhân dân thành phố.
Công ty Cấp nước TP.Hồ Chí Minh, giống như bất kỳ một hệ thống cung
cấp nước nào cũng phải đối phó với tình trạng thất thoát nước. Đó là vì hệ thống
cung cấp nước sau một thời gian dài khai thác, sử dụng bị xuống cấp. Tỷ lệ thất
thoát nước là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên hiện trạng hệ thống ống mạng,
đồng hồ nước cũng như trình độ quản lý của Công ty Cấp nước trong quá trình
khai thác và sử dụng hệ thống cung cấp nước.
Bên cạnh đó, kinh doanh cấp nước là một mặt hết sức quan trọng trong
hoạt động của Công ty Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh. Chống thất thoát
nước tốt, để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cấp nước, nhằm thực hiện mục
tiêu quan trọng của Công ty Cấp nước là không ngừng nâng cao khả năng phục
vụ cho nhu cầu nước sạch của nhân dân thành phố .
* Lý do chọn đề tài :
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi
mà lượng nước cung cấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu xã hội, thì việc hạ thấp
tỷ lệ thất thoát nước có một ý nghóa vô cùng quan trọng nhằm hạn chế thấp

nhất lượng nước lãng phí để tăng thêm lượng nước hữu ích cho nhu cầu xã hội,
nâng cao hiệu quả kinh tế cấp nước.
* Giới hạn đề tài :
Trong bản luận văn này, tôi xin chọn đề tài : “Một số giải pháp chống
thất thoát nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh cấp nước, tại thành phố Hồ
Chí Minh tới năm 2010”

7


* Phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở lý luận được vận dụng trong luận văn này là hệ thống lý luận của
học thuyết Mác – Lênin, các lý thuyết về khoa học quản trị và các môn khoa
học khác; vận dụng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với sự phát triển của ngành cấp thoát nước.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các công cụ nghiên cứu khoa học như
phân tích hệ thống, tổng hợp so sánh, phương pháp thống kê, dự báo.
* Kết cấu luận văn :
Kết cấu luận văn gồm các chương sau :
– Chương I

: Cơ sở lý luận về chống thất thoát nước trong kinh doanh
cấp nước.

– Chương II : Phân tích thực trạng thất thoát nước và hiệu quả kinh
doanh cấp nước thời gian qua tại thành phố Hồ Chí
Minh.
– Chương III : Một số giải pháp chống thất thoát nước để nâng cao hiệu
quả kinh doanh cấp nước, tại thành phố Hồ Chí Minh tới

năm 2010.

8


Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG THẤT THOÁT
NƯỚC TRONG KINH DOANH CẤP NƯỚC .
1. TỔNG QUAN VỀ CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ .
Nước trong thiên nhiên được dùng làm nguồn nước cung cấp cho ăn
uống, sinh hoạt và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau. Đối với các nguồn
nước mặt, thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao. Đối với các
nguồn nước ngầm lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép. Có
thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu
về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa
nước vào sử dụng, cần thiết phải tiến hành xử lý chúng.
Việc xử lý nước trong thiên nhiên được thực hiện bằng các công trình xử
lý nước cấp, thường là các nhà máy xử lý nước. Nước trong thiên nhiên sau quá
trình xử lý trở thành nước sạch.
Bảng 1 : TIÊU CHUẨN NƯỚC SẠCH
STT

Danh mục

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn

1

Độ đục bình quân


NTU

1,00 – 1,50

2

Độ Clor dư bình quân

mg/l

0,90 – 1,10

3

Độ pH bình quân

đơn vị

7,00 – 8,50

4

Độ Fluor bình quân

mg/l

0,70

(Theo TCVN 5502 – 1991)

Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu hàng ngày, phục vụ cho đời sống
con người, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nhu cầu về nước sạch của xã hội
luôn luôn ngày càng tăng, đặc biệt là sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển
của đô thị, phát triển các khu công nghiệp mới, các nhà máy, xí nghiệp, khách
sạn v.v. để đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng Chính phủ, Ủy ban
Nhân dân các thành phố cố gắng khắc phục bằng cách cải tạo và xây dựng
những công trình cấp nước mới và tổ chức những loại hình đào tạo cho nhân
viên các nhà máy cấp nước .
Các công ty cấp nước cho đến nay là tổ chức duy nhất có thẩm quyền
cung cấp nước sạch cho cộng đồng .
9


Nước sạch từ nhà máy được cung cấp đến người tiêu dùng thông qua hệ
thống ống mạng truyền dẫn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 dài hàng nghìn km.
Trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng Công ty Cấp
nước ra hoá đơn và khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán hoá đơn đó.
Lượng nước được tính toán ra hoá đơn thông qua việc đo đếm của hệ thống
đồng hồ nước được gắn đặt tại từng hộ gia đình. Giá nước để ra hoá đơn được
Ủy ban Nhân dân, Công ty Cấp nước ban hành và công bố rộng rãi.
2. PHÂN LOẠI THẤT THOÁT NƯỚC VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT
THOÁT NƯỚC .
Nước sạch được cung cấp tới từng hộ gia đình thông qua hệ thống ống
truyền tải dài hàng nghìn Km, cộng thêm những lý do khác. Vì vậy bất kỳ một
hệ thống cung cấp nước nào cũng phải đối phó với tình trạng thất thoát nước .
Một số khu vực, thành phố lượng nước thất thoát lên đến 50% lượng nước
sản xuất hoặc hơn nữa. Nếu thất thoát nước lớn hơn hoặc bằng 25% thì đó là
vấn đề không thể không để ý tới. Những tỷ lệ nhỏ hơn nhiều 15% đã được
nhận biết ở các công ty cấp nước quản lý tốt, nhưng nhìn chung ở những nước
đang phát triển khó có thể đạt được trong tương lai gần. Cần phải có những biện

pháp nổ lực làm giảm thất thoát nước theo từng bước và cần phải lưu ý các
quyết định cần phải dựa trên những cân nhắc về kinh tế.
2.1. Khái niệm về thất thoát nước.
2.1.1 Thất thoát nước.
Nước thất thoát là hiệu số giữa lượng nước cung cấp được xem là đầu vào
và lượng nước tiêu thụ được tính tiền xem là đầu ra.
Nước thất thoát = Nước cung cấp – nước tiêu thụ được tính tiền
2.1.2 Tỷ lệ thất thoát nước.
Tỷ lệ thất thoát nước là tỷ số giữa nước thất thoát và nước cung cấp được
tính bằng %.
Tỷ lệ thất thoát nước = Error! x 100%
Muốn so sánh hai hệ thống cung cấp nước, người ta sử dụng đại lượng
thất thoát nước trên một đơn vị chiều dài ống hoặc thất thoát nước trên đơn vị
đồng hồ nước.
Error! m3/km

Hoặc :
10


Error! m3/đồng hồ nước

2.1.3 Hiệu suất mạng lưới.
Hiệu suất mạng lưới cấp nước là tỷ số giữa nước tiêu thụ được tính tiền
với nước cung cấp được tính theo phần trăm (%). Nó thể hiện mức độ hữu ích
trong việc phân phối và tiêu thụ thông qua mạng lưới cấp nước. Nói khác đi,
hiệu suất mạng lưới cấp nước là một chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật trong việc cấp
nước đến tay người tiêu dùng là một mặt khác của nước thất thoát.
Hiệu suất mạng lưới cấp nước = Error! x 100%
Hay:

Hiệu suất mạng lưới cấp nước = 100% – thất thoát nước (%).
Sau đây ta sẽ nghiên cứu : Phân loại thất thoát nước và nguyên nhân thất
thoát nước.
2.2. Thất thoát nước trên mạng.
Mạng lưới cấp nước là một bộ phận quan trọng của hệ thống cấp nước,
làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ. Mạng lưới
cấp nước bao gồm các đường ống chính làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các
đường ống ngánh làm nhiệm vụ phân phối nước vào từng hộ gia đình hoặc tiểu
khu. Sau một thời gian dài khai thác, sử dụng bị xuống cấp thì không tránh khỏi
việc rò rỉ, gây thất thoát nước.
Nguyên nhân của thất thoát nước trên mạng là :
1/ Tuổi thọ của ống.
Rò rỉ trên các ống cấp nước và các đường ống dẫn sẽ gia tăng theo độ
tuổi của chúng. Sự bào mòn – bên trong hoặc bên ngoài, các joint bị lão hóa là
một trong những lý do làm gia tăng rò rỉ. Vật liệu sản xuất ống có chất lượng
kém, sử dụng loại ống không đúng mục đích (như ống dẫn dầu lại sử dụng cho
cấp nước) cũng là những nguyên nhân làm cho đường ống mau xuống cấp.
Về kỹ thuật và theo kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực thì tuổi
thọ của ống là 25 năm.

11


SỰ RÒ RỈ

0

5

10


15

20

25

30

TUỔI (năm)
Hình 1 : TUỔI CỦA ỐNG VÀ SỰ RÒ RỈ
Việc lựa chọn mối nối phù hợp cũng là điều hết sức quan trọng để đáp
ứng được các tác động do giãn nở, do lực kéo hoặc sự dịch chuyển đường ống
do trượt đất, do tải trọng giao thông.
Việc kiểm tra khuyết tật của đường ống trước khi đưa vào lắp đặt
thường làm không đúng cách, thiếu phương tiện kiểm tra tin cậy nên không loại
bỏ được các đoạn ống có chất lượng xấu, nên sau một thời gian ngắn vận hành
ống có thể bị rò rỉ.
2/ Lắp đặt ống mạng không đạt kỹ thuật.
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây thất thoát nước trên mạng
là do những sai sót trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây lắp, chọn vật tư, giám
sát thi công và quản lý. Thời gian làm cho những sai sót đó bộc lộ gây thất thoát
nước lớn.
3/ Áp lực nước.
Lưu lượng nước tỷ lệ với áp lực trong ống, áp lực cao sẽ tạo ra sự gia
tăng lưu lượng dẫn đến gia tăng nước lãng phí xuyên qua các chỗ rò rỉ. Gia tăng
áp lực từ 1,8 ÷ 3,3 kg/cm2 sẽ tạo ra sự tăng lưu lượng và rò rỉ khoảng 30%.
Sức va của nước gây ra do sự mở hoặc đóng bất thần các van, sự hoạt
động trở lại của trạm bơm rất nguy hiểm vì tạo nên một áp lực lớn hơn áp lực
công tác thông thường gây vỡ ống, bung những mối nối.


12


Tham khảo phụ lục 6 : Biểu thị mối liên quan giữa lượng nước thất thoát
với áp lực nước, kích cỡ điểm rò rỉ.
4/ Đặc tính của môi trường.
Các ống kim loại rất dễ bị ăn mòn trong môi trường xâm thực. Độ thấm
của đất, pH của đất có tác động rất nhiều đến tuổi thọ của ống. Đối với các loại
đất thấm nước, rò rỉ đường ống khó phát hiện vì nước rò rỉ thường ngấm sâu
xuống đất rồi chảy vào mạng lưới thoát nước, hoặc lộ ra tại những điểm xa vị trí
rò rỉ. Việc rò rỉ này rất khó phát hiện, gây thất thoát nước lớn, chi phí khắc
phục rò rỉ cao.
5/ Ảnh hưởng của tải trọng giao thông.
Người ta ghi nhận rằng áp lực của bánh xe hạng nặng là 6,0 kg/cm2 trên
bề mặt đường, giảm xuống còn 0,3 kg/cm2 ở độ sâu 1 m bên dưới các loại
đường thiết kế tốt. Các đường ống đặt cạn, hoặc mặt đường tái lập lại sau khi
đặt ống không đảm bảo là những nguyên nhân gây rò rỉ dưới tác động của tải
trọng giao thông.
6/ Thiệt hại do việc thi công các công trình khác.
Trong quá trình phát triển đô thị việc thi công các công trình khác như cải
tạo mạng lưới điện, điện thoại, thoát nước .v.v. do thiếu sự phối hợp với Công ty
Cấp nước nên một số đơn vị khi thi công đã làm hư hỏng nhiều tuyến ống cấp
nước, gây thất thoát nước.
2.3. Thất thoát nước do đồng hồ nước .
2.3.1. Nội dung.
Thất thoát nước do đồng hồ nước là do đồng hồ nước không hoạt động
chính xác dẫn đến lượng nước ghi được thấp hơn lượng nước đã chảy qua gây
thất thoát nước.
Theo kinh nghiệm Ủy ban cấp nước của các nước trong khu vực thì tuy

lượng nước tiêu thụ ghi được ở mỗi đồng hồ nước nhỏ, nhưng nếu không kiểm
soát độ chính xác ở các đồng hồ nước này sẽ ảnh hưởng tới số ghi của tổng
lượng nước tiêu thụ. Các kết quả trắc nghiệm cho thấy rằng các đồng hồ nước
dân dụng giữ mức độ chính xác ở mức ± 3% trong vòng 7 năm.
Khả năng vận chuyển nước của mỗi loại đồng hồ nước khác nhau và
thường biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng của mỗi loại đồng hồ, tức là lưu lượng
nước chảy qua đồng hồ tính bằng m3/h. Lưu lượng nước tính toán phải nằm giữa
giới hạn max và min của mỗi loại đồng hồ .
Qmin ≤ Qtt ≤ Qmax.
13


Giới hạn nhỏ nhất hay độ nhạy của đồng hồ, giới hạn lớn nhất là lưu lượng
cho phép qua đồng hồ mà không làm nó hư hỏng. Do đó, cần căn cứ vào áp lực
nước của mạng lưới và nhu cầu dùng nước để chọn loại đồng hồ cho phù hợp
tránh lưu lượng tiêu thụ quá cao gây hư hỏng đồng hồ hoặc lưu lượng tiêu thụ
quá thấp làm đồng hồ không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng ghi nhận chỉ
số tiêu thụ thấp hơn thực tế làm tăng thất thoát nước.
Đồng hồ dùng cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt thường có đường kính 15
mm, nhưng cũng có một số trường hợp (như ở các hộ tập thể, cơ sở sản xuất…)
có đường kính lớn hơn 25, 50, 100 mm…
Tham khảo phụ lục 7 : Về lưu lượng giới hạn max và min của mỗi loại
đồng hồ .
2.3.2. Nguyên nhân.
Nguyên nhân gây thất thoát nước do đồng hồ nước là :
1/ Do tuổi thọ của đồng hồ nước. Nghóa là khi đồng hồ nước đã hoạt
động trong một thời gian dài, hết tuổi thọ thì không còn hoạt động chính xác dẫn
tới thất thoát nước.
2/ Do việc cung cấp nước không liên tục với áp lực và lưu lượng không
phù hợp dẫn tới đồng hồ nước không hoạt động chính xác, gây thất thoát nước,

hoặc hư hỏng đồng hồ nước .
2.4. Thất thoát nước trong công tác quản lý.
Thất thoát nước trong công tác quản lý gồm :
1/ Đọc số không chính xác.
Nhân viên ghi đồng hồ nước đọc phóng, đọc sai chỉ số hoặc cấu kết với
khách hàng ém chỉ số gây thất thoát nước.
Nguyên nhân là do nhân viên ghi chỉ số thiếu tinh thần trách nhiệm, gian
lận, không được đào tạo một cách bài bản. Việc đào tạo tốt nhân viên đọc số sẽ
giúp họ đọc số một cách khoa học, có mối quan hệ tốt với khách hàng, ghi nhận
những thay đổi bất thường về tiêu thụ nước, đồng hồ nước, phản ảnh kịp thời về
công ty để kịp thời xử lý, giảm thất thoát nước .
Đây là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, thường xuyên giáo dục
anh em, áp dụng các biện pháp quản lý nhân sự cũng như việc đào tạo con
người một cách có bài bản để làm giảm loại thất thoát nước này.

14


2/ Hoá đơn tính trung bình.
Trong trường hợp đồng hồ nước bị ngưng, hoặc khách hàng sử dụng ống
ngang không qua đồng hồ nước vì lý do khách quan như mất đồng hồ, lý do chủ
quan như tự ý tháo đồng hồ nước xài ống ngang. Trong những trường hợp đó thì
tiêu thụ được tính trung bình dựa trên lượng nước tiêu thụ trung bình 3 tháng
liên tiếp trước đó .
Việc tính toán này nếu kéo dài sẽ gây thất thoát nước. Vì khách hàng có
tâm lý khi đã đóng tiền theo một mức cố định hàng tháng thì sẽ sử dụng nước
một cách lãng phí.
Đây cũng là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý những hoá đơn tính
trung bình nhiều kỳ của Công ty Cấp nước. Nhằm có thể kiểm soát được và
mau chóng gắn được đồng hồ nước chạy, ra hoá đơn theo chỉ số giảm lượng thất

thoát nước.
3/ Đồng hồ nước sử dụng bất hợp pháp .
Có một số đồng hồ nước không có trong sổ đọc số, để ra hoá đơn thu
tiền, sử dụng nước bất hợp pháp. Vì lý do quản lý yếu kém của Công ty Cấp
nước, cũng như sự cố tình gian lận của khách hàng cũng làm gia tăng thất thoát nước.
Đồng hồ nước sót sổ và bất hợp pháp thường phát sinh tại những nơi
mạng lưới phân phối đã được lắp đặt, nhưng do những chủ trương bất hợp lý
hoặc do chi phí lắp đặt ống nhánh và đồng hồ nước quá cao, nên người tiêu thụ
mới câu nước bất hợp pháp.
Thường thì khi câu nước bất hợp pháp, khách hàng sử dụng vật tư kém
chất lượng và thi công không đạt yêu cầu kỹ thuật nên dễ bị rò rỉ và làm tăng
lượng nước thất thoát.
Đây là vấn để đặt ra trong công tác quản lý hồ sơ gắn mới đồng hồ nước
phải chặt chẽ, không được để sót những hồ sơ đã gắn đồng hồ nước cho khách
hàng mà không có sổ đọc số để ra hoá đơn. Cũng như công tác kiểm tra chặt
chẽ đối với những khách hàng đã huỷ danh bộ, không còn xài nước.
4/ Thất thoát nước do dùng nước cho các nhu cầu công cộng không có
đồng hồ nước.
Trong sinh hoạt của cộng đồng đòi hỏi có một lượng nước dùng cho nhu
cầu công cộng vì lợi ích an sinh của xã hội mà không có đồng hồ nước đo đếm,
không được ra hoá đơn tính tiền. Đây là lượng nước hữu ích dùng cho cộng đồng
nhưng do không được đo đếm nên gây thất thoát nước.
Như : Nước dùng cho cứu hoả, nước súc xả đường ống cho các công trình
cải tạo, thay mới ống cấp nước, nước dùng cho các nhà vệ sinh công
cộng .v.v.
15


Vấn đề này đặt ra trong công tác quản lý là cần phải lượng hoá được
lượng nước này. Vì là lượng nước hữu ích để tách ra khỏi nội dung thất thoát

nước.
2.5. Phương pháp xác định tỷ lệ từng loại thất thoát nước .
Để đưa ra được những giải pháp chống thất thoát nước có trọng tâm, đạt
hiệu quả cao thì vấn đề phân tích tỷ lệ từng loại thất thoát nước là hết sức cần thiết.
2.5.1. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước trên mạng.
Việc xác định tỷ lệ thất thoát nước trên mạng, thực tế không thể xác định
trực tiếp được. Vì vậy, tỷ lệ này sẽ được xác định sau khi ta xác định được tỷ lệ
thất thoát nước do đồng hồ nước và tỷ lệ thất thoát nước trong công tác quản lý.
2.5.2. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước do đồng hồ nước.
Thất thoát nước do đồng hồ nước có hai nguyên nhân. Cách xác định tỷ
lệ thất thoát nước do đồng hồ nước là:
1/ Nguyên nhân đồng hồ nước hết tuổi thọ.
Lấy số liệu đồng hồ nước hết tuổi thọ(%), nhân với kết quả kiểm nghiệm
định kỳ về độ chính xác của đồng hồ nước hết tuổi thọ. Ta sẽ được tỷ lệ thất
thoát nước đối với nguyên nhân đồng hồ nước hết tuổi thọ.
2/ Nguyên nhân áp lực cung cấp nước yếu.
Lấy số liệu đồng hồ nước ở vùng nước yếu (%), nhân với kết quả kiểm
nghiệm định kỳ về độ chính xác của đồng hồ nước được gắn đặt ở những vùng
nước yếu. Ta sẽ được tỷ lệ thất thoát nước do nguyên nhân áp lực cung cấp
nước yếu.
2.5.3. Phương pháp xác định tỷ lệ thất thoát nước trong công tác quản lý.
Thất thoát nước công tác quản lý có 4 nguyên nhân. Cách xác định tỷ lệ
thất thoát nước trong công tác quản lý là:
1/ Nguyên nhân đọc số không chính xác.
Thường lấy theo kết quả tổng kết hàng năm, của thanh tra Công ty cấp
nước về công tác đọc số.
2/ Nguyên nhân hóa đơn tính trung bình.
Lấy số liệu đồng hồ nước tính trung bình (%), nhân với tỷ lệ thất thoát
nước của nguyên nhân này (thường là theo số liệu thống kê kinh nghiệm). Ta sẽ
được tỷ lệ thất thoát nước cho nguyên nhân hóa đơn tính trung bình.

3/ Nguyên nhân đồng hồ nước sử dụng bất hợp pháp.
16


Lấy theo kết quả tổng kết hàng năm của thanh tra Công ty cấp nước về
công tác kiểm tra sử dụng nước bất hợp pháp.
4/ Nguyên nhân dùng nước cho các nhu cầu công cộng không có đồng
hồ nước.
Lấy theo kết quả tổng hợp hàng năm của Công ty cấp nước về số lượng
nước dùng để: xúc rửa đường ống khi cải tạo thay mới, phòng cháy chữa cháy,
tưới cây…
3. ẢNH HƯỞNG THẤT THOÁT NƯỚC ĐẾN KINH DOANH CẤP NƯỚC
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh cấp nước.
Kinh doanh cấp nước là một ngành kinh doanh có tính đặc thù, thể hiện
qua một số mặt sau :
Công ty Cấp nước là một công ty độc quyền tự nhiên, tính độc quyền tự
nhiên là do trên một địa bàn, với bất kỳ một sản lượng nào một công ty cấp
nước luôn có chi phí thấp hơn so với tồn tại hai hay nhiều công ty cấp nước.
Mặc khác xét về mặt quản lý và kỹ thuật, trên một địa bàn không thể tồn tại
hai công ty cấp nước.
Công ty cấp nước là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.
Vốn đầu tư và xây dựng cơ bản lớn, thời gian xây dựng công trình cấp nước lâu,
thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp.
Công ty cấp nước vừa là người sản xuất ra nước sạch, vừa là người kinh
doanh nước sạch. Nước sạch sản xuất từ các nhà máy được đưa vào hệ thống
ống phân phối, truyền tải trực tiếp đến khách hàng sử dụng.
Việc tính toán tiền nước hàng tháng cho từng khách hàng dựa trên sự đo
đếm về lượng (số m3 tiêu thụ) của hệ thống đồng hồ nước được đặt ở từng hộ
gia đình. Và giá cả thì được ấn đinh bởi các quyết định của nhà nước.
Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh cấp nước là :

1/ Giá thành của 1m3 nước cung cấp .
2/ Giá bán.
Giá bán trong kinh doanh cấp nước không phải là giá kinh doanh theo
nền kinh tế thị trường thông thường. Mà là chính sách giá được Nhà nước ban
hành trong từng giai đoạn nhằm mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ. Kinh
doanh là để đảm bảo cho các công ty cấp nước trang trải được chi phí có tích
luỹ và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Phục vụ là việc
định giá nước phải phù hợp với trình độ phát triển của xã hội từng giai đoạn, thu
nhập bình quân của đại đa số cộng đồng trong từng giai đoạn.
17


3/ Lượng nước cung cấp cho từng đối tượng sinh hoạt, sản xuất và
dịch vụ - kinh doanh.
Trong khung giá nước thì giá nước dùng cho sinh hoạt là thấp nhất, tăng
dần cho sản xuất và cao nhất là dịch vụ - kinh doanh. Vì vậy, lượng nước cung
cấp cho từng đối tượng sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ – kinh doanh có ảnh
hưởng tới giá bán bình quân, cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh
của Công ty Cấp nước.
4/ Thất thoát nước.
Bất kỳ một hệ thống cung cấp nước nào cũng phải đối phó với tình
trạng thất thoát nước. Đó là vì hệ thống cung cấp nước bị xuống cấp sau một
thời gian khai thác, sử dụng và cũng chính thời gian làm cho những sai sót trong
quá trình khảo sát, thiết kế, xây lắp, chọn vật tư, giám sát thi công, quản lý có
điều kiện bộc lộ.
Trong nội dung bản luận văn này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu ảnh
hưởng của thất thoát nước tới kinh doanh cấp nước.
3.2. Ảnh hưởng thất thoát nước tới hiệu quả kinh doanh cấp nước.
3.2.1. Nội dung.
1/ Tiết kiệm việc đầu tư mới.

Đình hoãn một dự án đầu tư trong một thời gian, do giảm được lượng
nước thất thoát. Thì chi phí đầu tư được hoãn lại sẽ tiết kiệm được đồng vốn. Đó
là hiệu số giữa đầu tư hiện tại và thời giá đầu tư sau một thời gian đình hoãn.
Nguồn lợi tiết kiệm được có thể dùng vào những mục tiêu sinh lợi khác.
2/ Tăng lợi nhuận.
Nước thất thoát qua mạng lưới phân phối và tiêu thụ là một sự tổn thất
tài chính đối với Công ty cấp nước, vì chi phí bỏ ra sản xuất gồm khấu hao thiết
bị máy móc, hóa chất, năng lượng, lao động, nhưng doanh thu tương ứng thì
không thu được từ khách hàng.
Trái lại, nước tiết kiệm được từ hoạt động giảm thất thoát, thay vì mất đi,
được coi là nguồn bổ sung cho nhu cầu, làm tăng áp lực trong đường ống phân
phối, và để bán cho khách hàng. Do đó, giá trị của mỗi mét khối (m3) nước tiết
kiệm đối với Công ty cấp nước sẽ tạo thành lợi nhuận.
3/ Lợi ích đối với Công ty Cấp nước.
Khi khối lượng nước thất thoát được giảm thiểu, thì Công ty cấp nước có
những lợi ích sau :
18


– Dữ liệu khai thác sẽ chính xác hơn : Việc cải tiến kiểm soát sản lượng
và lượng nước tiêu thụ giúp cho công tác quản lý của công ty cấp nước hữu hiệu
với nhiều dữ liệu chính xác hơn. Từ đó có thể chuẩn bị dự kiến những hoạt động
qui hoạch trong tương lai tốt hơn.
– Áp lực nước phân phối ổn định : Mạng lưới cấp nước được khắc phục
những chỗ rò rỉ, tăng lượng nước do hoạt động giảm thất thoát làm áp lực tăng
lên và phân phối nước ổn định.
– Giảm thiểu giao động sử dụng theo mùa : Khách hàng có khuynh
hướng sử dụng nhiều nước trong mùa khô. Nếu nước tiêu thụ được đo đếm tính
tiền chính xác thì khách hàng sẽ sử dụng nước cẩn thận hơn và sự biến động
theo mùa của lượng nước tiêu thụ sẽ giảm.

– Hiểu biết mạng lưới cấp nước rõ ràng hơn giúp cho việc quản lý và
điều hành hữu hiệu hơn.
– Nâng cao các tiêu chuẩn bảo trì sửa chữa
– Mạng lưới ít hư hỏng hơn và Công ty cấp nước có một hình ảnh tốt đẹp
hơn đối với khách hàng.
4/ Các lợi ích khác.
– nh hưởng đối với dân chúng : Mạng lưới cấp nước kém hiệu suất sẽ
gây sự khó chịu đối với người tiêu thụ vì sẽ thiếu nước và nước yếu vì áp lực
thấp. Sự rò rỉ làm trở ngại giao thông vì nước sẽ làm hư hỏng đường sá. Các
điểm rò rỉ xuất hiện trên mặt đường, người tiêu dùng sẽ thấy một cách rõ rệt
lãng phí trong công tác quản lý của Công ty. Sự hài lòng của khách hàng sẽ
tăng theo đà khôi phục mạng lưới, vì áp lực nước nâng cao và sự phân phối sẽ
hiệu quả hơn, nhất là tại các nơi mà nước thiếu và thường bị cung cấp gián
đoạn. Sự hài lòng của khách hàng sẽ dẫn đến việc sẵn sàng thanh toán tiêu thụ
nước và dễ dàng chấp nhận việc tăng giá nước hay phụ phí nếu có.
– Y tế : Mạng lưới cấp nước khi bị rò rỉ thì hậu quả là áp lực trong mạng
sẽ thấp, khiến cho nước bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong ống gây ô
nhiễm. Đó là một điều cực kỳ nguy hiểm cho đời sống xã hội. Hoạt động giảm
thất thoát nước ngăn ngừa và bảo vệ cho nước tiêu dùng tránh bị ô nhiễm.
Tóm lại thất thoát nước có ảnh hưởng nhiều mặt tới kinh doanh cấp nước.
Trong đó trực tiếp và quan trọng nhất là giảm thất thoát nước sẽ là tăng lượng
nước hữu ích cung cấp cho xã hội, tăng lợi nhuận của Công ty Cấp nước. Vì
vậy, việc kiểm soát tốt vấn đề thất thoát nước và từng bước hạ thấp tỷ lệ thất
thoát nước trong từng giai đoạn là yêu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng để
kinh doanh cấp nước ngày càng đạt hiệu quả .
19


3.2.2. Hiệu quả của giảm thất thoát nước tới kinh doanh cấp nước.
1/ Tăng lượng nước hữu ích cung cấp cho nhu cầu xã hội .

Giảm được tỉ lệ thất thoát nước sẽ đem lại hiệu quả là làm tăng lượng
nước hữu ích cung cấp cho nhu cầu xã hội. Đặc biệt trong điều kiện, khi việc
cung cấp nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cách tính toán được
cho ở công thức sau :
Tăng (giảm) lượng nước ; hữu ích cung cấp; cho xã hội (m3)
=
3
Tỉ lệ thất ; thoát nước; giảm (tăng) (%) x Sản lượng nước ; sản xuất (m )
2/ Tăng (%) dân số thành phố được cung cấp nước sạch .
Trong điều kiện nguồn cung cấp nước sạch chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu
của xã hội, thì giảm được tỉ lệ thất thoát nước cũng đồng thời đem lại hiệu quả
là : Công ty Cấp nước có khả năng để cung cấp nước sạch thêm cho một bộ
phận người dân, trước đây chưa được cung cấp nước sạch, hoặc được cung cấp
không đầy đủ. Cách tính toán được cho ở công thức sau :
Dân số được cung cấp ; nước sạch tăng lên (%) = Error! : Error!
3/ Tăng lợi nhuận cho Công ty Cấp nước .
Nước tiết kiệm được từ hoạt động giảm thất thoát, thay vì mất đi, được
coi là nguồn bổ sung cho nhu cầu, làm tăng áp lực trong đường ống phân phối
và để bán cho khách hàng. Nghóa là giảm tỉ lệ thất thoát nước sẽ làm tăng lợi
nhuận cho Công ty Cấp nước. Cách tính toán được cho ở công thức sau :
Tăng lợi ; nhuận (đ) = Số lượng nước hữu ; ích tăng thêm (m3) x
Giá bán ; (đ/m3)

20


Chương II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CẤP NƯỚC THỜI GIAN QUA
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CẤP NƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH .

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, không chỉ giữ vai trò trung
tâm kinh tế, văn hoá, du lịch… Đối với khu vực phía Nam, mà còn là đầu mối
giao lưu và cửa ngõ hướng ra thế giới. Mười lăm năm qua, vận hành trong chính
sách đổi mới mở cửa, nhất là thời kỳ sau năm 1995, với quyết tâm thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thành phố đã có những bước phát triển
nhanh chóng. Công tác quy hoạch và kiến thiết cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh :
Thành phố đã hình thành thêm các quận mới, các điểm đô thị mới và các khu
công nghiệp tập trung; Đồng thời việc chỉnh trang cải tạo khu nội thành cũ, đặc
biệt là chương trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đã giải toả nhiều khóm
nhà lụp xụp, tạo lập nhiều khu dân cư mới .
Tốc độ phát triển đô thị nhanh, cùng với nhịp độ tăng tiến các ngành
nghề dịch vụ, du lịch, nhịp độ tăng trưởng dân số với mức sống ngày càng cao …
Đòi hỏi đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu, trong đó có các nhu cầu cấp bách như
: Điện, nước, giao thông liên lạc.
Quyết định số 5370/QĐ – UB – KT ngày 3/10/1997 của Ủy Ban Nhân
Dân Thành Phố Hồ Chí Minh về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước Công
Ty Cấp Nước trở thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích thuộc Sở
Giao Thông Công Chánh Thành Phố Hố Chí Minh.
Công Ty Cấp Nước là một doanh nghiệp hoạt động công ích vừa hoạt
động sản xuất kinh doanh trong lónh vực sản xuất vừa cung cấp nước mang tính
chất phục vụ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt đời sống và sản xuất trên toàn địa
bàn Thành phố.
Phạm vi hoạt động và quản lý của Công Ty Cấp Nước bao gồm các hệ
thống sản xuất, mạng lưới truyền tải và phân phối trên địa bàn Thành phố, Khu
Công Nghiệp Biên Hòa, một phần Huyện Thuận An Tỉnh Bình Dương. Nhiệm
vụ chủ yếu của Công Ty Cấp Nước là phục vụ nhu cầu lợi ích và phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn Thành phố. Nhiệm vụ này được phân định theo hai mặt
hoạt động: hoạt động công ích với nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác
nước, xử lý và phân phối nước sạch phục vụ công ích; hoạt động kinh doanh
trong lónh vực đầu tư khai thác mạng lưới cung cấp nước.


21


Vì là doanh nghiệp hoạt động công ích nên Công Ty Cấp Nước xác định
chức năng phục vụ là chính, đồng thời cố gắng xóa bỏ bao cấp bù lỗ để bảo
toàn vốn và sinh lãi. Tính chất này quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh, xây dựng giá nước của Công Ty Cấp Nước.
Công Ty Cấp Nước đảm nhiệm cả 3 chức năng: sản xuất, lưu thông và
phân phối, với một chu trình khép kín.
Nước sông Đồng Nai được bơm về Nhà Máy Nước Thủ Đức, tại đây qua
các công đoạn xử lý, hòa tan phèn tạo cợn, lắng lọc và khử trùng. Nước lọc còn
được thêm vôi để chống ăn mòn đường ống, thiết bị và thêm Fluor để bảo vệ
men răng theo chương trình Fluor hoá nước uống của Tổ chức Y Tế Thế giới
(WHO).
Nước được xử lý tại Nhà Máy Nước, sau đó được truyền tải sản phẩm
nước lọc qua hệ thống ống truyền dẫn và phân phối qua đồng hồ nước đến từng
hộ gia đình. Quan hệ cung cấp – thanh toán giữa Công Ty Cấp Nước với khách
hàng là quan hệ trực tiếp không thông qua đơn vị trung gian nào. Đặc điểm này
có ảnh hưởng đến bộ máy Công Ty Cấp Nước. Mặt khác, nó tạo nên tính ổn
định và chủ động trong hoạt động sản xuất phục vụ của Công ty.
1.1. Chức năng của Công ty Cấp nước.
– Quản lý thống nhất hệ thống cung cấp nước trong phạm vi toàn Thành
phố, Khu Công Nghiệp Biên Hòa và một phần Huyện Thuận An Tỉnh Bình
Dương. Duy tu bảo dưỡng để đảm bảo máy móc hoạt động liên tục, nhằm
không ngừng phục vụ cho yêu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
– Qui hoạch và phát triển mạng lưới cung cấp nước đáp ứng theo yêu cầu
ngày càng phát triển của đô thị.
– Khai thác, xử lý nước đảm bảo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
– Nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh

trong lónh vực cung cấp và tiêu thụ nước.
Bên cạnh đó, Công Ty Cấp Nước còn có các nhiệm vụ :
– Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về sản xuất và cung cấp nước, tổ
chức thực hiện thắng lợi kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh trong
hoạt động cung cấp và tiêu thụ.
– Tổ chức khai thác và xử lý nước đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Tổ chức thi công mạng lưới cấp nước, cải tạo sửa chữa kịp thời ống
mục làm giảm tỷ lệ thất thoát nước.

22


– Hướng dẫn và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện điều lệ cung cấp và
sử dụng nước đô thị. Nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm ngày càng hoàn
thiện các qui định về cung cấp và sử dụng nước trong Thành phố.
– Tổ chức sản xuất, gia công, lắp ráp, sửa chữa đồng hồ nước và các loại
phụ kiện liên quan đến ngành nước.
– Quản lý, sử dụng, bảo quản toàn bộ trang thiết bị, nguyên vật liệu, tiền
vốn, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, nhận thức chính trị để phát
triển lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty.
– Tổ chức phong trào thi đua, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, hợp lý sản xuất. Tôn trọng và phát huy tinh thần, khả năng của cán bộ
công nhân viên để xây dựng lực lượng tự vệ của đơn vị.
Các phòng ban làm công tác quản lý để tham mưu cho Ban Giám Đốc
Công Ty theo chức năng nhiệm vụ.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước.
Công Ty Cấp Nước được tổ chức, quản l và điều hành bởi một Giám
đốc, theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về
kết quả hoạt động của Công Ty Cấp Nước trước Sở Giao Thông Công Chánh
và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.

Công Ty Cấp Nước có 3 Phó Giám đốc và 1 Kế Toán Trưởng giúp việc
và liên đới chịu trách nhiệm cùng Giám đốc về kết quả hoạt động công ích,
hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách,
chế độ có liên quan.
Giám đốc Công ty phân công cho từng chức danh Phó Giám Đốc Kỹ
Thuật, Phó Giám Đốc Nội Chính, Phó Giám Đốc Kinh Doanh. Các Phó Giám
đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được ủy nhiệm, phân công.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao các phó Giám đốc thay mặt Giám đốc
chủ động giải quyết công việc theo đúng qui định của pháp luật, điều lệ tổ chức
và hoạt động của Công Ty Cấp Nước đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố
phê duyệt.
1/ Ban Giám đốc.
Giám đốc và 3 Phó Giám đốc (gồm Phó Giám Đốc Kỹ Thuật, Phó Giám
Đốc Nội Chính, Phó Giám Đốc Kinh Doanh ).

23


×