Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.78 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.
3.1. Những mục tiêu định hướng và phát triển của ngành và Công ty.
Kinh doanh thương mại là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh thương mại là một dạng của
lĩnh vực đầu tư để thực hiện dịch vụ lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
+ Mục tiêu về lợi nhuận: Là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên
của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Muốn có
lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh.
Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải chiếm được khách hàng, phải
bán được nhiều hàng hoá và giảm các khoản chi phí kinh doanh có thể và không
cần thiết. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, việc thu hút được khách hàng
đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu của
khách hàng được khách hang chấp nhận. Mức độ đạt được và kỳ vọng về lợi nhuận
phụ thuộc vào loại hàng hoá và chất lượng của chúng. Khối lượng và giá cả của
hàng hoá bán được phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá trên thị trường và cơ cấu của
thị trường.
+ Mục tiêu về thế lực: Thế lực cũng là một mục đích kinh doanh thương mại.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, trên thị trường có nhiều người cung ứng hàng
hoá, cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi kinh doanh thương mại phải thu hút được
ngày càng nhiều khách hàng và khách hàng tương lai. Phải không ngừng tăng
doanh số bán hàng và dịch vụ. Phải không ngừng mở rộng và phát triển được thị
trường tức là tăng được thị phần của mình trên thị trường. Mục đích thể lực là mục
tiêu phát triển cả về qui mô kinh doanh, cả về thị phần trên thị trường. Từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn. Từ chỗ chen được vào thị trường tiến tới chiếm lĩnh thị
trường và làm chủ thị trường. Kỳ vọng về thế lực trong kinh doanh phụ thuộc vào
nguồn lực, phụ thuộc vào tài năng và phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế của Nhà
nước trong từng giai đoạn.
+ Mục tiêu về an toàn: an toàn cũng là một mục đích của kinh doanh thương


mại. Trong thị trường cạnh tranh đầy biến động, có rất nhiều loại rủi ro, trong hoạt
động kinh doanh vấn đề bảo toàn vốn và phát triển vốn để kinh doanh liên tục phát
triển đòi hỏi phải đặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh thương mại. Với mục
đích an toàn cần phải đa dạng hoá kinh doanh, phải có chi phí bảo hiểm trong kinh
doanh mặc dù các quyết định phải rất nhanh, nhạy, dám chịu mạo hiểm, những
việc cân nhắc mặt lợi và mặt hại tầm nhìn xa trông rộng và bản lĩnh của người ra
quyết định luôn phải quán triệt mục tiêu an toàn để tránh những rủi ro thiệt hại có
thể xảy ra.
3.2. Những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng về sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt
Nam nói chung và ngành Hàng không nói riêng, để đáp ứng được nhu cầu phát
triển mạnh mẽ của ngành Hành không dân dụng Việt Nam trong thời gian tới, để
tồn tại, đứng vững trên thị trường, kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển,
Công ty xăng dầu Hàng không trong khu vực và trên thế giới để tự mình tìm ra và
phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém, tồn tại nhằm
quản lý tốt và đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1. Sản lượng tiêu thụ tăng kết hợp với
giảm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận, cũng có nghĩa là tăng hiệu quả kinh doanh. Để
làm được những việc đó Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cần tập trung
thực hiện tốt một số biện pháp sau:
* Giải pháp 1: Nắm chắc thị trường đầu vào, tích cực tìm kiếm và mở rộng
thị trường đầu ra:
* Thị trường đầu vào:
Thị trường đầu vào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là điểm khởi đầu và ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng
không. Nước ta chưa sản xuất được dầu JET.A1 nên 100% dầu JET.A1Công ty
xăng dầu Hàng không Việt Nam phải nhập ở nước ngoài. Trong khi đó dầu JT.A1
của các nước khác nhau đều khác nhau về giá cả, chất lượng và uy tín. Giá cả
nhiên liệu trên thị trường thế giới cũng thường xuyên biến động và ngày càng có
xu hướng gia tăng. Vì vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam cần có một

chiến lược cụ thể trong việc nghiên cứu, lựa chọn thị trường đầu vào để dầu JT.A1
nhập về phải bảo đảm được các yếu tố sau:
- Chất lượng nhiên liệu tốt.
- Giá cả và cước phí vận chuyển thấp
- Thời gian cho chậm thanh toán dài
- Nhiên liệu phải của các hãng có uy tín trên thế giới
Muốn làm được như vậy, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải thực
hiện tốt các bước sau:
- Thường xuyên nghiên cứu và lực chọn những đối tác cung cấp dầu JET.A1
lớn, có uy tín trên thế giới để Công ty có thể dựa vào uy tín, thế lực của họ trên thị
trường. Như vậy, khi Công ty nhập dầu JET.A1 về thì khách hàng cũng đã hiểu
biết về chất lượng, đã quen sử dụng. Đồng thời, Công ty có thể học tập, tiếp thu
những thành tựu khoa học, công nghệ, những kinh nghiệm trong quản lý và tiêu
thụ của những hãng lớn này.
- Để giữ được quyền chủ động, chóng việc gây sức ép của các hãng bán nhiên
liệu, cùng lúc Công ty phải ký hợp đồng mua nhiên liệu của nhiều hãng, ít nhất
phải ký hợp đồng với ba hãng như BP, SHELL,TOTAL..
- Khi nhập dầu JET.A1, Công ty phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác
kiểm tra số lượng và chất lượng nhiên liệu trước khi giao nhận.
- Các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu phải có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật
cao, ngoại ngữ giỏi, có kinh nghiệm thực tế, có đức tính trung thực tỉ mỉ, không
được biểu hiện đơn giản, chủ quan làm nhiệm vụ. Tránh mọi trường hợp nhiên
liệu kém chất lượng, không tiêu thụ được, phải bán thanh lý thành dầu thải, gây
thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty về kinh tế, mất uy tín với khách hàng.
Nếu thực hiện tốt các yếu các yêu cầu trên thì Công ty có thể nhập dầu
JET.A1 đạt tiêu chuẩn quốc tế, với giá cả hợp lý. Đồng thời với quan hệ của Công
ty với các hãng cung cấp sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty được cung cấp nhiên
liệu kịp thời, chính xác.
* Thị trường đầu ra:
Tiêu thị sản phẩm hàng hoá là điều kiện sống còn của mỗi Công ty, doanh

nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều kiếm lĩnh một phần thị trường nhất định và vấn đề
đặt ra là phải cố gắng duy trì được thị phần đó.Trong cơ chế thị trường hiện nay,
không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng duy trì thị phần của mình, thậm trí
thị phần đó còn bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận năm sau
cao hơn năm trước, nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải cố gắng
duy trì và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm. Công ty xăng dầu Hàng không
Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật này.
Khách hàng tiêu thụ dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt
Nam được chia làm hai đối tượng: khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế.
- Khách hàng trong nước:
Khách hàng trong nước là các hãng Hàng không nội địa. ở thị trường này,
Công ty kinh doanh dầu JET.A1 trong điều kiện độc quyền không có đối thủ cạnh
tranh nên có những thuận lợi cơ bản và nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Việt
kinh doanh được anh toàn, bền vững không phải lo các thủ tục đối phó, phòng ngự
với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh độc quyền,
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam không được uỷ lại thế độc quyền mà coi
nhẹ việc đảm bảo chất lượng nhiên liệu, chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý cho
các hãng Hàng không nội địa. Công ty có biện pháp tích cực để không ngừng nâng
cao chất lượng nhiên liệu và chất lượng phục vụ với giá cả phù hợp để luôn giữ
vững, chiếm lĩnh thị trường, không để tuột khỏi tay những khách hàng thường
xuyên này. Góp phần giúp cho các hãng Hàng không nội địa không ngừng phát
triển vươn lên, đủ sức mạnh để cạnh tranh với các hãng Hàng không quốc tế. Sự
phát triển này đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của ngành xăng dầu Hàng
không.
- Khách hàng quốc tế:
Khách hàng Quốc tế của Công ty là các hãng Hàng không quốc tế, hàng năm
tiêu thụ khoảng 19% sản lượng dầu JET.A1 chiếm từ 19 - 24% doanh thu nhưng
chiếm khoảng 70% lợi nhuận của Công ty. Theo đánh giá của các chuyên gia hàng
không thế giới, những năm qua Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam mới
chiếm lĩnh được khoảng 30% thị trường quốc tế do các yếu tố chất lượng nhiên

liệu, chất lượng dịch vụ của Công ty chưa bằng một số nước trong khu vực. Chính
sách giá cả chưa linh hoạt, hợp lý. Công tác tiếp thị còn yếu kém nên nhiều khách
hàng quốc tế chưa hiểu nhiều và chưa có quan hệ mua nhiên liệu của Công ty.
Như vậy, để có những thông tin về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra,
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải tổ chức điều tra, nghiên cứu để có
được những thông tin chính xác, kịp thời. Hình thức nghiên cứu thị trường cơ bản
nhất là thông qua các loại báo, tạp chí chuyên ngành phát hành trong và ngoài
nước. Để phục vụ cho hoạt động này, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam ký
hợp đồng mua bán với Trung tâm phát hành báo chí thuộc Bưu điện Hà Nội.
Những loại báo mà Công ty đặt mua là: báo thị trường, Báo đầu tư...
Tuy nhiên điều tra thị trường không chỉ thông qua báo chí, Công ty xăng dầu
Hàng không Việt Nam còn phải thực hiện các hình thức điều tra khác. Để làm
được việc này Công ty cần có sự trợ giúp của một bộ phận chuyên trách, đó là
phòng Marketing.
* Giải pháp 2: Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Sản phẩm truyền thống của Công ty xăng dầu Hàng không là dầu JET.A1
trong khi đó, công ty còn có thể đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh bằng các loại
sản phẩm khác như: Xăng, Diesel và các loại dầu mỡ để phục vụ cho giao thông
đường bộ và đường thuỷ. Do vậy Công ty cần phát triển mạng lưới, các đại lý bán
hàng, giới thiệu sẩn phẩm để phát triển rộng hơn hoạt động kinh doanh như hiện
nay của Công ty. Hiện nay công ty đang có hai chi nhánh kinh doanh bán lẻ ở hai
miền Bắc và Nam, do vậy công ty cần phát triển thêm các chi nhánh khác như
nhánh kinh doanh bán lẻ xăng dầu Hàng không miền Trung. Thị phần của công ty
về xăng dầu ngoài ngành Hàng không vẫn còn bé nhỏ, nên công ty cần có những
biện pháp để thâm nhập và mở rộng thị trường như tiến hành liên kết với các tổ
chức hoặc cá nhân có đất đai và có điều kiện kinh doanh xăng dầu để mở các địa
điểm kinh doanh. Công ty góp vốn xây dựng, cung cấp nguồn hàng kinh doanh,
đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn lợi nhuận sẽ được chia theo sự thoả
thuận của hai bên.
* Giải pháp 3: Đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn nhằm hạ thấp chi phí

và tăng quyền tự chủ trong kinh doanh:
Giá thành và giá bán sản phẩm luôn gắn liền với nhau, hạ giá thành sản phẩm
cũng có nghĩa là hạ giá bán và ngược lại. Hiện nay, ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam chưa có kho cảng đầu nguồn để chứa
nhiên liệu bơm từ tầu biển lên. Khi nhiên liệu được nhập về, Công ty phải gửi vào
các kho cảng đầu nguồn của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX).
Chi phí phải trả cho PETROLIMEX về khoản thuê kho cảng này là không nhỏ. Do
đó giá thành nhiên liệu JET.A1 của Công ty tương đối cao. Để giảm bớt khoản chi
phí này nhằm giảm giá thành nhiên liệu, Công ty nên đầu tư xây dựng một số kho
cảng đầu nguồn.
Khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào, các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu tính
khả thi của dự án đó, xem xét chi phí và lợi nhuận của dự án mang lại rồi mới
quyết định đầu tư. Khi xây dựng kho cảng đầu nguồn, Công ty sẽ phải đầu tư rất
lớn, trong khi đó vốn tự có và vốn ngân sách còn ít. Để có được nguồn vốn đầu tư,
Công ty sẽ phải vay ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hàng năm, Công ty sẽ phải
trả một khoản lãi vay nhất định, điều này sẽ làm tăng chi phí. Như vậy, khi đầu tư
xây dựng kho cảng đầu nguồn, trước mắt sẽ làm tăng chi phí nhưng lại có nhiều
lợi ích về lâu dài. Vì nếu đầu xây dựng kho cảng đầu nguồn, Công ty xăng dầu
Hàng không Việt Nam sẽ giải quyết được những vấn đề, những khó khăn vướng
mắc sau:
- Phá được thế độc quyền về kho cảng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta duy nhất chỉ có Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có kho cảng
đầu nguồn.
- Công ty đảm bảo được quyền tự chủ trong kinh doanh.
- Chất lượng nhiên liệu được nâng cao, vì Công ty có đường ống dẫn riêng, có
bể chứa riêng đúng chủng loại, Công ty trực tiếp quản lý và bảo quản.
- Khắc phục được tình trạng thiệt hại về kinh tế do để chậm tàu bị phạt tiền.
- Giảm được các chi phí tổn thuê kho, hao hụt trong bơm tốt, trong bảo quản,
góp phần giảm giá thành sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cạnh tranh với các hãng Hàng không nhiên liệu khác.

- Công ty có thể nhập được những chuyến dầu có trọng tải lớn hơn, làm cho
giá thành sản phẩm thấp hơn.
Như vậy, việc đâu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn đem lại khá nhiều lợi ích
cho Công ty. Từ nay đến năm 2000, Công ty nên đầu tư xây dựng kho cảng đầu
nguồn tại khu vực cảng Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn xây dựng tại
khu vực này vì sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là
rất lớn.
Tuy vậy, vốn đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn này rất lớn lên phải tính
toán tài chính một cách tỷ mỷ để đảm bảo đầu tư có hiệu quả.
Hiện nay, hàng tháng Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam phải gửi ở kho
cảng đầu nguồn của POTROLIMEX tại cảng Nhà Bè trung bình khoảng
25.000tấn/tháng. Chi phí thuê kho phải trả cho PETROLIMEX là 2,3
USD/tấn/tháng = 26.000 VNĐ/tấn/tháng. Vậy mỗi tháng Công ty phải trả cho
PETROLIMEX là:
5.000 x 26.000 = 650.000đ
Mỗi năm công ty phải trả là:
650.000.000 đ x 12 = 7.800.000đ
Giả sử công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam vay vốn trung hạn của ngân
hàng để đầu tư xây dựng tại cảng Nhà Bè một kho cảng đầu nguồn với dụng lượng
chứa tối đa 30.000 tấn nhiên liệu. Dung lượng chứa tối đa của kho cảng được
thiết kế dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế tại khu vực đảm bảo tránh lãng phí, không
sử dụng hết công suất, chi phí đầu tư quá lớn. Vốn đầu tư xây dựng kho cảng này
dự kiến khoảng 54 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn đầu tư trong 15 năm tỷ lệ khấu
hao là 6,7%/năm. Lãi suất tiền vay ngân hàng là 16,2%/năm hay 1,35%/tháng,
Công ty sẽ trả vốn và lãi đều hàng năm.
Biểu phương án vay vốn ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Vốn vay đầu năm Trả vốn cuối năm Trả lãi cuối năm Trả vốn + Lãi cuối năm
1 54 3,6 8,748 12,348
2 50,4 3,6 8,165 11,765

3 46,8 3,6 7,582 11,182

×