Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Phát triển du lịch khu ramsar bàu sấu thuộc vqg cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.05 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Thanh Tuyền

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU RAMSAR BÀU SẤU
THUỘC VQG CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Thanh Tuyền

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU RAMSAR BÀU SẤU
THUỘC VQG CÁT TIÊN

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.

Tác giả
Trương Thị Thanh Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, người
đã tận tình hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn anh Bạch Thanh Hải - Trưởng phòng Khoa học
Kĩ thuật và Hợp tác Quốc tế VQG Cát Tiên đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ các tài liệu
kĩ thuật quý giá, Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường cùng Ban quản lí
VQG Cát Tiên, anh Nguyễn Huỳnh Thuật - nguyên cán bộ VQG Cát Tiên, bạn Bùi Thị
Trúc Đào - sinh viên trường Đại học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh đã giúp đỡ rất nhiều
cho tác giả trong các chuyến thực địa.
Cuối cùng tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tinh thần và giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, 9/2015
Tác giả


Trương Thị Thanh Tuyền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ................................................................................................10
1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................23
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................33
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI KHU RAMSAR BÀU SẤU THUỘC VƯỜN QUỐC GIA
CÁT TIÊN ..............................................................................................334
2.1. Tổng quan về Khu Ramsar Bàu Sấu.......................................................................41
2.2. Tài nguyên phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu .........................................41
2.3. Chức năng, giá trị của Khu Ramsar Bàu Sấu .........................................................50
2.4. Thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia
Cát Tiên.................................................................................................................53
2.4.1. Phát triển các điểm du lịch ...............................................................................53
2.4.2. Phát triển các tuyến du lịch ..............................................................................58
2.4.3. Phát triển một số loại hình du lịch ...................................................................61
2.4.4. Sử dụng lao động trong du lịch ........................................................................62

2.4.5. Phát triển du lịch theo lãnh thổ ........................................................................62
2.4.6. Hoạt động du lịch tại Bàu Sấu trong tổng quan phát triển du lịch của
Vườn quốc gia Cát Tiên .................................................................................65
2.4.7. Sự biến động trong kinh doanh du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu .................69
2.5. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững ........................................67
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển tại Khu Ramsar Bàu Sấu ........................85
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................100


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU RAMSAR BÀU SẤU ................................................................... 102
3.1. Những căn cứ để xây dựng định hướng ...............................................................102
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia .........................................................102
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai .....................................102
3.1.3. Chương trình hành động phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn
2013 - 2020...................................................................................................103
3.1.4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên..................105
3.1.5. Nhu cầu du lịch ............................................................................................106
3.1.6. Thực trạng phát triển du lịch Khu Ramsar Bàu Sấu ....................................107
3.2. Định hướng phát triển Khu Ramsar Bàu Sấu .......................................................108
3.2.1. Phát triển các loại hình du lịch .......................................................................108
3.2.2. Phát triển theo lãnh thổ ..................................................................................108
3.2.3. Phát triển thị trường khách du lịch.................................................................109
3.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch ..........................................109
3.2.5. Kêu gọi các dự án đầu tư ...............................................................................110
3.2.6. Nâng cao trình độ chun mơn và chất lượng nguồn nhân lực .....................110
3.2.7. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch .............................................................111
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu ..............................111
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển ..................................................................111
3.3.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch ..............112

3.3.3. Thực hiện các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái Khu Ramsar Bàu Sấu khi
phát triển du lịch ...........................................................................................113
3.3.4. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..............................................113
3.3.5. Tuyên truyền giáo dục về vấn đề bảo vệ tài nguyên mơi trường .................114
3.3.6. Duy trì đa dạng sinh học, kiểm sốt và hạn chế sự xâm nhập của các
lồi ngoại lai .................................................................................................115
3.3.7. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng ...........................................................116
3.3.8. Kêu gọi đầu tư - Hợp tác trong quản lý hệ sinh thái ....................................117
3.3.9. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch cho Khu Ramsar ............................118
3.3. Kiến nghị ..............................................................................................................119
Tiểu kết Chương 3 .....................................................................................................121
KẾT LUẬN ................................................................................................................122
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................124
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

BQL

Ban Quản lý

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora

Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang
dã, nguy cấp

CP

Chính phủ

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

ĐV

Động vật

Trung tâm DLST

Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

& GDMT
HST


HST

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KHKT & HTQT

Khoa học kĩ thuật và hợp tác quốc tế



Nghị định

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

RAMSAR

Tổ chức ĐNN thế giới

STT

Số thứ tự


SWOT

Ma trận đánh giá Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách
thức

VQG

VQG

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

United Nations World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch của Liên Hợp Quốc

WWF

Tổ chức bảo tồn hoang dã quốc tế


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Tên hình ảnh

Trang

Bảng 2.1. Khái quát các Khu Ramsar tại Việt Nam


24

Bảng 2.2. Dân số các xã giáp ranh với Khu Ramsar Bàu Sấu

38

Bảng 2.3. Thông tin các xã tác động đến khu vực Ramsar Bàu Sấu

39

Bảng 2.4. Thành phần loài thực vật Khu Ramsar Bàu Sấu

41

Bảng 2.5. Thành phần loài động vật nổi Khu Ramsar Bàu Sấu

42

Bảng 2.6 Thành phần cá Khu Ramsar Bàu Sấu so với VQG Cát Tiên

43

Bảng 2.7 Thành phần lưỡng cư Khu Ramsar Bàu Sấu so với VQG Cát

43

Tiên
Bảng 2.8 Thành phần bò sát Khu Ramsar Bàu Sấu so với VQG Cát

44


Tiên
Bảng 2.9 Thành phần chim Khu Ramsar Bàu Sấu so với VQG Cát Tiên

44

Bảng 2.10 Thành phần thú Khu Ramsar Bàu Sấu so với VQG Cát Tiên

45

Bảng 2.11 Cơ sở vất chất kĩ thuật phục vụ du lịch tại Khu Ramsar Bàu

51

Sấu
Bảng 2.12. Lượt khách du lịch đến Bàu Sấu và VQG Cát Tiên giai

66

đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.13. Doanh thu du lịch của Bàu Sấu và VQG Cát Tiên giai đoạn

67

2004 – 2014
Bảng 2.14 Phân tích biến động tổng lượt khách du lịch đến Khu

70

Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004 – 2014

Bảng 2.15. Các hàm hồi quy phản ánh xu hướng biến động lượt khách
du lịch Khu Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.16. Lượt khách du lịch đến Khu Ramsar Bàu Sấu theo lý thuyết

74

giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.17. Phân tích biến động doanh thu du lịch đến Khu Ramsar

76

Bàu Sấu giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.18. Các hàm hồi quy phản ánh xu hướng biến động doanh thu

78


du lịch Khu Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004 - 2014
Bảng 2.19. Doanh thu du lịch của Khu Ramsar Bàu Sấu theo lý thuyết

79

giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.20. Sức chứa hàng ngày các tuyến du lịch tại Khu Ramsar Bàu

90

Sấu
Bảng 2.21. Bảng phân tích ma trận SWOT Khu Ramsar Bàu Sấu


101


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ thành phần các loài của Khu Ramsar Bàu Sấu so với
VQG Cát Tiên
Biểu đồ 2.2. Cấu trúc thành phần sinh học 1 số Khu Ramsar ở Việt
Nam
Biểu đồ 2.3. Số lượt khách và doanh thu du lịch tại Bàu Sấu giai đoạn
2004 – 2014
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ doanh thu du lịch phân theo nội địa và quốc tế của
Bàu Sấu giai đoạn 2007 – 2014
Biểu đồ 2.5. Tương quan lượt khách theo lý thuyết và thực tế đến Khu
Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004 – 2014
Biểu đồ 2.6. Tương quan mức doanh thu du lịch theo lý thuyết và thực
tế của Khu Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004 – 2014
Biểu đồ 2.7. Thực trạng và xu hướng phát triển du lịch Khu Ramsar
Bàu Sấu giai đoạn 2007 – 2020

Trang
37

46

66

68

74


79

82


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

Trang

Hình 1.1. Mơ hình ma trận phân tích SWOT

20

Hình 2.1. Sự phân bố thực vật theo độ cao mực nước tại Khu Ramsar

38

Bàu Sấu
Hình 2.2. Hàm hồi quy tuyến tính thể hiện sự biến động lượt khách tại

73

Bàu Sấu
Hình 2.3. Hàm mũ thể hiện sự biến động doanh thu du lịch Khu Ramsar
Bàu Sấu

78



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam là một trong số các
quốc gia có mức độ đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Đến tháng 8/2015, cả
nước có 31 vườn quốc gia gồm (VQG) và 69 Khu bảo tồn thiên nhiên trong đó có 58
Khu dự trữ thiên nhiên và 11 Khu bảo tồn loài. Đa số các VQG và các Khu bảo tồn
đều tổ chức khai thác loại hình du lịch sinh thái (DLST), du lịch thiên nhiên. Ngày nay
nghiên cứu phát triển du lịch tại các VQG và các Khu bảo tồn đang được quan tâm,
chú trọng.
VQG Cát Tiên được thành lập với các mục đích: Bảo tồn các HST rừng, các
vùng đất ngập nước (ĐNN) quan trọng, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý
hiếm như: bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý
hiếm khác… Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên
truyền, giáo dục phục vụ công tác bảo tồn.
Bàu Sấu (thuộc VQG Cát Tiên, Đồng Nai) được Ban Thư ký Công ước Ramsar
tại Thụy Sĩ công nhận là Khu Ramsar thứ hai ở Việt Nam, có tầm quan trọng quốc tế.
Khu Ramsar Bàu Sấu hay cịn gọi là hệ ĐNN Bàu Sấu có diện tích 13.759 ha, bao gồm
5.360 ha ĐNN theo mùa và 151 ha ĐNN quanh năm.
Trong xu hướng hoạt động du lịch ngày càng phát triển, Khu Ramsar Bàu Sấu
thuộc VQG Cát Tiên được đánh giá là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch hướng tới thiên nhiên đang được đa
số du khách cả trong và ngoài nước yêu thích. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề khai thác du
lịch vẫn chưa được quan tâm phát triển đúng với tiềm năng của Khu.
Thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu phát triển du lịch Khu Ramsar Bàu Sấu
thuộc VQG Cát Tiên là rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “Phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu, thuộc Vườn quốc gia
Cát Tiên”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo báo cáo mới nhất ngày 25/06/2015 của tổ chức Ramsar thế giới, hiện nay
trên tồn thế giới có 2.208 Khu Ramsar của 168 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia kí


2

kết, với diện tích 210.734.269 hecta. Trong đó, Việt Nam hiện có 8 Khu Ramsar với
tổng diện tích 117.813 hecta. (Khu Ramsar U Minh Thượng và Láng Sen được công
nhận vào năm 2015 nhưng chưa làm lễ đón nhận tại Việt Nam.)
Nghiên cứu về các khu ĐNN hiện nay, đặc biệt là phục vụ phát triển du lịch vẫn
còn khá mới. Đa số các nội dung nghiên cứu trước đây đề cập chủ yếu đến tính ĐDSH,
việc quy hoạch các khu ĐNN tại Việt Nam hoặc nghiên cứu về các VQG có HST
ĐNN như:
- Mai Trọng Nhuận, Trần Đăng Quy và nnk (2007), Điều tra, đánh giá, thống kê,
quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Mai Trọng Nhuận, Trần Đăng Quy và nnk (2007), Hướng dẫn khảo sát thực địa
các vùng ĐNN, Dự án “Trợ giúp thực hiện chương trình hỗ trợ đất ngập nước quốc
gia (NWSP - Pre), Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam
- Vũ Văn Dũng, Nguyễn Huy Thắng và nnk (1997), Xây dựng cơ sở cho việc quy
hoạch các khu vực bảo tồn đất ngập nước Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài, Cục
BVMT, Hà Nội
- Phân viện Hải dương học Hải Phòng (1996), Điều tra khảo sát đất ngập nước
triều vùng biển ven bờ và các đảo Đông Bắc Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi xu hướng DLST trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng ngày càng phát triển; nhu cầu khám phá các HST tự nhiên, đặc biệt là
khu vực ĐNN của du khách ngày càng cao. Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu phục
vụ phát triển du lịch các Khu Ramsar của Việt Nam được quan tâm nhiều hơn. Có thể
kể đến một số đề tài nổi bật trong thời gian qua bao gồm:

- Trần Thị Kim Tĩnh (2014), Nghiên cứu chất lượng đất, nước của khu vực
Ramsar Xuân Thủy - Nam Định trong bối cảnh nước biển dâng, Luận án Tiến sĩ, Đại
học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
- Võ Nguyên Thông (2014), Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với Khu
Ramsar Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.


3

- Phùng Anh Kiên (2015), Phát triển du lịch tại Khu Ramsar Cà Mau, Thực
trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.
Tại VQG Cát Tiên đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu được triển khai. Một
trong những cơng trình được triển khai tương đối sớm là “Một số kết quả về điều tra
ngư loại sông Đồng Nai” của Nguyễn Văn Thiện (1981). Cũng trong những năm đầu
thập kỷ 80 cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác về thảm thực vật cũng như động
vật của khu vực là: Morris (1987, 1988); Nguyễn Phi Ngà (1999); Nguyễn Trần Vỹ và
cs (2002); Đồn Cảnh và cs (2001); Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (1993)
đã xây dựng Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật VQG Cát Tiên. Tuy nhiên, phần lớn các
cơng trình này cũng mới chỉ dừng lại ở mức mô tả về thảm thực vật hoặc động vật của
của VQG Cát Tiên và sông Đồng Nai.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng có nhiều dấu hiệu bị suy giảm
do nhiều tác động và sự phát triển nhanh chóng cuả loại hình DLST, nhiều đề tài đã
được nghiên cứu thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động bảo tồn kết hợp với phát triển
du lịch tại VQG Cát Tiên. Trong đó nổi bật là một số đề tài như:
- Phạm Hữu Khánh (2010), Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối
quan hệ với hệ sinh thái của quần thể bị tót ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Luận án Tiến
sĩ, Đại học Lâm nghiệp.
- Từ Hoàng Thương (2014), Đánh giá ảnh hưởng của loài Mai dương (Mimosa
pigra L.) đến đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học

Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
- Vũ Anh Tuấn (2012), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Cát Tiên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn Hà Nội.
- Võ Văn Cường (2012), Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn
đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp.
Riêng tại Khu Ramsar Bàu Sấu, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất đề
tài được thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2005 của Hoàng Văn Thắng (2005), Đa dạng
sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động lên hệ sinh thái đất ngập
nước khu vực Bàu Sấu (VQG Cát Tiên), Luận án Tiến sĩ, trường Đại học học Khoa học
Tự nhiên Hà Nội. Tuy nhiên, nội dung đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu


4

cấu trúc thành phần và chức năng của khu vực Bàu Sấu chứ chưa có những liên hệ với
việc khai thác các tiềm năng du lịch tại khu vực này.
Với đặc thù là khu vực nằm trong vùng lõi, lại chiếm diện tích nhỏ so với tổng
diện tích VQG Cát Tiên nên tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đề tài mới nào
nghiên cứu về Bàu Sấu nói chung và hoạt động du lịch tại đây nói riêng. Điều này
cũng khiến cho việc tìm kiếm các tài liệu về cơ sở lí luận cũng như số liệu thực tế
nghiên cứu gặp nhiều khó khăn do nguồn dữ liệu về khu vực này rất khan hiếm.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác tiềm năng, thực trạng phát triển
du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu theo hướng bền vững. Đồng thời tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao khả năng phát triển du lịch của Khu Ramsar Bàu Sấu (thuộc VQG Cát
Tiên) giai đoạn 2004 đến 2014.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong các
VQG và các Khu Ramsar vào nghiên cứu phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar
Bàu Sấu giai đoạn 2004 - 2014.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch cho Khu
Ramsar Bàu Sấu, phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp
ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập.
4. Giới hạn của đề tài
4.1. Về mặt nội dung
- Tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar
Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên;
- Đề xuất các giải pháp phát triển tối ưu.
4.2. Về mặt lãnh thổ
VQG Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú,
Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước).
Riêng Khu Ramsar Bàu Sấu chỉ chiếm diện tích nhỏ và thuộc vùng lõi của VQG Cát


5

Tiên nên tác giả chỉ nghiên cứu bộ phận Khu Ramsar Bàu Sấu và các xã giáp ranh với
Khu bao gồm xã Tài Lài, Đắk Lua (Đồng Nai) và xã Đăng Hà (Bình Phước).
4.3. Về mặt thời gian
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch của Khu Ramsar Bàu Sấu từ giai đoạn
2004 - 2014, dự báo hoạt động kinh doanh du lịch đến năm 2020 và định hướng phát
triển đến năm 2030.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm
5.1.1. Quan điểm tổng hợp, hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản
chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta
nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và tồn bộ hệ thống

du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều
thành phần có mối liên hệ chăṭ chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ
mang tính chất hỗn hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi
phối của nhiều quy luật cơ bản.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần
cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống
lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng
phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi trường xung
quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh thổ
du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong
q trình nghiên cứu các HST đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc gia
đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác
định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự việc, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời
gian và phân hóa trong khơng gian. Nghiên cứu lịch sử trước đó để có được những


6

đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để
đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai. Quan điểm này được vận
dụng trong quá trình phân tích q trình hình thành, phát triển khu du lịch, mối quan
hệ cũng như xu hướng phát triển chung.
5.1.4. Quan điểm sinh thái bền vững
Phát triển du lịch đi đôi với môi trường là một bộ phận không thể thiếu của
chính sách sinh thái tồn vẹn. Mục tiêu của phát triển bền vững là bảo vệ tài nguyên và
môi trường, tăng cường cơng tác bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, bảo đảm

sự phát triển kinh tế.
Vận dụng quan điểm này, tính tồn vẹn lãnh thổ của HST phải được coi trọng,
trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của HST cần được tính đến,
đảm bảo sự phát triển của du lịch trên cơ sở môi trường được bảo tồn một cách có hiệu
quả và bền vững.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận văn sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các cơng trình nghiên
cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du
lịch tại các khu ĐNN; cung cấp thông tin nền phục vụ triển khai nghiên cứu thực
nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
tại các Khu Ramsar.
5.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư
liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, các báo cáo khoa học và kĩ thuật được cung
cấp từ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục mơi trường (DLST & GDMT), Phịng
Khoa học kĩ thuật và Hợp tác quốc tế (KHKT & HTQT), Hạt Kiểm lâm thuộc VQG
Cát Tiên, Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng
Nai, báo cáo của tổ chức ĐNN thế giới,...
5.2.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong
địa lí du lịch nhằm khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu thực tế đồng thời kiểm tra trực


7

tiếp các đối tượng nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức
lãnh thổ du lịch. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có được cái nhìn thực tế về
đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp này còn được thực hiện kết hợp với
phương pháp phỏng vấn sâu.

5.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ,
các báo cáo của VQG, nguồn tài liệu từ ngành du lịch, các tài liệu khác có liên quan.
Tác giả đã vận dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích mối tương quan, ảnh
hưởng hai chiều của các yếu tố để tìm ra những kết quả tác động và xác định nguyên
nhân, hậu quả của các mối liên hệ tạo ra.
Kết quả từ các mơ hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận
chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng được đề xuất dựa trên những kết quả
phân tích và tổng hợp.
5.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du lịch
nói riêng. Phương pháp này nhằm xác định điểm nghiên cứu, vị trí của đối tượng
nghiên cứu và các vùng phụ cận; vạch ra các tuyến điểm du lịch, thiết kế một số tour
du lịch dựa trên sơ đồ, lược đồ, bản đồ. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số
lượng, chất lượng của đối tượng nghiên cứu được thể hiện trong luận văn thật khó có
thể diễn tả ngắn gọn bằng lời nếu khơng có sự hỗ trợ của bản đồ, biểu đồ.
Do Khu Ramsar Bàu Sấu chỉ chiếm diện tích nhỏ và hiện chưa có bản đồ nói
chung và bản đồ về du lịch nói riêng nên các bản đồ du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu
đều được tác giả biên tập và xây dựng trên cơ sở dữ liệu thông tin của Tổ chức bảo tồn
Quốc tế (WWF) và VQG Cát Tiên với 3 cơng cụ chính là: phần mềm Adobe
Photoshop CS6, Adobe Illustrator CS6 và chương trình hệ thống thơng tin Địa lí trực
tuyến - Arc GIS Online.
5.2.7. Phương pháp thống kê
Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel; thông
tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục
vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý.


8


5.2.8. Phương pháp phân tích ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses –
Opportunities – Threats)
Là phương pháp phân tích những ưu, khuyết điểm, những lợi thế và hạn chế
bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài. Phương pháp này cũng cho phép
nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện của SWOT để đưa vào trong tiến trình
phân loại sự lựa chọn chiến lược và chiến thuật kinh doanh du lịch vùng.
5.2.9. Phương pháp dự báo
Khi đời sống của xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu xã hội
của con người ngày càng tăng thì du lịch đã trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu được đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Ở nước ta nền kinh tế về du
lịch tuy cịn khá mới mẻ nhưng nó cũng đã và đang góp một phần rất lớn trong thu
nhập quốc dân. Thơng qua cơng tác dự báo, ta có thể dự đoán được sự biến động của
thị trường du lịch trong tương lai để từ đó đưa ra những chính sách quản lý hợp lý
nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trong các phương pháp dự báo thì phương pháp dãy số thời gian dùng để phân
tích hiện tượng là một trong những phương pháp phù hợp với hoạt động du lịch và
được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. Việc dùng dãy số thời gian phân tích cho ta biết
được đặc điểm của hiện tượng, mức trung bình của hiện tượng qua thời gian, tốc độ
tăng giảm của hiện tượng của kỳ sau so với kỳ trước hay kỳ sau so với kỳ gốc nào đó,
thơng qua các chỉ số ta còn biết được tốc độ phát triển của hiện tượng, với tốc độ như
vậy là nhanh hay chậm, lượng tăng giảm của kỳ sau so với kỳ trước, không chỉ có vậy
mà qua dãy số thời gian ta cịn nắm được mức độ ảnh hưởng của tính thời vụ đến các
mức độ của hiện tượng đồng thời qua các chỉ số như lượng tăng giảm tuyệt đối trung
bình, từ tốc độ phát triển trung bình ta có thể dự đoán các mức độ của hiện tượng trong
tương lai, bên cạnh đó thơng qua bảng Buys – Ballot ta có thể dự đốn các mức độ của
hiện tượng có chịu ảnh hưởng của biến động thời vụ trong tương lai. Với những tác
dụng tổng hợp trong phân tích hiện tượng của dãy số thời gian thì việc áp dụng để
phân tích hiện tượng là rất cần thiết và quan trọng.



9

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận
và thực tiễn về việc phát triển du lịch và phát triển du lịch tại các khu ĐNN theo
hướng bền vững.
- Về mặt thực tiễn:
+ Làm rõ các thế mạnh hiện có về du lịch của Khu Ramsar Bàu Sấu và các giá
trị, chức năng của Bàu Sấu với việc phát triển du lịch tại VQG Cát Tiên
+ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu giai đoạn 2004
- 2014.
+ Đề xuất một số định hướng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch Khu
Ramsar Bàu Sấu, đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội
nhập.
+ Góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về Khu Ramsar Bàu Sấu nói
chung và hoạt động du lịch tại khu vực này nói riêng, giúp cơ quan quản lí xây dựng
kế hoạch phát triển du lịch phù hợp.
+ Là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về Khu Ramsar Bàu Sấu trong
tương lai.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của cơng trình này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Bàu Sấu
thuộc VQG Cát Tiên
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Khu Ramsar Bàu Sấu,
thuộc VQG Cát Tiên.


10


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm và nội dung liên quan
1.1.1.1. Phát triển
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật... Đây là xu thế tự
nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội người nói riêng. Phát triển kinh
tế - xã hội là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng
cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục,
chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá.
Để phản ánh đúng thực chất và khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về
kinh tế như GNI (Gross National Income - Tổng thu nhập quốc dân), GDP (Gross
Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội), thu nhập bình quân đầu người (GDP
per capita)...cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI (Human Development Index Chỉ số phát triển con người), HFI (Human Freedom Index - Chỉ số tự do của con
người)...
1.1.1.2. Du lịch
Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford
xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm.
Tại Hội nghị Liên hiệp Quốc tế về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ
với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [17].
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa
bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể
thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa” [17].
Với UNWTO: “Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt
động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt



11

động này. Người đi Du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối
thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”[9].
Tháng 6/2005, Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành luật Du lịch (có hiệu lực
từ 1.1.2006) thì khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [11].
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nhiên liệu, năng
lượng và thơng tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình.
Tài nguyên được phân thành 2 loại: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,
gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm về
tài ngun du lịch ln gắn với khái niệm du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích Cách
mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [11].
1.1.1.4. Loại hình du lịch
Để đưa ra được định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các
nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân
du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính hệ thống
khi có quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch.
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như
sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc

được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối,
một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó” [17].


12

1.1.1.5. Du lịch sinh thái
Mặc dù đã có những nhà du lịch thiên nhiên từ lâu như: Humdoldt, Darwin,...
nhưng những cuộc du lịch của họ không nhằm bảo tồn các khu thiên nhiên, văn hóa
địa phương hay các lồi bị đe dọa tiệt chủng. Chỉ đến khi có sự ra đời của lữ hành bằng
máy bay, nhiều tài liệu về du lịch và thiên nhiên trên vô tuyến, sự tăng lên về những
mối quan tâm đến các vấn đề bảo tồn và mơi trường thì DLST mới trở thành một hiện
tượng thật sự ở cuối thế kỷ 20 và hy vọng cả ở thế kỷ 21.
Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hectorceballos – Lascurain nêu vào năm
1987 như sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên cịn ít bị thay đổi, với
những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [9].
Từ định nghĩa đầu tiên năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có sự
thay đổi: từ chỗ coi hoạt động DLST là loại hình ít tác động đến mơi trường tự nhiên
sang cách nhìn khác hơn; theo cách nhìn mới, DLST là loại hình du lịch có trách
nhiệm với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Trong
Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” (từ ngày 7
đến ngày 9/9/1999). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt
Nam như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với GDMT, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương” [15].
Nói tóm lại, cho đến tận nay khái niệm DLST vẫn cịn được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau, nhiều tên gọi khác nhau nhưng chúng ta có thể khái quát như sau:
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những giá trị hấp

dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi nhuận thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng
góp cho công tác bảo tồn và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương; đồng thời
phổ biến một số kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách du lịch, từ đó họ có ý
thức bảo vệ mơi trường. Hơn thế nữa, theo tơi DLST cịn góp phần giao lưu văn
hóa giữa các VQG, các địa phương trong cả nước và giữa các quốc gia với nhau.


13

1.1.1.6. Phát triển bền vững
Có thể nói mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con
người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hố và ngừng sự phát
triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa mơi trường và phát triển là
phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu
cực tới mơi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp
Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự
thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai" [9].
1.1.1.7. Du lịch bền vững
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương
lai" [15].
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hố, các q trình sinh thái cơ bản, ĐDSH và các hệ đảm bảo
sự sống.
Theo giáo sư, viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931 – 2011), Viện Khoa học Kỹ thuật
nông nghiệp Việt Nam, nhà nghiên cứu đầu ngành về nơng nghiệp, nơng thơn Việt
Nam thì ngun tắc của DLST bền vững dựa trên 4 trụ cột là: Kinh tế, sinh thái, văn
hố và cộng đồng, trong đó bền vững về kinh tế là mục tiêu trước mắt và lâu dài; Bền

vững sinh thái phải phù hợp với việc giữ vững các quá trình sinh thái chủ yếu, ĐDSH
và nguồn lợi sinh học; Bền vững văn hoá nghĩa là phải tăng sự tôn trọng cách sống phù
hợp với văn hoá địa phương, củng cố bản sắc văn hoá của cộng đồng; Bền vững địa
phương (cộng đồng) nghĩa là phải mang lại nguồn lợi cho cộng đồng địa phương (tăng
thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm…), đồng thời tạo ra và giữ lại thu nhập cho
cộng đồng…


14

1.1.1.8. Đất ngập nước
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về ĐNN của các quốc gia trên thế giới:
Theo chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ: “Về vị trí phân bố, ĐNN
là những vùng đất chuyển tiếp giữa những HST trên cạn và HST thủy vực. Những nơi
này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp
nước nông” [33]. ĐNN phải có ba thuộc tính sau (theo Cowardin và cộng sự, năm
1979):
+ Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
+ Nền đất hầu như khơng bị khơ.
+ Nền đất có cấu trúc khơng rõ rệt hoặc bão hịa nước, bị ngập nước ở mức
cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài
đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có thực
vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt” [32].
Theo các nhà khoa học New Zealand: “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ
những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở
mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể là nước ngọt, nước
mặn hoặc nước lợ. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và
động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”[33].
Theo các nhà khoa học Oxtraylia: “ĐNN là vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự

nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tĩnh hoặc nước
chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và những khu rừng ngập
mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp” [40].
Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Hoa Kỳ đề xuất và là định nghĩa chính thức
tại Hoa Kỳ: “ĐNN là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nước bề mặt hoặc
nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của
thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hịa nước” [31].
ĐNN nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi những vùng đất tương tự.
Theo công ước Ramsar (năm 1971), (Điều 1.1), các vùng ĐNN được định nghĩa
như sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự


×