Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà

KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà

KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn văn
Mã số : 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NAM


Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh
trong dạy học văn ở trường THPT là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài, số
liệu chưa từng được nghiên cứu, cơng bố trước đó. Nếu có gì khơng đúng sự thật,
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Người cam đoan
Tác giả luận văn
Lê Thị Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự tư vấn, giúp đỡ động viên
từ nhiều nguồn khác nhau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô gồm: PGS.TS Đỗ Ngọc Thống,
TS. Trần Hữu Tá, TS. Mai Sĩ Liên, TS. Nguyễn Đức Ân, PGS. TS. Đặng Ngọc Lệ,
TS. Nguyễn Thành Thi, TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, TS. Trần Thanh Bình đã tận
tình giảng dạy và đóng góp ý kiến cho tơi trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Nguyễn Thị
Hồng Nam đã hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành luận văn này. Trong suốt q
trình làm luận văn, tơi đã nhận được những ý kiến đóng góp quan trọng và học hỏi
được rất nhiều điều về đức tính của người làm khoa học.
Đồng cảm ơn tới BGH nhà trường, giáo viên tổ Ngữ văn và các em học sinh
trường THPT Ngô Thời nhiệm đã giúp đỡ tạo điều kiện và cùng tôi tham gia, đánh
giá kết quả thực nghiệm của đề tài này.
Trong quá trình thực hiện, người viết đã cố gắng rất nhiều. Song do năng lực
và thời gian hạn hẹp nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
được sự quan tâm và góp ý chân thành của các thầy cơ, đồng nghiệp để luận văn

này hồn thiện hơn.
Trân trọng
Tác giả luận văn
Lê Thị Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 9
1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục KNS ............................................................ 9
1.1.1. Kĩ năng ....................................................................................................... 9
1.1.2. Kĩ năng sống ............................................................................................ 10
1.1.3. Tên gọi và phân loại KNS........................................................................ 12
1.1.4. Nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của giáo dục KNS ......................................... 13
1.2. Khả năng kết hợp dạy KNS trong dạy học văn .............................................. 15
1.2.1. Đặc điểm kiến thức môn ngữ văn ............................................................ 16
1.2.2. Mục tiêu dạy học KNS ............................................................................ 19
1.2.3. Mục tiêu dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ................................ 21
1.2.4. Phương pháp tiếp cận giáo dục KNS ....................................................... 23
1.2.5. Nguyên tắc giáo dục KNS trong dạy học văn ......................................... 27
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29
Chương 2. VẬN DỤNG KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG

TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ............. 30
2.1. Một số KNS có thể được dạy kết hợp trong môn Ngữ văn ............................ 30
2.1.1. Kĩ năng tự nhận thức bản thân ................................................................. 30
2.1.2. Kĩ năng giao tiếp ...................................................................................... 32
2.1.3. Kĩ năng giải quyết vấn đề ........................................................................ 33
2.1.4. Kĩ năng tư duy sáng tạo ........................................................................... 35


2.1.5. Kĩ năng tư duy phê phán .......................................................................... 36
2.1.6. Kĩ năng hợp tác ........................................................................................ 37
2.2. Nội dung KNS có thể được tích hợp mơn Ngữ văn ở trường THPT ............. 39
2.2.1. Giờ đọc - hiểu văn bản ............................................................................. 39
2.2.2. Giờ làm văn ............................................................................................. 46
2.2.3. Giờ tiếng Việt ........................................................................................... 47
2.3. Một số biện pháp kết hợp dạy KNS trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ...... 50
2.3.1 Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm ...................................................... 50
2.3.2. Nhật kí đọc sách....................................................................................... 52
2.3.3. Tổ chức dạy học dự án ............................................................................. 56
2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá ............................................................................. 60
2.4.1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá ..................................................................... 60
2.4.2. Nội dung kiểm tra đánh giá ..................................................................... 60
2.4.3. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá ......................................... 62
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 64
Chương 3. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 65
3.1. Mục tiêu thực nghiệm ..................................................................................... 65
3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................................... 65
3.3.Tiến trình thực nghiệm .................................................................................... 66
3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 67
3.5. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 68
3.6.Các dữ liệu thu thập trong quá trình thực nghiệm ........................................... 68

3.7. Phân tích-đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 70
3.7.1. Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ..................................................... 70
3.7.2. Mục tiêu phát triển năng lực tư duy của học sinh.................................... 85
7.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm ...................................................... 94
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên đầy đủ

Chữ viết tắt
• Nxb

:

Nhà xuất bản

• THPT

:

Trung học phổ thơng

• THCS

:


Trung học cơ sở

• TP HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

• Tr

:

Trang

• PPDH

:

Phương pháp dạy học

• KNS

:

Kĩ năng sống

• WHO

:


Tổ chức y tế thế giới

• UNICEF

:

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

• UNESCO :

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp
quốc.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Giới thiệu các bước thực hiện bài giáo dục KNS [8, tr.35] ...................24

Bảng 2.1.

Nội dung và kỹ năng KNS có thể tích hợp trong một số văn bản .........39

Bảng 2.2.

Nội dung và KNS có thể tích hợp trong một số giờ làm văn ................46

Bảng 2.3.

Nội dung và KNS có thể tích hợp trong một số giờ Tiếng Việt ............48


Bảng 2.4.

So sánh kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và định
hướng phát triển năng lực. .....................................................................61

Bảng 3.1.

Bảng dữ liệu thu thập trong quá trình thực nghiệm sư phạm ................69

Bảng 3.2.

Đánh giá năng lực giao tiếp của học sinh qua hình thức thảo luận
(giờ thực nghiệm số 1)...........................................................................71

Bảng 3.3.

Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình ..........................................................84

Bảng 3.4.

Đánh giá kĩ năng tư duy của HS trong giờ dạy thực nghiệm số 1 ........86

Bảng 3.5.

Tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của
HS khi đọc văn bản Tấm Cám ...............................................................88

Bảng 3.6.


Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng tư duy của học sinh ............................90


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sự tương tác giữa giáo viên, nhà văn, học sinh trong hoạt động
tiếp nhận văn bản. .................................................................................. 18
Sơ đồ 1.2. Giao tiếp diễn ra trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. ............... 18
Sơ đồ 2.3. Tiến trình giờ học khám phá ................................................................. 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hóa nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám của nhóm Cá mập....... 73
Hình 3.2. Phần bài tập thể hiện suy nghĩ của HS Chí Cơng qua truyện
Tấm Cám ................................................................................................. 76
Hình 3.3. Bài tập BẢN THÂN VÀ TRUYỆN của HS Chí Cơng ........................... 78
Hình 3.4. Sơ đồ nhân vật Đinh trong truyện “Bính và Đinh” do Thúy Diệu
xây dựng .................................................................................................. 79
Hình 3.5. Hình vẽ ông bụt trong văn bản “Bính và Đinh” của Thiện Chí............... 80
Hình 3.6. Hình vẽ ơng bụt giả dạng người ăn xin trong văn bản “Bính và
Đinh” của Thảo Vy .................................................................................. 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa địi hỏi nguồn nhân lực khơng chỉ được đầu tư tốt
về nền tảng tri thức mà còn được trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu. Học sinh sinh viên hơm nay chính là nguồn nhân lực then chốt trong tương lai – những con
người có bản lĩnh sống và kỹ năng sống, biết nhận thức về giá trị bản thân, giá trị
cuộc sống và phấn đấu hoàn thiện mình. Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại là các

trường hiện nay chỉ dạy chữ chưa chú trọng dạy người. Học sinh cịn thiếu khả năng
thích ứng với cuộc sống trong khi xung quanh các em còn đầy rẫy những biến cố,
những tệ nạn, những tác động tiêu cực sẵn sàng làm hoen mờ nhân cách, bào mòn ý
chí và nghị lực các em. Chính vì vậy mà các cơ sở giáo dục không thể làm ngơ
trước thực trạng này.
Căn cứ vào chỉ thị số 1088/KH-BGDĐT tháng 8 năm 2011, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã xây dựng kế hoạch hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong
một số môn học và hoạt động giáo dục cấp Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS),
Trung học phổ thơng (THPT) trên tồn quốc để nâng cao chất lượng giáo dục và
đảm bảo tính thiết thực trong hoạt động giảng dạy. Đây là một trong những kế
hoạch quan trọng để xây dựng một chương trình kĩ năng sống (KNS) lâu dài phù
hợp với mục tiêu giáo dục của nước ta. Đồng thời đó cịn là một bước tiến trong đổi
mới tư duy và phương pháp giáo dục nhằm khơi gợi tính chủ động, tích cực, sáng
tạo của học sinh. Giúp các em học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách hoàn thiện
bản thân, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Ngữ văn là một môn học đem lại những giá trị cao đẹp "văn học là nhân học"
(Mác-xim Gorki). Mơn văn khơng những góp phần hình thành và đào tạo nhân cách
con người mà còn giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức:
nghe, nói, đọc và viết, trong đó bao gồm cả năng lực thu thập và xử lí thơng tin từ
nhiều nguồn khác nhau để viết và nói về nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Thông qua những tác phẩm văn học trong nhà trường, học sinh sẽ phát triển năng
lực thẩm mỹ và các kĩ năng khám phá bản thân, thấu hiểu giá trị nhân bản và thân
phận của con người. Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư


2

duy phản biện, sự tự tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng. Bồi dưỡng cho học sinh
tình yêu tiếng Việt và văn học, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá
trị văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh cịn biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của

nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế. Vì vậy rèn KNS thơng qua từng giờ dạy
văn, giờ học văn thật sự là một trong những hướng đi thiết thực, bổ ích và dễ thực
hiện nhất nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giáo dục tồn
diện, phát triển “trí – thể - mĩ” cho từng đối tượng học sinh.
Người viết chọn đề tài Kết hợp dạy một số KNS trong dạy học Ngữ văn ở
trường THPT xuất phát từ tình hình thực tiễn về nguồn lực con người và mục tiêu
chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đây là đề tài mang tính mới mẻ và
cập nhật. Vấn đề này, người viết thực sự đã có sự trăn trở sau một thời gian tìm
hiểu, nghiên cứu, tham khảo nhằm đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa
hoạt động của học sinh, gắn dạy văn với thực tiễn cuộc sống, làm cho môn văn ngày
càng gần gũi với học sinh và trở về vị trí quan trọng đúng như mục tiêu giảng dạy
của bộ môn này.
2. Lịch sử vấn đề
Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam
từ những năm 1995-1996, thông qua dự án "Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường" do
UNICEF( Tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc) và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối
hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, gắn với giáo dục các
vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phịng chống bn
bán phụ nữ và trẻ em, phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống tai nạn bom
mìn, bảo vệ mơi trường.... Giáo dục phổ thơng nước ta những năm vừa qua đã được
đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH), gắn với bốn trụ
cột giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để
cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận KNS. Đặc biệt rèn luyện KNS
cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung
của phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 [8, tr.7].


3


"Mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã và đang chuyển hướng từ chủ
yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học
sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đối
tượng học sinh, tăng cường khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh'' [8, tr.3].
Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang xây dựng kế hoạch hoàn thiện bộ tài
liệu giáo dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp Tiểu học,
THCS và THPT trên toàn quốc, dự kiến thực hiện tháng 8 năm 2013. Vụ giáo dục
các cấp học có trách nhiệm chỉ đạo chun mơn và tập huấn ở các cơ sở địa phương
ở tất cả các bộ mơn trong đó có mơn Văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho
giáo viên các cơ sở "Tài liệu giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THPT"
(2012, Nxb Giáo dục). Cuốn sách gồm hai phần:
 Phần thứ nhất trình bày một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS
cho học sinh trong nhà trường phổ thông với nội dung cơ bản quan niệm về KNS,
phân loại KNS, tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh, định hướng
giáo dục KNS cho học sinh. Những vấn đề trên nhằm giúp giáo viên nhận thức đầy
đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục KNS, nội dung của các KNS và việc
lựa chọn các KNS cần giáo dục cho học sinh phổ thông. Đồng thời tài liệu đã giới
thiệu một số phương pháp và kĩ thuật liên quan đến việc tổ chức dạy học KNS trên
lớp để giáo viên tham khảo, vận dụng các bài giảng trên lớp nhằm thực hiện một bài
học giáo dục KNS.
 Phần thứ hai: Giáo dục KNS trong môn ngữ văn ở trường THPT. Phần
này giúp giáo viên có nhận thức về việc vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn vào
giáo dục KNS cho học sinh THPT. Trong phần thứ hai, tài liệu đã giới thiệu một số
nội dung và địa chỉ các tiết học có thể thực hiện giáo dục KNS cho học sinh. Kết
hợp KNS trong bài dạy theo người viết nó vừa mang tính chất gợi mở vừa khuyến
khích giáo viên tìm tịi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp kiến thức KNS trong từng tiết

học, bài học trong phạm vi chương trình.


4

Tài liệu được triển khai tập huấn cho giáo viên từng cơ sở trong toàn quốc
hướng đến các đối tượng dạy và học. Theo khảo sát thực tế, sau khi được tập huấn
một số giáo viên đã ghi nhận về tính thiết thực cụ thể của việc vận dụng lồng ghép
KNS trong dạy học văn và thu được kết quả nhất định.
Trên báo Giáo dục với mục diễn đàn " Học sinh chán học văn, lỗi do ai?",
ngày 27 tháng 10 năm 2013, cô Lê Hà Giang (giáo viên Trường THPT Gia Định,
TP.HCM) cũng đã đưa ra quan điểm giáo viên lồng ghép được tình hình thời sự và
những câu chuyện giáo dục ngồi xã hội vào mơn Ngữ văn thì nội dung sẽ sinh
động và hứng thú hơn nhiều, nhất là những bài học lịch sử và văn học cổ. Đây cũng
là một “con đường” tích hợp của bài giảng để học sinh có vốn sống.
Theo thơng tin từ trang web:
Http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-bai-van-song-de-yeuthuong-798351.htm.
Dự án “học văn để sống - sống để yêu thương” là ý tưởng của cô Nguyễn Thị
Minh Ngọc, giáo viên dạy văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 9A3 Trường THCS THPT Đinh Thiện Lý. Dự án là một hành trình cơng phu địi hỏi thầy và trị cùng
phải có sự chuẩn bị dài hơi. Tham gia dự án, học sinh được nghe giảng về văn tự sự,
học chụp hình, chỉnh ảnh và đặc biệt là học về 12 giá trị sống mới có thể trải
nghiệm và làm nên các sản phẩm, thiết kế theo cách của mình. Hàng loạt công việc
yêu cầu các em phải thực hiện như quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, viết bài,
thiết kế mỹ thuật, xây dựng kế hoạch thiện nguyện để giúp đỡ nhân vật mình tiếp
xúc. Thế nên, các em học được rất nhiều kỹ năng như tổ chức, lên chương trình,
thuyết trình, làm việc nhóm,vận dụng cơng nghệ...Ngay trong cách chấm điểm, các
em cũng thể hiện vai trò chủ động. Khơng chỉ giáo viên, sinh viên tình nguyện
chấm điểm các nhóm, các thành viên một cách chi tiết mà trong mỗi nhóm các bạn
sẽ chấm điểm lẫn nhau, nhóm này chấm điểm nhóm khác. Đồng thời, tác phẩm của
các bạn cũng được chia sẻ trên trang facebook chung của lớp để bầu chọn theo từng

nội dung, tiêu chí. Theo cô Minh Ngọc, dự án không chỉ đưa đến các các em một
cách học văn mới, học bằng chính trải nghiệm của bản thân mà quan trọng hoạt
động này mang ý nghĩa nhân văn thật sự. Không chỉ học văn mà là sống văn nhờ sự


5

lớn lên trong suy nghĩ, nhận thức. Chỉ khi cảm xúc được đánh thức, có sự trưởng
thành trong suy nghĩ, học sinh mới có thể viết lên những dịng chữ đầy suy tư, rung
cảm và giàu niềm tin khi chiêm nghiệm cuộc sống mưu sinh của một người đàn ông
- cũng là người cha ở xóm rác Sở Thùng: “Cuộc đời khơng như một bản nhạc êm
đềm, nó là cuộc chiến mà bạn phải chiến đấu với chính mình để đứng dậy sau mỗi
lần vấp ngã hay nằm lại ..." (Gv Minh Ngọc). Dự án là sự kết hợp kĩ thuật tổ chức
dạy học, giúp học sinh trải nghiệm thực tế để rèn kĩ năng cho các em phát triển năng
lực tư duy, sáng tạo, năng lực cảm thụ cuộc sống.
Theo nguồn thông tin từ địa chỉ trang web:
Http://pgdhungha.edu.vn/thcs-tanhoa/dn/3764/12077/Giao-duc-ky-nangsong-mon-Ngu-van.htm.
Tác giả Trịnh Thị Thu Hoài trong chuyên đề "Giáo dục KNS ở trường
THCS" đã khẳng định mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu
tố của giáo dục KNS.Việc giáo dục KNS trong môn Ngữ văn được tiếp cận ở hai
phương diện: nội dung các bài học, phương pháp triển khai các nội dung bài học.
Tác giả cũng đã bám sát tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số
phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học thông qua một số bài dạy cụ thể nhằm phát
huy tính tích cực của người học, tích hợp KNS trong dạy học văn.
Tuy nhiên những ý kiến trên mới chỉ đưa ra ở phương diện chia sẻ kinh
nghiệm giảng dạy, chứ chưa mang tính quy mơ và chưa đồng bộ. Mơn văn vẫn cần
có giáo trình đồng bộ về dạy kết hợp các KNS cho học sinh trong dạy văn ở trường
phổ thông. Bộ GD& ĐT( Bộ Giáo dục và Đào Tạo) cần mở rông các lớp tập huấn
cho giáo viên, các hội thảo đưa ra những kinh nghiệm hay trong việc dạy các KNS
cho học sinh trong việc dạy học văn. Người viết dựa vào kim chỉ nam là mục tiêu

giảng dạy môn văn và hướng đổi mới của ngành giáo dục trong môn Ngữ văn, với
tinh thần tiếp thu và kế thừa sáng kiến kinh nghiệm từ những người quan tâm tới
vấn đề KNS trong dạy ngữ văn và bằng chính kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình
giảng dạy đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Đề tài này sẽ góp phần quan trọng
trong q trình đổi mới tư duy giảng dạy, lấy học sinh là trung tâm, nâng cao hiệu
quả trong giờ học văn.


6

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận văn này,người viết nhằm:
3.1 Góp phần làm sáng tỏ mục đích rèn một số KNS trong dạy văn và hiệu
quả của phương pháp lồng ghép KNS trong quá trình dạy học văn ở trường THPT.
3.2 Góp phần khắc phục những bất cập của PPDH( phương pháp dạy học)
theo lối truyền thụ một chiều, đồng thời trình bày những cơ sở khoa học của PPDH
Văn với lồng ghép KNS.
3.3 Góp phần khẳng định xu hướng tất yếu của đổi mới chương trình, PPDH
văn theo quan điểm: rèn kĩ năng thông qua quá trình tích lũy tri thức, chú trọng "dạy
người" bên cạnh việc dạy chữ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh
lớp 10, trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9, TP. HCM. Vì đây là nơi mà chúng tơi
có cơ hơi thuận lợi trong việc quan sát kĩ năng sống của học sinh qua các giờ học
trên lớp thường xuyên và sát sao nhất. Tác giả đã lựa chọn một số thiết kế giáo án
mẫu ở cả ba phân môn : đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt, làm văn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Từ mục tiêu kết hợp KNS trong dạy học văn, nếu chúng tôi xây dựng được
PPDH và biện pháp dạy học phù hợp, giáo viên sẽ phát triển được ở học sinh những
năng lực sau: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề xoay quanh cuộc

sống, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực hồn thành cơng việc, năng lực cảm thụ
cái đẹp từ văn chương.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số cách tiếp cận khoa học về
khả năng đặc biệt của môn Ngữ văn qua hoạt động kết dạy kết hợp KNS trong dạy
văn: làm rõ khái niệm KNS, mục tiêu giáo dục KNS, các nguyên tắc giáo dục KNS,
các KNS cơ bản c.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

a, Trong tiết học giao dự án.

- Kĩ năng hợp tác.

- Gv giao cho HS dự án dạy học.

- Kĩ năng trình bày.

- GV nêu yêu cầu đối với các nhóm.
+ Chia nhóm, bốc thăm chọn đề tài.
+ Lập bảng phân vai và kế hoạch của từng nhóm.
+ Tổ chức tham quan địa danh.
+ Nộp sản phẩm: Bài thuyết trình và bài viết cá nhân.
+ Điểm số cuối cùng được tính: (Điểm nhóm điểm
cá nhân)/ 2
b,Trong tiết học báo cáo dự án.
- Giáo viên giới thiệu bảng đánh giá thuyết trình.
- Mỗi nhóm thuyết trình trong vòng 15 phút.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm nhóm.
- GV báo điểm tổng hợp cho học sinh phát phiếu tự

đánh giá và thu lại ở tiết học sau.


7.Bảng đánh giá bài thuyết trình của HS:
Tiêu chuẩn đánh giá

Thang điểm

Nội dung phù hợp và chính 1 2 3 4 5
xác, thể hiện sự nghiên cứu kĩ
càng.
Thông tin rõ ràng và hiệu quả.

12345

Đáp ứng các yêu cầu cần thiết

12345

Trình bày hay, ấn tượng, thuyết 1 2 3 4 5
phục
Sử dụng các phương tiện 1 2 3 4 5
truyền thông.
Sự đóng góp của tất cả cá thành 1 2 3 4 5
viên
Tổng số điểm
Nhận xét chung:
- Ưu điểm:
- Khuyết điểm:
Giáo viên đánh giá.

Thuyết minh giáo án:
Giáo án được tiến hành ngay sau nhóm về văn thuyết minh. Chuyên đề này
giúp các em ôn lại khái niệm về văn thuyết minh, kết cấu bài văn thuyết minh và
cách làm một bài văn thuyết minh. Giáo viên sử dụng hai tiết phụ đạo để tiến hành
dự án học tập này. Do HS trường khai giảng sớm 4/8/2013 nên GV có thời gian để
tiến hành dự án này. Đây là dự án mang tính thiết thức, vận dung được kiến thức
liên mơn giữa ngữ văn, lịch sử, địa lí, văn hóa đề học sinh tìm hiểu nét riêng độc
đáo về di tích lịch sử địa phương để học sinh quảng bá hình ảnh quê hương, tự hào
về truyền thống lịch sử địa phương. Bên cạnh đó giáo viên cịn nhằm rèn cho các
em một số kĩ năng sống như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, đặc biệt kĩ năng
giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức. Có thể nói với biện pháp đạy học theo dự


án có thể kết hợp tổng hịa các KNS xung quanh để hướng học sinh thấy thay đổi về
thái độ, nhận thức và hành vi của minh.
Kết quả đạt được: Nhóm hạng I: 10 đ; nhóm hạng II:9đ; nhóm hạng III: 8đ,
nhóm hạng IX: 7đ. Sau tiết dạy học theo dự án chúng tôi rút được kinh nghiệm như
sau: Về mặt ưu điểm; Dạy học dự án tạo khơng khí vui tươi, sinh động, tránh nhàm
chán và thụ động cho HS. Bên cạnh đó,dạy học dự án cịn giúp các em có cơ hội có
thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về những địa danh của quê hương. Đồng thời hình
thành, nâng cao nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, thuyết trình giao tiếp, rèn luyện
được tính tích cực trong học tập, tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Dạy học dự
án tạo điều kiên cho học sinh tự chủ tối đa, tự biết cách tổ chức. Cũng từ chuyến đi
thực tế, các em được trực tiếp khám phá tri thức với nhiều điều thú vị, phát huy
nhiều sáng kiến hay, rut ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong q trình thực nghiệm chúng tơi đã gặp những khó khăn như
sau:Thứu nhất dạy học theo dự án tốn nhiều công sức, các em phải tạo nguồn quỹ
nhỏ để hoạt động nhóm, rửa hình. Đây là cách học mới mẻ, địi hỏi tính tự chủ và
hợp tác cao nên các em cịn lúng túng. Một số nhóm bị quá về thời gian qui định và
một số bạn ỷ vào các bạn khác.



PHỤ LỤC 5.
Giáo án thực nghiệm : TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm rõ được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
- Áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt
I. Tầm quan trọng của vịec trình bày một vấn đề

Học sinh đọc SGK.

- Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập,
nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó

=> Nêu ví dụ:

trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện
vọng, suy nghĩ, nhận thức, của mình cũng như thuyết
phục họ cảm thơng và đồng tình với mình.
II. Cơng việc chuẩn bị
? Công việc chuẩn bị thường gồm
mấy khâu.
- Em chọn vấn đề như thế nào?


1. Chọn vấn đề trình bày
- Chọn vấn đề trình bày tuỳ thuộc vào đề tài. Tức trình
bày vấn đề gì, cần xác định:
+ Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.
+ Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính và

+Để có cơ sở lựa chọn phải có suy
nghĩ và xác định như thế nào?

nghề nghiệp. Họ đang quan tâm tới vấn đề gì?)
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề. Sau khi đã xác
định được như vậy, ta bắt đầu lập dàn ý cho vấn đề cần
trình bày.
2. Lập dàn ý cho bài trình bày

-Tại sao phải lập dàn ý cho bài văn

- Lập dàn bài để trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ.

trình bày?

Dàn ý làm cho ta chủ động hơn trong quá trình trình bày.
- Cách lập dàn ý thường như sau:
+ Để làm sáng vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày


Cách lập dàn ý thường có mấy bước?
Đó là những bước như thế nào?
Học sinh nêu cách lập dàn ý (dựa

theo SGK).

bao nhiêu ý?
+ Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào?
+ Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? Ý nào là
trọng tâm của bài trình bày?
+ Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý

-

và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.
III.Trình bày
1. Bắt đầu trình bày
- Chào cử toạ và mọi người bằng lời lẽ ngắn gọn đầy đủ
-Có mấy bước trong khi trình bày?
+ Thủ cần thiết trước khi trình bày là
gì?

nhất.
- Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày
- Nội dung chính là gì? Nội dung ấy bao gồm bao nhiêu
vấn đề. Mỗi vấn đề cụ thể hố như thế nào?

+Trình bày phải như thế nào?

- Cần có chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào. Mỗi vấn đề
cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động.
*Chú ý: thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều
chỉnh nội dung và cách trình bày.


? Cần lư ý gì khi trình bày.

3. Kết thúc vấn đề
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

+ Kết thúc bài trình bày thường như

- Đặt ra yêu cầu cụ thể.

thế nào?

- Cảm ơn người nghe.

4- Củng cố, dặn dò:
- Làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị “Lập kế hoạch cá nhân”
theo SGK.


PHỤ LỤC 6: BẢNG QUAN SÁT HỌC SINH THẢO LUẬN NHĨM
Tên nhóm

Ngày

Bài dạy:

Tên
HS












Sự

Sự

năng

năng

năng

năng

năng

chuẩn

tham

tự


giải

tư duy

tư duy

hợp

bị

gia

nhận

quyết

sáng

phê

tác

thức

vấn đề

tạo

phán


nhóm


năng
giao
tiếp


PHỤ LỤC 7: CHECKLIST ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỢP TÁC
TRONG HOẠT ĐỘNG NHĨM (Ở NHÀ)

Bài tập: Thuyết trình chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ tích
"Tấm Cám"
Trường:....................................................................Lớp.:...............Nhóm (tên
nhóm).:............
Nhóm trưởng.:........................................................................................................................
Nội dung đánh giá:
Đánh giá mức độ thể hiện bằng cách đánh dấu (X) mà nhóm chọn( Thống nhất ý kiến trong
nhóm rồi đánh dấu vào bảng này, mang đến lớp nộp cho giáo viên).

Nội dung

STT

Họ và Tên

Họp mặt

Hăng


Thường

Thỉnh

Chờ

Khơng

nhóm

hái

xun

thoảng

nhắc

bao

đúng

tham

đóng

mới

nhở


giờ

giờ

gia

góp ý

đóng

mới

đưa ra

nhiệm

kiến

góp ý

đóng

ý kiến

vụ

cho

kiến


góp ý

cho

nhóm

cho

kiến

nhóm

nhóm

cho
nhóm

1
2
3
4
5
6

Kí tên

Ghi chú


PHỤ LỤC 8: CHECKLIST ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÀI THUYẾT

TRÌNH TRÊN LỚP

(Dành cho giáo viên đánh giá các nhóm học tập)
Tiêu chí

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Ghi chú

1

2

3

4

5

Nhận xét

Nội dung thơng

tin(4đ)
Trình bày hấp dẫn,
ngắn gọn, súc tích, dễ
theo dõi(2đ)
Lơi kéo sự tham gia
của người nghe(2đ)
Kích thích sự tị mị
của người nghe(2đ)

Bài tập: Thuyết trình chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ tích
"Tấm Cám"


PHỤ LỤC 9
CHECKLIST ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÀI THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP
GIỮA CÁC NHĨM.

(Dành cho các nhóm học sinh tự đánh giá và đánh giá các nhóm)
Học sinh đánh giá bằng cách đánh dấu X vào ơ mình chọn
Bài tập: Thuyết trình chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ tích
"Tấm Cám"
Trường:.....................................................................Lớp.:..................................................
Tiêu chí

Nhóm

Nhóm

Nhóm


Nhóm

Nhóm

Ghi chú

1

2

3

4

5

Nhận xét

Tập trung lắng nghe,
quan sát nhóm được
trình bày
Đưa ra những ý kiến
đóng góp xác đáng
Lời lẽ, thái độ đánh
giá tích cực
Nhóm( tên nhóm).:..............................................................................................................


PHỤ LỤC 10.
CÁC PHIẾU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM


1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY HỌC THỰC NGHIỆM.
(Dành cho GV dạy thực nghiệm và GV dự giờ thực nghiệm)
Kính thưa thầy(cơ)!
Những ý kiến của thầy (cơ) dưới đây sẽ giúp chúng tơi có cơ sở quan trọng để
đánh giá về kết quả giờ dạy thực nghiệm của đề tài mà chúng tơi đang nghiên
cứu.
I. THƠNG TIN CHUNG CHO GIÁO VIÊN ĐƯỢC THAM GIA KHẢO SÁT
Thầy cô hãy cho chúng tôi biết một số thông tin dưới đây:
Thầy (cơ) vui lịng cho chúng tơi được biết một số thơng tin dưới đây:
Thầy (cơ)đang dạy lớp..............................Chương trình cơ bản.............Nâng cao..............
Số năm thầy (cô) tham gia dạy bậc THPT............................................................................
Số chương trình, bộ SGK mà thầy (cơ)từng dạy qua...........................................................
II. PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN
Thầy ( cô) hãy đánh dấu X vào ô mà mình chọn:

Nội dung
1.HS trong giờ thực nghiệm:
Tham gia các hoạt động có nhiệt tình khơng?
Có hứng thú với việc tham gia xây dựng các
tiêu chí đánh giá trong giờ học hay khơng?
Có hình thành một số kĩ năng sống trong học
tập hay khơng?
Có thích thú với phương pháp và cách tổ chức
dạy học của giáo viên hay không?
2.Giáo viên trong giờ dạy thực nghiệm
Có tơn trọng ý kiến học sinh?
Có giới thiệu mục tiêu bài học bao gồm kiến
thức, kĩ năng sống cho học sinh hay khơng?




khơng

Ghi chú


×