Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 9 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.3 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Hải Ninh

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC
NGƠN NGỮ VÀ TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG
TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH CHO
HỌC SINH LỚP 9 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Hải Ninh

BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC
NGƠN NGỮ VÀ TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG
TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lí luận và phương dạy học mơn Văn
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, góp ý chân thành và sự giúp đỡ từ q thầy cơ
trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, khoa Ngữ văn và Phịng sau đại học
trường Đại học sư phạm TP. HCM đã tạo điều kiện để tôi thực hiện luận văn
trong thời gian cho phép. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn
Viết Chữ. Dù có những hạn chế nhất định về khoảng cách nhưng PGS.TS.
Nguyễn Viết Chữ đã nhiệt tình hỗ trợ và hướng dẫn tơi suốt q trình làm
luận văn.
Dù đã cố gắng thực hiện và hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết
và năng lực của mình nhưng luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi những mặt
thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cơ và
các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2012
Học viên
VŨ THỊ HẢI NINH


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ...................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................9

PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................17
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ RÈN NĂNG LỰC TRI GIÁC
NGƠN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở
LỚP 9 THCS .............................................................................................................17
1.1. Ngơn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
17
1.1.1. Ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật .17
1.1.2. Hình tượng, hình tượng nghệ thuật và đặc trưng của hình tượng nghệ
thuật ...................................................................................................................21
1.2. Năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật của học sinh
THCS .....................................................................................................................25
1.2.1. Năng lực và năng lực tri giác ngơn ngữ nghệ thuật .................................25
1.2.2. Năng lực tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ ........................................................................................................................28
1.2.3. Năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác
phẩm thơ trữ tình của học sinh lớp 9 THCS ......................................................30
1.2.3.1. Học sinh lớp 9 với thơ trữ tình .........................................................30
1.2.3.2. Ba bài thơ trữ tình trong ấn tượng của học sinh ...............................31
1.3. Những nhân tố chi phối việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình
tượng thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 THCS .........................................................32
1.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình .............................................32
1.3.2. Đặc điểm hình tượng thơ trữ tình ............................................................35


1.3.3. Đặc điểm thơ trữ tình hiện đại .................................................................37
1.3.4. Những nguyên tắc và yêu cầu định hướng rèn năng lực tri giác ngơn ngữ,
tái hiện hình tượng thơ trữ tình ..........................................................................40
1.3.4.1. Nguyên tắc trong dạy học thơ trữ tình ..............................................40
1.3.4.2. Yêu cầu luyện tập kĩ năng cho học sinh ...........................................41
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN DẠY HỌC VÀ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI

GIÁC NGƠN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 9 THCS
...................................................................................................................................44
2.1. Khảo sát khả năng tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của
học sinh ..................................................................................................................44
2.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................44
2.1.2. Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát ...................................................44
2.1.3. Phương pháp khảo sát ..............................................................................44
2.1.4. Nội dung khảo sát ....................................................................................44
2.1.5. Thời gian khảo sát: tháng 3, 4 năm 2010.................................................45
2.1.6. Kết quả khảo sát .......................................................................................45
2.1.6.1. Khảo sát rèn năng lực tri giác ngơn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình
tượng thơ trữ tình đặt ra trong sách giáo khoa. ..............................................45
2.1.6.2. Khảo sát phương pháp dạy thơ trữ tình của giáo viên THCS ..........46
2.1.6.3. Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình
tượng thơ trữ tình của học sinh qua giờ học ..................................................48
2.1.7. Kết luận về năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ thuật
trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 9 THCS ...........................................................51
2.2. Một số biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho
học sinh ..................................................................................................................56
2.2.1. Tích hợp kiến thức để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình ............56
2.2.2. Bằng biện pháp đọc thơ để phát huy năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện
hình tượng nghệ thuật ........................................................................................58


2.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập rèn năng lực tri giác ngơn ngữ nghệ thuật và tái
hiện hình tượng thơ ............................................................................................63
2.2.3.1. Mục đích, nguyên tắc thiết lập bài tập ..............................................63
2.2.3.2. Nội dung và hình thức bài tập rèn luyện năng lực tri giác ngơn ngữ,
tái hiện hình tượng nghệ thuật .......................................................................64
2.2.4. Sử dụng câu hỏi để phát huy năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình

tượng nghệ thuật trong quá trình tổ chức cho học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ
tình .....................................................................................................................71
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM ..............................................................................76
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................76
3.2. Yêu cầu thực nghiệm ......................................................................................76
3.3. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm ..........................................................76
3.4. Thời gian và quá trình tiến hành thực nghiệm ...............................................77
3.4.1. Thời gian và quy trình thực nghiệm ........................................................77
3.4.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm .............................................................78
3.5. Giáo án thực nghiệm ......................................................................................78
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị .....................................................................................78
3.5.2. Giáo án .....................................................................................................80
3.5.3. Đánh giá thực nghiệm rèn năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện
hình tượng thơ trữ tình cho HS lớp 9 THCS theo một số biện pháp luận văn đề
ra. .....................................................................................................................106
KẾT LUẬN .............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................114


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

Nxb : Nhà xuất bản
THCS : Trung học cơ sở



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thống kê số câu hỏi tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ
tình của các bài thơ trữ tình hiện đại lớp 9
Bảng 2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án
Bảng 3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát giáo viên
Bảng 4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
Bảng 5. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tái hiện hình tượng thơ trữ tình
Bảng 6: Thống kê kết quả thực nghiệm để đánh giá năng lực tri giác của học
sinh trong sự so sánh đối chứng.
Bảng 7: Thống kê kết quả thực nghiệm để đánh giá năng lực tái hiện hình tượng
thơ của học sinh trong sự so sánh đối chứng.
Bảng 8: Tổng hợp và so sánh tỉ lệ năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình
tượng thơ trữ tình.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luật giáo dục của nước ta thơng qua ngày 5/5/2005 có nêu rõ: “Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. Gần đây, trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”, Đảng ta
cũng xác định: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc tiếp
nhận tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu
nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được
năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh”. Như
vậy, những yêu cầu về nội dung, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục đã được Đảng
và Nhà nước xác định rõ. Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được nhiệm vụ và mục

đích trên vẫn cịn là thách thức đối với ngành giáo dục. Nhiệm vụ của cơng tác
giảng dạy ở trường phổ thơng nói chung và việc dạy học mơn Văn nói riêng là làm
sao để khi ngồi trên ghế nhà trường, ngoài việc học được kiến thức cơ bản, các em
cịn hình thành được kĩ năng tự học.
“Mỗi tác phẩm có phần “nói ra” và có phần “khơng nói ra”; có “ý tại ngơn
ngoại” trong thơ, tính nhiều nghĩa của biểu tượng, đa nghĩa của liên tưởng và liên
tưởng ngoài tác phẩm ở bạn đọc” [31,215]. Hình tượng tác phẩm là “tảng băng trơi”
có phần nổi và phầm chìm. Điều đó tạo nên hệ thống mở cho tác phẩm văn học. Vì
thế, hồn tồn có cơ sở khi lí thuyết tiếp nhận cho rằng tiếp nhận văn học chính là
sự “đồng sáng tạo” của bạn đọc với tác giả để tạo ra giá trị mới cho tác phẩm. Nghĩa
là mỗi người đọc đều có cách hiểu, cách thưởng thức, đánh giá tác phẩm tùy thuộc
vào vốn sống, vốn kinh nghiệm và thị hiếu thẩm mĩ theo tâm trạng chủ quan của
mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bạn đọc (học sinh) “đồng sáng tạo” với tác giả
như thế nào, đến mức độ nào để khơng thốt li hình tượng tác phẩm theo suy diễn
chủ quan của bản thân, khơng rơi vào phân tích xã hội học dung tục… Làm thế nào


để trong giờ học văn nói chung và giờ học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng học sinh
khơng bị giáo viên áp đặt lối nghĩ mà được cất lên tiếng nói sáng tạo của mình
nhưng khơng rơi vào sự cảm thụ tùy tiện chủ quan.
Tác phẩm văn học là một nghệ thuật - nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Vì thế,
“Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (Groki) xây dựng nên những hình tượng
nghệ thuật. Quá trình tiếp nhận tác phẩm là quá trình người đọc tiếp xúc lớp vỏ vật
chất (ngôn ngữ) của tác phẩm để cảm thụ vẻ đẹp của chất liệu ngôn từ; từ đó cảm
nhận được giá trị của hình tượng và cuối cùng là xúc cảm thẩm mĩ trước giá trị tác
phẩm. Như vậy, để hồn thiện q trình tiếp nhận văn học, học sinh phải đi từ bước
khởi đầu có tính chất quyết định là tri giác đặc điểm ngơn ngữ và tiếp đến là tái hiện
hình tượng tác phẩm đúng. Bước khởi đầu này sẽ giúp các em hiểu và cảm được sâu
sắc tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Hơn nữa, thơ trữ tình là cả một thế
giới vẻ đẹp của tâm hồn con người, của cuộc sống, dễ tạo hứng thú cho học sinh

nhưng cũng thật khó cảm thụ trúng tư tưởng tình cảm mà thi nhân gửi gắm. Do đó,
đọc hiểu thơ trữ tình đòi hỏi học sinh phải được rèn luyện thực sự, đúng phương
pháp để bồi dưỡng, phát huy hết khả năng tiềm ẩn, tạo cho các em u thích bộ mơn
và có những năng lực văn học nhất định.
Với học sinh lớp 9 THCS, việc rèn luyện năng lực tri giác ngơn ngữ và tái
hiện hình tượng thơ trữ tình là bước đi vững chắc, phù hợp. Học sinh lớp 9 đang ở
thời kì phát triển mạnh về thể chất cũng như tâm lí. Lứa tuổi này đã có ý thức về cá
nhân, thích thể hiện cá tính, cảm xúc của bản thân, thích được người khác lắng
nghe. Kinh nghiệm sống, vốn văn học của các em cũng phong phú hơn lớp dưới.
Các em đã có sự phát triển về năng lực văn học; biết đánh giá, thưởng thức nghệ
thuật…
Rất tiếc, trong dạy học văn giáo viên Ngữ văn THCS tuy có cố gắng thực
hiện đổi mới phương pháp nhưng cịn xa rời đặc trưng thi pháp thể loại, chưa chú ý
rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh. Vì thế,
đứng trước một bài thơ trữ tình cụ thể, các em thường băn khoăn, lúng túng không


biết phải bắt đầu từ đâu, tiến hành từng bước ra sao… Vì vậy, hiện tượng cảm thụ
mơ hồ, hời hợt, phiến diện tác phẩm đang diễn ra phổ biến ở học sinh phổ thơng.
Xuất phát từ các lí do trên, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu “Biện pháp rèn kĩ
năng tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho
học sinh lớp 9 ở THCS” với mong muốn góp phần thực thi việc đổi mới phương
pháp dạy học môn Ngữ văn ở THCS và góp phần hiện thực hóa một phần nhiệm vụ
của giáo dục.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ trữ tình vốn chiếm vị trí quan trọng trong các thể loại văn học. Với các
tác phẩm văn học trong nhà trường thơ trữ tình cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Vì thế,
quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường không thể không nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học thơ trữ
tình. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về thơ và giảng dạy thơ. Trong phạm vi đề tài

này, chúng tôi lưu tâm đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu về năng lực tri
giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình.
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về
đổi mới PPDH môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2005 có đề cập
chuyên đề: Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông của tác giả Nguyễn Viết Chữ. Chuyên đề phân tích sâu sắc bản chất q trình
dạy học văn trong nhà trường là quá trình bồi dưỡng kĩ năng đọc, kĩ năng nghe mà
biểu hiện ra ở kĩ năng nói, kĩ năng viết và quá trình phát triển năng lực tiếp nhận
văn học. Theo tác giả, “phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của
quá trình dạy học văn hiện đại” [7, 5]. Đó là các năng lực: tri giác ngơn ngữ nghệ
thuật; tái hiện hình tượng; liên tưởng trong tiếp nhận văn học; cảm thụ cụ thể kết
hợp với khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong tính chỉnh thể;
nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận; tự nhận thức và năng lực tự
đánh giá.


Cuốn Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh
Hùng cho rằng muốn cắt nghĩa văn bản “…phải nghiên cứu và xác định mối quan
hệ bên trong mỗi tác phẩm trữ tình thơng qua tác động và chức năng của hình tượng
âm thanh, của cấu trúc câu thơ, của khổ thơ, của tính hình ảnh” [26,98]. “Phân tích
tác phẩm trữ tình cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngơn ngữ nghệ thuật”
[20,103]. Như vậy, để cắt nghĩa văn bản đòi hỏi người dạy và người học phải nhận
diện được hình thức nghệ thuật, các mối quan hệ bên trong của tác phẩm trữ tình.
Trong bài viết Về sự phân tích tác phẩm ngơn ngữ trong nhà trường (Tạp chí
ngơn ngữ số 2/ 1975), giáo sư Đinh Trọng Lạc đã nêu khá cụ thể quá trình phân tích
tác phẩm nghệ thuật: Đó là q trình đi từ hình tượng từ ngữ đến hình tượng nghệ
thuật; từ việc làm sáng tỏ hình tượng nghệ thuật để làm nổi bật tư tưởng chủ đề.
Hoặc có thể nêu ngay tư tưởng chủ đề rồi dùng hình tượng nghệ thuật để chứng
minh; nêu ngay những hình tượng nghệ thuật rồi phân tích các yếu tố ngơn ngữ.
Vấn đề quan trọng là biết xuất phát đúng; nghĩa là biết tìm ra đúng hình tượng từ

ngữ và biết phân tích chúng một cách chính xác và tinh tế.
Suy nghĩ về một phương pháp phân tích văn bản thơ của Trần Ngọc Thêm
đăng trên Tạp chí văn học số 5/1981 cho rằng phương pháp phân tích văn bản thơ
có những ngun tắc chính. Văn bản thơ là một thể thống nhất hồn chỉnh có chứa
một hệ thống các mối liên kết bên trong và các mối liên kết bên ngoài. Theo tác giả
“Việc phát hiện các mối liên kết bên ngoài sẽ được tiến hành theo một qui trình đi
từ cái có mặt trên văn bản đến cái vắng mặt, từ hình thức đến nội dung, hình thức
ngơn ngữ - thơng tin sự kiện – khôi phục thông tin sự kiện – thông tin khái niệm”
[54,36].
Giáo sư Phan Trọng Luận trong nhiều cuốn sách của mình như: Phương
pháp giảng dạy văn( xuất bản 2001), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Con đường
nâng cao hiệu quả dạy văn…đều đề cập đến các năng lực tiếp nhận văn học. Trong
cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục 1977 giáo sư cho
rằng: “Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường trải qua nhiều chặng,


nhiều bước, nhiều giai đoạn để đi dần từ bề ngồi đến bên trong tác phẩm (…). Con
đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri giác ngôn ngữ và lĩnh hội hình
tượng tác phẩm từ những bình diện thấp cao khác nhau”. Giáo sư cũng khẳng định
“việc xác định tư tưởng chủ đề tác phẩm chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở tái
hiện những hình ảnh cụ thể sinh động trong tác phẩm” [30,110]. “Tái hiện hình
tượng tác phẩm khơng những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà cũng là
một bí quyết truyền thụ bài văn thành cơng” [30,113].
Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Trọng
Hồn đã trình bày các nội dung của phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học văn.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho cơng
việc dạy học tác phẩm văn chương. Nhưng tác giả chủ yếu đi vào nghiên cứu năng
lực liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung.
Đề cập tới ngơn ngữ thơ hiện đại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Phan Cảnh,
Hữu Đạt, Mã Giang Lân, Vũ Quần Phương, …đã chú ý tới sự đổi mới ngôn ngữ thơ

Việt Nam hiện đại. Hữu Đạt có Ngơn ngữ thơ Việt Nam. Trong cuốn Ngôn ngữ thơ
Nguyễn Phan Cảnh đã dành mục cuối cho “Sự khai thác về mặt tổ chức ngôn ngữ
của thơ hiện đại”.
Trên đây là những tài liệu đã đặt nền móng cho đề tài nghiên cứu của chúng
tơi. Tuy nhiên, các tài liệu trên mới chỉ là những gợi dẫn còn nặng về mặt lý thuyết
mà chưa đề cập cụ thể đến rèn luyện năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình
tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở THCS. Trân trọng, kế thừa
các tư tưởng đi trước, vận dụng linh hoạt phương pháp, biện pháp dạy học, chúng
tôi tiến hành thực hiện luận văn này mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp
phần nâng cao chất lượng dạy học thơ trữ tình ở THCS và hiện thực hóa một trong
những nhiệm vụ của giáo dục: Dạy cho học sinh biết tự học suốt đời.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích sau:


-

Rèn cho học sinh lớp 9 THCS năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện
hình tượng – khâu then chốt là tìm biện pháp giúp các em hiểu văn và
u thích học tập bộ mơn Văn. Đề tài cũng mong muốn tạo ra một
hướng đi cụ thể để giáo viên áp dụng trong giảng dạy, học sinh cũng có
thể tự rèn luyện, vận dụng kiến thức vào thực hành bài tập.

-

Đi sâu nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan làm cơ sở cho
những nghiên cứu về việc rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ và tái
hiện hình tượng.

-


Bám sát mục tiêu rèn luyện bốn kĩ năng đọc, nghe, nói, viết, đề tài tập
trung khảo sát các văn bản thơ trữ tình ở lớp 9; khảo sát, đánh giá việc
dạy học thơ trữ tình của giáo viên, học sinh THCS. Trên cơ sở đó, đề ra
các biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho
các em.

-

Dạy học thể nghiệm ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh
và trình bày một số giáo án đã thiết kế theo định hướng của đề tài để
kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của những đề xuất khoa
học đã nêu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên
cứu như sau:
-

Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật và đặc điểm
hình tượng thơ trữ tình làm cơ sở lí luận để đề xuất biện pháp rèn năng
lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh.

-

Vận dụng các biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình
tượng trong dạy học một số tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu ở lớp 9: Ánh
trăng của Nguyễn Duy; Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải; Sang thu
của Hữu Thỉnh.



5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi đã vận dụng linh
hoạt các phương pháp sau:
-

Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập những tài liệu
thực tế về tình hình dạy học văn đang diễn ra ở THCS Bàn Cờ, Quận 3
và một số THCS khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có liên
quan trực tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để tìm ra hướng rèn
luyện tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh THCS thơng qua việc
tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lí
học lứa tuổi; Xã hội học; Lí luận văn học; Lí luận và phương pháp dạy
học Văn.

-

Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu, soạn giảng thể nghiệm một số
tác phẩm nhằm kiểm chứng những định hướng đã trình bày; từ đó rút ra
kết luận sư phạm cho đề tài.

-

Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong
quá trình khảo sát nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan.


6. Đóng góp của luận văn
- Năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng của học sinh trong giờ
học văn nếu được đánh giá đúng đắn và thực hiện tốt sẽ tránh được khuynh
hướng phân tích xã hội học, tán dương hay suy diễn tùy tiện văn bản. Từ
nhận thức trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp
sư phạm giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách khoa học, tồn diện,
tránh hiện tượng đơn điệu, cơng thức trong tiếp nhận văn học; góp phần vào
việc đổi mới phương pháp dạy học văn.


- Luận văn đưa ra một số thiết kế cụ thể cho một số văn bản được giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 9, giúp giáo viên tham khảo và vận dụng trong
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những tiền đề lí luận về rèn năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện
hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 9 THCS. Chương này làm rõ cơ
sở lí luận để trên cơ sở đó nguời viết đưa ra những biện pháp hữu hiệu phù
hợp với đặc trưng thơ trữ tình.
Chương 2: Thực tiễn và những biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngơn ngữ, tái
hiện hình tượng cho học sinh trong dạy học ba bài thơ trữ tình ở lớp 9 THCS.
Chương này đi vào trọng tâm khảo sát việc tiếp nhận thơ trữ tình của học
sinh ở lớp 9 để từ đó rút ra kết luận, đưa ra các biện pháp giúp học sinh tri
giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng hiệu quả.
Chương 3: Thực nghiệm
Chương này mơ tả q trình thực nghiệm để từ đó đánh giá được khả
năng ứng dụng của các biện pháp mà người viết đưa ra bằng phiếu lấy ý kiến
giáo viên và học sinh làm cơ sở thực tiễn để vận dụng vào giảng dạy tác
phẩm văn chương trữ tình ở phổ thơng cơ sở.



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ RÈN NĂNG
LỰC TRI GIÁC NGƠN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG
TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 9 THCS
1.1.

Ngơn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
chương

1.1.1. Ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ngơn ngữ nghệ thuật
Ngơn ngữ là hệ thống kí hiệu thực hiện các chức năng nhận thức và giao tiếp
trong q trình hoạt động của con người. Nhờ có ngơn ngữ, con người có thể truyền
đạt cho nhau tư tưởng, tình cảm… của mình. Ngơn ngữ có hai dạng: ngôn ngữ tự
nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ tự nhiên (ngơn ngữ phi nghệ thuật) có bản
chất tín hiệu. Một tín hiệu bao giờ cũng có hai mặt: mặt biểu đạt và mặt được biểu
đạt. Hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ vậy, một tín hiệu có thể biểu thị
nhiều nội dung, nhiều tín hiệu biểu thị một nội dung, nội dung mỗi tín hiệu vừa
chứa đựng hiện thực được phản ánh, vừa gợi ra tình cảm, cảm xúc, cách đánh giá sự
vật, hiện tượng…
Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ)
là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên nhưng được tổ
chức, cấu tạo lại chức năng thẩm mĩ trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm và trong quan
hệ với những nhân tố của hoạt động sáng tác, tiếp nhận văn chương. Chức năng
thẩm mĩ của ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngơn
ngữ trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng. Muốn vậy, ngơn ngữ nghệ thuật phải
có những đặc trưng chung.
Đi tìm đặc trưng ngơn ngữ nghệ thuật có nhiều quan điểm, tiêu chí đánh giá.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi dựa vào hai quan điểm cơ bản nghiên cứu về

ngôn ngữ nghệ thuật đã được chấp nhận ở trường phổ thông: hướng tiếp cận ngôn
ngữ học và hướng tiếp cận lí luận văn học. Đó là quan điểm của tác giả Đỗ Hữu


Châu, Đinh Trọng Lạc và Trần Đình Sử. Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi
lựa ra các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật chi phối tới việc rèn luyện năng lực tri
giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh THCS.
Tính cấu trúc của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính cấu trúc của ngơn ngữ nghệ
thuật là tính chất theo đó “Các yếu tố ngơn ngữ trong một tác phẩm nghệ thuật phải
gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau,
giải thích cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” [6,18]. Tất cả các yếu tố
với mối quan hệ như thế làm cho văn bản trở thành “một bản hịa tấu, có một tổng
hợp lực mạnh mẽ, tác động tới người tiếp nhận văn bản” [58,30]. Vì thế, chỉ cần bỏ
đi một từ thay bằng một từ khác là đủ làm hỏng một câu thơ, phá tan cái nhạc điệu
của nó, xóa sạch mối quan hệ của nó với hồn cảnh xung quanh. Tính cấu trúc cho
thấy một yếu tố ngôn ngữ không thể sống đơn độc; ý nghĩa thẩm mĩ của nó chỉ có
được khi nằm trong tác phẩm. Tính cấu trúc của ngơn ngữ nghệ thuật chi phối đến
nhiệm vụ dạy học thơ trữ tình ở phổ thơng. Học sinh muốn tri giác và tái hiện hình
tượng tốt trước hết phải thuộc thơ chính xác; giải mã từ, tái hiện hình tượng phải
đặt trong văn cảnh cụ thể.
Tính cấu trúc của ngơn ngữ nghệ thuật cịn đặt ra vấn đề phạm trù “hình
tượng tác giả”. Đó là những quan điểm nghệ thuật, lập trường tư tưởng được thể
hiện trong tác phẩm. Người đọc nắm vững quan điểm nghệ thuật, lập trường tư
tưởng ấy sẽ hỗ trợ cho việc tri giác ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn. Khi học Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật, nếu nắm được phong cách thơ hồn
nhiên, tinh nghịch, tếu táo của nhà thơ, học sinh dễ dàng nhận ra các từ nghệ thuật ở
khổ 3-4: chưa cần rửa, chưa cần thay, phì phèo, ừ thì,…
Tính hình tượng của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính hình tượng là thuộc tính của
lời nói nghệ thuật truyền đạt khơng chỉ thơng tin lơgic mà cịn cả thơng tin được tri
giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những ngơn từ hình tượng. Ở cấp độ từ ngữ,

một từ trong tác phẩm nghệ thuật có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa của
mình: Nó vừa có một nét nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên, vừa mang nét nghĩa văn


cảnh (nghĩa của ngơn từ nghệ thuật). Có thể nói, bất kì một từ nào của ngơn ngữ phi
nghệ thuật trong điều kiện một ngữ cảnh nhất định đều có thể chuyển thành từ thi ca
nếu có thêm một nghĩa hình tượng nào đó. Tuy vậy, trong văn bản nghệ thuật không
phải từ nào cũng là từ thi ca. Vẫn có những từ có giá trị về mặt giao tiếp mà khơng
hoặc ít có giá trị về mặt nghệ thuật. Vì thế, dạy học thơ trữ tình địi hỏi cần tri giác
đúng từ nghệ thuật mang nghĩa tạo hình để dựng lại hình tượng nghệ thuật; tìm ra
phần thơng tin hình tượng ẩn dưới bề mặt ngơn từ và giá trị biểu hiện của nó. Chẳng
hạn để hiểu, cảm từ nho nhỏ trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, cần đặt từ
đó trong ngữ cảnh để tìm được giá trị hàm ẩn của nó. Bài thơ thể hiện khát vọng
sống, khát vọng cống hiến cao đẹp, rất đỗi khiêm nhường của nhà thơ. Từ láy “nho
nhỏ” đã bật sáng vẻ đẹp ấy.
Ở cấp độ văn bản, tính hình tượng của ngơn ngữ nghệ thuật cịn thể hiện ở sự
thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản. Trong quá trình tìm hiểu
văn bản nghệ thuật phải đi từ mặt tạo hình đến mặt biểu đạt của ngơn từ. Coi nhẹ
yếu tố tạo hình, việc phân tích tác phẩm sẽ mắc phải tình trạng thiếu căn cứ, võ
đoán, chủ quan, phiến diện. Ngược lại, chỉ dừng lại ở bình diện tạo hình sẽ khơng
khai thác được lớp nghĩa văn cảnh của ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật. Tìm hiểu
Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật, nếu ngay từ đầu khơng thấy
ngơn ngữ thơ mộc, nghịch ngợm rất “lính” nhưng lại rất thơ sẽ không cảm nhận
được vẻ đẹp của hình tượng: những chiếc xe khơng kính, trong đó nổi bật lên là
hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm. Như vậy, tính hình tượng là sự
hiện thực hóa chức năng thẩm mĩ của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính hình tượng nảy
sinh ra do việc sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ… Tuy nhiên, có
những từ thơng thường, khơng có tính hình tượng cũng có thể trở thành những từ có
tính hình tượng khi các từ này mang cá tính của chủ thể tác giả.
Tính truyền cảm được xem là một phương diện của tính hình tượng vì nó là

thơng tin cảm xúc từ hình tượng ngơn ngữ nghệ thuật. Khả năng tác động của ngơn
ngữ nghệ thuật là trạng thái có khả năng thanh lọc cảm xúc thông thường trở thành
giá trị tinh thần, tạo nên thế giới tâm hồn con người.


Tính truyền cảm tạo nên q trình tác động thẩm mĩ, kích thích tưởng tượng
và cảm xúc một cách có định hướng rõ rệt; giúp con người có khả năng tự ý thức, tự
soi chiếu. Điều này phụ thuộc vào năng lực riêng của mỗi cá nhân. Khả năng truyền
cảm của ngơn ngữ nghệ thuật có đạt được đến đích cuối cùng của nghệ thuật hay
khơng cịn phụ thuộc tư chất, trình độ học vấn, vốn trải nghiệm, … của từng người.
Đặc tính này định hướng cho giáo viên Ngữ văn cần chú ý phân định đối
tượng tiếp nhận trong quá trình dạy học. Từng bước hướng dẫn các đối tượng tham
gia quá trình tiếp nhận ở các mức độ khác nhau.
Tính cá thể hóa của ngơn ngữ nghệ thuật. Tính cá thể hóa của ngơn từ nghệ
thuật là dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi nhà văn do xu
hướng, sở trường, thị hiếu, tập qn, tâm lí xã hội, cá tính mà có giọng nói riêng.
Đó là cái độc đáo, đặc sắc, khơng lặp lại, cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng
tác. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy mộc mạc, dân dã gần với khẩu ngữ đời thường mà
tha thiết sâu lắng, có sức biểu cảm cao. Ngơn ngữ thơ Chế Lan Viên thấm đẫm triết
lí suy tư, sắc sảo. Cái giọng nói riêng ấy để dấu ấn trong tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ thông qua lối cảm, lối nghĩ, lối thể hiện mà cụ thể là cách lựa chọn, kết hợp cụ
thể các chi tiết; cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu
từ,…
Sự giải thích phong cách ngơn ngữ một nhà văn địi hỏi sự phân tích những
cấu trúc vốn làm thành và xác định hệ thống. Rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái
hiện hình tượng cho học sinh là phải rèn được cách khám phá cái độc đáo, không
lặp lại làm nên phong cách riêng đó.
Tính cụ thể hóa ngơn ngữ nghệ thuật. Tính cụ thể hóa ngơn ngữ nghệ thuật là
thuộc tính chung nhất, khái quát nhất nhằm giải thích bản chất của sáng tạo nghệ
thuật ngôn từ, bản chất sáng tạo thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật. Sự cụ thể hóa

nghệ thuật hình tượng là sự di chuyển từ bình diện khái niệm của ngơn ngữ sang
bình diện hình tượng. Nghệ thuật khơng nói bằng khái niệm mà bằng hình ảnh, sự


vật cụ thể. Những hình ảnh, sự vật được xây dựng nên từ việc “chưng cất ngơn từ
tồn dân” đặt vào ngữ cảnh của tác phẩm để tạo nên hình tượng nghệ thuật.
Tính cụ thể hóa ngơn ngữ nghệ thuật thể hiện ở việc nhà văn thường sử dụng
những từ ngữ có sức gợi hình ảnh, cách sử dụng các biện pháp tu từ, sử dụng kết
cấu, sử dụng các hình thức giao tiếp đối thoại, độc thoại, các phương thức biểu
đạt,… để tạo thành hình tượng cụ thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc.
Nhà văn cũng có thể sử dụng các biện pháp trùng điệp ở các cấp độ để xốy sâu ý
tình, hình tượng quan trọng. Đặc biệt, trong thơ tính trùng điệp góp phần quan trọng
tạo nên âm điệu, nhạc tính cho câu thơ, khổ thơ. Trong Lượm, Tố Hữu sử dụng hàng
loạt từ láy ở cuối câu: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh… vừa tạo
nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời gợi nên hình tượng em Lượm hồn nhiên, nhí
nhảnh.
Như vậy người đọc muốn nhìn ra cách lựa chọn, tổ chức các phương tiện
ngôn ngữ và giá trị tiềm tàng của nó bắt buộc phải đọc tác phẩm văn học một cách
kĩ lưỡng để tri giác ngôn ngữ tốt, tái hiện hình tượng được hồn chỉnh.
1.1.2. Hình tượng, hình tượng nghệ thuật và đặc trưng của hình tượng nghệ
thuật
Mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau sẽ có quan niệm về hình tượng khác
nhau. Trong nhận thức luận, khái niệm “hình tượng” chỉ những kết quả từ hoạt động
nhận thức của con người và độc lập với hình thức của hình tượng. Trong tâm lí học,
người ta khái niệm về hình tượng là sự phản ánh thực tế một cách cụ thể cảm tính.
Trong nghiên cứu văn học, hình tượng là khái niệm được xem xét ở nhiều khía
cạnh: Hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình
thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là một nhân vật văn
học; hình tượng như là một kiểu nhận thức và phản ánh thế giới khách quan một
cách đặc biệt.

Trong nghệ thuật, nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để nhận thức và cắt nghĩa đời
sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thơng qua hình tượng nghệ thuật. Như


vậy, hình tượng nghệ thuật là một bức tranh về cuộc sống con người. Bức tranh vừa
cụ thể, vừa khái qt, vừa có tính chủ quan lẫn tính khách quan, được xây dựng
bằng hư cấu, tưởng tượng, có giá trị thẩm mĩ, có ý nghĩa nhân sinh.
Hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng
tưởng tượng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Nó tác động tới con người với tất
cả “tính thực tại” tinh thần của nó. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể
ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng khơng phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thơng qua trí
tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể
hiện những nét cụ thể, cá biệt khơng lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, bộc lộ
cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm
hồn. Nghĩa là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm
mĩ của nghệ thuật. Như vậy, tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học, thầy cần giúp
trò tri giác cho ra “điểm sáng thẩm mĩ”, những chi tiết “biết nói” mà nhà văn đã
chọn lọc, sáng tạo để xây dựng hình tượng, tái hiện lại hình tượng để từ đó lần ra ý
nghĩa tác phẩm.
Cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật “hiện hình qua pho tượng nhưng khơng
chết cứng cùng khối đá, hiện hình qua bức tranh nhưng khơng bị đóng khung trên
mặt vải, hiện hình qua bài thơ nhưng không chấm hết cùng bài thơ (…) từ một số
chi tiết ít ỏi mà gợi lên rõ ràng một chỉnh thể tồn vẹn” [36,145]. Điều này tạo nên
tính sinh động và biến hóa bất ngờ của hình tượng nghệ thuật. Nó tạo cho hình
tượng nghệ thuật có sức truyền cảm mạnh mẽ, sức thức tỉnh tư tưởng lớn lao và lôi
cuốn con người tham gia vào đời sống xã hội. Như vậy, phát triển năng lực tiếp
nhận văn học cho học sinh, người thầy cần “tích cực hóa” khả năng cảm thụ văn
học của các em; giúp các em xúc cảm trước vẻ đẹp của hình tượng để từ đó hồn

thiện q trình tự nhận thức của bản thân. Biểu hiện của “tích cực hóa”, trước hết là


tái hiện hồn chỉnh được tính sinh động của hình tượng trong trí tưởng tượng của
người học.
Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật không đơn giản là sự thống nhất giữa cái
cá biệt, cảm tính với cái chung, mà ở chỉnh thể các quan hệ xã hội – thẩm mĩ được
thể hiện. Đó là quan hệ giữa thời gian nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh; quan
hệ của tác giả với cuộc sống trong tác phẩm, với người đọc; quan hệ hình tượng với
ngơn ngữ; quan hệ của các yếu tố của bức tranh đời sống, …Phức hợp quan hệ này
làm hình tượng nghệ thuật mang nội dung đa nghĩa, hàm súc, lời hết mà ý vô cùng.
Bài thơ Ánh trăng (Ngữ văn 9) trước hết là tiếng lịng, là sự suy ngẫm của riêng
Nguyễn Duy. Nhưng hình ảnh “ánh trăng”, đặt trong kết cấu của bài thơ làm ý
nghĩa bài thơ khơng chỉ có thế. Vầng trăng khơng chỉ là hình ảnh của đất trời thiên
nhiên mà cịn biểu tượng cho q khứ nghĩa tình. Bài thơ không chỉ là chuyện thái
độ đối với hi sinh mất mát của thời chiến tranh khi được sống trong hòa bình mà
cịn là tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất, là lời nhắc nhở con
người về lẽ sống thủy chung của chính mình.
Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng biệt để xây dựng hình
tượng. Văn học lấy ngơn từ làm chất liệu. Vì vậy, hình tượng văn học là hình tượng
nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu ngôn từ.
Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không phải là một thực thể vật thể
mà là một hệ thống kí hiệu ngơn ngữ. Do đó, hình tượng ngơn từ ít tính biểu hiện thị
giác so với hình tượng nghệ thuật tạo hình. Ngay khi sử dụng đậm đặc các từ mơ tả,
tạo hình cụ thể, cái mà nhà thơ tạo ra vẫn không phải là một diện mạo thị giác về sự
vật mà chỉ là những liên hệ liên tưởng về ngữ nghĩa. Chính tính phi hình thể của
hình tượng ngơn từ tạo ra sự đa dạng về hình tượng trong sự tiếp nhận của bạn đọc
(học sinh). Một trăm bạn đọc “Chí Phèo” của Nam Cao sẽ có một trăm hình ảnh Chí
Phèo khác nhau trong trí tưởng tượng của bạn đọc. Như vậy, việc tri giác ngôn ngữ
và tái hiện hình tượng đúng, trúng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chính

xác giá trị của nội dung tác phẩm.


Hình tượng ngơn từ có sự khúc xạ của một yếu tố này trong một yếu tố khác,
có sự xuyên thấm lẫn nhau về ngữ nghĩa. Do mang tính ước lệ, hình tượng ngơn từ
thu hẹp và khắc phục tính kí hiệu của bản thân ngơn từ (….). Giữa hàm nghĩa từ
vựng và hàm nghĩa nghệ thuật có sự liên hệ giữa hữu cơ, liên hệ hình tượng. Nghĩa
từ vựng là cơ sở, tiền đề của nghĩa hình tượng. Việc phát hiện nghĩa từ vựng chuẩn
xác, sâu sắc sẽ giúp hoạt động tái hiện hình tượng được hồn chỉnh. Trong tiếp nhận
văn bản, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, trước hết cần tri giác được nghĩa từ vựng.
Trên cơ sở nghĩa từ vựng, người đọc mới liên tưởng, tưởng tượng để tìm ra nghĩa
hình tượng. Chẳng hạn để tìm ra hình tượng nghệ thuật trong câu thơ:
“Ơi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
trước hết học sinh cần nắm được nghĩa cơ bản của từ “chảy”, “máu”, ”đâm”, “nát”.
(chảy: “chất lỏng di chuyển thành dòng”, “thốt ra ngồi”); (máu: “chất lỏng màu
đỏ chảy trong các mạch của người và động vật, có vai trị quan trọng nhiều mặt đối
với sự sống của cơ thể”); (đâm: “đâm nhanh hoặc di chuyển thẳng đến chỗ mũi
nhọn có tính chất rắn, chạm mạnh vào làm thủng, làm tổn thương”, …); (nát: “ở
trạng thái rời ra thành những mảnh nhỏ, vụn hoặc bị làm dập nát tới mức không cịn
hình thù”). Từ hệ thống các nét nghĩa từ vựng trên, đặt trong mối quan hệ với các từ
khác trong câu thơ, một hệ thống ý nghĩa mới được hình thành, được chuyển hóa để
tạo nên hình tượng văn học: Phác họa hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị
kẻ thù tàn phá, hủy diệt.
Một trong những chức năng quan trọng của hình tượng ngơn từ là
truyền cho các từ một tải trọng đời sống, một tính tồn vẹn và giá trị tự tại; tức là
những cái mà sự vật vốn có; là khắc phục cái tác hại bản thể luận của kí hiệu; là
vạch ra cái riêng ước lệ ở đằng sau tính ước lệ. Hình tượng ngơn từ thu hút và làm
biến đổi tính kí hiệu của ngôn ngữ. Đặc trưng này cho thấy nghĩa văn cảnh là nghĩa
quan trọng nhất, quyết định nghĩa hình tượng. Để có những hình tượng hiện lên sinh

động trong trí tưởng tượng của học sinh, trước hết các em cần tri giác nghĩa văn


cảnh của từ. Nghĩa văn cảnh của từ nghệ thuật nhiều khi khơng trùng vời nghĩa từ
vựng, khơng có trong từ điển. Đó là sự sáng tạo của nhà thơ. Từ ln chuyển hóa đa
dạng, từ ý nghĩa cụ thể sang ý nghĩa khái quát, từ ý nghĩa đơn trị sang ý nghĩa đa trị,
từ ý nghĩa chung sang ý nghĩa riêng… trong tay người nghệ sĩ có tài. Nghĩa văn
cảnh của từ nghệ thuật được hình thành từ việc sử dụng đậm đặc các phép chuyển
nghĩa, từ việc sáng tạo từ ngữ, nhịp điệu, nhạc điệu, vần điệu, tiết tấu…
Như vậy, tri giác tốt lớp từ của văn bản, nắm vững từ trong sự chuyển hóa
sinh động của nó từ âm thanh, nhịp điệu, từ vựng ngữ nghĩa để nhận ra nghĩa văn
cảnh là bước khởi đầu quan trọng trong tiếp nhận văn học.
1.2.

Năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật của học
sinh THCS

1.2.1. Năng lực và năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
Năng lực là “sức làm việc, trình độ thành thạo của một người có điều kiện tự
nhiên hay do rèn luyện, học tập, … tạo ra để làm tốt mọi việc” [11, 546]. Theo các
nhà tâm lí: Năng lực của con người chính là sự tổng hợp của trình độ, kĩ năng, kĩ
xảo của cá nhân để đáp ứng yêu cầu nào đó. Con người muốn hoạt động tốt phải có
năng lực. Nếu thiếu năng lực thì con người sẽ khó hồn thành bất cứ một cơng việc
nào. Do đó, năng lực là tiền đề cho mọi hoạt động của con người. Năng lực khơng
phải thuộc tính bẩm sinh, cũng khơng phải hình thành một lần là xong mà là một
quá trình rèn luyện của cá nhân. Trong giáo dục, việc phát hiện, rèn luyện, bồi
dưỡng năng lực cho học sinh là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược phát
triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Năng
lực của học sinh cơ bản dựa trên tư chất, nhưng điều chủ yếu là nó được hình thành,
phát triển trong hoạt động rèn luyện tích cực của q trình dạy học và giáo dục.

Trong dạy học Ngữ văn, nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến năng lực
văn của học sinh. Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, “trong nhà trường phổ thông,
năng lực cần thiết nhất là năng lực tiếp nhận văn học (…) [35,189]. Phát triển năng
lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhận của quá trình dạy học văn hiện đại.


×