Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông công lập quận gò vấp (thành phố hồ chí minh) giai đoạn 1986 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Hồng Dũng

Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG CƠNG LẬP
QUẬN GỊ VẤP (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
GIAI ĐOẠN 1986 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Hồng Dũng

Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG CƠNG LẬP
QUẬN GỊ VẤP (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
GIAI ĐOẠN 1986 - 2015
Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Việt Nam
: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê được sử dụng trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng.
Ngồi ra, luận văn có sự kế thừa các cơng trình nghiên cứu của những người đi
trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Gò Vấp, ngày 05 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm và
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân trong suốt một thời gian dài.
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Đạt. Thầy
hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình và có những góp ý chi tiết cho luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mặt
cung cấp số liệu, tư liệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, các q trường
Trung học phổ thơng cơng lập đóng trên địa bàn quận Gị Vấp, như: Nguyễn Cơng
Trứ, Trần Hưng Đạo, Gị Vấp và Nguyễn Trung Trực để tơi hồn thành luận văn.
Ngồi ra, tơi cũng chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho Lớp Cao học Lịch sử Việt

Nam - Khóa 25 trong suốt thời gian học tập, cũng như những đánh giá, nhận xét của
Hội đồng Khoa học bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
đơn vị tơi đang công tác là Trường Trung học cơ sở Thông Tây Hội (Gị Vấp) đã động
viên, giúp đỡ hết mình để tơi hồn thành khố học và bảo vệ thành cơng luận văn.
Kính chúc mọi người ln dồi dào sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và
thành công trong sự nghiệp giáo dục.
Gò Vấp, ngày 05 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Dũng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ............. ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài......................................................... 4
4. Nguồn tư liệu .................................................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: QUẬN GÒ VẤP VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN TRƯỚC NĂM 1986 ............................................................. 7
1.1. Khái quát Gò Vấp trong giai đoạn 1975-1986 .......................................................... 7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư ...................................................................................... 8
1.2. Tình hình giáo dục phổ thơng ở quận Gị Vấp (1975-1985) .................................12
1.2.1. Thực trạng hệ thống quản lí ngành Giáo dục ...................................................13
1.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật ........................................................................................14
1.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên..................................................................18
1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.........................................21
1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thơng quận Gị Vấp
(1975-1985).................................................................................................................23
1.3.1. Những thành tựu ..................................................................................................23
1.3.2. Những hạn chế .....................................................................................................25
1.3.3. Nhiệm vụ thách thức đối với giáo dục phổ thơng quận Gị Vấp ...................27
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................29
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP QUẬN GÒ VẤP
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 ............................................................. 30
2.1. Đường lối đổi mới đất nước và giáo dục của Việt Nam ........................................30
2.2. Chủ trương đổi mới, phát triển giáo dục ở Gị Vấp ..................................................35
2.3. Giáo dục phổ thơng cơng lập Gò Vấp giai đoạn 1986-2000 .................................38


2.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ..........................................38
2.3.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí..................................................................43
2.3.3. Quy mơ phát triển và hiệu quả đào tạo .............................................................51
2.3.4. Kết quả thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp
giảng dạy ...............................................................................................................59
2.3.5. Phối hợp ba mơi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội ..............63
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................65
CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC PHỔ THƠNG CƠNG LẬP QUẬN GỊ VẤP
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2001-2015)................. 67
3.1. Đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo ở quận Gò Vấp ......................................67

3.1.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................................67
3.1.2. Chủ trương và chính sách tiếp tục đổi mới giáo dục của Đảng và
Nhà nước ..............................................................................................................69
3.1.3. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục ở quận Gò Vấp ..................71
3.2. Giáo dục phổ thơng cơng lập Gị Vấp trong giai đoạn 2001-2015.......................72
3.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ..............................72
3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ................................................76
3.2.3. Quy mơ phát triển và hiệu quả đào tạo .............................................................84
3.2.4. Kết quả thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp
giảng dạy ..............................................................................................................93
3.2.5. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội ........... 100
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 104
KẾT LUẬN……. ................................................................................................................ 106
1. Nhận xét về giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp 30 năm đổi mới
(1986-2015) ................................................................................................................ 106
2. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được ........................................................... 110
3. Đặc điểm phát triển giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp .......................... 111
4. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục phổ thông công lập quận Gò Vấp .......... 112
5. Những bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 120
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
thứ tự
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tên bảng
Bảng 1.1. Số lượng giáo viên phổ thông các cấp giai đoạn
1976-1985
Bảng 1.2. Quy mô học sinh trong các năm học từ năm 1976
đến 1985
Bảng 1.3. Hiệu quả đào tạo các cấp học phổ thông giai đoạn
1976-1985
Bảng 1.4. Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban các cấp học giai đoạn
1981-1985
Bảng 1.5. Lực lượng chính trị ở ngành Giáo dục giai đoạn
1976-1985
Bảng 2.1. Số giáo viên các cấp học của giáo dục phổ thơng
quận Gị Vấp giai đoạn 1986-2000
Bảng 2.2. Số học sinh và số lớp ở các cấp học giai đoạn 19862000
Bảng 2.3. Tỉ lệ học lực của học sinh các cấp giai đoạn 19862000
Bảng 2.4. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học các cấp giai đoạn
1986-2000
Bảng 3.1. Số phòng học và lớp học ở các trường phổ thơng
cơng lập quận Gị Vấp năm học 2014-2015

Bảng 3.2. Số giáo viên ở các cấp học phổ thơng cơng lập trên
địa bàn quận Gị Vấp giai đoạn 2001-2015
Bảng 3.3. Số học sinh ở các cấp học phổ thơng cơng lập trên
địa bàn quận Gị Vấp giai đoạn 2001-2015
Bảng 3.4. Chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học quận Gò Vấp
giai đoạn 2001-2015
Bảng 3.5. Chất lượng giáo dục ở bậc Trung học cơ sở quận Gò
Vấp giai đoạn 2001-2015

Trang
20
23
24
26
26
45
53
56
57
73
77
84
86
88


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia, giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở
đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ không ngừng phát triển. Xã hội loài người bước vào nền văn minh thứ ba,
tức văn minh hậu cơng nghiệp mà ở đó tin học, điện tử và khoa sinh hóa được xem là
những nhân tố chủ chốt, quyết định sự phát triển tiếp theo của nền văn minh này. Để
đạt được những điều trên thì cần phải có một nền tảng vững chắc đến từ giáo dục phổ
thơng. Vì thế, tầm quan trọng của giáo dục phổ thông được đề cao hơn bao giờ hết.
Thực tiễn cho thấy, các cường quốc trên thế giới đều có một nền giáo dục phát
triển với nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật tiến bộ. Những nước đang phát triển
muốn bắt kịp sự phát triển nhanh chóng này, một trong những yếu tố cần phải đầu tư
thích đáng, chính là giáo dục. Khơng phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (viết tắt theo Tiếng Anh là UNESCO) đã tổng kết: Tương
lai thế giới thuộc về những dân tộc có trình độ học vấn cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Lời dạy trên cho thấy tầm nhìn đúng đắn, sáng suốt từ rất sớm của Người.
Muốn đất nước phát triển bền vững, lâu dài thì phải đầu tư cho con người, mà trước
hết là giáo dục. Dù đất nước vẫn trong thời kì đang phát triển, giáo dục phải thực sự
được coi là quốc sách hàng đầu.
Là một quận ven đơ nằm ở phía tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh từ sau
ngày giải phóng miền Nam, nhưng nhờ tồn Đảng, tồn dân nhanh chóng bắt tay vào
việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp, quận Gò Vấp ngày
càng phát triển, trở thành một quận nội thành với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng với
nhiều thành tựu to lớn, trong đó, giáo dục là một điểm sáng đáng tự hào. Trong cơng
cuộc đổi mới tồn diện của đất nước và thời kì hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và


2


đào tạo của quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng đi lên, đạt được
nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Là một người con được sinh ra, lớn lên và thụ hưởng nền giáo dục của quận,
nhất là hiện nay được công tác trong lĩnh vực giáo dục nên bản thân cảm thấy cần phải
tìm hiểu, nghiên cứu kĩ và thấu đáo hơn về lĩnh vực giáo dục. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi chọn vấn đề:“Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thơng
cơng lập quận Gị Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) giai đoạn 1986-2015” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ. Đề tài góp phần tái hiện lại lịch sử hình thành và phát triển của giáo
dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp trên cơ sở thu thập nhiều tài liệu có độ tin cậy.
Từ đó, luận văn nêu bật những thành tựu nhằm khẳng định thêm một lần nữa hướng đi
đúng đắn của ngành giáo dục Gò Vấp trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn chỉ ra
những mặt tồn tại, hạn chế, những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục phát triển giáo
dục phổ thơng cơng lập ở quận Gị Vấp trong những thập kỉ tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đầu tiên là các cơng trình nghiên cứu về giáo dục nói chung:
Lịch sử Giáo dục Việt Nam do Bùi Minh Hiền chủ biên, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm xuất bản năm 2004 là chuyên khảo dùng cho sinh viên trong các trường Đại
học và Cao đẳng sư phạm, tác giả đã trình bày sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam theo
thông sử, cuốn sách được cấu trúc theo tiến trình phát triển của đất nước từ thời kì
phong kiến đến thời kì đổi mới.
Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của Lê Văn Giạng do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003 đã trình bày một cách
khái quát về nền giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, phân tích
điểm mạnh cũng như những hạn chế để từ đó xây dựng nên phương hướng đúng đắn
cho nền giáo dục của Việt Nam trong tương lai.
Giáo dục Việt Nam thời cận đại do Phan Trọng Báu chủ biên, do Nhà xuất bản
Khoa học xã hội có sửa chữa, bổ sung năm 2015 đã cho thấy sự hình thành và phát
triển của nền giáo dục do người Pháp tổ chức trên nước ta và cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực giáo dục do những nhà yêu nước khởi xướng, đối lập với nền giáo dục của người

Pháp. Từ nội dung của cuốn sách này, chúng ta có thể tham khảo để vận dụng vào vấn
đề cải cách giáo dục hiện nay của nước ta.


3

Từ bộ Quốc gia đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (1954-1975) do Vũ Xuân Ba,
Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1995, là
một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đã nêu lên sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành
giáo dục phổ thơng, trong đó có giai đoạn 1975-1995. Qua đó, chúng ta thấy được sự
chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thơng của Đảng đối với
ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1995.
Các sách, tài liệu, luận án có liên quan đến giáo dục quận Gị Vấp:
Giáo dục Việt Nam 1945-2005 là cơng trình nghiên cứu của Hội Khoa học kinh
tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Hà Nội phát hành vào năm 2005. Cơng trình bao gồm 2 tập, tập 2 của tác phẩm đã
khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh.
Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm đấu tranh xây dựng và phát triển
(1945-1995) là công trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, do Hồ
Thiệu Hùng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản tháng 12-1998. Tác
phẩm đã sưu tầm, tổng hợp một cách tương đối có hệ thống sự phát triển của giáo dục
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, với 72 bài viết về các gương hoạt động cách mạng
của nhà giáo, tác phẩm đã phản ánh những hoạt động chủ yếu của giáo giới, sinh viên
học sinh Thành phố trong giai đoạn 1945-1995.
Luận án tiến sĩ Quá trình phát triển của giáo dục phổ thơng Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) của Nguyễn Thành Phát (2010), Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày các giai đoạn
phát triển của giáo dục phổ thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới từ
năm 1986 đến 2005. Đối tượng nghiên cứu là giáo dục phổ thông Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 1986-2005 nên chưa đi sâu vào giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị
Vấp.
Lịch sử Đảng bộ quận Gò Vấp (1975-2010) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận
Gò Vấp biên soạn được Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành
năm 2011 là một tác phẩm cơng phu, khắc họa lại q trình 35 năm xây dựng và phát
triển của quận Gò Vấp kể từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong số nhiều nội dung được đề cập, giáo dục cũng là một lĩnh vực được nhắc đến
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhất.


4

20 năm giáo dục Gò Vấp (1975-1995) là kỷ yếu lưu hành nội bộ của ngành
Giáo dục quận Gò Vấp được lưu hành vào tháng 11-1995. Tác phẩm đã trình bày
tương đối hệ thống và đầy đủ về các chặng đường giáo dục của quận Gò Vấp kể từ
năm 1975 đến 1995. Một điểm hay khác của sách là đã trích dẫn những bài nói và viết
về cơng tác giáo dục tại Gị Vấp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa
phương. Tuy nhiên, kỷ yếu chỉ mới đề cập đến các cấp học Mầm non, Tiểu học và
Trung học cơ sở mà chưa đề cập đến cấp Trung học phổ thông. Đồng thời, xét đến thời
điểm hiện tại thì kỷ yếu này bộc lộ hạn chế về tính cập nhật thơng tin.
Vì vậy, các cơng trình khoa học hiện nay vẫn chưa có tác phẩm nào thực sự đi
sâu vào việc trình bày đầy đủ về quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thơng
cơng lập ở quận Gị Vấp từ năm 1986 đến năm 2015. Trên cơ sở tiếp thu những thành
quả của thế hệ đi trước, bản thân tác giả muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích
các tài liệu, tư liệu mình sưu tầm được để khái quát về sự phát triển của giáo dục phổ
thông công lập ở quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình xây dựng và phát triển giáo dục
phổ thơng cơng lập ở quận Gị Vấp từ đổi mới (năm 1986) đến năm 2015.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Đề tài tìm hiểu giáo dục phổ thơng cơng lập trên địa bàn quận
Gị Vấp với 16 phường trực thuộc tính tới thời điểm năm 2015 (Phường 1, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17).
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2015.
Tuy nhiên, luận văn cũng dành một chương để khái quát tình hình địa phương
và giáo dục phổ thơng quận Gị Vấp trước năm 1986 nhằm tạo ra một cái nhìn liên tục
về quá trình xây dựng và phát triển của giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài trình bày, làm rõ về quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông
công lập quận Gị Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) giai đoạn 1986-2015 trên các vấn đề
sau:


5

- Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo;
- Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học;
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí;
- Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy;
- Phối hợp giáo dục giữa ba mơi trường: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Các vấn đề trên được trình bày theo từng giai đoạn để làm rõ quá trình phát
triển của giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gò Vấp kể từ khi đổi mới đến nay (19862015).
Đề tài nêu lên một số thành tựu nổi bật, bên cạnh đó chỉ rõ những tồn tại, hạn
chế, từ đó rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm, góp phần định hướng cho
cơng tác giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp trong tương lai.
4. Nguồn tư liệu
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học, bản thân tác giả đã sử dụng các
nguồn tài liệu: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục, các Văn bản chỉ thị của
Đảng ủy quận Gò Vấp, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp nhằm triển khai kế hoạch của

Đảng.
Đề tài kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các cuốn sách, các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học về giáo dục phổ thơng. Bên cạnh
đó, đề tài cịn sử dụng những số liệu thống kê từ những báo cáo tổng kết của Phòng
Giáo dục, Sở Giáo dục và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục, về cơ sở lý luận,
tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm
đánh giá một cách chính xác, khoa học và khách quan quá trình xây dựng, phát triển
giáo dục phổ thơng quận Gị Vấp.
Hai phương pháp chính đã được tác giả thường xuyên sử dụng trong đề tài là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử: được sử dụng nhằm
trình bày nội dung của đề tài theo các giai đoạn lịch sử. Phương pháp logic: được sử
dụng trong các phần khái quát, tiểu kết ở từng mục, từng chương và tổng kết của luận
văn.


6

Ngồi ra, tác giả cịn vận dụng một số phương pháp khác có liên quan đến đề tài
nghiên cứu như phương pháp định lượng toán học, phương pháp thống kê để thấy
được những thay đổi về cơ cấu và kết quả hoạt động giáo dục thông qua các con số.
Phương pháp so sánh lịch sử cũng được vận dụng để làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục
phổ thông công lập Gị Vấp qua từng giai đoạn lịch sử.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Luận văn đã tiến hành tập hợp, hệ thống những tư liệu cơ bản, tin cậy từ nhiều
nguồn nhằm trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể những giai đoạn phát triển
giáo dục phổ thơng cơng lập ở quận Gị Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm
đổi mới. Cơng trình sẽ tiếp tục góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu giáo dục phổ

thơng cơng lập nói riêng và giáo dục nói chung ở quận Gị Vấp trong thời gian tới.
Ngồi ra, luận văn cịn cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu
lịch sử địa phương quận Gò Vấp.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu “Quá trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thơng cơng
lập quận Gị Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) giai đoạn 1986-2015” sẽ là nguồn tham
khảo hữu ích giúp cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân quận Gị Vấp hoạch định chính sách
thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thơng cơng lập nói riêng và giáo dục nói
chung ở trên địa bàn quận trong tương lai. Đồng thời, luận văn hoàn thành cũng là tài
liệu để tuyên truyền về giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, góp phần đẩy mạnh sự
nghiệp giáo dục quận Gị Vấp.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có
các chương sau:
Chương 1: Khái quát về quận Gị Vấp và tình hình giáo dục phổ thơng trên địa
bàn quận trước năm 1986
Chương 2: Giáo dục phổ thông cơng lập quận Gị Vấp từ năm 1986 đến năm
2000
Chương 3: Giáo dục phổ thơng cơng lập quận Gị Vấp trong những năm đầu thế
kỉ XXI (2001-2015)


7

CHƯƠNG 1:
QUẬN GỊ VẤP VÀ GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát Gò Vấp trong giai đoạn 1975-1986
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nhìn vào bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, ta thấy Gị Vấp là một quận ven nội

thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm vào khoảng 106o48’15’’ kinh độ Đông và
10o5’29’’ vĩ độ Bắc [39, tr.7]. Phía bắc giáp Quận 12, phía nam giáp quận Tân Bình và
Phú Nhuận, phía đơng giáp quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh, cách trung tâm Thành
phố Hồ Chí Minh 7 km.
Diện tích tự nhiên của quận Gị Vấp là 17,94 km2 trải dài theo hướng đơng tây, dài nhất là 7,5 km và theo hướng bắc - nam, rộng nhất là 5,9 km. Quận Gò Vấp có
sơng Bến Cát chảy ra sơng Sài Gịn với chiều dài 12 km, mặt sơng rộng (trung bình là
60 m), nhất là đoạn từ cầu Bến Phân ra sông Sài Gòn [39, tr.7]. Đây là điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy, xây dựng công viên cây
xanh và khai thác cảnh quan ven sông phục vụ nghỉ ngơi, giải trí theo tiêu chuẩn mơi
trường xanh, sạch.
Về giao thơng, Gị Vấp có hai tuyến đường chính là Nguyễn Kiệm - Nguyễn
Oanh và Quang Trung - Nguyễn Văn Nghi với tổng chiều dài 32 km và khoảng trên 20
con đường nhỏ với tổng chiều dài khoảng trên 100 km. Trên địa bàn Gị Vấp có đường
sắt Bắc Nam chạy qua. Hệ thống đường bộ cùng với 4 cây cầu bắc qua sông Bến Cát
và 2 cây cầu bắc qua đường sắt Bắc Nam đã tạo sự thuận tiện cho việc đi lại của nhân
dân địa phương. Ngồi ra, Gị Vấp cịn tiếp giáp đường băng phía đơng sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất.
Nhìn chung về địa lí tự nhiên, Gị Vấp là một quận vùng ven có vị trí chiến lược
của Thành phố, có tiềm lực về đất đai, thuận tiện về giao thông. Đây là những nhân tố
quan trọng về tự nhiên để quận khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.


8

1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư
1.1.2.1. Đặc điểm lịch sử
Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi những lưu dân Việt đi khai
hoang mở đất. Năm 1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn
Phúc Chu vào Nam “…lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm
huyện Phước Long, dựng dinh Phiên Trấn… với đất đai mở rộng ngàn dặm, dân cư

trên bốn vạn hộ…” thì vùng đất Gị Vấp ngày nay khi đó đã có tên trong sổ bộ thơn,
xã thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Gị Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) khơng bao xa, lại nằm trên vùng đất cao ráo, hơn
11 m so với mặt nước biển, có nước ngọt của sơng Bến Cát là phụ lưu của sơng Sài
Gịn nên là chỗ thuận lợi cho những lưu dân lập làng dựng ấp.
Theo Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, vào triều Gia Long năm
1818, địa bàn Gò Vấp lúc bấy giờ rất rộng lớn nằm trong địa phận các Tổng Bình Trị
và Tổng Dương Hịa thuộc huyện Bình Dương. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836),
Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng tiến hành công cuộc đo đạc điền thổ và lập
địa bạ cho tồn bộ lục tỉnh Nam Kì thì Gị Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình
Dương, tỉnh Gia Định. Nếu không kể những phần ngày nay thuộc huyện Củ Chi,
huyện Hóc Mơn, quận Tân Bình thì tên một số thơn, xã khi xưa vẫn cịn tồn tại đến
nay như An Hội, An Nhơn, Bình Hịa, Hanh Thơng, Hạnh Thơng Tây… thông qua tên
của các con đường, ngôi chợ hay trường học. Dưới triều Nguyễn, các thôn xã đã được
xác định ranh giới rõ ràng, nhà cửa xây dựng nhiều, ruộng vườn đã được đo đạc,
đường sá kéo dài nối tiếp nhau. Lúc bấy giờ, Gị Vấp dần dần hình thành những khu
xóm thủ cơng nổi tiếng như xóm dệt nhuộm, sở đúc tiền Gia Định, xóm nhã nhạc,
chưng bơng…Đặc biệt là thuốc lá Gò Vấp được ưa chuộng khắp Nam Kì lục tỉnh:
“Trầu Sài Gịn xé ra nửa lá,
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi”.
Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp đã đẩy mạnh xây dựng vùng đất
Sài Gòn. Năm 1894, Pháp mở rộng Sài Gòn lên phía bắc, lấy rạch Thị Nghè và đường
Thuận Kiều (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) làm ranh giới. Huyện Bình Dương


9

của tỉnh Gia Định ở phía bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía nam trở thành các khu ngoại ơ
của Thành phố Sài Gòn.
Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỉ XX có 4 quận là: Hóc Mơn, Thủ Đức, Gị Vấp và

Nhà Bè. Vào năm 1917, Gò Vấp được chia thành 3 tổng là: Dương Hịa Thượng, Bình
Thạnh Hạ và Bình Trị Thượng với 37 xã [49, tr.52].
Từ năm 1940 đến năm 1953, nhiều xã của Gò Vấp được sáp nhập lại, từ 37 xã
còn 24 xã, bao gồm vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình,
Quận 12 và một phần của huyện Hóc Mơn, huyện Củ Chi ngày nay. Cũng vào thời
gian này, thực dân Pháp đã lấy xã Tân Sơn Nhất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất
[49, tr.53].
Ngày 11-5-1944, chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình. Gị Vấp lúc
này thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền thuộc địa
bỏ tỉnh Tân Bình. Từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1957, Gò Vấp là một quận thuộc
tỉnh Gia Định [39, tr.9].
Ngày 29-4-1957, chính quyền Sài Gịn ban hành Nghị định 138-NV ấn định địa
giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận với 10 tổng, 61 xã, tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và
Tân Bình. Tháng 12-1960, chính quyền Sài Gịn chia quận Gị Vấp làm hai quận nhỏ:
Tân Bình và Gị Vấp. Như vậy, quận Tân Bình được lập từ một số xã của Gị Vấp tách
ra [39, tr.9].
Đến trước tháng 5-1975, Gò Vấp vẫn là một quận của tỉnh Gia Định bao gồm 8
xã, trong đó có 3 xã của Gị Vấp hiện nay cộng thêm 5 xã của huyện Hóc Mơn, Quận
12. Các xã này từ trước đến nay đều thuộc vào lịch sử của Gị Vấp. Nhưng phần đơ thị
hóa sớm nhất của Gị Vấp là 3 xã: Hanh Thơng, An Nhơn và Thơng Tây Hội tập trung
quanh chợ Gị Vấp và An Nhơn. Cịn 5 xã nơng thơn kia là: An Phú Đơng, Tân Thới
Hiệp, Thạnh Lộc, Nhị Bình và Bình Mỹ A.
Tháng 7-1976, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết đổi
tên Thành phố Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh, quận Gị Vấp trở thành quận của
Thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này chỉ còn lại phần đất của 3
xã là: Hanh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội; hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hịa
được tách ra để thành lập quận Bình Thạnh; xã Bình Mỹ A cắt về cho huyện Củ Chi;


10


các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đơng và Tân Thới Hiệp cắt về cho huyện Hóc
Mơn. Trên cơ sở đất đai và dân số của 3 xã Hanh Thơng, An Nhơn và Thơng Tây Hội,
quận Gị Vấp được chia thành 17 phường mang số từ 1 đến 17 [39, tr.10].
Đến ngày 26-8-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 147-HĐBT điều
chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập một số phường thuộc các quận Gò Vấp từ 17
phường còn 12 phường.
Đến tháng 1-2007, thực hiện Nghị quyết số 143/2006 của Chính phủ về việc
điều chỉnh địa giới hành chính, tách một số phường của quận có đơng dân số, từ đó có
thêm 4 phường mới. Hiện nay, quận Gị Vấp có 16 phường mang số 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 (trừ số 2).
1.1.2.2. Đặc điểm cư dân, văn hóa
Những cư dân Việt đầu tiên đến lập nghiệp trên vùng đất Gò Vấp trước đây
cũng như ngày nay đều là những người mang dòng máu “con Lạc cháu Hồng”, thành
phần người Kinh chiếm đa số có tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước
cường quyền, bạo lực, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất và thương yêu giúp đỡ
nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Trải qua những biến cố của lịch sử thì dân số của Gị Vấp
cũng có những biến động theo xu hướng tăng lên, đặc biệt là trong những năm 19541975.
Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1976 quận có
136.100 người, năm 1985 có 137.000 người, năm 1995 có 223.166 người, năm 2000
có 331.266 người và năm 2005 có 467.791 người, năm 2010 tăng lên 548.145 người,
đến năm 2015 là 634.146 người. Như vậy, từ năm 1976 đến năm 2015, dân số Gò Vấp
tăng khoảng 4,7 lần, bình quân mỗi năm tăng trên 10%. Những năm gần đây, Gị Vấp
là một trong ít quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Về trình độ và đời sống văn hóa, trong những năm chiến tranh, đời sống tinh
thần và trình độ văn hóa của người dân Gị Vấp rất thấp. Các hộ gia đình làm nơng,
tiểu thủ cơng nghiệp ở địa phương không chú trọng việc học của con em, chủ yếu cho
ở nhà phụ làm ruộng, chăn trâu, buôn bán. Sau ngày đất nước thống nhất, được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống tinh thần và trình độ văn hóa của người dân
Gị Vấp khơng ngừng được nâng lên.



11

Cư dân trên vùng đất Gò Vấp trước đây chủ yếu sinh sống bằng các ngành nghề
như trồng lúa nước, trồng cây thực phẩm, chế biến nông sản và một số nghề truyền
thống.
Trong những năm chiến tranh, ngoài hoạt động sản xuất nơng nghiệp và nghề
truyền thống, cư dân Gị Vấp đã phát triển thêm một số ngành nghề khác như đi làm
công nhân trong những nhà máy, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, buôn
bán nhỏ.
Đời sống tín ngưỡng của người dân Gị Vấp rất phong phú. Ngay từ buổi đầu
đến dựng làng, lập xóm người dân đã xây dựng đền, miếu để thờ các bậc tiền hiền có
cơng dẫn dắt và hướng dẫn nhân dân phát triển ngành nghề. Đình Thơng Tây Hội là
một trong bốn đình làng thuộc loại cổ nhất ở Nam Bộ, đình thờ Đơng Chính Vương và
Dực Thánh Vương - hai ơng hồng thời Lý Thái Tổ vì tranh nhau ngơi thế tử bị lưu
đầy vào phía nam đã dẫn dắt lưu dân cùng theo mình đến khẩn hoang các vùng đất
mới. Đã thành truyền thống, từ khi đình được xây xong, những người bỏ xứ đi lập
nghiệp ở vùng đất mới thờ hai ông như những vị thần bảo hộ. Hiện nay đình cịn có
156 cột lớn. Đình Thơng Tây Hội đã được nhà nước cơng nhận là Di tích Lịch sử Văn
hóa cấp quốc gia.
Ngày nay ở Gị Vấp có 49 chùa, miếu và 4 đình phục vụ cho sinh hoạt tâm linh
và thờ cúng, tưởng nhớ các vị thần mà nhân dân cho là linh hiển, có ảnh hưởng đến
họa, phước của nhiều người. Có những miếu nổi tiếng như miếu Nổi (còn gọi là Phù
Châu Miếu) tọa lạc trên cù lao nhỏ của sông Bến Cát (Phường 5) do những người thợ
nhuộm lập năm 1805, thờ Bà Cửu Thiên Huyền Nữ, được coi là vị tổ của nghề nhuộm
vải.
Chùa ở Gị Vấp thường có khn viên rộng rãi và đặc biệt là phần lớn đều có
nghĩa trang ở phía sau. Chùa Long Huê và Trường Thọ ở Phường 7 được xây dựng
trên 200 năm thuộc hàng những chùa được xây dựng sớm nhất trên vùng đất mới phía

nam của Tổ quốc Việt Nam. Chùa Già Lam (Phường 1) là danh lam cổ tự của đất Gia
Định xưa. Ở Gị Vấp, cịn có Tịnh xá Ngọc Phương gắn liền với tên tuổi của Ni sư yêu
nước Huỳnh Liên - người từng có những đóng góp quý báu cho cuộc đấu tranh của
nhân dân Gò Vấp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Gị Vấp cịn là nơi duy nhất có


12

chùa mang tên Nghệ Sĩ tức chùa Nhựt Quang trên địa bàn Phường 11, trong khn
viên chùa có một nghĩa trang là nơi an nghỉ của giới nghệ sĩ Sài Gịn.
Cùng với đình, chùa, ở Gị Vấp cịn có 28 nhà thờ để các giáo dân đạo Thiên
Chúa và Tin Lành đến cầu nguyện. Vào những Chủ nhật hoặc những ngày lễ trọng,
giáo dân thường đến nhà thờ đi lễ cầu nguyện. Các gia đình Thiên Chúa giáo thường
cho con em của họ đi học giáo lí để tìm hiểu sâu hơn về đạo. Đa phần những giáo dân
đạo Thiên Chúa sống ở Gò Vấp là người từ miền Bắc di cư vào, đặc biệt là những đợt
lớn năm 1945, 1954 và gần nhất là 1975. Họ sống tập trung ở những khu vực nhất định
mà người ta thường gọi là xóm đạo. Hiện nay, Gị Vấp có một số xóm đạo khá nổi
tiếng, như: Xóm Mới, Hồng Mai, Xóm Thuốc, Hạnh Thông Tây...
Cộng đồng dân cư sinh sống trên mảnh đất Gò Vấp trước đây cũng như hiện
nay, dù có khác nhau về tín ngưỡng hay thành phần dân tộc nhưng đều có lịng u
nước, trọng nhân nghĩa và thương yêu giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn.
Ngày nay, người dân Gò Vấp đang cùng nhau thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Bên cạnh đó, cư dân quận Gị Vấp cịn có truyền thống hiếu học từ xa xưa với
những tên tuổi lớn như Đại học sĩ Trương Minh Giảng thời Nguyễn - người làng Hạnh
Thông, hay ông Diệp Văn Bương người làng An Nhơn làm báo chữ quốc ngữ đầu tiên
ở Việt Nam với tờ Phan Yên báo. Ở thời nay, quận Gò Vấp có 55 gia đình được Ủy
ban Dân số Gia đình Việt Nam tuyên dương là gia đình hiếu học tiêu biểu vào năm
2006. Có thể khẳng định, truyền thống hiếu học là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần thúc đẩy giáo dục phổ thơng quận Gị Vấp khơng ngừng phát triển và đạt

được nhiều thành tựu to lớn.
1.2. Tình hình giáo dục phổ thơng ở quận Gị Vấp (1975-1985)
Sau khi Thành phố Sài Gòn và cả miền Nam được hồn tồn giải phóng, Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã có chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17-6-1975, hướng dẫn công
tác giáo dục ở miền Nam. Chỉ thị chú trọng những điểm cơ bản như xác định vị trí của
cơng tác giáo dục trong việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và hoàn thành Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; đưa nội dung chương trình giáo dục
vùng giải phóng thay cho nội dung giáo dục cũ, tiến hành xóa mù chữ, bổ túc văn hóa


13

cho mọi người, phát triển giáo dục phổ thông, tổ chức quản lí tồn bộ hệ thống giáo
dục cũ, xây dựng các trường sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên cho chế
độ mới, thu nhận và sử dụng lại những giáo chức của chế độ Sài Gịn cũ đăng kí làm
việc lại với chính quyền cách mạng... Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương
Đảng, ngành giáo dục phổ thông Thành phố cũng như quận Gò Vấp đứng trước những
vấn đề cơ bản cần giải quyết như sau:
1.2.1. Thực trạng hệ thống quản lí ngành Giáo dục
Ngay chiều ngày 30-4-1975, hai bộ phận của Tiểu ban Giáo dục (được thành
lập vào tháng 6-1971) đã vào địa điểm tập kết trong nội đô và bắt đầu triển khai hoạt
động. Bộ phận đô thị với sự góp sức của các cán bộ và cơ sở trong nội đô đã tiếp quản
Sở Tiểu học Đô thành Sài Gịn. Bộ phận nơng thơn tiếp quản Ty Giáo dục Gia Định.
Công việc của hai địa bàn khác nhau song mọi hoạt động vẫn theo sự chỉ đạo của Tiểu
ban Giáo dục. Cuối tháng 5-1975, Bộ Giáo dục chi viện thêm cho Tiểu ban 41 cán bộ,
giáo viên từ miền Bắc vào. Nhiệm vụ chủ yếu của Tiểu ban lúc này là tạm thời giữ
nhiệm vụ quản lí Nhà nước về công tác giáo dục.
Để thực hiện chỉ thị 221 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 24-7-1975,
Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam ra quyết định chính thức thành lập Sở
Giáo dục Thành phố. Lực lượng cán bộ, nhân viên của Sở bao gồm các đồng chí cán

bộ tại chỗ, giáo viên chi viện và anh chị em đã công tác ở Sở, Ty cũ khoảng 200 người
lúc ban đầu. Khi thành lập, Sở Giáo dục Thành phố có 10 phịng ban nghiệp vụ. Trong
đó, có Phịng Phổ thơng cơ sở và Phịng Phổ thơng trung học để chỉ đạo công tác giáo
dục phổ thông cho các đơn vị giáo dục.
Tại các Quận, Huyện mặc dù chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo
“Chưa nên tổ chức các Phòng Giáo dục Quận, Huyện mà nên tập trung xây dựng Sở,
Ty Giáo dục cho mạnh” nhưng vì Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đặc điểm như địa
bàn quá rộng, trường lớp quá nhiều, nhất là các trường cấp I, cấp II, Mẫu giáo... nên
Sở Giáo dục đã xin phép Bộ được thành lập các Phịng Giáo dục trực tiếp quản lí và
chịu trách nhiệm trước Sở về cơng việc điều hành của mình [60, tr.53]. Ở quận Gò
Vấp, Phòng Giáo dục được thành lập từ tháng 7-1975 do đồng chí Nguyễn Đức Tiến
làm Trưởng phòng. Về nhân sự, đa số cán bộ lãnh đạo Phòng Giáo dục đều chọn từ


14

những giáo viên, cán bộ được chi viện của Bộ ở miền Bắc vào, một bộ phận là giáo
viên, cán bộ vùng giải phóng cũ hoặc là cơ sở cách mạng tại Thành phố trước đây.
Ở các trường, sau khi chấm dứt hoạt động của Ban Điều hành lâm thời, Sở Giáo
dục đã chỉ định Ban Giám hiệu lâm thời và nhân sự của Ban Giám hiệu lâm thời cũng
được chọn từ những cán bộ, giáo viên chi viện và một số là những người trong Ban
Điều hành cũ được tín nhiệm. Ban Giám hiệu, trong đó Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
được bổ nhiệm là những giáo viên có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức có hướng
phát triển vào Đồn, Đảng. Tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Đội Thiếu niên,
Hội cha mẹ học sinh đã hình thành ở các đơn vị trường.
Phân cấp quản lí trong ngành từng bước được xác định: Sở Giáo dục quản lí các
trường Phổ thơng trung học (cấp III). Phịng Giáo dục quận quản lí các trường Mẫu
giáo, trường Phổ thơng cơ sở, cấp I, II, trường Bổ túc văn hóa. Như vậy, nhìn chung hệ
thống giáo dục của Thành phố đã có một bộ máy chỉ đạo thơng suốt.
Tóm lại, với bộ máy quản lí giáo dục từ Sở, Phịng Giáo dục đến các trường học

với sự phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể trong Ban Giám đốc và cho cấp quản lí
trực thuộc là Phịng Giáo dục, mọi hoạt động giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh đã
được ổn định. Vào đầu tháng 6-1975, các trường học ở Thành phố mở cửa trở lại và
bắt đầu đi vào hoạt động.
1.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
* Trường lớp:
Tình hình xã hội những ngày đầu giải phóng đặt ngành Giáo dục quận Gị Vấp
đứng trước những khó khăn khơng nhỏ. Các địa danh ăn chơi nổi tiếng của binh lính
chế độ cũ một thời: Ngã Ba Cây Dừa, Xóm cháy, Ngã Ba Chú Ía, Đường Đất Đỏ... đã
ảnh hưởng khơng ít đến nền tảng văn hóa xã hội và điều kiện, môi trường học tập, rèn
luyện của thanh thiếu niên trên địa bàn. Với ý đồ quân sự hóa vành đai bảo vệ cơ quan
đầu não, chế độ cũ biến Gò Vấp thành vành đai quân sự với 40% diện tích là các
doanh trại quân đội, căn cứ hậu cần (700 ha trong 2.200 ha). Thời điểm tháng 5-1975,
quận Gị Vấp có 17 phường, 54 khu phố, 954 Tổ dân phố, gồm 121.644 nhân khẩu
trong đó có 41.127 đồng bào Thiên Chúa di cư, 5.104 đồng bào Hoa [7, tr.4]. Như vậy,


15

trước giải phóng khu quân sự của chế độ Sài Gịn chiếm 1/3 diện tích và đồng bào
Thiên Chúa di cư chiếm 1/3 dân số.
Về tình hình giáo dục, Gị Vấp trước giải phóng có: 4 ký nhi viện, 5 trường
Mẫu giáo nhỏ, 26 trường tư, 20 trường công lập và 9 trường quân đội. Đa số, hệ thống
trường học ở trong quận phần lớn là các trường Tiểu học với quy mô nhỏ từ 10 đến 12
lớp của hệ thống giáo dục cũ. Trong đó, gần nửa là trường Tiểu học gắn với các nhà
thờ thuộc các giáo xứ Thiên Chúa giáo, 4 trường Trung học đệ nhất cấp cơng lập, 1
trường bán cơng. Cịn lại là các trường Tư thục cấp II-III (4 trường) có quy mơ vừa và
nhỏ của các tôn giáo. Trường Phổ thông trung học (cấp III) trong giai đoạn này chưa
có. Sau giải phóng thành lập 2 trường là Gò Vấp và Nguyễn Trung Trực.
Do điều kiện trường lớp lúc bấy giờ khó khăn, thiếu thốn nên học sinh phải học

3 ca, có trường, lớp phải dạy học trong Chùa hoặc ở nhà dân. Với mục tiêu đảm bảo
việc học hành cho con em nhân dân trên địa bàn quận, ngành Giáo dục cùng với lãnh
đạo địa phương đã nhạy bén tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở trường tư, đặc biệt
là các cơ sở giáo dục do tơn giáo quản lí đã tự nguyện giao trường cho chính quyền
cách mạng dưới hình thức hiến hoặc cho mượn lâu dài. Từ đó ngành tiếp tục sử dụng,
đưa các trường tư vào hoạt động dưới hình thức cơng lập hóa với mục đích tách nhà
trường khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương đưa dần tồn bộ trường tư vào sự
quản lí của Nhà nước.
Sau khi tiếp quản (tính đến thời điểm tháng 9-1975), chuyển tồn bộ sang Nhà
nước quản lí, sắp xếp lại các cơ sở, mạng lưới trường lớp ngay những năm đầu đã phục
vụ được yêu cầu học tập của con em nhân dân. Cụ thể, giáo dục phổ thông có: 28
trường Phổ thơng (cấp I và cấp I, II) và 2 trường Phổ thông trung học (cấp III) [67,
tr.16].
* Trang thiết bị:
Trong bối cảnh vơ cùng khó khăn sau chiến tranh, vấn đề về cơ sở vật chất trở
nên nan giải đối với ngành Giáo dục và các cấp lãnh đạo. Vì phần lớn các trường tư
thục cũ thường có các phịng học khơng đúng quy cách, khơng có sân chơi. Đồ dùng
dạy học và các trang bị cho lao động sản xuất thực hành, các trang bị cho văn nghệ, thể
dục, thể thao khơng có gì. Trong khi tình trạng kinh tế nghèo nàn, đời sống khó khăn


16

thì kinh phí Nhà nước chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động của ngành nên việc đầu tư
xây dựng trường lớp rất hạn chế.
Trước thực trạng như vậy, ngành Giáo dục đã thực hiện chủ trương: Nhà nước
và nhân dân, cùng với sự phấn đấu của cán bộ, giáo viên và học sinh để từng bước xây
dựng cơ sở vật chất. Một số cố gắng bước đầu về đầu tư cơ sở vật chất là: Khơng cịn
tình trạng học ca ba; các trường phổ thông về căn bản đã có đủ những yêu cầu tối thiểu
về bảng, bàn ghế giáo viên và học sinh. Có 4 trường đã được trang bị đầy đủ kể cả bàn

ghế làm việc của thầy cơ giáo tại phịng Hội đồng nhà trường [7, tr.28].
Giai đoạn 1975-1980, các trường phổ thơng đều đã có tủ sách giáo khoa dùng
chung, có 3 trường được cơng nhận đạt tiêu chuẩn thư viện trường học, số lượng sách
giáo khoa trong 5 năm này là 208.000 cuốn, bình quân cấp I là 50%, cấp II là 70-80%
số học sinh được cung cấp sách giáo khoa. Kết quả cụ thể về xây dựng, sửa chữa và
trang bị cơ sở vật chất trong 5 năm 1975-1980 là: 26 phòng học được xây dựng mới;
278 phòng học được tu bổ sửa chữa; 1.630 bộ bàn ghế học sinh phổ thông; 379 bảng
đen [7, tr.29].
Trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục, ngành Giáo dục đã được Ủy
ban Nhân dân quận ưu tiên trang bị và các ban ngành đoàn thể nhân dân quan tâm,
giúp đỡ. Sau khi tiếp quản và cơng lập hóa các trường tư thục, ngành Giáo dục thu
nhận được hầu hết số lớp học không đúng quy cách, mái tơn lợp sơ sài, phịng học chật
hẹp và xuống cấp. Gò Vấp vừa phải xây dựng phòng học mới, vừa phải quy hoạch sửa
chữa hầu hết các phòng cũ và xây dựng các cơ sở hoạt động trong nhà trường. Riêng
ngành học phổ thơng tổng số có 25, đã sửa chữa lớn tới 23 trường [66, tr.35]. Ngành
Giáo dục cũng đã phải thay đổi gần hết số bàn ghế và phải trang bị từ đầu các thiết bị
hành chính, thiết bị thí nghiệm và các đồ dùng dạy học của các trường.
Ngành học phổ thông cơ sở tính từ năm 1981 đến 1985 đã xây mới 92 phịng
học, 44 phịng làm việc, tính từ năm 1977 đến 1985 đã sửa chữa lớn được 522 phòng
học và phòng làm việc. Đã trang bị 3.145 bộ bàn ghế học sinh, 920 bộ bàn ghế giáo
viên và 913 bảng đen. Chỉ tính riêng năm 1984 số kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa
cải tạo mới trong trường học đã đạt tới 20.519.986 đồng, hàng chục triệu đồng để xây
dựng các trung tâm thực hành thí nghiệm, trung tâm thực hành kĩ thuật ngành dệt,


17

ngành cơ khí và ngành mộc. 1.136.055 đồng kinh phí mua sắm máy móc về đồ gỗ.
Riêng về sách giáo khoa trong 10 năm đã cung cấp cho học sinh 411.337 cuốn trị giá
gần một triệu đồng [66, tr.35]. Nếu so sánh với mức sống người dân Gò Vấp lúc bấy

giờ, ta nhận thấy Đảng bộ và nhân dân tập trung rất cao đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.
Gò Vấp khơng chỉ đủ phịng lớp, bàn ghế cho học sinh học tập mà còn xây
dựng được các cơ sở phục vụ cho giáo dục tồn diện. Ngồi phịng học, các trường
phổ thơng trong quận đều có: Thư viện, phịng đồ dùng dạy học, phịng hoặc góc
truyền thống, phịng hoặc góc hướng nghiệp, nhiều trường cịn có phịng Đồn, Đội,
Câu lạc bộ nhi đồng... Các trường còn được trang bị hệ thống phục vụ cho các lớp phổ
cập và các trang thiết bị khác nhau phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao. Ngành
Giáo dục cũng đã xây dựng được trung tâm lao động kĩ thuật ngành mộc và phân
xưởng dệt với số lượng máy móc trị giá tới 3 triệu đồng có thể đón nhận gần 2.000 học
sinh tới học tập lý thuyết và thực hành kĩ thuật. Thư viện quận với hàng ngàn đầu sách,
phục vụ nhu cầu đọc sách của cán bộ, giáo viên [66, tr.36].
Những cơ sở, phòng lớp và trang thiết bị phục vụ toàn diện các mặt hoạt động
của nhà trường được xây dựng đã nói lên sự quan tâm to lớn của Đảng bộ và nhân dân
đối với công tác giáo dục. Trên những cơ sở và trang thiết bị đã có, ngành Giáo dục đã
phấn đấu tổ chức có kết quả các hoạt động và tiếp tục đẩy mạnh xây dựng để mở rộng
và hoàn chỉnh, đáp ứng những nhu cầu của những năm học tới.
Từ năm học 1979-1980, để đáp ứng nhu cầu cải cách giáo dục, thiết bị dạy học
cho giáo dục phổ thơng trong thời kì này cũng được chú ý hơn. Từ Bộ đến địa phương
đã cho các cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lí, sử
dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Bộ Giáo dục đã ban hành quy chế bảo
quản đồ dùng dạy học và bằng cách ấy khuyến khích các thầy cơ giáo cải tiến đồ dùng
dạy học. Chỉ thị 23-CT ngày 16-10-1984 quy định nội dung công việc giáo viên cần
làm để sản xuất đồ dùng dạy học, quy định chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác
viên làm đồ dùng dạy học.
Để có thể phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy cũng như hưởng ứng cuộc vận
động làm đồ dùng dạy học của Bộ, mỗi giáo viên đều tự làm đồ dùng dạy học phục vụ
cho tiết dạy và bổ sung cho đồ dùng dạy học chung của trường. Mỗi năm, các trường


18


đã vận động mỗi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ cơng tác giảng dạy của
mình.
1.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên
Đội ngũ giáo viên mà ngành Giáo dục tiếp quản sau giải phóng là 578 giáo viên
phổ thơng. Trong số giáo viên đó, số người làm nghề tu hành dạy trong các trường của
nhà thờ và số giáo viên tư thục chiếm quá nửa.
Lực lượng chính trị chủ yếu của ngành năm học 1975-1976 chỉ có 14 cán bộ A
và B theo điều động cơng tác và hợp lí hóa gia đình, có 14 Đảng viên và 10 Đoàn viên
thanh niên Cộng sản [7, tr.4]. Như vậy, lực lượng chính trị nịng cốt trong các trường
phổ thơng lúc bấy giờ cịn rất hạn chế về số lượng.
Chỉ thị 221-CT/TW ngày 17-6-1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
Động Việt Nam đã hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể về việc tích cực xóa nạn mù chữ và
bổ túc văn hóa, về việc phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông, xây dựng
ngành học Mẫu giáo, về việc xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lí giáo dục.
Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên, Đảng bộ, chính quyền và tồn thể nhân
dân quận Gị Vấp phải vươn lên khắc phục những khó khăn khơng chỉ về vấn đề hậu
quả của nền giáo dục thực dân để lại mà cả về sự nghèo nàn của cơ sở vật chất, mà
quan trọng hơn cả là xây dựng được đội ngũ giáo viên để đáp ứng cho nhu cầu trước
mắt cho năm học mới. Đội ngũ giáo viên được xây dựng nên từ nhiều hướng: Cải tạo,
bồi dưỡng giáo viên cũ, đào tạo đội ngũ giáo viên mới, đặc biệt là tiếp nhận được đội
ngũ giáo viên kháng chiến tại chỗ, giáo viên ở chiến khu về, giáo viên từ miền Bắc chi
viện. Vì vậy, đội ngũ giáo viên trong những năm học đầu sau ngày giải phóng cơ bản
đáp ứng nhu cầu giáo dục của địa phương.
* Thực hiện chương trình cải tạo, bồi dưỡng giáo viên cũ
Để giúp giáo viên chế độ cũ nhanh chóng trở lại nhiệm sở, địa phương đã mở
liên tiếp các đợt sinh hoạt chính trị nhằm giúp lực lượng giáo viên này có những hiểu
biết về cách mạng, về chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng, về đường lối giáo dục cách mạng, về nhiệm vụ của người giáo viên

dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Đây là bộ phận giáo viên chiếm đa số trong đội ngũ


×