Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Vấn đề tiếp nhận văn xuôi tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.44 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
................ ................

HUỲNH THỊ HOA

VẤN ĐỀ
TIẾP NHẬN VĂN XI
TỰ LỰC VĂN ĐỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành
Mã số

: Lý luận văn học
: 602232

Người hướng dẫn khoa học:

TS. HUỲNH VĂN VÂN

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2006


Lời Cảm Ơn
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Huỳnh
Văn Vân, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng
như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của khoa Khoa học và Sau đại học, Trường Đại
Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh để tơi có thể hồn thành khố học,


hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành gửi những lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi vượt mọi khó khăn hồn
thành khố học và luận văn.

Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Hoa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN XI TỰ LỰC
VĂN ĐỒN TRƯỚC 1945...................................................... 10
1.1. Sự ra đời và phát triển của Tự lực văn đoàn ...................................... 10
1.2. Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn từ trước 1945 ............... 12
1.2.1. Các hướng tiếp nhận Tự lực văn đoàn giai
đoạn trước 1945 ..................................................................................... 12
1.2.2. Tiền đề tiếp nhận Tự lực văn đồn

25

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN XI TỰ LỰC
VĂN ĐOÀN TỪ 1954-1986 .................................................... 36
2.1. Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn ở miền Bắc

37

2.1.1. Các hướng tiếp nhận Tự lực văn đoàn ở

miền Bắc từ 1954-1986 ........................................................................... 37
2.1.2. Tiền đề tiếp nhận Tự lực văn đoàn ở
miền Bắc từ 1954-1986 .......................................................................... 55
2.2. Vấn đề tiếp nhận Tự lực văn đoàn ở miền Nam
từ 1954 – 1986 .......................................................................................... 59
2.2.1. Các hướng tiếp nhận Tự lực văn đoàn ở
miền Nam từ 1954-1986.......................................................................... 60
2.2.2. Những tiền đề tiếp nhận Tự lực văn đoàn
ở miền Nam ............................................................................................ 73
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN XI TỰ LỰC
VĂN ĐỒN TỪ 1986 ĐẾN NAY ........................................... 78
3.1. Các hướng tiếp nhận Tự lực văn đoàn ............................................... 79
3.1.1. Tự lực văn đoàn từ quan điểm lịch sử .......................................... 79
3.1.2. Tự lực văn đoàn từ quan điểm phương pháp
sáng tác ................................................................................................... 84


3.1.3. Tự lực văn đồn từ góc độ chức năng và
tác dụng của nghệ thuật. .......................................................................... 90
3.1.4. Tự lực văn đồn từ góc độ thể loại ............................................... 93
3.1.5. Tự lực văn đồn từ góc độ thi pháp ............................................. 95
3.1.6. Tự lực văn đồn từ góc độ thế giới
vơ thức, tâm linh ................................................................................... 111
3.1.7. Tự lực văn đồn từ góc độ tinh thần dân tộc
và tính nhân bản .................................................................................... 113
3.2. Tiền đề tiếp nhận Tự lực văn đoàn sau 1986 ................................... 116
3.2.1. Tình hình chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng.......................... 116
3.2.2. Sự xuất hiện của một tầng lớp độc giả mới................................. 118
3.2.3. Tiền đề văn học và lí luận văn học cho sự
tiếp nhận Tự lực văn đoàn ..................................................................... 119

KẾT LUẬN ................................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 126


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khơng kể địa hạt báo chí, chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn học, đặc biệt
là ở thể loại tiểu thuyết, Tự lực văn đồn đã có những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển của văn học thời kì hiện đại. Nói về văn học hiện đại 19301945 khơng thể khơng nói đến Tự lực văn đoàn. Thế nhưng từ khi ra đời cho
đến nay nó đã đón nhận những sự khen chê, những cách nhìn nhận, đánh giá
khác nhau, có thể nói đã trải qua những bước thăng trầm. Ngay từ khi mới ra
đời đã có những luồng ý kiến khen chê khác nhau, song chủ yếu được đánh
giá khá cao. Rồi đã có thời gian dài, nhóm tác giả này và những tác phẩm của
họ không được nhắc đến hoặc nhắc đến với thái độ phê phán "nghiêm túc đến
khắt khe" và "không kém phần nghiệt ngã"[69, tr. 59]. Ngay cả từng tác giả
nhận được sự tiếp nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược. Một số tác
giả như Thạch Lam, Xuân Diệu, Thế Lữ…được khen ngợi còn Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo lại chưa được xem xét đúng mức. Cho đến những
năm cuối thập niên tám mươi thế kỷ trước trở lại đây, tác phẩm của Tự lực
văn đoàn được tái bản khá nhiều. Và cũng từ thời điểm đó, xuất hiện nhiều
cơng trình nghiên cứu mới, đem lại nhũng cách nhìn khác trước về văn đồn
này. Tiếp thu những thành tựu của lý thuyết tiếp nhận, chúng tôi chọn đề tài
này với mong muốn góp phần dựng nên bức tranh toàn cảnh về sự tiếp nhận
các sáng tác của Tự lực văn đồn cũng như tìm hiểu và giải thích những
nguyên nhân dẫn đến số phận thăng trầm của nó.
Lí thuyết tiếp nhận ra đời đã đem đến một diện mạo mới cho lí luận và
nghiên cứu văn hoc, phá vỡ sự độc quyền quá lâu của lối xem xét văn học chỉ
quan tâm đến mối quan hệ tác giả - tác phẩm bằng cách bổ sung lối xem xét
văn học lưu ý đến mối quan hệ tác phẩm - người đọc. Có mầm mống từ chủ
nghĩa cấu trúc trường phái Prague, chủ nghĩa hình thức Nga những năm 10-20

của thế kỉ XX, từ xã hội học văn học vốn nghiên cứu tác động của văn học
đến công chúng đọc, từ giải thích học dựa vào “triết học sự sống” của W.
Dilthey và hiện tượng học của E. Husserl và tiếp theo là trong các cơng trình
1


của Ingarden, Felix Vodicka, H. J. Gadamer, nhưng phải đến những năm 60
của thế kỉ XX với trường phái Konstanz ở CHLB Đức, mĩ học tiếp nhận mới
chính thức được công nhận.
Đại diện tiêu biểu của trường phái này là H.R.Jauss. Ơng đề cao vai trị
của người tiếp nhận trong nghiên cứu văn học. Theo ông, tác phẩm văn
học=văn bản + sự tiếp nhận của độc giả.Và lịch sử văn học cần phải được viết
lại, nó phải là lịch sử của mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận.
Jauss cũng đồng tình với việc tiếp cận giải thích học trong nghiên cứu văn học
nhưng không phạm phải hạn chế của các nhà giải thích học, ơng gắn q trình
lí giải tác phẩm khơng phải với sự tuỳ tiện tuyệt đối cũng khơng phải bằng sự
phân tích cấu trúc bên trong của tác phẩm của người lí giải mà là với những
khả năng khách quan của độc giả, được quy định bởi kinh nghiệm thẩm mỹ và
tầm chờ đợi của anh ta. Tuy nhiên Jauss đã cực đoan khi đề cao quá mức vai
trò của người tiếp nhận.
Manfred Nauman, đại diện cho các nhà nghiên cứu macxit cũng xem
“quan hệ tác phẩm - người đọc là một vấn đề cơ bản có ý nghĩa then chốt”[67,
tr.140]. Tuy nhiên họ cho rằng tác phẩm là một đề án tiếp nhận
(Rezeptionsvorgabe), là nhân tố hàng đầu, tính năng động của người đọc là
một yếu tố cũng hết sức thiết yếu.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến tiếp nhận văn
học trong hai mươi năm trở lại đây. Nguyễn Văn Hạnh, Hồng Trinh, Huỳnh
Văn Vân, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân... đều có bài viết về
vấn đề này. Trần Đình Sử cho rằng tiếp nhận văn học là một lĩnh vực rộng lớn
của lí luận văn học đang cịn để ngỏ, và vơ cùng quan trọng bởi tiếp nhận văn

học có thể làm sáng tỏ "những vấn đề bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc
giá trị của văn học mà lý luận từ phía sáng tác khơng giải thích được" [78, tr.
125]. Theo ơng, có hai quan niệm tiếp nhận, là tri âm và kí thác. Quan niệm
tri âm đòi hỏi người đọc tiếp nhận hết, hiểu hết những điều tác giả muốn nói
trong tác phẩm bằng hình tượng. Nhưng yêu cầu này trong thực tế là q khó,
khơng thực hiện được. Lâu nay trong văn học, người đọc đi theo hướng đó và
2


thông thường là hiểu được phần nào tâm sự, nỗi lịng của tác giả. Cịn trong
quan niệm kí thác, người đọc có thể xem tác phẩm như phương tiện để thể
hiện nỗi lịng, dụng tâm của mình. Ở đó người đọc có thể phát huy trí tưởng
tượng, sự sáng tạo của mình để đem đến cho tác phẩm một ý nghĩa mới.
Trong thực tế cách đọc này khá phổ biến. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu
Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận trong nghiên
cứu văn học.
Từ những lí do trên luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu sau:
1. Khái qt q trình tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn từ khi
ra đời đến nay.
2. Tìm và đưa ra cách lí giải ngun nhân vì sao có nhiều cách
hiểu khác nhau về văn xi Tự lực văn đồn qua từng thời kì từ mối
quan hệ giữa tác phẩm và người đọc. Từ đó đưa ra cách hiểu tương đối
thống nhất về tác phẩm Tự lực văn đoàn.
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.Hoạt động của Tự lực văn đoàn khá rộng gồm nhiều lĩnh vực: báo
chí, sáng tác văn học. Báo chí cũng là một lĩnh vực khá thành cơng của nhóm
này. Phạm Thế Ngũ từng nhận xét: “ngay ở địa hạt báo chí họ đã làm cho tờ
báo nước nhà tiến bộ nhiều từ bài vở cho đến kỹ thuật”[70, tr. 560]. Tuy vậy,
trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những sáng tác của
họ. Ngay trong sáng tác của nhóm cũng gồm nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn,

tiểu thuyết, tiểu luận. Mảng thơ cũng rất thành công với Xuân Diệu, Thế Lữ
và thơ trào phúng của Tú Mỡ. Song, với tính chất phức tạp của đề tài về một
nhóm nhiều thành viên mà sáng tác của họ bao gồm nhiều thể loại khác nhau
như đã nói nên chúng tơi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở việc khảo
sát vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn, cụ thể là truyện ngắn và tiểu
thuyết. Vì thế, trong tám thành viên của Tự lực văn đồn, chúng tơi chỉ bàn
đến bảy thành viên, trừ Tú Mỡ.
2. Do chưa có điều kiện và với dung lượng có hạn của luận văn nên
chúng tơi chỉ nghiên cứu tiếp nhận của các nhà nghiên cứu và phê bình. Luận
3


văn sẽ phân tích các kết quả tiếp nhận đó và đưa ra các giải thích về các động
cơ, các cơ sở và nguyên nhân của chúng.
Mảng tiếp nhận của sáng tác văn học cũng đã hé lộ, như ảnh hưởng của
Thạch Lam đối với Bình Ngun Lộc (truyện Lị chén chịm sao trong Nhốt
gió) và Mai Thảo trong Giai đoạn chị Định( tập Tháng giêng cỏ non) nhưng
chưa có căn cứ vững chắc cũng như mức độ ảnh hưởng chưa rộng rãi, sâu sắc
nên chúng tôi không đề cập đến trong luận văn này.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Tự lực văn đoàn được xem là một hiện tượng văn học thú vị và phức
tạp. Vì thế những cơng trình nghiên cứu, đánh giá về Tự lực văn đoàn khá
nhiều nhưng cịn đề tài Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn, cho đến
nay chúng tơi nhận thấy chưa có cơng trình nào đề cập đến một cách đầy đủ.
Tuy nhiên, trong những bài viết của mình có khá nhiều tác giả, bên cạnh việc
trình bày các ý kiến khen chê, các phân tích nhận định của họ về các tác giả
hay tác phẩm mà họ nghiên cứu - đối tượng mà chúng tơi tìm hiểu ở đây - đã
nhắc đến mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc. Trong đó chủ yếu là nói
đến sự tác động của sáng tác của Tự lực văn đoàn đối với độc giả hay một vài
ý kiến có liên quan ít nhiều đến lý luận tiếp nhận mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở

phần tiếp theo.
Năm 1939, trong cuốn Dưới mắt tơi, Trương Chính có nhắc đến ý kiến
của Trương Tửu về Nửa chừng xn . Ơng tỏ ý khơng đồng tình với Trương
Tửu khi ơng này cho rằng "suốt đời Mai, nàng chẳng hy sinh cái gì, lần nào
hết' [7, tr. 645].
Năm 2000, trên Tạp chí văn học, Phan Trọng Thưởng có bài "Cuối thế
kỷ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh giá văn chương Tự lực văn đồn". Ơng cho
rằng "Nếu như trong lịch sử văn học Việt nam hiện đại, vấn đề đánh giá
Phong trào Thơ mới (1932-1942) từng là một vấn đề phức tạp thì vấn đề đánh
giá Tự lực văn đồn cịn phức tạp hơn nhiều" [69, tr. 57]. Phan Trọng Thưởng
đã khái quát lại toàn bộ q trình đánh giá Tự lực văn đồn. Ơng chia quá

4


trình đánh giá Tự lực văn đồn làm hai thời kì (ơng khơng tính thời kì từ
1932-1945):
- Thời kì thứ nhất từ 1986 trở về trước.
- Thời kì thứ hai từ 1986 đến nay.
Ơng cho rằng ở thời kì thứ nhất, Tự lực văn đồn thường được nhìn
nhận bằng nhãn quan chính trị và xuất phát tự lập trường chính trị, từ quan
điểm giai cấp, nhất là đối với ba nhân vật: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo
nên các nhận xét, đánh giá về hoạt động văn chương của Tự lực văn đồn
cũng như văn chương lãng mạn nói chung thường tỏ ra khe khắt, chưa thỏa
đáng. Mặt đóng góp của Tự lực văn đồn có phần bị xem nhẹ, trong khi mặt
tiêu cực của nhóm lại bị nhấn quá mạnh. Theo ơng, thực ra đã có ý kiến của
Trường Chinh và Thanh Trường (bút danh của Hà Minh Đức) nhận thấy và
đặt vấn đề cần đánh giá đúng văn học lãng mạn nói chung, Tự lực văn đồn
nói riêng. Trường Chinh chỉ rõ: "Đối với trào lưu văn học lãng mạn, chúng ta
không nên mạt sát, vơ đũa cả nắm...Việc uốn nắn lại những thái độ hẹp hịi,

máy móc đối với những giá trị văn nghệ cũ không những có tác dụng sữa
chữa những thái độ bất cơng đối với nhiều tác phẩm mà cịn có tác dụng mở
rộng con đường cho sáng tác văn nghệ hiện thời"[69, tr. 57]. Thanh Trường
cũng có bài báo: Cần đánh giá đúng phong trào Tự lực văn đồn trên tạp chí
Sinh viên Việt Nam (số 11 tháng 6 năm 1957) nhưng do những đòi hỏi của
cuộc đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật lúc đó nên những
mặt hạn chế, tiêu cực của một số cây bút chủ chốt trong Tự lực văn đoàn vẫn
được chú trọng làm rõ hơn. Phan Trọng Thưởng nêu nhận xét về tình hình
nghiên cứu, đánh giá Tự lực văn đồn thời kì này: "Nhìn chung, trong hơn ba
thập kỷ, từ giữa những năm năm mươi đến giữa những năm tám mươi của thế
kỷ này, văn chương Tự lực văn đoàn đã chịu một sự phán quyết nghiệt ngã.
Có lúc, có nơi, sự phán quyết đó đã đẩy văn chương lãng mạn nói chung và
văn chương Tự lực văn đồn nói riêng đến nguy cơ bị phủ định". [69, tr. 58].
Phan Trọng Thưởng lại nhận thấy tình hình ngược lại ở miền Nam:
"Trong khi đó, ở miền Nam thời kì 1954-1975, trong một số cuốn sách, các
5


tác giả lại có xu hướng đánh giá quá cao Tự lực văn đồn, khơng thấy hết
những hạn chế thực sự về tư tưởng nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm,
đẩy vấn đề nghiên cứu đánh giá Tự lực văn đoàn đến một đối cực khác so với
giới nghiên cứu ở miền Bắc"[69, tr. 59]
Từ 1986 đến nay, theo ơng, những đóng góp và hạn chế của Tự lực văn
đồn đã được nhìn nhận một cách điềm tĩnh, thấu đáo, khách quan khoa học
hơn. Phan Trọng Thưởng điểm lại ý kiến đề nghị đánh giá lại văn đoàn này
của Trương Chính trên tạp chí văn học 4/1988. Rồi hồi kí của Tú Mỡ đã cung
cấp nhiều tư liệu về nhóm mình góp phần xác định những điểm cịn hồi nghi.
Sự ra đời của bộ Văn xi lãng mạn Việt Nam (8 tập) được xem là một bước
tiến mới trong cách nhìn nhận đánh giá văn chương Tự lực văn đoàn. Tiếp
theo là Hội thảo khoa học về văn chương Tự lực văn đoàn do khoa Ngữ văn

trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cùng với nhà xuất bản đại học và trung học
chuyên nghiệp tổ chức. Theo ông, Hà Minh Đức đã khơng đồng tình với việc
xếp tất cả sáng tác của Tự lực văn đoàn vào trào lưu lãng mạn như lâu nay
vẫn làm, cịn Nguyễn Đình Chú đề nghị "chính trị hóa việc nghiên cứu văn
chương" cũng là một sai lầm. Chính sai lầm này đã tạo ra những phiến diện và
cực đoan trong thẩm định và đánh giá Tự lực văn đoàn. Cũng tại đây, Phong
Lê đã yêu cầu cần phân biệt giữa "nhầm lẫn cách mạng" với "sự thù hằn cách
mạng" vì sự lựa chọn của các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo chỉ
là một sự nhầm lẫn đáng trách. Phan Trọng Thưởng cho rằng ý kiến của nhà
thơ Huy Cận được xem là thấu tình đạt lý. Ý kiến của Trần Đình Hượu nhìn
Tự lực văn đồn "từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại
hóa trong lịch sử văn học phương Đông" cũng được ông xem là đáng lưu ý.
Theo Phan Trọng Thưởng, Trong cuốn Tự lực văn đoàn- con người và
văn chương (1990) Phan Cự Đệ đã một lần nữa nhìn nhận lại Tự lực văn đoàn
với thái độ điềm tĩnh, khách quan, khoa học, với tinh thần trân trọng những
đóng góp thực sự của Tự lực văn đồn cho tiến trình văn học hiện đại.
Tiếp tục điểm đến một loạt bài tiểu luận của Lê Thị Đức Hạnh, người
được Phan Trọng Thưởng xem là khá am hiểu về Tự lực văn đoàn, bà đã cung
6


cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, đánh giá Tự lực văn
đồn. Ơng đánh giá cao một loạt lời giới thiệu của Hà Minh Đức và Phan Cự
Đệ trong các cuốn tiểu thuyết được tái bản của Tự lực văn đồn. Những lời
giới thiệu đó đã phân tích những cái hay, cái dở, những yếu tố tích cực và tiêu
cực của từng tác phẩm cũng như những đóng góp của các tác giả này cho sự
phát triển của tiểu thuyết hiện đại. Ông nhận định: "Với những lời giới thiệu
này, giá trị của văn chương Tự lực văn đoàn đã được minh định theo tinh thần
đổi mới tư duy nghiên cứu, đổi mới cách tiếp cận văn học, đổi mới cách nhìn
nhận, đánh giá lại các hiện tượng văn học cũ"[69,tr. 63]. Cũng theo tác giả bài

báo, trong chuyên luận: Quan niệm về con người trong tiểu thuyết, Lê Thị
Dục Tú dựa trên sự khảo sát sáng tác của ba nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo, tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người để đánh giá về ba tác
giả nói riêng, tự lực văn đồn nói chung.
Phan Trọng Thưởng nhận xét Trịnh Hồ Khoa trong cuốn Những đóng
góp của Tự lực văn đồn trong văn xuôi hiện đại Việt Nam đã khẳng định vai
trị của Tự lực văn đồn trong q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam và đã
nêu bật được những đóng góp về nội dung, hình thức và những cách tân về
nghệ thuật của văn chương Tự lực văn đồn. Và gần đây là cơng trình Khảo
luận văn chương, phần Khải luận về văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì
1930-1945 của Hà Minh Đức. Theo ơng, Hà Minh Đức nhận xét do tác động
của những biến cố chính trị, xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nên dòng
văn xuôi lãng mạn không thuần nhất và phát triển qua từng thời kì, trong đó
thời kì 1932-1945 là thời kì Tự lực văn đoàn dã đem lại sức sống cho văn học
dân tộc.
Cuối cùng, tác giả bài báo kết luận: "Vào năm cuối cùng của thế kỉ,
nhìn lại cả hai thời kì nghiên cứu và đánh giá Tự lực văn đoàn, giới nghiên
cứu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với những ý kiến trên đây, thiết
tưởng những đánh giá chung nhất về văn chương Tự lực văn đoàn cả ở hai
thời kì đã được giới thiệu ở phần cốt lõi, cơ bản nhất. Cũng như nhiều hiện
tượng văn chương phức tạp khác, văn chương Tự lực văn đoàn tuy là một
7


trong số những hiện tượng văn chương đáng chú ý của thế kỉ, nhưng không
được hưởng cái may mắn đánh giá một lần là xong, minh định một lần là đạt
ngay đến sự thống nhất. Có thể xem đó là một số phận văn chương không
mấy suôn sẻ nếu không muốn nói là "nhiều nỗi truân chuyên", giống như số
phận của Thơ Mới và văn chương lãng mạn cùng thời kì"[69, tr. 64].Ơng cho
rằng q trình nghiên cứu hiện tượng văn học này chưa khép lại, mỗi giai

đoạn, mỗi thời đại, mỗi thế hệ cơng chúng ln tìm cách tiếp cận, khai thác
những giá trị quá khứ, kiếm tìm trong đó những nguồn tinh thần mới mẻ,
những hành trang cần mang vào tương lai.
Như vậy, bài viết của Phan Trọng Thưởng đã đề cập một cách khá hệ
thống về vấn đề nghiên cứu, đánh giá Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, đây chỉ là
bài báo nên mang tính khái quát, là những nhận xét ban đầu, chưa đi sâu lý
giải vấn đề bằng cơ sở lịch sử xã hội. Đây chính là lối đi cịn rộng mở để
chúng tơi tiếp tục khám phá về Tự lực văn đoàn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận
văn, chúng tơi sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp lịch sử chức năng. Phương pháp này giúp chúng tôi xác
định những điều kiện lịch sử, xã hội, chính trị, tâm lý đã ảnh hưởng đến việc
tiếp nhận tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn trong từng giai đoạn lịch sử.
-Phương pháp hệ thống được sử dụng giúp chúng tơi có cái nhìn bao
qt về lịch sử tiếp nhận tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đồn.
-Để hệ thống các hình thức tiếp nhận khác nhau đối với tác phẩm Tự
lực văn đoàn, chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Ngồi ra
cịn có sự hỗ trợ của phương pháp thống kê.
-Phương pháp so sánh cũng được dùng để đối chiếu sự giống và khác
nhau của các hình thức tiếp nhận. Từ đó, có thể rút ra những vấn đề có ý
nghĩa lí luận.

8


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
1.Bước đầu khái quát, hệ thống và đánh giá các hướng, các quan điểm
tiếp nhận tác phẩm Tự lực văn đoàn.
2.Vận dụng hướng nghiên cứu theo lý thuyết tiếp nhận để giải thích về

số phận thăng trầm của tác phẩm Tự lực văn đoàn. Qua đó thấy được phần
nào tiến trình lịch sử của sự tiếp nhận sáng tác của văn đoàn này.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn gồm 133 trang. Ngoài phần Mở đầu (10tr), Kết luận ( 3tr)và Tài
liệu tham khảo (8 tr), luận văn gồm ba chương:
Chương I. Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn trước 1945.
Chương II. Vấn đề tiếp nhận văn xi Tự lực văn đồn từ 1954-1986.
Chương III. Vấn đề tiếp nhận Tự lực văn đoàn sau 1986.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN XUÔI
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN
TRƯỚC 1945.
1.1.

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN ĐOÀN TỰ LỰC.
Trước đây, khi nghiên cứu về Tự lực văn đồn, có rất nhiều ý kiến

khơng thống nhất về thời điểm ra đời, và kết thúc, số lượng các thành viên
cũng như mục đích, tơn chỉ của nhóm. Nhưng cho đến nay dựa vào những tư
liệu đáng tin cậy của Tú Mỡ, một trong những thành viên chủ chốt của Tự lực
văn đồn có thể xác định Tự lực văn đoàn ra đời vào khoảng đầu tháng 71932, ban đầu gồm năm thành viên Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái
Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam
(Nguyễn Tường Lân), và Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), sau kết nạp thêm ba thành
viên nữa là Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Trần Tiêu và Xuân Diệu (Ngơ Xn

Diệu). Đứng đầu cả nhóm là Nhất Linh. Cơ quan ngơn luận của văn đồn là tờ
tuần báo Phong Hố, khi Phong Hố bị đóng cửa (năm 1936) thì có tờ Ngày
Nay thay thế. Văn đồn ra đời trong thời điểm văn chương nhuốm đầy một
chất bi quan, chán đời, uỷ mị khóc sướt mướt, than thân trách phận, khơng
cịn chút sinh khí. Điều đó được giải thích bởi tình trạng xã hội lúc bấy giờ.
Sau khi những phong trào cách mạng bị dìm trong máu, một khơng khí chán
nản, yếm thế bao trùm khắp đời sống, thanh niên bế tắc, khơng có lý tưởng để
phụng sự nên “thốt ly trong những tình cảm cá nhân, nhất là yêu đương”[4,
tr. 34]. Mong muốn của các nhà văn Tự lực là đưa văn học đương thời thốt
ra khỏi khơng khí trên. Chủ trương của Tự lực văn đồn được gói gọn trong
10 điều sau:

10


1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ khơng
phiên dịch sách nước ngồi nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương
thơi. Mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.
2. Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người
và xã hội ngày một hay hơn lên.
3. Theo chủ nghĩa bình dân; soạn những cuốn sách có tính cách bình
dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính
cách An-nam.
5. Lúc nào cũng mới, trẻ, u đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình
dân, khiến cho người khác đem lịng u nước một cách bình dân. Khơng có
tính cách trưởng giả, q phái.
7. Trọng tự do cá nhân.
8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.

9. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
10. Theo một trong chín điều trên cũng được miễn là đừng trái ngược
với những điều khác.
Năm 1936 tờ Phong hoá bị thực dân Pháp đóng cửa, đến năm 1940 tờ
Ngày nay cũng bị cho là tờ báo của bọn phiến loạn và bị cấm nốt. Tự lực văn
đoàn hoạt động cầm chừng, một số thành viên bước vào đường làm chính trị,
Tự lực văn đồn thực sự tan rã.
Có thể thấy, từ đầu đến cuối trong quá trình sáng tác, các nhà văn trong
văn đồn đã tn theo đúng tơn chỉ đã đề ra. Các nhà văn trong Tự lực văn
đoàn đều là những người có tài và có tâm huyết, có tinh thần dân tộc, có lý
tưởng thực tiễn. Họ nắm bắt được tâm lí, thị hiếu thẩm mỹ của người đọc lúc
bấy giờ nên đã gặt hái được những thành công rực rỡ. Tiểu thuyết của họ vào
loại bán chạy nhất lúc bấy giờ “Từ 1933-1936, nhà xuất bản Đời nay đã bán
được 58.000 bản tiểu thuyết và thơ, có những cuốn như Đời mưa gió được in
11


lại đến nghìn thứ tám” [13, tr. 51-52], tác phẩm của họ có sức hấp dẫn nhất
định đối với cơng chúng thành thị đương thời. Tú Mỡ đã nhận xét hoàn toàn
đúng về những điều họ đã làm được, theo nhận xét của ơng, văn đồn này “
đã có một đóng góp đáng kể vào văn học Việt Nam, tạo cho đoàn một tiếng
tăm vang dội một thời, một thành tích mà các văn đồn khác ra đời sau khơng
đạt được, một chân giá trị riêng trong một giai đoạn nhất định mà giới văn
học ngày nay và ngày mai phải công nhận”, [63, tr. 156-157]. Một số ý kiến
khác cũng nêu lên vị trí và vai trị quan trọng của Tự lực văn đồn “Nhóm Tự
Lực khơng phải là nhóm duy nhất nhưng quan trọng nhất và là nhóm cải cách
đầu tiên của nền văn học hiện đại”.[16, tr. 462]. Đặt trong hoàn cảnh bấy giờ,
những việc mà các nhà văn đã làm được có ý nghĩa lớn lao. Tự lực văn đồn
đã tạo được uy tín và ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học. Có thể nói, Tự
lực văn đoàn đã hoàn thành sứ mệnh văn chương của mình đối với thời đại dù

khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế.
1.2.

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN XI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TỪ
TRƯỚC 1945.
1.2.1Các hướng tiếp nhận Tự lực văn đoàn giai đoạn trước 1945.
1.2.1.1. Hướng tiếp nhận từ quan điểm đạo đức và xã hội.
Với chủ trương tấn công vào bức tường thành phong kiến đã trở nên lạc

hậu, ngay sau khi Tự lực văn đoàn phát hành những tác phẩm đầu tiên đã đón
nhận những ý kiến khác nhau từ phía độc giả.
Trong tập Dưới mắt tơi (1939) Trương Chính đã dành hơn một trăm
trang bình các tác phẩm chính của Khái Hưng và Nhất Linh. Ơng tập trung ca
ngợi nội dung phá đổ sự áp bức chuyên chế của Khổng giáo, cải tạo xã hội
trong các tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng.
Viết về Nhất Linh, ơng nhận xét Đoạn tuyệt đã có cơng đánh dấu một
cách rõ ràng thời kì thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội An Nam. Tác
phẩm "cơng bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết
chết bao nhiêu hy vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao
nhiêu chí khí bồng bột đang ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt,
12


cường tráng."[8, tr. 625] vì theo ơng, gia đình hiện thời chỉ là một chế độ nô
lệ đưới một lớp sơn lừa dối [8, tr. 625]. Trương Chính đứng về phía Loan - cơ
gái mới - để cho rằng cơ đã làm hết sức để có được hạnh phúc nhưng sự hy
sinh của nàng thành vơ nghĩa, vì cơ chính là nạn nhân của gia đình nệ cổ, gia
đình ấy chỉ cố tìm cách làm cho cơ đau khổ mà thơi. Ơng khen Đoạn tuyệt
khơng chỉ có giá trị xã hội mà cịn có giá trị tâm lý nữa, nó là "một kiệt tác
trong văn học Việt Nam hiện đại"[8, tr. 629]. Ông cũng nhận xét khi Nhất

Linh viết Đoạn tuyệt để dùng nghệ thuật tái thiết xã hội Việt Nam trên một
nền tảng vững vàng, theo những nguyên tắc hợp lý và nhân đạo thì có nhiều
người hoan nghênh đồng thời cũng bị nhiều người phản đối. Những người
phản đối chính là các nhà đạo đức cổ khơng hiểu những nguyện vọng; những
nhu cầu mới của những người mới và khơng chịu nhìn nhận sự tiến bộ của
nhân loại.
Lạnh lùng được Trương Chính xem là mũi tên độc thứ hai Nhất
Linh bắn vào Khổng giáo. Nạn nhân của chế độ cũ là Nhung, một người đàn
bà trẻ tuổi, nhưng khơng thể, khơng dám đi lấy chồng "vì Ln lý, vì Đạo
đức, vì Danh dự"[8, tr. 630]. Tác giả "Dưới mắt tôi" khen Nhất Linh đã làm
một việc nhân đạo vì "Luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả
dối, danh dự ấy là danh dự hão huyền...Hơn nữa tác giả muốn cho ta đủ tự do
sống theo nguyện vọng của mình, gây lại hạnh phúc gia đình mình một cách
chính đáng."[8, tr. 630]. Trương Chính bênh vực Lạnh lùng, phê phán Trương
Tửu khơng hiểu được những điều trên nên đã cả gan kết án tác phẩm. Nhưng
đồng thời cũng đứng trên quan điểm đạo đức, Trương Chính cho rằng hành vi
của Nhung đơi khi biểu thị một tâm hồn phóng tứ "Nhưng ta thất vọng khi
nhìn thấy nàng quá tự do bỏ nhà đi ngang về tắt với tình nhân. Nàng sẽ lấy
Nghĩa, không ai phản đối. Nhưng nàng "ăn nằm" với Nghĩa trước khi lấy
Nghĩa, thì người ta khơng thể tha thứ cho nàng được. Người ta sẽ nghi nàng bị
lôi cuốn bởi sức cám dỗ của bản năng, theo tiếng gọi của xác thịt hơn theo
tiếng gọi của trái tim, nghi cho nàng cố ý đi tìm khối lạc hơn đi tìm chân lý
hạnh phúc."[8, tr. 632].
13


Với một số ý kiến chê Tối tăm, Trương Chính nhận định "Theo tôi
thấy, lúc nào ông Nhất Linh cũng chỉ đi theo con đường ông vạch sẵn để di
tới mục đích: cải tạo xã hội."[8, tr. 635]. Trương Chính cho rằng:
"Trước kia ông bênh vực một hạng người đau khổ, vì biết suy tưởng và

biết phân tách lịng mình, nên sự đau khổ ấy lại càng chua chát. Bây giờ ông
bênh vực một hạng người khác khốn nạn mà khơng biết mình khốn nạn, vì
ngu dại và thất học, đương chìm đắm trong đêm tối một cách rất đáng
thương."[8, tr. 636]. Đó là những chàng nơng phu lương thiện vì dốt nát bị lừa
dối, những người cha khơng dám cho con gái đi học, những bà mẹ không biết
sạch sẽ là gì, những cái Bìm ngoan ngỗn một cách đần độn...Trương Chính
lý giải họ bị đày vào cảnh khổ nhục như vậy vì khơng có ai gợi cho họ những
ước mong khác và theo ông "nhà nghệ sỹ không có quyền đứng ngồi xã hội,
ẩn trong tháp ngà để hưởng hạnh phúc mình một cách ích kỉ và khốn nạn. Đời
của ta có liên quan tới đời của mọi người."[8, tr. 636]. Ông cũng bày tỏ rõ
quan niệm của mình: " Tơi tưởng cái vấn đề nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ
thuật vị nhân sinh đã kết liễu từ lâu, và bây giờ không ai cứng đầu không chịu
hiểu rằng nghệ thuật sẽ là sự mỉa mai nếu mục đích của nó khơng phải là nâng
cao trình độ sinh hoạt của nhân loại."[8, tr. 637]
Phê bình Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Trương Chính ghi nhận sự
phấn đấu của cá nhân chống lại chế độ đại gia đình, theo ơng "tác giả nó biện
luận cho quan niệm nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập
quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra."[8, tr. 642]. Khi viết về cuốn Gia đình,
mặc dù ơng nhận thấy công cuộc cải tạo xã hội của Hạc có tính cách trưởng
giả, chú trọng ở bề mặt hơn bề sâu, và Khái Hưng đã tỏ thái độ lạc quan quá
dễ dãi ở sự thành công của Hạc nhưng ông không phê bình công cuộc cải tạo
ấy. Vì theo ông, đời Hạc còn đáng sống hơn đời lắm kẻ khác. Ở khía cạnh tác
động xã hội, Trương Chính đánh giá Gia đình là nhát búa cuối cùng vào bức
tượng khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước: chế độ đại gia đình.
Về nghệ thuật, nhìn chung Trương Chính hết lời khen ngợi Nhất Linh
và Khái Hưng: Đoạn tuyệt có giá trị tâm lý khơng ai chối cãi được. Nhất Linh
14


đã quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng

của nhân vật và đi sâu vào đời bên trong của họ. Trương Chính cho là Nhất
Linh cịn có tài miêu tả nhân vật, điều ấy được thể hiện qua nhân vật bà Án
trong Lạnh lùng: "Nhất là tả bà Án, ông đã lột được hết tinh thần một người
đàn bà quý phái, ranh mãnh, khôn khéo, biết chiều chuộng con dâu khi cần
phải chiều chuộng, biết dạy dỗ khi cần phải dạy dỗ."[8, tr. 634].
Trong khi phê bình các tác phẩm và tác giả Tự lực văn đoàn, chúng ta
thấy rõ quan điểm của Trương Chính. Đối với ơng, văn chương phải góp tiếng
nói để cải tạo, xây dựng xã hội. Hơn nữa, nó cịn phải phù hợp với quan niệm
về đạo đức của xã hội.
Trương Chính nhiều lần khen nghệ thuật miêu tả tâm lý của Khái
Hưng: “Nhà luân lý Khái Hưng lại là một nhà tâm lý nữa"[8, tr. 639]. Nhà
văn "hiểu rằng một cử chỉ, một dáng điệu, một sắc mặt có thể biểu lộ một
trạng thái tâm hồn nên tác giả Hồn bướm mơ tiên chỉ tả cái dáng điệu ấy, vẽ
cái cử chỉ ấy, ghi cái sắc mặt ấy. Vài nhận xét có ý tứ cũng đủ làm hoạt động
những nhân vật trong truyện."[8, tr. 639]. Khái Hưng cịn được xem là nhà
hội họa có tài, đã kết tinh được cái hồn thơ man mác bao trùm cảnh vật và ghi
được những màu sắc rất hay biến đổi bằng một ngịi bút điêu luyện. Tóm lại,
“…một quyển như Hồn bướm mơ tiên là một hòn châu báu”[8, tr. 641]. Đặc
biệt, Trương Chính rất ca ngợi Gia đình, theo ơng đó "có thể xem như một
tác phẩm khơng tì vết”, "Tôi chưa từng thấy trong văn học Việt Nam, một
nhà văn, kể cả Nhất Linh, đã tả người đàn bà một cách xác đáng như Khái
Hưng" [8, tr. 655]. Ông cho rằng tác giả đã giải phẫu tâm lý nhân vật trong
truyện một cách công phu; sự xếp đặt và cách kết cấu trong Gia đình khơng
để ta chê trách được ở chỗ nào cả. Trương Chính cũng đánh giá rất cao Đời
mưa gió, đó "là một kiệt tác”[8, tr. 668]. Với Đời mưa gió thì Khái Hưng và
Nhất Linh đã có “nghệ thuật tuyệt diệu” khi tả một người phóng đãng như
Tuyết mà làm cho người đọc thương hại nàng, bênh vực nàng. Trương Chính
cũng đã bước đầu chỉ ra những mặt cần khắc phục. Ở Đoạn tuyệt, tác giả
khơng nên nấp sau lưng nhân vật để nói thay ở đoạn Loan ra tồ. Ơng cho
15



rằng như thế là “thiếu thành thực và có hại cho nghệ thuật”[8, tr. 629], “Nửa
chừng xuân xếp đặt không chặt chẽ”[8, tr. 645], “Vọi trong Trống Mái không
thực. Tác giả đã sửa chữa bức tranh của ông nhiều quá”[8, tr. 651].
Đáng chú ý nhất là cuộc tranh luận dựa trên quan niệm về mối quan hệ
giữa văn chương với đạo đức và xã hội. Nếu như Trương Chính bảo vệ và
dành cho Lạnh lùng của Nhất Linh những lời khen thì Trương Tửu lại kết án
chúng. Trương Tửu đặt vấn đề : "Một văn phẩm hoàn toàn về nghệ thuật mà
có ảnh hưởng tai hại đến cá nhân và xã hội thì nên hoan nghênh hay bài trừ"
và ngay sau đó ơng đã lên án trong cuốn Lạnh lùng, Nhất Linh định phá hoại
sự tiến bộ của phụ nữ, chủ trương tự do phát triển xác thịt. Theo ông, Nhung
phải ở vậy để thờ chồng, giữ tròn danh tiết. Ông hô hào: "Tất cả những đàn
bà, những cô quan tâm đến vấn đề phụ nữ nên kết án Lạnh lùng", "tất cả
những bậc phụ mẫu muốn cho con gái khỏi sự phóng đãng quyến rũ, nên cấm
tiệt khơng cho đọc Lạnh lùng."[8, tr. 630-631].
Thúc Tề lại nhấn mạnh chỉ ở dưới chế độ phong kiến người đàn bà góa
trẻ mới phải ở vậy, cịn dưới xã hội mới tình trạng đau đớn ấy khơng thể có
nữa. Vấn đề giải phóng phụ nữ được đặt ra trong sáng tác của Tự lực văn
đoàn do vậy đã trở thành vấn đề xã hội rộng lớn, được dư luận quan tâm.
Ở đây Trương Chính và Trương Tửu đã đứng ở góc độ khác nhau khi
nhận xét về Lạnh lùng. Trương Chính thấy được mặt tích cực chủ yếu của tác
phẩm là bảo vệ quyền sống chính đáng của con người, hạn chế về mặt đạo
đức chỉ là thứ yếu. Trong khi đó, Trương Tửu lại quá nhấn mạnh khía cạnh
đạo đức nên chỉ thấy Lạnh lùng là một tác phẩm có hại.
Cũng xuất phát từ quan điểm xã hội, Dương Quảng Hàm trong cuốn
“Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản năm 1941 đã thấy được đóng góp của
Tự lực văn đồn khơng chỉ ở lĩnh vực văn học mà cịn tác động về mặt xã hội
“công việc của Tự Lực văn đồn đã có ảnh hưởng về đường xã hội và đường
văn học”[27, tr. 21]. Theo đó, về nội dung, tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã

làm rõ những cái dở, cái giả dối trong các hủ tục, thiên kiến của chế độ phong
kiến. Về nghệ thuật, đã làm cho “thể tiểu thuyết đắc thắng”, ngôn ngữ sáng
16


sủa, dễ hiểu hơn. Từ góc độ đạo đức, bảo vệ những mặt tích cực của nền ln
lý cũ, ơng phê phán các nhà văn đã có thiên lệch khi đánh giá về những phong
tục cũ, mà theo ơng có những mặt tốt cần phải giữ gìn. Ơng lấy ví dụ về tục
đàn bà goá chồng ở vậy thờ chồng ni con, xưa nay biết bao gia đình nhờ cái
tục ấy mà không bị li tán, con cái được nuôi dạy thành người. Dương Quảng
Hàm đã thấy được phong tục cũ của chế độ phong kiến khơng phải khơng có
mặt tốt, mặt hay, điều mà khi phê phán, các tác giả của Tự lực văn đoàn đã bỏ
qua.
Cũng cùng quan điểm xã hội nhưng nếu như Trương Chính, Dương
Quảng Hàm thấy được những mặt tích cực của chủ trương cải cách xã hội, tác
động tốt đến xã hội và dành cho các nhà văn Tự lực văn đoàn những lời khen
tặng thì Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Đặng Thai Mai lại phản đối.
Nguyễn Công Hoan đã chê Đoạn tuyệt dở vì khơng giúp người ta cách nào
thiết thực để đoạn tuyệt với gia đình cũ. Để cho lời tuyên bố thêm hùng hồn,
ông đã viết Cô giáo Minh, chọn kết thúc cơ giáo Minh khơng chống gia đình
chồng mà cảm hoá được mẹ chồng phong kiến rất độc ác, ăn ở hết sức hoà
thuận với một anh chồng ngu xuẩn. Nhưng không may cho Nguyễn Công
Hoan kết thúc này không được hoan nghênh như nhận xét của Vũ Đức Phúc:
“Nguyễn Công Hoan lại tỏ ra lạc hậu hơn các nhà văn lãng mạn về việc chống
lễ giáo phong kiến”[74, tr. 118].
Một nhà văn hiện thực nữa lên án Tự lực văn đoàn là Vũ Trọng Phụng.
Trên báo Tương lai, 25-3-1937, ơng đã phê phán Tự lực văn đồn là tô vẽ xã
hội, biến những cô gái điếm thành những “phụ nữ tân thời, vui vẻ, trẻ trung,
hy sinh cho ái tình, hoặc cách mạng lại gia đình "[74, tr. 120].
Trên báo Tiên Phong, Đặng Thai Mai vạch rõ tính chất tiêu cực trong

sáng tác của Khái Hưng, Nhất Linh. Dũng trong Đoạn tuyệt muốn làm một
nhà cách mạng nhưng thực ra “chỉ là một chàng công tử thành thị mang cái
bệnh Don Quichotte rồi đi tập điệu bộ “hảo hớn” mà thôi”[74, tr. 168]. Rõ
ràng ở đây những nhà văn hiện thực còn đòi hỏi cao hơn ở tác phẩm Tự lực
văn đoàn. Họ muốn tác phẩm phải phản ánh đúng hiện thực xã hội, và cao
17


hơn nữa phải vạch ra cách cho con người thoát khỏi sự đau khổ do những bất
công trong xã hội gây ra. Các nhà văn hiện thực đã đứng trên lập trường giai
cấp vơ sản để địi hỏi các nhà văn phải giải quyết triệt để những vấn đề nỗi
khổ đau cho người nghèo khổ trong tác phẩm của mình.
1.2.1.2. Hướng tiếp nhận từ đặc trưng thể loại.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại(1942) viết về hầu hết các nhà
văn trong Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân
Diệu, Trần Tiêu. Khác với nhiều người nghiên cứu cùng thời, ông tiếp cận với
Tự lực văn đồn từ nghệ thuật của tác phẩm. Từ góc độ này, Vũ Ngọc Phan
đã đem đến nhiều nhận xét có giá trị.
Nghiên cứu về Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan chú ý đến thể loại của tác
phẩm, ông xếp Nhất Linh vào tác gia viết tiểu thuyết luận đề. Ông nhận thấy
thể loại tiểu thuyết của Nhất Linh thay đổi rất nhanh "Ơng viết từ tiểu thuyết
ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết
tâm lý: sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm
hồn người ta"[71, tr. 234] và cho rằng Nhất Linh chú trọng nhất và cũng
thành công nhất ở tiểu thuyết luận đề. Vũ Ngọc Phan xếp Nho phong vào tiểu
thuyết luân lý, một truyện cổ bình thường, có tính cách trung hậu như hàng
trăm truyện cổ nước ta. Đánh giá về Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan kết luận, ông
cũng nhận thấy sự tiến bộ rất nhanh về nghệ thuật của Nhất Linh. Ông cho
rằng sau cuốn tiểu thuyết đầu tiên Nho phong mà cách hành văn còn cổ lỗ
câu văn thật kêu, du dương, chữ sáo thì đến Gánh hàng hoa, văn đã giản dị và

trong sáng. Khi viết về Nhất Linh, có thể nhận thấy Vũ Ngọc Phan chưa chọn
phân tích những tác phẩm thành công nhất của nhà văn.
Vũ Ngọc Phan xếp Thế Lữ vào các thi gia. Thế Lữ được ông đánh giá
“là một tiểu thuyết gia có tiếng” [71, tr. 113], chuyên viết hai loại rùng rợn và
trinh thám. Tác giả khá tinh ý khi nhận xét “truyện hay hơn cả lại không phải
là truyện ghê sợ” hay “Trong tập truyện ngắn của Thế Lữ, tôi chỉ thấy những
truyện căn cứ vào sự thực là hay thôi.”[71, tr. 115]. Còn “trong tiểu thuyết
18


trinh thám hay nhất là những lời nghị luận của nhà trinh thám.”. Theo ông,
Vàng và máu là tập truyện đặc sắc hơn cả “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của
Thế Lữ ở đây đã lên tới một trình độ khá cao.”[71, tr. 116]. Những đánh giá
của ông được thời gian kiểm chứng hoàn toàn đúng đắn.
Khi nghiên cứu về Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan cho rằng thể loại mà
Thạch Lam viết nhiều nhất là tiểu thuyết tình cảm "Trong các truyện ngắn,
truyện dài của ơng, tình cảm đều có một địa vị đặc biệt."[71, tr. 450]. Thạch
Lam được ông xếp chung dòng với các nhà văn viết tiểu thuyết xã hội. Ông
nhận ra Thạch Lam tả thật tỷ mỷ và tinh vi “những cảm tình, những cảm giác
con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người.”[71, tr. 450]. Ông chỉ ra ở
Những ngày mới , Thạch Lam tả cảm tưởng xuất phát từ một cảm giác của
Tân, cảm giác đói của Sinh...Vũ Ngọc Phan nhận ra bước tiến dài của nghệ
thuật Thạch Lam từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc. Ở Gió đầu mùa, Thạch Lam
chuyên tả tình nên khi tả cảnh nét bút cịn ngượng ngập. Nắng trong vườn viết
theo lối văn giản dị êm ái nhưng nhiều truyện không được đậm đà, làm cho
người đọc dễ chán. Tuy nhiên có nhận xét của Vũ Ngọc Phan mang tính cảm
tính nên chưa thật chính xác, ơng cho truyện Thạch Lam chưa hay vì ơng chỉ
xây dựng những truyện giản dị và tầm thường “ những truyện như Cuốn sách
bỏ quên (trang 45), Người đầm (trang 75), Đứa con (trang 77), Bóng người
xưa (trang 99), Hai đứa trẻ (trang 109), đều là những truyện tầm

thường.”[71,tr. 455-456]
Vũ Ngọc Phan nhận định có sự thay đổi về thể loại trong sáng tác của
Khái Hưng: "Đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, người ta nhận thấy lúc đầu ông
là một nhà tiểu thuyết có lý tưởng, dần dần ngả về phong tục là loại ơng có
nhiều đặc sắc nhất, rồi đến khi viết Hạnh, ông bắt đầu khuynh hướng về tâm
lý."[71, tr. 168]. Theo ông, Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái
đều là những tiểu thuyết về lý tưởng. Tình yêu của Ngọc và Lan trong Hồn
bướm mơ tiên là thứ ái tình thanh cao quá, thứ ái tình lý tưởng đặc biệt, ít khi
có thể thấy ở một đôi trai gái yêu nhau. Trống Mái cũng thuộc loại tiểu thuyết
lý tưởng , nhưng cái lý tưởng ở đây là cái lý tưởng về thân hình đẹp theo quan
19


niệm mỹ thuật của một hạng gái mới Việt Nam mà Hiền là người tiêu biểu.
Trống Mái tuy truyện không thiết thực nhưng về nghệ thuật rất thành công
“Trống Mái tuy truyện không được thiết thực nhưng ai đã được đọc cũng đều
phải chú ý đến lời văn trác tuyệt và bát ngát của Khái Hưng.”[71, tr. 173],
“Người ta đã thấy những tính tình, cảnh vật đầy thơ mộng, đẹp đẽ và êm ái,
rất hợp với tâm hồn người ta, rồi lại những cử chỉ ngôn ngữ của các nhân vật
về phái đẹp bao giờ tác giả cũng tả rất tinh tế.”[71, tr. 171].
Thừa tự là tiểu thuyết phong tục được tác giả đánh giá rất cao “Thừa tự
vào số những tiểu thuyết phong tục có giá trị và rất hiếm trong lúc này.”[71,tr.
177]. Từ việc phân tích tác phẩm, ông cho rằng tác phẩm đã cho thấy được
phong tục thừa tự vô lý ở Việt Nam đã bị người ta xem như miếng mồi để
tranh giành, cấu xé lẫn nhau. Nghệ thuật của tác phẩm dưpợc tác giả khen
ngợi: “Trong Thừa tự, ngoài những xen tươi sáng trên này, lại có hai bức chân
dung tuyệt khéo: bức chân dung của sư ông và bức chân dung của mụ mối
hay một bà đồng.”[71, tr. 176]. Vũ Ngọc Phan xếp Hạnh vào tiểu thuyết tâm
lý. Ông nhận thấy "Khái Hưng nhận xét rất đúng về con người nhút nhát.”. Về
tính tình Hạnh, Khái Hưng viết: “Như phần nhiều người nhút nhát, Hạnh rất

hay lo mất thể diện nhất khi đứng trước đàn bà” [71, tr.179]. Cách cử chỉ của
người nhút nhát được tác giả mô tả: “Hạnh yên lặng ngồi xuống, hai cánh tay
tỳ lên khăn bàn trắng, hai bàn tay chắp lại, rít chặt. Những lúc ngượng ngập,
Hạnh khổ sở nhất về hai bàn tay, chẳng biết để vào đâu và dùng làm việc
gì."[71, tr. 179]. Ơng cũng khen truyện Thời chưa cưới là truyện ngắn hay
trong tập Hạnh. Trong đó, "Khái Hưng khảo sát tính tình hạng thanh niên tân
tiến đúng vơ cùng. Tình u của họ là thứ tình yêu nồng nàn, bồng bột, cho
nên cái thời chưa cưới của họ càng kéo dài bao nhiêu, họ càng có dịp để chán
nhau bấy nhiêu." [71, tr. 180]. Vũ Ngọc Phan cũng đánh giá rất cao sự am
hiểu tâm lý của Khái Hưng: " Ông xét tâm lý phụ nữ Việt Nam rất đúng" [71,
tr. 189], "Nhưng dù ở tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết phong tục hay tiểu
thuyết tâm lý, cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái
Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam." [71,
20


tr. 190]. Theo nhà phê bình, đó là ngun nhân khiến các tác phẩm của nhà
văn này được các thanh niên trí thức, đặc biệt là phụ nữ hoan nghênh.
Phân tích cả ba loại tiểu thuyết của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan khẳng
định loại trội hơn, đặc sắc hơn cả của Khái Hưng là tiểu thuyết phong tục và
ông xếp Khái Hưng vào nhà văn phong tục. Truyện ngắn của Khái Hưng cũng
được nhận định thành công không kém tiểu thuyết “Về truyện ngắn, Khái
Hưng viết tuyệt hay”, “…nghệ thuật của ơng là tìm cho ra những ý nghĩa đau
đớn hay khoái lạc của mọi việc ở đời, rồi ghi lại bằng những lời văn gọn
gàng, sáng suốt…”[71, tr. 183]
Ông nhận ra một Xuân Diệu thi sĩ trong văn xuôi “Xuân Diệu ở đâu
cũng đem theo một hồn thơ bát ngát và mơ màng.” [71, tr. 134] bởi trong
Phấn thông vàng ông chỉ thấy “rặt thơ là thơ”. Chất thơ ấy thể hiện trong tâm
hồn một người đa cảm, trong tâm hồn tự do xâm chiếm, tràn lan, không biết
đâu là bờ bến, ở tấm lòng yêu dào dạt, băn khoăn. Cái hay của Phấn thơng

vàng chính là nó đã diễn tả hết cảm tưởng của tác giả về cuộc đời. Vũ Ngọc
Phan khẳng định tác phẩm này rất kén độc giả “không phải hạng sách yêu dấu
của tất cả mọi người, nó thuộc loại sách của người ưa suy nghĩ, muốn sống
một đời tinh thần đầy đủ.”[71, tr. 137].
Tiểu thuyết của Trần Tiêu được Vũ Ngọc Phan xếp vào tiểu thuyết
phong tục thôn quê. Trần Tiêu thành công ở thể loại truyện dài hơn là truyện
ngắn. Ông dành sự chú ý cho tiểu thuyết Con trâu và Chồng con, là hai tác
phẩm tiêu biểu tả phong tục thôn quê rất tường tận. Vũ Ngọc Phan nhận ra sự
tỷ mỷ chính là một nét tiêu biểu của Trần Tiêu nên nhắc đến nhiều lần
“Những điều nhận xét kỹ càng , tỷ mỷ của ông ở truyện dài trở nên
những cái lơi thơi, dài dịng ở truyện ngắn”, “Các vai phụ đều được tác giả tả
về ngôn ngữ, hành vi rất tỷ mỷ.”[71, tr. 193], “…thật là những thói tục bất di
bất dịch của người dân quê Việt Nam mà Trần Tiêu đã tả rất đúng rất tỷ
mỷ”[71, tr. 193], “ Trong Chồng con, phong tục của người dân quê Việt Nam
còn được tả tỷ mỷ hơn nữa.”[71, tr. 194].

21


×