Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tìm hiểu ẩn dụ tiếng việt từ góc độ ngôn ngữ tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 146 trang )


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 2
T
0

T
0

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
T
0

T
0

DẪN NHẬP .......................................................................................................... 6
T
0

T
0

1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 6
T
0

T
0



2.Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................ 6
T
0

T
0

3.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 10
T
0

T
0

4.Những đóng góp của luận văn............................................................................ 11
T
0

T
0

5.Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 12
T
0

T
0

Chương 1: ẨN DỤ - TỪ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA CỦA NGÔN

T
0

NGỮ ĐẾN CƠ CHẾ TRI NHẬN .................................................................... 14
T
0

1.1.Ẩn dụ - phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ ........................................ 14
T
0

T
0

1.1.1.Ẩn dụ từ vựng ............................................................................................ 14
T
0

T
0

1.1.1.1.Khái niệm và phân loại ẩn dụ từ vựng .............................................. 14
T
0

T
0

1.1.1.2.Ẩn dụ từ vựng - một cái nhìn đối chiếu với tiếng Anh ..................... 16
T

0

T
0

1.1.2. Ẩn dụ tu từ................................................................................................. 23
T
0

T
0

1.1.2.1.Khái niệm ............................................................................................ 23
T
0

T
0

1.1.2.2.Cơ sở tương đồng của ẩn dụ tu từ ..................................................... 23
T
0

T
0

1.1.2.3.Quan điểm tri nhận về ẩn dụ - phương thức tu từ của ngôn ngữ ... 25
T
0


T
0

1.2.Ẩn dụ là một cơ chế tri nhận ........................................................................... 29
T
0

T
0

1.2.1.Ẩn dụ khái niệm ......................................................................................... 29
T
0

T
0

1.2.2.Ẩn dụ là một cơ chế tri nhận ..................................................................... 31
T
0

T
0

1.2.2.1.Việc truyền đạt ngôn ngữ và cấu trúc của mơ hình tri nhận ẩn dụ 33
T
0

T
0


1.2.2.2.Mơ hình tri nhận: ............................................................................... 37
T
0

T
0

2


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

1.2.2.3.Mơ hình tri nhận: ............................................................................... 39
T
0

T
0

1.2.3.Những kết luận cơ bản .............................................................................. 43
T
0

T
0

Chương 2: ẨN DỤ VỚI PHẠM TRÙ CẢM XÚC ......................................... 45
T
0


T
0

2.1.Cảm xúc và những phạm trù cảm xúc cơ bản ............................................... 45
T
0

T
0

2.1.1.Cảm xúc và hiệu quả sinh lý của cảm xúc ............................................... 45
T
0

T
0

2.1.1.1.Cảm xúc .............................................................................................. 45
T
0

T
0

2.1.1.2.Hiệu quả sinh lý của cảm xúc............................................................ 47
T
0

T

0

2.1.2.Những phạm trù cảm xúc cơ bản ............................................................. 53
T
0

T
0

2.2.Ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt ...................................................................... 58
T
0

T
0

2.2.1.Hình tượng tình u được nhân cách hóa ............................................... 60
T
0

T
0

2.2.2.Hình tượng tình yêu được xây dựng trên các hình ảnh vật thể quen
T
0

thuộc .................................................................................................................... 61
T
0


2.2.3.Hình tượng tình yêu được xây dựng trên mối quan hệ tác động của tình
T
0

yêu đối với con người .......................................................................................... 62
T
0

2.2.4.Hình tượng tình yêu được xây dựng bằng năm giác quan ...................... 62
T
0

T
0

2.2.5.Hình tượng tình u được xây dựng dựa trên thuộc tính "cảm xúc "
T
0

(trạng thái tâm lý-tình cảm) của tình yêu .......................................................... 63
T
0

2.3.Ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu ..................................................................... 64
T
0

T
0


2.3.1.Hình ảnh ẩn dụ là thế giới tâm lỷ-tình cảm con người (thế giới nội tâm)
T
0

T
0

.............................................................................................................................. 65
2.3.2.Hình ảnh ẩn dụ là các hiện tượng tự nhiên ............................................. 72
T
0

T
0

2.3.3.Hình ảnh ẩn dụ là thế giới thực vật .......................................................... 77
T
0

T
0

2.3.4.Hình ảnh ẩn dụ là thế giới động vật/đồ vật .............................................. 81
T
0

T
0


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88
T
0

T
0

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 92
T
0

T
0

3


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 92
T
0

T
0

PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 98
T
0


T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 138
T
0

T
0

4


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ học tri nhận với một hệ thống tiếp cận mới các hiện tượng ngôn ngữ
phù hợp đang được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Hệ phương pháp mới này đã và
đang tạo ra một cách nhìn nhận mới trong việc nghiên cứu, mô tả, đi sâu hơn về bản
chất tiếng Việt. Là một phương thức chuyển nghĩa quan trọng của ngôn ngữ, ẩn dụ là
một trong những trọng tâm chú ý của các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học nói chung
cũng như ngơn ngữ học tri nhận nói riêng.
Luận văn này của chúng tơi góp thêm một thử nghiệm vận dụng ngơn ngữ học tri
nhận để khảo sát, miêu tả hiện tượng ẩn dụ trong tiếng Việt.
Do vấn đề còn mới mẻ, tài liệu nghiên cứu ít ỏi, năng lực và thời gian của người
thực hiện đề tài có hạn, luận văn chỉ thực hiện ở mức độ nhất định. Cơng trình của
chúng tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót về nhiều phương diện mặc dầu
chúng tơi đã hết sức cố gắng.
Chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Hoàng Dũng, người thầy đã dành nhiều thời gian và cơng sức để hướng dẫn chúng tơi

hồn thành luận văn. Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn trường
Đại học Sư phạm, khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ cho chúng tôi những tri thức
cần thiết trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thầy cơ Phịng Sau đại học, các đồng nghiệp và bạn bè
thân hữu đã quan tâm, động viên, giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này.

TP.HCM, ngày 9 tháng 9 năm 2003

5


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

DẪN NHẬP

1.Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa phổ biến của tất cả các ngôn ngữ, là
một hiện tượng ngôn ngữ vừa thuộc Từ vựng học, vừa thuộc Phong cách học. Công
việc nghiên cứu ẩn dụ tiếng Việt sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho lý luận về từ
vựng và phong cách, làm cơ sở giải thích những hiện tượng ngơn ngữ tưởng như
khơng thể giải thích được.
Chọn đề tài Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận, một
vấn đề đã được khảo sát nhiều, chúng tôi muôn khẳng định lại những thành tựu của
nhiều cơng trình đi trước và mở rộng, đi sâu hơn về tiềm năng của phép ẩn dụ theo
quan điểm ngôn ngữ học tri nhận.

2.Lịch sử nghiên cứu
Ẩn dụ tiếng Việt từ lâu đã là đề tài quen thuộc của các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu trước đây về ẩn dụ tiếng Việt chủ yếu theo quan

niệm có tính chất truyền thống.
Trước Cách mạng Tháng Tám, Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm
với Việt Nam văn phạm (1940) bước đầu đề cập tới ẩn dụ, chủ yếu là giới thiệu một
cách sơ lược về phép ẩn dụ trong văn chương.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, các cơng trình nghiên cứu có bàn đến ẩn dụ xuất
hiện ngày càng nhiều.
Tiếp cận ẩn dụ ở góc độ ngơn ngữ là các cơng trình về Từ vựng học, với những
tác giả như Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Vũ Đức Nghiêu
(1990)... trong đó ẩn dụ được khảo sát như là một phương thức chuyển biến ý nghĩa
của từ, một phương thức chuyển nghĩa phổ biến của tất cả các ngôn ngữ.
Đáng chú ý là các cơng trình nghiên cứu về Phong cách học. Các tác giả Đinh
Trọng Lạc (1964, 1999, 2000), Cù Đình Tú (1983), Nguyễn Ngun Trứ (1976,
1988), Nguyễn Thái Hịa (1997), Võ Bình (1985b), Hữu Đạt (2000)... đều xác định ẩn
6


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

dụ là một phương thức tu từ, có tính chất trang trí, làm cho tiếng Việt giàu hình tượng
và tràn đầy cảm xúc. Tuy nhiên, trong từng thời điểm khác nhau, ở mỗi tác giả có
cách gọi và đi sâu phân loại khác nhau.
Đinh Trọng Lạc trong Giáo trình Việt ngữ - tập III - Tu từ học (1964) gọi ẩn dụ
là một phương thức chuyển nghĩa, có tác dụng gợi hình, gợi cảm. Tác giả chia ẩn dụ
ra thành ba loại: từ trừu tượng đến cụ thể, từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu
tượng (1964:103-111). Cách phân loại này dựa vào đặc điểm trừu tượng hay cụ thể
của hai đối tượng trong ẩn dụ. Với cách làm này, chúng ta không thấy rõ được mối
quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng, khơng làm thấy rõ tính chất mở cũng như khả
năng sinh sản vơ vàn của ẩn dụ tu từ.
Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983) nhận
định ẩn dụ là "cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu

thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối
tượng" (1983: 279). Tác giả nêu ra ba nhân tố dùng để liên tưởng: nhân tố văn cảnh,
nhân tố hợp logic và nhân tố thói quen thẩm mỹ. Ở đây, tác giả dựa trên cơ sở tương
đồng phân loại ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng
về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ
cấu. Nhìn chung, cách phân loại này tương đối phù hợp, cho thấy khả năng sản sinh
lớn lao của ẩn dụ tu từ. Tuy thế, cách gọi về ẩn dụ tu từ của Cù Đình Tú vẫn mang
nặng một cách nhìn truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ.
Đinh Trọng Lạc trên cơ sở khảo sát các giáo trình và tài liệu về Phong cách học
tiếng Việt trước đây của mình, cho ra đời 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt (2000). Theo Đinh Trọng Lạc, ẩn dụ là "sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình
tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với
khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A" (2000: 52). Tác giả căn cứ vào
từ loại và chức năng định danh của từ ẩn dụ, chia ẩn dụ ra ba loại: ẩn dụ định danh, ẩn
dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong đó tác giả cho rằng ẩn dụ định danh và ẩn dụ
nhận thức là loại ẩn dụ từ vựng, có hiệu quả tu từ rất nhỏ bé, cịn ẩn dụ hình tượng
mới thật sự mang lại hiệu quả tu từ lớn lao, nó tác động vào trực giác người nhận và
đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo.
7


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

Ngoài ra, từ năm 1969 trên tạp chí Ngơn ngữ, xuất hiện nhiều bài viết ít nhiều
có đi sâu nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ như:
- Bước đầu tìm hiểu sắc thái tu từ của thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Văn Mệnh,
1972).
- Các hướng chuyển nghĩa của nhóm danh từ biểu thị tên gọi động vật (Nguyễn
Thế Lịch, 1987).
- Từ so sánh đến ẩn dụ (Nguyễn Thế Lịch, 1991).

Mặt khác, trong các sách xuất bản vào những năm 80 như Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1981), Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ
phương Đông (1986), Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á (1988) đều có
những bài nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt. Như là:
- Nghĩa của từ đa nghĩa (Nguyễn Ngọc Trâm, 1979)
- Về tính có lý do của các đơn vị từ vựng phái sinh trong tiếng Việt (Hoàng Văn
Hành, 1979).
- Bước đầu tìm hiểu bản chất ngơn ngữ của cụm từ chuyển nghĩa trong tiếng
Việt (Hoàng Lai, 1981).
- Sự chuyển nghĩa của các từ chỉ tên loài vật (Nguyễn Thế Lịch, 1986)
- Về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt (Bùi Khắc Việt, 1986)
- Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt
(Hà Quang Năng, 1988).
Vào những năm 90, khi mà ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới, đặc biệt là Châu
Âu đang phát triển, cách tiếp cận tri nhận bây giờ đang là "mốt", thì ở Việt Nam đã rải
rác xuất hiện nhiều bài viết nghiên cứu về tiếng Việt theo phương pháp tiếp cận mới.
Lý Tồn Thắng (1994) với bài Ngơn ngữ và sự tri nhận khơng gian đăng trên tạp
chí Ngơn ngữ, số 4, mở ra một cái nhìn mới theo quan điểm hiện đại. Tác giả trình
bày mặc dầu rất sơ lược về một số vấn đề ngữ nghĩa của các từ chỉ không gian, nhưng
đã phác ra một phương hướng nghiên cứu phạm trù không gian trong tiếng Việt như:
định hướng không gian, các bản đồ tri nhận không gian... Qua đó, tác giả đã khái quát
8


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

về mơ hình khơng gian và cách tri nhận không gian của người Việt Nam.
Gần đây, trên tạp chí Ngơn ngữ, số 3 năm 2001, Lý Tồn Thắng lại cho đăng bài
Sự hình dung khơng gian trong ngữ nghĩa của loại từ và danh từ chỉ đơn vị. Tác giả
bài viết nêu lên cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính

khơng gian của vật thể và từ đó xếp loại chúng. Trên cơ sở đó có thể suy đốn về một
cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hóa, phân loại và mơ tả thế giới
khách quan, một vấn đề đang được chú ý dưới ảnh hưởng của trào lưu ngôn ngữ học
tri nhận.
Nguyễn Ngọc Thanh trong Kỷ yếu khoa học trường ĐHSP thành phố Hồ Chí
Minh với bài Ẩn dụ thời gian trong tiếng Việt (1998) khẳng định ẩn dụ là một cơ chế
tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế tri nhận này cho phép ta hiểu được khái
niệm trừu tượng "thời gian" bằng các hình ảnh cụ thể trong thế giới khách quan.
Đặc biệt là các bài viết đăng trong tạp chí Ngơn ngữ và cơng trình nghiên cứu
của Nguyễn Đức Tồn:
- Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga
(1989)
- Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa (1993)
- Tìm hiểu đặc trưng văn hố-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt
(trong sự so sánh với những dân tộc khác) (2002).
Cơng trình Tìm hiểu đặc trưng văn hố-dân tộc của ngơn ngữ và tư duy của
người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) là kết quả của quá trình
nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn khoa học trong nhiều năm của tác giả. Đây là
cơng trình khoa học được tiến hành nghiên cứu theo hướng lý thuyết tâm lý - ngôn
ngữ học tộc người. Những vấn đề được thể hiện trong nội dung cuốn sách mang tính
thời sự và có giá trị thực tiễn. Các nội dung tìm hiểu về đặc điểm dân tộc của định
danh động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt có
so sánh với người Nga, Anh... bước đầu khẳng định đặc điểm văn hóa - dân tộc của
người Việt Nam, khẳng định mỗi dân tộc có cách tri giác, định danh riêng của mình về
bức tranh ngơn ngữ thế giới khách quan. Đặc biệt là những nội dung về đặc điểm ngữ
9


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận


nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật, ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ
phận cơ thể người... đề cập đến vấn đề chuyển nghĩa của từ cũng như cách dùng biểu
trưng của một số từ. Qua đó, ta thấy được đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt
Nam.
Nhìn chung, đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào mang tính tồn diện, sâu
sắc và có hệ thống về ẩn dụ tiếng Việt. Tuy vậy, những ý kiến, nhận định ấy đều xác
đáng, và do đó, có thể làm cơ sở để nghiên cứu, triển khai vấn đề sâu sắc hơn. Trên
tinh thần kế thừa, học tập những người đi trước, chúng tơi đã tổng hợp những tài liệu
phong phú có liên quan, từ những tài liệu về ẩn dụ theo quan niệm truyền thống đến
những tài liệu viết theo quan điểm hiện đại, đi vào tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, có hệ
thống về ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.

3.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát đề tài, chúng tôi sử dụng trực tiếp một số tư liệu chủ yếu sau:
- An Introduction to Cognitive Linguistics (F. Ungerer & H.-J. Schmid, 1996).
- 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc, 2000)
- Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Cù Đình Tú, 1983)
- Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp, 1985)
- Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, 1981)
- Từ điển thơ tình yêu (Vĩnh Quang Lê chủ biên, 1994)
- Tập thơ tình Xuân Diệu (Kiều Văn tuyển chọn, giới thiệu, 2000)
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Theo quan điểm hiện đại, ẩn dụ không chỉ là phương thức chuyển nghĩa của
ngơn ngữ mà cịn là một phương pháp tri nhận. Do vậy, ẩn dụ có liên quan với nhiều
yếu tố về văn hóa, xã hội, lịch sử, tâm lý... Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi chủ
yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tổng hợp và vận dụng những thành
tựu của các khoa học liên ngành: văn học, văn hóa - xã hội học, tâm lý học... vào thực
10



Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

tiễn nghiên cứu, để có thể tìm hiểu ẩn dụ một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc khảo sát cụ thể, chính xác và tồn diện, chúng
tơi cịn sử dụng một số phương pháp khác như:
2-Phương pháp phân tích - tổng hợp
Để đi đến một nhận xét có tính chất tổng hợp, chúng tôi phải đi vào các yếu tố
của ngơn ngữ, phân tích từng yếu tố một để minh xác vấn đề. Phương pháp này có tác
dụng lớn trong việc đem lại những nhận thức mới từ vấn đề nghiên cứu.
3-Phương pháp so sánh
Vận dụng phương pháp này, người viết muốn làm rõ hơn, thuyết phục hơn về
những vấn đề được đặt ra trong đề tài. Ở một chừng mực nhất định, chúng tơi có đối
chiếu, so sánh với tiếng Anh để làm rõ hơn về ẩn dụ trong tiếng Việt, đặc biệt thấy
được đặc điểm văn hóa trong tư duy ẩn dụ của người Việt.
4- Phương pháp thống kê - phân loại
Luận văn đặt vấn đề là tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt theo quan điểm hiện đại cho
nên phương pháp thống kê - phân loại được dùng để có thể có được những chứng cứ
cụ thể, chính xác khi nghiên cứu, giúp cho việc trình bày vấn đề trong luận văn thêm
tính thuyết phục (như thống kê phân loại ẩn dụ quy ước, các phạm trù cảm xúc, các ẩn
dụ tình yêu...).
Tất nhiên, các phương pháp trên đây không phải thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà
phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mà luận
văn đề ra.

4.Những đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận,
chúng tơi khơng có tham vọng khảo sát và lý giải đầy đủ mọi vấn đề về ẩn dụ tiếng
Việt theo quan điểm hiện đại, mà chỉ hy vọng tìm hiểu thấu đáo một số vấn đề về ẩn
dụ tiếng Việt, giúp khẳng định tiềm năng của phép ẩn dụ, góp một cái nhìn mới về ẩn

dụ tiếng Việt. Bao gồm:
1- Hệ thống hóa phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ của tiếng Việt (ẩn dụ từ vựng
11


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

và ẩn dụ tu từ) từ các cơng trình đi trước (có chú ý so sánh - đối chiếu với tiếng Anh).
2-Xác định ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng, cho phép ta
hiểu được logic của các khái niệm trừu tượng bằng logic của các khái niệm cụ thể
(trên cứ liệu tiếng Việt, có đối chiếu với tiếng Anh).
3-Vận dụng cơ chế tri nhận và sự quy ước hóa của ẩn dụ để khảo sát phạm trù
cảm xúc, đặc biệt đi sâu tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt và trong thơ tình
Xuân Diệu.

5.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai
chương, tập trung vào các vấn đề sau:
Trong chương một, luận văn chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản: ẩn dụ là
một phương thức chuyển nghĩa quan trọng của tất cả các ngơn ngữ, đồng thời ẩn dụ
cịn là một cơ chế tri nhận.
Trước hết, luận văn khảo sát ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ tiếng Việt trên cơ sở
hệ thống hóa từ kết quả của những cơng trình đi trước theo quan điểm truyền thống;
đồng thời mở rộng, đi sâu về ẩn dụ ngôn ngữ theo quan điểm hiện đại, làm rõ sự quy
ước hóa ẩn dụ. Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định ẩn dụ là một phương thức chuyển
nghĩa quan trọng của tiếng Việt và của các ngôn ngữ.
Để làm rõ cơ chế tri nhận của ẩn dụ, luận văn tập trung khảo sát đi từ ẩn dụ khái
niệm đến mơ hình tri nhận. Trước hết, ẩn dụ là một hiện tượng thuộc khái niệm. Các
khái niệm phản ánh kết quả tri nhận của chúng ta về thế giới, về các mối quan hệ
trong xã hội. Nó chi phối suy nghĩ của chúng ta không chỉ là các vấn đề thuộc về khả

năng hiểu biết (tư duy) mà còn tác động đến hoạt động hàng ngày của chúng ta. Do
vậy, trong suy nghĩ và hành động, hệ thống khái niệm thông thường về cơ bản đã
mang tính ẩn dụ; có nghĩa là, cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta hiểu về thế giới và
những gì chúng ta làm hàng ngày đều có liên quan đến ẩn dụ, trong đó, ngơn ngữ là
phương tiện sử dụng, là nguồn minh họa quan trọng cho bản chất của hệ thống ẩn dụ
khái niệm.
Cịn cấu trúc của mơ hình tri nhận ẩn dụ là gì? Đó là chuyển một sự sắp xếp cấu
12


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

trúc từ mơ hình nguồn vào mơ hình đích. Trong đó, mơ hình đích được thể hiện qua
các khái niệm trừu tượng, cịn mơ hình nguồn thể hiện qua các khái niệm cụ thể. Đây
là cơ chế hoạt động của tư duy, một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng, dùng
chính cái cụ thể để giải thích, nắm bắt cái trừu tượng. Luận văn đã đi vào mơ hình tri
nhận lý lẽ và mơ hình tri nhận ý tưởng để chứng minh cho cơ chế tri nhận này.
Trên cơ sở phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và cơ chế tri nhận của ẩn dụ, trong
chương hai, luận văn đi vào Phạm trù cảm xúc. Luận văn xác định hiệu quả sinh lý
của cảm xúc thay thế cho cảm xúc và làm rõ mối quan hệ tác động giữa hoán dụ và ẩn
dụ, xác định các phạm trù cảm xúc cơ bản. Trong đó, luận văn tập trung vào phạm trù
Tình yêu, một phạm trù cảm xúc trừu tượng tích cực để làm rõ cơ chế tri nhận của ẩn
dụ và qua đó thấy được tư duy ngôn ngữ ẩn dụ của người Việt Nam.
Cuối cùng, tìm hiểu ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu, luận văn chủ yếu khảo sát
chất liệu, nguồn cảm hứng để tạo ra những hình ảnh ẩn dụ. Qua tìm hiểu các hình ảnh
ẩn dụ là thế giới nội tâm con người, là các hiện tượng tự nhiên, là thế giới thực vật, thế
giới động vật, đồ vật, luận văn muốn chứng minh một cách tương đối đầy đủ và cụ thể
cơ chế tri nhận của ẩn dụ, cho phép ta hiểu được logic của những khái niệm trừu
tượng thơng qua logic của những khái niệm có tính chất cụ thể tìm thấy trong thơ
Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới Việt Nam.


13


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

Chương 1: ẨN DỤ - TỪ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA
CỦA NGÔN NGỮ ĐẾN CƠ CHẾ TRI NHẬN

1.1.Ẩn dụ - phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ
Như chúng ta đều biết ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả
các ngơn ngữ. Đó là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng...
giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và cái muốn nói. Nói cách khác, ẩn dụ
là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương đồng.
Ẩn dụ khơng chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà còn làm cho nghĩa từ ngày
càng đa dạng, tinh tế không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ, trong văn chương mà cả
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta.
1.1.1.Ẩn dụ từ vựng
1.1.1.1.Khái niệm và phân loại ẩn dụ từ vựng
Ẩn dụ từ vựng mang tính xã hội - cố định, được mọi người hiểu và sử dụng, nằm
trong hệ thống ngôn ngữ.
Dựa trên cơ chế chuyển nghĩa chung của ẩn dụ, Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981: 134, 135), đã quy các ẩn dụ về những phạm trù nhất
định. Có các loại:
- Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các
sự vật như: mũi dao, mũi thuyền, mũi đất, cảnh đồng, chân bàn, chân núi...
- Ẩn dụ vị trí: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật
như: ruột bút, lịng sơng, đầu làng, ngọn núi...
- Ẩn dụ cách thức: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực
hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng như: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng...
- Ẩn dụ chức năng: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng của các

sự vật như: bến xe, bến tàu, bến sơng, bến đị... (giống ở chức năng đầu mối giao
thông).
14


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

- Ẩn dụ kết quả: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự
vật đối với con người như: ấn tượng nặng nề, lời nói ngọt ngào, giọng chua chát, màu
xanh rất nhẹ, hát rất êm...
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (1998: 163, 164) đưa ra 8 kiểu
ẩn dụ:
- Ẩn dụ có sự giống nhau về hình thức: mũi thuyền, mũi dao, mũi kim, răng
bừa, răng lược, miệng hố, lá phổi…
- Ẩn dụ có sự giống nhau về màu sắc: màu lơ, màu da trời, màu cánh sen, màu
rêu, màu cỏ uáy màu cứt ngựa...
- Ẩn dụ có sự giống nhau về chức năng: đèn dầu, đèn điện...
- Ẩn dụ có sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó: tình cảm khơ,
lời nói khơ, ý nghĩ chua chát, ý nghĩ đắng cay...
- Ẩn dụ có sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ bề ngồi nào đó: Chí
Phèo, Thị Nở, Tây Thi, Tống Ngọc, Hoạn Thư, Otenlô...
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm bài, lửa
căm thù sôi sục...
- Chuyển tên các con vật thành con người: con chó con của mẹ, ấy là con rắn
độc, con họa mi của anh, con mèo của em…
- Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (loại ẩn
dụ này thường được coi là hiện tượng nhân cách hóa): thời gian đi, con tàu chạy,
gió gào thét, ...
Đinh Trọng Lạc (2000: 53, 54), căn cứ vào từ loại và vào chức năng của từ ẩn
dụ, chia ẩn dụ từ vựng ra làm hai loại: ẩn dụ định danh và ẩn dụ tri nhận. Theo ông:

- Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuẩn túy kỹ thuật dùng để cung
cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ. Ví dụ: đầu làng, chân trời, tay
ghế, cổ lọ, má phanh ... là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc thay thế
một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm . Loại ẩn dụ từ vựng này
là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn dụ nhằm phát hiện những
15


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

sắc thái nghĩa. Nó khơng tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn
để chỉ xuất.
- Trái lại, ẩn dụ tri nhận nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng
kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến
trừu tượng. Ví dụ: Những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hịa... vốn có những ý
nghĩa cụ thể và thường kết hợp với những danh từ như: băng tuyết giá lạnh, cây lá
mơn mởn, con người hiền hòa... nay được ẩn dụ hóa được dùng với nghĩa trừu tượng
và có khả năng kết hợp với cả những từ trừu tượng như: tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân
mơn mởn, dịng sơng hiền hịa... Cả những động từ cũng có thể được ẩn dụ hóa theo
cách này: tâm hồn bay bổng, cuộc sống lênh đênh, lịch sử sang trang, thời gian trả
lời... loại ẩn dụ này là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa.
Theo chúng tôi, cách phân loại của Đinh Trọng Lạc là một sự tiếp cận quan điểm
dựa theo kinh nghiệm sống, mở rộng tiềm năng về phép ẩn dụ (hay cịn gọi là ẩn dụ
hóa). Điều quan tâm của chúng tôi ở đây về ẩn dụ từ vựng không phải ở khái niệm, sự
phân loại... mà là ở cơ cấu, sự quy ước hóa về phép ẩn dụ.
1.1.1.2.Ẩn dụ từ vựng - một cái nhìn đối chiếu với tiếng Anh
Trong ngôn ngữ, sự chuyển nghĩa từ vựng thường là sự chuyển nghĩa trên cơ cấu
quy ước xã hội. Tìm hiểu cơ cấu quy ước hóa về phép ẩn dụ là đi sâu, mở rộng tiềm
năng của phép ẩn dụ. Khảo sát các hiện tượng ẩn dụ từ vựng trong tiếng Việt có đối
chiếu với tiếng Anh, bước đầu thấy được cách tri nhận của người Việt khi quy ước

hóa sự vật, hiện tượng, thấy được lối tư duy ngôn ngữ riêng của người Việt Nam.
Tất nhiên không thể đối chiếu tất cả những hiện tượng ẩn dụ từ vựng trong tiếng
U

U

Việt và trong tiếng Anh. Một nhiệm vụ như thế là quá sức của người viết. Luận văn
chỉ có thể tiến hành đối chiếu một số hiện tượng ẩn dụ nào đó mà thơi.
Trước hết xin khảo sát về những ẩn dụ liên quan đến từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
con người. Trong ngôn ngữ, các từ như đầu, mắt, mũi, miệng, mặt, răng, môi, tay,
bụng… xuất hiện sớm, dùng để gọi tên các bộ phận cơ thể người, giúp con người
phân biệt được từng bộ phận của cơ thể và qua nội dung, ý nghĩa riêng của từng từ,
xác định được hình dáng, vị trí, chức năng... của từng bộ phận cơ thể. Ví như từ đầu:
16


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

phần trên cùng, trước hết của cơ thể người, nơi chứa bộ óc và giác quan. Từ mũi: bộ
phận nhơ lên ở giữa mặt, có hình dáng nhọn, là cơ quan dùng để thở và ngửi. Từ
chân: bộ phận cuối cùng của cơ thể dùng để đi đứng...
Người ta dựa vào những nét nghĩa cơ bản này để phát triển hàng loạt các từ, gọi
tên hàng loạt sự vật khi chúng có cùng một nét nghĩa nào đó. Các từ đầu, chân, mũi,
chẳng hạn. Dựa trên nét nghĩa vị trí phần trên cùng của từ đầu để chỉ vật: đầu tủ, đầu
giường, đầu hàng, đầu máy bay, đầu sơng...; dựa trên nét nghĩa vị trí cuối cùng của từ
chân để chỉ bộ phận dưới cùng của vật: chân đèn, chân giường, chân tường, chân núi,
chân đồi, chân bàn...; dựa trên nét nghĩa về hình dáng và vị trí của bộ phận nhơ lên
giữa mặt, nhọn của từ mũi để chỉ bộ phận có đầu nhọn, nhơ ra phía trước của vật: mũi
tên, mũi kéo, mũi dùi, mũi khoan...
Nếu đi sâu hơn, ta sẽ thấy từ nghĩa cơ bản sẽ tạo ra nhiều nghĩa phái sinh khác

nữa.Ví dụ: nghĩa "vị trí trên hết, trước hết" của từ đầu thường kèm theo sắc thái "vị trí
danh dự", "vị trí điều khiển, lãnh đạo": đứng đầu, đầu đảng, đầu đàn..., "vị trí tận
cùng": đầu làng, đầu dây, đầu sơng.... Nếu dựa vào thuộc tính về chức năng điều
khiển của bộ óc có thể phát sinh nghĩa "trí tuệ, ý chí": đầu óc, cứng đầu.., Các nghĩa
phái sinh của từ đầu có được là kết quả của một q trình chuyển nghĩa ẩn dụ.
Thống kê các ẩn dụ liên quan đến các bộ phận cơ thể người và phân loại căn cứ
vào tính chất của sự giống nhau giữa bộ phận cơ thể người và sự vật, ta có:
- Giống nhau về hình thức: mũi thuyền, mũi súng, mũi dao, mũi dùi, mũi đất,
răng bừa, răng cưa, răng lược, mắt khóm, mắt na, miệng hố, miệng hang, miệng hầm,
tai ấm, tai cối xay, cổ chai, cổ lọ... Loại ẩn dụ này rất nhiều.
- Giống nhau về vị trí, chức năng: đầu tủ, đầu giường, đầu súng, đầu làng, đầu
sông, chân bàn, chân ghế, chân giường, mép bàn, mép giường, đít vại, đít cốc, đít ly,
đít tủ, đít bàn, lịng suối, lịng sơng, lịng chậu, lịng chảo... Loại ẩn dụ này có số
lượng tương đối lớn.
- Giống nhau về một đặc điểm, một thuộc tính, tính chất nào đó: lịng lang
dạ thú, ruột đau như cắt, nóng ruột, cứng cổ, cưỡi cổ, tiền lưng, lưng vốn, cứng đầu,
đau đầu, mặt nội dung, mặt tiêu cực, thưa mắt, mắt cáo, mũi quân, mũi tiến công…,
17


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

loại ẩn dụ này ít hơn.
Sau đây là bảng danh sách ví dụ của những ẩn dụ liên quan đến những phần trên
của cơ thể người trong tiếng Việt:

18


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận


Ẩn dụ trong các ngôn ngữ khác liên quan đến các bộ phận cơ thể người cũng rất
nhiều và rất phổ biến. Trong tiếng Anh, người ta đã thống kê được rất nhiều ẩn dụ như
19


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

thế. Sau đây là bảng danh sách ví dụ thu thập từ Wilkinson (1993) (dẫn theo Ungerer
& Schmid, 1996: 117).

20


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

So sánh hai danh sách ẩn dụ của tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến các bộ
phận cơ thể người, ta thấy rất rõ một điều là khi quy ước hóa sự vật, hiện tượng cách
tri nhận của người Anh và người Việt Nam khơng hồn tồn giống nhau trong sự biểu
đạt ngơn ngữ.

Thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi của sự vật này để biểu hiện
sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc. Cơ chế tư duy này gắn bó
chặt chẽ với truyền thống văn hóa của người bản ngữ. Vì vậy, nói tới ẩn dụ khơng thể
khơng nói tới mối quan hệ giữa đặc trưng văn hóa và ngơn ngữ. Chẳng hạn, nếu ta
đem so sánh cách ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh, ta sẽ thấy có sự khác nhau rất
21


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận


rõ, đặc biệt là trong thành ngữ.

22


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

1.1.2. Ẩn dụ tu từ
1.1.2.1.Khái niệm
Khác với ẩn dụ từ vựng, là loại ẩn dụ chết, trong đó tính chất biểu cảm khơng
cịn đầy đủ sức mạnh, mà đã mòn đi, và nhập vào vốn biểu đạt chung của cộng đồng,
ẩn dụ tu từ có tính chất cá nhân, độc đáo, thuộc về cái mà F. de Saussure gọi là lời nói
(parole), trong sự đối lập với ngơn ngữ (langue). Chính vì vậy, ẩn dụ tu từ có tính chất
lâm thời trong khi ẩn dụ từ vựng có tính cố định. Và cũng chính vì vậy mà ẩn dụ tu từ
tương đối lệ thuộc vào tình huống nhiều hơn ẩn dụ từ vựng. Do đó, từ lâu người ta đã
xác định ẩn dụ từ vựng là đối tượng của từ vựng học, trong khi ẩn dụ tu từ là đối
tượng của phong cách học.
1.1.2.2.Cơ sở tương đồng của ẩn dụ tu từ
Theo Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983:
280, 281), ẩn dụ tu từ được xây dựng dựa trên các cơ sở tương đồng sau: tương đồng
về cơ cấu, tính chất, hành động, trạng thái, màu sắc.
- Tương đồng về cơ cấu:
Ví dụ:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
(Ca dao)

Câu ca dao được cấu tạo trên cơ sở tương đồng về mặt cơ cấu. Một giàn, người

ta thường làm giàn để cho các loại cây bầu, bí... leo chung. Nó có cơ cấu như một xã
hội (dân tộc) trong đó có nhiều con người (khác nhau về nguồn gốc, tính chất...) cùng
chung sống. Một giàn biểu thị xã hội (dân tộc) và bầu, bí biểu thị con người sống
trong xã hội đó phải biết yêu thương, đùm bọc nhau.
- Tương đồng về tính chất:
Ví dụ:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mơng dường nào
Chỉ có biển mới biết
23


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

Thuyền đi đâu về đâu
(Xuân Quỳnh)
Thuyền và biển trong đoạn thơ này khơng cịn được hiểu với nghĩa vốn có của
nó nữa mà với sự gắn bó, quan hệ khăng khít giữa hai sự vật thuyền, biển: thuyền di
động khắp nơi trên biển cả mênh mơng sóng vỗ, đó chính là hình ảnh, tâm trạng của
đơi trai gái yêu nhau tha thiết, sâu đậm (yêu thương, thông cảm...). Đoạn thơ được cấu
tạo trên cơ sở tương đồng về tính chất: thuyền biểu thị người con trai, bến biểu thị
người con gái. Nói về thuyền mà khơng phải là thuyền, về biển mà không phải là biển
là như vậy.
- Tương đồng về hành động:
Ví dụ:

Tị vị mày ni con nhện
Mai sau nó lớn nó quện nhau đi
(Ca dao)


Ta thấy hai đối tượng Tị vị, nhện có hành động giống nhau nhằm nói về mối
quan hệ của con người trong xã hội: không nhớ ơn người đã cưu mang mình. Như
vậy, câu ca dao được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng giống nhau về hành động.
- Tương đồng về trạng thái:
Ví dụ:

Ngơi sao ấy lặn hóa bình minh
(Tố Hữu)

Ngơi sao lặn và Bác Hồ qua đời có trạng thái như nhau (khơng cịn), sao lặn biểu
thị Bác Hồ từ trần. Bác ra đi nhưng để lại cho chúng ta một thời đại mới, một thế hệ
mới.
- Tương đồng về màu sắc:
Ví dụ:

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng
(Nguyễn Du)

Lửa và hoa lựu có màu sắc như nhau là màu đỏ. Lửa biểu thị hoa, nói lửa lựu là
24


Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận

nói đến hoa lựu.
Các ví dụ trên cho thấy, cơ sở của ẩn dụ tu từ là mối liên tưởng tương đồng giữa
hai đối tượng (giống nhau ở một nét nghĩa nào đó) và ẩn dụ tu từ chính là sự sáng tạo
nghệ thuật của cá nhân, có giá trị lâm thời, bng các văn cảnh trên thì thuyền, biển,

bầu, bí, tị vị, con nhện... trở về với nghĩa thực vốn có của nó.
Nói đến ẩn dụ tu từ người ta thường minh họa bằng những câu thơ trữ tình, bóng
bẩy, sinh động. Đúng là thơ trữ tình thật sự là "vương quốc của các ẩn dụ". Nhưng
đừng nghĩ rằng chỉ có trong thơ ca mới có ẩn dụ. Ẩn dụ có thể dùng trong ngơn ngữ
chính luận: "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu" (Hồ Chí Minh).
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng gặp nhiều cách nói ẩn dụ. Chẳng hạn,
người mẹ nựng con: cún con, thỏ con, gà con, chó bơng... của mẹ; và cũng người mẹ
đó, khi giận dữ quát mắng con: đồ quỷ sứ, tên trời đánh... Chồng âu yếm gọi vợ: nàng
tiên, bà hoàng, con mèo, bồ câu, hoa hồng... của anh. Hay những cách nói: giọng nói
ấm áp, câu chuyện nhạt nhẽo, thời gian trả lời, dịng sơng hát...
Rõ ràng, trong cuộc sống hàng ngày đầy dẫy sự diễn đạt ẩn dụ. Như vậy, ẩn dụ
không bị giới hạn trong ngơn ngữ văn chương. Nó đóng một vai trị quan trọng trong
ngơn ngữ hàng ngày của chúng ta.
Luận văn này khơng có ý định khảo sát chi tiết về khái niệm, cấu tạo, phân loại
ẩn dụ tu từ, mà chỉ dừng lại ở dạng khái quát chung. Điều quan tâm ở đây là quan
điểm tri nhận về ẩn dụ - phương thức tu từ của ngôn ngữ.
1.1.2.3.Quan điểm tri nhận về ẩn dụ - phương thức tu từ của ngôn ngữ
Qua thơ văn và qua những lời nói sinh động hàng ngày, chúng ta thấy rằng từ
ngữ thường được dùng với nghĩa hình tượng. Ngay cả các em bé cũng có khuynh
hướng sử dụng ngơn ngữ hình tượng (bóng bẩy, giàu hình ảnh). Khi được u cầu mơ
tả một kiểu tóc của người Mỹ gốc Phi, em bé viết: "Có nhiều con rắn bị ra ngồi
đầu". Hay là những cách nói giàu hình ảnh ở các em: Mắt cá lại mọc ở cổ chân người,
Ruột gà lại nằm trong chiếc bút máy của em, Giọt nước chẳng có mồm lại biết ăn
chân chúng mình được, Quyển sách ta xem lại mọc ra cái gáy...
Việc nghiên cứu ngơn ngữ hình tượng đã diễn ra trong một thời gian dài và
25


×