Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng hoạt động quản lý việc phòng chống ma túy trong sinh viên trường đại học sư phạm tp hcm và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN SỸ TRUNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
VIỆC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2002



LỜI CẢM ƠN

Xin Chân thành cảm ơn các Quý Thầy Cơ giảng dạy lớp Cao học Khóa X, đã truyền thụ
cho chúng tôi kiến thức về Khoa học Quản lý - Giáo dục trong suốt ba năm qua (1999 - 2002) tại
Trường Đại học Sư phạm thành phơ Hồ Chí Minh. Đặc biệt xin cảm ơn Thầy Bùi Ngọc Oánh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành Luận Văn này.
Xin cảm ơn: Các Thầy, Cô Khoa Tâm lý-Giáo dục. Phịng Khoa học Cơng nghệ-Sau Đại
học Cùng các Anh, Chị, Bạn bè. Đồng nghiệp Phòng Tổ Chức Cán bộ Trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh nơi. tôi đang làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong học tập
và cơng tác. Gia đình tơi, một chỗ dựa vững chắc đã luôn hỗ trợ, tạo những điều kiện tốt nhất để
tôi tập trung nghiên cứu và thực hiện đề tài Khoa học này.
Xin cám ơn

3



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ...................................................................................................... 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. .............................................................................................. 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. ............................................................ 8
1. Đối tượng: ........................................................................................................................ 8
2. Khách thể: ........................................................................................................................ 8
4. CÁC GIẢ THUYẾT. ........................................................................................................... 9
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................................................. 9
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 11
CHƯƠNG 2: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 14
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG ....................................................................... 14
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ. .............................................................. 14
2.1.2. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC .................................................... 17
2.1.3. KHÁI NIỆM CHẤT MA TÚY VÀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY ................................ 20
2.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY .............................................. 35
2.2.1. QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY LÀ GÌ ? .................................................... 35
2.2.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC .... 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 50
3.1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................ 50
3.1.1. TÌM HIỂU VẾ KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 50
4



3.1.2. SỰ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở CÁC KHOA VÀ
CÁC BỘ PHẬN TRONG TRƯỜNG ................................................................................. 52
3.1.3. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG TRƯỜNG. ................................... 54
3.1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC PHỊNG CHỐNG MA TÚY TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN
QUA. ................................................................................................................................... 55
3.1.5. SỰ CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ PHỊNG
CHỐNG MA TÚY. ............................................................................................................. 59
3.2. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ
MINH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MA TÚY VÀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY ............................. 60
3.2.1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ MA TÚY ..................................................... 61
3.2.2. NHẬN THỨC VỀ MỨC ĐỘ THÂM NHẬP CỦA MA TÚY VÀO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH .................................................... 67
3.2.3. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TIÊM
NHIỄM MA TÚY. ............................................................................................................. 68
3.2.4. NHẬN THỨC VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MA TÚY. ..................... 72
3.2.5. KẾT LUẬN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC MA TÚY CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... 75
3.3. NHỮNG BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ............................................................................... 76
3.3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN. .......... 76
3.3.2. Kết luận: ................................................................................................................... 79
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ....................................................... 80
3.4.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP. ................................................ 80
3.4.2. Đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống ma túy cho thời gian tới................. 80
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ .................................................................................. 82
1. KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 82

1.1. Thực trạng về hoạt động quản lý phòng chống ma túy trong Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................... 82
5


1.2. Nhận thức của sinh viên về ma túy và phòng chống ma túy .................................... 83
1.3. Các biện pháp phòng chống ma túy trong thời gian qua ......................................... 84
1.4. Đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống ma túy. ............................................... 84
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THỂ. ...................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 86
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 87

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ma túy gãy tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đã trở thành hiểm họa
chung của cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, ngài Bouiros Gali - nguyên Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở
thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, không một dân tộc nào thốt ra
ngồi vịng xốy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma
túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài
chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển
kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách,
phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xỏi mịn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng
hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thể kỷ HIV/AIDS phát ưiển...”
Toàn thể giới hiện nay có khoảng hơn 200 triệu người nghiện ma túy. Ở Việt Nam, ma túy
hiện nay tác động đến mọi tầng lớp xã hội, nó đã len lỏi vào tất cả các địa bàn, nông thôn cũng

như thành thị. Ma túy đang làm băng hoạt truyền thống dân tộc ta. Ma túy là một trở lực ngăn
chặn sự phát triển của xã hội, thúc đẩy gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội khác.
Một thực tế rất đáng lo ngại đó là hành động của bọn buôn bán ma túy ngày càng táo bạo
và trắng trợn, việc buôn bán ma túy hiện nay gần như công khai, chúng nhằm vào lứa tuổi thanh,
thiếu niên để gieo rắc do đó độ tuổi của người nghiện ma túy ngày càng trẻ hơn. Chính vì thể,
tình hình trong lớp trẻ phạm các tội liên quan đến ma túy có xu hướng ngày càng tăng, cả về quy
mô và mức độ nguy hiểm, gây ra những hậu qua xấu trong xã hội, làm băng hoạt không chỉ một
thể hệ mà cịn nhiều hệ lụy khác, khiến cho tình hình an ninh, trật tự của thành phố nói riêng và
cả nước nói chung càng thêm nhức nhối, phức tạp. Nguy hại hơn cả là ma tuý đã xâm nhập vào
tnrờng học gây nên sự lo lắng thực sự cho các bậc phụ huynh và cho tồn xã hội.
Trong chương trình hành động của Chính phủ năm 2000 được Thủ tướng Phan Văn Khải
đọc trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã nêu rõ "Phải cứu thể hệ trẻ khỏi hiểm họa ma tuý"
Trường Đại học Sư phạm trú đóng trên thành phố mang tên Bác Hồ kinh yêu, thành phố
của tuổi trẻ đầy năng động và sáng tạo, sinh viên của Trường chúng ta là những thấy cô giáo
7


tương lai không thể không hiểu biết về tác hại của ma túy lại càng không thể là những người
vướng vào ma túy.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy và Ban Giám hiệu mà Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh làm nịng cốt, có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, các Khoa, các tổ
chức quần chúng trong trường, công tác quản lý về phòng chống ma túy trong học sinh, sinh viên
Trường đại học sư phạm thành phơ Hồ Chí Minh những năm qua đã đặt được một số thành tích
đáng khích lệ. Đông đảo cán bộ và giảng viên đã quan tâm đến vấn đề giáo dục học sinh, sinh
viên, nâng cao trách nhiệm của bản thân, hãy tránh xa ma túy, đặc hiệt là đại đa số sinh viên đã
nhận thức được tác hại của ma túy, mức độ nguy hiểm khi vướng vào ma tuý và có ý thức về
phòng chống ma túy. Với khẩu hiệu : "Sinh viên Sư phạm tun chiến và nói lời khơng với ma
túy".
Tuy vậy, cơng tác này vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót, do đó hiệu quả việc phịng chống
tệ nạn ma t trong trường vẫn chưa cao.

Vì mong muốn đóng góp phần nhỏ vào cơng tác quản lý việc phịng chống ma túy trong
sinh viên của trường, nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng chống ma t, tơi quyết định chọn
đề tài : "Thực nạng hoạt động quản lý phòng chống ma túy trong sinh viên Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý việc phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên
trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu qủa của việc quản lý phòng chống ma tuý.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng:
- Thực trạng của hoạt động quản lý việc phòng chống ma tuý trong sinh viên của trường
Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
2. Khách thể:
- Hoạt động quan lý, việc phòng chống ma túy trong sinh viên trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Có 829 sinh viên các Khoa cùng với 59 cán bộ quản lý, thầy có giáo thuộc các Khoa,
Phịng, Ban của trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
8


Số liệu tổng quát sinh viên tham gia nghiên cứu gồm có:
+ Theo giới tính :

- Nam : 186

- Nữ: 643

+ Theo địa phương:

- Tỉnh : 673


- Thành phố: 156

- Có 59 cán bộ quản lý và giảng dạy cùng tham gia.
4. CÁC GIẢ THUYẾT.
1. Các hoạt động tổ chức chỉ đạo phòng chống ma túy của nhà trường đã tiến hành và đạt
được những kết quả bước đầu
2. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng chống ma túy chưa được thực hiện triệt để, còn nhiều
tồn tại, nhược điểm và hiệu qủa chưa cao.
3. Nếu cải tiến việc tổ chức chỉ đạo thì hiệu quả phịng chống ma túy sẽ gia tăng.
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài (về công tác tổ chức, công tác
quản lý việc phòng chống ma túy trong trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý việc phòng chống ma túy của trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
2.1. Những hoạt động quản lí phịng chống ma túy của nhà trường đã triển khai thực hiện.
2.2. Nhận thức của sinh viên về ma túy và phòng chống ma túy.
2.3. Những biện pháp phòng chống ma tuý ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống ma túy trong trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề thực trạng hoạt động quản lý việc phịng chống ma t rất rộng lớn và đã có rất
nhiều đề tài khoa học tập trung nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập
đến vấn đề thực trạng hoạt động quản lý phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên Trường
đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Do có những đặc điểm riêng của trường, số lượng sinh viên đơng, có nhiều hệ đào tạo và
một số quy định về giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối với sinh viên
hệ chính quy và những cán bộ quản lý các phòng ban và cán hộ giảng dạy làm công tác quản lý
.

9


7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để tiến hành thực hiện nhiệm vụ của đề tài, bản thân sử dụng một số phưưng pháp nghiên
cứu như sau :
1. Thu thập thông tin bằng cách đọc những tài liệu trong và ngoài nước, những tạp chí thơng
tin khoa học, sách báo và các luận văn... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cả mặt lý luận lẫn
thực tiễn về vấn đề phòng chống ma tuý nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài và cũng để rút
kinh nghiẹm trong quá trình thực hiện .
2. Phương pháp trị chuyện:
• Tiến hành trò chuyện với sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhằm tìm hiểu về những
nhận thức của họ đối với vấn đề ma túy. Từ đó, có cơ sở xây dựng các câu hỏi.
- Chúng tôi quan sát các hoạt động của sinh viên qua các lớp tập huấn tuyên truyền về ma
tuý, các đợt sinh hoạt ngọai khóa về lối sống hiện nay và đạo đức của người sinh viên sư phạm.
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng như sinh viên, cán bộ Đồn
thanh niên Cộng sản, cán bộ Cơng đồn trường, cán bộ Quản lý Khoa, Phòng, Ban.
- Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ chuyên trách về công tác quản lý
sinh viên.
3. Phương pháp điều tra viết:
- Chúng tôi xây dựng 2 loại bản câu hỏi như sau:
+ Phiếu trưng cầu ý kiến trong cán bộ giáo viên.
+ Phiếu trưng cầu ý kiến của sinh viên.
+ Sau khi thu phiếu, chúng tôi kiểm tra tỉ lệ phiếu phát ra và thu vào, loại bỏ những phiếu
không hợp lệ tiến hành xử lý.
+ Xử ly bằng tốn thống kê.
4. Tổ chức hội tọa đàm.
- Thơng qua các buổi họp chuyên đề của Ban phòng chống ma túy Trường đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh
- Thơng qua các đợt học chính trị đầu năm, đầu khóa của sinh viên để thu nhận thơng tin.


10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Xung quanh vấn đề quản lý đấu tranh phòng chống và bài trừ tệ nạn ma túy trong xã hội
nói chung, trong học sinh, sinh viên nói riêng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa hục, các tổ
chức xã hội, các cơ quan chức năng, có những cơng trình nghiên cứu rất cụ thể, đưa ra những
giải pháp áp dụng cho từng đối tượng có hiệu quả cao từ trong nước cho đến thể giới.
Tại Mỹ, khi hỏi về vấn để nào đáng lo ngại nhất hiện nay trên thể giới thì có đến 70% người
dân nước này trả lời: "ma túy".
Tại Ấn Độ, vào tháng 11/1996, hoa hậu thể giới đã trả lời không chút do dự khi ban giám
khảo hỏi, vấn đề nào hiện nay là quan trọng nhất đối với thanh niên: “tác hại của ma túy”
Những nỗi bức xúc này khơng phải là vơ cớ, nó nói lên thực trạng hiện nay trên thể giới,
ma tuý đang hồnh hành khơng khác gì một bệnh dịch, nó là một "đại vấn đề" .... Vì thể có nhiều
sách báo, tài liệu đã ra đời nghiên cứu vấn đề này, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội cũng đã
dày cơng nghiên cứu dưới mọi góc độ nhằm tìm kiếm giải pháp hữu hiệu chống lại "đại họa ma
tuý".
Ở Việt Nam hiện nay, nạn nghiện ma tuý cũng đang trong tình trạng báo động, chính phủ
ta đang tìm mọi cách nhằm ngăn chặn tệ nạn ma tuý. Một trong những biện pháp là mở rộng
tuyên truyền xuất bản nhiều sách báo viết về vấn đề ma túy nhằm trang bị những kiến thức cơ
bản nhất định cho con người. Đặc biệt trước tình hình ma túy tấn cơng vào giới trẻ, xâm nhập
học đường, nguy cơ phá hoại một lớp trẻ đang đến gần, những thể hệ đang đứng trước những thử
thách lớn. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này .
- "Những điều tuổi trẻ cần biết về ma túy", tác giả TS Nguyễn Hồng Minh, TS Lại Thể Sử,
Trung tâm Giáo dục dân số mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
- "Phòng chống ma tuý trong nhà trường". tác giả Vũ Ngọc Bừng - Nhà xuất bản Giáo Dục
- Công An Nhân dân.

- "Hỏi đáp về giáo dục phòng chống ma tuý", Chủ biên; Phan Huy Thụ: Biên soạn PGS-TS
Cao Đức Tiến, PGS Nguyễn Hữu Dũng - Ban chỉ đạo phòng chống AIDS - Ma túy Bộ Giáo Dục
đào tạo xuất bản.
11


- "Ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tại Thành phố Hị Chí Minh - Thực
trạng - Nguyên nhân - Giải Pháp". Luận văn Thạc sỹ luật học Huỳnh Hiện Ảnh-1988. Tác giả
làm rõ thực trạng tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay. Phân lích, xác định ngun nhân của nó, tìm ra những vấn đề có tính quy luật
trong việc sử dụng ma túy của đối tượng này. Đánh giá những kết quả, hạn chế trong cơng tác
phịng ngừa đấu tranh, đưa ra những hiện pháp khả thi nhằm ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn sử
dụng ma tuý trong giới irẻ.
- "Giải pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật - Thành Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh...Ai trong chúng ta cũng đều có mối quan hệ máu thịt với một lớp người trẻ tuổi,
nếu không là con, cũng là em, là cháu... do đó chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách
nhiệm và bị ảnh hưởng nặng nề trước mọi hành vi không tốt ấy, để giúp đỡ những thanh thiếu
niên đã lầm lỡ, để ngăn chăn kịp thời những bạn sắp sa chân vào dịng xốy của ma tuý.
Chúng ta cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình với thể hệ trẻ, Đồn thanh niên
Cộng sản thành phố đã có rấ nhiều nổ lực trong suốt những năm qua để chăm lo đời sống văn
hóa tinh thần của thanh thiếu niên, làm bạn với tất cả thanh niên. Tuy nhiên thực tế cũng rất đáng
buồn vì không được như mong muốn, số lượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hầu như khơng
giảm đi mà có xu hướng tăng dần. Đứng trước thực trạng này. Đoàn thanh niên cộng sản Thành
phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp mạnh tay hơn nhằm “ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp
luật trong thanh thiếu niên”
- Luận văn tốt nghiệp của Phạm Phước Mạnh sinh viên Khoa Tâm lý giáo dục Trường đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ; "tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ma tuý và thái độ của
các em học sinh đối với các phong trào phòng chống ma túy ở một số trường phổ thông trung
học nội thành Thành phố Hồ Chí Minh" (1998).
Đề tài đã phần nào xác định được mức độ ảnh hưởng của ma tuý tác động đến học sinh,

sinh viên, nêu lên các phong trào phòng chống ma túy của học sinh nội thành. Đề tài cũng đưa
ra được một số nguyên nhân ma túy xâm nhập học đường và xác định được thực trạng nhận thức
của học sinh phổ thông về tác hại của ma tuý.
Các đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trên đã có những đóng góp đáng kể cho vấn đề
phịng chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay.

12


Trong phạm vi của đề tài này người viết muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động của
cơng tác quản lý phòng chống ma túy trong sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
hiệu quả của việc phòng chống ma túy trong sinh viên và đưa ra giải pháp hữu hiệu trong quản
lý, phòng chống ma túy cho học sinh, sinh viên trong nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo, giúp lãnh đạo nhà trường hồn thành nhiệm vụ chính trị của Trường Đại học sư phạm
trọng điểm.

13


CHƯƠNG 2: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ.
2.1.1.1. Cơng tác quản lý là gì ?
Tập thể bao giờ cũng phải thực hiện những mục đích nhất định có ý nghĩa xã hội đề ra. Việc
thực hiện các mục đích đó địi hỏi phải có một hoạt động có kế hoạch, phải có mối liên hệ chặt
chẽ giữa các thành viên, phải có sự phối hợp hoạt động của mọi người. Do đó cần phải có người
lãnh đạo tập thể. Hoạt động của người lãnh đạo sẽ có tác dụng quyết định đến sự tồn tại của tập
thể và hiệu quả của hoạt động tập thể trong việc thực hiện mục đích đã định. Hoạt động đó thường
gọi là hoạt động quản lý hay hoạt động lãnh đạo.

2.1.1.2. Đặc điểm của cơng tác quản lý
Nêu khơng có người lãnh đạo thì khơng có tập thể và khơng thể có được hoạt động có hiệu
suất cao của tập thể.
Hoạt động quản lý trước hết là hoạt động tổ chức, hướng dẫn, sử dụng, điều khiển con
người. Trong hoạt động này, nhà quản lý phải phối hợp hoạt động của các thành viên, tổ chức họ
hoạt động nhằm mục đích của đơn vị.
Hoạt động quản lý là hoạt động tâm lý xã hội. Trong công tác quản lý, nhà lãnh đạo luôn
phải xây dụng các mối quan hệ giữa người với người, giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội.
Hoạt động quản lý là hoạt động tiếp cận các vấn đề khoa học kĩ thuật mới. Trong hoạt động
của mình, nhà quản lý ln phải giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động chun mơn.
Hoạt động quản lý là hoạt động tư duy sáng tạo. Trong hoạt động quản lý nhà lãnh đạo phải
xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra nhiệm vụ mới, trước mỗi tình huống nảy sinh phải tìm cách
giải quyết thích hợp.
Qua các biểu hiện trên chúng ta có thể thấy nhà quản lý phải là người có năng lực tồn diện.
Họ phải có trình độ cao về nhận thức, về tư duy, có kiến thức sâu rộng vẻ nhiều lĩnh vực nhất là
khoa học quản lý, đời sống tâm lý xã hội, tâm lý tập thể, nhất là tâm lý con người.

14


2.1.1.3. Một số vấn đề quan trọng trong nguyên tắc quản lý.
- Nhà lãnh đạo quản lý cần phải biết rõ phương hướng hoạt động của mình trong thời gian
trước mắt và thời gian lâu dài về sau, đây gọi là định hướng quản lý. Việc xác định mục đích,
mục tiêu thường thể hiện ở kế hoạch hoạt động quản lý. Việc xác định mục đích mục tiêu kế
hoạch chỉ tiêu... tức là trả lời nhanh hiệu qủa quản lý.
- Việc định hướng quản lý còn được thể hiện ở chiến lược, sách lược quản lý con người.
Nó được biểu hiện ra ở các nguyên tắc quản lý hay gọi là đường lối quan lý một số nguyên tắc
quan trọng thường thấy chi phối hoạt động của nhà quản lý:
- Cần làm cho mỗi thành viên nhận thức được mục đích, mục tiêu của đơn vị, cũng như
nhiệm vụ, chỉ tiêu hoạt động của bản thân và cách thức hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu đó .

- Tìm các biện pháp làm cho mỗi thành viên làm việc tích cực, tự giác trong tập thể.
- Làm cho mỗi thanh viên thấy rõ sự phát triển tương lai của tập thể và của bản thân.
- Làm cho mỗi cá nhân gắn bó với tập thể, hoạt động lâu dài với tập thể.
- Xây dựng mối quan hệ thân tình, đúng mực giữa nhà quản lý với các thành viên...
- Luôn luôn rút kinh nghiệm hoạt động quản lý lắng nghe ý kiến mọi người, tự rèn luyện,
hoàn thiện bản thân.
- Chú ý xây dựng mối quan hệ thân thiện với các đơn vị tập thể khác, với các lực lượng xã
hội khác.
- Bản thân nhà quản lý ln giữ gìn chữ tín và uy tín trong mọi hoạt động.
- Nhà quản lý cũng cần chú trọng những vấn đề tâm lý trong tổ chức nhân sự và các các
vấn đề tâm lý trong thu nhận và xử lý thông tin.
2.1.1.4. Những phẩm chất đạo đức cần có của nhà quản lý.
Cơ sở của xác định phẩm chất đạo đức của nhà quản lý xuất phát từ:
- Vai trò của nhà quản lý: Tài và Đức là hai phẩm chất hàng đầu, luôn thể hiện là cánh chim
đầu đàn trong mọi lĩnh vực. Nhà quản lý phải biết dùng người và bản thân họ cùng dễ bị quyền
lực chi phối, dễ lạm quyền gây tổn hại cho xã hội như tham ô, đàn áp, lãng phí. Do vậy muốn
quản lý tốt, bản thân nhà quản lý phải luôn tu dưỡng rèn luyện.
Phẩm chất đạo đức của nhà quản lý trong chế độ xã hội của nước ta:
- Ở Việt nam chúng ta, phẩm chất đạo đức của nhà quản lý được nhìn nhận thành hai nhóm
chính: Tư tưởng chính trị và đạo đức truyền thống. Chúng ta biết rằng hoạt động quản lý tức là
15


hoạt động chính trị bằng những hệ thống quan điểm và ý thức chính trị tác động vào con người,
điều khiển con người, định hướng cho con người hay là nói cách khác là giáo dục và quản lý con
người theo hệ thống quan điểm thể giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng hệ tư tưởng chủ đạo của các nhà quản lý phải: Giác ngộ chính
trị, nhận thức đúng đắn về đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước. Chấp hành mệnh lệnh cấp
trên nhưng khơng tự hạ mình quá đáng, luồn cúi. Tránh nịnh trên đạp dưới. Không phô trương,
kiêu căng, cần phải khiêm tốn giản dị. Nhà quản lý kém đạo đức thường hay phô trương để biểu

hiện, ra oai, khoe mẽ.
Nhà quản lý có đạo đức là biết hy sinh quyền lợi cá nhân cho tập thể, không vụ lợi cá nhân,
tinh thần trách nhiệm cao, hết lịng vì tập thể, chịu phê bình, biết đánh giá đúng mình qua lời phê
bình.
Nhà quản lý tuyệt đối tránh các nhược điểm sau đây: Độc ác, nhỏ nhen, vị kỷ, trù dập, đàn
áp, tham lam, chạy theo vật chất hưởng thụ, thô bạo, nham hiểm, chạy theo danh lợi...
2.1.1.5. Những nội dung quan trọng của công tác quản lý:
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy nhà quản lý là người có năng lực tồn diên. Họ phải
có trình độ cao về nhận thức, tư duy, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực nhất là khoa học
quản lý đời sống tâm lý xã hội, tâm lý tập thể, nhất là tâm lý con người. Nhà quản lý phải có
năng lực chun mơn cũng như có năng lực chung về giao tiếp, xã giao và năng lực quản lý, phải
hiểu người nhưng cùng phải hiểu mình. Thấy được chổ mạnh chổ yếu, cái đúng cái sai của mình,
ln tự rèn luyện vươn lên để lãnh đạo tập thể ngày càng có hiệu quả hơn. Một số vấn đề tối quan
trọng trong lĩnh vực hoạt động quản lý cần phải đạt cho bằng được:
- Lập kế hoạch: Là việc xác định mục tiêu của hoạt động quản lý. Nhà quản lý cần biết rõ
phương hướng hoạt động của mình trong thời gian trước mắt và thời gian lâu dài về sau. Ở từng
mốc thời gian, nhà quản lý phải xác định những mục tiêu, những kết quả cụ thể. Việc xác định
mục đích, mục tiêu thường thể hiện trong kế hoạch hoạt động quản lý, biết được hướng đi, công
việc phải làm trong từng mốc thời gian cụ thể. Nó biểu hiện ở tính kế hoạch, tính nhất quán của
hoạt động quản lý, nó cũng biểu hiện việc trả lời những câu hỏi : Trong thời gian tới phải làm
gì? Phải đạt chỉ tiêu ra sao?... Việc xác định mục đích, mục tiêu, kế hoạch, chỉ tiêu ... tức là trả
lời các câu hỏi càng nhanh, càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu và mốc thời gian càng dài bao nhiêu
càng biểu hiện rõ tài năng quản lý của nhà lãnh đạo.
16


- Tổ chức thực hiện: Để thực hiện những mục tiêu được xác lập trên nhà quản lý cụ thể sử
dụng các phương pháp, biện pháp điều hành khác nhau, tuy nhiên người ta thường sử dụng các
nhóm phương pháp sau :
+ Nhóm phương pháp mang tính Hành chính - Tổ chức : đó là sự tác động trực tiếp của nhà

lãnh đạo tới các thành viên thông qua việc xây dựng và triển khai kế hoạch quyết định, chỉ thị,
thông báo, chỉ dẫn và yêu cầu các thành viên phải thực hiện tuân thủ, chấp hành một cách nhanh
chóng, đầy đủ, chính xác.
+ Nhóm Phương pháp Kinh tế: Nhà quản lý kết hợp việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa
vụ được giao với những kích thích về vật chất (tăng lương, thưỏng, đề bạt, vv ..,) để động viên
khuyến khích mọi người hồn thành nhiệm vụ.
+ Nhóm phương pháp Tâm lý: Dùng những tác động tâm lý thích hợp để (tác động vào ý
thức, đạo đức, tâm lý trong đó chủ yếu là thuyết phục) để tác động các thành viên làm cho họ
nhận rõ trách nhiệm và tự giác, tích cực hoạt động để hồn thành nhiệm vụ
+ Nhóm phương pháp Kiểm tra :đây là một trong những phương pháp không thể thiếu trong
công tác hoạt động quản lý của người lãnh đạo.
Kiểm tra có tác dụng kích thích tích cực nhằm giúp đỡ, đơn đốc mọi người hồn thành cơng
việc được giao.
- Kiểm tra đánh giá: Sau khi triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu, thời
gian... của kế hoạch đã vạch ra, người lãnh đạo phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, đồng thời
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra, tiến độ, mức độ hồn thành cơng việc.
- Điều chỉnh kế hoạch: Căn cứ vào tiến độ, mức độ hoàn thành công việc trong từng giai
đoạn, từng thời gian cụ thể,... Người quản lý phải rút kinh nghiệm kịp thời, đề ra các biện pháp,
giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra, mặt khác xuất phải từ tình hình thực tế có thể điều
chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.
2.1.2. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
2.1.2.1. Khái niệm
Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải tiếp xúc và tác động vào hiện thực khách
quan. Trong hoạt động đó, con người ln phải nhận biết thế giới, nhận biết sự vật, hiện tượng
quanh mình. Nói cách khác, đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó, con người phải trả lời

17


những câu hỏi: nó là cái gì ? nó như thế nào ? nó có ý nghĩa gì ? vv... Hoạt động phản ánh bản

thân những sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan gọi là hoạt động nhận thức.
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người: Nhận thức, Tình
cảm và Hành động .
Hoạt động nhận thức của con người là một quá trình tâm lý thường xuyên xảy ra ở con
người có khởi đầu và kết thúc. Với tư cách là một qúa trình tâm lý, nhận thức cũng có mối quan
hệ với các hiện lượng tâm lý khác như trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý .
Hầu như bấtt cứ lúc nào, trong trạng thái thức tỉnh. Ở con người luôn diễn ra những hiện
tượng nhận thức. Trong giao tiếp, nhận thức người này, người kia về hình dáng, thái độ cư xử.
tình cảm, quan hệ...
Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người. Nhờ nhận thức, con
người mới có cảm xúc, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động. Nhận thức là tiền đề cho
các hoạt động khác.
Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt
động nhận thức không chỉ phản ánh cái bên ngồi mà cịn phản ánh cả cái bên trong; không chỉ
phản ánh hiện thực chung quanh ta mà còn phản ánh ca hiện thực của bản thân ta: khơng chỉ
phản ánh hiện tại mà cịn phản ánh cá cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan.
Nhận thức là một hoạt động tâm lý rất phức tạp đa dạng và nhiều mức độ phức tạp khác
nhau. Ta có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính. Một giai đoạn đó gồm những quá trình nhận thức ở những mức độ khác nhau:
- Nhận thức cảm tính bao gồm q trình cảm giác và q trình tri giác.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ nhận thức của con người. Đặc
điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngồi, cụ thể của sự
việc, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người, Do đó, nhận thức cảm
tính có vai trị rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường,
định hướng và hoạt động của con người trong: mơi trường và là điều kiện để có những quá trình
tâm lý ở giai đoạn sau.
- Nhận thức lý tính bao gồm q trình tư duy và q trình tưởng tượng. Nhận thức lý tính
là q trình cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật của nhận thức lý tính là phán ánh
những thuộc tính bên trong những mối quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
18



khách quan mà con người chưa biết. Do đó, nhận thức lý tính có vai trị quan trọng trong việc
tìm hiểu bản chất và những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng, tạo điều kiện để
con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình.
Do đó có thể nói hoạt động nhận thức quyết định sự tồn tại và phát triển con người.
2.1.2.2. Các mức độ của sự nhận thức
Hoạt động nhận thức giúp cho con người một vốn hiểu biết cần thiết về sự vật, hiện tượng,
mà ta gọi là tri thức. Việc lĩnh hội tri thức được chia ra làm bốn mức độ.
- Mức độ đầu tiên chính là sự tiếp thu những kiến thức mang tính hình thức bề ngồi, qua
loa, sơ sài, biểu hiện ở sự học thuộc lòng những định nghĩa theo kiểu ghi nhớ máy móc, nhưng
khơng hiểu nội dung bản chất. Vì thể sự hiểu biết ở mức độ này mang nặng tính chất cảm tính.
gắn với những thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng.
- Mức độ thứ hai là có thể nắm được một số thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng vẫn
cịn lẫn lộn với những thuộc tính khơng bản chất của nó. Ở mức độ này, tri thức được hình thành
trên cơ sở kết hợp những thuộc tính bản chất và những thuộc tính khơng bản chất.
- Mức độ thứ ba là có thể nắm đúng và đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng
chưa vận dụng vào những tình huống phức tạp mà chỉ là những dạng mẫu.
- Mức độ cuối cùng là chất lượng lĩnh hội tri thức cao nhất. Ở mức độ này, do nắm vững
bản chất của khái niệm nhưng chưa vận dụng vào việc giải quyết tất cả mọi tình huống. Ở đây,
sự vận dụng các khái niệm và tri thức mang rõ tính chất linh hoạt, sáng tạo của tư duy, nhờ vậy
giải quyết được những tình huống tương đối khó.
Từ cơ sở trên, ta có thể chia nhận thức con người thành ba mức độ là biết, hiểu và vận dụng.
- Biết: là mức độ nhận thức thấp nhất, nó chỉ nắm được dấu hiệu bề ngoài của khái niệm.
chưa có khá năng vận dụng để giải quyết các tình huống. "Biết" được biểu hiện ở các dấu hiệu
sau: nhận ra vấn đề, nhận biết hình thức các khái niệm, hiểu một số khái niệm cụ thể.
• Hiểu: là nắm được một số các thuộc tính bản chất nhưng đơi khi còn lẫn lộn. Ở mức độ
cao. "Hiểu'' là nắm được đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng chưa vận dụng vào
giải quvết các tình huống phức lạp.
- Vận dụng: là mức độ nhận thức cao nhất do nắm được các bản chất, thuộc tính bên trong

của khái niệm nên có thể giải quyết được các tình huống phức tạp.

19


Tóm lại hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người. Nhờ nhận thức.
con người mới có xúc cảm, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động được.
Trong cuộc sống, con người luôn luôn nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mình, đồng
thời con người cũng tự nhận thức bản thân mình, nhận thức là hoạt động tâm lý hết sức phức tạp.
đa dạng, ở nhiều mức độ khác nhau.
Sự nhận thức có một số biểu hiện quan trọng như sau:
- Hiểu biết được các vấn đề, thấy được phát hiện được vấn đề.
- Đánh giá về các sự việc, vấn đề.
- Nhận thức về bản thân, thấy được, ý thức được trách nhiệm.
2.1.3. KHÁI NIỆM CHẤT MA TÚY VÀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY
2.1.3.1. Những khái niệm cơ bản về chất ma túy.
Từ xa xưa, y học chưa phát triển nên con người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa
bệnh. Trong các loại cây đó, có cây thuốc phiện, cây cần sa và cây côca. Sau đó người ta cũng
đã phát hiện tác hại của nó.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "ma túy" xuất hiện, ban đầu có nghĩa là thuốc phiện. Sau đó ma t
cịn được hiểu có thêm các cây cần sa và cây cơca. Có ý kiến cho rằng gọi là "ma tuý" bởi vì các
chất này có tác dụng như ma thuật ma quái, có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao và tăng
hưng phấn hoặc ức chế thần kinh. Nó làm cho con người mê mẩn, ngây ngất tuý luý. Trong tiềm
thức của người Việt Nam "ma tuý" đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi.
Lần đầu liên thuật ngữ ma túy chính thức được quy định lại Điều 203 của Bộ luật Hình sự
năm 1985 "Tội tổ chức dùng chất ma tuý". Điều luật này được thay bằng Điều 185 i "Tội tổ chức
sử dụng trái phép chất ma tuý" trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được
Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Num thông qua ngày l0 tháng 5 năm 1997.
Những năm sau đó, ngồi các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cày côca... cịn
các chất khác được tổng hợp trong phịng thí nghiệm cũng có tính chất gây nghiện. Vì vậy "ma

t" được mở rộng về nội dung. Ở các nước khác nhau thì khái niệm về ma tuý cũng quan niệm
khác nhau. Điểm chung của luật về kiểm soát má túy của các nước là đều đề cập đến ma túy bao
gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần.

20


Theo tác giả Đặng Ngọc Hùng: “Các chất ma tuý là những chấi độc có tính chất gây nghiện.
có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính
do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng chúng”1.
Theo Công ước thống nhất về chất ma tuý năm 1961 thì “ma tuý” nghĩa là bất kỳ chất liệu
bào trong bảng I và II, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp2.
Các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của Liên hợp quốc cho rằng: ma túy là các chất hóa
học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm
thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn
thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy việc vận chuyển mua bán, sử dụng chúng phải
được quy định chất chẽ trong các văn bản pháp luật. Đây là khái niệm có tính khái qi cao, tuy
nhiên vẫn có những điểm chưa triệt để. Chẳng hạn khơng phải ai sử dụng chất ma tuý cũng bị lệ
thuộc mà chỉ những người sử dụng trái phép không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày l0
tháng 5 năm 1997, tiếp theo là bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định chất ma túy, tội phạm về
ma tuý. Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao co ca: lá, hoa, qua cây cần sa, lá cây
côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi, hêroin, côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng;
các chất ma tuý khác ở thể rắn.
Thông tư liên lịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2 tháng 1 năm 1998
của Toa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
nêu rõ: chất ma tuý là những chất đã được xác địnhvà có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục
các chất ma túy, tiền chất và các chất hóa học dùng để điều chế các chất ma tuý {bao gồm danh
mục quy định của Công ước quốc tế 1961, 1988}gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất. Để xác

định có phải là chất ma t hay khơng hoặc chất ma t gì thì cần phải trưng cầu giám định3.
Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý được Quốc hội khoá X kỳ họp phiên thứ 8 thông qua
ngày 9 tháng 12 năm 2000 quy định:

Nguyễn Phương Hoà, Đặng Ngọc Hùng: Ma tuý và những vấn đề về cơng tác kiểm sốt ma t. Nhà xuất bản Công
an Nhanh dân, Hà Nội 1996, tr. 9
2
Ba Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 29
3
Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2 tháng 1 năm 1998 của Toà án nhân daq6n
Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ nội vụ hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Hình sự, tr. 12.
1

21


“1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều
lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”.
Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng l0 năm 2001 ban hành
các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma tuý gồm 227 chất chia làm 3 danh
mục và 22 hóa chất khơng thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm sốt.
Vì vậy có thể quan niệm ma t là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được
đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.
Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người
sử dụng và cộng đồng. [4, 11-14]

2.1.3.2. Phân loại chất ma túy
Phân loại chát nia tuy là chia các chất ma tuý ra lừng nhóm khác nhau dựa trẽn nliLĨn^ cán
cứ nhát dinh phục vụ chi) những mục đích khác nhau. Có nhiều cách phân loại. nhưng nhìn chung
cổ một số dạng phân loại Lít hán sau đàv:
- Cân cứ vào nguồn gốc của ma túy , nia tuý được chia làm ba nhóm: ma túy lự nhiên, ma
túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp:
+ Ma túy tự nhiên là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, có đựơc bằng cách thu hái từ
các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng, từ các sản phẩm tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm thu
hái đó. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của thuốc phiện như morphinc, codein, narcolin...,
côca và các hoạt chất của nó như cơcain, cần sa và các sản phẩm của cần sa; cây khát (cây caiha),
cây piper meihysticcum...ngoài ra còn các loại nấm như amanita nusscariav.v...
+ Ma tuý hán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ các chất là bán sản phẩm tự
nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoá chất để thu được chất ma tuý có tác đụng mạnh
hơn chất ma túy ban đầu.
Ví dụ: héroin là chất ma túy bán tổng hợp từ morphin bằng cách axclyl hóa morphin: dioiuin
(ethyl morphin) được bán tổng hợp từ morphin bằng cách axctyl hóa morphin...

22


+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hố học
tồn phân từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các chất ma tuý tổng hợp. Theo 3
Cơng ước của Liên hợp quốc thì có 22 tiền chất và hóa chất để điều chế ra các chất ma túy cần
được kiểm sốt. Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng l0 năm 2001.
Ban hành các ddnh mục chất ma túy và tiền chất, thì hiện nay ở Việt Nam có 22 tiền chất cần
phải được kiểm sốt.
Việc phân loại này khơng chỉ có ý nghĩa trong cơng tác nghiên cứu lý luận mà cịn giúp cho
thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy, biết được ma tuỳ có nguồn gốc từ đâu để truy tìm tận
nguồn sản xuất ma tuý nhằm giải quyết triệt để tội phạm và tệ nạn ma tuý.
- Căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng, ma túy được chia hai nhóm: ma

tuý có hiệu lực cao và ma tuý có hiệu lực thấp hay còn gọi (ma túy nặng, ma tuý nhẹ).
+ Ma túy có hiệu lực cao là các chất ma túy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là có thể tạo ra
sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của con người (mức độ kích thích mạnh) và vài lần sử dụng là
có thể gây nghiện (mức độ nghiện cao). Điển hình ma túy nặng là ma tuý tổng hợp dạng kích
thích thần kinh như Amphetamin, Methamphetamin...
+ Ma t có hiệu lực thấp là các chất ma tuý khi sử dụng một lượng lớn và nhiều lần thì
mới thay đổi rõ nét trạng thái tâm sinh lý và gây nghiện. Loại ma túy nhẹ như: nhựa thuốc phiện,
lá cây cần sa...
Việc phân chia này giúp cho các cơ quan chức năng quy định các chất ma túy cần cấm
nghiêm ngặt, các chất ma tuý sử dụng hạn chế trong y học và nghiên cứu khoa học. Một số nước
như Hà Lan, Bỉ, Cộng hòa Liêng Bang Đức quy định cho phép hạn chế sử dụng ma tuý nhẹ.
Chẳng hạn ở Hà Lan, ma tuý nhẹ được bán tự do ở quán cà phê như cần sa được bán cho mỗi
người từ 5gram đến 30 gram. Loại ma tuý nặng nếu mang khơng q 5 gram thì được khoan
hồng1.
- Dựa vào tác dụng sinh lý trên cơ thể người, ma túy đựơc chia ra làm làm nhóm sau:
+ Các chất gây êm dịu, đam mê (các chất ma túy chính gốc). Trong nhóm này là thuốc
phiện va các chế phẩm (opiaies) như morphin, hêroin, dionin, the bain, methadon, dolargan...
+ Cần sa và các sản phẩm của cần sa.

1
Những biện pháp đặc biệt đối phó với ma tuý của một vài quốc gia, Báo Cơng an thành phố Hồ Chí Minh ngày 2
tháng 8 năm 1997

23


+ Côca và các sản phẩm của côca.
+ Thuốc ngủ có các loại như barbiturat, methaqualon và mecloqualon ... Các chất này có
tác dụng ức chế thần kinh.
+ Các chất an thần: bao gồm các chất thuốc dẫn xuất của benzodiazepin, meprobamat,

hydroxyzin.
+ Các chất kích thích bao gồm amphetamin và các chất dẫn xuất của nó.
+ Các chất gây áo giác điển hình: gồm LSD, mescalin, nấm psilocybe và psilocylin, các
dẫn xuất của tryptamin...
+ Dung môi hữu cơ và các thuốc xơng1
Cách phân chia ma t theo tám nhóm trên có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học, trong y
học. Ngồi ra nó cịn giúp cho cơng tác giám định xác định loại ma tuý, phục vụ cho công tác
điều tra, truy tố, xét xử.
- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên
Hợp quốc đã thống nhất phân chia ma tuý thành năm nhóm sau:
+ Nhóm 1: Ma tuý là các chất từ cây thuốc phiện (opiaies)
+ Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây cần sa (canahis)
+ Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích (stimulants)
+ Nhóm 4: Ma Tuý là các chất ức chế (depresants)
+ Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)2
Việc phân chia theo năm nhóm vừa ngắn gọn vừa chặt chẽ, dễ vận dụng trong thực tiễn
công tác phòng, chống ma tuý. [4, 29-29]
2.1.3.3. Khái niệm về nghiện ma túy và tái nghiện ma túy.
- Khái niệm về nghiện ma tuý
Hiện tượng nghiện là hiện tượng ham mê đến mức thành thói quen rất khó chữa. Nghiện
ma tuý thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Về nghĩa rộng, người ta gọi nghiện ma
tuý là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng chất ma tuý. Về
nghĩa hẹp, nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với chất ma tuý.

1
Nguễn Phong Hoà, Đặng Ngọc Hùng: Ma tuý và những vấn đề về công tác kiểm sốt ma t, Nhà xuất bản Cơng an
nhân dân, Hà Nội 1996, tr. 7.
2
Vũ Ngọc Bừng: Các chất ma tuý, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 1994, tr. 7.


24


- Khái niệm về tái nghiện ma túy.
Là hiện tượng của một người nghiện ma tuý sau khi được gia đình, chính quyền, các đồn
thể giúp đỡ, giáo dục, chữa trị cai nghiện để trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội, nhưng
vì lí do nào đó họ đã khơng kìm chế được nên lại sử dụng các chất ma tuý.
Người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện đã khơng phấn đấu rèn luyện thì dễ bị tái nghiện,
tái nghiện bao giờ cũng nghiện nặng hơn. Thông thường những đối tượng nghiện hút, hít nếu tái
nghiện thì chuyển sang sử dụng bằng hình thức tiêm chích. Vì người nghiện ở tình thế thiếu tiền,
sử dụng ma tuý bằng hình thức tiêm chích ít tốn kém mà mức độ thoả mãn lại cao hơn. Hầu hết
những người tái nghiện đều không nhận thức được hoặc coi thường sự nguy hiểm của hình thức
tiêm chích. Với hình thức tiêm chích, nguy cơ mắc bệnh rất lớn vì dùng chung bơm kim tiêm
hoặc dùng chung lọ thuốc trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh.
Vì vậy, người nghiện ma t vốn có thể trạng yếu khi tái nghiện càng trở nên suy kiệt về
thể chất. Qua điều tra ở một số địa bàn cho thấy 70 – 75% người ta1i nghiện mắc bệnh như lao,
giang mai, sốt rét, 80% suy kiệt về thể chất, 70% số người nhiễm HIV là do tiêm chích ma tuý.
Tái nghiện ma tuý dễ dẫn đến nguy hiểm về tính mạng của người nghiện ma tuý. Do tình
trạng khơng làm chủ được bản thân khi lên cơn nghiện mà chưa có ma tuý đáp ứng khiến người
ta dễ bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc tử vong do sử dụng ma tuý quá liều. Riêng 6
tháng đầu năm 2001 đã có 580 người chết vì nghiện ma tuý.
Do tình trạng sức khoẻ suy sụp, người tái nghiện sẽ mất dần khả năng lao động và như vậy
nếu có việc làm họ cũng rất dễ bị sa thải, khiến nguồn kinh tế thu nhập mất đi. Kết quả tất yếu là
họ phải sa vào con đường phạm tội trộm cắp, cướp giật để có tiền chích hút ma tuý.
Tệ hại hơn, người nghiện vốn đã bị suy sụp về tinh thần, về trạng thái tâm lý lại càng suy
sụp hơn trong tình trạng tái nghiện cùng với sự tẩy chay, kỳ thị của người thân, gia đình và cộng
đồng. Từ đó người tái nghiện càng trở nên mất niềm tin, dẫn đến mắc các sai lầm, thậm chí quẫn
trí, bất cần đời.
Đốii với gia đình có người tái nghiện:
- Thiệt hại nặng nề về kinh tế so với nghiện lần đầu

- Chịu tổn thất lớn về tinh thần, tâm lý do bị cộng đồng xung quanh kỳ thị.
- Các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tinh thần do phải chịu sức ép tâm lý nặng
nề, khơng khí gia đình căng thẳng, mất lòng tin với người nghiện.
25


×