Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

SACH TRANH TRƯƠNG THỊ THANH HUYỀN KHOA GDTH (1)2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---      ---

TRƯƠNG THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN NHU CẦU ĐỌC SÁCH QUA THỂ LOẠI SÁCH
TRANH CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC
DƯƠNG NỔ, HUYỆN PHÚ VANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA HỌC 2015 - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Giáo dục
Tiểu học, trường Đại học Sư Phạm Huế đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện đề tài khóa luận này.
Để hồn thành đề tài khóa luận, tơi xin chân thành cảm ơn các
thầy cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Sư Phạm Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Giảng viên hướng dẫn,
PGS.TS - Thái Phan Vàng Anh trong suốt thời gian vừa qua đã chỉ
dạy tận tình, giúp đỡ để tơi hồn thành tốt đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ trường Tiểu
học Dương Nổ, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian điều tra và thực nghiệm tại quý
trường. Đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm cô Trần Thị Oanh và tập thể
lớp 3/2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm đề tài.


Do cịn nhiều hạn chế về mặt thời gian và trình độ nghiên cứu,
những khó khăn trong q trình nghiên cứu cũng như sự mới mẽ
của đề tài nên bài khóa luận tối nghiệp khơng tránh khỏi những sai
sót. Vì thế, tơi rất mong sự góp ý của q thầy cơ và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thanh Huyền


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vai trò hết
sức quan trọng. Điều này đã được ghi rõ trong “Luật Phổ cập giáo dục tiểu
học”: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể
chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [41, 3]. Có thể nói, GDTH
chính là bậc học tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
công dân sau này.
Tại điều 40 của Điều lệ Trường Tiểu học ban hành ngày 30/12/2010 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã quy định tuổi của học sinh tiểu học từ
6 đến 14 (tính theo năm) [3, 11]. Chứng tỏ, bậc tiểu học là bậc học tiếp nối
giữa trẻ con đi lên thiếu niên. Đây là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của
các em vì xảy ra đồng thời những biến đổi về cả thể chất và tinh thần điều này
ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lí của các em. Đây cịn là độ tuổi các em bắt
đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, xây dựng tri thức đầu đời.
1.2. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Child
Development, cho thấy trẻ em 7 tuổi có kỹ năng đọc tốt sẽ có điểm kiểm tra
IQ cao hơn những trẻ có khả năng đọc yếu. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS.

Stuart J. Ritchie, Đại học Edinburgh, Anh cho biết, “đọc khơng những giúp
chúng ta giải trí, mở rộng vốn từ thêm nhiều kiến thức mà còn giúp mỗi người
phát triển suy nghĩ, cảm nhận được thông điệp mà tác giả gửi gắm qua mỗi
cuốn sách” [36, 1]. Ngoài ra, đọc sách còn giúp học sinh tăng khả năng tập
trung, trí tưởng tượng, khả năng biểu đạt cảm xúc, bồi dưỡng, vun đắp tâm
hồn và còn giúp học sinh tạo được thói quen đọc sách là cơ sở xây dựng nhân
cách của mỗi đứa trẻ trong tương lai.


Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) cho thấy:
“Tỷ lệ người hồn tồn khơng đọc sách chiếm tới 26% dân số hiện nay, 44%
người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc; những người thường
xuyên đọc sách chỉ chiếm tỷ lệ 30%”. Thư viện Quốc gia Việt Nam lại có
thống kê cho thấy: “Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10% dân số.
Thư viện Quốc gia Việt Nam có khoảng 50.000 bạn đọc thường xuyên; thư
viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 - 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 - 600 bạn
đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng 100 - 200 bạn đọc. Bình quân mỗi
người dân Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm”. Tiến sĩ Phạm Sĩ Bỉnh - Phó
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) nhận định: “Chỉ có một
bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên và những người làm cơng tác nghiên cứu
khoa học… mới có thói quen và cách đọc đúng”.
1.3. Sách tranh là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh, là một hình thức
kể chuyện, giao tiếp mới được hình thành khoảng hơn 130 tuổi. Người ta cho
rằng nó có nguồn gốc sâu xa gắn liền với những hình ảnh vẽ trên hang đá của
người cổ đại, hay những hình ảnh điêu khắc trên cây cột trụ Trajan của người
La Mã….Sách tranh đặc biệt phù hợp cho bước đầu trẻ làm quen với việc đọc,
sự hấp dẫn từ hình ảnh, sự cơ đọng, chất lọc của từ ngữ giúp các em khám phá
mối quan hệ giữa từ ngữ, hình ảnh và thế giới mà các em trải nghiệm hằng
ngày, cũng như những giá trị nhân văn của các tác phẩm sách tranh mang lại.
Nhưng đa phần nhiều người luôn nhầm lẫn giữa sách tranh với các thể loại

khác như truyện tranh (comic) và sách có minh họa (story book, illustrated
book) nên hiệu quả sử dụng cho học sinh tiểu học vẫn chưa thực sự cao.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển nhu
cầu đọc sách qua thể loại sách tranh cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học
Dương Nổ, huyện Phú Vang”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Theo thống kê, các cơng trình nghiên cứu khoa học về vai trị của việc
hình thành thói quen đọc sách cịn rất hạn chế. Hầu hết các cơng trình nghiên
cứu được thực hiện lồng ghép trong các ngành khác nhau của tâm lí học, tâm
lí học lâm sàng... Dưới đây là một số nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
về vai trò và nhu cầu đọc sách của học sinh tiểu học.
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Kết quả nghiên cứu từ trường ĐH Kingston (Anh Quốc) đã thực hiện
khảo sát trên 123 ứng viên, về lựa chọn của họ liên quan đến đọc sách, xem ti
vi và chơi game. Cho thấy, người thích đọc sách có xu hướng thực hiện hành
vi xã hội dễ chịu hơn, con người trở nên hòa nhã, thân thiện hơn, trong khi
các đối tượng thích xem TV lại kém thân thiện và khó thấu hiểu người khác.
Khơng chỉ thế, nghiên cứu cịn đưa ra các kết luận khá chi tiết về người thích
đọc sách lãng mạn, bi kịch dễ đồng cảm với người khác, trong khi người thích
đọc sách khoa học lại sở hữu khả năng nhìn nhận đa chiều, hành vi hợp lí hơn.
Người thích đọc truyện hài hước, giải trí thì có khả năng kết nối mọi người
cao hơn [37].
Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy chăm đọc văn học có thể gia
tăng khả năng “đọc tâm trí” của bạn. Nghiên cứu này, được công bố trên Tập
san Science, cho thấy đọc những tác phẩm văn học (kì lạ là không phải những
cuốn quá đại chúng) sẽ giúp bạn trao dồi một kĩ năng gọi là “thuyết tâm trí”,
mà tờ NPR mơ tả là “khả năng đọc những suy nghĩ và cảm giác của người
khác” [38].

Đặc biệt, nghiên cứu của Akita (1992) (Nhật Bản) đã coi môi trường
gia đình liên quan đến việc đọc sách gồm các yếu tố: Sự chuẩn bị mơi trường
có tính chất vật lý (lượng sách tích trữ của gia đình); Hình mẫu của con
(lượng sách mà cha mẹ đọc); Việc tạo ra động cơ trực tiếp (đưa con đến nhà
sách, thư viện). Akita đã khảo sát bằng điều tra thực tiễn thông qua bảng hỏi
với đối tượng là học sinh tiểu học và trung học cơ sở để phân tích ảnh hưởng


của các yếu tố trên. Kết quả phân tích cho thấy: “Thứ nhất, cha mẹ thích đọc
sách sẽ có ảnh hưởng và khuyến khích con đọc sách. Thứ hai, việc cha mẹ
đưa con tới thư viện, nhà sách, đọc sách cho con nghe. Tức là những việc có
liên quan trực tiếp tới việc đọc sách của con sẽ có ảnh hưởng tới cảm xúc
(tình cảm) của trẻ đối với việc đọc sách hơn là lượng sách tích trữ hay lượng
sách mà cha mẹ đọc. Thứ ba, lượng sách mà gia đình có (tích trữ) cũng ảnh
hưởng đến lượng sách mà trẻ đọc. Thứ tư, ảnh hưởng của việc đọc sách cho
trẻ sẽ giảm đi theo độ tuổi nhưng vai trò của việc đưa trẻ tới thư viện, nhà
sách thì lại không phụ thuộc vào tuổi tác” [39].
2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Văn hóa đọc đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
trong nước về văn hóa đọc của thế hệ trẻ tiêu biểu có một số cơng trình như:
“Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông” của Nguyễn Hữu Giới
đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 7.2006) đã chỉ ra những nguyên
nhân trước mắt làm suy giảm sự đọc hiện nay ở nước ta: “Một là, mặc dù
lượng sách báo xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của người đọc… Hai là, từ ngày văn hóa nghe nhìn
phát triển mạnh, nhiều người từ già đến trẻ ngại đọc sách báo (kể cả tầng lớp
sinh viên, học sinh) [11, 5]. Cao Thanh Phước với bài báo “Phát triển văn
hóa đọc của thiếu nhi trong xã hội hiện nay” đăng trên Tạp chí VHNT (số
326.2011) đưa ra những nguyên nhân khiến thiếu nhi khơng có thói quen đọc
sách: “Với trẻ em Việt Nam, nhất là trẻ em thành thị hiện nay, đọc sách khơng

phải là sở thích số một. Khi cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển thì văn
hóa nghe nhìn ngày càng có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Trẻ em ngày nay
say mê sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ trị chơi điện tử đến phim ảnh
trên truyền hình và internet. Nếu có đọc sách thì phần lớn thường đọc truyện
tranh và truyện giả tưởng dịch của nước ngoài.” [26]. Cả hai tác giả đã đưa ra
nguyên nhân chính làm con người lười đọc sách đó là phương tiện nghe nhìn


ngày càng đa dạng về thể loại và hình thức thể hiện thơng qua ti vi, máy tính
hay điện thoại di động làm giảm sự tập trung của mỗi cá nhân. Ngoài ra,
nhiều giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thừa nhận họ hầu như không gợi ý
cho học sinh của mình nên đọc sách gì. Đối với phụ huynh, trong tổng chi phí
cho một trẻ em mỗi tháng thì số tiền dành cho việc mua sách, báo chỉ chiếm
một tỉ lệ khiêm tốn so với các chi phí khác của trẻ. Ngay cả những phụ huynh
thường xuyên dành tiền mua sách cho con cũng không biết con mình mua
sách gì, thích đọc sách gì. Vấn đề cần giải quyết là tìm được thể loại sách phù
hợp cho trẻ em và xây dựng được nhu cầu đọc sách ở mỗi đứa trẻ.
“Giáo dục văn hóa đọc trong thư viện trường Tiểu học ở Hà Nội” của
PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam (số
5.2016) đã đưa ra các đề xuất nhằm hình thành văn hóa đọc sách cho học sinh
tại các trường Tiểu học: “Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp quản
lý về vai trò của thư viện trường học trong giáo dục VHĐ, đặc biệt với học
sinh tiểu học. Nâng cao năng lực chun mơn và lịng u nghề cho nhân viên
thư viện trường tiểu học. Tăng cường vốn tài liệu và cơ sở vật chất trang thiết
bị cho thư viện. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa thư viện với giáo viên
chủ nhiệm và gia đình trong giáo dục VHĐ cho các em học sinh tiểu học”
[24, 6]. Đối với Tiểu Quyên “Gây dựng văn hóa đọc cho thiếu nhi” đăng
trong Báo Người Lao Động (2006) cho rằng: “Xã hội dành nhiều quan tâm
trong việc nâng cao văn hóa đọc cho thiếu nhi, nhưng cái gốc quan trọng vẫn
tùy thuộc vào gia đình và nhà trường - những nhân tố có tác động rất lớn đến

sự hình thành nhân cách và thói quen đọc sách của các em” [27, 3]. Từ những
đề xuất của các tác giả nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của
thói quen đọc sách của học sinh tiểu học ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
nhân cách của các em.
Bên cạnh đó, để làm rõ hơn về thực trạng của các trường tiểu học từ đó
đưa ra các biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh tiểu


học, chúng tôi cũng tham khảo một số luận văn liên quan đến đề tài như:
“Văn hóa đọc trong đời sống thiếu nhi hôm nay” (2003) của Phạm Quang
Vinh, “Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách tại thư viện Hà Nội” (2006) của
Nguyễn Minh Thuận [31, 43] giúp học sinh có thể đọc sách, mượn sách tại
thư viện một cách hiệu quả nhất, “Phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu
học trên địa bàn thành phố Hải Dương” (2012) của Nguyễn Thị Vinh đã tìm
ra những giải pháp giúp phát triển văn hóa đọc bằng việc: lồng ghép văn hóa
đọc trong chương trình học tập; nâng cao chất lượng xuất bản sách cho thiếu
nhi; kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước đã cho thấy được
vai trị của đọc sách đối với học sinh tiểu học trong thời đại thơng tin bùng nổ.
Tuy nhiên, chưa một cơng trình nào chỉ ra được nhu cầu đọc sách của học
sinh tiểu học và các phương pháp đưa các thể loại sách phù hợp với tâm sinh
lí của học sinh để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu “Phát triển nhu cầu đọc sách qua thể loại sách tranh cho
học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang” nhằm giúp trẻ
em tiếp cận với các tác phẩm thuộc thể loại sách tranh.
- Thông qua các tác phẩm thuộc thể loại sách tranh giúp học sinh có
nhu cầu đọc sách và hướng đến văn hóa đọc cho học sinh tiểu học.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống cơ sở lí luận về nguồn gốc, định nghĩa, đặc điểm và lợi ích

của sách tranh đối với học sinh tiểu học.
- Khảo sát và phân tích nhu cầu đọc sách của học sinh lớp 3 trường
Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang.
- Một số biện pháp giúp hình thành nhu cầu đọc sách cho học sinh tiểu
học.


- Tổ chức thực nghiệm một số hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều
kiện của trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang nhằm đưa ra các kết
luận sư phạm.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu đọc sách của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ, huyện
Phú Vang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm sách tranh cho thiếu nhi.
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mơ hình hóa.
- Các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như
sách, tài liệu về dạy học chương trình Tiếng Việt ở tiểu học; những chủ
trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các
văn bản của Bộ Giáo dục.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp trị chuyện
6.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học trong quản lí giáo dục
Phân tích, xử lí các thơng tin thu được bằng thống kê toán học qua các

phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm
có 3 chương.


Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của thể loại sách tranh và nhu cầu đọc
sách của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang
Chương 2: Biện pháp hình thành nhu cầu đọc sách qua thể loại sách tranh
cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỂ LOẠI
SÁCH TRANH VÀ NHU CẦU ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG NỔ, HUYỆN PHÚ VANG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Sách tranh
1.1.1.1. Nguồn gốc hình thành thể loại sách tranh
Sự ra đời và phát triển của sách tranh thực sự được đánh dấu từ việc ra
đời của công nghệ in ấn vào thế kỷ 15.
Cuốn Orbis Sensualium Pictus (The Visible Words – những con chữ
hiện hữu) của tác giả Comenius xuất bản ở Nuremberg, Đức năm 1658 với
phần tranh và chữ được in cạnh nhau được coi là cuốn Pictus book dành cho
trẻ em đầu tiên trên thế giới [42, 1]. Nó được thiết kế bao gồm tranh và chữ
song song như vậy là để cho trẻ em dễ tiếp thu.

Hình 1. Nhìn giống từ điển bằng tranh bây giờ
Vào thế kỷ 19, khi công nghệ in màu ra đời thì sách tranh đã được nâng
tầm thêm một bậc nữa, với ngày càng nhiều các tác phẩm thú vị (nhưng ở thời



kỳ này thì sách tranh giống sách có minh hoạ ngày nay hơn). Đến cuối thế kỷ
19 thì sách tranh hiện đại ra đời [42, 2].
Tác phẩm của tác giả Randolph Caldecott (tên ông đã được đặt cho một
trong những giải thưởng sách tranh danh giá nhất hiện nay - Huân chương
Caldecott) được coi là ngọn cờ đầu trong việc phá vỡ giới hạn cũ trong vai trò
kể chuyện của tranh, trong mối quan hệ với phần lời [28, 11].

Hình 2. Một đối thoại trong sách
Tranh trong thời kì này phần lời khơng miêu tả lại bức tranh, nó chỉ là
một câu thoại của cơ gái. Cịn phần tranh kể cho chúng ta những điều cịn lại,
về bối cảnh, khơng gian, thái độ cảm xúc của các nhân vật…chứ không phải
phần lời phải kể lể.
Ví dụ: Cơ gái bướng bỉnh nói trước sự ngạc nhiên của ngài cơng tước và chỉ
một câu nói cùng với hình ảnh tranh đã thể hiện được sự thông minh của cô
gái và sự ngỡ ngàng của công tước. Đây là sự khác biệt giữa sách tranh và
sách có minh hoạ.


Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 được coi là thời kỳ vàng son của
sách tranh thiếu nhi. Đến hiện nay thì sách tranh đã trở thành một thể loại
vững mạnh và quan trọng.
Quyển sách tranh đầu tiên của Việt Nam được nhà xuất bản Kim
Đồng phát hành vào năm 1973. Câu chuyện được lựa chọn trong cuốn sách
tranh này là truyện cổ tích Tấm Cám và tồn bộ hình vẽ minh họa cho câu
chuyện đều được vẽ bằng tay rất cầu kỳ [38, 2]. Sách tranh Tấm Cám vừa mới
được tái bản lại vào năm 2017. Như vậy, sau hơn 40 năm, tác phẩm dành cho
thiếu nhi này vẫn được nhiều độc giả đón nhận.


Hình 3. Sách tranh “Tấm cám”
Ngồi ra, những năm gần đây có rất nhiều tác giả Việt trẻ đã cho xuất
bản các tác phẩm sách tranh có giá trị nhân văn như: Một ngày của bố với
phần lời của tác giả Thụ Nho và tranh của họa sĩ Tamypu (Thái Mỹ Phương);


Cả nhà thương nhau của họa sĩ Thăng Fly; Trái tim của mẹ của tác giả Hoài
Anh và gần đây nhất là tác phẩm ái ụi đau quá của Thụ Nho và Vũ Tuấn Anh.
1.1.1.2. Khái niệm sách tranh
Sách tranh là một định nghĩa khá mới với người Việt Nam vì người ta
chỉ mới nghe truyện tranh, sách có tranh minh họa…các tác phẩm gắn với
thiếu nhi. Để hiểu rõ hơn về sách tranh thì ta cần tìm hiểu các thể loại khá
giống nhau.
Theo vi.wikipedia.org truyện tranh “là những câu chuyện đã xảy ra
trong cuộc sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua
những bức tranh có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể
chuyện.”
Sách có minh họa là những câu chuyện có đoạn văn dài và xen lẫn một
số trang tranh. Tranh ở đây đóng vài trị đơn thuần minh họa lại những nội
dung trong lời văn. Đây có thể coi là bước đầu sơ khai của sách tranh và trước
đây hai thể loại này khá gần và có sự chồng chéo, đan xen lẫn nhau. Tuy
nhiên, hiện giờ chúng tách và phát triển riêng biệt [40, 3]. Tuy nhiên, sách
tranh là một thể loại độc lập, tồn tại song song bên cạnh các thể loại và hiện
diện rất gần gủi với thiếu nhi và cả người lớn.
Sách tranh được coi là “the art of visual storytelling” (nghệ thuật của
việc kể chuyện bằng hình ảnh) với cốt truyện rõ ràng đan xen với hình ảnh
giúp người đọc có thể hiểu được nội dung qua hình ảnh và có giá trị nhân văn
cao. Nó là một hình thức kể chuyện, giao tiếp cịn non trẻ, mới được khoảng
hơn 130 tuổi. Người ta cho rằng nó có nguồn gốc sâu xa gắn liền với những
hình ảnh vẽ trên hang đá của người cổ đại, hay những hình ảnh điêu khắc trên

cây cột trụ Trajan của người La Mã… Dưới đây chủ yếu tìm hiểu về sách
tranh dành cho thiếu nhi.
1.1.1.3. Đặc điểm của sách tranh


Dựa vào các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. Người ta
chia làm 2 đặc điểm chính: Hình thức thể hiện và nội dung sách.
Đối với hình thức thể hiện của các quyển sách tranh thường là những
cuốn sách khổ lớn, nhiều màu sắc. Tạo được ấn tượng cho thiếu nhi khi cầm
trên tay quyển sách. Hình thức đơn giản, dễ đọc từ tuyến truyện cũng như cấu
trúc. Các cuốn sách tranh thiếu nhi thường không quá dài (16 - 32 trang) tạo
cảm giác dễ chịu cho người đọc nhất là học sinh tiểu học. Sách có hai mạch
kể song song, hỗ trợ linh hoạt và gắn kết chặt chẽ: Phần lời (khơng q nhiều,
thơng thường có 1 đến 4 câu mỗi trang); phần tranh không chỉ diễn tả những
cái đã có ở phần lời mà cịn giúp đọc giả hiểu được nhiều tầng nghĩa mà tác
giả đã nhắn nhủ.

Hình 4. Trái tim cất trong chai của Oliver Jeffers
Nội dung sách tranh dành cho thiếu nhi thể hiện rất nhiều đề tài đó là sự
đa dạng mà khó các thể loại sách khác thể hiện được như các thể loại về chính
trị, chiến tranh, mất mát, cái chết bạo lực …. Cách truyền đạt của sách tranh


phù hợp, thú vị và rất dễ đi vào nhận thức của trẻ con. Sách tranh có thể chia
làm 2 loại phân theo nội dung chủ yếu:
Sách tranh có “câu chuyện” (fiction): Có kịch bản cụ thể, các tuyến
nhân vật, tình huống và thơng điệp tác giả muốn đưa vào tác phẩm.
Sách tranh thông tin (non-fiction): Dạy các kĩ năng sống, cung cấp các
thông tin khoa học, đời sống, xã hội, giới thiệu số đếm, màu sắc, bảng chữ
cái….

Thông thường, để thiếu nhi hứng thú mà vẫn lồng ghép được kiến thức
thì tác giả thường tạo được sự giao thoa giữa hai thể loại với nhau để không
tạo sự nhàm chán, thiếu kiến thức cho trẻ con. Ngoài các cách phần chia về
hình thức và nội dung, một số nhà nghiên cứu cịn phân chia theo trình độ
nhận thức của từng lớp học, hay đối tượng thiếu nhi khác nhau (nam, nữ)…
1.1.1.4. Lợi ích của sách tranh đối với học sinh tiểu học
Từ những đặc điểm trên một lần nữa chúng tôi khẳng định sách tranh
đặc biệt phù hợp bước đầu trẻ làm quen việc đọc, sự hấp dẫn từ hình ảnh, sự
cơ động, chất lọc của từ ngữ sẽ giúp các em khám phá các mối quan hệ giữa
từ ngữ, hình ảnh và thế giới mà các em trải nghiệm hằng ngày. Dưới đây
chúng tôi đưa ra 4 lợi ích chủ yếu khi một đứa trẻ đọc sách tranh.
Thứ nhất, thể loại sách tranh giúp phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
Nội dung của sách tranh chủ yếu là tranh vẽ nhưng lại giúp phát triển ngôn
ngữ. Nghe cũng hơi "lạ kỳ" nhưng thực sự là vậy. Phần lời trong mỗi trang
sách không quá nhiều, thường là từ 2 - 4 câu nhưng câu chữ đều mang tính
chắt lọc rất cao, ngôn từ chuẩn mực, dễ hiểu và gần gũi nên rất tốt cho các
bạn nhỏ bước đầu làm quen với ngôn ngữ, từ vựng. Phần lời trong sách tranh
thường được "ưu tiên" biên soạn dưới dạng thơ giúp trẻ làm quen với vần
điệu, cách chơi chữ và sự mượt mà của ngơn ngữ. Điều đó, giúp học sinh tiểu
học cung cấp vốn từ ngữ từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của trẻ
phù hợp trong từng ngữ cảnh khác nhau nhau của đời sống.


Thứ hai, nhằm phát triển tư duy văn học cho học sinh. Cốt truyện trong
sách tranh thường đơn giản và không quá phức tạp, rất dễ đọc và dễ hiểu.
Tuyến nhân vật trong sách tranh cũng không nhiều, thường gần gũi với trẻ
nhỏ. Tuy nhiên các câu chuyện thường truyền tải những thông điệp vô cùng
đẹp và nhân văn về cuộc sống, về tình yêu thương. Khi đọc sách tranh, trẻ sẽ
nắm bắt rất nhanh cốt truyện và có thể thoả sức tưởng tượng để kể lại câu
chuyện theo cách của riêng mình. So với cách đọc sách thơng thường thì sách

tranh là một trải nghiệm thú vị và khác biệt, giúp trẻ phát huy tối đa tư duy kể
chuyện và khả năng diễn đạt. Đồng thời, các em còn có các kiến thức về kịch
bản, nhân vật, tình huống, bối cảnh, đề tài, thể loại….giúp học sinh tiểu học
học tốt phân môn Tập đọc, Kể chuyện trên lớp.
Thứ ba, đọc sách giúp phát triển tư duy thẩm mỹ. Không chỉ thể loại
sách tranh mà tất cả các thể loại sách khác đều đảm bảo có tính thẩm mỹ. Từ
cái thẩm mỹ tác giả đưa vào tạo ra tư duy thẩm mỹ cho người đọc và đối
tượng chủ yếu ở đây là học sinh tiểu học. Sách tranh thường là những cuốn
sách khổ lớn, tranh chiếm phần lớn diện tích, được chau chuốt tỉ mỉ từng
đường nét và chất lượng giấy, chất lượng in. Phần tranh trong các trang sách
không chỉ đơn thuần diễn lại những nội dung đã được nhắc đến trong phần lời
mà còn vượt ra khỏi những gì ngơn ngữ có thể diễn đạt. Tiếp xúc nhiều với
các cuốn sách tranh đẹp, trẻ sẽ học được về bố cục, không gian, nhận biết màu
sắc, làm quen với các phong cách vẽ, chất liệu khác nhau.
Cuối cùng, thể loại sách tranh giúp hình thành và phát triển thói quen
đọc sách. Trẻ em ln thích thú và bị thu hút bởi những gì trực quan, dễ thấy.
Sách tranh dường như đáp ứng được nhu cầu được xem, được trải nghiệm
sách đẹp ở trẻ. Chính từ sự tị mị thích thú ban đầu ấy mà trẻ sẽ ngày càng
say mê đọc sách. Sự hấp dẫn của sách tranh nằm ở sự kết hợp hài hồ giữa
hình ảnh và câu chữ, giúp bé khám phá mối quan hệ giữa từ ngữ, hình ảnh và


thế giới mà bé trải nghiệm hàng ngày. Bởi vậy, nhiều cuốn sách tranh đã trở
thành kinh điển, làm bạn của hàng triệu độc giả nhỏ tuổi trên toàn thế giới.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
1.1.2.1. Mặc cảm về bản thân
Từ bẩm sinh, các em đã mang mặc cảm Edipe. Thần thoại Hy Lạp kể
rằng: Edipe, do cuộc đời oan nghiệt đưa đẩy đã ngộ sát cha mình là Laios để
lên ngơi vua và cưới ln mẹ Jocaste làm hồng hậu. Các nhà tâm lí học
mượn điển tích này để diễn tả hiện tượng tâm lí bẩm sinh phổ biến nơi lứa

tuổi thiếu nhi. Các em ln tìm sự gần gủi, u thương, che chở của người lớn
khác phái: Bé gái gần bố và xa mẹ, bé trai lại gần mẹ xa bố. Từ đó cần khéo
léo hướng dẫn, quan tâm, giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ
các tính cách của cả cha mẹ, ông bà, anh chị và mọi người xung quanh tạo
nên sự “bình đẳng” trong tình thương.
Người lớn không được quá khắc nghiệt hoặc thiếu quan tâm đến các em
sẽ tạo nên ấn tượng xấu có thể ám ảnh các em suốt đời. Ngược lại cần tạo ra
một sợi dây vơ hình hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng, non nớt
của các em. Khi đó, trẻ mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự “bí
mật” giúp cha mẹ hiểu con mình nhiều hơn.
1.1.2.2. Tin tưởng người lớn tuyệt đối
Khi bắt đầu bước vào trường tiểu học, trẻ em không muốn chơi những
đồ chơi cũ hay nói chuyện với ơng bà, cha mẹ. Trẻ em bắt đầu thích làm quen
nhiều bạn mới và những người lớn khác. Và dường như các em tự tạo một
lòng tin rất lớn đối với những người luôn quan tâm, giúp đỡ hoặc hay chiều
chuộng các em.
Hãy tránh đừng bao giờ đùa chơi với các em bằng cách xí gạt để các
em mắc lừa cho vui. Đồng thời, đừng bao giờ tạo cho các em cảm tưởng bị
người lớn áp đặt, ăn hiếp, lấn lướt, sai bảo vặt…bằng những luật lệ mà chính
người lớn chưa chắc đã tuân thủ theo.


Do đó, thơng qua các hoạt động về giáo dục, hoạt động ngoại khóa….
Người lớn phải ln làm gương cho các em noi theo, biết tạo ra cơ hội để gần
gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lí, tổ chức cùng chơi,
cùng làm việc với các em. Trong đó, hoạt động đọc sách cùng con là một hoạt
động tạo được thói quen đọc sách cho trẻ cùng như tạo được “sợi dây tình
cảm” vơ hình giữa cha mẹ với các em.
1.1.2.3. Ơm ấp những giấc mơ
Trẻ em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi q tin vào những điều cổ

tích “cơng chúa - hồng tử”, những thần thoại, bài vè,…được ông bà kể, được
học ở lớp hay được mọi người truyền miệng. Từ những điều đó tạo nên những
giấc mơ rất dễ thương dù hơi phi thực tế.
Khi lớn lên một chút các em được gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người.
Những giấc mơ dần dần thay đổi, ví dụ nhiều trẻ khi được đến lớp ước sau
này lớn lên mình sẽ làm một cô giáo hay bác sĩ, họa sĩ. Mỗi độ tuổi trẻ em lại
có những ước mơ với những thay đổi.
Do đó, cha mẹ khơng nên nghiêm cấm trẻ ước mơ hay luôn cho các bé
thỏa sức sáng tạo. Ở một thời điểm nhất định khi trẻ đã nhận thức rõ thì lúc
này ta sẽ giúp trẻ xây dựng ước mơ phù hợp, tạo động lực vươn lên trong học
tập để đạt được ước mơ.
1.1.2.4. Đa cảm, dễ xúc động
Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng hồn nhiên như “trang giấy
trắng”. Ngay cả trường hợp một số em phải chịu những di chứng do sự đổ vỡ
gia đình thì chắc chắn tâm hồn các em vẵn luôn luôn đa cảm, rất dễ xúc động.
Do đó, bất cứ hành động thơ bạo nào đối với chính bản thân các em,
đối với các em khác, đối với súc vật và đối với thiên nhiên đều gây tổn
thương nơi các em, để lại trong tâm lí các em vết sẹo khơng khơng bao giờ
phai nhạt. Cần tránh cho các em xem những bộ phim bạo lực, những hình ảnh
bạo lực. Đồng thời, tránh tìm sách thiếu nhi với những câu chuyện quá bi lụy


hay quá tàn nhẫn sẽ tạo ra ác cảm lớn cho trẻ. Cho nên, khi chọn sách cho trẻ
cần chú trọng các thể loại phù hợp và “sách tranh” là sự lựa chọn đặc biệt phù
hợp với trẻ em mới tri giác thế giới.
1.1.2.5. Hiếu động, nghịch ngợm
Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồn dào. Bên
cạnh đó, các em cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ, cịn gọi là
khủng hoảng về ý thức cử động.
Về mặt sinh hoạt thể lí, các em kể cả các bé gái, cần phải luôn tay, ln

chân, chạy nhảy, leo trèo, nơ đùa và hị hét thỏa thích hoặc im lặng ngồi táy
máy, hì hục nghịch phá một trị gì đó. Riêng bên nam, các em rất thích các trị
đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe (vd: kéo co, bóng
đá…). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em việc thắng
thua rất quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em
chưa đủ lí luận cao xa gì lắm về bản thân. Với các bạn nữ, vấn đề cũng tương
tự như khi các em đặc biệt thích các trị chơi nhẹ nhàng hơn con trai nhưng
cũng là chuyện luân phiên giành phần thắng.
Trong thực tế, người lớn thường khó chịu, ghét sự ồn ào, náo động, lại
cho rằng các em chơi những trò quá hiếu động, ảnh hưởng đến tâm lí phát
triển. Nên người lớn thường ngăn cấm trẻ chơi đùa. Nhưng thực ra cha mẹ đã
vô ý tạo nên một sức ép cho trẻ khi trẻ muốn mà không được thực hiện, dần
dần tạo nên bệnh lí nếu khơng có sự thay đổi.
Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân sự việc khi trẻ quá hiếu động
làm vỡ bình hoa hay cốc nước để khuyên bảo từ từ giúp trẻ hiểu và có ý thức
khi chơi. Đồng thời, chúng ta nên tạo ra các trò chơi khởi động để học sinh
hứng thú hơn trong các tiết học hay các buổi ngoại khóa.
1.1.2.6. Trung tính đến cùng
Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một trường hợp bất ngờ,
nếu các em được người lớn tin cậy giao phó một trách nhiệm nào đó, với lời


giải thích kĩ lưỡng và căn dặn chi tiết, các em hết sức ý thức về công việc,
cảm thấy vinh dự và hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi của
người lớn. Ấn tượng sâu sắc này sẽ theo các em suốt cuộc đời, hình thành một
nhân cách khó gì có thể biến dạng.
Hiểu được điều này giáo viên thường giao một số công việc đơn giản
trong lớp như chuẩn bị một số dụng cụ vệ sinh hay đảm nhận chuẩn bị âm
thanh, bắt nhịp và đồng ca trong các Đại Hội. Từ những điều này, giúp các em
có trách nhiệm trong cơng việc, tạo tính tự tin trong bản thân và giúp phát

triển khả năng giao tiếp tạo tiền đề phát triển sau này.
Đồng thời gia đình hãy ln khuyến khích những cơng việc của trẻ
nhưng không ép buộc trẻ phải làm hãy để trẻ tự chủ trong cơng việc, phát
triển tính sáng tạo trong các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang
Trường Tiểu học Dương Nổ thuộc huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế. Với bề dày lịch sử, trường Tiểu học Dương Nổ đã và đang đạt tới độ
chín của các sản phẩm do mình đào tạo. Đặc biệt, sau ngày giải phóng với
nhiều bề dày thành tích dạy học giảng dạy và quản lí: Trường nhiều năm được
công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Về giáo viên có rất nhiều thầy
cơ giáo đạt giáo viên giỏi, CSTĐ các cấp. Về học sinh, tỷ lệ học sinh khá giỏi
luôn đạt từ 60-70% hàng năm, dẫn đầu học sinh giỏi toàn huyện nhiều năm
liền, năm nào cũng có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh,
đặc biệt có 5 em học sinh giỏi cấp quốc gia. Trường được tặng bằng khen
cơng đồn Giáo dục Việt Nam năm 1996-1997, với thành tích đó trường đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm
1999, bằng khen Bộ Giáo dục năm 2001. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát
triển, trường Tiểu học Dương Nổ luôn luôn là lá cờ đầu của phong trào bồi


dưỡng đào tạo học sinh giỏi, giáo viên giỏi và các phong trào thi đua toàn
diện khác, liên tục nhiều năm liền đạt liên đội mạnh cấp TW.

Hình 5. Trường tiểu học Dương Nổ
Hiện nay, trường Tiểu học Dương Nổ vẫn duy trì được chuỗi thành tích
cao trong dạy và học cùng các hoạt động phong trào thi đua khác. Bốn năm
vừa qua trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, chi bộ đạt danh hiệu
Tập thể vững mạnh. Cảnh quan mơi trường đã có những thay đổi tích cực,
trường là một trong 4 đơn vị của huyện Phú Vang được Sở GD & ĐT công

nhận danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, trường đạt chất
lượng phổ thông cấp độ II vào tháng 2 năm 2012.
- Hiện trường Tiểu học Dương Nổ chịu trách nhiệm tuyển sinh trên địa bàn 5
thôn (Phú Khê, Thạch Căn, Dương Nổ Tây, Dương Nổ Đông, Dương Nổ
Cồn).
- Tổng số hộ 1615 với 6756 nhân khẩu.
Trong đó:
+ Hộ nghèo: 20

tỷ lệ: 1,3%


- Trong 5 thơn thì Phú Khê là điều kiện KTXH cịn nhiều khó khăn, phức tạp.
- Trường toạ lạc trên thơn Dương Nổ Tây với diện tích: 4182 m²

Hình 6. Khn viên nhà trường
- Phịng học 19 (17 phịng học văn hố, 2 phịng bộ mơn: Anh văn, tin học)
- Phòng chức năng : 4 (TV, TB, HĐGV, Hội trường)
- Phòng hiệu bộ

: 3 (HT, Truyền thống, Đội)

- Nhà xe

: 1 (nhà xe GV)

- Nhà vệ sinh

: 2 (WC-GV, WC-HS)


- Thư viện:
+ Sách tham khảo : 1078 bản
+ Sách nghiệp vụ : 262 bản
+ SGK: K1-K5

: 831 bản

+ Sách truyện

: 1465 cuốn

+ Sách pháp luật

: 61 cuốn


Hình 7. Thư viện trườngTiểu học Dương Nổ, huyện Phú Vang
- Thiết bị dạy học:
+ Bộ đồ dùng

: 10 bộ/5khối

+ TBCNTT

: 17 tivi

+ Máy tính xách tay

: 04


1.2.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của sách tranh trong
hình thành nhu cầu đọc sách đối với học sinh lớp 3 trường Tiểu học
Dương Nổ, huyện Phú Vang
Thực hiện điều tra 3 giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ trên địa
bàn huyện Phú Vang. Chúng tôi xin đưa ra một số kết quả về thể loại sách
tranh và nhu cầu đọc sách của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ,
huyện Phú Vang.
Sau khi trưng cầu ý kiến với giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Dương
Nổ, huyện Phú Vang. Nhìn chung, 100% giáo viên đều cho rằng hoạt động
hình thành nhu cầu đọc sách cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh trường
Tiểu học có vai trị quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho


học sinh tiểu học. Cụ thể: 33,3% cho rằng hoạt động hình thành nhu cầu đọc
sách cho học sinh có vai trị quan trọng và 66,7% có vai trị rất quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và khơng có một giáo viên
nào chọn rất khơng quan trọng.
Ngồi ra, qua điều tra 3 giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Dương Nổ,
huyện Phú Vang. Giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về thể loại “sách tranh” cũng
như những giá trị mà thể loại này mang lại. Cụ thể có 33,4% định nghĩa đúng
nhất về thể loại sách tranh “Sách tranh là nghệ thuật của việc kể chuyện bằng
hình ảnh với cốt truyện rõ ràng đan xen với hình ảnh giúp người đọc có thể
hiểu được nội dung qua hình ảnh và có giá trị nhân văn cao”. Và có đến
66,6% giáo viên nhầm lẫn thể loại sách tranh với truyện tranh và các thể loại
khác.
Điều này, cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm một thể loại sách
phù hợp với học sinh tiểu học chưa được giáo viên các lớp chú trọng đến mà
giáo viên chỉ mới quan tâm đến tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học
sinh tiểu học.
1.2.3. Các thể loại sách thường đọc của học sinh lớp 3 trường Tiểu học

Dương Nổ, huyện Phú Vang
Qua điều tra 101 học sinh khối 3 trường Tiểu học Dương Nổ, huyện Phú
Vang. Chúng tôi thu thập được các số liệu sau:
Bảng 1.1. Bảng thống kê các thể loại sách thường đọc của học sinh lớp 3
Các thể loại sách

Các mức độ (%)
Ln ln

Thỉnh

Ít khi

thoảng

Khơng bao
giờ

Truyện tranh

69,3

14,9

14,9

0

Sách tranh


54,5

14,9

10,8

19,8

Truyện cười

34,7

10,8

24,8

29,7


×