Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và kỹ năng trắc nghiệm khách quan (tqb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HCM

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

Tên đề tài
TRIỂN KHAI SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN [TQB]

Mã số: CS. TK.2007.19.04
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng
TP. HCM – 5/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HCM

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

Tên đề tài
TRIỂN KHAI SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN [TQB]

Mã số: CS. TK.2007.19.04
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng
TP. HCM – 5/2008


NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN


MS: CS.TK.2007.19.04

1. ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng
Trƣờng Đại học Sự Phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Thanh Phong
Công ty IBM Việt Nam
3. Trần Thị Thu Hằng
Trung tâm Công Nghệ Dạy học - Viện NCGD -Trƣờng ĐHSP TP.HCM.
4. Nguyễn Trần Minh Khôi
British International School, Viet Nam
5. Các Giáo viên bộ môn Toan
Trƣờng Trung học Thực Hành, trƣờng ĐHSP TP.HCM
6. Các Giáo viên bộ môn Giải phẫu Sinh lý ngƣời và động vật
Khoa Sinh, trƣờng ĐHSP TP.HCM
7. Sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Thanh Tình
Khoa Sinh, trƣờng ĐHSP TP HCM


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

MỤC LỤC

PHẦN I GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
I. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1
1. Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và phần mềm hỗ trợ .......................................... 1
2. Phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và kỹ năng trắc nghiệm
khách quan .......................................................................................................................... 1
3. Nghiên cứu và phát triển nghiên cứu .............................................................................. 7
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN ....................................................................... 8
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 8

1. Cài đặt phần mềm TQB và tập huấn cho GV, HSSV sử dụng ....................................... 8
2. Khảo sát ý kiến sử dụng ................................................................................................. 8
3. Sửa chữa phần mềm theo ý kiến đóng góp ..................................................................... 8
4. Hỗ trợ GV xây dựng NHCH ........................................................................................... 8
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
V. CÔNG CỤ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 9
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 9
PHẦN II NỘI DUNG TRIỂN KHAI....................................................................................... 10
I. VIẾT TÀI LIỆU TẬP HUẤN........................................................................................... 10
1. Phần 1: Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi và kỹ năng
trắc nghiệm khách quan .................................................................................................... 10
2. Phần 2: Cài đặt và quản trị phần mềm TQB trên mạng cục bộ .................................... 10
3. Phần 3: Sử dụng hệ thống TQB xây dựng ngân hàng câu hỏi và thực hiện kỹ năng trắc
nghiệm khách quan (trên máy đơn và mạng cục bộ) - dành riêng cho GV, CBQL, HSSV
.......................................................................................................................................... 10
II. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM VÀ TẬP HUẤN CHO GV, HSSV .......................................... 10
III. KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TNKQ CỦA GV VÀ Ý KIẾN
ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TQB CỦA HSSV ................................................... 12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

IV. SỬA CHỮA PHẦN MỀM ............................................................................................ 12
V. HỖ TRỢ XÂY DỰNG NHCH VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ..... 13
1. Trƣờng THTH .............................................................................................................. 13
2. Khoa Sinh ..................................................................................................................... 13
PHẦN III KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ....................................................................................... 15
I. TẠI TRƢỜNG THTH ...................................................................................................... 15
1. Kết quả tập huấn ........................................................................................................... 15
2. Kết quả xây dựng NHCH mơn Tốn và thực hiện kỹ năng trắc nghiệm khách quan .. 15

3. Tổng kết việc triển khai dự án tại bộ mơn Tốn trƣờng THTH ................................... 19
II. TẠI KHOA SINH ............................................................................................................ 19
1. Kết quả tập huấn ........................................................................................................... 19
2. Kết quả xây dựng NHCH môn Giải phẫu học và thực hiện kỹ năng trắc nghiệm khách
quan .................................................................................................................................. 19
3. Tổng kết việc triển khai dự án tại bộ môn Giải phẫu khoa Sinh .................................. 22
III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GV VÀ HSSV .......................................................... 22
1. Kết quả khảo sát ý kiến GV việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ .................................. 23
2. Kết quả khảo sát HSSV việc sử dụng phần mềm TQB ................................................ 26
PHẦN IV ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ................................................................................. 30
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 30
II. HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 32
CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ XÂY DỰNG NGÂN
HÀNG CÂU HỎI VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
Tên dự án :
TRIỂN KHAI SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (TQB)


Mã số: CS2007.19.04




Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng



Điện thọai:0908180353 E-mail:



Cơ quan chủ trì đề tài: Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP.HCM



Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:



TP.HCM.


Các NCV TT Công nghệ Dạy học Viện Nghiên cứu Giáo dục
Trƣờng Trung học Thực hành và khoa Sinh trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2007 đến tháng 06/2008

1. Mục tiêu:
Dự án thực hiện
+ Triển khai sử dụng phần mềm TQB tại hai đơn vị thuộc trƣờng Đại Học Sƣ
PhạmTP.HCM:

• Trƣờng Trung học Thực hành
• Khoa Sinh học
+ Hỗ trợ GV xây dựng NHCH TNKQ có khoảng 1000 câu hỏi của ít nhất một mơn
học cho một đơn vị
2. Nội dung chính:
Nội dung nghiên cứu của dự án tập trung các vấn đề sau:
a. Cài đặt phần mềm TQB và tập huấn cho giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng
• Cài đặt phần mềm cho mạng LAN cho đơn vị sử dụng, cho máy đơn GV.


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

• Tập huấn cho GV, HS, SV sử dụng.
b. Khảo sát ý kiến sử dụng
• Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát ý kiến GV, HSSV về phƣơng pháp TNKQ phục vụ
công tác đánh giá kết quả học tập của HSSV. Phân tích nhu cầu tìm hiểu sử dụng phƣơng
pháp TNKQ để đổi mới phƣơng pháp dạy học.
• Khảo sát ý kiến đánh giá phần mềm TQB, góp ý sửa chữa.
c. Sửa chữa phần mềm theo ý kiến đóng góp
Kiểm định và sửa chữa lỗi phần mềm qua góp ý của GV, HSSV và qua quá trình thực
tế sử dụng.
3. Kết quả chính đạt đƣợc(khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế xã hội,v.v..)
• Tập huấn cho GV và HSSV của 2 đơn vị thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM,
trƣờng Trung học Thực hành và khoa Sinh sử dụng phần mềm hệ thông tin TQB hoạt động
trên máy đơn, mạng cục bộ và qua mạng internet để tập hợp câu hỏi và tìm hiểu qui trình xây
dựng NHCH, thực hiện các kỹ năng TNKQ.
• Hỗ trợ GV sử dụng phần mềm TQB tập hợp CHTN xây dựng NHCH chia thành các
chủ đề, mơn Tốn với 334 CHTN và mơn Giải phẫu học với 1128 CHTN.
• Hỗ trợ GV sử dụng NHCH để ra đề, chấm bài, nhận kết quả chấm bài và phân tích
đánh giá CHTN.

• Hỗ trợ GV sử dụng CHTN đã tập hợp để tạo đề, in ấn, chấm bài, nhận kết quả chấm
bài và phản hồi để phân tích đánh giá CHTN.
• Hỗ trợ GV, HSSV sử dụng CHTN đã tập hợp để tạo đề, tổ chức thi trực tuyến, tiếp
cận một phƣơng thức kiểm tra đánh giá từ xa qua mạng.
• Khảo sát ý kiến GV và HSSV về nhu cầu sử dụng phƣơng pháp TNKQ và Sử dụng
phần mềm TQB.


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

A UNIVERSITY-WIDE RESEARCH SUMMARY

Project title:
TRAINING TO USE TQB SOFWARE, ASSISTING TO MAKE
QUESTION BANK AND PRACTICING SKILLS FOR TAKING
OBJECTIVE TESTS
❖ Code: CS2007.19.04
❖ Supervisor: Mr. Nguyen Manh Cuong, MA.
❖ Phone number:0908180353 Email address:
❖ Organization: HCMC University of Pedagogy
❖ Components:
• Researchers from Teaching Technology Center of Institute of Education
Research
• Practice High School and Faculty of Biology under HCMC University of
Pedagogy
❖ Implementing duration: from June 2007 to June 2008
1. OBJECTIVE
The project is implemented
+ To take TQB into use at two units of HCMC University of Pedagogy:
• Practice High School

• Faculty of Biology
+ It is designed to assist teachers to make question banks for objective tests with the
capacity of 1,000 questions at least per subject for each unit.
2. CONTENT
The project is focused on the following issues.
a. Install TQB software and train teachers, high school and university students to use.
• Install TQB software for the two units.
• Train teachers, high school and university students to use the software.


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

b. Survey the users' opinions
• Use the questionnaire to survey teachers and students' opinions about objectivelytesting method which is considered a great way to assess students' learning progress. Analyze
the needs of using objective tests to innovate teaching and learning methods.
• Survey the users' opinions about TQB software and ask for any suggestions.
c. Improve the software followed the users' suggestions.
Verify and improve the software followed users' suggestions and the practical
implementation.
3. RESULTS
• Train teachers and students from one high school and one university to use the
software on personal computers, LAN network or Internet to collect questions and study
about process of constructing question banks as well as skills for objective testing.
• Assist teachers using TQB in collecting objective questions to set up question banks
classified into separate topics with 334 objective questions for Mathematics and 1128 ones
for Surgery Study.
• Assist teachers in using question banks to assign and mark tests, receive marking
results and analyze objective questions.
• Assist teachers in using collected objective questions to design, print and mark tests;
receive the marking results and feedbacks to analyze objective questions.

• Assist teachers and students in using collected objective questions to design tests,
organize online tests and approach a new distant testing through internet network.
• Survey teachers and students about the needs of using objectively-testing methods
and TQB software.


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

PHẦN I GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
I. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và phần mềm hỗ trợ
Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) có những kỹ thuật đo lƣờng khả năng
học tập của ngƣời học một cách đáng tin cậy thông qua việc phân tích đánh giá câu hỏi trắc
nghiệm (CHTN) và độ tin cậy của bài thi trắc nghiệm. Vì thế để đổi mới phƣơng pháp đánh
giá giáo dục, từ năm học 2005-2006 Bộ GDĐT đã triển khai thi trắc nghiệm (TN) với số các
môn học tăng dần trong các năm sau. Đáp ứng chủ trƣơng này, từng địa phƣơng, từng trƣờng,
từng giáo viên (GV) đã nổ lực soạn CHTN để giảng dạy và hƣớng dẫn cho học sinh, sinh
viên (HSSV) học tập. Tại các trƣờng đại học, phƣơng pháp TNKQ cũng đƣợc các GV quan
tâm đƣa vào sử dụng.
Tuy nhiên việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ hiện nay dừng lại trong quy trình: Soạn
câu hỏi→kiểm tra-thi → có kết quả thi của HSSV
Quy trình đó cho thấy GV chƣa tận dụng đƣợc ƣu điểm của phƣơng pháp TNKQ, chỉ
sử dụng để có kết quả học tập của HSSV, chƣa chú trọng đến sự phân tích đánh giá từng
CHTN và độ tin cậy của bài thi để từ đó sửa chữa, hồn thiện và bổ sung CHTN nhằm tạo
thành ngân hàng câu hỏi (NHCH) đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc phân tích kết quả học tập của
HSSV để nhận thông tin phản hồi đánh giá chất lƣợng CHTN cần thực hiện nhiều phép tính
tốn, mất thời gian; một số GV lại chƣa có hiểu biết về lý thuyết TN để phân tích. Từng
trƣờng, từng địa phƣơng hiện nay đều có số CHTN nhất định nhƣng chƣa có hệ thống để tập
hợp, xây dựng thành NHCH, tạo nguồn tƣ liệu phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập. Vì
thế nhu cầu đặt ra là cần có một phần mềm hỗ trợ GV tập hợp CHTN, xây dựng NHCH, hỗ

trợ kỹ năng TNKQ từ khâu biên tập CHTN, ra đề, quản lý đề thi, chấm bài, phân tích và phản
hồi các thơng tin đánh giá.

2. Phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và kỹ năng
trắc nghiệm khách quan
Phần mềm TQB (Test Question Bank) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ mã số
B2006.23.78 do trƣờng ĐHSP TP.HCM chủ trì, đã đƣợc nghiệm thu

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 1


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

xếp loại Tốt vào tháng 12-2006, đƣợc các thành viên trong hội đồng nghiệm thu đánh giá có
tính ứng dụng cao.
Một số ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài:
* Trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, từng phần kết quả đã đƣợc thử nghiệm ứng dụng cho các
hoạt động thực tế, gồm:
+ Hỗ trợ CBQL khoa Giáo dục Chính trị trƣờng ĐHSP TP.HCM tập hợp CHTN môn
Khoa học Mác-Lênin và tổ chức thi trên máy tính nối mạng cục bộ trong kỳ thi
Olympic mơn Khoa học Mác-Lênin vòng 1 cho 450 sinh viên ngày 04/4/2005 và cho
800 sinh viên hai ngày 03-04/3/2006
+ Hỗ trợ CBQL Đồn trƣờng ĐHSP TP.HCM nhập CHTN mơn tiếng Anh và tổ chức
thi trên máy tính nối mạng cục bộ trong kỳ thi Olympic mơn tiếng Anh vịng 1 cho
400 sinh viên ngày 24/4/2005
+ Đã tổ chức ba buổi sinh hoạt khoa học giới thiệu việc sử dụng phần mềm trắc
nghiệm cho các GV phổ thông, các GV trƣờng ĐHSP TP.HCM, trƣờng ĐH Luật

TP.HCM tại Viện Nghiên cứu Giáo dục, một buổi cho tập thể GV tại trƣờng THPT Lê
Quý Đôn, TP.HCM.

Hình 1: Thi Olymppic Mác-Lênin ngày 4-5/03/2006

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 2


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

Hình 2: Thi Olymppic tiếng Anh ngày 24/04/2005

Hình 3: Giới thiệu sử dụng phần mềm trắc nghiệm cho GV trƣờng ĐH Luật
TP. HCM ngày 10/05/2005 tại Viện nghiên cứu Giáo dục

* Sau khi nghiệm thu
Sau khi nghiệm thu, phần mềm TQB đƣợc cài đặt tại địa chỉ />với NHCH mơn tiếng Anh, mơn Tốn, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử để GV, HS đăng
ký và sử dụng tự do. Trƣớc kỳ thi THPT năm học 2006-2007, phần mềm tại địa chỉ trên đƣợc
các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, E-chip, Khoa học phổ thông giới thiệu và rất nhiều trang Web
các Sở Giáo dục, Trƣờng Đại học đƣa tin.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04


Hình 4: Trang Web Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam đƣa tin

Hình 5: Trang Web Trƣờng ĐHSP Hà Nội - Khoa Giáo dục Chính trị đƣa tin

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

Hình 6: Các báo giới thiệu phần mềm TQB

* Yêu cầu trực tiếp từ các trường học
Phần mềm TQB đã nhận đƣợc yêu cầu đƣợc cài đặt tại đơn vị để sử dụng nhƣ trƣờng
ĐH Văn Lang TP.HCM, trƣờng ĐH Thủy Lợi Hà Nội, các trƣờng THPT : Chuyên Lê Hồng
Phong (TP.HCM), Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), Nguyễn Trãi (TP.HCM), Trƣờng
Chinh (TP.HCM), trƣờng THPT Trần Văn Thành (An Giang).

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 5


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

Hình 7: Các trƣờng gửi thƣ đề nghị cài đặt phần mềm và tập huấn sử dụng TQB

* Tham gia hội thi sáng tạo khoa học cơng nghệ TP.HCM
Nhóm tác giả đã gửi sản phẩm TQB tham gia Hội thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ

TP.HCM năm 2006, và đã đạt đƣợc giải thƣởng.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 6


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

Hình 8: Nhóm tác giả tại lễ tổng kết và trao giải
Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TP.HCM năm 2006

3. Nghiên cứu và phát triển nghiên cứu
Ngƣời làm công tác nghiên cứu đều biết rằng: đạt đƣợc kết quả nghiên cứu, thậm chí
có phát minh, là một chuyện; áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế đời sống, sản xuất lại là
một chuyện khác. Hai giai đoạn ấy có khi cách nhau một cây cầu dài, đòi hỏi thêm rất nhiều
nỗ lực nghiên cứu ứng dụng và đầu tƣ để vƣợt qua trở ngại. Nhƣng cũng có khi chúng gần
nhau mà ngƣời nghiên cứu và ngƣời có nhu cầu sử dụng khơng nhận thức đƣợc cơ hội, hoặc
nhận thức đƣợc cơ hội mà thiếu ý chí hay phƣơng tiện cần thiết để thực hiện. Rất nhiều kết
quả nghiên cứu có giá trị chỉ vì thế mà mai một.
Nhóm tác giả phần mềm TQB nhận thức đƣợc rằng: để đáp ứng nhu cầu quản lý của
các trƣờng học và của GV, HSSV thì phần mềm TQB cần phải đƣợc hoàn thiện nhiều hơn
trên cơ sở đƣợc khảo sát và nhận ý kiến đánh giá trực tiếp từ ngƣời sử dụng là GV, HSSV. Vì
vậy, sau khi nhận đƣợc sự đồng ý của trƣờng trung học thực hành (THTH) và khoa Sinh
trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP.HCM, nhóm tác giả đã mạnh dạn đề xuât với trƣờng ĐHSP
TP.HCM hỗ trợ cho thực hiện triển khai sử dụng phần mềm TQB tại hai đơn vị nói trên của
trƣờng dƣới hình mức một dự án triển khai nghiên cứu.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng


Trang 7


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
+ Triển khai sử dụng phần mềm TQB tại hai đơn vị của trƣờng ĐHSP TP.HCM:
• Trƣờng Trung học thực hành (THTH).
• Khoa Sinh học
+ Hỗ trợ GV xây dựng NHCH TNKQ có khoảng 1000 câu hỏi của ít nhất một mơn
học cho một đơn vị

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của dự án tập trung các vấn đề sau:

1. Cài đặt phần mềm TQB và tập huấn cho GV, HSSV sử dụng
+ Cài đặt phần mềm cho mạng cục bộ hai đơn vị sử dụng, cho máy đơn GV + Tập
huấn cho GV, HS, SV sử dụng phần mềm TQB.

2. Khảo sát ý kiến sử dụng
+ Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát ý kiến GV, HSSV về phƣơng pháp TNKQ phục vụ
công tác đánh giá kết quả học tập của HSSV. Phân tích nhu cầu tìm hiểu sử dụng phƣơng
pháp TNKQ đổi mới phƣơng pháp dạy và học.
+ Khảo sát ý kiến đánh giá phần mềm TQB, góp ý sửa chữa.

3. Sửa chữa phần mềm theo ý kiến đóng góp
Kiểm định và sửa chữa lỗi phần mềm qua góp ý của GV, HSSV và qua quá trình thực
tế sử dụng.

4. Hỗ trợ GV xây dựng NHCH

Hỗ trợ GV có nhu cầu xây dựng NHCH TNKQ (ít nhất khoảng 1000 câu hỏi của một
môn học cho một đơn vị)

IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến đƣợc sử dụng để đánh giá hoạt động của phân
mềm hệ thống đáp ứng các yêu cầu của phƣơng pháp TNKQ.
Phương pháp khảo sát thu thập thông tin, thống kê đƣợc sử dụng để khảo sát nhu cầu
sử dụng phƣơng pháp TNKQ của GV, CBQL và HSSV; khảo sát và thu thập ý kiến sử dụng
hệ thống.
Phương pháp thử và sai đƣợc chọn làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong quá
trình triển khai sử dụng.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 8


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

V. CÔNG CỤ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Để thiết kế và xây dựng hệ thống và tổ chức hoạt động xây dựng NHCH, đề tài sẽ sử
dụng các công cụ sau đây:
+ Bộ câu hỏi để khảo sát nhu cầu sử dụng phƣơng pháp TNKQ của GV, HSSV và ý
kiến đánh giá việc sử dụng phần mềm hỗ trợ sử dụng phƣơng pháp TNKQ.
+ Hệ thống mạng Internet để phổ biến sử dụng, thu thập ý kiến sử dụng và kết quả
xây dựng NHCH, thực hiện kỹ năng TNKQ.
+ Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở để sửa chữa phần mềm.

VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ dự án đƣợc duyệt, nội dung nghiên cứu triển khai của dự án đƣợc

giới hạn trong phạm vi:
+ Tập huấn sử dụng cho tất cả GV có nhu cầu trong hai đơn vị.
+ Tập huấn sử dụng cho HS lớp 12 trƣờng THTH và SV khoa Sinh.
+ Hỗ trợ GV trong 2 đơn vị có nhu cầu xây dựng NHCH với khoảng 1000 CHTN
nhiều chọn lựa cho một NHCH.
+ Khảo sát ý kiến GV để hiểu thêm những nhu cầu sử dụng phần mềm của GV và sửa
chữa phần mềm, không đi sâu phân tích.
+ Khảo sát ý kiến HSSV để đánh giá việc sử dụng và góp ý sửa chữa phần mềm,
khơng đi sâu phân tích.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 9


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

PHẦN II NỘI DUNG TRIỂN KHAI
I. VIẾT TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Nhóm thực hiện dự án đã viết một tài liệu "Hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ xây
dựng ngân hàng câu hỏi và kỹ năng trắc nghiệm khách quan", gồm 3 phần:

1. Phần 1: Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu
hỏi và kỹ năng trắc nghiệm khách quan
2. Phần 2: Cài đặt và quản trị phần mềm TQB trên mạng cục bộ
3. Phần 3: Sử dụng hệ thống TQB xây dựng ngân hàng câu hỏi và thực
hiện kỹ năng trắc nghiệm khách quan (trên máy đơn và mạng cục bộ) dành riêng cho GV, CBQL, HSSV
Tài liệu đã đƣợc sử dụng để tập huấn cho các GV của 2 đơn vị, đƣợc trình bày trong
phụ lục 1.


II. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM VÀ TẬP HUẤN CHO GV, HSSV
- Ngày 06/7/2007 : Hƣớng dẫn cài đặt cho nhân viên quản trị của trƣờng THTH, khoa
Sinh và thực hiện cài đặt cho mạng máy tính của trƣờng, khoa.
- Ngày 28/7/2007: Tập huấn hƣớng dẫn sử dụng cho tất cả GV của trƣờng THTH
- Ngày 29/9/2007: Tập huấn hƣớng dẫn sử dụng cho tất cả GV của khoa Sinh.
- Ngày 21/9/2007: Hƣớng dẫn và cài đặt phần mềm TQB trên máy tính cá nhân của
các GV trƣờng THTH.
- Ngày 19/10/2007, 26/10/2007, 02/11/2007: Hƣớng dẫn và cài đặt phần mềm TQB
trên máy tính cá nhân của các GV khoa Sinh.
+ Ngày 21/9/2007 và 27/9/2007: Hƣớng dẫn, thảo luận và hỗ trợ GV tổ bộ mơn Tốn
trƣờng THTH xây dựng NHCH môn học
- Từ 01/10/2007 - 31/12/2007: Hỗ trợ GV bộ mơn Tốn trƣờng THTH tập hợp
CHTN, xây dựng NHCH.
+ Ngày 06/10/2007, 09/11/2007, 17/1/2007: Hƣớng dẫn, thảo luận và hỗ trợ GV bộ
môn Giải phẫu học của khoa Sinh xây dựng NHCH môn học.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 10


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

+ Từ tháng 12/2007 - 05/2008: Hƣớng dẫn 2 sv khoa Sinh làm luận văn tốt nghiệp đề
tài Sử dụng phần mềm TQB tìm hiểu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan một số chương môn giải phẫu học và Tìm hiểu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan một số chương môn giải phẫu học bằng phân mềm TQB.
- Ngày 29/3/2008 và 31/3/2008 : Tập huấn hƣớng dẫn sử dụng phần mềm TQB cho
203 học sinh lớp 12 trƣờng THTH trƣờng ĐHSP TP.HCM


Hình 9: Nhóm tác giả hƣớng dẫn HS trƣờng THTH sử dụng phần mềm TQB

- Ngày 28/4/2008: Tập huấn hƣớng dẫn sử dụng phần mềm TQB cho 76 sinh viên
khoa sinh (lớp Sinh II và lớp Sinh Nơng tại phịng C401) trƣờng ĐHSP TP.HCM
- Ngày 11/5/2008 và 25/5/2008: Tổ chức thi trực tuyến cho cho sinh viên khoa Sinh
(lớp Sinh II và lớp Sinh Nông), môn giải phẫu học

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 11


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

Hình 10: Nhóm tác giả hƣớng dẫn sv năm 2 khoa Sinh sử dụng phần mềm TQB

III. KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TNKQ CỦA
GV VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TQB CỦA HSSV
Trong buổi tập huấn sử dụng phần mềm cho GV, HSSV của hai đơn vị đề tài đã khảo
sát ý kiến GV về nhu cầu sử dụng phƣơng pháp TNKQ và ý kiến của HSSV đánh giá việc sử
dụng phần mềm TQB. Nội dung 2 phiếu khảo sát đƣợc trình bày trong phụ lục 2.
Có 21 GV trƣờng THTH và 13 GV khoa Sinh trƣờng ĐHSP TP.HCM tham gia khảo
sát và thu đƣợc 34 phiếu khảo sát.
Có 203 HS lớp 12 trƣờng THTH và 40 sv năm II khoa Sinh trƣờng ĐHSP TP.HCM
tham gia khảo sát và thu đƣợc 243 phiếu khảo sát.

IV. SỬA CHỮA PHẦN MỀM
Qua khảo sát ý kiến sử dụng của GV, dự án đã nhận đƣợc một số góp ý đề nghị và đã
sửa chữa phần mềm, gồm :
1. Bổ sung ký hiệu khoa học đơn giản và các cơng thức tốn học, đồng thời viết lại

fíle hƣớng dẫn nhập công thức.
2. Thêm phần ghi chú cho mỗi câu hỏi
3. Khi xóa chủ đề, cần hộp thoại xác nhận trƣớc khi thực hiện.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

4. Tạo kỳ thi với danh sách thí sinh đƣợc gán đề trƣớc, phục vụ chấm bài: Khi tạo một
kỳ thi với một danh sách các thí sinh (phục vụ tổ chức thi trực tuyến hoặc để chấm
bài), phần mềm có hai hình thức sử dụng đề : chung một để, hoặc nhiều đề (từ một đề
chọn, tự tráo thứ tự để tạo cho mỗi thí sinh một đề). Cách thức này phù hợp với việc
tổ chức thi trực tuyến. Thực tế sử dụng để thi theo truyền thống, GV chỉ sử dụng một
số mã đề đƣợc tạo sẵn từ trƣớc (có thể giống nhau hoặc khác nhau do tráo thứ tự, đáp
án) và gán trƣớc mã đề cho thí sinh, gọi là hình thức gán đề. Việc chấm bài phải căn
cứ vào mã đề tƣơng ứng và nếu cùng câu hỏi cần quy về câu hỏi gốc để đánh giá.
5. Lƣu bài thi trực tuyến : Khi tổ chức thi trực tuyến, hết thời gian thi, chƣơng trình tự
kết thúc và chuyển kết quả về máy chủ. Theo góp ý của GV, kết quả cần lƣu vào một
file hiện ra cho thí sinh xem (nhƣng khơng sửa đƣợc) và ký xác nhận. File làm cơ sở
pháp lý cho việc thi của thí sinh.
6. Biên tập câu hỏi tại phần đánh giá: Sau khi có kết quả thi, GV có thể xem kết quả
đánh giá (độ khó, độ tin cậy) từng câu hỏi và độ tin cậy toàn bài. Tại đây GV có nhu
cầu xem nội dung để đối chiếu phần đánh giá và có thể hiệu chỉnh nội dung cũng nhƣ
cập nhật thông tin đánh giá.

V. HỖ TRỢ XÂY DỰNG NHCH VÀ KỸ NĂNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN

Qua tập huấn cho các GV, dự án nhận đƣợc đăng ký và đề nghị hỗ trợ xây dựng
NHCH và kỹ năng TNKQ của GV 2 đơn vị nhƣ sau:

1. Trƣờng THTH
Đầu năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) đã thơng báo tăng thêm
mơn Tốn sẽ thi tốt nghiệp dƣới hình thức trắc nghiệm năm học 2007-2008. Vì thế tổ bộ mơn
Tốn trƣờng THTH đã đề nghị dự án hỗ trợ sử dụng phần mềm để xây dựng NHCH mơn
Tốn phục vụ cho học sinh lớp 12 của trƣờng sử dụng ôn tập và thi. Theo dự kiến sẽ xây
dựng NHCH khoảng 800 CHTN

2. Khoa Sinh
Giải phẫu học là môn học dành cho SV khoa Sinh các trƣờng đại học Khoa học Tự
nhiên, đại học Sƣ phạm, đại học Y và đại học Thể dục thể thao. Kiến thức mơn học rộng và
sâu, mang tính lý thuyết cao, thiên về mô tả chi tiết với nhiêu thuật ngữ chuyên mơn. Vì thế,
việc học và kiểm tra theo phƣơng pháp tự luận khiến SV tập trung vào một số kiến thức, cảm
thấy nặng nề vì phải ghi

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

nhớ nhiều, thậm chí học tủ. Việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ giúp sv tìm hiểu đƣợc lƣợng
kiến thức rộng, khơng phải ghi nhớ một cách máy móc. Phƣơng pháp TNKQ đã đƣợc quan
tâm sử dụng trong các trƣờng Đại học Y. Năm 1985 trƣờng Đại Học Y Dƣợc TP.HCM đã
xuất bản sách "Mục tiêu bài giảng và câu hỏi trắc nghiệm giải phẫu học'' phục vụ việc sử
dụng phƣơng pháp TNKQ cho sv y khoa bậc Đại Học và Sau đại Học.
Tại trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM, một số GV đã sử dụng phƣơng pháp TNKQ

để kiểm tra kiến thức ở một số chƣơng và chƣa có sự thống nhất của tất cả các GV giảng dạy
môn học này. Số lƣợng CHTN cịn hạn chế, chƣa hình thành NHCH vì cơng việc này địi hỏi
nhiều thời gian và cơng sức. Do đó, việc sử dụng một phần mềm để hỗ trợ xây dựng NHCH
và thực hiện các kỹ năng TNKQ ở môn Giải phẫu học là cần thiết để hỗ trợ sinh viên tự học,
tự đánh giá.
Trƣớc nhu cầu đó, sau khi đƣợc giới thiệu và tập huấn sử dụng phần mềm TQB, Bộ
môn Giải phẫu học khoa Sinh đã đề nghị dự án hỗ trợ sử dụng phần mềm để hỗ trợ xây dựng
NHCH môn Giải phẫu học sử dùng cho sv năm thứ hai. Ngoài ra, bộ môn đề nghị hƣớng dẫn
2 sv năm 4 của khoa làm luận văn tốt nghiệp với đê tài Sử dụng phần mềm TQB tìm hiểu xây
dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan một số chương môn giải phẫu học và Tìm
hiểu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan một số chương môn giải phẫu học
bằng phần mềm TQB.

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 14


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

PHẦN III KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
I. TẠI TRƢỜNG THTH
1. Kết quả tập huấn
Buổi tập huân tại trƣờng có 21 GV các bộ mơn Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Ngoại ngữ,
Giáo dục công dân tham dự.
Trong buổi tập huấn, GV các bộ mơn Tốn, Văn, Hóa, Sinh đã đăng ký xin hỗ trợ xây
dựng NHCH bộ môn.

2. Kết quả xây dựng NHCH mơn Tốn và thực hiện kỹ năng trắc nghiệm
khách quan

Do điều kiện có hạn của phạm vi triển khai, đề tài đã hỗ trợ Bộ mơn Tốn xây dựng
NHCH mơn Tốn và thực hiện phân tích đánh giá bài kiểm tra mơn Tốn vào đầu năm học.
2.1. NHCH mơn Tốn
Thời gian thực hiện NHCH của bộ mơn Tốn đƣợc thực hiện từ tháng 10/2007 đến
tháng 12/2007 và đạt đƣợc 334 CHTN, chia theo các chủ đề:
Chủ Đề

Số Câu trong NHCH

L12-HHGT-CHUONG 1

20

LI 2-GIAITICH-DAOH AM

25

L12-GIAITICH-UNGDUNG DAOHAM

25

L12-GIAITICH-NGUYENHAM-TICHPHAN

25

L12-GIAITICH-UNGDUNG TICHPHAN

20

CONIC


10

PARABOL

20

ELIP

40

PT Tiếp Tuyến của ELIP

10

PT Tiếp Tuyến của ĐƢỜNG TRÒN

20

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

Trang 15


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG MS:TK.2007.19.04

TIẾP TUYẾN CỦA HYPERBOL

10


PHƢƠNG TRÌNH HYPERBOL

20

PHƢƠNG TRÌNH ĐƢỜNG TRỊN

20

TƢƠNG GIAO GIỮA ĐTHÁNG, ĐTRON, 2 ĐTRỊN

10

VT TƢƠNG ĐỐI, GĨC, KHOẢNG CÁCH 2 ĐT

20

PHƢƠNG TRÌNH ĐƢỜNG THẲNG

19

TỌA ĐỘ VECTƠ VÀ ĐIỂM

20

Tổng cộng

334

2.2. Thực hiện kỹ năng TNKQ
Các GV bộ mơn Tốn đã sử dụng phần mềm, đặc biệt là phần công thức Toán, để

soạn CHTN và đã phát hiện đề nghị dự án cần bổ sung một số cơng thức cịn thiếu trong phân
mềm.
Trong kỳ kiểm tra đầu năm đối với HS lớp 12, bộ môn đã sử dụng 1 đề thi với 20
CHTN và xáo trộn thứ tự câu hỏi để có 4 mã đề dùng cho việc kiểm tra 203 học sinh lớp 12
một cách độc lập với phần mềm. Sau khi kiểm tra TN trên giấy, tổ bộ môn đã sử dụng phần
mềm để chấm bài và phân tích CHTN.
a. Kết quả phân tích trên đề 1:
Độ tin cậy đề 1: 0.23
Số TT trong Đề 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

A
-0.30
0.09*
-0.07
-0.10
-0.01
-0.07
-0.10
0.00
-0.11

-0.35

CNDA: ThS Nguyễn Mạnh Cƣờng

b
0.38*
-0.1
-0.21
-0.1
-0.23
-0.15
-0.19
-0.16
-0.02*
0.51*

c
-0.13
0.17
-0.29
-0.01
0.36*
0.16
0.34*
-0.1
0.17
-0.16

d
-0.14

-0.2
0.45*
0.16*
-0.21
0.04*
-0.11
0.22*
-0.04
-0.06

Độ khó
0.67
0.37
0.46
0.74
0.53
0.18
0.51
0.42
0.19
0.35

Độ phân cách
0.38
0.09
0.45
0.16
0.36
0.04
0.34

0.22
-0.02
0.51

Trang 16


×